Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.25 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN PHƯƠNG OANH
TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà Nội)
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI THỊ THANH XUÂN
HÀ NỘI - 2014
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông
thôn là một quá trình tất yếu để chuyển một nền nông nghiệp lạc
hậu thành một nền nông nghiệp hiện đại. Trên thế giới, quá trình
này diễn ra và đã thành công ở nhiều nước. Ở Việt Nam, cho đến
nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp
khoảng 20% trong GDP và là nguồn tạo việc làm cho khoảng 50%
lao động xã hội, và nông thôn vẫn là địa bàn sinh sống của gần
70% dân cư. Tuy nhiên, một quốc gia không thể phát triển mạnh
nếu chỉ dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn là nhiệm vụ chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt cả
trước mắt cũng như lâu dài. Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X chỉ rõ: “Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ


vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng…Các vấn đề
nông nghiệp, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước…Giải quyết vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của hệ thống chính
trị và toàn xã hội [12]”.
Sau gần 30 năm đổi mới nền kinh tế, nông nghiệp đã có sự phát
triển vượt bậc giúp cho Việt Nam từ chỗ là một nước nhập khẩu
lương thực đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về sản
xuất và xuất khẩu lúa gạo. Đặc biệt, tỷ lệ nghèo đói ở khu vực
nông thôn giảm nhanh, mức sống chung của đông đảo người dân
1
cũng đã được cải thiện; đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn đã có
những chuyển biến quan trọng trên con đường hình thành và phát
triển một nông thôn mới, hiện đại…
Tuy nhiên, trong quá trình CNH, HĐH nói chung và CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng cũng kéo theo nhiều hệ
lụy, làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập đe dọa đến sự phát triển
trong tương lai của nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong bối
cảnh nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế
giới. Có thể kể đến một số bất cập lớn như: chất lượng và hiệu quả
tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thấp, năng lực cạnh tranh quốc tế
của các mặt hàng nông sản Việt Nam hạn chế, và đặc biệt là tình
trạng lao động thuần nông bị mất việc làm ngày càng gia tăng…
Tất cả những điều đó đang trở thành những vấn đề quan trọng cần
được đặt lên hàng đầu để giải quyết vấn đề kinh tế- xã hội có tính
toàn cầu là giải quyết việc làm cho người lao động.
Quốc Oai là một huyện ngoại thành Hà Nội. Cùng với quá trình
phát triển chung của cả nước, của toàn thành phố thì kinh tế- xã
hội của Huyện cũng đang phát triển rất sôi động. Với những thành
tựu đạt được trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn, nông dân huyện Quốc Oai cũng phải chịu sức
ép nặng nề của quá trình đó. Đó là: diện tích đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp, phân hóa giàu nghèo ngày càng xa, ô nhiễm môi
trường ngày càng nặng, …và đặc biệt là tình trạng thất nghiệp,
thiếu việc làm gia tăng, theo đó là sự tăng lên của các tệ nạn xã
hội.
Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cũng đã thực
hiện nhiều giải pháp: đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm
2
công nghiệp; phát triển các hoạt động đào tạo nghề cho lao động
nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo mở việc làm
mới, Dù vậy, thất nghiệp và thiếu việc làm đối với lao động
nông thôn vẫn đang và sẽ tiếp diễn rất phức tạp cùng với quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy nên, việc tìm ra
những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy các tác động tích cực, hạn
chế các tác động tiêu cực của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với cả nước nói chung và
huyện Quốc Oai nói riêng.
Từ cách đặt vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến
việc làm của người lao động (Nghiên cứu trường hợp huyện
Quốc Oai, Hà nội)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chính
trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình, bài viết về CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng như về tác động của CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các góc độ, khía cạnh khác nhau.
Trong đó, các công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến nội dung
luận văn có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm 1, gồm những bài
nghiên cứu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và nhóm 2, là

những bài viết về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
trong quá trình CNH ở Việt Nam và tại các địa phương.
Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm 1 có thể kể đến là:
- Những vấn đề kinh tế- xã hội ở nông thôn trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng
3
giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại
học Quốc gia Hà nội, 2010. Cuốn sách là tuyển tập các bài viết
của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các nhà nghiên cứu đầu
ngành của cả nước về vấn đề “ Tam nông” mà hiện nay đang rất
được quan tâm: GS. TS Chu văn Cấp với bài “Một số vấn đề xã
hội nảy sinh từ tác động của chính sách thu hồi đất đai đối với
nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; TS.
Dương văn Duyên: “Một số vấn đề về lối sống văn hóa ở nông
thôn nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” hay
là bài viết “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giải quyết việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất” của Thạc sỹ Nguyễn thị Thu Hoài,…
Các bài viết đã phân tích những tác động tích cực cũng như những
hệ lụy không thể tránh khỏi của quá trình CNH, HĐH nói chung,
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng tới việc
làm, đời sống của người lao động ở nông thôn Việt Nam; một số
bài viết khác như: “ Quan điểm và giải pháp đảm bảo việc làm,
thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Vũ Trường Giang; “ Đào tạo
nghề cho nông dân- yêu cầu cấp bách của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa” của PGS. TS Bùi Thị Ngọc Lan,… thì lại tập
trung đưa ra và phân tích một số giải pháp cho những vấn đề đang
tồn tại trong nông nghiệp, nông thôn; ngoài ra, còn một số các bài
viết phân tích về vai trò, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn

trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
- “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý
luận tới thực tiễn ở Việt nam hiện nay” của Phạm Ngọc Dũng
(Chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Trong cuốn
4
sách này, các tác giả đưa ra khái niệm về công nghiệp hóa, chỉ ra
những đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
hiện nay. Các tác giả có một cái nhìn xâu chuỗi về quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp, nông thôn từ Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ III (1960) đến Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI (2011). Từ định hướng của Đảng về quan hệ công –
nông nghiệp, qua các Đại hội và các Nghị quyết của Ban chấp
hành Trung ương, các tác giả làm rõ sự thay đổi tư duy lãnh đạo
của Đảng qua các thời kỳ.
Từ việc trình bày các chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn
đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, các tác
giả cũng chỉ rõ thực trạng một số vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh
trong thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam .
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc
Trung Bộ( qua khảo sát các tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh) của Mai Thị
Thanh Xuân, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2004. Trong cuốn
sách này tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua nghiên cứu thực trạng
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh Thanh- Nghệ-
Tĩnh, đưa ra những đánh giá chung về thành tựu cũng như hạn chế
mà các tỉnh này đạt được để từ đó đưa ra những định hướng, mục
tiêu và các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh trên.
Một số công trình thuộc nhóm thứ hai gồm có:
- Giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn ở Hà

Nội, của Phạm Thị Thanh Hương, luận văn thạc sỹ kinh tế chính
trị, Đại học quốc gia Hà nội, 2010. Luận văn đưa ra những vấn đề
5
lý luận và kinh nghiệm thực tiễn giải quyết việc làm ở một số tỉnh
trên cả nước. Đưa ra thực trạng giải quyết việc làm ở khu vực Hà
Nội đồng thời đề xuất những định hướng và giải pháp để khắc
phục những hạn chế còn tồn tại đối với vấn đề giải quyết việc làm
cho lao động ở khu vực nông thôn Hà nội trong thời gian tới.
- Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Phạm Mạnh
Hà, luận án tiến sỹ kinh tế chính trị, Học viện chính trị hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, 2012. Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận và
thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đánh giá thực trạng giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua đồng thời đưa ra
những phương hướng chủ yếu và giải pháp cơ bản giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đến năm 2020.
- Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của Nguyễn
Hữu Dũng, Trần Hữu Trung, Nxb Chính trị quốc gia,1997. Các tác
giả đã phân tích vị trí, vai trò của chính sách việc làm trong hệ
thống chính sách xã hội ở Việt nam, đồng thời đưa ra các khái
niệm về lao động, thị trường lao động, việc làm, thực trạng vấn đề
việc làm ở Việt nam và phương hướng giải quyết, khuyến nghị,
định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm và mô hình tổng
quát về chương trình quốc gia xúc tiến việc làm.
6
Nhìn chung, các công trình trên đã nêu ra được những vấn
đề lý luận và thực tiễn của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn;

việc làm và thị trường lao động; thực trạng và những giải pháp để
giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn. Đó là
nguồn tài liệu quý giá để chúng tôi kế thừa trong quá trình thực
hiện luận văn này. Tuy vậy, vấn đề tác động của quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn tới việc làm của người lao động
nhất là tại địa bàn huyện Quốc Oai thì vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. Đây là khoảng trống
kiến thức mà luận văn này mong muốn tìm hiểu và giải đáp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là từ sự nghiên cứu, phân tích tác động
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn tới việc làm của nông dân đặc biệt tại huyện Quốc Oai, đề
xuất những quan điểm, định hướng và giải pháp hạn chế tác động
tiêu cực của CNH, HĐH đến việc làm của lao động trên địa bàn
huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và bổ sung, phát triển, làm rõ thêm những căn
cứ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn trong quá trình CNH, HĐH.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động tại huyện
7
Quốc Oai từ năm 2008 đến năm 2012; chỉ ra những hạn chế, yếu
kém và những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém
đó.
- Đề xuất các quan điểm, phương hướng chủ yếu và một số giải
pháp cơ bản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện
Quốc Oai trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động
nói chung và của huyện Quốc Oai nói riêng. Cùng với đó là những
chính sách, biện pháp của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong
giải quyết việc làm cho người lao động chịu tác động của quá trình
này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn và tác động của nó tới việc làm của người lao động.
- Phạm vi không gian: luận văn tập trung nghiên cứu nội dung
trên tại huyện Quốc Oai. Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu tại
một số địa phương trong nước để học tập kinh nghiệm trên cả hai
mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực.
- Phạm vi thời gian: từ khi Hà Tây sáp nhập vào với Hà Nội
(2008) đến nay
8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật,
chính sách của Nhà nước Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp chung của luận văn là sử dụng: luận văn dựa trên
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử và phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
- Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp cụ thể
khác, như:
+ Phương pháp thống kê- so sánh

+ Phương pháp phân tích - tổng hợp
6. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận dưới góc
độ kinh tế học chính trị về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và
tác động của nó tới việc làm của người lao động đặc biệt là đối với
nông dân.
- Đánh giá tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn tới việc làm của nông dân trên địa bàn
huyện Quốc Oai trong thời gian qua trên cả hai mặt: tác động tích
cực và tác động tiêu cực; những biện pháp của chính quyền địa
phương trong giải quyết việc làm cho người lao động, rút ra những
hạn chế trong vấn đề này và nguyên nhân của nó.
9
- Đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp hạn chế
tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn tới việc làm của nông dân và nâng cao
hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho nông dân trên địa bàn
huyện trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết:
Chương 1: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động: Những vấn
đề lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng tác động của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động
tại huyện Quốc Oai.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hạn chế tác động tiêu cực
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến
việc làm của người lao động tại huyện Quốc Oai.

10
Chương 1
TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
1.1. Những vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn
1.1.1. Khái niệm và tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn
1.1.1.2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn
1.1.2. Nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn
1.1.2.1. Trang bị kỹ thuật hiện đại cho sản xuất nông
nghiệp và ngành nghề ở nông thôn
1.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
theo hướng hiện đại
1.1.2.3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho sự phát
triển nông nghiệp, nông thôn
1.2. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn đến việc làm của người lao động
1.2.1. Việc làm và đặc điểm của việc làm ở nông thôn
11
1.2.1.1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm
* Việc làm
* Phân loại việc làm
- Phân chia việc làm theo ngành, lĩnh vực

- Căn cứ vào lượng thời gian thực tế làm việc, nhu cầu làm
việc và mức thu nhập.
* Giải quyết việc làm
1.2.1.2. Đặc điểm của việc làm ở nông thôn
Thứ nhất, lao động nông nghiệp mang tính thời vụ
Thứ hai, khả năng thích ứng, chuyển đổi nghề nghiệp của
lao động nông thôn thấp
Thứ ba, thái độ và tác phong lao động mang nặng tính tiểu
nông
Thứ tư, sự hiểu biết và khả năng tiếp cận nền kinh tế thị
trường của lao động nông thôn thấp
1.2.2. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn đến việc làm của người lao động
1.2.2.1. Tác động tích cực
1.2.2.2. Tác động tiêu cực của CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn tới việc làm của người lao động
1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động do tác
động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
1.3.1. Kinh nghiệm của một số huyện
12
* Kinh nghiệm của huyện Thạch Thất
* Kinh nghiệm của huyện Thanh Oai
1.3.2. Một số bài học rút ra cho huyện Quốc Oai
Một là, phải tăng dần tỷ trọng chi ngân sách nhà nước trong
tổng số chi NSNN cho đào tạo nghề.
Hai là, khi triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-
xã hội cần chú trọng các nội dung thiết thực
Ba là, bám sát chương trình Quốc gia GQVL, chương trình
GQVL của thành phố để xây dựng chương trình GQVL trong tổng
thể các chương trình phát triển kinh tế- xã hội cho phù hợp với

tình hình thực tiễn của huyện.
Bốn là, đẩy mạnh các chương trình trọng điểm như: xuất
khẩu lao động, đưa lao động đi vùng kinh tế mới,…
Năm là, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, dịch vụ.
Sáu là, có các quy định cụ thể, bắt buộc với các chủ dự án
sử dụng đất
Bảy là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ
bị thu hồi đất sử dụng hợp lý số tiền được đền bù.
Ngoài ra, còn phải phát triển, mở rộng dạy bổ túc văn hóa
cho lao động trẻ, khỏe dưới 35 tuổi để họ có đủ trình độ vào các
lớp đào tạo tập trung theo học những nghề mà KCN, cụm công
nghiệp và những ngành nghề đang cần tuyển dụng.
13
Chương 2
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI HUYỆN QUỐC OAI
2.1. Khái quát kết quả và hạn chế của Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện Quốc Oai
2.1.1. Những kết quả chủ yếu
Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao
Thứ hai, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ngày càng tăng.
Thứ ba, tạo sự chuyển dịch cơ cấu GDP và cơ cấu lao động
theo hướng tích cực
Thứ tư, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được hoàn thiện
một bước
2.1.2. Những hạn chế chính
Thứ nhất, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm và

chưa thực sự gắn với thị trường.
Thứ hai, kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm phát triển khá
tốt song chủ yếu tập trung ở đồng bằng.
Thứ ba, hệ thống thủy lợi mới chỉ đáp ứng được cho cây lúa,
thủy lợi cho cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hoa màu vẫn còn hạn
chế
Thứ tư, tác động của khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp và phát triển nông thôn còn yếu.
Thứ năm, hệ thống quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực nông
nghiệp và nông thôn chưa ngang tầm, cán bộ cơ sở ở một số xã trình
độ cả về học vấn lẫn quản lý còn nhiều bất cập.
14
2.2. Phân tích tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn tới việc làm của người lao động ở huyện Quốc
Oai
2.2.1. Tác động tích cực
2.2.1.1. Tạo thêm việc làm
+ Việc làm được tạo ra từ các khu, cụm công nghiệp và các
làng nghề
Hàng năm, các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp góp phần
quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động huyện Quốc Oai
cũng như các địa bàn lân cận.
Theo số liệu thống kê cho thấy tính đến nay trên địa bàn huyện
có 61/94 làng có nghề trong đó có 14 làng được công nhận là làng
nghề mỗi năm thu hút hàng ngàn lao động. Bên cạnh những làng
nghề truyền thống thì một số lượng đáng kể người lao động được thu
hút vào các làng nghề mới.
+ Việc làm được tạo ra do mở mang thêm ngành nghề mới
Trong tổng lao động được thu hút so sánh trước và sau thu hồi
đất thì lao động được thu hút sau thu hồi đất vào những ngành nghề

mới này cao hơn rất nhiều so với trước thu hồi ( gấp hơn 3 lần) đặc
biệt là trong một số ngành nghề: bán đồ gia dụng, lương thực, thực
phẩm; dịch vụ ăn uống, y tế giáo dục.
2.2.1.2. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng
CNH
Thay vì cơ cấu lao động NN- CN- DV truyền thống thì hiện nay
số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đang có xu hướng
giảm sút, lao động làm việc trong CN, DV tăng lên.
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn cũng có tác động tích cực
đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ ở huyện Quốc Oai,
15
theo hướng nâng cao tỷ trọng lao động có trình độ trong tổng số lực
lượng lao động xã hội.
2.2.1.3. Hình thành tư duy sản xuất hàng hóa và làm thay đổi
lối sống của người dân nông thôn
Thứ nhất, người nông dân đã có sự hiểu biết về kinh tế thị
trường và từng bước chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất
hàng hóa, hướng mạnh vào thị trường.
Thứ hai, quá trình sản xuất của người lao động ở nông thôn
Quốc Oai cũng mang tính khoa học hơn.
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không chỉ làm thay đổi
tư duy sản xuất của người nông dân mà còn làm thay đổi cả tư duy
tiêu dùng của họ
2.2.1.4. Tăng thu nhập và đổi mới cơ cấu thu nhập của người
lao động
2.2.2. Tác động tiêu cực
2.2.2.1. Làm gia tăng tình trạng thất nghiệp
Một thực trạng đang diễn ra ở huyện Quốc Oai hiện nay là tỷ
lệ lao động thất nghiệp, không có việc làm đang ở mức rất cao.
2.2.2.2. Tình trạng già hóa lao động ở nông thôn

Trong những năm gần đây, một thực trạng đáng báo động diễn
ra là lao động di cư ra thành phố làm ăn rất nhiều, nguy hiểm hơn
nữa, chiếm tỷ lệ lớn trong số đó chính là bộ phận lao động trẻ. Ở lại
nông thôn bây giờ chủ yếu chỉ là người già, phụ nữ và trẻ em.
2.2.2.3. Tệ nạn xã hội gia tăng
Chỉ trong vòng 5 năm điều tra: từ 2008 đến 2013, tất cả các
loại hình tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm,… đều gia tăng, đặc biệt là
tệ nạn ma túy, trung bình mỗi năm tăng thêm 4 đối tượng(22 đối
tượng/ 5 năm).
16
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những thành tựu cơ bản
Thứ nhất, chính quyền huyện Quốc Oai đã có nhiều chính sách
và biện pháp sát hợp với điều kiện địa phương để giải quyết việc làm
cho người lao động trong quá trình thực hiện CNH, HĐH.
Thứ hai, việc triển khai thực hiện thí điểm những mô hình dạy
nghề mới cũng đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
Thứ ba, những chủ trương, chính sách và biện pháp mà chính
quyền huyện Quốc Oai đã thực hiện còn góp phần làm tăng thu nhập
cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện
đại, …
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, hiệu quả hoạt động của chính quyền chưa cao.
Thứ hai, những nội dung và biện pháp tuyên truyền về đào
tạo nghề của chính quyền địa phương chưa thật sự đi vào lòng dân
Thứ ba, tình trạng số người trong độ tuổi lao động đặc biệt là
lao động trẻ rời quê hương lên thành phố làm ăn vẫn rất nhiều.
Thứ tư, người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng
của việc học nghề

2.3.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, việc phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước các cấp,
cùng với chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm chưa
thật sự đồng bộ.
17
Thứ hai, công tác đào tạo nghề còn chưa thực sự gắn với điều
kiện của địa phương và nhu cầu của người học nghề.
Thứ ba, công tác thống kê số lượng, chất lượng nguồn lao động
và kiểm soát kết quả giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn
Thứ tư, chính quyền địa phương chưa có những hướng dẫn cụ
thể với người lao động trong việc sử dụng tiền đền bù đất sao cho có
hiệu quả.
Thứ năm, một nguyên nhân quan trọng không thể không kể đến
chính là do bản thân người lao động chưa chủ động tìm việc làm,
nâng cao trình độ chuyên môn
18
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG
TIÊU CỰC CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI HUYỆN QUỐC OAI
3.1. Quan điểm và định hướng giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn huyện Quốc Oai trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020
3.1.1. Quan điểm
Thứ nhất, phải đặt vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn lên vị trí hàng đầu trong giải quyết các vấn đề KT- XH
Thứ hai, GQVL cho lao động nông thôn phải gắn liền với chuyển

dịch CCKT.
Thứ ba, GQVL cho lao động nông thôn Quốc Oai phải xuất
phát từ những điều kiện đặc thù của huyện.
Thứ tư, phải gắn GQVL cho lao động nông thôn huyện Quốc
Oai với việc thực hiện đồng bộ các chính sách của Đảng và Nhà nước
có liên quan đến quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
3.1.2. Định hướng
Một là, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động kỹ thuật, tăng
hiệu suất sử dụng thời gian lao động, giải quyết căn bản tình trạng
thất nghiệp trá hình, tình trạng việc làm không đầy đủ.
Hai là, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước bằng các chương trình, kế hoạch phát triển KT- XH phù
hợp và hiệu quả ở địa phương.
Ba là, giải quyết việc làm trên cơ sở duy trì sản xuất nông
nghiệp.
19
Bốn là, tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho
người lao động
3.2. Một số giải pháp cơ bản hạn chế tác động tiêu cực của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm
của người lao động tại huyện Quốc Oai
3.2.1. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề ở nông thôn để tạo
thêm việc làm mới
3.2.2 Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm
3.2.3. Nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề
3.2.4. Cung cấp thông tin thị trường đầy đủ và kịp thời cho
người lao động
3.2.5. Phát triển thị trường lao động tại địa phương đi đôi
với đẩy mạnh xuất khẩu lao động
20

KẾT LUẬN
Nghiên cứu vấn đề tác động của CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn đến việc làm của người lao động tại địa bàn huyện Quốc
Oai từ 2008 đến nay, có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:
1. Cùng với tiến trình Đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một
xu thế phát triển tất yếu. Chỉ có công nghiệp hóa thì diện mạo khu
vực nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay mới có thể phát triển
theo hướng hiện đại, đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn nước ta
mới từng bước được nâng lên. Bên cạnh những tác động tích cực thấy
rõ thì những mặt trái của quá trình này mang lại đối với “ tam nông”
Việt Nam cũng không hề nhỏ. Vấn đề lao động- việc làm và giải
quyết việc làm trở thành một trong những bài toán khó mà Đảng và
Nhà nước ta muốn thực hiện được thành công sự nghiệp Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước thì nhất thiết phải tìm ra lời giải.
2. Là một huyện nông thôn ở ngoại thành thủ đô Hà Nội,
cũng đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, huyện Quốc Oai cũng đã và đang phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn, thử thách đặc biệt trong đó là vấn đề việc làm, thất nghiệp
gia tăng dẫn tới hàng loạt các hệ lụy theo đó: vấn đề già hóa lao
động, chất lượng lao động chưa cao, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng,
… Từ đó, đặt ra vấn đề là để giải quyết những bài toán hóc búa đang
đặt ra thì cần có sự vào cuộc của cả cấp ủy, chính quyền địa phương
và toàn bộ nhân dân trên địa bàn huyện Quốc Oai.
3. Trong 5 năm qua, huyện Quốc Oai đã có nhiều nỗ lực trong
việc giải quyết việc làm cho người lao động do tác động của CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn: chi một phần đáng kể nguồn ngân sách
để đào tạo nghề cho người lao động; giúp họ định hướng nghề nghiệp
21
phù hợp với khả năng của bản thân; tạo điều kiện hỗ trợ cho người

lao động được học nghề, được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã
hội để có thể tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng
cao thu nhập,….Dù vậy, vấn đề này hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế,
bất cập. Đó là, do nguồn ngân sách địa phương có hạn, lại phải đầu tư
cho các chương trình phát triển KT- XH khác nữa, cho nên mới chỉ
có một bộ phận nhỏ lao động được tham gia học nghề trong khi bộ
phận lao động thất nghiệp lại vô cùng lớn; mặc dù đã được tuyên
truyền nhưng số lao động chưa nhận thức được rõ ràng về tầm quan
trọng của việc học nghề và đào tạo nghề vẫn chiếm tỷ lệ lớn; tình
trạng bộ phận lớn lao động trẻ “ ly nông, ly hương” vẫn đang là nỗi
lo của chính quyền địa phương,…
4. Để giảm thiểu các tác động của CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn đến việc làm của người lao động, trong thời gian tới phải
thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào các giải
pháp sau: phát triển ngành nghề để tạo việc làm mới cho người lao
động; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề;
khuyến khích người lao động tự tạo việc làm; đẩy mạnh hoạt động
cung cấp thông tin thị trường cho người lao động; phát triển thị
trường lao động.
22

×