Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.73 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THỦY
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ HÙNG
Hà Nội – 2013
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến
những khả năng xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị và đề xuất các biện
pháp để tận dụng triệt để phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm
yếu. Hay nói một cách khác, thông qua kết quả phân tích tài chính
doanh nghiệp để đánh giá được một cách tương đối chính xác tình
hình tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả
năng cân đối cơ cấu vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong
quá khứ. Từ đó dự báo khả năng phát triển trong tương lai để đưa ra
các quyết định tài chính, dựa trên năng lực tài chính hiện tại đưa
doanh nghiệp đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp, tối đa hóa lợi ích cổ đông. Vì vậy phân tích tình hình tài chính
có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình điều hành, quản trị tài chính
doanh nghiệp.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, cạnh tranh là điều
không thể tránh khỏi. Vì vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp
phải thường xuyên cập nhật, phân tích các thông tin về doanh nghiệp,
về ngành, về đối thủ cạnh tranh…Tuy nhiên, trong hầu hết các doanh


nghiệp hiện nay, công tác này vẫn chưa được quan tâm đúng mức và
còn mang tính hình thức. Trong doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên
trách về phân tích tài chính mà công tác phân tích tài chính thường
được giao cho bộ phận kế toán đảm trách với quy trình phân tích chưa
được chuẩn hóa, kết quả phân tích thường rất sơ sài, chưa trở thành
nguồn thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định tài chính, kinh
doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính
2
trong các Doanh nghiệp nói chung và sự cần thiết phải phân tích tình
hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam
nói riêng trong giai đoạn hiện nay, tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân
tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình Cáp
Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thực tế đã có một số luận văn nghiên cứu về phân tích tình
hình tài chính như “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập
khẩu kỹ thuật TECHNIMEX”, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Chí
Thành viết năm 2010, “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ
phần VINACONEX 25”, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Bùi Văn Lâm
viết năm 2011.
Các luận văn trên đã đề cập đến những vấn đề chung về thực trạng
phân tích tài chính công ty hiện nay, và đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện phân tích tài chính. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào phân tích
về tình hình tài chính của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền
hình trả tiền cũng như của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp
Việt Nam.Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá tình hình tài chính của
công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp nói riêng và các công ty
cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nói chung để tìm giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động tài chính doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề vẫn đang được quan tâm
và hết sức cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền
hình cáp Việt Nam.
* Nhiệm vụ:
3
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính tại
các doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần điện
tử và truyền hình cáp Việt Nam trong những năm gần đây và chỉ ra
những nguyên nhân gây nên hạn chế trong hoạt động tài chính của
công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình Cáp
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình tài chính tại công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp
Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần điện
tử và truyền hình cáp Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến
2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương pháp
phân tích xu hướng, phương pháp phân tích cơ cấu, phương pháp phân
tích Dupont. Đánh giá dựa trên phân tích các số liệu thực tế thông qua
các báo cáo, tài liệu của công ty để thấy được thực trạng doanh nghiệp

trong những năm qua, trong hiện tại và cả những định hướng trong
tương lai.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Đưa ra hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình
hình tài chính doanh nghiệp
4
- Phân tích tình hình tài chính của công ty có kết hợp xem xét các
yếu tố tác động phi tài chính nhằm tìm ra các điểm hạn chế trong hoạt
động quản lý tài chính của công ty.
- Đề xuất các giải pháp thực tế để nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý tài chính tại công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt
Nam.
7. Bố cục của luận văn
- Tên đề tài: “Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử
và truyền hình Cáp Việt Nam”.
- Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì đề
tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính tại các
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về tình hình tài chính của công ty cổ phần
điện tử và truyền hình cáp Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài
chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam.
5
CHƯƠNG 1: C S LÝ LU N V PH N T CH TÌNHƠ Ở Ậ Ề Â Í
HÌNH
T I CH NH T I C C DOANH NGHI PÀ Í Ạ Á Ệ
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền

với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá
trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp nhằm đạt tới mục tiêu
nhất định.
Phân tích tài chính doanh nghiệp thường tập trung vào các số liệu
được cung cấp trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kết hợp
với các thông tin bổ sung từ các nguồn khác nhau nhằm đánh giá tình
hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của
doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài
chính, quyết định quản lý phù hợp.
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc cung cấp những thông tin cho các đối tượng có lợi ích liên quan
đến hoạt động của doanh nghiệp, giúp những đối tượng này có khả
năng dự báo được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai
cũng như đánh giá mức độ rủi ro, chất lượng hoạt động của doanh
nghiệp từ đó ra những quyết định tài chính, quyết định quản lý phù
hợp nhất.
Các đối tượng có lợi ích liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp bao gồm chủ doanh nghiệp với vai trò người quản lý, người lao
6
động, chủ đầu tư và Chính phủ với vai trò điều tiết dòng chảy kinh tế
trong đó mỗi doanh nghiệp là một cá thể.
- Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp: Đối với các nhà đầu
tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi
và rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình
hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của doanh
nghiệp.
- Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp: Ngân hàng và các nhà cho
vay tín dụng cho doanh nghiệp sử dụng phân tích tài chính nhằm đảm

bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
- Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Kết quả hoạt động
của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến tiền lương, khoản thu nhập
chính của người lao động. Do vậy, phân tích tình hình tài chính giúp
họ định hướng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc được phân công.
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Dựa vào các báo cáo tài
chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện phân
tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh
doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo
đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch
toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và
khách hàng
1.2. Tài liệu và các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp
1.2.1.1.Vai trò của các báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,
vốn chủ sở hữu, công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh
7
doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của
doanh nghiệp
1.2.1.2. Hệ thống báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
- Bảng cân đối kế toán: được lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế
toán tổng hợp và chi tiết (sổ cái và sổ chi tiết) các tài khoản có số dư
cuối kỳ phản ánh tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp và bảng cân đối kế toán kỳ trước.
- Báo cáo kết quả kinh doanh: được lập căn cứ vào số liệu của
các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết các khoản phản ánh doanh thu, thu

nhập và chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
1.2.2. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp
1.2.2.1. Phương pháp phân tích xu hướng
1.2.2.2. Phương pháp phân tích cơ cấu
1.2.2.3. Phương pháp phân tích Dupont
1.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3.1.1. Biến động của tài sản, nguồn vốn
1.3.1.2. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận
1.3.1.3. Biến động của dòng tiền
1.3.2. Các nhóm hệ số tài chính
1.3.2.1. Khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
1.3.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản
Vòng quay hàng tồn kho:
8
Kỳ thu tiền bình quân:
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
1.3.2.3. Đòn bẩy tài chính
Hệ số nợ trên tổng tài sản
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
1.3.2.4. Khả năng sinh lời
Tỷ suất doanh lợi (hệ số lợi nhuận trên doanh thu)
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
1.3.2.5. Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số phá sản Z)
Z score = 1,2*A1+1,4*A2+3,3*A3+0,6*A4+1,0*A5
Nếu Z-Score ≥ 2.99 thì doanh nghiệp có tình hình tài chính lành
mạnh
Nếu 1.81<Z-Score<2.99 thì doanh nghiệp không có vấn đề trong
ngắn hạn, tuy nhiên cần phải xem xét điều kiện tài chính một cách
thận trọng
Nếu Z-Score ≤ 1.81 thì doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về
tài chính.
1.4 Các yếu tố phi tài chính:
Tài chính vững mạnh là yếu tố nền tảng quan trọng bảo đảm năng
lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Có nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị phần, đầu tư vào các
dự án lớn, có chính sách kinh doanh cạnh tranh, do đó có thể chiến
thắng đối thủ có năng lực tài chính yếu hơn. Tuy nhiên năng lực tài
chính không phải là tất cả sức mạnh trong cạnh tranh của các doanh
9
nghiệp. Ngày nay các yếu tố phi tài chính được quan tâm như : Người
tiêu thụ, nhà cung cấp, sản phẩm và tác động của chính sách vĩ mô.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT
NAM.
2.1. Khái quát về công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt
Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty điện tử và truyền hình cáp Việt Nam - CEC được thành
lập từ năm 1996 lúc đó công ty CEC nguyên là Xí nghiệp điện tử
Truyền hình
Ngày 17/09/2007 Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quyết định

số 123/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty
điện tử và truyền hình cáp Việt Nam - CEC thuộc Tổng công ty truyền
thông đa phương tiện VTC
Ngày 26/12/2007: Chính thức đổi tên thành công ty cổ phần điện
tử và truyền hình cáp Việt Nam – CEC.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt dịch
vụ truyền hình cáp và kinh doanh thiết bị phát thanh truyền hình.
2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần
điện tử và truyền hình cáp Việt Nam.
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
2.2.1.1. Biến động của tài sản, nguồn vốn
Năm 2009 tổng tài sản của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng
là 142.952 triệu VNĐ trong đó tài sản ngắn hạn là 68.824 triệu VNĐ
chiếm tỷ trọng 48,14%, tài sản dài hạn là 74.128 triệu VNĐ chiếm tỷ
10
trọng 51,86% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Năm 2011
tổng tài sản của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng là 178.525
triệu VND, trong đó tài sản ngắn hạn là 70.608 triệu VND chiếm tỷ
trọng 39,55% và tài sản dài hạn là 107.917 triệu VND chiếm tỷ trọng
60,45% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. So với năm 2010,
tổng tài sản tăng lên 8.085 triệu VND với tỷ lệ tăng là 4,74% ( tài sản
ngắn hạn tăng thêm 8.260 triệu VND và tài sản dài hạn giảm 176 triệu
VND)
Quy mô về vốn của công ty tăng qua các năm. Trong cả ba năm
2009, 2010 và 2011 thì nguồn vốn chủ yếu của hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là vốn đi vay và vốn chiếm
dụng, cụ thể tỷ trọng nợ phải trả các năm tương ứng lần lượt là
89,45%, 96,83% và 120,59%. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng

lần lượt là 38,92%, 37,92% và 53,38%; chủ yếu là các khoản phải trả
người bán và trả các khoản vay ngắn hạn. Năm 2011 nợ phải trả của
công ty là 215.267 triệu VND và năm 2010 là 165.046 triệu VND,
năm 2011 tăng so với năm 2010 là 50.230 triệu VND tương ứng tỷ lệ
tăng 30,43%
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết ngày 31/12/2011
là âm (-51.752 triệu VNĐ). Như vậy nguồn vốn chủ đã thấp (chỉ có 15
tỷ) nhưng đã mất. Ngoài ra đã lỗ thêm 42.148 triệu VNĐ. Chính vì
mất nguồn vốn chủ nên hoạt động sản xuất kinh doanh mất tính tự
chủ, phải dựa hoàn toàn vào nguồn vốn vay, và khi nguồn vốn vay bị
ngưng trệ (không thể vay tiếp) thì hoạt động kinh doanh gần như cũng
ngưng trệ theo, làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng doanh thu.
11
1.2.1.2. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận
- Phân tích doanh thu
Nhìn vào báo cáo tài chính của công ty ta thấy doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công
ty. Năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là
25.722 triệu chiếm tỷ trọng 99,65% tổng doanh thu (Tỷ trọng doanh
thu bán hàng năm 2009 và 2010 lần lượt là 99,85% và 99,92%).
Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trọng nhỏ
không đáng kể trong tổng doanh thu.
- Phân tích chi phí :
Tổng chi phí của công ty liên tục gia tăng qua các năm. Từ 28.722
triệu năm 2009 tăng lên 45.630 triệu năm 2010 và đạt tới 67.958 triệu
năm 2011. Chi phí hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
tổng chi phí của công ty. Tỷ trọng của chi phí tài chính năm 2011 là
47,25%, tiếp đến là giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ (37,50%).
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác chiếm
tỷ trọng nhỏ. (Tỷ trọng của các khoản mục này trong tổng chi phí lần

lượt là 8,1%; 7,13%)
- Phân tích lợi nhuận :
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giảm mạnh từ năm
2009 đến năm 2011. Cụ thể: Lợi nhuận gộp của Công ty giảm từ 7.979
triệu của năm 2010 xuống chỉ còn 237 triệu năm 2011 với tỷ lệ giảm
tương ứng là 97%. Lợi nhuận sau thuế giảm từ 23 triệu của năm 2009
xuống còn (9.679) triệu năm 2010 và (42.147) triệu năm 2011.
2.2.1.3. Biến động của dòng tiền
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty có sự biến động
mạnh qua các năm. Năm 2009 dòng tiền này dương nguyên nhân chủ
yếu là trong năm công ty đã ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng
12
BIDV để phát triển dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số hiện đại hàng
đầu tại Việt Nam. Ngân hàng đã giải ngân một số tiền lớn để nhập
khẩu thiết bị phục vụ công việc kinh doanh của công ty.
Năm 2010 và năm 2011 dòng tiền này âm và tương đối lớn. Trong
2 năm nay công ty đã thành công trong việc đưa truyền hình cáp kỹ
thuật số tới thị trường Việt Nam. Tuy nhiên trong thời kỳ khủng hoảng
kinh tế cộng với thị hiếu của người tiêu dùng không như mong muốn
nên công ty gặp khó khăn trong việc bán hàng. Lượng hàng tồn kho
của công ty lớn đồng thời tình hình thu hồi các khoản nợ từ các đối tác
gặp khó khăn đẩy công ty lâm vào tình thế khó khăn làm ăn thua lỗ.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong 3 năm đều mang giá trị âm
với giá trị lần lượt là -2.409, - 2.751 và -207 triệu đồng tương ứng
trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 chứng tỏ công ty đầu tư không có lãi.
Dòng tiền hoạt động tài chính trong 3 năm đều mang giá trị
dương, dòng tiền này có được đều là các khoản vay ngắn hạn và dài
hạn từ Ngân hàng và các cá nhân.
2.2.2. Các nhóm hệ số tài chính
2.2.2.1. Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Năm 2011, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là
0,61 giảm 0,38 lần so với năm 2010 với tỷ lệ giảm tương ứng là
38,38%. Như vậy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm
2011 đang gặp khó khăn, tiềm ẩn rủi ro không trả được nợ đúng hạn.
Mặc dù tài sản ngắn hạn của công ty năm 2011 tăng (Từ 62.348 triệu
đồng lên 70.608 triệu với tỷ lệ tăng là 13,25%) nhưng tốc độ tăng của
tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (Tỷ
lệ tăng nợ ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 là 83,60% từ 62.586
13
triệu lên 114.910 triệu) đã làm cho hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn của Công ty giảm mạnh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Qua bảng cân đối kế toán ta có thể thấy hàng tồn kho của công ty
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Vì thế khi loại bỏ
hàng tồn kho ra khỏi tài sản ngắn hạn làm ảnh hưởng rất nhiều đến
khả năng thanh toán của công ty. Trong 3 năm thì khả năng thanh toán
của công ty ngày càng thấp và có xu hướng ngày càng xấu. Hệ số
thanh toán nhanh của cả 3 năm từ 2009 đến năm 2011 đều nhỏ hơn 1
và giảm từ 0,86 lần năm 2009 xuống 0,63 lần năm 2010 và 0,40 lần
năm 2011. Nguyên nhân của việc giảm sụt này là do lượng hàng tồn
kho lớn, không thay đổi nhiều nằm trong khoảng 22 tỷ đến 25 tỷ
chứng tỏ việc giải phóng hàng tồn kho kém hiệu quả. Thêm vào đó tỷ
lệ nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 tăng đột biến so với năm 2010 là
52.324 triệu (tương đương 83,6%). Tỷ lệ nợ của công ty tăng mạnh
cộng thêm lãi suất cao khiến cho chi phí lãi vay và các chi phí khác
tăng gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của công ty rất thấp gần như
bằng không. Năm 2009 chỉ tiêu này của công ty là 0.087 và giảm vào

các năm 2010 và 2011 lần lượt là 0.013 và 0.009. Nguyên nhân do nợ
tăng cao nhưng lượng tiền của công ty lại rất thấp nên trong tức thời
gần như không thể thanh toán được ngay cả chỉ là một phần nhỏ của
các khoản nợ ngắn hạn.
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm dần qua các năm. Từ
1,76 vòng của năm 2009 xuống còn 1,48 vòng của năm 2010 và chỉ
14
còn 1,08 vòng năm 2011. Điều này cho thấy khối lượng hàng tồn kho
nhiều quá mức, sản phẩm bị tích đọng hoặc tiêu thụ không tốt. Đây là
một biểu hiện bất ổn trong kinh doanh. Nguyên nhân dẫn tới số vòng
quay của hàng tồn kho giảm là do: Doanh thu của năm 2011 giảm so
với năm 2010 (Từ 35.934 triệu xuống còn 25.722 triệu) cùng với đó
giá trị hàng tồn kho bình quân gần như không thay đổi trong năm
2011. Công ty cần tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho, cần có
các biện pháp tích cực hơn nữa trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như
cần mở rộng việc tìm kiếm, khai thác thị trường giúp nâng cao hơn
nữa sản lượng đồng thời giảm tải việc tồn đọng hàng tồn kho.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân năm 2010 là thấp nhất so với các năm 2009
và 2011. Cụ thể năm 2010 công ty cần đến 256 ngày để thu hồi khoản
nợ, nhưng năm 2010 và 2011 thời gian cần thiết tăng lên là 400 ngày.
Điều này đã làm giảm sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của
công ty
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (vòng quay tài sản cố định)
Năm 2010, vòng quay tài sản cố định là 0,40 vòng tức là trên 1
đồng tài sản cố định công ty có thể tạo được 0,40 đồng doanh thu. So
với năm 2009, thì khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản cố định giảm
tới 0,21 đồng tương đương 34,43%. Nguyên nhân là do tài sản cố định

bình quân tăng 42.619 triệu đồng tương đương 90,83% trong khi đó
doanh thu thuần chỉ tăng 7.234 triệu đồng tương đương 25,21%.
Năm 2011, số vòng quay này tiếp tục giảm 0,16 vòng so với năm 2010
tương đương 40,6%. Nguyên do tài sản cố định năm 2011 tăng
20,51% nhưng doanh thu thuần lại giảm 28,42%, nó cho thấy hiệu quả
sử dụng tài sản cố định của công ty không có hiệu quả.
15
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty giảm theo từng
năm. Năm 2010, một đồng tài sản ngắn hạn được đầu tư thì tạo ra
được 0,55 đồng doanh thu, giảm 0,01 so với năm 2009. Năm 2011,
hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giảm 29,38% so với năm 2010.
Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn tăng chỉ có 1,4% nhưng doanh thu
thuần lại giảm tới 28,4%
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Năm 2009, tài sản được luân chuyển với tốc độ 0,29 vòng/năm có
nghĩa là mỗi đồng đầu tư vào tài sản công ty thu được 0,29 đồng
doanh thu. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản rất thấp gần như
không có. Sang năm 2010 và năm 2011 tình hình không khả quan hơn
mà lại giảm đi đáng kể tương ứng với 0,23 và 0,15 vòng/năm.
2.2.2.3. Đòn bẩy tài chính
Hệ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ)
Hệ số nợ của công ty rất cao và tăng mạnh vào các năm. Trong
giai đoạn 2009 - 2010 hệ số nợ tăng từ 0,89 lên 0,97 lần tức là tăng
0,08 lần, nguyên nhân là do tổng nợ tăng nhanh (29%) so với sự gia
tăng của tổng tài sản (19%). Qua năm 2011 hệ số nợ tiếp tục tăng
mạnh lên tới 1,21 lần tức là tăng 24% so với năm 2010. Nợ phải trả
năm 2011 là 215.276 triệu đồng tăng 30,45% so với đầu năm, trong đó
tăng chủ yếu là khoản nợ vay.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.

Năm 2009 hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty là 8,48 lần và
tăng cao vào năm 2010 là 30,59 lần và đến năm 2011 tỷ số này là con
số âm (5,86), điều này cho thấy năm 2011 công ty hoàn toàn phụ
thuộc vào chủ nợ, công ty đi vay mượn quá nhiều tiền so với số vốn
hiện có nên công ty gặp rủi ro trong vấn đề trả nợ
16
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Trong năm 2009, một đồng lãi vay được đảm bảo chi trả bằng
1,04 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay vào năm 2009. Nhưng sang
năm 2010 và năm 2011 thì hệ số khả năng thanh toán lãi vay là con số
âm lần lượt là -0,46 và -0,33. Chứng tỏ công ty hoàn toàn mất khả
năng thanh toán lãi vay.
2.2.2.4. Khả năng sinh lời
Hệ số sinh lời của doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh khả năng của công ty trong việc kiểm soát các
chi phí hoạt động. Hệ số sinh lời của doanh thu của công ty ở các năm
rất thấp và giảm mạnh, cụ thể hệ số này qua các năm tương ứng là
0,08%, -26,93% và -163,85%.
Hệ số sinh lời của tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này của công ty qua
các năm khá thấp, tương ứng năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt là
0.02%, -6.17% và -24.16%.
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là quan hệ tỷ lệ giữa lợi
nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ; chỉ
tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.
Hệ số này của công ty rất thấp, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra
0.16 đồng lợi nhuận ròng năm 2009, -94,56 đồng lợi nhuận ròng năm

2010. Chứng tỏ trong 3 năm qua doanh nghiệp đã huy động được rất
nhiều vốn từ các nguồn khác nhau phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng
việc quản lý nguồn vốn đó lại rất kém hiệu quả.
17
2.2.2.5. Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số phá sản Z)
Z score của công ty trong các năm lượt là -0,257, 0,004 và -0,170.
Công ty gặp vấn đề rất nghiêm trọng về tài chính, công ty đang đứng
trên bờ vực phá sản.
2.2.3. Các yếu tố tác động phi tài chính
2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần
điện tử và truyền hình cáp Việt Nam.
2.3.1. Ưu điểm
Hiện nay công ty đang sở hữu nhiều tài sản có giá trị, có nhiều
tiềm năng chưa được khai thác hết.
- Công ty hiện đang có một trung tâm truyền hình cáp (H/E) trị giá
36 tỷ đồng, có thể cung cấp cùng lúc 100 kênh truyền hình số, 60 kênh
truyền hình analoge. Đây là một trung tâm được đầu tư bài bản và hiện
đại, đảm bảo cung cấp dịch vụ ổn định, chất lượng cao.
- Về hạ tầng mạng truyền dẫn tại Hà Nội công ty đã đầu tư hoàn
chỉnh một hệ thống mạng truyền dẫn đồng bộ với tính linh hoạt cao
luôn luôn sẵn sàng mở rộng, nâng cấp khi cần thiết cho khoảng 70.000
homepass với lượng khách hàng hiện hữu khoảng gần 20.000 thuê bao
và đang có tốc độ gia tăng tốt. Mạng cáp quang của CEC hiện nay đã
có hơn 200km cáp quang tại Hà Nội, trong đó riêng vòng ring lớn đã
đạt khoảng 40 km cáp quang 96 sợi, tổng số tiền CEC đã đầu tư cho
mạng truyền dẫn này (cả cáp quang và cáp đồng trục) là 66,5 tỷ đồng.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế:
Về khả năng thanh toán của công ty là thấp. Đặc biệt là khả năng
thanh toán bằng tiền, giá trị của hệ số này gần như bằng 0, lượng hàng

tồn kho và các khoản phải thu của công ty quá lớn
18
Tỷ suất nợ quá cao, tỷ suất tự tài trợ thấp cho thấy công ty sử dụng
cơ cấu nợ quá thâm dụng, rủi ro tài chính của công ty hiện tại rất lớn.
Hiện nay công ty không còn khả năng tự chủ về mặt tài chính phụ
thuộc hoàn toàn vào chủ nợ và đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Chu kỳ kinh doanh và chu kỳ vận động của tiền đang bị kéo dài
quá lớn
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng biểu hiện kết quả của quá trình
sản xuất kinh doanh, là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư sản xuất,
mợ rộng kinh doanh. Tuy nhiên trong 2 năm 2010 và 2011 lợi nhuận
của công ty liên tiếp bị âm
Công ty nợ lương cán bộ công nhân viên trong thời gian dài gây
mất uy tín với nhân viên nên một số cán bộ giỏi đã lần lượt đi khỏi
công ty.
Nguyên nhân:
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trong những năm gần
đây đã dẫn tới đợt suy thoái kinh tế có quy mô lớn, ảnh hưởng đến
nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Hệ qủa của nó là nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm của công ty bị suy giảm. Đồng thời giá cả các yếu tố đầu
vào như thiết bị, bản quyền, thuê cột điện, tiền điện…tăng mạnh khiến
công ty gặp khó khăn trong công tác quản lý chi phí
Năm 2010 và năm 2011, tình hình kinh doanh gặp rất nhiều khó
khăn chủ yếu do sự tăng đột biến về giá của các yếu tố đầu vào. Bên
cạnh đó lãi suất các khoản vay tăng mạnh làm chi phí lãi vay của công
ty cao hơn rất nhiều so với kế hoạch.
Ban lãnh đạo công ty chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của
phân tích tài chính. Phân tích tài chính chỉ được coi là hoạt động kèm
theo hoạt động quyết toán sổ sách kế toán năm. Ngoài ra việc sử dụng
kết quả cũng chủ yếu trong lĩnh vực quản lý tài chính chứ chưa trở

19
thành một phần cơ sở giúp Ban giám đốc ra quyết định, hay định
hướng hoạt động cho các phòng ban chức năng hoặc vận dụng cho các
lĩnh vực khác như lập kế hoạch kinh doanh đầu tư, quản lý và đánh giá
dự án…
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN
TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM.
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian
tới.
3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ
phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam trong thời gian tới.
3.2.1. Các giải pháp ngắn hạn:
Giảm hàng tồn kho:
Để dự trữ vật tư thiết bị vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh được thông suốt, vừa giảm thiểu chi phí mua hàng công ty cần
phải tính toán lượng hàng vừa đủ, tránh tình trạng dư thừa gấy ý đọng
vốn.
Công ty cần xem xét đánh giá lại hàng tồn, xác định lại giá trị của
từng lại hàng hóa. Thanh lý những lô hàng kém phẩm chất hoặc không
còn phù hợp với thị hiếu nhu cầu của khách hàng.
Để quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả công ty cân phải làm
tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách
hàng để hàng tồn kho nhanh chóng được giải phóng từ đó tăng vòng
quay của vốn.
Giảm chi phí
Cắt giảm nguồn nhân lực
Cắt giảm đầu tư, không đầu tư dàn trải
Thu gọn mặt bằng trụ sở làm việc và kho bãi
20

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Công ty cần có kế hoạch sử dụng để có thể sử dụng khai thác hết
khả năng của các tài sản cố định.
Đối với những tài sản đã mua nhưng không thể đầu tư hoặc còn
lâu mới dùng đến hoặc những tài sản không cần thiết công ty cần
nhanh chóng nhượng bán để thu hồi vốn.
Trong quản lý tài sản cố định, công ty cần phải quản lý chặt chẽ
về hiện vật, không để mất mát hư hỏng trước thời gian khấu hao
Thiết bị headend và thiết bị ngoài mạng của công ty là những tài
sản lớn và quan trọng nhất đối với công ty vậy công ty cần có kế
hoạch mua bảo hiểm cho những tài sản đó.
Nâng cao khả năng thanh toán
Nâng cao khả năng sinh lời
3.2.2. Các giải pháp dài hạn:
Cơ cấu lại công ty
- Điều chỉnh lại cơ cấu Đại hội cổ đông, sau đó bầu lại HĐQT và
Ban Kiểm soát. Hội đồng quản trị mới sẽ bổ nhiệm lại Ban Giám đốc.
- Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức: sáp nhập, tinh giảm bộ máy hoạt động
của công ty cho phù hợp hơn.
- Công ty cần cơ cấu lại các khoản nợ hiện hữa bằng cách thực hiện
khoanh và giãn nợ, làm việc với các chủ nợ để gia hạn thời gian trả nợ
trong ít nhất 1,5 đến 3 năm và đề nghị được giảm lãi xuất. Riêng đối
với chủ nợ lớn nhất là ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
BIDV, đề nghị ngân hàng BIDV áp dụng các biện pháp hỗ trợ doanh
nghiệp :
+ Đề nghị Ngân hàng BIDV tái cơ cấu lại thời hạn trả nợ trung dài hạn
của công ty (hoãn trả nợ gốc và lãi) trong thời gian 3 năm.
+ Điều chỉnh giảm hoặc miễn giảm lãi vay cho công ty.
21
+ Tiếp tục cho công ty vay một khoản vay trung dài hạn để công ty

đầu tư thêm, đảm bảo phát huy hiệu quả của các tài sản đã đầu tư
bằng nguồn vốn vay từ giai đoạn 1, đồng thời đảm bảo khả năng cung
cấp tín hiệu cho các đối tác hợp tác với công ty tại Hà Nội và các tỉnh
thành; và một hạn mức vay ngắn hạn đủ lớn để công ty đảm bảo các
hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại
và phát huy được hiệu quả của Dự án.
Huy động vốn mới
Để có vốn phát triển kinh doanh, ngoài ngân hàng và các cá nhân
cho công ty vay hiện hữu, công ty cũng cần phải tìm nguồn tài trợ
mới. Hiện nay việc các doanh nghiệp ồ ạt đổ tiền vào truyền hình trả
tiền cũng làm cho lĩnh vực này được xã hội quan tâm nhiều hơn, cơ
hội tìm kiếm các nguồn quỹ đầu tư cũng sẽ cao hơn. Công ty nên kêu
gọi các đơn vị nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực truyền hình trả
tiền tại thị trường Việt Nam. Hoặc công ty có thể kêu gọi thêm các cổ
đông bên ngoài, đặc biệt là các công ty truyền hình cáp hiện đang liên
kết với công ty CEC để cung cấp dịch vụ, như truyền hình cáp Hải
Phòng, truyền hình cáp Quảng Ninh, truyền hình cáp Đà Nẵng
Nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính
Công ty cần phải cần phải tìm được người quản lý tài chính giỏi
hoặc đào tạo, nâng cao trình độ cho người quản lý tài chính tại để
thực hiện được các công việc sau đây:
Thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty
để thấy được thực trạng tình hình tài chính. Nhận ra được những điểm
yếu, mạnh, cơ hội , thách thức và biết tận dụng những cơ hội, phát huy
điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và vượt qua được những thách thức .
Lập kế hoạch tài chính, có biện pháp phòng ngừa những rủi ro
tiềm năng
22
Huy động vốn với chi phí thấp nhất và sử dụng vốn hiệu quả
Biết đầu tư hợp lý, đem lại lợi nhuận cho công ty.

Nâng cao chất lượng thông tin phân tích tài chính
3.3. Một số kiến nghị
Với Công ty
Một điều không thể phủ nhận là từ khi cổ phần hóa, công ty đã
không ngừng nỗ lực vươn lên, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng
uy tín trên thị trường. Công ty đã từng bước trưởng thành và trở thành
một trong ba đơn vị lớn tại miền bắc cung cấp dịch vụ truyền hình cáp
và là đơn vị đầu tiên đưa truyền hình cáp số vào thị trường Việt Nam.
Khách hàng ngày càng nhiều người biết đến dịch vụ truyền hình của
công ty nhiều hơn. Tuy nhiên đi đôi với thuận lợi trên công ty vẫn còn
phải giải quyết rất nhiều khó khăn đặc biệt trong lĩnh vực tài chính.
Hiện nay, thị trường truyền hình cáp đã bắt đầu bước sang cuộc cạnh
tranh về quy mô. Các doanh nghiệp nhỏ đang đứng trước khả năng
hoặc phải đóng cửa, hoặc phải tự bán mình và sát nhập vào một doanh
nghiệp lớn hơn, hoặc phải hợp sức với nhau thành một doanh nghiệp
lớn. Công ty CEC cũng không ngoại lệ, để công ty vượt qua được khó
khăn trong hiện tại, công ty nên tìm kiếm một doanh nghiệp lớn trong
ngành truyền hình để sáp nhập và doanh nghiệp đầu tiên hướng tới là
Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC
Với Tổng công ty VTC
Với việc cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số mặt đất, Tổng
công ty truyền thông đa phương tiện VTC là công ty tiên phong trong
lĩnh vực truyền hình số, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp
truyền hình kỹ thuật số. Thêm vào đó, số lượng đầu thu số được bán ra
đạt con số 2 triệu cũng đã làm cho thương hiệu VTC trở nên thân quen
23
với người tiêu dùng. Hiện nay VTC đang là một thương hiệu giành
được nhiều thiện cảm của người tiêu dùng.
Trong thị trường dịch vụ trên mạng cáp, Công ty CEC là nhà cung
cấp đến sau, chưa có nhiều thị phần trong khi khách hàng đã quen với

những thương hiệu lớn như VCTV và HcaTV , việc cạnh tranh thu
hút khách hàng sẽ là một thách thức không nhỏ. Để phát triển dịch vụ
truyền hình cáp, đa dạng hóa dịch vụ của Tổng Công ty VTC, tôi đề
xuất tổng công ty VTC đưa dịch vụ truyền hình cáp số thành một
trong những ngành mũi nhọn bên cạnh dịch dịch vụ truyền hình số vệ
tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình di động của Tổng Công ty.
Hiện nay Tổng công ty VTC đang giữ 24% cổ phần của công ty CEC.
Kiến nghị với Tổng công ty tiếp nhận lại công ty CEC bằng cách tăng
tỷ lệ sở hữu vốn lên 51% và đổi thương hiệu cáp CEC thành thương
hiệu cáp VTC để thu hút được khách hàng.
Với thế mạnh trong truyền thông và sản xuất chương trình, Tổng
công ty tích cực quảng bá dịch vụ cáp VTC tới khán giả xem truyền
hình, để khách hàng biết đến và sử dụng dịch vụ cáp của công ty nhiều
hơn
Hiện nay các doanh nghiệp ồ ạt đổ tiền vào truyền hình trả tiền
cũng làm cho xã hội quan tâm nhiều hơn, cơ hội tìm kiếm các nguồn
quỹ đầu tư cũng sẽ cao hơn. Với một doanh nghiệp có thương hiệu và
uy tín lớn như VTC thì việc tiếp cận với các nguồn quỹ đầu tư ưu đãi
từ nước ngoài sẽ dễ dàng hơn. Đề xuất Tổng công ty VTC tích cực tìm
kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngoài cho công ty CEC vay để
giải quyết tình hình khó khăn tài chính cũng như giảm tối đa lãi suất từ
ngân hàng.
KẾT LUẬN
24
Quá trình hội nhập đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống kinh tế xã hội. Kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Để tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh, các doanh
nghiệp không ngừng vận động, luôn phải đi tìm nguyên nhân và lời
giải đáp cho những mặt tồn tại, hạn chế đồng thời có biện pháp thúc
đẩy những mặt mạnh, những yếu tố tích cực của doanh nghiệp. Để có

hiểu biết sâu sắc về tình hình tài chính của doanh nghiệp thì việc phân
tích những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Phân tích tài chính với vai trò
cung cấp những thông tin tài chính của doanh nghiệp đang ngày càng
trở thành công cụ phổ biến, được sử dụng thường xuyên; không chỉ có
ý nghĩa với một nhóm đối tượng cụ thể mà còn có ý nghĩa mang tính
xã hội.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác phân tích tài
chính trên cơ sở các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần Điện tử và truyền hình cáp Việt Nam tôi đã hoàn
thành đề tài: “phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Điện tử và
truyền hình cáp Việt Nam”
Trong quá trình hoàn thành luận văn, mặc dù rất cố gắng tuy nhiên
không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những
nhận xét, đánh giá và đóng góp ý kiến của các giảng viên, đồng nghiệp
để luận văn đuợc hoàn thiện hơn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng đã tận tình hướng dẫn và có nhiều ý
kiến giúp đỡ hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các Giảng viên trường Đại
học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội,
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo
Công ty, lãnh đạo các phòng ban và các đồng nghiệp tại Công ty cổ
25

×