Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ba vụ việc có tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.57 KB, 16 trang )

Dàn bài
I/Đặt vấn đề
II/ Ba vụ việc có tranh chấp liên quan đến giao dịch dân
sự có điều kiện
1. Tìm hiểu khái quát giao dịch dân sự có điều kiện
2. tình huống 1
3. tình huống 2
4. tình huống 3
III/ Kết luận
Bài làm
I/Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, các giao dịch dân sự phát sinh trong đời sống
cũng ngày càng đa dạng, phức tạp. Các giao dịch dân sự được phân loại
thành hợp đồng dân sự , hành vi pháp lý đơn phương và giao dịch dân sự có
điều kiện. Để hiểu rõ hơn về giao dịch dân sự , đặc biệt là giao dịch dân sự
có điều kiện, chúng ta đi sâu vào tìm hiểu 3 tình huống cụ thể sau.
II/ Ba vụ việc có tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện
1. Tìm hiểu khái quát giao dịch dân sự có điều kiện
- Khái niệm về giao dịch dân sự :
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự.” (Theo điều 121,
BLDS 2005.)
Trong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao
dịch. Ý chí phải được thê hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để
các chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia đã tham
gia vào một giao dịch dân sự cụ thể. Bởi vậy, giao dịch dân sự là sự thống
nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp
pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Mục đích pháp
lý (mong muốn) đó sẽ trở thành hiện thực , nếu như các bên trong giao dịch
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo qui định của pháp luật .
Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự là các quyền và nghĩa vụ của các chủ


thể được pháp luật bảo đảm thực hiện. Để được pháp luật bảo đảm thực hiện
thì cá quyền và nghìa vụ đó phải được xác lập phù hợp với quy định của
pháp luật. Trong trường hợp các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch
2
dân sự không phù hợp với quy định của pháp luật thì giao dịch dân sự đó có
thể bị vô hiệu.
- Giao dịch dân sự có điều kiện :
Giao dịch có điều kiện là giao dịch dân sự mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc
hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định., khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch
phát sinh hoặc hủy bỏ. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện
phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch
dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ (Khoản 1 Điều 125, BLDS 2005). Giao dịch
dân sự có điều kiện cũng tương đối phổ biến và được các chủ thể áp dụng để
thoả mãn quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều kiện trong giao dịch dân
sự có thể là do một bên đưa ra (hành vi pháp lí đơn phương) hoặc do các
bên thỏa thuận (hợp đồng).
Điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện có thể là điều kiện làm phát
sinh,tức là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự
kiện được coi là điều kiện xảy ra. Ví dụ: Trong di chúc người để lại di sản
đưa ra điều kiện để hưởng di sản của người thừa kế, hoặc A thỏa thuận với B
rằng sẽ bán lại cái xe máy cho B nếu A mua xe mới… Điều kiện trong giao
dịch dân sự có điều kiện có thể là điều kiện hủy bỏ giao dịch, tức là giao
dịch đã được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là điều kiện
xảy ra thì giao dịch bị hủy bỏ. Ví dụ: A thỏa thuận với B rằng A sẽ mua lại
con bò của B để lấy thịt nhưng các bên thỏa thuận nếu trước khi A lấy bò mà
con bò có bệnh thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ. Điều kiện trong giao dịch dân sự
phải là những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, có thể thực hiện được và
không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự
không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người

thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên
3
hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ
bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra (Khoản 2
Điều 125, BLDS 2005). Điều này đưa ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp cho các chủ thể trong giao dịch dân sự cũng như đảm bảo sự bình đẳng
giữa các bên pháp luật quy định.
2. Tình huống 1 :Yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà
Nguyên đơn: Bà Huỳnh Thị Lê, sinh năm 1929, trú tại 23 Tản Viên, Phước
Hòa, Nha Trang; ủy quyền cho bà Đỗ Thị Ngọc Mai, sinh năm 1973, trú tại
47B Nguyễn Thiện Thuật, thành phố Nha Trang đại diện.
Bị đơn: Ông Đặng Hữu Trọn, sinh năm 1958.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Nga, sinh năm 1958.
Cả hai đều trú tại: 23 Tản Viên, Phước Hòa, Nha Trang.
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan:
1/ Ông Từ Ngọc Hiệp, ông Từ Hữu Tâm, bà Từ Thị Mỹ Vân, bà Từ Thị
Thành Thiện, bà Từ thị Thành Phúc. Cùng trú tại Australia.
Tất cả ùy quyền cho ông Nguyễn Nổi, sinh năm 1930, trú tại 08 Ngô Đức
Kế, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
2/ Bà Từ Thị Mộng Lành, sinh năm 1961, trú tại 23 Tản Viên, Phước Hòa,
Nha Trang, Khánh Hòa.
3/ Ông Từ Kim Phong, sinh năm 1958, trú tại 530 Lê Hồng Phong, Phước
Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa.
a/ Nội dung vụ án như sau:
Cụ Từ Ngọc Diệm (chết năm 1969) và cụ Huỳnh Thị Lê đã tạo lập được căn
nhà số 23 Tản Viên, phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa (diện tích nhà 115,50m
2
, diện tích đất 185,60m
2

); hai cụ có 07 người
con là các ông bà: Từ Kim Phong, Từ Thị Mộng Lành (đều ở Việt Nam); Từ
4
Ngọc Hiệp, Từ Hữu Tâm, Từ Thị Mỹ Vân, Từ Thị Thành Thiện, Từ Thị
Thành Phúc (đều định cư tại Úc).
Theo đơn khởi kiện đề ngày 05-5-2004, lời khai của cụ Lê và bà Đỗ Thị
Ngọc Mai (người đại diện theo ủy quyền của cụ Lê) thì ngày 22-8-1996, cụ
Lê và hai người con ở Việt Nam là ông Phong, bà Lành đã bán một phần căn
nhà 23 Tản Viên (diện tích nhà 89,02m
2
, diện tích đất 129,05 m
2
) cho vợ
chồng ông Đặng Hữu Trọn và bà Nguyễn Thị Mỹ Nga với giá 264 chỉ vàng;
cụ Lê đã nhận 214 chỉ vàng và mượn thêm của vợ chồng ông Trọn 10 chỉ
vàng nữa. Hai bên thỏa thuận có nội dung là bên bán phải thu thập được chữ
ký của 5 người con còn lại của cụ Lê ở nước ngoài đồng ý bán nhà; nếu thay
đổi ý kiến, có tranh chấp khiếu nại làm ảnh hưởng đến thủ tục mua bán hoặc
không thu thập được chữ kí của 5 người nêu trên đồng ý bán nhà thì bị phạt
gấp 3 số vàng đã nhận (Giấy thỏa thuận mua bán này có chứng thực của
công chứng Nhà nước); nay cụ Lê xin hủy hợp đồng mua bán nhà vì 5 người
con của cụ ở nước ngoài không đồng ý bán nhà mà để lại làm từ đường và
cụ xin chịu phạt gấp đôi số vàng mà cụ đã nhận của vợ chồng ông Trọn, bà
Nga.
Bị đơn là ông Đặng Hữu Trọn và bà Nguyễn Thị Mỹ Nga trình bày rằng năm
1996, vợ chồng ông bà mua của cụ Lê căn nhà số 23 Tản Viên với giá 264
chỉ vàng; đã trả cho cụ Lê 214 chỉ vàng và để cụ Lê mua nhà khác; đến đầu
năm 1997 lại trả thêm cho cụ Lê 10 chỉ vàng nữa, như vậy cụ Lê đã nhận
tiền bán nhà là 224/264 chỉ vàng, sau đó vợ chồng ông nhận nhà, đã sửa
chữa nhà và ở ổn định từ đó đến nay; nay vợ chồng ông, bà yêu cầu tiếp tục

thực hiện hợp đồng mua bán nhà.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Từ Kim Phong và bà Từ Thị
Mộng Lành thống nhất với lời trình bày và yêu cầu của cụ Lê.
5
Ông Nguyễn Nổi (người đại diện theo ủy quyền của năm người con của cụ
Lê ở nước ngoài là ông Tiệp, ông Tâm, bà Vân, bà Thiện, bà Phúc) trình bày
là cả năm người không biết việc cụ Lê, ông Phong và bà Lành bán nhà 23
Tản Viên; việc mua bán này là trái pháp luật vì nhà đất là tài sản thừa kế
chưa chia; yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà đất nêu trên.
b/ Cách giải quyết của Tòa án:
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 11/DSST ngày 31/8/2004, Tòa án, nhân
dân tỉnh Khánh Hòa quyết định:
1/ Bác yêu cầu của nguyên đơn, buộc cụ Huỳnh Thị Lê, bà Từ Thị Mộng Lành
và ông Từ Kim Phong phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã cam kết tại “giấy
thỏa thuận và việc giao nhận tiền và mua bán nhà số 23 Tản Viên, Phước
Hòa” lập ngày 22-8-1996 đã được công chứng và phải làm thủ tục chuyển
quyền sở hữu một phần căn nhà số 23 Tản Viên, Phước Hòa, Nha Trang cho
vợ chồng ông Đặng Hữu Trọn và bà Nguyễn Thị Mỹ Nga theo quy định của
pháp luật (có sơ đồ kèm theo)
2/ Buộc ông Đặng Hữu Trọn và bà Nguyễn Thị Mỹ Nga phải thanh toán phần
tiền nhà, đất còn thiếu cho cụ Huỳnh Thị Lê, bà Từ Thị Mộng Lành và ông Từ
Kim Phong là 195.640.000đ.
Tạm giao cho vợ chồng ông Trọn, bà Nga tiếp tục quản lý một phần nhà và
đất địa điểm tại số 23 Tản Viên – Phước Hòa – Nha Trang. Cụ thể nhà có
diện tích xây cất 89,02m
2
và diện tích đất 129,05m
2
cho đến khi cơ quan có
thẩm quyền cấp sổ công nhận.

3/ Các đương sự có trách nhiệm liên hệ cơ quan có thẩm quyền để làm thủ
tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật đối với phần nhà, đất
mình quản lý.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí.
6

×