Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.8 KB, 8 trang )

Bài tập học kỳ - Đề 06
1. Xác định tội danh cho hành vi của D và T
D có ý định thuê xe ôtô để đem đi cầm đồ lấy tiền, có bàn bạc với T và
cũng nhờ T dẫn đi thuê xe. T đã dẫn D đến thuê xe của A và sau đó đem đến cửa
hàng của H để cầm đồ. H có hỏi về giấy tờ xe thì T có nói mua xe trả góp nên
chưa có bản chính giấy đăng ký. Trong hành vi do D và T thực hiện đã có đầy đủ
dấu hiệu cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điều 139 BLHS
1999.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản người khác
bằng thủ đoạn gian dối.
a. Về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu. Trong
trường hợp này thì khách thể của tội phạm do D và T thực hiện là quan hệ sở hữu
của A đối với chiếc xe ôtô và quan hệ sở hữu của H đối với số tiền 80tr mà D và
T vay.
 Đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng giống với đối
tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu khác đó là tài sản. Cụ thể ở đây là
chiếc xe ôtô của A mà D và T đã đến thuê để đem đi cầm đồ đồng thời là số tiền
80 triệu mà H đã cho D và T vay thông qua biện pháp bảo đảm là cầm cố chiếc xe
ôtô.
b. Về mặt khách quan của tội phạm
 Hành vi khách quan:
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành khi thỏa mãn một trong các
dấu hiệu sau:
- Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên;
- Gây hậu quả nghiêm trọng;
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt;
- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa án tích.
1
Bài tập học kỳ - Đề 06
Hành vi của D và T đã thỏa mãn dấu hiệu thứ nhất của hành vi lừa đảo


chiếm đoạt tài sản (chiếc xe ôtô và số tiền H cho D và T vay có trị giá lớn hơn
500.000 đồng).
Theo quy định trên thì hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
gồm hai hành vi khác nhau. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Giữa hai
hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để
hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết
quả của hành vi lừa dối.
Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm
để người khác tin đó là sự thật.
Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin
giả. Về mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn
người khác tin đó là sự thật. Ở đây, D và T hoàn toàn biết những thông tin mình
đưa ra là giả nhưng vẫn mong muốn A tin để cho thuê xe. Vì thế hành vi của D và
T chính là hành vi lừa dối. Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có
thể thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình giấy tờ sai sự thật hoặc qua những
việc làm cụ thể. Theo đề bài thì cách thức thực hiện hành vi của D và T là thông
qua lời nói.
Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện nhằm
thực hiện việc chiếm đoạt. Những hành vi lừa dối nhằm mục đích khác dù mục
đích này có tính tư lợi cũng không phải là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản
Hành vi chiếm đoạt là hành vi làm cho chủ tài sản mất tài sản đồng thời tạo
cho người phạm tội có tài sản đó.
Hình thức thể hiện của hành vi ở đây là việc nhận tài sản từ người bị lừa
dối. Vì đã tin vào thông tin mà D và T đưa ra nên A đã giao chiêc xe ô tô cho họ
và cũng vì tin vào những thông tin của D và T mà H cũng bị lừa dối dẫn đến việc
2
Bài tập học kỳ - Đề 06
cho D và T vay 80 triệu. Khi nhận được tài sản là lúc người phạm tội lừa đảo đã
làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất khả năng làm

chủ tài sản đó trên thực tế. Tội lừa đảo được coi là hoàn thành ở thời điểm người
phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Nghĩa là tội phạm do D và T thực hiện đã ở
giai đoạn tội phạm hoàn thành.
 Hậu quả:
Vì cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là cấu thành hình
thức nên hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên việc xác định hậu
quả của tội phạm cũng có ý nghĩa trong việc định tội cũng như quyết định hình
phạt cho D và T.
Hậu quả do hành vi cuả D và T gây ra là những thiệt hại cho quan hệ sở
hữu thể hiện dưới dạng thiệt hại về vật chất. Chiếc ô tô của A đã bi sử dụng trái
với mục đích mà A vói D và T đã thỏa thuận. Còn số tiền 80 triệu của H cho D và
T vay bi mất do D cá độ bóng đá thua.
 Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả:
Quan hệ nhân quả là dạng của mối liên hệ giữa các hiện tượng, trong đó
hiện tượng được gọi là nguyên nhân với những điều kiện nhất định đã làm phát
sinh hiện tượng khác được gọi là kết quả.
Trong trường hợp này, hành vi nói dối để thuê chiếc xe ô tô và việc A cho
thuê xe có mối quan hệ nhân quả với nhau. Tương tự như vậy việc đưa ra thông
tin sai sự thật để vay 80 triệu của D và T cũng có mối quan hệ nhân quả với việc
H đã cho vay tiền.
c. Về mặt chủ quan của tội phạm
 Lỗi của D và T khi thực hiện tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
- Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi của
mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi là sự nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của
3
Bài tập học kỳ - Đề 06
hành vi đang thực hiện trên cơ sở nhận thức những tình tiết khác quan của nó. D
và T nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài
sản của mình là nguy hiểm cho xã hội và cũng nhận thức được hậu quả do hành vi

đó gây ra.
- Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh, có nghĩa là hậu quả
của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với
mục đích. Ở đây D và T mong muốn mình chiếm đoạt được chiếc xe ô tô của A
đồng thời vay được tiền của H. Hậu quả này phù hợp với mục đích khi thực hiện
hành vi phạm tội của D và T.
 Động cơ và mục đích phạm tội của D và T có tính tư lợi. T vì muốn giúp
D còn D vì muôn có tiền tiêu.
d. Về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường. Những người
có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở
thành chủ thể của tội phạm.
Đề bài không ghi rõ độ tuổi của D và T nhưng giả thiêt rằng D và T có độ
tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên.
Đối với trường hợp D và T chưa đủ 14 tuổi thì D và T không phải chịu
trách nhiệm hình sự về bất kỳ tội phạm nào. Trong trường hợp D và T từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng do cố ý.
Thêm vào đó, cần xác định hành vi do D và T cùng thực hiện có là đồng phạm
hay không.
“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm” (điều 20 BLHS 1999).
Về mặt khách quan thì đồng phạm đòi hỏi hai dấu hiệu:
4
Bài tập học kỳ - Đề 06
- Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể
của tội phạm.
- Những người này phải cùng thực hiện tội phạm.
Ở đây, D va T đều có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm và đã cùng
thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A và H.

Về mặt chủ quan đòi hỏi những người phạm tội phải thực hiện tội phạm với
lỗi cố ý.
Về lí trí, mỗi người đều phải biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng mình. D và T
đều nhận thức được hành vi mà mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội đồng thời
cũng biết rõ hành vi của người kia có tính nguy hiểm nhưng vẫn thực hiện.
Về ý chí, những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và
cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. D và T cùng
nhau thực hiện hành vi mong lừa dối được A để A cho thuê xe và lừa dối H để có
thể chiếm đoạt tiền của H.
Như vậy:
D và T là đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều
139 BLHS 1999.
2. Xác định tội danh cho hành vi của H.
Hành vi của H đã thỏa mãn các dấu hiệu được phản ánh trong cấu thành tội
phạm của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy
định tại điều 250 BLHS 1999.
“ Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành
vi của người không hứa hẹn trước mà chứa chấp , tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có”.
5

×