Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tham luận Một vài hoạt động của Phòng GD&ĐT Thạch Hà trong việc chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.02 KB, 3 trang )

PHÒNG GD-ĐT THẠCH HÀ VỚI CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
CÁC TỔ CHUYÊN MÔN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN
(NGƯT Trần Quang Cảnh - TP GD&ĐT Huyện Thạch
Hà)
Điều lệ trường trung học xác định: nhiệm vụ của tổ chuyên môn là xây
dựng kế hoạch chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân
của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học; tổ chức bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đánh giá xếp loại các thành viên của tổ
theo các quy định, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
Ở bài viết nhỏ này, tôi xin trao đổi một vài hoạt động của Phòng trong việc
chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ viên.
1. Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo của Phòng đối với công tác bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên:
Phòng GD-ĐT Thạch Hà quản lí 16 trường THCS với hơn 700 cán bộ,
giáo viên, nhân viên nhưng chỉ có 2 chuyên viên (1 KHTN, 1 KHXH) và 1 Phó
trưởng phòng. Để tham mưu cho lãnh đạo Phòng trong quản lí, chỉ đạo các hoạt
động chuyên môn, Phòng đã xây dựng tổ nghiệp vụ các bộ môn. Thông qua công
tác quản lý và giới thiệu của các nhà trường, Phòng đã chọn những giáo viên
giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ với công việc, say sưa với nghề, có trình
độ chuyên môn giỏi, phương pháp giảng dạy tốt, có năng lực tổ chức, quản lý,
tham gia tổ nghiệp vụ.
Hàng năm, tổ nghiệp vụ đã tư vấn cho lãnh đạo ngành chọn nhiệm vụ
trọng tâm về chuyên môn, để định hướng cho các trường triển khai thực hiện;
Ngoài thanh tra, kiểm tra chuyên môn; hàng tháng, Phòng bố trí chuyên
viên và tổ nghiệp vụ xuống sinh hoạt cùng các tổ chuyên môn của các nhà
trường, nhằm kiểm tra nội dung, chất lượng sinh hoạt của tổ, cách điều hành của
tổ trưởng, ý thức của giáo viên, hồ sơ của tổ; để đánh giá sát đúng tình hình nhà
trường; đồng thời tư vấn về nội dung, phương pháp triển khai các hoạt động về
chuyên môn.
2. Nâng cao vai trò của tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng


chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên:
2.1. Tổ chuyên môn góp phần xây dựng tập thể giáo viên đoàn kết, có lý
tưởng nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao trong việc bồi dưỡng, hoàn thiện
phẩm chất, năng lực sư phạm của giáo viên:
Bên cạnh đại đa số giáo viên tận tâm với nghề, tận tuỵ với trò vẫn còn
nhiều giáo viên lao động sư phạm đang vì trách nhiệm công dân, vì ý thức tổ
chức kỷ luật, chứ chưa phải vì những động cơ bên trong thôi thúc. Đó là chưa nói
đến một bộ phận không nhỏ giáo viên yếu về chuyên môn nghiệp vụ, sa sút về
phẩm chất đạo đức.
1
Thông qua hội họp, sinh hoạt chuyên môn, các tổ chuyên môn đã tuyên
truyền, giáo dục để tổ viên thấy được việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng là đòi hỏi cấp
bách, nhất là trong giai đoạn đang tiến hành đổi mới nội dung, chương trình sách
giáo khoa như hiện nay. Các tổ chuyên đã giúp giáo viên thấy Việc đổi mới
phương pháp dạy học, trước hết phải xuất phát từ trái tim, lòng nhiệt huyết của
mỗi người thầy. Trong giờ giảng, thầy có phương pháp tốt, trò mới mạnh dạn
thể hiện quan điểm của mình, thầy trò cùng trao đổi. Sau mỗi giờ dạy, người
thầy phải đánh giá lại bài giảng của mình, trăn trở tìm ra giải pháp mới, để đổi
mới phương pháp; đem lại sự phù hợp, hiệu quả tối ưu trong mỗi giờ học.
Trong sinh hoạt chuyên môn nội dung cần trao đổi thì nhiều, nhưng cần
phải chọn nội dung mà giáo viên thấy cần thiết nhất. Về nhiệm vụ bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ Phòng đưa ra các định hướng khá cụ thể:
2.2. Tổ chức tốt việc tư vấn, hướng dẫn giáo viên tự xây dựng kế hoạch
học tập, bồi dưỡng cho cá nhân:
Tổ nhóm chuyên môn hiểu rất rõ năng lực, sở trường của từng cán bộ, giáo
viên trong tổ. Phòng đã chỉ đạo các nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn hướng
dẫn giáo viên tự phân tích các hoạt động sư phạm của bản thân, đánh giá đúng
năng lực sư phạm của mình, để từ đó xây dựng chương trình tự học hợp lý.
Trọng tâm là phân tích các kỹ năng sư phạm, như:
- Phân tích các kết quả của hoạt động giảng dạy: kiến thức, kỹ năng,

phương pháp; năng lực nắm đối tượng (tri thức, học sinh), tổ chức và điều khiển
hoạt động dạy và học, khả năng giao tiếp, chất lượng tiếp thu bài của học sinh ;
- Phân tích các kết quả hoạt động giáo dục học sinh: việc tổ chức các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, sự hấp dẫn, thuyết phục học sinh, khả năng giao tiếp sư
phạm, chất lượng giáo dục học sinh;
- Phân tích việc tự bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của bản thân trong thời gian trước đó .
- Tư vấn, giúp giáo viên tự tìm ra các vấn đề để tập trung giải quyết;
- Hướng dẫn giáo viên xác định phương hướng và cách thức giải quyết vấn
đề:
- Tổ chức để giáo viên trình bày chính thức hóa kế hoạch tự bồi dưỡng. Sự
công khai hoá này có ý nghĩa như một lời hứa danh dự, mặt khác cũám sát sau
này.
2.3. Tổ chức tốt các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng:
- Hình thành nhóm tự học, thực chất là quy tụ một vài giáo viên cùng nhu
cầu, hứng thú về một vấn đề nào đó; tạo cơ hội để bàn bạc, trao đổi tác động lẫn
nhau.
- Phân công theo dõi giúp đỡ nhóm, thường là tổ trưởng hay giáo viên
giỏi, chủ yếu là chỉ ra nguồn tài liệu, giải đáp thắc mắc
2
2.4. Tổ chức các hoạt động tập thể để giáo viên có cơ hội tự thể hiện, tự
bộc lộ kết quả bồi dưỡng của mình: thông qua triển khai các chuyên đề, thao
giảng, thảo luận góp ý giờ dạy
2.5. Tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc BD CMNV:
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở trong tập thể giáo viên, tạo bầu
không khí sư phạm lành mạnh cho việc thi đua “tự học và sáng tạo”.
- Có đủ tài liệu, sách tham khảo và CNTT đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc
lực cho việc BDGV.
Trên đây là một vài giải pháp Phòng GD-ĐT Thạch Hà đã chỉ đạo các tổ
chuyên các nhà trường triển khai, nhằm nâng cao kiến thức-kỹ năng sư phạm cho

giáo viên. Rất mong được sự trao đổi, góp ý của các nhà quản lý, các bạn đồng
nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn.
T.Q.C
3

×