Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài giảng DH y hà nội vệ sinh bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.89 KB, 12 trang )

1
Vệ sinh bệnh viện
Bộ môn SKMT-ĐHY Hà Nội
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày đợc vai trò của vệ sinh bệnh viện
2. Trình bày đợc một số yêu cầu vệ sinh khi qui hoạch thiết kế xây dựng bệnh
viện
3. Trình bày đợc khái niệm, các nguồn lây nhiễm, đờng truyền bệnh và các
tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện chính.
1. Vai trò của vệ sinh bệnh viện
1.1. Vệ sinh bệnh viện đóng vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng hệ
thống y tế quốc gia đảm bảo cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân
Bệnh viện vừa là nơi cung ứng các dịch vụ kỹ thuật y học cao với những cán
bộ chuyên khoa lành nghề, vừa là tuyến hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến
dới, là nơi đào tạo nhân viên y tế và tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân
dân. Vì vậy, vệ sinh bệnh viện không những giúp cho việc chẩn đoán, điều trị
và phục hồi sức khỏe của ngời bệnh đợc tốt hơn mà còn đóng góp cho công
tác dự phòng tích cực bệnh tật tại bệnh viện nói riêng và cộng đồng nói chung
1.2. Vệ sinh bệnh viện tạo ra một môi trờng thuận lợi cho việc điều trị bệnh
tật và phục hồi sức khỏe cho ngời bệnh
Ngời bệnh là ngời đã có những thơng tổn về sức khỏe và tâm lý vì vậy khả
năng thích ứng của ngời bệnh đối với các tác nhân từ môi trờng xung quanh
kém hơn ngời bình thờng. Vì vậy, vệ sinh bệnh viện tạo môi trờng yên tĩnh,
mát mẻ, thoải mái sẽ giúp cho bệnh nhân yên tâm điều trị, giảm bớt những
cơn đau, tình trạng mất ngủ, cảm giác khó chịu, tạo điều kiện để họ nhanh
chóng phục hồi sức khỏe về thể chất và tinh thần.
1.3. Vệ sinh bệnh viện sẽ hạn chế các tai biến điều trị, hạn chế nguy cơ lây
lan bệnh chéo ở bệnh viện và giữa bệnh viện với khu dân c xung quanh
Bệnh viện là nơi hội tụ của nhiều loại bệnh nhân, đa số là bệnh nặng, bệnh
viện cũng là nơi tập trung nhiều loại bệnh truyền nhiễm nhất - vừa là nơi cách


ly những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm và cũng là nơi phát hiện những
bệnh truyền nhiễm khác nhau. Vì thế nguy cơ lây nhiễm ở bệnh viện là rất
cao. Sự lây lan trong bệnh viện là nguy cơ quan trọng hơn cả, nhất là đối với
những bệnh viện trẻ em, bệnh viện lây, bệnh viện lao. Ngời bị bệnh truyền
2
nhiễm gây nguy hiểm cho những bệnh nhân ở giờng chung quanh và nguy
hiểm cho thầy thuốc, nhân viên y tế.
Bệnh viện cũng là nơi giao lu của rất nhiều đối tợng khác nhau: bệnh nhân,
nhân viên y tế, ngời nhà và dân c xung quanh bệnh viện. Vì vậy các bệnh
truyền nhiễm có thể lây truyền từ nhiều nguồn khác nhau nh Bệnh nhân - bệnh
nhân; Bệnh nhân - nhân viên y tế; Bệnh nhân - ngời nhà
1.4. Vệ sinh bệnh viện là tấm gơng tốt để cho nhân dân học tập, noi theo
Bệnh viện là nơi ngời bệnh và ngời thân của bệnh nhân có mặt, lui tới hàng
ngày. Bệnh viện sạch, đẹp, nề nếp vệ sinh tốt sẽ là tấm gơng để nhân dân học
tập, noi theo. Trong điều kiện bệnh viện vệ sinh tốt, ngời dân dễ dàng tiếp thu
những lời khuyên bảo của thầy thuốc và các nhân viên y tế khác về phòng
bệnh, chữa bệnh và giữ gìn nếp sống vệ sinh
1.5. Điều kiện vệ sinh bệnh viện tốt sẽ đảm bảo an toàn lao động nghề
nghiệp cho các nhân viên trong bệnh viện
Lao động bệnh viện là loại lao động có nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp, có
thể ảnh hởng xấu tới sức khỏe của những ngời làm việc trong môi trờng này ví
dụ căng thẳng thần kinh tâm lý (phẫu thuật, cấp cứu, gây mê hồi sức ), các
tác hại y học (nhân viên điện quang, lý liệu pháp ), tiếp xúc với hóa chất có
hại tới sức khỏe (phòng xét nghiệm, thí nghiệm ) hay lây nhiễm khuẩn trong
bệnh viện do tiếp xúc với bệnh nhân và chất thải bệnh viện. Vì vậy, làm cho
bệnh viện ngày càng sạch, đẹp, vệ sinh vừa là trách nhiệm vừa là lợi ích của
các nhân viên trong bệnh viện.
Với những lý do trên, để đảm bảo cho một bệnh viện có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ, vệ sinh bệnh viện giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.
2. Một số yêu cầu vệ sinh khi quy hoạch thiết kế xây dựng bệnh viện

2. 1. Khu đất xây dựng bệnh viện
2.1.1. Địa điểm:
Bệnh viện nên đặt ở khu trung tâm dân c, tạo điều kiện dễ dàng cho sự đi lại
của thầy thuốc, bệnh nhân và ngời đến thăm hỏi. Tuy nhiên, các bệnh viện lao,
tâm thần, phong cần phải ở xa khu dân c ít nhất 1000 m.
Nên chọn địa điểm bệnh viện ở khu cao ráo, không bị ngập lụt, tiện đờng giao
thông thủy bộ để việc chuyên chở bệnh nhân đợc dễ dàng, nhanh chóng
Không nên chọn địa điểm bệnh viện ở gần chợ, xí nghiệp, bến xe có ngời
đông đúc, nơi cuối chiều gió so với các xí nghiệp có thải ra bụi, khí độc hoặc
phát sinh ra tiếng ồn mạnh.
3
2.1.2. Diện tích khu đất bệnh viện
Diện tích khu đất bệnh viện tùy thuộc vào qui mô bệnh viện lớn hay nhỏ (số
giờng bệnh), mức độ trang thiết bị và điều kiện đất đai cho phép sử dụng (đô
thị, nông thôn).
Hiện nay ngời ta thờng lấy mức 100-150 m
2
/1 giờng bệnh để tính ra tổng diện
tích khu đất cần thiết cho một bệnh viện
2.1.3. Bố trí mặt bằng xây dựng trong bệnh viện
Diện tích cây xanh và vờn hoa chiếm 50-60% diện tích mặt bằng
Các công trình kiến trúc trong bệnh viện đợc chia thành
- Khu hành chính, phòng khám: gần cổng bệnh viện, cách xa đờng giao
thông chính ít nhất 15 m để hạn chế ảnh hởng xấu của tiếng ồn giao
thông
- Khu điều trị bệnh nhân: dành ở chỗ đất tốt nhất, đẹp nhất. Khoảng cách
từ khu này đến đờng giao thông chính ít nhất là 30 m. Xung quanh có v-
ờn cây xanh có bề rộng từ 15-30 m.
- Khu vực hậu cần, quản trị gồm nhà bếp, nhà kho, nhà giặt, ga ra ô tô,
khu sửa chữa, phòng sát khuẩn tẩy uế bệnh viện

Trong đó 80% tổng diện tích xây dựng bệnh viện là dành cho 3 khu trên, 20%
tổng diện tích xây dựng còn lại dùng vào các việc khác nh khu giải phẫu bệnh,
nhà xác, nhà vệ sinh, thu gom xử lý rác thải
2.1.4. Yêu cầu vệ sinh giữa các khu
Khoảng cách giữa khu điều trị bệnh nhân, khu phòng khám bệnh tới khu hậu
cần, quản trị phải xa ít nhất 20 mét
Khoảng cách từ khoa lây tới các khu không có bệnh nhân lây phải xa ít nhất
30 mét
Khoảng cách từ các buồng bệnh đến nhà dân ở phải xa ít nhất 30 mét
Nếu bệnh viện gồm những toà nhà cao tầng thì khoảng cách giữa các nhà cao
2-3 tầng là 25 m, 4-5 tầng là 30 m, trên 5 tầng thì phải gấp 2 lần chiều cao của
tòa nhà cao nhất
Bao quanh toàn bộ bệnh viện cần có khu cách ly với bên ngoài với bề rộng 5-
15 mét để hạn chế bớt bụi, tiếng ồn, hơi khí độc từ ngoài tới chống nắng, nóng
trong mùa hè
4
Khu hậu cần, quản trị cần có lối đi riêng để tránh ảnh hởng tới hoạt động
khám chữa bệnh của bệnh viện
Nhà xác, khu giải phẫu bệnh, nhà tang lễ cần bố trí ở khu vực kín đáo nhất
trong bệnh viện, có đờng đi riêng ra ngoài, không đi qua cổng chung của bệnh
viện
2.2. Thiết kế các phòng trong bệnh viện
2.2.1. Kích thớc các phòng và lối đi lại giữa các phòng:
Chiều rộng lối đi lại thờng là 2,2 mét. Chiều sâu phòng tối đa không quá 6
mét để có ánh sáng tự nhiên tốt
Chiều cao trần nhà của các phòng khám chữa bệnh và các phòng bệnh nhân
tốt nhất là 3,5 mét để phòng vừa thoáng mát, vừa đẹp mắt
2.2.2. Hệ thống ánh sáng các phòng
Để có ánh sáng tự nhiên tốt, hệ số chiếu sáng (là tỷ lệ diện tích cửa sổ trên
diện tích sàn) cần đạt đợc những chỉ số sau đây:

Phòng mổ, phòng thay băng, phòng sản 1/1
Phòng bác sĩ, phòng điều trị, phòng chẩn đoán 1/5
Phòng xét nghiệm, phòng dợc 1/6
Phòng bệnh nhân 1/7
Nhìn chung ánh sáng nên phân tán và không chói.
Sự thông gió cửa sổ không dùng cho buồng Xquang, bếp Những buồng này
cần có hệ thống thông gió nhân tạo.
Cách sắp xếp gi ờng bệnh trong các phòng
Mức diện tích sàn nhà trung bình cho mỗi giờng bệnh từ 6-9 m
2
.
Mỗi phòng bệnh nên có 1-6 giờng bệnh, đối với bệnh nhân trẻ em có thể kê 8-
12 giờng bệnh nếu có chiếu sáng tự nhiên từ 2 bên.
Để tránh lây bệnh bằng nớc bọt các giờng bệnh cần kê cách xa nhau 0.9-1 mét
Mỗi khu điều trị bệnh nhân (khoa, phòng) cần có ít nhất một phòng riêng biệt
dành cho bệnh nhân rất nặng hoặc nghi mắc bệnh lây.
2.2.3. Số lợng các phòng trong bệnh viện
5
Trong một bệnh viện hoặc một khoa điều trị độc lập cần phải có đủ 3 nhóm
nhà hoặc phòng sau đây để phục vụ ngời bệnh:
a) Nhóm nhà điều trị gồm phòng bệnh nhân, phòng giao ban, phòng bác sĩ,
phòng khám bệnh, phòng tiêm và thay băng, phòng vật lý trị liệu, điện quang,
xét nghiệm v.v.
b) Nhóm nhà vệ sinh gồm phòng đại tiểu tiện, phòng tắm, phòng rửa mặt,
phòng rửa dụng cụ, phòng để quần áo bẩn, phòng giặt hấp, phòng tẩy uế và
khử khuẩn v.v.
c) Nhóm nhà phục vụ sinh hoạt có nhà bếp, nhà ăn, căng tin, nhà kho, nhà trực
nhân viên, nhà để xe, trạm bơm nớc, trạm điện v.v.
Mỗi bệnh viện có 25-30 giờng bệnh cần bố trí ít nhất 10 buồng bệnh nhân, 20
phòng phục vụ điều trị. Kích thớc mỗi buồng bệnh nhân tùy thuộc vào số gi-

ờng bệnh kê ở trong (1 giờng, 2 giờng, 4 giờng, 6 giờng )
Khu nhà ăn, nhà bếp cần có diện tích 25 m
2
đối với bệnh viện 25 giờng, 30-40
m
2
đối với bệnh viện 25-40 giờng, bình quân 0.5m
2
/1 giờng bệnh đối với bệnh
viện từ 50 giờng trở lên.
2.2.4. Buồng bệnh nhân
Đối với phòng bệnh, có thể bố trí hệ thống chiếu sáng theo 3 cách:
- Chiếu sáng cả hai bên.
- Chiếu sáng một bên, một bên là các buồng phục vụ kế cận.
- Chiếu sáng một bên, một bên là hành lang
Hành lang, cầu thang phải rộng rãi để có thể chuyên chở giờng bệnh nhân qua
đợc. Hành lang phải rộng 2,20m (nếu ở bên ngoài) và rộng từ 2,30 - 2,50m
(nếu ở bên trong).
Buồng phải đợc lau chùi tốt và bảo đảm không có tiếng vang. Những góc chân
tờng, chỗ tiếp giáp tờng với trần và sàn nhà phải lồi, tránh trang trí những gờ
nổi. Cửa mở không đợc gây ra tiếng động và không nên có bậc thềm vì còn
phải đa bệnh nhân ra vào bằng xe kéo.
3. Nhiễm trùng bệnh viện:
3. 1. Khái niệm nhiễm trùng bệnh viện
Nhiễm trùng bệnh viện là nhiễm trùng mắc phải khi bệnh nhân nằm viện mà
lý do nhập viện không phải do nhiễm trùng đó. Nhiễm trùng này xảy ra trong
6
thời hạn 48 giờ sau khi nhập viện (a) và trong thời hạn 30 ngày đối với nhiễm
trùng vết mổ (b).
Nhiễm trùng bệnh viện liên quan tới thực hành chăm sóc, điều trị, và là hậu

quả không mong muốn của quá trình thực hành y học trong bệnh viện. Nhiễm
trùng bệnh viện là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lợng bệnh viện.
3.2. Nguồn lây nhiễm.
Có ba loại nguồn lây nhiễm chính, đó là:
- Từ con ngời: bệnh nhân, nhân viên y tế, ngời nhà tới chăm sóc, khách thăm
- Từ vật liệu dụng cụ y tế: đồ vải, mấy thở, sonde, ống soi dạ dày, phế quản,
dao/kéo mổ
- Từ môi trờng chăm sóc: không khí, đất, bề mặt, nớc.
3.3. Nguyên nhân gây nhiễm trùng bệnh viện:
- Do sử dụng ngày càng nhiều kháng sinh và sử dụng không đúng nguyên tắc,
chỉ định, gây hiện tợng kháng kháng sinh, các vi khuẩn tồn tại lâu trong môi
trờng, có sức đề kháng cao
- Do tăng số lợng ngời ra vào bệnh viện
- Do tăng sự di chuyển của các bệnh nhân giữa các khoa phòng hoặc giữa các
bệnh viện khác nhau
- Do sử dụng những kỹ thuật chẩn đoán và điều trị ngày càng nhiều hơn
- Do cha có chính sách, đầu t thỏa đáng đối với công tác phòng chống nhiễm
khuẩn trong bệnh viện
- Do nhân viên y tế ít đợc đào tạo nghiệp vụ về nhiễm khuẩn bệnh viện
- Do cha tuân thủ chặt chẽ những qui định vệ sinh bệnh viện (cả bệnh nhân,
ngời nhà và nhân viên y tế)
3.4. Phơng thức lây truyền nhiễm trùng bệnh viện
Chủ yếu qua 3 con đờng chính dới đây:
- Qua tiếp xúc trực tiếp (đờng bàn tay), ví dụ da, dịch cơ thể. Chủ yếu qua
bàn tay hoặc dụng cụ y tế. Trên 90% của tất cả các loại nhiễm khuẩn bệnh
viện lây truyền qua đờng này
- Qua các giọt nhỏ (>5micromet), ví dụ khi nói, hắt hơi, ho. Xấp xỉ 9% của
tất cả các loại nhiễm khuẩn bệnh viện lây truyền qua đờng này
7
- Qua không khí (kích thớc <5 micromet), có thể phát tán xa và lan truyền

trong không khí. Xấp xỉ 1 % của tất cả các loại nhiễm khuẩn bệnh viện lây
truyền qua đờng này
3.5. Những tác nhân làm lây nhiễm và các loại nhiễm trùng bệnh viện
chính
Các vi sinh vật gây ra bệnh nhiễm trùng chủ yếu các vi khuẩn (90%), các virut
8% và nấm 1-2%
Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện chính:
- Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonacaes) gây nhiễm trùng vết mổ, các vết th-
ơng ngoài da nh bỏng, truyền bệnh theo đờng không khí, dụng cụ y tế, bàn tay
- Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus: gây nhiễm trùng hô hấp (họng, phế
quản, phổi), da, nhiễm trùng huyết, truyền bệnh theo đờng không khí, dụng cụ
y tế, bàn tay
- Liên cầu khuẩn nhóm D (S. feacalis) có khả năng gây nhiễm trùng tiết niệu,
phẫu thuật bụng truyền bệnh theo đờng không khí, hoặc qua bàn tay
- Trực khuẩn đờng ruột: (E. Coli) gây nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn
huyết, truyền bệnh tại chỗ hoặc qua dụng cụ (sonde), Klebsiella chủ yếu gây
viêm phổi ở trẻ em, Acinetobacter: gây nhiểm trùng đờng hô hấp chủ yếu ở
các phòng hồi sức và phòng mổ, truyền bệnh theo đờng không khí, dụng cụ
trợ giúp hô hấp
- Phế cầu (Pneumonie): gây viêm phổi (50% ngời mang vi khuẩn này không
có triệu chứng lâm sàng), truyền bệnh theo đờng không khí
3. 6. Bốn loại chính của nhiễm trùng bệnh viện:
Nhiễm trùng trong bệnh viện thờng gây hậu quả nặng nề. T liệu cơ quan cứu
trợ cộng đồng 1984 (Paris) nêu một dẫn chứng có 527.000 bệnh nhân nhập
viện thì có tới 15.000 25.000 nhiễm trùng trong bệnh viên và hậu quả là
500 200 ngời chết. Hiện nay tại Mỹ cứ 20 bệnh nhân nhập viện thì có một
bệnh nhân nhiễm trùng bệnh viện (5%) và có khoảng 2 triệu bệnh nhân nhiễm
trùng bệnh viện mỗi năm, chi phí điều trị cho nó mất khoảng 4,5 tỷ đô la
Mỹ/năm
Theo điều tra năm 2001 tại Bệnh viện Bạch mai, tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện

tại Việt Nam hiện nay khoảng 6.8% tức cứ 15 bệnh nhân nhập viện thì có 1
bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Các loại nhiễm khuẩn chính thờng
gặp là:
8
- Nhiễm trùng đờng tiết niệu: thờng gặp ở khoa hồi sức tích cực, loại này
chiếm khoảng 50% lcác nhiễm trùng trong bệnh viện, nó kháng với nhiều
kháng sinh và có thể là điểm xuất phát của nhiễm trùng máu.
- Nhiễm trùng phổi: hay nhiễm trùng đờng hô hấp dới 18%. Thờng gặp ở khoa
hồi sức tích cực. Loại nhiễm trùng bệnh viện này mới có gần đây, chủ yếu do
kỹ thuật, hỗ trợ hô hấp và máy điều hoà vi khí hậu.
- Nhiễm trùng vết mổ: chiếm 17% các nhiễm trùng trong bệnh viện. Vết mổ
tạo ra một đờng thuận lợi cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Giám sát nhiễm
trùng các vết mổ là một trong những việc u tiên của hội đồng chống nhiễm
trùng trong bệnh viện. Các vết mổ đợc xếp loại theo nguy cơ lây nhiễm - phải
đặt ra những nội quy về quản lý các băng gạc và đánh giá đều đặn.
- Nhiễm trùng huyết: chiếm 15% các nhiễm trùng bệnh viện, thờng gặp ở
bệnh nhân truyền máu, lọc máu. Ngời ta phân làm hai loại nhiễm trùng huyết:
Nhiễm trùng huyết từ ổ đợc xác minh, nhiễm trùng huyết tiên phát.
3.6. Những biện pháp phòng chống các bệnh nhiễm trùng trong bệnh viện.
3.6.1. Dự phòng cơ bản cho mọi bệnh nhân
3.6.1.1 Chỉ định
- Không biết tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân tại thời điểm nhập viện
- áp dụng dự phòng cơ bản để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn từ cả ở những
bệnh nhân biết và không biết là nguồn nhiễm khuẩn (tiếp xúc qua bệnh
nhân hoặc môi trờng, qua các giọt nhỏ hoặc không khí)
- Đợc thực hiện trong tất cả các cơ sở y tế
3.6.1.2 Vai trò của dự phòng cơ bản trong các cơ sở y tế
- Cơ sở hạ tầng rất cần thiết để ngăn chặn sự lan truyền trong giai đoạn
sớm của vụ dịch.
- Nguyên tắc không làm tổn hại đến bệnh nhân

- Thể hiện ý thức và trách nhiệm của nhân viên y tế
- Giúp nhân viên y tế hành nghề ngay cả trong các điều kiện khó khăn,
ví dụ: bệnh dịch, sự bùng nổ dịch
- Phạm vi không chỉ ở một số bệnh viện, mà ở mọi bệnh viện, đến mọi ngời.
- Dự phòng cơ bản là biện pháp có hiệu quả kinh tế
3.6.1.3 Các biện pháp dự phòng cơ bản cho mọi bệnh nhân
9
- Vệ sinh bàn tay
- Sử dụng thích hợp phơng tiện phòng hộ cá nhân
- Bảo đảm thu gom chất thải thích hợp (nh hộp đựng vật sắc nhọn an
toàn, kim tiêm, bơm tiêm)
- Lau, loại bỏ ngay dịch/máu bị tràn
- Đảm bảo các dụng cụ chăm sóc bệnh nhân đợc loại bỏ, khử khuẩn
hoặc tiệt khuẩn giữa mỗi bệnh nhân
3.6.2. Dự phòng tiếp xúc:
3.6.2.1 Chỉ định
Có tiếp xúc với các bệnh dễ lây trong bệnh viện nh Tiêu chảy, nhiễm khuẩn
tiêu hoá, tổn thơng da
3.6.2.2 Các biện pháp dự phòng tiếp xúc
- Buồng riêng cho mỗi bệnh nhân (nếu thích hợp)
- Đi găng khi vào phòng, mặc áo choàng khi tiếp xúc với bệnh nhân, bề
mặt, vật liệu bị nhiễm khuẩn
- Rửa tay trớc và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, và khi rời buồng bệnh.
- Hạn chế bệnh nhân ra ngoài buồng bệnh
- Làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ và môi trờng thích hợp
3.6.3. Dự phòng qua các giọt nhỏ
3.6.3.1 Chỉ định
Đối với các giọt nhỏ có kích thức >5micromét phòng các bệnh nh viêm màng
não, bạch hầu
3.6.3.2 Các biện pháp dự phòng qua các giọt nhỏ

- Bố trí buồng riêng cho mỗi bệnh nhân (nếu có thể)
- Khẩu trang cho nhân viên y tế
- Hạn chế di chuyển bệnh nhân, bệnh nhân đeo khẩu trang ngoại khoa
khi rời buồng bệnh
3.6.4. Dự phòng qua đờng không khí
3.6.4.1 Chỉ định:
10
Đối với các mầm bệnh có kích thớc <5micromet phòng các bệnh nh lao, sởi,
thuỷ đậu
3.6.4.2 Các biện pháp dự phòng qua đờng không khí
- Bố trí buồng riêng có thông khí thích hợp (áp lực âm nếu có thể), đóng
cửa, trao đổi khí >6 lần trong một giờ, thoát khí ra ngoài từ ống dẫn
- Sử dụng khẩu trang có độ lọc cao khi ở trong buồng bệnh (ví dụ loại N95)
- Bệnh nhân luôn ở trong buồng bệnh
4. Kết luận
Vệ sinh bệnh viện là một yếu tố quan trọng trong công tác điều trị bệnh viện.
Nội dung công tác vệ sinh bệnh viện rất phức tạp, đòi hỏi ý thức trách nhiệm
cao các ngời lãnh đạo, nhân viên y tế cũng nh sự đầu t thích đáng của Nhà n-
ớc, ý thức của nhân dân. Vệ sinh bệnh viện tốt góp phần đáng kể vào việc
nâng cao chất lợng bệnh viện.
Tài liệu tham khảo
1. Vệ sinh môi trờng dịch tễ tập 1, tập 2 Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
1998.
2. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trờng, Thờng quy kỹ thuật Y
học lao động và vệ sinh môi trờng, Hà Nội 1993.
3. Bộ KHCNMT(1999): Báo cáo hiện trạng môi trờng Việt nam
4. Trờng đại học Y Thái bình(1998): Vệ sinh môi trờng và nguy cơ tới
sức khoẻ, NXB Y học
5. Trờng Cán bộ quản lý y tế (1999) : Sức khoẻ môi trờng, NXB Y học
6. Trần Hiếu Nhuệ(2001) : Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng

7. Nguyễn Thị Kim Thái (1999) : Sinh thái học và bảo vệ môi trờng,
NXB Xây dựng
8. Trịnh Thị Thanh (2001) : Độc học môi trờng và sức khoẻ con ngời,
NXB Đại học Quốc gia Hà nội
9. Lê Huy Bá (2004): Môi trờng, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh
10.Bộ Giáo dục và đào tạo(2003) : Khoa học môi trờng, NXB Giáo dục
11.Bộ Y tế (2003) : Xây dựng y tế Việt nam công bằng và phát triển,
NXB Y học
11
12.Nguyễn Huy Nga (2004) :Bảo vệ môi trờng trong các cơ sở y tế,
NXB Y học
13.Phạm Mạnh Hùng, Goran Dahlgren (2001) : Chăm sóc sức khoẻ
nhân dân theo định hớng công bằng và hiệu quả, NXB Y học
14.Annalee, Y .et al. (2001) Basic Environmental Health, Oxford
University Press.
15.Cordia Chu and Rod Simpson (1994) : Ecological Public Health :
from vision to practice. Institute of applied environment research,
Griffith University, Australia, and the Centre for Health promotion,
University of Toronto, Canada.
16.Dade W. Moeller (1998). Environmental Health, Revised Edition,
Havard University Press.
17.Monroe T. Morgan (1997). Environmental Health, 2
nd
Edition,
Morton Publishing Company.
18.The National Environmental Health Strategy. Publications
Production Unit, Commonhealth Department of Health and Aged
Care, Commonhealth of Australia, 1999.
19.Anne Nadakavukaren (2000), Our global environment a health

perspective. Fifth Edition. Waveland Press.
20.Herman Koren, Michael Bisesi (1996). Handbook of
Environmental health and safety principles and practices. Lewis
Publishers.
12

×