Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH DICH VU VAN TAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 82 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
MỤC LỤC
2.2.3. Vị trí của bến xe khách phía Nam 29
3.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần vận tải và thương mại đường sắt (RATRACO) 47
Trải qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển, công ty cổ phần vận tải và thương mại
đường sắt (RATRACO) đã không ngừng mở rộng phát triển kinh doanh trên nhiều lĩnh
vực, thương hiệu của RATRACO đã được khẳng định trên thị trường và trở thành một
trong những đơn vị mạnh kinh doanh đa lĩnh vực trong ngành 47
đường sắt.Bảng 3-1: Tỷ trọng ngành nghề kinh doanh 47
3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 49
3.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm ngành nghề kinh doanh 49
3.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty TNHH Du lịch Đường sắt Ratraco 50
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 51
3.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH du lịch đường sắt RATRACO 52
3.1.4.1 Một số chỉ tiêu phản ảnh kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty 52
3.1.4.2. Thị trường du lịch của Công ty. 56
3.1.4.2.1. Thị trường khách vào (inbound) 56
3.1.4.2.2. Thị trường khách ra (outbound) 56
3.1.4.2.3. Thị trường khách du lịch nội địa 57
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
1
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
Lời nói đầu
Trong năm học thứ 3 tại trường, chúng em đã được các thầy cô giảng dạy và trang
bị cho nhiều kiến thức về một số môn chuyên ngành Kinh tế vận tải và du lịch. Tuy
nhiên, nếu chỉ dừng lại ở những lý thuyết trên sách vở thì chưa đủ, nó chỉ cho chúng
em hình dung được một các tổng quát nhất, chung nhất, có khi là trừu tượng, khó hiểu,
xa rời thực tế. Chính vì thế nhà trường đã tổ chức cho chúng em các buổi thực tế đi tới
các công ty, xí nghiệp kinh doanh vận tải – du lịch.
Từ lâu vận tải đã trở thành nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, nó giữ vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Được ví như mạch máu trong cơ thể


con người, phục vụ tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vận tải làm cho con người
xích lại gần nhau hơn.
Du lịch: Là nhu cầu tất yếu của xã hội, là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.
Với xã hội phát triển như vũ bão hiện nay, con người lao vào đồng tiền để làm giàu, để
khẳng định chỗ đứng trong xã hội…nhưng trên con đường gian truân đó rồi cũng đến
một lúc bước chân bỗng chốc muốn dừng lại, trí óc đã mệt mỏi, họ cần được nghỉ
ngơi, cần được hưởng thụ và họ sẽ lựa chọn đi du lịch để thỏa mãn tất cả những tâm lý
đó.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vận tải và du lịch em đã đam mê và đi theo
ngành Kinh tế vận tải& du lịch, để hôm nay em không những được học những lý
thuyết trên lớp mà còn được đi thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó
củng cố, bổ sung những kiến thức đã học, bước đầu có sự liên hệ kết hợp và vận dụng
kiến thức lý luận vào thực tiễn, tìm hiểu các nghiệp vụ tổ chức quản lý sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO :
PHẦN I : ĐIỀU KIỆN TRONG VÙNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
PHẦN II : TÌM HIỂU VỀ VẬN TẢI
PHẦN III : TÌM HIỂU VỀ DU LỊCH
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
2
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
PHẦN I : ĐIỀU KIỆN TRONG VÙNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Dân số
Theo số liệu thống kê ngày 1/4/2009 dân số của Hà Nội là 6.448.837 người với
diện tích là 3.324,92 km². Mật độ dân số ở Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở
rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành.
Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km² nhưng tại quận Đống
Đa mật độ lên tới 34.351 người/km² . Trong khi đó, các huyện ngoại thành như Sóc
Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức thì mật độ không lên tới 1.000 người/km² . Sự khác biệt giữa nội
thành và ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện y tế , giáo dục…Về cơ cấu

dân sốtheo số liệu ngày 1 tháng 4 năm 1999 cư dân của Hà Nội và Hà Tây lúc đó hầu
hết người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Mường, Dao, Tày chiếm
0,9%. Theo số liệu của cuộc điều tra dân số năm 2009, toàn thành phố Hà Nội có
2.632.087 cư dân thành thị, tương đương với 41,1% và 3.810.750 cư dân nông thôn
tương đương 58,9%.
1.2 Kinh tế - xã hội
Năm 2007, GDP bình quân đầu người của thành phố Hà Nội lên tới 31,8 triệu
đồng, trong khi đó con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những
địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất với 1.681,2 triệu USD
và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện của nước
ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh các
doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế của Hà Nội. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế Hà Nội đang đứng
trước vấn đề ô nhiễm môi trường, tình trạng chênh lệch giàu nghèo, lạm phát, thất
nghiệp…đang ở mức độ đáng lo ngại.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có hơn 3,2 triệu
người trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy thành phố vẫn thiếu lao động có
trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và
chất lượng lao động chưa chuyển dịch theo cơ cấu nghành kinh tế. Hà Nội vẫn đang
phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch
vụ chưa cao và môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn. Việc chuyển dành cơ cấu
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
3
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
ngành kinh tế, đặc biệt là cơ cấu nghành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực
mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch các nghành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố
chưa phát huy tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.
1.3 Điều kiện tự nhiên, khí hậu
1.3.1.Vị trí địa lý :
Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên,Vĩnh Phúc

ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam, Hòa Bình; phía đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và
Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ.
Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hia bên bờ sông Hồng, vị trí và địa thế thuận
lợi cho một trung tâm chính trị- kinh tế - văn hóa- khoa học và đầu mối giao thông
quan trọng của Việt Nam.
1.3.2.Khí hậu:
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt
đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao.
Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hằng năm của Hà Nội là 122,8 kcal/ cm
2
và nhiệt
độ trung bình hằng năm là 23,6ºC.Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và
lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hằng năm là 79%. Lượng mưa trung
bình hằng năm là 1.800 mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Đặc điểm khí hậu
Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt giữa hia màu nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến
tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºc.Từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông là
15,2ºc. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp là tháng 4 và tháng 10 cho nên
Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sát nhập với
Hà Nội. có đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò
đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung sự khác biệt về thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ
giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay là không nhiều.
Điều kiện khí hậu thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng kỹ thuật của
phương tiện, lái xe và hành khách trong quá trình vận tải. Do đó đã làm ảnh hưởng đến
kết quả và hiệu quả sản xuất của Công ty với địa bàn hoạt động chủ yếu ở phía Bắc.
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
4
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
Việt Nam nằm gọn trong vùng chí tuyến Bắc, cạnh biển Đông, là trung tâm Đông Nam

Á nên khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa cụ thể là mùa khô và mùa mưa .
Ở phía Bắc vào tháng 2 và tháng 3 độ ẩm bình quân rất cao lên tới 90% làm cho
độ hao mòn của các chi tiết tăng lên, các chi tiết của phương tiện có độ bền giảm rõ
rệt. Độ ẩm cao nhất cộng thêm với nhiệt độ không khí thấp (ở các vùng núi cao),
không khí loãng sẽ làm cho động cơ rất khó hoạt động. Độ ẩm cao kết hợp với lượng
mưa lớn sẽ làm cho lớp sơn bề ngoài của phương tiện chóng phai mòn, tình trạng kỹ
thuật phương tiện giảm ảnh hưởng đến hiệu quả của các phương tiện.
Một số tháng ở vùng núi đặc biệt là vùng núi Tây Bắc, thường xuyên có sương
mù làm hạn chế tầm nhìn của lái xe nên các phương tiện hoạt động ở vùng này phải
trang bị hệ thống đèn vàng và thời gian hoạt động phải muộn hơn rất nhiều để đảm bảo
mức độ an toàn trong quá trình vận tải. Vào mùa hè nhiệt độ không khí thường xuyên
ở mức trung bình là 30
0
C, có một số vùng nhiệt độ lên tới 40
0
C đã làm ảnh hưởng đến
phương tiện, sức khoẻ của lái xe và hành khách. Trong những ngày này nhiệt độ trong
buồng lái tăng lên rất lớn, có khi lên tới 50
0
C ảnh hưởng tới sức khỏe của lái xe. Đây
cũng là nguyên nhân gây nên những tai nạn đáng tiếc, do đó đòi hỏi Công ty phải có
sự đầu tư lớn về phương tiện, các trang thiết bị phục vụ trên xe.
Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện mưa bão từ tháng 7 đến tháng 11 những
áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở những vùng có vĩ độ cao trên 12
0
B và vùng phía Tây của
Thái Bình Dương thường tạo ra những cơn gió xoáy thuận chiều kim đồng hồ và di
chuyển sang phía Tây, đổ bộ vào Việt Nam nhất là các tỉnh miền miền Bắc và miền
Trung. Mưa bão đã ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của phương tiện làm sạt lở
đường, sập cầu, đổ cây gây ách tắc giao thông nhất là các tuyến Tây Bắc.

1.3.3. Địa hình:
Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chủ
yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm
khoảng ¾ diện tích đất tự nhiên nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi
lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì,
Quốc Oai, Mỹ Đức
1.3.4. Sông ngòi:
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
5
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn của miền bắc là sông Đà và sông Hồng. Sông
Hông dài 1.183 km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Đoạn sông Hồng qua thành phố
Hà Nội dài 163km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các con sông
khác như: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi.Hồ đầm ở
Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng trong nội thành Hà Nội như: hồ Tây, Trúc Bạch,
Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ
như: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì…và nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà
Tây (cũ) như: Ngải Sơn – Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai,…
1.4. Điều kiện về giao thông vận tải ở Hà Nội
1.4.1 Giao thông đường bộ
Cho đến cuối năm 2011, Hà Nội hiện có 7.365 km đường giao thông, trong đó
20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 3 tuyến vành đai, cũng như đang quản
lý hơn 4,3 triệu phương tiện giao thông các loại, trong đó riêng xe máy chiếm gần 4
triệu
1.4.2 Giao thông đường sắt
Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng
hóa và hành khách, được nối liền với hầu hết với mọi miền ở Việt Nam. Hà Nội là một
đầu mút của đường sắt Thống Nhất Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong tổng chiều dài
2.600 km của hệ thống đường sắt Việt Nam, chủ yếu doPháp xây dựng.
Ngoài ra, từ Hà Nội còn có các tuyến đường sắt nối với các tỉnh phía Bắc và đi

ra cảng Hải Phòng.
Từ năm 1900 Hà Nội đã có đường sắt nội đô dùng cho tàu điện do Pháp xây dựng.
Tồn tại trong 9 thập kỷ đến năm 1991 thì tàu ngừng hoạt động, đường ray đã được bóc
đi vì phương tiện giao thông này gây tắc đường, một phần do đường ray và phần vì tốc
độ tàu chạy chậm.
1.4.3 Giao thông đường thủy
Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường sông.
Các sông chảy qua địa bàn:
Sông Hồng
Sông Đáy
Sông Đuống
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
6
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
Sông Cà Lồ
Sông Nhuệ
Sông Lừ
Sông Tô Lịch
Sông Kim Ngưu .
1.4.4 Đường hàng không
Hà Nội có hai sân bay: sân bay Nội Bài (quốc tế và nội địa) và sân bay Gia
Lâm (sân bay nhỏ, nơi có thể thuê trực thăng du lịch).
Sân bay Nội Bài cách thành phố 45 km về phía Bắc. Sân bay Gia Lâm cách trung tâm
Hà Nội 8 km. Ngoài ra, Hà Nội còn có một sân bay quân sự hiện đang không sử dụng
là sân bay Bạch Mai.
1.5 Điều kiện về tài nguyên du lịch
Là thủ đô 1000 năm tuổi có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu
bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội luôn là
một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Hà Nội đứng
đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di

tích Việt Nam (trong đó có 1164 di tích trên tổng số gần 3500 di tích cấp quốc gia ở
Việt Nam). Chính vì vậy mà Hà Nội có thế mạnh và đủ điều kiện để phát triển du lịch
văn hóa, tâm linh và hội thảo.
1.6 Hệ thống khách sạn, nhà hàng.
Hệ thống khách sạn
Hà Nội là một trong số không nhiều điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. Với
du khách, khách sạn không chỉ là nơi nghỉ ngơi mà còn là nơi thể hiện bản sắc văn hóa
địa phương. Vì vậy, những nhà kinh doanh khách sạn luôn nâng cao chất lượng nhằm
đáp ứng mong muốn của du khách để họ có một kỳ nghỉ như mong muốn tại thủ đô
nghìn năm tuổi.
Hà Nội là một trong những thành phố của Việt Nam có mạng lưới khách dạn dày
đặc và công suất phòng có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách. Hiện thủ đô Hà
Nội có hơn 1.750 cơ sở lưu trú với gần 55.500 buồng phòng, trong đó có hơn 240
khách sạn được xếp hạng sao.
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
7
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
Các khách sạn lớn 5 hoặc 4 sao thường nằm ở những vị trí đẹp, trung tâm thủ đô như
khách sạn Deawoo, Hilton Opera, Horison, Melia, Nikko, Sheraton, Metropole, Bảo
Sơn, Công Đoàn Tuy nhiên để giữ và thu hút khách đến lưu trú, các khách sạn đều có
chiến lược phát triển riêng.
Bên cạnh những khách sạn nằm ở vị trí trung tâm của thủ đô thì các khách sạn nằm
trong khu phố cổ có những lợi thế riêng. Gần các địa điểm du lịch và có thể đi bộ vào
trung tâm Hà Nội, các khách sạn này đang trở thành địa điểm hấp dẫn khách nước
ngoài. Không đứng ngoài xu thế phát triển của ngành công nghiệp không khói, các
khách sạn trong phố cổ cũng đang tìm nhiều phương thức để khẳng định chất lượng và
thương hiệu.
6 tháng đầu năm 2012, Hà Nội đón trên 8,3 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách
quốc tế ước đạt 1,03 triệu lượt khách. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
du lịch khi tới Hà Nội, trong những năm gần đây, dịch vụ cơ sở lưu trú tại thủ đô

không ngừng tăng về số lượng. Bên cạnh đó, vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ cũng
được nhiều khách sạn quan tâm, điều này giúp du lịch Hà Nội tạo được ấn tượng và là
một trong điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế.
Hệ thống nhà hàng
Hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn Âu, Á phát triển phục vụ nhu cầu ăn uống của
khách du lịch.
PHẦN II : TÌM HIỂU VỀ VẬN TẢI
2.1. CÔNG TY CỔ PHẦN XE KHÁCH HÀ NỘI
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
8
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
2.1.1 Giới thiệu về công ty
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
 Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xe khách Hà Nội.
 Loại hình công ty: Công ty cổ phần.
 Địa chỉ: Gác 2 Bến xe Gia Lâm - Quận Long Biên - Hà Nội.
 Tài khoản 102010000048776 Sở giao dịch 1 NH Công Thương VN.
 Mã số thuế: 0100106017.
 Điện thoại: (043).827.1923.
 Fax: (043).873.3011.
 Ngày thành lập :5/10/1999.
Công ty cổ phần xe khách Hà Nội có tiền thân là công ty xe khách Thống Nhất
Hà Nội được thành lập từ năm 1960 với nhiệm vụ là vận tải hành khách các tuyến nội
đô và kế cận. Năm 1992 do sự phát triển mạnh mẽ nhu cầu đi lại của người dân Hà
Nội công ty xe khách Thống Nhất Hà Nội đã được tách ra thành ba công ty theo quyết
định số 343/QĐUB là:
- Công ty xe buýt Hà Nội.
- Công ty xe khách nam Hà Nội.
- Công ty vận tải hành khách phía bắc Hà Nội.
Ngày 3/06/1999 công ty vận tải hành khách phía Bắc Hà Nội được cổ phần hóa

và đổi tên thành Công ty cổ phần xe khách Hà Nội theo quyết định số 2582/QĐ-UB
của UBND Thành phố Hà Nội. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số 056699
ngày 05/10/1999 tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội với vốn điều lệ khi
thành lập: 4.330.000.000 VNĐ. Khi chuyển sang hình thức doanh nghiệp cổ phần,
công ty hoạt động kinh doanh vận tải hành khách tập trung chủ yếu phía Bắc Đông
Bắc và các tuyến kế cận với 231 lao động và tổng nguồn vốn là 7.482.936.560 VNĐ.
Theo quyết định số 72/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội vào Tháng
5/2004 thì Công ty Cổ phần xe khách Hà Nội là một thành viên của Tổng Công ty Vận
tải Hà Nội. Vốn điều lệ của Công ty là 16.394.600.000 đồng.
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh.
 Chức năng, nhiệm vụ:
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là vận chuyển hành khách công cộng
bằng xe buýt và vận chuyển hành khách liên tỉnh. Hiện nay công ty đang tham gia hoạt
động vận chuyển hành trên 12 tuyến liên tỉnh thuộc các tỉnh Phía Bắc như: Thái Bình,
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
9
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên,… và 02
tuyến buýt nội đô bằng hình thức xã hội hóa gồm: Tuyến số 51 (Trần Khánh Dư -
KĐT Trung Yên) và Tuyến số 49 (Trần Khánh Dư - KĐT Mỹ Đình II).
 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty:
+ Kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh, VTHKCC bằng xe buýt, xe taxi.
+ Kinh doanh vận tải hành khách du lịch.
+ Tổ chức bảo dưỡng sửa chữa các cấp trung, đại tu, đóng mới, lắp ráp chi tiết các loại
phương tiện vận tải.
+ Kinh doanh khai thác bến đỗ xe, trông giữ xe và hàng hóa.
+ Dịch vụ đại lý bán xe ôtô và phụ tùng các loại, xăng, dầu mỡ.
+ Các dịch vụ tổng hợp khác.
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
10

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức của công ty như sau :
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp
Tất cả các phòng ban trong công ty đều chịu sự quản lý tập trung và trực tiếp của ban
giám đốc. Giữa các phòng ban có mối quan hệ hỗ trợ nhau trong việc thực hiện kế
hoạch sản xuất mà ban giám đốc giao xuống.
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
11
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phòng
Nhân sự-
Tổng
hợp
Phòng
Tài
Chính-
Kế Toán
Phòng
Kế
Hoạch
Điều Độ
Gara ô tô Ban dịch
vụ- bảo
vệ
Nhân sự
Hành
chính

Kế hoạch
thị trường
Liên tỉnh
Buýt
Bộ phận kỹ
thuật
Xưởng sửa
chữa
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
2.1.3. Chức năng của các phòng ban
Phòng nhân sự tổng hợp:
• Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến
lược của công ty.
• Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và
tái đào tạo.
• Tổ chưc việc quản lý nhân sự toàn công ty.
• Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thức người
lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
• Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Giám
đốc .
• Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây
dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện.
• Phục vụ các công tác hành chánh để BGĐ thuận tiện trong chỉ đạo – điều hành,
phục vụ hành chánh để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.
• Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công ty.
• Tham mưu đề xuất cho BGĐ để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức-Hành
chánh-Nhân sự.
• Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giửa BGĐ và
Người lao động trong Công ty.

Phòng tài chính kế toán :
• Thu nhập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp,
được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, sử dụng các
khoản thu phát sinh ở đơn vị.
• Đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý tài chính hàng năm.
• Đề xuất thay đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ tiêu chuẩn, định mức thu, chi.
• Đề xuất dự toán chi thường xuyên hàng năm trên cơ sở nhiệm vụ cấp trên giao.
• Đề xuất phân bổ tài chính thường xuyên hàng năm.
• Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán chi hàng năm.
• Tham mưu xét duyệt các dự toán thu, chi hàng năm của đơn vị được phân công.
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
12
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
• Thực hiện việc thu nộp thuế thu nhập cá nhân có thu nhập cao theo quy định.
• Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định quản lý tài chính và chế độ tài
chính. Thực hiện dự toán thu, chi hàng năm, chế độ chi trả cho người lao động, chế độ
quản lý tài sản, các qui định về công nợ, xử lý mất mát, hư hỏng, thiếu hụt tài sản.
• Thu nhận, xuất cấp bảo quản tiền mặt và các chứng chỉ, hiện vật có giá trị như
tiền.
• Phát hành và luân chuyển các chứng từ kế toán theo qui định.
• Thực hiện đầy đủ công tác kế toán tài chính theo qui định của Nhà nước .
• Lưu trữ chứng từ, sổ sách, tài liệu kế toán theo qui định của Nhà nước.
• Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp
trên và cơ quan tài chính, cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định hiện hành
của nhà nước phục vụ cho việc quản lý, điều hành của cấp trên.
• Thực hiện tự kiểm tra tài chính và công khai tài chính theo chế độ quy định.
Phòng kế hoạch điều độ :
Phòng kế hoạch điều độ được chia thành 2 phòng riêng biệt , một phòng quản lý đôi xe
buýt và một phòng quản lý đội xe liên tỉnh. Nhiệm vụ của 2 phòng này là quản lý về
phương tiện và lao động ( lái , phụ xe ). Trưởng phòng có trách nhiệm quản lý các

phương tiện có trạng thái kỹ thuật tốt, phân công lao động và báo cáo
Phòng gara ô tô:
1. Chức năng
Tham mưu cho Giám đốc công ty về quy chế quản lý, định mức kinh tế kỹ
thuật, kiểm tra chất lượng phương tiện.
Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện. Giám sát
chất lượng bảo dưỡng sửa chữa phương tiện theo quy trình.
Quản lý kỹ thuật, chất lượng phương tiện, vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật
liệu.
2. Nhiệm vụ :
- Quản lý kỹ thuật chất lượng phương tiện :
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
13
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
• Xây dựng các định mức BDSC, tiêu hao nhiên liệu, định nghạch sử dụng vật tư
phụ tùng cho từng loại phương tiện.
• Xây dựng các quy trình BDSC và nghiệm thu chất lượng. Đề xuất và có kế
hoạch mua sắm các trang thiết bị máy móc, dụng cụ kỹ thuật phục vụ cho công tác
BDSC.
• Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch BDSC, SCLớn đột xuất.
• Thực hiện công tác kiểm định phương tiện theo quy định , đảm bảo đủ các hồ
sơ giấy tờ khi đưa xe ra hoạt động.
• Quản lý đôn đốc giám sát việc thực hiện BDSC theo quy trình. Chịu trách
nhiệm nghiệm thu chất lượng BDSC phương tiện.
• Lập hồ sơ lý lịch xe để quản lý và theo dõi quá trình sử dụng phương tiện.
Kiểm kê đánh giá chất lượng phương tiện hàng năm.
- Quản lý vật tư phụ tùng:
• Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư phụ tùng phục vụ cho
công tác BDSC theo đúng quy trình về chất lượng, giá cả cạnh tranh.
• Theo dõi, thống kê việc cấp phát sử dụng, nguyên nhiên vật liệu cho từng

phương tiện theo quy định.
- Giao nhận phương tiện :
• Nhận bàn giao phương tiện từ lái xe sau ca hoạt động. Chốt theo dõi km hoạt
động của từng xe trong ngày theo quy định , kiểm tra quy kết trách nhiệm lập biên bản
khi xe về. Phát hiện hỏng hóc và thông báo kịp thời cho bộ phận sửa chữa.
• Xác định về mặt vật chất của lái phụ xe khi xảy ra va quyệt, sử dụng sai quy
trình gây hư hỏng phương tiện.
• Tổ chức nghiệm thu vệ sinh phương tiện đảm bảo sạch đẹp, an toàn trước khi
đưa xe ra hoạt động.
• Chủ trì, phối hợp cùng các phòng liên quan tiến hành việc giao nhận xe cho đơn
vị, lái xe khi chuyển đổi hoặc các đề xuất thay đổi lái xe của công ty đối với các tuyến
liên tỉnh.
- Quản lý định mức, theo dõi chặt chẽ việc cấp phát nhiên liệu.
• Theo dõi việc cấp nhiên liệu và cùng với đơn vị cung cấp chốt số lượng nhiên
liệu đã cấp cho xe trong ngày.
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
14
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
• Lập biểu tổng hợp báo cáo số lượng đã cấp cho các xe.
- Công tác an toàn, trực sự cố :
• Theo dõi, quản lý bảo hiểm phương tiện.
• Giải quyết kịp thời các sự cố , tai nạn giao thông, hỏng xe trên tuyến.
• Phối hợp với các cơ quan hữu quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến an
toàn giao thông.
2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
 Đoàn phương tiện.
Hiện nay công ty cổ phần xe khách Hà Nội có 58 đầu xe các loại trong đó đoàn
xe 1 ( vận tải liên tỉnh) có 32 đầu xe và đoàn xe 2 ( vận tải buýt ) có 26 đầu xe cho 2
tuyến buýt 49 và 51. Phần lớn các xe được đầu tư từ năm 2002 với giá trị cao, chất
lượng tốt

Bảng 2.1 : Bảng thống kê các loại xe sử dụng của công ty năm 2012
Tuyến
vận tải
TT
Loại phương
tiện
Số chỗ
Số
lượng
xe
Phân loại phương tiện theo thời
gian hoạt động
<5 5-10
10-
15
15-
20
Tuyến
vận tải
hành
khách
liên tỉnh
1. Nadibus 34 5 2 3
2 Nadibus 32 1 1
3 Transinco 29 2 2
4 Hyundai 30 2 2
5
Asia, Yaco,
Hyundai
35

4 2 2
6
Transinco,
Nadibus
34
6 2 3 1
7 Transinco 32 1 1
8 Hyundai 30 2 1 1
9 Hyundai 35 3 1 1 1
10 Nadibus 30 2 1 1
11 Transico 25 2 1 1
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
15
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
12 Ford Transit 16 2 2
Tổng 32 11 17 2 2
Xe buýt 1 Transinco B60 60 13 13
2 Transinco B80 80 13 13
3
Tổng
26 26

So với năm 2011 thì hiện nay số lượng phương tiện đoàn xe 1 của công ty đã giảm đi.
Theo số liệu mới nhất thì hiện nay đang có 32 đầu xe hoạt động vận tải liên tỉnh và 26
xe vận tải buýt nội đô. Phương tiện đã được đầu tư mới khá nhiều với giá trị cao, chất
lượng tốt. Bên cạnh đó vẫn còn một số tuyến sử dụng xe cũ như: Tuyến Gia lâm-
Tuyên Quang, Gia lâm- Thái Nguyên sản xuất từ những năm 2000 .
Tới này do sự thu hẹp lại các tuyến hoạt động của công ty cho nên số lượng
phương tiện giảm xuống rõ rệt chỉ còn 32 xe hoạt động trên các tuyến vận tải hành
khách liên tỉnh và kế cận. Chỉ có số lượng xe buýt xã hội hoá là không thay đổi về số

lượng là 26.
Cơ cấu đoàn phương tiện chủ yếu trong những năm qua của công ty chủ yếu là
xe Transinco, Huyndai, Ycaco, Asia, và xe Nadibus.
 Nhà xưởng.
Hiện nay công ty cổ phần xe khách Hà Nội có một xưởng bảo dưỡng sửa chữa
với diện tích 400 m2.
Nhà xưởng được trang bị các loại máy móc phục vụ cho việc bảo dưỡng sửa
chữa cho phương tiện của công ty. Tất cả các hoạt động bảo dưỡng sửa chữa đều được
thực hiện ngay tại xưởng kể cả sửa chữa lớn.
 Văn phòng công ty.
Văn phòng công ty cổ phần xe khách Hà Nội được đặt tại gác 2 bến xe Gia
Lâm- Hà Nội. Với diện tích 823,5 m
2
đầy đủ các phòng ban chức năng và các thiết bị,
máy móc cần thiết để phục vụ cho việc quản lý và hoạt động của công ty.
 Bãi đỗ xe Gia Lâm.
Địa chỉ: Ngõ 452 Phố Nguyễn Văn Cừ - Quận Long Biên - Hà Nội. Với tổng
diện tích 7840 m
2
. Năng lực bãi đỗ xe 100 xe/ ngày.
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
16
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
17
xưởng
BDSC
Khu vực đỗ xe
Khu vực đỗ xe
Khu vực đỗ xe

Khu vực xe đỗ chờ vào nốt
Khu
vực
đỗ
xe
con
Khu
vực
rửa
xe
Khu
vực đỗ
xe
Khu vực đỗ xe
Trung tâm điều hành
Khu vực đô xe buýt tuyến 22
Khu vực đỗ xe taxi
Khu
vực
đỗ
xe
taxi
Khu vực trông giữ xe máy
cổng
ra xe
khách
cổng
vào
xe
khác

h
cổng
ra xe
buýt
Khu vực đỗ xe buýt tuyến 03 và 34
Khu vực đỗ xe taxi
B
V
W
C
PDVXB
Khu
vực trả
khách
và hành

K
V
P
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
Hình 2.2: Sơ đồ mặt bằng của bãi đỗ xe Gia Lâm
 Tìm hiểu về đội xe
a. Chức năng, nhiệm vụ của đoàn xe:
Chức năng
• Đoàn xe 1:
-Tham mưu cho phòng kế hoạch điều độ về việc xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh của đoàn xe trên các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh và kế cận.
-Giải quyết các khiếu nại và tố cáo trên các tuyến liên tỉnh.
Xử lý các hành vi vi phạm của lái xe .
-Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh trên các tuyến liên tỉnh được đảm bảo

và liên tục.
• Đoàn xe 2:
-Tham mưu cho phòng kế hoạch điều độ về việc xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh của đoàn xe trên hai tuyến vận tải hành khách công công (VTHKCC) trong
thành phố bằng xe buýt xã hội hoá 49 và 51
-Giải quyết các khiếu nại và tố cáo trên các tuyến 49 và 51
-Xử lý các hành vi vi phạm của lái xe .
-Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh trên các tuyến VTHKCC được đảm
bảo và liên tục.
Nhiệm vụ
• Đoàn xe 1 :
-Tổ chức và quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên các
tuyến liên tỉnh.
-Đôn đốc giám sát việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trên các
tuyến liên tỉnh như:Hành trình của phương tiện ,kết quả hoạt động ,các thông tin hoạt
động trên tuyến của công ty cũng như các thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong
khu vực hoạt động để từ đó có những đề xuất cho phòng kế hoạch xây dụng kế hoạch
hoạt động sản xuất kinh doanh được chính xác.
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
18
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
-Tổng hợp và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên các tuyến vận
tải hành khách liên tỉnh trong ngày cho phòng kế hoạch điều độ.
• Đoàn xe 2:
-Tổ chức và quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên 2
tuyến buýt xã hội hoá 49 và 51
-Đôn đốc giám sát việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trên tuyến
49 và 51
-Tổng hợp và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày trên
các tuyến 49 và 51 để làm căn cứ trả lương cho lái phụ xe hoạt động trên tuyến và

phong kế
b. Quy mô, cơ cấu phương tiện
• Đoàn xe 1:
Trong các năm gần đây quy mô và cơ cấu đoàn phương tiện 1 của công ty (hay
đoàn xe vận tải hành khách liên tỉnh và kế cận) có nhiều thay đổi lớn và xu hướng
giảm về số lượng phương tiện hoạt động trên các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh do
chất lượng phương tiện không còn phù hợp với điều kiện khai thác.
Bảng 2.2 :Cơ cấu và quy mô đoàn xe 1 năm 2012
TT Tuyến Loại xe
Trọng
tải(ghế)
Phân loại phương
tiện theo thời gian đã
hoạt động .
<5 5-10 10-15 15-20
I Liên tỉnh
1
Gia Bình-
Lương Tài
Nadibus 32 1
Nadibus 34 2
Transinco 29 2
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
19
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
2 Bắc Ninh Transinco 34 1
Nadibus 34 3
3 Hưng Hà Transinco 32 1
4
Thái Thuỵ

Transinco 25 1
Hyundai 35 1 1
5
Thái Nguyên-
Mĩ Đình
Hyundai 35 1
Nadibus 30 1 1
Asia 35 1
6
Thái Nguyên-
Gia Lâm
Ycaco 35 1
Nadibus 34 1
7 Hiệp Hoà Transinco 34 2
8 Hải Phòng Hyundai 30 2
9 Bắc Giang Hyundai 35 1
Nadibus 34 2
10
Tuyên Quang-
Mỹ Đình
Hyundai 30 1 1
Asia 35 1
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
20
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
11 Yên Lạc Transinco 25 1
12 Lạng Sơn Ford transit 16 2
9 19 2 2
II
Xe buýt

26 26
1 49 Transinco
B60
60 13
2 51 Transinco
B80
80 13
Như vậy từ bảng phân loại trên cho thấy hiện nay cơ cấu của đoàn xe chủ yếu là
các loại xe Hyundai, Nadibus, Transinco, và chủ yếu là các loại xe được sản xuất từ
năm 2002 và 2003. Có 10 xe được sản xuất vào những năm 1995; 1996; 1997; 1998
mặc dù vẫn còn thời gian sử dụng nhưng chất lượng phương tiện đã bị xuống cấp nên
chi phí BDSC cho các loại phương tiện này là rất lớn.
• Đoàn xe 2:
Đối với đoàn xe 2 hiện nay có cơ cấu và quy mô đoàn phương tiện gồm có 26
xe các loại theo bảng sau.
Bảng 2.3 : Quy mô và cơ cấu đoàn xe 2.
TT Tuyến buýt số Loại phương tiện Số chỗ Số lượng
1 49 TransincoB60 60 13
2 51 Transinco B80 80 13
26
c. Phạm vi hoạt động của đoàn xe
• Đoàn xe 1:
Hiện nay đoàn xe 1 của công ty có phạm vi hoạt động chủ yếu là trên 17 tuyến
vận tải hành khách liên tỉnh đi các tỉnh như: Hưng Yên; Bắc Ninh; Hải Dương; Hải
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
21
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
Phòng; Quảng Ninh; Vĩnh Phúc; Tuyên Quang; Thái Nguyên Nhằm đáp ứng nhu cầu
đi lại của người dân đi vào thành phố Hà Nội và từ Hà Nội đi ra các tỉnh .
• Đoàn xe 2 :

Phạm vi hoạt động chủ yếu của đoàn xe hoạt động chủ yếu trên 2 tuyến buýt xã
hội hoá là :Tuyến 51 (Trần Khánh Dư – KĐT Trung Yên) và Tuyến số 49 (Trần
Khánh Dư – KĐT Mỹ Đình II)
 Lộ trình tuyến búyt số 49:
-Chiều đi: Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông - Lý Thường
Kiệt - Lê Duẩn - Khâm Thiên - La Thành - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Cầu Giấy -
Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ - Khu đô thị Mỹ Đình II.
-Chiều về :Khu đô thị Mỹ Đình II - Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy -
Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - La Thành - Giảng Võ - Cát Linh - Tôn Đức
Thắng - Khâm Thiên - Nguyễn Thượng Hiền - Yết Kiêu - Trần Hưng Đạo - Quán Sứ -
Lý Thường Kiệt - Phan Chu Trinh
 Lộ trình tuyến buýt số 51 :
-Chiều đi :Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Lạc Trung - Thanh Nhàn - Võ Thị
Sáu - Đại Cồ Việt - Đào Duy Anh - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Tây Sơn - Thái
Thịnh - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy - Trần Duy Hưng - Trung Hòa -
KĐT Trung Yên.
- Chiều về :KĐT Trung Yên - Trung Hòa - Trần Duy Hưng - Hoàng Đạo Thúy
- Lê Văn Lương - Láng Hạ - Thái Thịnh - Tây Sơn - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch -
Đào Duy Anh - Đại Cồ Việt - Võ Thị Sáu - Thanh Nhàn - Lạc Trung - Nguyễn Khoái -
Trần Khánh Dư.
d. Mối quan hệ của đoàn xe với doanh nghiệp
• Đoàn xe 1
- Kết hợp với phòng kế hoạch để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hoạt động
trên các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh và kế cận.
- Tiến hành nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch và phương tiện hoạt
động từ Gara ôtô.
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
22
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
- Phối hợp với phòng tài chính kế toán trong các hoạt động tài chính có liên

quan đến các hoạt động sản xuất trên các tuyến liên tỉnh và kế cận như: đầu tư phương
tiện ,mở tuyến mới
- Mối quan hệ với phòng nhân sự tổng hợp về lao động và tiền lương của công
nhân viên trong đoàn xe.
• Đoàn xe 2:
Nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch điều độ và tiến hành tổ chức hoạt
động thực hiện kế hoạch sản xuất trên 2 tuyến búyt xã hội hoá.Tham mưu cho phòng
kế hoạch trong vịêc lập kế hoạch sản xuất trên tuyến.
Nhận phương tiện từ Gara ô tô để tiến hành hoạt động sản xuất trên tuyến.
Mối quan hệ của đoàn xe với phòng nhân sự tổng hợp trong công tác lao động
tiền lương. Căn cứ vào số lượng phương tiện hoạt động trên tuyến phòng nhân sự sẽ
tiến hành xác định số lượng lao động là lái xe và phụ xe cần thiết và xây dựng kế và
phương án trả lương.
Mối quan hệ của đoàn xe với phòng tài chính kế toàn trong việc đầu tư phương
tiện, thanh lý phương tiện,hay thanh toán tiền lương cho lao động trong đoàn xe.
e. Tình hình tổ chức lao động quản lý phương tiện ở đoàn xe
• Tổ chức lao động :
Công ty căn cứ vào số nốt và số giờ xuất bến mà sở Giao Thông vận tải quy định
đối với Công ty. Phòng kế hoạch điều độ lập kế hoạch tác nghiệp và lên kế hoạch giá
thành vận chuyển đối với từng chuyến và làm căn cứ để tổ chức chạy xe. Mỗi xe được
bố trí 1 lái xe và 1 phụ xe.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức quản lý gián tiếp, tức là Công ty khoán
doanh thu theo chuyến trong năm cho lái xe, đây là phương thức mà Công ty đang áp
dụng rất có hiệu quả. Mỗi một lái xe và một phụ xe đảm nhiệm cho hành khách lên,
xuống, sắp xếp hành lý, đảm bảo đúng lộ trình, đúng giờ giấc và an toàn. Cụ thể đối
với từng đoàn xe như sau:
• Quản lý phương tiện :
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
23
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH

Đối với đoàn xe 1 khi công ty đã giao phương tiện cho lái xe khi đó lái xe phải
có trách nhiệm bảo quản giư gìn phương tiện và thực hiện theo đúng như cam kết đã
ký với công ty.Khi phương tiện đến kỳ bảo dưỡng sửa chữa thì xe sẽ được đưa về
xưởng sửa chữa tiến hành các cấp BDSC theo kế hoạch để đảm bảo chất lượng
phương tiện hoạt động.
Còn đối với đoàn xe 2 sau mỗi ngày làm việc phương tiện được tập chung tại
bãi đỗ xe của công ty khu vực đỗ xe tại Gara ôtô.Và phương tiện sẽ được kiểm tra về
kỹ thuật và số km xe hoạt động trong ngày báo cáo kết quả hoạt động sản xuất hành
ngày cho phòng kế hoạch điều độ.Ngày hôm sau lại tiến hành giao phương tiện cho lái
xe và nhân viên bán vé trên xe theo các ca làm việc.
.f. Tình hình hạch toán ở đội xe
Đối với các lái xe thuộc đoàn xe 1 thì theo bản cam kết ghi nhớ giữa công ty và
lái xe hàng tháng mỗi lái xe phải nộp lại một khoản doanh thu cho công ty không cần
biết là trong tháng đó lái xe thu được bao nhiêu và còn các khoản phạt do vi phạm (nếu
có).Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà công ty sẽ giảm bớt phần doanh thu mà lái
xe phải nộp.
Đối với đoàn xe 2 do công ty khoán cho lái xe và nhân viên bán vé theo theo
lượt xe chạy trong ngày nên đoàn xe sẽ hạch toán kết quả hoạt động sản xuất về doanh
thu ,kết quả của từng loại lao động làm căn cứ để trả lương cho lái xe và nhân viên bán
vé trên xe. Kiểm soát về số km xe chạy hàng ngày để kiểm soát được tình hình sử
dụng nhiên liệu trong ngày của từng loại phương tiện cũng như định mức khoán cho
từng loại phương tịên trên từng tuyến. Khoán cho lái xe về số lượt chạy hàng ngày về
định mức nhiên liệu cho 100km xe chạy là 20 L cho các loại phương tiện hoạt động
trên tuyến.
2.1.5 Kết quả hoạt động của công ty và định hướng trong tương lai
2.1.5.1 Kết quả hoạt động của công ty
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm
Giai đoạn từ năm 2010- 2013 tình trạng hoạt động của ngành vận tải nói chung
gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vận tải tư nhân cạnh tranh nhau khốc liệt gây
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51

24
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
khó khăn cho hoạt động của công ty. Bên cạnh đó là sự tăng giá liên tục của nguyên
nhiên vật liệu khiến cho chi phí tăng cao.
Tuy nhiên với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên của công ty và sự chỉ đạo
đúng đắn của Ban lãnh đạo, công ty đã đạt được những thành công nhất định. Kết quả
sản xuất kinh doạnh vận tải của doanh nghiệp đều tăng về sản lượng, doanh thu, lợi
nhuận mặc dù không cao lắm. Công ty vẫn tập trung duy trì được các luồng tuyến
truyền thống và khai thác mở rộng thêm tuyến mới.
Năm 2010 và 2011 doanh thu trong lĩnh vực vận tải của công ty đều không
hoàn thành kế hoạch đặt ra, cụ thể như sau:
- % hoàn thành năm 2010 là 97,6% còn năm 2011 chỉ là 84,22%
- Tổng lượng luân chuyển hành khách của vận tải liên tỉnh năm 2010 hoàn
thành so với kế hoạch đặt ra là 92,3% còn năm 2011 là 95,15%.
- Tổng lượng luân chuyển hành khách của vận tải buýt năm 2010 hoàn thành so
với kế hoạch đặt ra là 94,5 còn năm 2011 là 97,63.
Nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch này là do sự cạnh tranh gay gắt của
các đối thủ trên tuyến chủ yếu là về chất lượng dịch vụ và do hiện tượng tắc đường cục
bộ vào những giờ cao điểm, thiếu lái xe và phương tiện bị sự cố đột xuất.
Tuy nhiên trong năm 2012 công ty đã có sự khởi sắc trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động từ lĩnh vực chính là vận tải cho đến dịch vụ và các khoản thu khác. Doanh
thu về vận tải vượt 9%, dịch vụ tăng 14,6% và thu khác tăng 27,3%.
Năm 2012 công ty đã chú trọng hơn về chất lượng dịch vụ cho các tuyến vận tải
liên tỉnh, còn đối với 2 tuyến buýt xã hội hóa do đã đi vào hoạt động theo đúng các kế
hoạch dài hạn đã đặt ra.
SVTH : Trịnh Thị Hoài Lớp : KTVT Du Lịch K51
25

×