Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.09 KB, 17 trang )

Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
MỞ ĐẦU
Có lẽ không sai khi nói rằng, những ai đã từng nghiên cứu và tìm hiểu về bộ môn
triết học, không ai là không biết đến cái tên Aristotle, một người được mệnh danh là “Bộ óc
bách khoa toàn thư” thời cổ Hy Lạp. Aristotle là nhà triết học, nhà giáo dục và nhà khoa
học đã tạo nên ảnh hưởng hết sức lớn lao trong nền Văn Minh Tây Phương, ông đã mở ra
một chân trời mênh mông cho khoa học phương Tây phát triển và lý trí Hy Lạp nảy nở.
Aristotle để lại cho nhân loại một hệ thống tri thức đồ sộ và có ảnh hưởng sâu rộng về
nhiều mặt đến đời sống của nhân loại. Cùng với Plato, Aristotle được coi là một trong các
nhà triết học Hy Lạp quan trọng nhất. Aristotle hiểu rõ toàn thể học thuật Hy Lạp của các
thời đại trước, đã cứu xét, tóm tắt, nhận xét và làm phát triển kiến thức của nhân loại, gây
ảnh hưởng trong nhiều thế kỷ về sau. Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểu về Aristotle,
về cuộc đời cũng như các nền tảng khoa học mà ông đã đặt ra, đã cống hiến cho nhân loại,
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài tiểu luận “ Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã
hôi phương Tây” để nghiên cứu. Trong phạm vi thời gian cho phép hạn hẹp cũng như hạn
chế về nguồn tài liệu có thể tiếp cận được, bài viết chỉ xin trình bày rõ những quan điểm
triết học nổi trội của Aristotle trong những lĩnh vực mà ông nghiên cứu như Siêu Hình Học,
Luận Lý Học, Ngôn ngữ học, Sinh vật học và Chính trị học. Đồng thời phân tích để người
đọc có thể thấy được những cống hiến của Aristotle cũng như ảnh hưởng của những quan
điểm đó đến xã hội phương Tây lúc bấy giờ. Với mục đích trên, kết cấu của bài tiểu luận
ngoài phần “ Lời nói đầu” và phần “ Kết luận” bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về Aristotle
Chương 2: Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
Nguồn tài liệu được sử dụng trong bài được tìm từ các trang web. Bài viết chắc chắn không
thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy
cô và các bạn để bài tiểu luận ngày càng hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ARISTOTLE
1.1 Tổng quan về cuộc đời của Aristotle
Aristotle chào đời tại Stagira thuộc miền Thrace năm 384 trước Tây Lịch.


Stagira là một tỉnh nhỏ, là thuộc địa của Hy Lạp bên bờ phía bắc biển Aegean mà
ngày nay có lẽ là Stavro. Cả cha và mẹ của Aristotle đều gốc người Ionien. Cha
Aristotle, ông Nichomachus, là một thầy thuốc danh tiếng tại triều đình Vua
Amyntas II, cha của Vua Philip of Macedonia. Mẹ của Aristotle vốn người miền
Chalcis. Năm 17 tuổi, Aristotle tới thành Athens và theo hoc nghề thầythuốc.Năm
367 trước Tây Lịch, Aristotle vào học Trường Academos của Plato. Vào thời gian
này, Plato 61 tuổi và đã liên quan tới nền chính trị của Syracuse. Aristotle được coi
là một trong số học viên chăm chỉ nhất và xuất sắc hơn các bạn về trí thông minh
và lòng nhiệt thành. Vào năm 347 khi Plato qua đời, Speusippus trở thành người
đứng đầu trường Academos. Aristotle đã cùng với Xenocrates và một vài môn đệ
của Plato, rời thành Athens tới Assos, sống với Hermias là một học trò cũ của Plato
và cũng là bạo chúa của hai tỉnh Atarneus và Assos trong miền Tiểu Á. Aristotle có
cảm tình rất nhiều với Hermias và đã kết hôn cùng Pithias, người con gái nuôi của
bạo chúa. Năm 342, Aristotle được mời tới Macedonia để dạy dỗ Thái Tử
Alexander khi đó mới 13 tuổi. Theo như thông lệ, nhà Đại Hiền Triết đã dạy cho
Thái Tử về Chính Trị và Tu Từ Pháp, và Aristotle cũng soạn một tác phẩm của
Homer để giảng cho Alexander. Aristotle đã cố gắng làm phát triển nơi Thái Tử các
đức tính về điều độ và lý trí mà đối với ông, rất cần thiết cho một vương quốc. Có
lẽ chính vào dịp này, Aristotle đã soạn ra cuốn “Khảo Sát về Vương Quyền” để
giáo huấn Thái Tử nhưng tác phẩm này đã bị thất lạc hoàn toàn. Vào năm 335 khi
Đại Đế Alexander đi chinh phục châu Á thì Aristotle tự thấy rằng nhiệm vụ của
mình đã chấm dứt. Ông đề nghị để người cháu tên là Callisthenes thay mình làm cố
vấn cho Đại Đế. Sau khi từ biệt Alexander, Aristotle trở lại thành Athens và lập ra
trường Lyceum. Năm 323 khi Đại Đế Alexander qua đời, Aristotle nhận thấy đời
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
sống và tài sản của mình bị đe dọa. Vì thế, Aristotle rời bỏ thành Athens, trốn về
quê mẹ là miền Chalcis. Sống tại Chalcis được vài tháng, Aristotle qua đời vào năm
322. Ông để lại hai người con, con trai cùng tên với ông nội là Nichomachus và
người con gái mang tên mẹ Pithias. Theo như lời yêu cầu, nắm xương tàn của nhà

Đại Hiền Triết được chôn cất tại Stagira cùng với hài cốt của Pithias, vợ ông.
1.2 Tổng quan về sự nghiệp của Aristotle
Aristotle là nhà triết học, tự nhiên học danh tiếng nhất của nền văn minh Hy
Lạp cổ. Cuộc đời ông là một câu chuyện thú vị bởi ngoài tư cách là một nhà khoa
học vĩ đại thời cổ, ông còn là một người học trò lớn của nhà triết học plato, là một
người thầy, một người bạn tâm giao của nhà quan sự và chính trị lừng lẫy nhất thời
bấy giờ - Alexander Đại đế. Những con người vĩ đại luôn ý thức cao độ về tài năng
của họ, Aristotle cũng chính là người như thế. Câu châm ngôn quen thuộc của ông
đã nói lên điều đó “không hâm mộ một thứ gì, không kinh ngạc trước một thứ gì’’.
Aristotle đã được hưởng một quá trình giáo dục vô cùng bài bản. Năm mười bảy
tuổi, ông đến Athène để nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn Lâm của Platon. Ông
miệt mài nghiên cứu bên cạnh người thầy nổi tiếng của mình trong suốt hai mươi
năm ròng. Dưới ảnh hưởng của Platon, niềm đam mê của Aristotle cũng hướng vào
triết học. Dù được Platon dạy dỗ trong suốt một thời gian dài như vậy nhưng
Aristotle luôn có cách suy nghĩ độc lập trong khoa học. Sau này, chính ông là người
bác bỏ một số quan niệm sai lầm của Platon mặc dù ông luôn kính trọng người thầy
của mình. Cho đến giờ, người ta vẫn không quên câu nói nổi tiếng của ông “Ta yêu
thầy nhưng ta còn yêu chân lý hơn’’. Qua câu nói ấy, ta hiểu rằng con người ấy đã
thuộc về khoa học, chân lý khoa học mới chính là cái đích lớn lao trong suốt cuộc
đời ông.
Trong cuộc đời mình, Aristotle đã đi chu du khắp nơi và cuối cùng ông cùng nhà
hiền triết Mitylen đã chọn Athène thủ đo Hy lạp làm nơi lập trường riêng, trường
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
Lyceum. Từ năm 335 trước công nguyên, ngôi trường này cùng với thư viện lớn của
nó chính là nơi Aristotle xây dựng các công trình nghiên cứu khác nhau và dậy dỗ
học trò. Ông đã cống hiến phần lớn cuộc đời vào ngôi trường ấy với các công việc
như giảng dạy, nghiên cứu, viết sách. Aristotle được xem là nhà tư tưởng kiểu “Bách
khoa toàn thư” bởi những gì mà ông để lại quá phong phú, đa dạng.Trong các năm
cuối cùng sống tại Lyceum, Aristotle đã thiết lập bảng liệt kê các thế vận kỳ, cũng

như lập ra bảng niên biểu kịch nghệ của thành Athens mà về sau, bảng này đã được
dùng làm căn bản để ấn định ngày tháng của các vở kịch Hy Lạp. Aristotle còn biên
khảo về Hiến Pháp tuy nhiên, ngày nay chỉ còn lại tác phẩm “Khảo Sát về Hiến
Pháp của Thành Athens”. Khi Alexander chinh phục xứ Ba Tư, Đại Đế đã cho người
đem về tặng Thầy cũ các tài liệu và mẫu hải sinh vật nhờ vậy, Aristotle hoàn thành
cuốn sách “Tính Chất của các Sinh Vật”. Hệ thống các tác phẩm của Aristotle hầu
hết là những ghi chép để nói chuyện hoặc giảng bài. Nó bao quát rất nhiều ngành
kiến thức khác nhau như sinh học, tâm lý, chiêm tinh học, địa lý học, lý luận triết
học, siêu hình học, thẫm mỹ học, chính trị, thơ ca và văn biện luận. Công trình của
Aristotle mà hậu thế có được, phần nhiều là những bài giảng của ông do môn đệ ghi
chép và đích thân ông duyệt lai, số lượng các tác phẩm của ông cũng là một niềm
kinh ngạc lớn đối với chúng ta, tiếc rằng thời gian đã xóa nhòa hầu hết.
CHƯƠNG 2: TRIẾT HỌC CỦA ARISTOTLE VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY
2.1. Khoa học Hy Lạp trước thời Aristotle
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
Học giả Renan cho rằng Socrate đem triết lý cho nhân loại, còn Aristotle
đem khoa học cho nhân loại. Đành rằng trước Socrate và trước Aristotle cũng có
khoa học và triết lý nhưng còn trong trạng thái thô sơ. Đã có nhiều cuộc nghiên
cứu của người Hy Lạp để phát triển khoa học nhưng những cuộc nghiên cứu ấy
ngày nay không thể xem là khoa học mà chỉ có thể xem như một loại thần học.
Nói một cách khác, dân Cổ Hy Lạp có khuynh hướng giảng giải tất cả những
hiện tượng thiên nhiên như là hành vi của các thần linh. Một vài người tiên phong
tìm cách đi ra khỏi ngõ bí ấy. Thalès (649 - 550 tTL) được coi là cha đẻ của triết lý
xuất thân là một nhà thiên văn lên tiếng công kích thói mê tín, xem các tinh tú trên
trời như những thần linh. Một học giả khác tên là Héraclite đã hy sinh tất cả của
cải để hiến mình cho sự nghiên cứu khoa học. Tạo hoá xoay vần theo từng chu
kỳ. Sự đấu tranh là cha đẻ của vạn vật…Trên đây là những điều mà các học giả
Hy Lạp dưới thời Aristote đã tìm thấy. Cần phải công nhận mặc dù với những

dụng cụ thô sơ, công trình phát minh của họ không phải nhỏ. Mặt khác, chính chế
độ nô lệ làm trì hoãn các phát minh khoa học giúp ích đời sống: trong khi các nô lệ
làm tất cả những công việc nặng nhọc thì không ai nghĩ đến việc phát minh máy
móc làm gì. Trái lại phần lớn tư tưởng các học giả hướng về các vấn đề chính trị
và xã hội trong một nước Hy Lạp bị chia rẽ bởi nhiều phe nhóm chống đối nhau
gay gắt. Do đó triết lý và khoa học chính trị có phần phong phú hơn những ngành
khoa học khác.
2.2Triết học của Aristot và ảnh hưởng đến xã hội phương Tây
Tư tưởng triết học của Aristotle nằm giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm, và sự do dự này đã đưa Aristotle đến với chủ nghĩa Nhị Nguyên. Tư tưởng
nhân văn thì lại nghiêng về chủ nghĩa duy vật. Từ việc phê phán chủ nghĩa duy tâm
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
của Platon, ông cho rằng nguyên tắc lý tính tồn tại trong các sự vật cảm tính. Soi
chiếu điều này vào văn học, ông cho rằng sự mô phỏng thế giới hiện thực không
những có thể phản ánh bản chất, có được sự chân thực mà còn là “mang tính phổ
biến cho những sự vật mà thi ca đã miêu tả’’. Ông cũng sớm đòi hỏi văn nghệ cần
phù hợp với nhân tính, có tác dụng xã hội tích cực để đem lại cho con người tri thức
và cả những khoái cảm về tinh thần. Ông cũng khẳng định và đề cao giá trị thẩm mỹ
của văn nghệ. Trên cơ sở phủ định lý luận sai lầm phi lý tính của Platon, ông khẳng
định sự sáng tạo nghệ thuật của thi nhân và quy luật đặc thù của trí tưởng nghệ
thuật. Ông đã tổng kết những thực tiễn nghệ thuật cổ đâị và tiến hành nghiên cuu
một cách có hệ thống về những đặc điểm của nghệ thuật bi kịch. Những nghiên cứu
này là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của lý luận bi kịch ở phương Tây. Ông
cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải
nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng.
2.2.1. “Chính trị luận” của Aristotle và ảnh hưởng của nó lên xã hội phương
Tây
Aristotle viết Chính Trị Luận năm 350 trước Thiên Chúa giáng sinh. Cuốn
sách này được xem là căn bản cho Chính trị học Tây phương và ảnh hưởng sâu rộng

tới các tư tưởng gia đời sau như Cicero, St. Augustine, Aquinas, và các lý thuyết gia
khác thời Trung Cổ. Các lý thuyết gia hiện đại như Machiavelli, Hobbes, và các nhà
tư tưởng thời Khai Sáng đều dựa trên nền tảng này mà phê phán lý thuyết và mô
hình chính trị kiểu Aristotle. Nhờ vậy, họ đã phát triển nên các hệ tư tưởng mới. Vì
thế, dù ta đồng ý hay không với lập luận và lý thuyết của Aristotle, hiểu rõ các
nguyên lý căn bản mà Aristotle đã đề ra vẫn là điều cần thiết để có thể hiểu được các
nhà tư tưởng thời Khai sáng và hậu hiện đại. Sau khi Aristotle qua đời, có hai sự
kiện chứng tỏ ảnh hưởng của Aristotle trên nền chính trị của Athens. Sự kiện thứ
nhất là Bản Hiến pháp của Athens do Antipater soạn thảo năm 321 sau khi dẹp xong
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
cuộc nổi dậy của Athens 2 năm trước đó. Bản Hiến pháp này phản ảnh tư tưởng
chính trị của Aristotle và tiếp nối chính sách của Lycurgus như sau: quyền đầu phiếu
giới hạn trong số dân Athens có tài sản từ 2000 drachmas trở lên, nghĩa là giới hạn
trong giới trung lưu; những người có một số tài sản vừa phải và còn trẻ để làm nghĩa
vụ quân sự. Sự kiện thứ hai là việc Demetrius, học trò của Aristotle, lên cai trị
Athens và biến những gì Aristotle đã dạy tại Lyceum thành luật. Aristote chỉ trích
chế độ cộng sản của Platon, cho đó là một chế độ không tưởng. Ông không đồng ý
với cuộc sống tập thể của giai cấp thống trị theo kiểu Platon; ông thích những đức
tính cá nhân, sự tự do, sự hữu hiệu và trật tự xã hội. Aristote tiên liệu sự tiến triển
của xã hội đến một đời sống máy móc khi ông viết những dòng sau đây: "Nếu tất cả
các dụng cụ đều tự động làm việc, nếu máy dệt tự dệt lấy quần áo, nếu cái đàn tự
phát ra những âm thanh thì lúc đó người ta không cần đến những kẻ thừa hành
hoặc những nô lệ nữa". Aristotle đã có một tư tưởng gần như Karl Marx khi ông
nhận xét rằng : Sự cạnh tranh để làm giàu khiến cho giai cấp trọc phú càng ngày
càng bị thu hẹp, đám dân chúng vô sản càng ngày càng đông đảo. Những phần tử
này sẽ làm cách mạng để lật đổ giai cấp thống trị.". Mặt khác, một ưu điểm khác của
chế độ dân chủ mà Aristote đã nêu ra là khi đại đa số dân chúng được tham dự chính
quyền, sự kiểm soát lẫn nhau sẽ làm khó khăn cho các hành vi tham nhũng. Tuy
nhiên, Aristote vẫn cho rằng chế độ dân chủ không bằng chế độ quý tộc. Ông không

chấp nhận nguyên tắc bình đẳng trong chế độ dân chủ . Ông cho rằng mọi người có
thể bình đẳng trên một vài phương diện nhưng không thể bình đẳng trên tất cả mọi
phương diện. Tuy nhiên Aristotle thấy rằng việc chọn lựa người tham gia chính phủ
phải được cân nhắc kỹ lưỡng chỉ những người có đầy đủ điều kiện mới được vào, đó
là nguyên tắc của chế độ quý tộc. Aristotle, giống như Plato, xây dựng học thuyết
nhà nước lý tưởng trên nền tảng bản chất con người. Tuy nhiên, khác với Plato, ông
đặt ra vai trò và lợi ích của nhà nước lên trên quyền lợi và tầm quan trọng của cá
nhân. Trong Chính Trị Luận, Aristotle dùng phương pháp luận lý quy nạp, đi từ đơn
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
vị xã hội nhỏ nhất là gia đình tới xã hội và cuối cùng là quốc gia, để tìm ra những
đặc tính thiết yếu mà nhà nước phải có để trở thành một nhà nước lý tưởng. Ngoài
phương pháp quy nạp, Aristotle cũng dùng phương pháp so sánh giữa mô hình nhà
nước "lý tưởng" và mô hình nhà nước trong thực tế và đưa ra những nguyên lý xây
dựng một nền chính trị mang lại "điều tốt nhất" cho con người. Mặc dù đã trên hai
ngàn năm, với một số nhận định về nô lệ và phụ nữ đã không còn hợp thời nữa,
nhưng Chính Trị Luận vẫn là một kiệt tác nêu lên những câu hỏi căn bản của đời
sống chính trị lý tưởng của mọi quốc gia, và là một trong những tác phẩm kinh điển
của khoa Chính Trị hoc Tây phương.
2.2.2. Các phương pháp luận lý của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội
phương Tây lúc bấy giờ.
Aristotle được xem là người tạo ra môn luận lí học. Giá trị của Aristotle là ở
chỗ ông đã phát minh môn học mới, hoàn toàn không dựa vào các tác phẩm từ trước
để lại. Lối suy luận của người Hy Lạp trước thời Aristotle không được minh bạch,
chính Aristotle đã chấn chỉnh tình trạng này bằng cách đặt ra những quy luật cho sự
suy luận. Với sự trình bày các phương pháp luận lý, ông đã có công lớn với nhân
loại là đặt nền tảng cho phương pháp suy luận chính xác, mặc dù môn lý luận học
gặp những chông gai được coi như một môn học khó hiểu. Dưới thời trung cổ, một
ngàn năm sau khi Aristotle qua đời, người ta còn hăng say dịch lại các sách về luận
lý để theo đó mà hướng dẫn.

Ông luôn trung thành với phương pháp lý tính – một phương pháp mà cho
đến ngày nay chúng ta vẫn cần phải học tập. Dưới ánh sáng của phương pháp ấy,
ông luôn chủ trương đi ngược lại truyền thống với những lễ nghi và mê tín. Ông cho
rằng vũ trụ không chiu sự kiểm soát của bất kì thế lực nào, dù đó là quỷ thần hay
những pháp thuật siêu nhiên, huyền bí. Trái lại, nó vận hành theo những quy luật tự
nhiên nhất định nào đó. Trước mỗi hiện tượng thiên nhiên, ông khuyên con người
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
không nên lo lắng, sợ hãi mà nên quan sát thí nghiệm, và phân tích logic để có kết
luận cụ thể, có lẽ chính tư duy biện chứng ấy đã giúp ông cảm thấy “không kinh
ngạc trước một thứ gì’’. Bởi đối với ông, bất kì điều gì cũng có logic riêng của nó,
một thứ logic hoàn toàn có thể khám phá.
Aristotle đã đưa ra một phương pháp suy diễn logic lấy tên là Tam Đoạn
Luận, trong đó một định đề đúng sẽ được suy ra từ hai định đề đúng khác. Tam
Đoạn Luận đóng một vai trò quan trọng đối vời Triết Học cho tới ngày nay, do đó là
cơ sở để tạo nên các hệ thống lý luận phức tạp hơn. Trong phép luận lý, Aristotle đã
phân biệt rõ hai thứ, là biện chứng và phân tích. Theo nhà Đại Hiền Triết, biện
chứng chỉ trắc nghiệm các ý kiến xét theo tính nhất quán về lý luận, còn các công
trình phân tích được suy diễn từ các nguyên tắc dựa trên các kinh nghiệm và quan
sát rõ ràng. Đây là sự khác biệt với lập trường của Hàn Lâm Viện của Plato, nơi cho
rằng biện chứng là phương pháp duy nhất thích hợp với Khoa Học và Triết Học.
2.2.3. Nghiên cứu Sinh vật học của Aristotle và đóng góp của nó đối với xã hội
phương Tây
Trong khi Aristotle quan sát những loại sinh vật trong vườn bách thảo rộng
lớn của mình, ông nhận thấy rằng những loại sinh vật có thể được xếp hạng và giữa
những hạng ấy có những mối liên hệ mật thiết trong nhiều phương diện khác nhau
chẳng hạn như trong sự cấu tạo cơ thể, cách sinh sống, sự thụ thai, sự cảm xúc
Những mối liên hệ này nối liền những loại sinh vật thô sơ nhỏ bé nhất đến những
loại sinh vật phức tạp nhất. Mặc dù có những nhận xét xác đáng kể trên, Aristote
không chủ trương thuyết tiến hoá. Ông đả kích thuyết cho rằng các sinh vật đấu

tranh để sống và chỉ những sinh vật nào thích hợp nhất mới được tồn tại. Ông đã tìm
ra kết luận gần giống như thuyết của Von Baer về các đặc tính của giống nòi và
thuyết của Spencer về sự tương quan của các giống vật và sự phát triển của chúng.
Sau hết Aristotle tạo nên một khoa học về sự phát triển của bào thai. Ông còn đưa ra
nhiều vấn đề thời sự về nhân chủng chẳng hạn như ông đã nhận xét một cuộc hôn
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
nhân giữa người đàn bà da trắng và người đàn ông da đen. Tất cả những đứa con
sinh ra đều da trắng nhưng đến thế hệ thứ hai thì nhiều đứa con da đen xuất hiện. Đó
chỉ là một nhận xét mở đầu cho định luật danh tiếng về nhân chủng học mệnh danh
là định luật Mendel. Nói tóm lại mặc dù những sai lầm trong các tác phẩm về sinh lý
học của ông, Aristote cũng đã đặt nền móng cho khoa học này. Nếu chúng ta để ý
rằng các phương pháp sưu tầm và nghiên cứu thời ấy rất thô sơ, chúng ta phải công
nhận thiên tài vĩ đại của Aristotle.
2.2.4. Quan điểm của Aristotle về “ siêu hình học”
Có thể nói rằng siêu hình học theo Aristotlee là sự tiếp tục của sinh lý học.
Tất cả mọi vật trong vũ trụ đều tiến hoá do một sức mạnh nội tâm. Mỗi một thực thể
có thể được xem như một hình thể do một nguyên thể mà phát sinh ra. Sự phát triển
không phải là một việc ngẫu nhiên mà chính đã được hướng dẫn từ bên trong. Do đó
theo quan niệm của Aristote thì quyền lực của Thiên chúa được thể hiện trong các
hiện tượng thiên nhiên. Aristote quan niệm rằng có một Thiên chúa. Ông đi từ quan
niệm cử động trong vũ trụ: mọi vật trong vũ trụ đều cử động xoay vần mãi mãi, đó
là vị chúa tể đã làm cho các tinh tú và hành tinh trong vũ trụ hoặc các yếu tố nhỏ
hơn được xoay vần cử động theo một định luật bất di bất dịch. Vị chúa tể này không
có hình thể, không thể phân chia, không thể thay đổi, không thể bị huỷ diệt. Theo
Aristote thì Thiên chúa không tạo nên vũ trụ, ngài chỉ làm cho vũ trụ cử động. Ngài
là cứu cánh cuối cùng của sự vật, là nguyên thể của vũ trụ, là lẽ sống, là toàn thể
những diễn tiến sinh lý, là động lực của toàn thể. Ngài là năng lực hoàn toàn, có thể
so sánh được với quan niệm năng lực của nền khoa học và triết lý hiện đại.
2.2.5. Tâm lý học và bản chất của nhệ thuật

Tâm lý học của Aristote cũng có nhiều khó hiểu và mâu thuẫn. Aristotlee là
người đầu tiên biết đến mãnh lực của thói quen và xem đó như thiên chất thứ hai của
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
con người. Đối với vấn đề tự do của ý chí và bất tử của linh hồn thì ý kiến của
Aristotlee không được đồng nhất, khi thì ông lý luận theo thuyết định mệnh nghĩa là
con người không thể làm khác hơn cái gì định mệnh đã an bài, khi thì ông cho rằng
con người có tự do định đoạt số phận của mình bằng cách lựa chọn những bối cảnh
của cuộc sống. Aristotlee không tiên liệu rằng những kẻ theo thuyết định mệnh sẽ
cãi lại ông ta bằng cách nói rằng chính tánh tình của chúng ta ảnh hưởng đến sự
chọn lựa bè bạn, sách báo, nghề nghiệp và trò giải trí của chúng ta. Aristote còn đưa
ra một lý thuyết về linh hồn. Theo ông thì linh hồn là sức sống của mọi sinh vật.
Trong cỏ cây thì linh hồn chỉ là khả năng dinh dưỡng và sinh sản, trong loài động
vật linh hồn là khả năng di chuyển và cảm xúc, trong loài người linh hồn là khả
năng lý luận và suy tư. Tuy nhiên trong một đoạn khác bằng một lối lý luận dông
dài, Aristote lại cho rằng linh hồn có thể tồn tại. Lối lý luận này tỏ ra mâu thuẫn và
có nhiều chỗ tối nghĩa. Trong một tác phẩm khác, Aristote bàn về nghệ thuật và
thẩm mỹ. Do đó các công tác nghệ thuật phải hướng về sự đồng nhất. Sau cùng
nhiệm vụ của nghệ thuật là sự thanh lọc: những cảm giác chất chứa trong con người
do đời sống xã hội tạo nên có thể tìm thấy ở nghệ thuật một lối thoát êm đẹp thay vì
gây ra sự bạo động. Những ý nghĩ trên đây ngày nay vẫn còn có giá trị và mở màn
cho những thuyết tân kỳ về sức mạnh của nghệ thuật.
2.2.6 . Đạo đức học và bản chất của Hạnh phúc
Quan niệm về bản chất con người của Aristotle là một quan niệm rất lành
mạnh: tất cả những lý tưởng đều có một căn bản thiên nhiên và tất cả những cái gì
thiên nhiên đều có thể nẩy nở thành lý tưởng. Aristotlee chấp nhận một cách thẳng
thắn rằng mục đích trực tiếp của cuộc đời không phải là cái hay cái đẹp mà chính là
hạnh phúc. Aristotle nói rằng người ta tìm kiếm tiền tài, danh vọng, khoái lạc vì
người ta tưởng rằng những thứ đó đem đến hạnh phúc. Tuy nhiên cần phải biết rõ
hạnh phúc thật sự là gì và con đường nào đưa đến hạnh phúc. Aristotle trả lời câu

Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
hỏi này bằng cách tìm những đặc điểm phân biệt loài người và những loài vật khác
Con đường đi đến mục đích đó là ý niệm trung dung. Thuyết trung dung không phải
là một thuyết có thể áp dụng một cách máy móc theo toán học. Tuy nhiên thuyết
trung dung chưa phải là bí quyết đem đến hạnh phúc. Aristote cho rằng những nhu
cầu vật chất cũng cần thiết. Con người lý tưởng của Aristote không làm việc nguy
hiểm một cách vô ích nhưng gặp trường hợp cần thiết họ có thể hy sinh tánh mạng
vì có nhiều lúc đời sống thật không còn đáng sống. Họ chịu đựng những sự bất trắc
ở đời một cách vui vẻ và đoan trang, giống như một tướng lãnh giỏi cầm quân ngoài
mặt trận nắm vững chiến thuật chiến lược. Họ thích sống một mình và không sợ sự
cô đơn. Đó là con người lý tưởng của Aristote.Một điểm đặc biệt là những tác phẩm
về đạo đức học của Aristote được 2 trường đại học danh tiếng tại Anh là Oxford và
Cambridge dùng làm sách giáo khoa. Nhiều thế hệ sinh viên Anh xem tác phẩm của
Aristote như kinh nhật tụng.
2.3 Đóng góp của Aristotle đối với xã hội Tây phương và ảnh hưởng của ông
đối với thế hệ sau
Aristotle là người không ai có thể thay thế trong tiến trình phát triển của loài
người bởi ông chính là người đã lập nên một chuỗi hệ thống nghiên cứu khoa học đồ
sộ gồm nhiều ngành khác nhau. Ông đã tổng kết từ đa phương diện mọi thành quả
của các môn khoa học cổ Hy Lạp để chính thức đưa nền khoa học cổ Hy Lạp thoát
khỏi trạng thái sơ khai. Để có được thành quả ấy, ông đã đổ ra rất nhiều công sức
trong việc suu tầm tài liệu với sự giúp đỡ đắc lực về tiền bạc và nhân lực của
alexander Đại đế, ông đã từng của một nghìn người đi đến các vùng đất của Hy Lạp
và tiểu á để thu thập các tiêu bản động thực vật. Trình độ bao quát mọi lĩnh vực
khoa học của ông còn thể hiện ở việc ông đã sáng lập nên hoc thuyết về thuật ngữ
khoa học và triết học. hệ thống thuật ngữ này vẫn luôn hiện diện trong khoa học đời
sống ngày nay. Để biểu đạt những vấn đề khoa học, chúng ta không thể không dùng
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây

đến những thuật ngữ do ông phát minh ra như: hình thức, chất liệu, nguyên lý, phạm
trù, sức sống, hiện thực, động có, kết cục, quy tắc, hình thái Toàn bộ tri thức khoa
học mà ông để lại được phương Tây coi là cơ sở đáng tin cậy trong mọi lĩnh vực học
vấn kinh điển
Hơn 20-300 năm sau khi ông chết, Aristotle vẫn là một trong những người có
ảnh hưởng nhất đã từng sống. Ông đã đóng góp hầu hết mọi lĩnh vực của kiến thức
của con người, và ông là người sáng lập của nhiều lĩnh vực mới. Aristotle là người
sáng lập của logic hình thức , đi tiên phong trong việc nghiên cứu về động vật học,
và để lại cho tất cả các nhà khoa học tương lai và triết học thông qua những đóng
góp của ông với phương pháp khoa học. Nền Triết Học của ông được giảng dạy tại
Trường Lyceum do các môn đệ thuộc nhiều thế hệ sau. Những tác phẩm của ông lần
lượt được phiên dịch trong suốt quá trình tiến triển của nhân loại nhất là vào thế kỷ
thứ 5, thế kỷ thứ 10, thứ 13 và thứ 15. Ở thế kỷ 9, các học giả người Ả Rập đã dịch
các tác phẩm của Aristotle sang ngôn ngữ của họ và đưa chúng vào thế giới Hồi
giáo. Nhà triết học người Tây Ban Nha gốc Ả Rập tên là Averroes thuộc thế kỷ 12 là
học giả danh tiếng nhất, đã nghiên cứu và nhận xét về Aristotle. Qua thế kỷ 13, các
tác phẩm của Aristotle lại được quan tâm do các học giả Thiên Chúa giáo, Do Thái
giáo và Hồi giáo, và Thánh Thomas Aquinas, một trong các nhà triết học gây ảnh
hưởng lớn mạnh nhất, đã dùng nền Triết Học của Aristotle làm căn bản cho các tư
tưởng Thiên Chúa giáo thời đó. Dante Alighieri, nhà thơ bậc nhất của thời Trung
Cổ, đã gọi Aristotle là “Bậc Thầy của những người hiểu biết”. Đạo quân thánh chiến
đã đem về Âu châu nhiều tác phẩm của Aristote và các học giả thành Constantinople
đã mang theo những tác phẩm của Aristote như những bảo vật khi họ phải tản cư
khỏi thành phố này trước những đội quân xâm lăng Thổ-nhĩ-kỳ. Ảnh hưởng của các
ý tưởng, học thuyết và triết học của nhà Đại Hiền Triết Aristotle đã tỏa rộng, thấm
nhập vào ngôn ngữ Khoa Học và Triết Học của nhân loại, giúp ích vào công cuộc
tìm hiểu kiến thức và lương tri lương tri. Ông đã đặt nền móng cho một hệ thống tư
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
tưởng vững chắc và giúp cho các thế hệ tương lai dựa vào đó để phát triển sự nghiên

cứu sưu tầm hầu mạnh tiến trên con đường tìm chân lý. Những nền văn minh kế tiếp
đều mang một món nợ tinh thần đối với Aristote. Các tác phẩm của Aristote được
mến chuộng nhiều cho đến nỗi các cấp lãnh đạo giáo hội Thiên chúa giáo đem lòng
ganh ghét vì sợ làm lu mờ các điều truyền dạy trong thánh kinh. Năm 1215 việc
giảng dạy các tác phẩm của Aristote bị giáo hoàng cấm, năm 1231 đức giáo hoàng
Gregory IX thành lập một uỷ ban để khai trừ Aristote, tuy nhiên đến 1260 thì thái độ
của giáo hội thiên chúa giáo đối với Aristote hoàn toàn thay đổi. Việc giảng dạy các
tác phẩm của ông chẳng những không bị cấm mà còn bị bắt buộc trong các trường
thiên chúa giáo. Những thi sĩ như Chaucer và Dante không tiếc lời ca tụng Aristote.
Một số tư tưởng của ông đã ngự trị trong lịch sử văn minh nhân loại hàng chục thế
kỷ trước khi bị lu mờ bởi những chứng minh khoa học.
KẾT LUẬN
Là một con người khổng lồ về tư tưởng, Aristotle đã mở ra một chân trời
mênh mông cho khoa học phương Tây phát triển và lý trí Hy Lạp nảy nở.
Bên cạnh nhưng tri thức khoa học đúng đắn mà Aristot đem đến cho loài
người, không thể tránh khỏi những sai lầm do hạn chế của thời đại ví như ông tin
vào sự kém cỏi tự nhiên của người phụ nữ, hay ủng hộ chế độ nô lệ, Thế nhưng
Aristot cũng có vô sô các quan điểm hiện đại như ‘’ nghèo đói là cha đẻ của bạo lực
và tội ác’’ , ‘’giáo dục là nền quốc phòng ít tốn kém nhất’’…Thời gian và lịch sử đã
sàng lọc tất cả những đóng góp của ông đối với nhân loại và vẫn luôn cúi đầu kính
phục trước ông. Những quan điểm của ông đã có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
phương tây. Ngay từ thời trung cổ, các học giả arap đã tìm lại các tác phẩm của ông
và dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như latinh, italy, pháp, dức, do thái…Ảnh
hưởng của Aristotle không chỉ giới hạn tại Hy Lạp mà còn trở thành nền tảng Triết
học Duy Thực tại Tây phương
Ảnh hưởng của các ý tưởng, học thuyết và triết học của nhà Đại Hiền Triết
Aristotle đã tỏa rộng, thấm nhập vào ngôn ngữ Khoa Học và Triết Học của nhân
loại, giúp ích vào công cuộc tìm hiểu kiến thức và lương tri . Có thể nói Aristotle là

một nhà triết học, một nhà khoa học có ảnh hưởng hết sức lớn lao tới nền văn minh
phương Tây, và cả nhân loại. Cùng với Plato, Aristotle được coi là một trong những
nhà triết học Hy Lạp vĩ đại nhất.
.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> />nhien/Aristotle-384 322-tCn.htm
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
/>option=com_content&view=article&id=2474%3Aly-lun-v-kch-trong-poetics-ca-aristotle-
va-nana&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi
/> /> /> /> />%7Cvi&u= />aristotles.html&ei=cGa0UJqpDceiigf_mIGQBA
/> /> /> />nhien/Aristotle-384 322-tCn.htm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………trang 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ARISTOTLE…………………………….trang 2
1.1.Tổng quan về cuộc đời của Aristotle………………………………… trang 2
1.2.Tổng quan về sự nghiệp của Aristotle………………………………… trang3
CHƯƠNG 2: TRIẾT HỌC CỦA ARISTOTLE VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY……………………………………………………trang 5
2.1. Khoa học Hy Lạp trước thời Aristotle……………………………………….trang 5
2.2.Triết học của Aristot và ảnh hưởng đến xã hội phương Tây……………trang 6
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page
Triết học của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
2.2.1. “Chính trị luận” của Aristotle và ảnh hưởng của nó lên xã hội phương
Tây………………………………………………………………………… trang 6
2.2.2. Các phương pháp luận lý của Aristotle và ảnh hưởng của nó đến xã hội
phương Tây lúc bấy giờ…………………………………………………….trang 8
2.2.3. Nghiên cứu Sinh vật học của Aristotle và đóng góp của nó đối với xã hội
phương Tây……………………………………………………………………… trang 9
2.2.4. Quan điểm của Aristotle về “ siêu hình học”………………………trang 10

2.2.5. Tâm lý học và bản chất của nhệ thuật……………………………….trang 11
2.2.6. Đạo đức học và bản chất của Hạnh phúc……………………………trang 12
2.3 Đóng góp của Aristotle đối với xã hội Tây phương và ảnh hưởng của ông đối với
thế hệ sau…………………………………………………………………….trang 12
KẾT LUẬN…………………………………………………………………trang 15
Họ tên: Phạm Đào Phương Dung-MSSV: 7701221494 Page

×