Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TIỂU HỌC QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.87 KB, 20 trang )

MT VI KINH NGHIM GIO DC ĐO ĐC HC SINH
TIU HC QUA HOT ĐNG NGOI GI LÊN LP
MC LC
STT NI DUNG TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 4
Tính cấp thiết 4
3 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
PHẦN NI DUNG
1 Thực trạng của vấn đề 7
2 Giải quyết thực trạng 9
3 Tính khả thi của đề tài 12
PHẦN KẾT LUẬN
1 Kết luận về vấn đề nghiên cứu 18
2 Những kiến nghị đề xuất 19
3
Một vài hình ảnh về các hoạt động ngoài giờ lên lớp của
nhà trường
20
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Bất kỳ xã hội nào, nền văn hóa nào thì chuẩn mực đạo đức con
người cũng luôn được chú trọng, giáo dục đạo đức con người luôn là một
việc cần thiết và quan trọng trong mọi xã hội và mọi giai cấp. Trong giai
đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh đang trở nên cấp bách
và cần thiết. Ngay từ lứa tuổi học sinh học tiểu học. Giáo dục đạo đức lại
càng phải quan tâm và coi trọng, nó là một nhân tố quyết định đến nhân cách
con người, là luân thường đạo lý của con người. Đạo đức gắn liền với nền


văn hoá của xã hội. Có thể nói đạo đức gắn liền với tâm hồn con người tạo
nên lời ăn tiếng nói, cách cư xử với cộng đồng xã hội … khiến cho mọi
người xung quanh vui vẻ, hạnh phúc. Đạo đức là các tốt, cái đúng của mỗi
con người được chuyển hoá thành lời nói và hành vi tốt đẹp. Con người phải
có nhận thức đúng đắn và theo chiều hướng tích cực về một sự vật, hiện
tượng nào đó để từ đó có lời nói, hành vi tốt về sự vật hiện tượng đó. Như
Bác Hồ nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà
nên”.Đặc biệt với nền giáo dục của chúng ta hiện nay, song song với đổi
mới phương pháp dạy học thì việc quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học
sinh là một việc làm vô cùng quan trọng nhất là với lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi
đang "như búp trên cành". Trẻ em như một tờ giấy trắng, ngay từ ban đầu
việc hình thành giáo dục đạo đức cho các em có một chuẩn mực đạo đức phù
hợp với xã hội là một việc làm vô cùng thiết thực, nó giúp các em hình thành
nên thói quen có hành vi đạo đức tốt mãi mãi về sau.
Trong những năm gần đây việc giáo dục đạo đức đã được các nhà trường
đặc biệt quan tâm. Các giờ học chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, các
giờ hoạt động tập thể đã lồng ghép chương trình giáo dục đạo đức cho học
sinh. Song tình hình đạo đức của học sinh vẫn chưa được cải thiện là bao.
Đây đó vẫn còn hiện tượng học sinh có những lời nói, hành động ứng xử
không hay trong nhà trường. Những vụ việc vi phạm đạo đức xảy ra ngày
càng nhiều, mức độ nghiêm trọng gia tăng. Nhiều biểu hiện thanh thiếu niên
sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, lười lao động,
sống ích kỷ …
Trước tình trạng thực tế ấy, là người làm công tác giáo dục với hơn 30
năm trong nghề dạy học tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở.Vì sao đạo đức
học sinh lại xuống cấp như thế trong khi ở trường học sinh vẫn được học
môn đạo đức (với tiểu học), Giáo dục công dân (với THCS và THPT), các
bài học về pháp luật và vẫn luôn được các thầy cô giáo giáo dục đạo đức qua
mỗi bài giảng, qua các hoạt động ngoại khoá vui chơi? Phải chăng một phần
do sự phát triển quá mạnh của xã hội, do hội nhập Quốc tế quá nhanh; Hay

do gia đình chỉ chú trọng đến kinh tế mà chưa quan tâm đến giáo dục cho
học sinh; Hay do phần đa nhà trường mới chỉ quan tâm đến chất lượng về
kiến thức mà chưa quan tâm đến giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh ở
tất cả các hoạt động chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp của học
trò? Học sinh tiểu học phần đa hiện nay đều học 2 buổi/ngày. Ở trường các
em được học tập vui chơi và tham gia rất nhiều hoạt động khác. Như vậy
song song với việc giáo dục học sinh qua các bài giảng giáo viên tiểu học
còn phải chú trọng đến giáo dục đạo đức học sinh qua hoạt động ngoài giờ
lên lớp. Nếu chỉ chú ý đến việc truyền tải kiến thức cho học trò thì chúng ta
chưa hoàn thành vai trò chức trách của nhà giáo, mà giáo viên cần phải dạy kỹ
năng sống kỹ năng làm người thường xuyên liên tục ở mọi lúc mọi nơi mọi hoạt
động của trò, mới góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Điều 26 của điều lệ trường tiểu học quy định rõ Hoạt động giáo
dục: Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ
lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu,
giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh
tiểu học; Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học
các môn học bắt buộc và tự chọn; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao
gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan
du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích
và các hoạt động xã hội khác.
Chính vì những lý do ấy tôi đã nghiên cứu và viết ra một số kinh nghiệm
về: “Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoài giờ lên
lớp”.
Nếu kinh nghiệm này được phổ biến và sử dụng rộng trong các trường
tiểu học thì tin chắc sẽ có tác dụng rất lớn đến vấn đề giáo dục đạo đức cho
học sinh.
2. Mục đích của đề tài: Mục đích của đề tài này tôi chỉ có mong muốn là đưa
ra các kinh nghiệm thực tế mà tôi đã thực hiện; những kết quả đã thu được
qua việc thực hiện giáo dục đạo đức học sinh qua Hoạt động ngoài giờ lên lớp

ở trường tiểu học Hoàng Văn Thụ để cùng trao đổi, nhân rộng những việc làm
có hiệu quả thiết thực, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
3.Tính cấp thiết :
Hiểu và xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học
sinh qua Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường sẽ mang lại hiệu
quả cao trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp trẻ ham thích đến
trường, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè, được bộc lộ những tài năng
của mình, tự tin vươn lên trong cuộc sống. Trong môi trường trường học an
toàn thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình
vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải
nghiệm của chính bản thân trong các Hoạt động ngoài giờ lên lớp như: qua
các giờ ngoại khóa, qua các trò chơi dân gian, qua các hoạt động tập thể vui
mà học, qua hoạt động từ thiện, … Làm cho trẻ thực sự yêu thầy cô, bè
bạn, coi trường lớp của mình như một gia đình lớn. Đến trường học trẻ được
sống thân thiện với mọi người, được học làm người tốt, được bộc lộ cái tự
lập của mình, được đưa ra các chính kiến, được thảo luận trao đổi với bạn bè
với thầy cô để phát huy tính tích cực của mình. Trong môi trường phát triển
toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự
dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học,
rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức
quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Qua các Hoạt động
ngoài giờ lên lớp trẻ sẽ năng động, sáng tạo, yêu cuộc sống, tham gia các
động xã hội tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học các
chuẩn mực đạo đức, giáo dục con người có tài và có đức, đây là nhân tố
quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. tôi thấy: Nếu triển khai
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc việc thực hiện giáo dục đạo
đức cho học sinh tiểu học qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường TH
Hoàng Văn Thụ - TPTN.
- Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ giáo viên, Phụ huynh học sinh, học

sinh nhà trường tiểu học Hoàng Văn Thụ. Nghiên cứu việc thực hiện giáo
dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở
trường TH Hoàng Văn Thụ
- Cách tiếp cận: Bằng thực tế kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo
thực hiện phong trào, bằng kinh nghiệm của đồng nghiệp, của học trò, của cha mẹ
học sinh, và qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, qua trao đổi trò chuyện
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua
phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các văn bản
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành GD&ĐT. Làm rõ vai trò của
người cán bộ quản lý trong công tác giáo dục đạo đức học sinh qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học. Trên có sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của
cá hoạt động ngoài giờ lên lớp, vận dụng để tìm ra giải pháp để thực hiện tốt công
tác giáo dục đạo đức học góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản hướng dẫn của ngành giáo dục.
- Các phương pháp nghiên cứu: điều tra, khảo sát, phân tích tổng kết và
đúc rút kinh nghiệm.
- Các phương pháp hỗ trợ: Tổng hợp, thống kê, biểu bảng, so sánh….
NI DUNG
1. Thực trạng vấn đề:
Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo cuả giáo viên với sự tự
giác tích cực, tự rèn luyện cuả học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và
chủ yếu là hành vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định.
Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường
dạy học trên lớp và con đường Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọngqua hoạt động này học
sinh được thực hành các kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục cuả nhà trường. Chính từ những
hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất

lớn trong việc hình thành nhân cách cuả học sinh. Giúp các em biết tự giáo
dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa
dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất
định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống.
Biến các nhu cầu khách quan cuả xã hội thành những nhu cầu cuả bản thân
học trò. Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt
động có ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui
chơi giải trí… con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách cuả mình.
Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức,
tư tưởng, tình cảm, năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học
sinh. Do vậy, cần thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện
kĩ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất cuả sự vật
hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho học sinh, giải quyết mối quan hệ
giữa học và chơi - chơi và học làm cho học sinh ham thích đến trường, ham
thích các hoạt động tập thể và biết sống vì tập thể.
Trên thực tế Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học trong những năm qua
đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các
trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp
tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo
cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt
là khi Bộ GD-ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” thì việc đầu tư cho Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã
gắn với cộng đồng hơn, được xã hội quan tâm đầu tư hơn, đã có tài liệu
"Thân thiện với môi trường" của tác giả Ngô Thị Tuyên do nhà xuất bản GD
Việt Nam xuất bản. Cuốn tài liệu này cũng đã góp phần tích cực giúp GV có
hướng đi, cách làm theo từng chủ đề để góp phần giáo dục hoạt động ngoài
giờ lên lớp cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
Song bên cạnh đó, với tình hình hiện nay nội dung hoạt động ngoài giờ
lên lớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế, chương trình còn đơn điệu,

cứng nhắc.Vẫn còn Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự
quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động Ngoài giờ lên lớp,
gần như cho rằng đó là nhiệm vụ, là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là
Chi đoàn và Tổng phụ trách Đội.
Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một
số trường chưa có sự sáng tạo, hầu như vẫn còn lệ thuộc nhiều vào sự chi
phối của cấp trên hoặc phụ thuộc nhiều vào các cuộc thi. Lãnh đạo một số
trường chưa có biện pháp cụ thể, năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ còn
của một số giáo viên vẫn còn hạn chế.
Khá nhiều giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lên lớp
để ôn kiến thức, kĩ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học.
Nhiều trường ít chú ý đầu tư thời gian cho Hoạt động ngoài giờ lên lớp, bởi
thường mất nhiều thời gian, nếu tổ chức không tốt không những không mang
lại lợi ích gì mà còn ảnh hưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp,
tốn kém kinh phí mà không có nguồn tài chính hỗ trợ, có quan điểm còn cho
đây là họat động vui chơi nên không quan trọng,mất nhiều thời gian, tốn
kém kinh phí không cần thiết. Đa số giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc
chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này, gần như cho rằng đó là nhiệm
vụ, là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là chi đoàn và tổng phụ trách đội.
Qua khảo sát đầu năm học ở giáo viên và học sinh phụ huynh HS và một
số đại diện các tổ chức đoàn thể thu được kết quả như sau:
Đối tượng tham gia
khảo sát

Nhận thức về các hoạt động NGLL trong nhà trường
Cần thiết Không cần thiết Trung gian
Số lượngSố lượng% Số lượng% Số lượng%
Giáo viên 50 42 84 1 2 7 14
Học sinh 72 38 52,8 2,8 2 32 44,4
Phụ huynh 72 24 35 7 9 41 56

Các tổ chức 5 2 40 0 0 3 60
2. Giải pháp giải quyết thực trạng vấn đề:
Có nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đặc biệt là
ở nhà trường Tiểu học là nơi có thể làm tốt công tác Giáo dục đạo đức cho
học sinh. Muốn trẻ phát triển tố về nhân cách thì ngay từ buổi đầu đến
trường trẻ phải được tiếp xúc với môi trường Giáo dục tốt. Sự niềm nở đón
học sinh vào trường lớp của nhà trường của cô giáo, sự tân thiện của bạn bè
và mọi người xung quanh ngay từ buổi đầu sẽ là lực hấp dẫn kôi cuốn trẻ.
Học sinh có yêu thích đến trường có tình cảm với cô giáo thì mới có ý thức
học tập và tu dưỡng. Ngoài việc học các kiến thức trong các giờ chính khóa
giáo viên còn có bổn phận tổ chức tốt các hoạt dộng ngoauf giòe lên lớp
( HĐNGLL) để cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội mang tính cộng
đồng, trẻ có dịp để thực hành các kiến thức đã học, để vận dụng các kỹ năng
vào cuộc sống Muốn các HĐGDNGLL đạt hiệu quả:
- Trước hết phải đọc kĩ các văn bản tài liệu hướng dẫn, xác định rõ mục
tiêu của việc giáo dục đạo đức học sinh qua hoạt động NGLL: Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong ba hoạt động quan trọng, là bộ phận
hợp thành cuả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục cuả nhà
trường, giúp học sinh phát triển toàn diện và có kỹ năng sống thực tế.
- Phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cuả hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp để gắn với giáo dục đạo đức cho hoạc sinh và đưa nội dung
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch năm học cụ thể, tránh qua
loa vài dòng chung chung.
- Phải xây dựng kế hoạch cụ thể, kế hoạch phải được bàn bạc thống nhất
trong ban thi đua nhà trường để triển khai trong hội đồng sư phạm cùng với
kế hoạch năm học. Bàn thống nhất trong lãnh đạo, ban chỉ đạo, xây dựng kế
hoạch thực hiện sao cho có tính khả thi (Tham khảo thêm ý kiến đóng góp
của các tổ chuyên môn, các cá nhân). Kế hoạch được phổ biến tới toàn thể
cán bộ giáo viên; Nhằm: thống nhất nội dung các hoạt động NGLL trong
năm học gắn với các chặng thi đua trong năm. Bàn biện pháp thực hiện cụ

thể. Từng bộ phận có kế hoạch chuẩn bị và triển khai chu đáo. Phân công
giao trách nhiệm và quyền hạn cho trưởng các đoàn thể, các tổ trưởng
chuyên môn thực hiện kế hoạch của nhà trường và đề xuất các biện pháp
thực hiện có hiệu quả cho nhà trường.
- Làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương cùng phối
hợp tuyên truyền trong toàn dân hiểu được ý nghĩa và mục đích của việc tích
cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, nếu tốt sẽ
mang lại hiệu quả đích thực trong việc giáo dục đạo đức học sinh và đặc biệt
là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như thế nào? Công tác tuyên truyền
cực kỳ quan trọng, cha mẹ học sinh và các tổ chức sẽ ủng hộ về thời gian,
tiền bạc, phương tiện… Ngoài việc tuyên truyền thì các pa nô, tranh áp
phích, khẩu hiệu được treo tại các khu vực trong trường theo mỗi chủ đề thi
đua cũng manh tính hiệu quả cao, nó nhắc nhở mọi người luôn cố gắng.
Người giáo viên cần có các yêu cầu về giáo dục đạo đức học sinh qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp:
- Tập trung các nguồn lực để sớm khắc phục những yếu kém về cơ sở vật
chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an
toàn, thân thiện, vui vẻ.
- Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt
động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ
động và có ý thức sáng tạo.
- Phát huy sự chủ động sáng tạo của thầy cô giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập Quốc tế.
- Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng vầ phong
phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục truyền thống văn hoá, lịch
sử cách mạng cho học sinh.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp phải đảm bảo tính tự giác không gây áp lực quá
tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện cơ sở. Nội dung cụ thể của các
hoạt động ngoài giờ lên lớp phải phù hợp, có chủ đề, là do cơ sở tự chọn phù hợp
với điều kiện của nhà trường làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu

ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.
- Phát huy hết vai trò của Công đoàn: Xây dựng tập thể đoàn kết; xây dựng
cơ quan văn hoá và cơ quan văn hoá có đời sống cao; xây dựng nội quy nề
nếp sinh hoạt tập thể; đổi mới sinh hoạt Công đoàn tổ chức các hoạt động
văn nghệ thể dục thể thao lành mạnh
- Đoàn thanh niên: Nêu cao vai trò tiên phong, tích cực học tập nâng cao
trình độ, tham gia có hiệu quả các HĐNGLL.
- Đội TNTP Hồ Chí Minh: Tăng cường các hoạt động tập thể. Rèn kĩ năng
sống cho học sinh.
- Tiếp tục duy trì và giữ vững việc xây dựng trường lớp xanh - sạch đẹp
và an toàn, xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch: Hàng tuần, hàng tháng các bộ phận
được phân công và lãnh đạo nhà trường trực tiếp việc kiểm tra đôn đốc để
kịp thời điều chinh những việc còn bất cập hoặc còn tồn tại. Động viên
khuyến khích kịp thời những cá nhân và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Thông tin báo cáo hai chiều: Phải kịp thời và đầy đủ. Phải biết lắng nghe
và phân tích các thông tin dể xử lí cho chính xác.
- Tổ chức khen thưởng: Cuối mỗi đợt thi đua, cuối kì, cuối năm học các tổ
chuyên môn, đoàn thể bình bầu các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc
thực hiện phong trào để nhà trường khen thưởng. Khen đúng thời điểm, đúng
người, đúng việc sẽ là nguồn động lực lớn gúp phong trào phát triển mạnh.
3. Tính khả thi của đề tài:
Kết quả về nhận thức đã tăng lên rõ rệt: Bảng khảo sát cuối năm học
Đối tượng tham gia
khảo sát

Nhận thức về các hoạt động NGLL trong nhà trường
Cần thiết Không cần thiết Trung gian
Số lượngSố lượng % Số lượng % Số lượng %
Giáo viên 50 50 100 0 0 0 0

Học sinh 72 70 98 0 0 2 2
Phụ huynh 72 54 75,5 1 1,4 17 23
Các tổ chức 5 5 100 0 0 0 0

- Mối quan hệ của các thành viên với nhau trong nhà trường đã có nhiều đổi
thay, mọi nguời gần gũi nhau hơn, thân thiện với nhau hơn nhưng không phải
vì thế mà mất đi tính kỷ cương của nhà trường. Nhiều tấm gương điển hình
mới trong công tác thi đua dạy và học, công tác chủ nhiệm, công tác từ thiện,
công tác xã hội đã xuất hiện trong nhà trường. Giáo viên chủ động sáng tạo
tích cực đổi mới phuơng pháp dạy học. Trong nhà trường không có hiện
tượng giáo viên xúc phạm học sinh dưới mọi hình thức, không có hiện tượng
học sinh trốn học hay bỏ học, không có hiện tượng bạo lực học đường
- Học sinh tích cực chủ động học tập.Trong giờ học các em được thoả sức
bộc lộ năng lực, khả năng năng khiếu của mình: hùng biện, tranh luận, sắm
vai, diễn tiểu phẩm, tập làm phóng viên Các sân chơi cho các em được tổ
chức có hiệu quả như: tuổi thơ khám phá, trò chơi âm nhạc, triển lãm mĩ
thuât, hội chợ khéo tay kĩ thuật, ngày hội múa hát dân ca và trò chơi dân
gian, thi kể chuyện, hái hoa dân chủ, đặc biệt là sân chơi: Rung chuông vàng
đã gây được dấu ấn cho học sinh, được đông đảo phụ huynh ủng hộ nhiệt
tình về mọi mặt Việc xây dựng thư viện thân thiện cho học sinh đã cuốn
hút rất nhiều học sinh tham gia, các em rất thích được đến thư viện: ở đấy
các em đọc sách, tìm hiểu về các lĩnh vực, sáng tác văn thơ, vẽ tranh, đóng vai,
xem phim tài liệu, vào mạng INTENET để tìm tài liệu, giải toán Toàn trường
có gần 300 em tham gia câu lạc bộ giải toán, tiếng Anh violympic qua mạng: có
14 em được giải cấp tỉnh và 4 em dự thi cấp Quốc Gia.
-Các hoạt động ngoài giờ lên lớp đã phát huy tối đa vai trò và tính hiệu
quả của nó: Múa hát tập thể ,A EOROBIC, múa hát các làn điệu dân ca, triển
khai các trò chơi dân gian, thi viết thư quốc tế UPU,thi an toàn giao thông,
biết rèn luyện sức khoẻ, có ý thức bảo vệ sức khoẻ và có các kỹ năng phòng
chống tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước và các tệ nạn khác… Các em

được chơi các trò chơi như: mèo đuổi chuột, kéo co, ô ăn quan, rống rắn lên
mây, hát các bài đồng giao quen thuộc. Ngoài các bài hát quy định theo
chương trình các em còn được tham gia hát múa, biểu diễn các làn điệu dân
ca 3 miền. Ban giám hiệu phân công một đ/c giáo viên âm nhạc phụ trách
hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng dẫn các em được tham gia đóng các tiểu
phẩm dân gian: Tấm Cám, Mai An Tiêm, Tích Chu, Cây khế, Sơn Tinh-
Thủy Tinh…Các em còn.được làm quen với đàn ooc gan và các nhạc cụ dân
tộc như: sáo, thanh la, trống , mõ, song loan trong các tiết học nhạc,tập biểu
diễn và ngoại khóa
-Nhà trường đã tổ chức tốt các hoạt động: “Uống nước nhớ nguồn”,”
“Đền ơn đáp nghĩa”,”Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Vườn hoa em chăm” ,”Lá lành
đùm lá rách” “Ủng hộ đồng bào bị bão lụt” “ Mua ủng hộ các thành phẩm do
hội người mù, khuyết tật làm ra, gây quỹ vì bạn nghèo, tổ chức tốt công tác
thực hiện “3 đủ” cho học trò. Hàng năm các thầy cô cùng các em học sinh
quyên góp ủng hộ được hàng trăm bộ quần áo cùng nhiều đồ dùng sách vở
để ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Các em được tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử địa phương. Buổi chào
cờ đầu tiên sau khai giảng tổ chức triển khai:"Bài học truyền thống”của nhà
trường tới toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh , để mọi người ôn lại truyền
thống của nhà trường và khắc sâu hình ảnh Người chiến sĩ cách mạng kiên
trung Hoàng Văn Thụ mà trường mang tên, sau đó tổ chức lễ dâng hương
Hoàng Văn Thụ ngay tại phòng truyền thống của nhà trường để thầy và trò
cùng tự hào và cố gắng giữ gìn phát huy truyền thống ; ngoài ra, các em
được chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, tổ chức lễ kí kết chăm sóc đình làng Quan
Triều với địa phương, được tìm hiểu về anh hùng Dương Tự Minh- Người
con của Quan Triều đã có công phò vua diệt giặc cứu nước; biết được
phường Quan Triều nơi các em sinh sống đã được nhà nước phong tặng
danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang giai đoạn chống Mỹ cứu nước từ
đó khơi dậy trong các em lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Trong năm học,
các em còn được thăm quan Bảo tàng các dân tộc Việt Nam, thăm và dâng

hương ở nhà tưởng niệm Bác Hồ tại nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn; Thăm quan
khu vực snr xuất vũ khí phục vụ chiến đấu của công ty 27 Bộ Quốc phòng đóng
trên đị bàn. Tổ chức các hoạt động hướng về nghìn năm Thăng Long Hà Nội ,tổ
chức cho học sinh thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng
Long, Thành Cổ Loa
- Chương trình phát thanh măng non của các em được phát huy tối đa tính
tự lập, tự sáng tạo. Dưới sự hướng dẫn của TPT đội các em có các biên tập
viên, có ban biên tập có phát thanh viên. Hàng tuần cập nhật tin tức của liên
đội và phát thanh tuyên truyền đạt hiệu quả. Nhiều em có bài viết rất hay rất
ấn tượng.
Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp thiết thực như vậy các em rất yêu
trường, yêu lớp đoàn kết, thân thiện gắn bó với bạn bè thầy cô. Nhiều em có
những “thần tượng”riêng của mình về thầy cô, bè bạn. Dần hình thành nhân
cách về đạo đức làm người, xây dựng các hành vi đạo đức tốt cho các em,
giúp các em biết yêu thương sống vì mọi người và tinh thần vì tập thể tương
thân tương ái, giáo dục được lòng tự hào, ý thức bảo vệ của công, tinh thần
đoàn kết, hướng tới cái đẹp: chân thiện mỹ.
- Cha mẹ học sinh rất phấn khởi khi họ thấy con em họ đến trường không
còn áp lực: Học, học,và học như trước đây nữa , con họ đến trường được: “
Học mà chơi- chơi mà học”, được hưởng các quyền lợi học tập, hưởng một
môi giáo dục an toàn, thân thiện. Nhiều cha mẹ học sinh ủng hộ nhà trường
rất nhiệt tình về mọi nguồn lực( việc mà trước đây vô cùng khó khăn). Thấy
được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, nhà trường đã phát huy
sức mạnh tiềm năng của ban đại diện cha mẹ học sinh: Phối hợp với nhà
trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động để xã hội hoá giáo dục, tăng
cường cơ sở vật chất góp phần cải tạo môi trường ngày một khang
trang. Các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể của địa phương đã có sự quan
tâm hơn đến nhà trường, coi giáo dục là của toàn dân, họ có sự ủng hộ về vật
chất và tinh thần chứ không thờ ơ đứng ngoài cuộc như trước đây.
Song phần thưởng lớn nhất đối với nhà trường là niềm vui đến trường của

các em học sinh, là hiệu quả và chất lượng giáo dục, sự trưởng thành về
nhân cách của các em, có nhiều học sinh chăm ngoan có cách ứng xử chuẩn
mực, biết kính trên nhường dưới, là niềm vui của mỗi gia đình, là niềm tin
của xã hội đối với nhà trường và ngành Giáo dục.
Đây là những kinh nhiệm được đúc kết qua việc làm cụ thể có thực ở
trường tiểu học Hoàng Văn Thụ trong các năm qua. Các vấn đề dược trình
bày trong đề tài cũng hết sức gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện không tốn kém
nhiều về thời gian, kinh phí. Chỉ bằng tấm lòng nhiệt huyết thật sự yêu nghề,
yêu trẻ và với lòng nhiệt tình hăng say ham tìm cái mới, vận dụng cái mới một
cách linh hoạt sáng tạo thì tôi nghĩ sẽ thành công và mang lại hiệu quả như mong
muốn. Các đích của nghề dạy học là dạy làm người phát triển toàn diện để tự
phục vụ bản thân, phục vụ mọi người và xây dựng Tổ Quốc.
Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về
việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở mỗi nhà trường:
Xác định các hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể hàng năm trên cơ sở gắn bó
chặt chẽ với kế hoạch năm học, kế hoạch thi đua. Cần có sự phối hợp khéo
léo, linh hoạt các công việc để tránh sự quá tải đối với các hoạt động giáo
dục trong nhà trường. Đảm bảo có trọng điểm cho từng giai đoạn và tính khả
thi của từng giải pháp. Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
trong trường tiểu học hiện nay không ngoài mục đích đạt được những điều
quan điểm giáo dục cuả Đảng đã đề ra mà từng cán bộ quản lý , nhất là Hiệu
trưởng cần có nhận thức đầy đủ đúng mức tầm quan trọng của nó trong việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhà trường , nhiệm vụ dạy và học mới có
thể khắc phục các khó khăn và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu
quả .
PHẦN KẾT LUẬN
Từ xác định mục tiêu của giáo dục đạo đức học sinh qua hoạt động ngoài
giờ lên lớp là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài
nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả,
phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đây là những kinh nhiệm được đúc kết qua việc làm cụ thể có thực ở trường
tiểu học Hoàng Văn Thụ trong các năm qua mà tôi muốn chia se trao đổi với
mọi người để cùng làm tốt trong công tác "trồng người". Các vấn đề dược
trình bày trong đề tài cũng hết sức gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện không tốn
kém nhiều về thời gian, kinh phí. Chỉ bằng tấm lòng nhiệt huyết thật sự
yêu nghề, yêu trẻ và với lòng nhiệt tình hăng say ham tìm cái mới, vận dụng cái
mới một cách linh hoạt sáng tạo thì tôi nghĩ sẽ thành công và mang lại hiệu quả
như mong muốn. Các đích của nghề dạy học là dạy trẻ làm người, phát triển toàn
diện về đức- trí -thể- mỹ để trẻ tự phục vụ bản thân, phục vụ mọi người góp và
lớn lên trở thành người công dân có ích.
Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về
việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở mỗi nhà trường
do vậy cần xác định đúng vai trò, vị trí, mục têu các hoạt động ngoài giờ lên
lớp cụ thể hàng năm trên cơ sở gắn bó chặt chẽ với kế hoạch năm học, kế
hoạch thi đua. Cần có sự phối hợp khéo léo, linh hoạt các công việc để tránh
sự quá tải đối với các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đảm bảo có
trọng điểm cho từng giai đoạn và tính khả thi của từng giải pháp. Việc tổ
chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học hiện nay
không ngoài mục đích đạt được những điều mà quan điểm giáo dục cuả
Đảng đã đề ra cho từng cán bộ quản lý, nhất là Hiệu trưởng mỗi nhà trường.
Hiệu trưởng cũng cần có nhận thức đầy đủ đúng mức tầm quan trọng của nó
trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ dạy và học của nhà trường
mới có thể khắc phục được các khó khăn để tổ chức hoạt động ngoài giờ lên
lớp có hiệu quả gắn với việc giáo dục đạo đức học sinh thu được kết quả tốt
đẹp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đ/c đồng nghiệp, các tổ chức đoàn thể,
các bậc cha mẹ học sinh, học sinh trường TH Hoàng Văn Thụ đã giúp đỡ tôi
hoàn thanh đề tài này.
Ngày 15 tháng 05 năm 2011
Người viết

Nguyễn Bích Hiền
ĐỀ XUẤT V KHUYẾN NGHỊ:
* Đối với Đảng, chính quyền địa phương:
-Cần quan tâm nhiều hơn nữa cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho
các nhà trường.
* Cần có sự phối hợp liên ngành để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo dục
về mọi mặt.
TI LIU THAM KHẢO
- Tài liệu hướng dẫn động ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông
- Hướng dẫn XD trường học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ
GD&ĐT
- Thân thiện với môi trường – Nhà xuất bản GD 2009
- Báo giáo dục thời đại
- Cẩm nang văn hoá ứng xử nơi công sở
- Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học – Nhà xuất bản GD 2008
- Cùng sự cộng tác của các đồng chí cán bộ giáo viên nhà trường

×