AN TOÀN VÀ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH NGHỀ NGHIỆP
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được một số khái niệm cơ bản về an toàn nghề nghiệp và chấn thương
lao động.
2. Phân tích được các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích nghề nghiệp
3. Đưa ra được những giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ hạn chế tai nạn
thương tích xảy ra tại nơi làm việc.
NỘI DUNG
1. Khái niệm và định nghĩa
An toàn nghề nghiệp hay vệ sinh an toàn lao động (Occupational Health and Safety)
nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động tại nơi làm việc góp
phần phát triển sản xuất. An toàn nghề nghiệp mang tính khoa học, kinh tế và nhân đạo
đặc biệt.
1.1. An toàn nghề nghiệp
Trong quá trình lao động sản xuất thường phát sinh những yếu tố độc hại và nguy
hiểm như làm việc trên cao, nhiệt độ cao, hoá chất độc, tia phóng xạ và chất phóng xạ,
cháy, nổ, điện cao thế, lở đất, sập hầm, không đủ phương tiện bảo vệ cần thiết v.v… gây
mất an toàn dẫn đến chấn thương lao động, có thể gây ra tàn phế hoặc tử vong, đó là
những yếu tố không an toàn nghề nghiệp.
Mặt khác, trong môi trường lao động còn tồn tại những yếu tố tác hại nghề nghiệp
như yếu tố vật lý (vi khí hậu, tiếng ồn…), yếu tố hoá học và hoá lý (hoá chất độc, bụi),
yếu tố sinh học (vi khuẩn, siêu vi trùng, ký sinh trùng, côn trùng, nầm mốc…) người lao
động khi tiếp xúc một hoặc nhiều yếu tố đó có nồng độ vượt quá nồng độ - giới hạn cho
phép hoặc quá ngưỡng sinh học sẽ bị ảnh hưởng - gây ra những rối loạn sinh lý, sinh hoá
không hồi phục dần dần gây nên bệnh tật, cũng được gọi là không an toàn nghề nghiệp.
Như vậy an toàn nghề nghiệp chính là sự bảo đảm những điều kiện để những yếu tố
nguy hiểm và có hại trong quá trình lao động sản xuất không gây ra ảnh hưởng xấu tới
sức khoẻ người lao động như bệnh nghề nghiệp tia nạn lao động hoặc tử vong.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Khái niệm tai nạn lao động (Theo thông tư số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH - BYT-
TLĐLĐVN)
− Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong
lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao
động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc,
nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động
như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa,
cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc.
− Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra đối với người lao
động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa
điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do
những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác
gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động.
1.2.2. Phân loại tai nạn lao động:
− Tai nạn lao động chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết
trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị;
chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra trong thời gian được
quy định tại tiết i, điểm 3.1 mục II của Thông tư này.
− Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được
quy định tại (Xem chi tiết phần phụ lục).
− Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên
1.2.3. Số vụ TNLĐ: Là số trường hợp sự cố lao động xảy ra có người bị TNLĐ hoặc bị
tổn hại tài sản, vật chất sản xuất.
1.2.4. Số người bị TNLĐ: Là số người lao động (kể cả học nghề, tập nghề).
− Bị tai nạn trong giờ làm việc tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của
người sử dụng lao động.
− Bị tai nạn ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng
lao động.
− Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.
1.3. Các chỉ số dùng trong theo dõi và phân tích tai nạn thương tích nghề nghiệp
1.3.1. Hệ số tần suất tai nạn lao động trong một năm
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động tổ chức lao động quốc tế sử dụng hệ số tần suất
tai nạn lao động, được tính bằng tỉ lệ phần nghìn của số người bị TNLĐ trên tổng số
người lao động trong quần thể lao động được xem xét (ký hiệu là k).
Trong đó:
- k là hệ số tần suất TNLĐ, có giá trị bằng
số ca bị TNLĐ trong 1000
người lao động,
- n là số ca bị tai nạn lao động trong một
năm
- N là tổng số người lao động.
-
1.3.2. Một số nhóm chỉ số khác
− Tỷ suất TNTT theo thời gian, địa điểm, giới tính (8 chỉ số).
k =
n x 1000
N
− Tỷ suất TNTT theo mức nặng, nhẹ và vị trí thương tổn (10 chỉ số).
− Tỷ suất TNTT theo nguyên nhân, nhóm ngành, nhóm nghề, tuổi nghề (27 chỉ số).
− Thiệt hại về người, ngày công lao động và vật chất do TNTT (5 chỉ số).
− Các hoạt động phòng chống TNTT trong lao động (5 chỉ số).
Tổng cộng: 05 nhóm chỉ số lớn. 53 chỉ số cụ thể.
1.3.2.1.Số vụ, số người bị TNLĐ theo thời gian (ngày, đêm), địa điểm xảy ra và giới tính
Tổng số vụ TNLĐ
− Tổng số vụ trong tháng.
− Tổng số vụ trong 3 tháng.
− Tổng số vụ trong 12 tháng.
Tổng số người bị TNLĐ (chết và bị thương).Từng tháng, Từng quí, Cả năm
− Tổng số người bị TNLĐ trong tháng (nam, nữ)
− Tổng số người bị TNLĐ trong 3 tháng (nam, nữ)
− Tổng số người bị TNLĐ trong 12 tháng (nam,nữ)
TNLĐ xảy ra ban ngày và ban đêm.
− Tổng số vụ TNLĐ ban ngày/ban đêm.
− Tổng số người bị TNLĐ ban ngày/ban đêm.
TNLĐ xảy ra ở nơi làm việc và ngoài nơi làm việc
− Tổng số vụ TNLĐ ở nơi làm việc/ngoài nơi làm việc
− Tổng số người bị TNLĐ ở nơi làm việc/ ngoài nơi làm việc.
Tỷ suất người chết do TNLĐ tính theo số lượng hoặc giá trị sản phẩm làm ra
Tổng số người bị chết TNLĐ
Tỷ VNĐ doanh thu/năm.
Ngoài ra: - Theo Triệu tấn than/ năm.
- Theo Triệu tấn lúa/ năm, v.v
Tần suất người bị TNLĐ trong 1000 lao động trong năm.
Tổng số người bị TNLĐ/năm
X1000
Tổng số lao động
Tần suất người chết vì TNLĐ trong 100.000 lao động trong 01 năm.
Tổng số chết TNLĐ/năm
x100.000
Tổng số lao động
Tỷ lệ% TNLĐ ở nam, nữ lao động.
Tổng số nam bị TNLĐ
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
Tổng số nữ bị TNL
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
1.3.2.2.Tỷ lệ phần trăm TNTT theo mức độ nặng nhẹ và vị trí thương tổn.
Tỷ lệ % người chết TNLĐ
Số người chết do TNLĐ
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
Tỷ lệ % người TNLĐ nặng vùng đầu, mặt, cổ
Số người bị TNLĐ nặng vùng đầu, mặt, cổ
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
Tỷ lệ % người TNLĐ nặng vùng ngực, bụng
Số người người TNLĐ nặng vùng ngực, bụng
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
Tỷ lệ % người TNLĐ nặng các chi trên
Số người TNLĐ nặng các chi trên
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
Tỷ lệ % người TNLĐ nặng các chi dưới
Số người TNLĐ nặng các chi dưới
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
Tỷ lệ % người TNLĐ nặng do bỏng
Số người TNLĐ nặng do bỏng
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
Tỷ lệ % người TNLĐ nặng do nhiễm độc các chất
Số người TNLĐ nặng do nhiễm độc các chất x 100
Tổng số người bị TNLĐ
Tỷ lệ % người TNLĐ nhẹ
Số người TNLĐ nhẹ
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
Tỷ lệ % người TNLĐ gây thương tích toàn thân, đa chấn thương
Số người TNLĐ gây thương tích toàn thân, đa chấn thương
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
Tỷ lệ % người TNLĐ gây thương tích cục bộ
Số người TNLĐ gây thương tích cục bộ
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
1.3.2.3. Tỷ lệ % TNLĐ theo nguyên nhân và loại TNLĐ.
Tỷ lệ % TNLĐ phân theo nguyên nhân
- Tỷ lệ % TNLĐ do điều kiện vật liệu, máy móc, thiết bị không an toàn
- Tỷ lệ % TNLĐ do không có hoặc không sử dụng trang bị BHLĐ
- Tỷ lệ % TNLĐ do chưa được huấn luyện ATLĐ
- Tỷ lệ % TNLĐ do không có qui trình biện pháp làm việc an toàn
- Tỷ lệ % TNLĐ do vi phạm qui trình, biện pháp làm việc an toàn
- Tỷ lệ % TNLĐ do nguyên nhân khác
TNLĐ phân theo yếu tố gây chấn thương
Số người TNLĐ do yếu tố (A)
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
- Tỷ lệ % TNLĐ do điện giật, điện cao thế
- Tỷ lệ % TNLĐ do phóng xạ
- Tỷ lệ % TNLĐ do phương tiện vận tải
- Tỷ lệ % TNLĐ do thiết bị chịu áp lực
- Tỷ lệ % TNLĐ do thiết bị nâng, thang máy
- Tỷ lệ % TNLĐ do vật liệu nổ
- Tỷ lệ % TNLĐ do máy, thiết bị cán, cuốn, kẹp, cắt, va đập
- Tỷ lệ % TNLĐ do bỏng hoá chất
- Tỷ lệ % TNLĐ do ngộ độc hoá chất
- Tỷ lệ % TNLĐ do cháy nổ xăng dầu
- Tỷ lệ % TNLĐ do sập đổ công trình cũ, mới
- Tỷ lệ % TNLĐ do sập lò, sập đất đá trong xây dựng, khai thác thăm dò
khoáng sản
- Tỷ lệ % TNLĐ do cây hoặc vật đổ đè, rơi
- Tỷ lệ % TNLĐ do ngã cao
- Tỷ lệ % TNLĐ do chết đuối
- Tỷ lệ % TNLĐ do các yếu tố khác
Số người và tỷ lệ % TNLĐ phân theo ngành nghề.
Ví dụ: - nông nghiệp; công nghiệp nặng; dệt - may; xí nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác xã
Số người TNLĐ (trong mỗi ngành, nghề)
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
Tỷ lệ % chấn thương/tử vong do chấn thương do TNLĐ phân theo tuổi đời, tuổi nghề
- Tỷ lệ người bị chấn thương/tử vong do TNLĐ phân theo tuổi đời
Số người chấn thương/tử vong do TNLĐ
(trong mỗi nhóm tuổi đời)
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
- Tỷ lệ % người bị chấn thương/tử vong do TNLĐ phân theo tuổi nghề (Dưới 5 năm; 5
đến 15 năm; 15 đến 25 năm; từ 25 năm trở lên).
Số người bị chấn thương/tử vong do TNLĐ
(trong mỗi nhóm tuổi nghề)
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
1.3.2.4. Thiệt hại về người, lao động và vật chất do TNLĐ
Tổng số người chết do TNLĐ trong một năm.
Tổng số người bị thương do TNLĐ phải nằm điều trị trong một năm.
Tỷ lệ % người bị mất sức lao động theo phân loại
- Mất dưới 30% sức lao động
- 30 – 60%
- 61 – 80%
- từ 81% trở lên
Số người bị mất sức LĐ do TNLĐ (trong mỗi nhóm )
x 100
Tổng số người bị TNLĐ
Tỷ lệ % ngày công lao động bị mất do TNLĐ trong một năm
Tổng số ngày nghỉ việc do TNLĐ
x 100
Tổng số ngày công 1 năm của xí nghiệp
Ước tính thiệt hại tiền, vật chất, máy,trang thiết bị do TNLĐ trong một năm
Cách tính:
Tổng ước tính thiệt hại = Tiền + giá trị vật chất + giá trị máy + giá trị khác
1.3.2.5.Các hoạt động phòng chống TNTT trong lao động
Tỷ lệ % doanh nghiệp sản xuất có Hội đồng BHLĐ và mạng lưới an toàn viên.
Tổng số doanh nghiệp có Hội đồng & an toàn
viên
x 100
Tổng số đơn vị được điều tra
Tổng chi phí hàng năm của doanh nghiệp giành cho phòng chống TNTT trong 1000
lao động và 1 tỷ VNĐ doanh thu sản xuất.
Tổng chi phí /năm
x 1000
Tổng số lao động
Tỷ lệ % người lao động được huấn luyện AT - VSLĐ trong năm.
Tổng số người được huấn luyện AT-VSLĐ/năm
x 100
Tổng số lao động
1.4. Nguy cơ và nguyên nhân tai nạn lao động
1.4.1. Nguy cơ tai nạn lao động
Các yếu tố nguy cơ được phân thành 5 nhóm cơ bản sau:
a. Nhóm các yếu tố cơ học: Các bộ phận, cơ cấu truyền động, chuyển động quay và
tịnh tiến tốc độ lớn, các mảnh văng của dụng cụ hoặc vật liệu gia công, các vật rơi từ
trên cao, sự sập gãy hay sụt lở công trình, trơn trượt ngã v.v
b. Nhóm các yêu tố về điện: Điện giật, bỏng điện, chập cháy nổ do điện, sét đánh v.v
c. Nhóm các yếu tố hóa học: Các chất gây nhiễm độc cấp tính, ví dụ khí axit như SO
2
,
SO
3
, các oxit cacbon CO và CO
2
; oxit nitơ NO
2
; hydrosunfua H
2
S; các hóa chất bảo
vệ thực vật, các loại hóa chất độc hại khác nằm trong danh mục phải khai báo đăng
ký, hoặc bỏng hóa chất (độ 2, độ 3).
d. Nhóm các yếu tố gây nổ: nổ hóa học (nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ ); nổ vật
lý (nổ nồi hơi, bình khí nén )
e. Nhóm yếu tố về nhiệt: Các môi chất truyền nhiệt thể lỏng, hơi, khí, rắn có thể gây
bỏng (nóng hoặc lạnh); gây cháy do ngọn lửa, tia lửa, vật nung nóng-nấu chảy, hơi
khí xả nóng v.v
Một số tài liệu và một số nơi không sử dụng thuật ngữ yếu tố nguy cơ, thay vào đó lại
gọi là yếu tố nguy hiểm. Phân loại các yếu tố nguy hiểm cũng gồm 5 nhóm giống như đối
với yếu tố nguy cơ.
1.4.2. Vùng nguy hiểm
Vùng nguy hiểm là vùng tiếp xúc, làm việc của người lao động tại đó tồn tại các yếu
tố nguy hiểm có thể tác động một cách thường xuyên có tính chu kỳ hoặc bất ngờ, hoặc
ngẫu nhiên gây TNLĐ cho người lao động nếu không có các biện pháp phòng ngừa.
Vùng nguy hiểm được chia thành 5 loại theo 5 nhóm yếu tố nguy cơ hay nguy hiểm
nói trên.
Phát hiện các yếu tố nguy cơ cho phép chúng ta nhận dạng và xác định chính xác các
mối nguy cơ, còn vùng nguy hiểm cần được xác định để đánh giá phạm vi ảnh hưởng và
tác động của các yếu tố đó.
1.4.3. Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động
Có thể chia làm 3 nhóm chính như sau:
a. Nhóm nguyên nhân kỹ thuật:
- Các yếu tố nguy hiểm và vùng nguy hiểm tiềm ẩn ngay trong bản thân nguyên lý
hoạt động và làm việc của máy móc thiết bị.
- Kết cấu máy móc thiết bị không phù hợp với nhân trắc người lao động.
Các kết cấu chi tiết máy không đảm bảo được độ bền cơ-lý-hóa.
- Thiếu các thiết bị, cơ cấu che chắn an toàn.
- Thiếu các cơ cấu phòng ngừa quá tải: phanh, khóa, van, thiết bị khống chế hành
trình v.v
- Thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện các qui trình qui phạm an toàn khi vận
hành sử dụng thiết bị
- Thiếu các phương tiện cơ giới hóa hoặc tự động hóa tại các nơi vùng làm việc
lao động nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại.
- Không chịu sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, hoặc có sử dụng thì phương
tiện đã hư hỏng, không đúng tiêu chuẩn.
- Các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn không được đăng kiểm
định kỳ và thiếu giấy phép vận hành nên không đảm bảo an toàn cho người vận hành.
b. Nhóm nguyên nhân về tổ chức lao động:
- Tổ chức chỗ làm việc thiếu khoa học, không hợp lý: chật hẹp, gò bó
- Bố trí, lắp đặt, sắp xếp máy móc thiết bị không đúng nguyên tắc an toàn, nếu
xảy ra sự cố tại một máy có thể gây sự cố cho các máy lân cận.
- Bố trí mặt bằng sản xuất, đường đi lại, vận chuyển không an toàn: chật hẹp, giao
nhau, gồ ghề
- Bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm không đúng nguyên tắc an toàn: chồng
cao, lẫn lộn các hóa chất dễ gây phản ứng
- Người lao động không được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có chủng loại phù
hợp với công việc.
- Công tác giáo dục, huấn luyện AT – VSLĐ trong công nhân lao động không tốt,:
huấn luyện không đúng định kỳ, không có nội qui an toàn, qui phạm an toàn cho vận
hành thiết bị tại chỗ, cho từng máy , thiếu biển báo an toàn, tranh, áp phích bảo hộ lao
động tại những nơi cần thiết trong xưởng sản xuất.
c. Nhóm nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp:
- Vi phạm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, bố trí các nguồn phát sinh bụi, hơi,
khí độc ở đầu hướng gió chính, hoặc ở tầng dưới, thiếu thiết bị khử độc lọc bụi trước khi
phát thải.
- Phát sinh bụi, hơi, khí độc ngay trong không gian sản xuất: rò rỉ từ các thiết bị
bình chứa, đường ống truyền dẫn, không có các thiết bị thu hồi khử độc ngay tại nơi phát
sinh.
- Không đảm bảo điều kiện vi khí hậu theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
- Không đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng, tiếng ồn, rung động
- Phương tiện bảo vệ cá nhân không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, bất tiện cho người
sử dụng.
- Vệ sinh công nghiệp tại máy, nơi làm việc và trong phân xưởng không đúng qui
định.
1.5. Hậu quả của tai nạn lao động
- Tổn hại về sức khoẻ và tính mạng con người
- Các tổn thất kinh tế: Mất sản phẩm, chi phí y tế điều trị và phục hồi chức năng,
tổn thất về chi phí đào tạo cho người lao động bị tai nạn, mất hoặc giảm khả năng lao
động vĩnh viễn, chấn thương về tinh thần ở những người lao động khác do tác động tâm
lý của vụ TNLĐ… Những mất mát lâu dài tính được và không tính được lớn gấp nhiều
lần chi phí trực tiếp ngay sau khi bị TNLĐ.
- Ở hầu hết các nước, công nhân bị tai nạn hoặc gia đình của họ được nhận bảo hiểm.
Số tiền này tuỳ thuộc mức độ, thời gian mất khả năng lao động, khoản tiền lương bị mất
do mất khả năng lao động.
- Ở nước ta trước đây bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo chế độ
thường xuyên hàng tháng. Song kể từ 01/06/2003 thực hiện bồi thường một lần theo mức
giảm khả năng lao động.
1.6. Công ước, tiêu chuẩn và khuyến nghị về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Do tầm quan trọng của công tác an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp nên Tổ chức lao
động quốc tế và Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra nhiều công ước, tiêu chuẩn và khuyến
nghị các quốc gia trên thế giới để có quốc sách về đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề
nghiệp.
Công ước quốc tế là những thoả thuận mang tính quốc tế đưa ra những mục tiêu
nhằm soạn thảo chính sách quốc gia. Các nước thành viên phải đệ trình lên cơ quan quốc
gia có thẩm quyền để được phê chuẩn.
Các tiêu chuẩn lao động quốc tế được lập ra góp phần được công nhận rộng rãi
trên toàn thế giới tầm quan trọng trong các quyền về kinh tế và xã hội. Chúng đóng góp
rất nhiều vào việc cải thiện điều kiện làm việc và tiến bộ trong lĩnh vực pháp chế xã hội.
Các khuyến nghị chỉ ra các biện pháp mà qua đó mục tiêu và tiêu chuẩn của công
ước có thể thực hiện được. Chúng không cần thiết phải đệ trình phê chuẩn.
Một số công ước quan trọng nhất trong lĩnh vực an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp:
− Công ước 42 về đền bù cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp (1934)
− Công ước 81 về thanh tra lao động (1947).
− Công ước 115 về bảo vệ chống bức xạ (1960)
− Công ước 121 về quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động (1964)
− Công ước 129 về thanh tra lao động nông nghiệp (1969)
− Công ước 148 về môi trường làm việc (không khí, tiếng ồn và rung động) (1977)
− Công ước 155 về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (1981)
− Công ước 158 về phục hồi chức năng nghề nghiệp và việc làm (1983)
− Công ước 161 về giải quyết các nhu cầu thiết yếu, môi trường lao động an toàn
lành mạnh (1980)
− Công ước 167 về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp trong xây dựng (1988)
− Công ước 170 về an toàn hoá chất (1990)
Nhà nước ta cũng đã có nhiều văn bản về luật, qui định, hướng dẫn thực hiện về an
toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, phần này sẽ trình bày trong bài Quản lý an toàn và sức
khoẻ nghề nghiệp.
2. Tình hình tai nạn lao động trên thế giới và Việt Nam
2.1. Tình hình tai nạn lao động trên thế giới
Theo thống kê năm 2000 trên thế giới cứ 1 giây có 4 công nhân bị tai nạn lao động và
cứ 3 phút có 1 công nhân chết do tai nạn lao động.
Theo thống kê năm 2000 trên thế giới đã có 250 triệu người bị tai nạn lao động, chết
hơn 330 người, để lại thương tật cho 1.200.000 người, thiệt hại 4% GDP.
Cũng theo số liệu ước tính của ILO năm 2001, toàn cầu có 2,7 tỷ người lao động, với
số lao động toàn cầu năm 2001 là có 2,7 tỷ người (theo số liệu ước tính của ILO), số liệu
thống kê tử vong do tai nạn lao động trên thế giới (nêu trong bảng sau) đã tăng lên.
Bảng 1:Tình hình tai nạn lao động chết người trên thế giới, 2001
Vùng
Tỷ suất
tử vong
*
Số công
nhân
(nghìn
người)
Tổng số
tử vong
Khu vực kinh tế thị trường ổn định
5,3
366.43
7
19.421
Các nước XHCN cũ ở châu Âu 11,1 140.28
2
15.571
ấn Độ 11,0 334.00
0
36.740
Trung Quốc 11,1 614.69
0
68.231
Các nước châu á và quần đảo 23,1 339.84
0
78.503
Các nước châu Phi cận Sahara 21,0 218.40
0
45.864
Các nước Mỹ Latinh và quần đảo
Caribe
13,5 195.00
0
26.325
Các nước Trung đông 22,5 186.00
0
41.850
Toàn thế giới 14,0 2.394.667 335.253
* Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế ILO, 2001)
* Tỉ suất tử vong: là số tử vong do TNLĐ tính bình quân trên 100.000 người lao động.
Số liệu nêu trên cho thấy tỷ lệ tử vong do tai nạn lao động ở các nước phát triển giảm
rõ rệt do điều kiện lao động được cải thiện, cơ giới hoá và tự động hoá cao, số công nhân
tiếp xúc với những yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm giảm và đời sống sinh hoạt cao,
sức khoẻ được chăm sóc tốt. Trong khi đó ở các nước đang phát triển do điều kiện lao
động còn nhiều yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lao động thủ công, sức khoẻ chưa
được tốt nên nhiều nơi vẫn xảy ra tai nạn lao động trầm trọng.
2.2. Tình hình tai nạn lao động tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê báo cáo của các đơn vị thuộc các tỉnh, thành trong cả nước,
trong thời gian từ 1995 – 2003, số vụ tai nạn lao động xảy ra trong cả nước là 24.845 vụ,
trong đó số vụ có người chết là 3094 vụ, chiếm 12,4% tổng số vụ tai nạn. Trong 3094 vụ
chết người có 515 vụ có từ 2 người chết trở lên, chiếm 16,6% số vụ chết người.
Số người bị TNLĐ trong những năm này là 25.770 người, trong đó có 3.337 người
chết. chiếm 12,9% số người bị nạn và 22.433 người bị thương, chiếm 87,1% số người bị
nạn.
Từ năm 1995 đến 2002, số vụ và người bị TNLĐ tăng qua các năm. Tuy nhiên, năm
2003 cả số vụ và số người bị nạn giảm so với năm 2002.
Phân tích số vụ và người bị TNLĐ trong cả nước trong những năm qua cho thấy:
- Tổng số vụ TNLĐ tăng 297%
- Số vụ TNLĐ có người chết tăng 104%
- Số vụ TNLĐ có 2 người chết trở lên tăng 34%
- Số người bị TNLĐ tăng 270%
- Số người bị chết tăng 94%
- Số người bị thương tăng 325%
Bảng 2: Tình hình tai nạn lao động trong sản xuất, từ 1995 – 2003
Năm
Số vụ tai nạn Số người bị tai nạn
Tổng số
Trong đó, số
vụ chết
người
Tổng số
Tổng số tử
vong
Tổng số bị
thương
1995 2127 230 1104 264 840
1996 1545 249 1665 285 1380
1997 1725 320 2072 202 1870
1998 2737 312 2228 362 1866
1999 2611 335 2813 399 2414
2000 3404 368 3530 403 3127
2001 3601 362 3748 395 3353
2002 4298 449 4521 514 4007
2003 3896 469 4089 513 3576
Cộng 25944 3094 25770 3337 22433
(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Bảng 3: Tình hình TNLĐ theo địa phương năm 2004
Địa phương Số vụ TNLĐ
Số người bị
nạn
Số vụ TNLĐ
chết người
Số người
chết
Đồng Nai 1480 1496 30 30
TP. Hồ Chí Minh 791 816 60 61
Bình Dương 601 601 28 28
Hà Nội 357 379 63 64
Quảng Ninh 246 271 22 27
Đà Nẵng 113 115 12 12
Thanh Hoá 86 91 11 11
Bình Định 63 65 12 12
HảI Dương 53 56 15 15
Quảng Nam 52 59 20 20
Gia Lai 43 44 14 15
Thái Bình 26 29 14 14
Bến Tre 20 20 14 14
Trà Vinh 18 24 12 1
(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Theo số liệu thống kê, báo cáo của 64 tỉnh, thành phố, trong năm 2004 ( tính đến ngày
31/12) đã xảy ra 6026 vụ tai nạn lao động làm 6186 người bị nạn, trong đó có 85 vụ có từ
2 người bị nạn trở lên; 561 vụ TNLĐ chết người làm 575 người bị chết.
Bảng 4: Những ngành nghề xảy ra nhiều tai nạn lao động năm 2004
Ngành nghề
Số vụ
tai nạn
Số
người bị
nạn
Số
người
chết
Số người
bị thương
nặng
Số vụ có
người
chết
Xây dựng 309 332 99 154 97
- Ngã cao 224 230 62 117 62
- Thiết bị nâng các loại 56 59 18 17 16
- Sập đất 5 5 4 4
- Đổ, phá công trình 25 39 15 20 15
Điện (lắp đặt,sửa chữa, sử
dụng)
137 150 82 35 81
- Điện cao thế 11 14 10 4 9
- Điện hạ thế 126 136 72 31 72
Khai thác khoáng sản 117 137 39 57 31
- Sập lò 2 2 2 2
- Khai thác than, chế biến đá. 98 113 33 44 25
- Sử dụng vật liệu nổ 17 22 4 13 4
Sử dụng các thiết bi có nhu
cầu nghiêm ngặt về an toàn.
87 96 23 30 22
- Sử dụng các thiết bị nâng 56 59 18 17 17
- Sử dụng thiết bị áp lực 31 37 5 13 5
Các lĩnh vực khác 2.529 2.545 80 530 80
- Do máy móc thiết bị 2.198 2.207 50 430 50
- Do vật, thiết bị đổ đè,
văng bắn
262 267 27 85 27
- Do bỏng lửa, bỏng hoá chất 69 71 3 15 3
(Nguồn: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)
Bảng 5: Tình hình nguyên nhân TNLĐ chết người năm 2001 thống kê theo nguyên nhân
Nguyên nhân Số vụ
Tỉ lệ
%
Số
người
chết
Tỉ lệ
%,
Điều kiện làm việc, máy móc thiết bị không an
toàn
30 9,1 35 9,3
Không có hoặc không sử dụng BHLĐ hoặc
trang bị lao động không đảm bảo an toàn
3 0,9 3 0,8
Chưa huấn luyện về an toàn lao động hoặc
huấn luyện chưa đầy đủ theo quy định
16 4,9 17 4,5
Không có quy trình, biện pháp làm việc an
toàn.
18 5,5 18 4,8
Vi phạm quy trình, biện pháp làm việc an toàn 39 11,9 43 11,4
Các nguyên nhân khác 11 3,4 12 3,2
Chưa rõ nguyên nhân 211 64,3 250 66,1
Tổng cộng 328 100 378 100
Nguồn: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Bảng 6: Tình hình tai nạn lao động chết người năm 2001 thống kê theo yếu tố gây
tai nạn trực tiếp
Loại tai nạn Số vụ Tỉ lệ % Số người
chết
Tỉ lệ
%,
Điện 43 13,1 49 0,3
Phương tiện vận tải trong sản xuất 3 0,9 3 0,8
Nổ thiết bị 2 0,6 2 0,5
Thiết bị nâng thang máy 1 0,3 1 0,3
Nổ vật liệu 4 1,2 7 1,9
Máy đập, kẹp, cắt, cuộn 9 2,7 9 2,4
Bảng hóa chất bỏng nhiệt 5 1,5 12 3,2
Ngộ độc hóa chất, thuốc trừ sâu 2 0,6 2 0,5
Nổ cháy hóa chất, xăng dầu 1 0,3 3 0,8
Sập đổ công trình cũ, mới 5 1,5 5 1,3
Sập lò, sập đất trong xây dựng,
khai thác thăm dò
11 3,4 13 3,4
Cây, vật đổ 13 4,0 36 9,5
Ngã cao 42 12,8 42 11,1
Chết đuối 10 3,0 11 2,9
Tai nạn giao thông trong lao động 74 22,6 80 21,2
Tai nạn khác 103 31,4 103 27,2
Tổng cộng 328 100 378 100
(Nguồn: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)
Theo dõi các số liệu hàng năm về tai nạn lao động cho thấy, nhìn chung tình hình tai
nạn lao động ngày càng tăng và càng trầm trọng. Số liệu tai nạn lao động năm sau cao
hơn năm trước cả về số vụ, số người bị nạn và số người chết cùng với hệ số k tăng.
Nguyên nhân tai nạn lao động có nhiều, song có thể thấy nguyên nhân quan trọng là
do người sử dụng lao động và người lao động vi phạm các quy định của luật pháp nhà
nước về an toàn vệ sinh lao động chiếm 22% tổng số vụ TNLĐ chết người.
Cụ thể, các nguyên nhân TNLĐ chết người thường là:
Vi phạm các tiêu chuẩn quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn (trong các vụ tai nạn
chết người chiếm 45,8% số vụ chết người). Đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, sử
dụng thiết bị điện, sử dụng các thiết bị nâng, khai thác khoáng sản, sử dụng các phương
tiện giao thông vận tải
Điều kiện lao động, môi trường lao động không đảm bảo các tiêu chuẩn quy định
(chiếm 12,8%) về số TNLĐ chết người, nhiều máy móc thiết bị, công cụ sản xuất không
đảm bảo an toàn. Nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đang sử
dụng nhưng chưa được khám nghiệm, cấp giấy phép sử dụng, người lao động không
được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động.
Người sử dụng lao động không thực hiện các giải pháp về an toàn vệ sinh lao
động (chiếm 7,5% số vụ TNLĐ chết người).
Người lao động không được huấn luyện về an toàn lao động đặc biệt là số lao
động thời vụ, không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng ngắn hạn (chiếm 2,2% số vụ
TNLĐ chết người).
3. Những quy định về khai báo, điều tra và thống kê tai nạn lao động
Trong Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH -BYT-TLĐLĐVN ngày 26/
3/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam hướng dẫn khai báo, điều tra về TNLĐ.
3.1. Những quy định chung
Phạm vi và đối tượng phải khai báo về TNLĐ: Tất cả các doanh nghiệp nhà nước và
các thành phần kinh tế khác. Các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan tổ chức chính trị, xã
hội, đoàn thể
Thông tư đã phân loại TNLĐ thành 3 loại:
TNLĐ chết người: người bị tai nạn hoặc chết người ngay tại chỗ, trên đường đi
cấp cứu, trong thời gian cấp cứu hoặc trong thời gian đang điều trị hoặc chết do tái phát
chính vết thương do tai nạn lao động gây ra.
TNLĐ nặng là người bị tai nạn có ít nhất một trong những chấn thương được quy
định trong danh mục loại chấn thương để xác định loại TNLĐ nặng.
Tai nạn lao động nhẹ là những tai nạn không thuộc hai loại tai nạn lao động nói
trên.
3.2. Trách nhiệm của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
Người sử dụng lao động trước hết phải sơ cấp cứu cho nạn nhân, phải báo cáo
nhanh nhất tới cơ quan hữu quan (theo mẫu)
Phải giữ nguyên hiện trường.
Cung cấp những tài liệu có liên quan tới TNLĐ cho đoàn điều tra.
Tạo điều kiện cho người có liên quan cung cấp thông tin cho đoàn điều tra.
Tổ chức điều tra những vụ TNLĐ nặng và nhẹ xảy ra tại cơ sở mình.
Văn bản còn quy định những bước tiến hành điều tra
Thành phần đoàn điều tra TNLĐ tại các cơ sở gồm:
− Người sử dụng lao động
− Đại diện tổ chức công đoàn
− Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động của cơ sở
Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do TNLĐ xảy ra.
Chịu các chi phí phục vụ điều tra.
Báo cáo kết quả thực hiện và kiến nghị.
Lưu giữ hồ sơ TNLĐ trong thời gian 15 năm.
3.3. Điều tra các vụ tai nạn lao động chết người
3.3.1. Thẩm quyền điều tra
Các cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động và liên đoàn lao
động cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra các vụ TNLĐ chết người, tai nạn lao động nặng
(khi cần thiết)
Thanh tra Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động cùng Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam, có trách nhiệm điều tra các vụ TNLĐ chết người khi xét thấy cần thiết. Khi
tiến hành điều tra có sự phối hợp của cơ quan lao động, y tế, tổ chức công đoàn địa
phương.
Điều tra các vụ TNLĐ xảy ra của các cơ sở lực lượng vũ trang do Bộ quốc phòng
và Bộ nội vụ tiến hành.
3.3.2. Thành lập đoàn điều tra TNLĐ
Đoàn điều tra TNLĐ cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quyết định. Thành phần điều tra bao gồm:
− Người của cơ quan thanh tra Nhà nước về vệ sinh an toàn lao động làm trưởng đoàn.
− Người của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Đoàn thanh tra TNLĐ cấp tỉnh do giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
ra quyết định thành lập. Thành phần đoàn điều tra bao gồm:
− Người của cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động là trưởng đoàn
− Người của Liên đoàn lao động tỉnh.
3.3.3. Nguyên tắc hoạt động của đoàn điều tra về tai nạn lao động
Đoàn trưởng chịu trách nhiệm và tổ chức các hoạt động
Các thành viên của đoàn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Khi các thành viên trong đoàn điều tra TNLĐ chưa thống nhất ý kiến, đoàn
trưởng có trách nhiệm tổ chức thảo luận. Nếu không đạt được sự nhất trí thì đoàn trưởng
quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó, các thành viên trong đoàn có quyền bảo
lưu ý kiến của mình.
3.3.4. Nhiệm vụ của đoàn điều tra tai nạn lao động
Đến ngay cơ sở xảy ra TNLĐ phối hợp cùng cơ quan công an tiến hành điều tra
tại chỗ, lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám nghiệm
thương tích, thu thập dấu vết, vật chứng.
Thu thập các tài liệu có liên quan.
Lấy lời khai của những người biết về TNLĐ và những người có liên quan.
Đề nghị giám định khi cần thiết
Lập biên bản điều tra TNLĐ (theo mẫu)
Tiến hành xử lý, phân tích, xác định:
− Diễn biến vụ tai nạn lao động
− Nguyên nhân
Mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý
Tổ chức họp thông qua biên bản, thành phần họp bao gồm:
- Trưởng đoàn
- Các thành viên của đoàn
- Người sử dụng lao động
- Đại diện tổ chức công đoàn cơ sở
- Những người biết sự việc và những người có liên quan
- Đại diện viện kiểm soát nhân dân
- Đại diện cơ quan công an
Trưởng đoàn và người sử dụng lao động ký vào biên bản. Nếu người sử dụng lao
động chưa nhất trí với biên bản thì ghi ý kiến của mình vào văn bản và vẫn phải ký tên
vào văn bản. Biên bản được gửi tới cơ quan lao động, y tế công đoàn cấp tỉnh và cấp
trung ương, công an, cơ quan tỉnh, cơ sở xảy ra TNLĐ và người bị tai nạn hoặc gia đình
người bị nạn.
Hồ sơ tai nạn lao động gồm:
- Biên bản hiện trường
- Bản vẽ sơ đồ nơi xảy ra tai nạn
- ảnh chụp hiện trường và nạn nhân (TNLĐ chết người)
- Biên bản khám nghiệm tử thi, khám nghiệm thương tích.
- Những bản khai của những người biết sự việc hoặc người có liên quan.
- Biên bản điều tra TNLĐ
- Biên bản cuộc họp thông qua biên bản điều tra TNLĐ
- Những tài liệu khác có liên quan
Hồ sơ phải lưu/giữ ở cơ sở xảy ra tai nạn và các cơ quan tham gia đoàn kiểm tra
Hạn hoàn thành hồ sơ:
- Không quá 10 ngày đối với tai nạn nặng
- Không quá 20 ngày với TNLĐ chết người
- Không quá 40 ngày với các vụ cần giám định kỹ thuật
- Nếu quá những ngày đó, đoàn điều tra phải có báo cáo với người ra quyết
định thành lập hội đồng, đoàn điều tra.
3.4. Điều tra tai nạn lao động
Là những trường hợp có khiếu nại hoặc tố cáo hoặc cơ quan có thẩm quyền điều
tra TNLĐ cấp trung ương tổ chức điều tra lại TNLĐ đã được đoàn cấp tỉnh tiến hành.
Cơ quan có thẩm quyền điều tra TNLĐ cấp tỉnh tổ chức kiểm tra lại TNLĐ đã
được cấp cơ sở điều tra.
Các cấp liên quan có trách nhiệm cung cấp tài liệu, hồ sơ, các thông tin cần thiết
cho cơ quan được giao trách nhiệm điều tra lại.
Văn bản cũng quy định về tổ chức thực hiện, đó là:
− Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn chỉ đạo
kiểm tra đôn đốc thực hiện.
− Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và Liên đoàn lao động tỉnh, thành
phố có trách nhiệm tổ chức phổ biến, hướng dẫn người sử dụng lao động, người
lao động thực hiện.
3.5. Chế độ báo cáo định kỳ về tai nạn lao động
Trong thông tư số 23/ LĐTBXH ngày 18/11/1996 hướng dẫn thực hiện chế độ thống
kê, báo cáo định kỳ về TNLĐ.
3.5.1. Quy định chung
Đối tượng áp dụng là:
− Các doanh nghiệp nhà nước.
− Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc các thành phần kinh
tế khác.
− Các cá nhân có sử dụng lao động để hoạt động sản xuất kinh doanh.
− Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp khu chế xuất, khu
công nghiệp.
− Các đơn vị sự nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự
nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp thuộc
quân đội, công an.
− Các cơ quan hành chính sự nghiệp.
− Các cơ quan tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân.
− Các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động là
người Việt Nam.
3.5.2. Nguyên tắc chung về thực hiện chế độ thống kê báo cáo định kỳ về TNLĐ
− Các vụ TNLĐ mà người bị tai nạn phải nghỉ việc từ 1 ngày trở
lên đều phải thống kê báo cáo định kỳ.
− Cơ sở có trụ sở đóng chính trên địa bàn của địa phương nào thì
người sử dụng lao động trực tiếp phải báo cáo định kỳ về TNLĐ với sở
LĐTBXH ở địa phương đó và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
− Những vụ TNLĐ thuộc lĩnh vực đặc biệt như phóng xạ, dầu
khí, vận tải thuỷ bộ, đường sắt, hàng không và cơ sở thuộc quân đội, công an
ngoài báo cáo như trên còn phải báo cáo với cơ quan chuyên ngành ở trung
ương.
− Trong thời hạn báo cáo mặc dù cơ quan không xảy ra vụ
TNLĐ nào vẫn phải gửi báo cáo và nêu rõ không xảy ra TNLĐ nào.
3.5.3. Chế độ thống kê báo cáo định kỳ về TNLĐ
Nhà nước đã có những biểu mẫu thống kê chung cho cả nước
− Mẫu thống kê TNLĐ theo tên nạn nhân: Gồm 24 cột, nêu rõ họ, tên, tuổi, giới, nghề,
hệ số lượng, nơi xảy ra tai nạn, ngày tháng năm xảy ra tai nạn, loại tai nạn (theo
yếu tố tác hại), tình trạng thương tích, nguyên nhân tai nạn, mức độ thiệt hại.
− Mẫu thống kê tai nạn 6 tháng: Theo ngành nghề xảy ra tai nạn như: sử dụng điện, xây
dựng ghi về số vụ, số người bị tai nạn, nguyên nhân gây tai nạn như do điều
kiện lao động không đảm báo, do chưa được huấn luyện và nêu mức thiệt hại.
Theo dõi TNLĐ:
− Cơ sở phải báo cáo định kỳ TNLĐ theo quy định về tình hình TNLĐ 6 tháng đầu năm
và cả năm về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trước ngày 10/7 đối với báo
cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15/1 đối với báo cáo cả năm.
− Sở LĐTBXH và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động ở trung ương phải
tổng hợp tình hình TNLĐ 6 tháng đầu năm và cả năm báo cáo về Bộ LĐTBXH
trước ngày 20/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 31/1 đối với báo
cáo cả năm.
Tuy nhiên, xét về tổ chức quản lý TNLĐ và chế độ khai báo điều tra thống kê TNLĐ
còn nhiều bất cập bởi một số vấn đề như:
Hiện nay Nhà nước giao cho Bộ LĐTBXH thanh tra về an toàn lao động, Bộ Y tế
thanh tra về Vệ sinh lao động.
Mặt khác việc thực hiện pháp luật thiếu nghiêm túc nên việc khai báo điều tra
thống kê TNLĐ hiện nay chưa tốt, nên việc thống kê chưa đầy đủ, hạn chế công việc
đánh giá, phân tích để có biện pháp đề phòng hiệu quả.
4. Những biện pháp phòng chống tai nạn lao động
4.1. Biện pháp tổ chức, đào tạo
Nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, các nhà quản lý các qui định
pháp luật về an toàn vệ sinh lao động là việc làm cần thiết hàng đầu để mọi người cùng
tham gia vào phòng chống tai nạn lao động.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các qui trình, qui phạm an toàn vệ sinh lao động
trong điều kiện sản xuất cụ thể của doanh nghiệp.
Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra:
− Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn vệ sinh lao
động đối với tất cả các thành phần kinh tế. Cần đặc biệt quan tâm tới các ngành
nghề hay xảy ra tai nạn lao động như ngành điện, xây dựng, khai thác khoáng
sản, hoá chất độc
− Tăng cường việc thực hiện chế độ khai báo, điều tra, thống kê báo cáo tai nạn lao động.
− Hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra an toàn và vệ sinh lao động từ trung ương xuống
cơ sở.
− Củng cố hoạt động của hội đồng bảo hộ lao động ở cơ sở, mạng lưới an toàn vệ sinh
viên. Nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng công tác, coi đó là lực lượng
quan trọng tại nơi làm việc có nhiều khả năng ngăn chặn tai nạn lao động.
Thường xuyên huấn luyện, nhắc nhở người lao động về an toàn vệ sinh lao động
cho người lao động tại vị trí lao động của họ và cách phòng chống tự bảo vệ mình. Đó là
cách phòng chống tai nạn lao động quan trọng nhất và thiết thực nhất.
Tổ chức và đào tạo về sơ cứu, cấp cứu:
− Hướng dẫn thực hành cho người lao động cách sơ cứu và những gì cần lưu ý khi bị
chấn thương. Chỉ với các kiến thức sơ lược và thao tác đơn giản khi sơ cứu ban
đầu, vận chuyển nạn nhân, buộc garo, băng các vết thương mà giảm được tổn
thương tai nạn, giảm tỷ lệ tử vong.
− Cán bộ y tế tổ chức và huấn luyện sơ cứu cho người lao động với số lượng càng nhiều
người tham gia càng tốt, trước hết là các an toàn vệ sinh viên.
− Mỗi phân xưởng phải có tủ thuốc, băng nẹp cần thiết, được thường xuyên sử dụng
trong luyện tập và cần bảo quản tốt trang bị y tế tại phân xưởng.
4.2. Biện pháp kỹ thuật, công nghệ
Đổi mới máy móc, thiết bị: Loại dần các máy móc lạc hậu, gây ô nhiễm môi
trường lao động, thay thế những cơ cấu, thiết bị đã xuống cấp, có thể làm đổ, làm hỏng
kết cấu; Cơ giới hoá và tự động hoá từng bước, đặc biệt những khâu sản xuất nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm, loại dần các khâu làm việc thủ công.
Lắp đặt các cơ cấu che chắn các bộ phận chuyển động (bánh răng, trục truyền,
dây đai); Lắp đặt các hệ thống tín hiệu, các biển báo, bảng quy tắc kỹ thuật an toàn; Kiểm
tra độ an toàn của bình áp lực, phanh hãm.
Trang bị phương tiện vận chuyển vật nặng, nạp liệu
Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp như ủng cách điện ở nơi có
nguy cơ điện giật, mặt nạ phòng độc, chống bụi ở nơi ô nhiễm bụi, hơi khí độc
4.3. Biện pháp vệ sinh công nghiệp
Thiết kế nhà xưởng hợp vệ sinh cho từng loại hình công nghiệp. Đặt các phân
xưởng ở vị trí làm sao không để bụi, hơi khí độc theo hướng gió gây ô nhiễm không khí
cho các phân xưởng khác.
Bố trí máy móc hợp vệ sinh. Thiết kế và bố trí máy móc theo đúng qui phạm kỹ
thuật. Bố trí đường đi thuận tiện trong nhà máy, có nơi xếp đặt nguyên liệu và thành
phẩm.
Nơi có tiếp xúc các chất độc hại: Hệ thống sản xuất cần khép kín, che chắn, bao
che tránh bụi, hơi, khí độc rò rỉ; Có các hệ thống thông gió, chống nóng, hút bụi, hơi khí
độc, chiếu sáng hợp lý; Có các thiết bị chống ồn, rung; Phải có nhà tắm, chậu rửa mặt,
nhà vệ sinh cho nữ công nhân, phương tiện cấp nước uống, nước rửa trong phân xưởng.
Nơi ăn giữa ca và thay quần áo ở vị trí không bị ô nhiễm.
TỰ LƯỢNG GIÁ
Điền vào chỗ trống
Câu 1. Ba nhóm nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động chính thường gặp là:
1.
2.
3.
Câu 2: Năm nhóm yếu tố nguy cơ tai nạn lao động gồm:
1. Nhóm các yếu tố cơ học
2.
3.
4.
5. Nhóm các yếu tố về nhiệt
Câu 3: Vùng nguy hiểm là vùng , của người lao
động tại đó tồn tại có thể tác động một cách thường xuyên,
có tính chu kỳ hoặc bất ngờ hay ngẫu nhiên gây tai nạn lao động cho người lao động nếu
không có các biện pháp phòng ngừa.
Chọn một câu trả lời Đúng nhất
Câu 4: Khi có tai nạn lao động nhẹ, cơ sở xảy ra tai nạn lao động có trách nhiệm tổ chức
điều tra tai nạn và báo cáo lên cấp trên
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Khi có tai nạn lao động gây chết người, cơ sở xảy ra tai nạn lao động có trách
nhiệm:
A. Thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động
B. Lập biên bản điều tra tai nạn lao động và nộp lên cấp có thẩm quyền
C. Giữ nguyên hiện trường tai nạn và phối hợp với các cơ quan chức năng đểcùng
tham gia điều tra tai nạn
D. Giám định thương tật do tai nạn lao động
Câu 6. Trong các nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động, yếu tố nào trong các yếu tố sau
đây thuộc nhóm nguyên nhân kỹ thuật
A. Thiếu quy phạm an toàn cho vận hành thiết bị tại chỗ
B. Bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm không đúng nguyên tắc an toàn: chồng
cao, lẫn lộn các hoá chất dễ gây phản ứng
C. Bụi và hơi khí độc phát sinh trong không gian sản xuất
D. Thiếu các phương tiện cơ giới hoá hoặc tự động hoá tại các nơi vùng làm việc lao
động nặng nhọc nguy hiểm và độc hại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Vũ Anh, Nguyễn Thuý Quỳnh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cường, Lã Ngọc
Quang, Bùi Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hồng Tú, Lương Mai Anh (2004). Chỉ số
đánh giá tai nạn thương tích trong các lĩnh vực. Tài liệu Chương trình hợp tác y tế
Việt Nam-Thuỵ Điển, Dự án phòng chống tai nạn thương tích xây dựng cộng
đồng an toàn
2. Bộ lao động thương binh xã hội. báo cáo tình hình tai nạn thương tích hàng năm
từ 1993 đến 2005.
3. Bộ lao động thương binh xã hội. Thông tư liên tịch Bộ lao động –thương binh và
xã hội – Bộ Y tế - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
(14/2005/TTLT/BLDTBXH-BYT-TLDLDVN) về hướng dẫn việc khai báo, điều
tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động
4. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Viện khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động,
Những văn bản hướng dẫn thực hiện công tác bảo hộ lao động. Nhà xuất bản lao
động. Hà Nội 1997.
Tiếng Anh
5. International Labour Organization, World Day for Safety and Health at Work
2005: A background paper. International Labour Office, Geneva 2005.
6. Jukka Takala, Global estimate of faltal occupational accident, Epidemiology
setember 1999, vol.10.no 5
7. D Koh, T-C Aw. Surveillance in occupational health. Occupational and
Environmental Medicine 2003; 60:705-710.
8. Stephen J.Guastello. Injury analysis and prevention in the developing countries.
Accident analysis and prevention 31(1999) 295-296.
9. Alice Greife. Development of a model for reducing occupational Injuries. Applied
occupational and Environmental Hygiene. Volume 18(2):87,2003
10. Deborah Imel Nelson, Marisol Concha-Barrientos, Timothy Driscoll, Kyle
Steenland, Marilyn Fingerhut, Laura Punnett, Annete Pruss-Ustus, James Leigh
and Carlos Corvalan. The global burden of selected occupational diseases and
injury risks: Methodology and summary. American journal of industrial medicine
48:400-418 (2005).
11. H S Shannon, M Vidmar. How low can they go? Potential for reduction in work
injury rates. Injury prevention 2004; 10:292-295.