Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đến việc mở rộng thị trường mặt hàng cửa lưới chốngm muỗi của công ty TNHH kỹ thương Quang Minh trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 49 trang )

Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
TÓM LƯỢC
Trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,
kinh tế tăng trưởng khá ổn định, thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể. Tuy
nhiên bên cạnh đó nền kinh tế cũng gặp phải không ít khó khăn, diễn biến tình hình
kinh tế thế giới tác động ngày càng nhiều tới nền kinh tế trong nước. Giá cả có nhiều
biến động, lạm phát gia tăng trong những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới các
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại công
ty TNHH kỹ thương Quang Minh và tìm hiểu qua các phương tiện thông tin khác, em
nhận thấy sự biến động giá và lạm phát có ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động kinh
doanh cũng như mở rộng thị trường các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Với đề tài: “Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đến việc mở
rộng thị trường mặt hàng cửa lưới chốngm muỗi của công ty TNHH kỹ thương
Quang Minh trên địa bàn Hà Nội”, em trình bày một vài lý thuyết liên quan đến lạm
phát, tác động của nó tới hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp, trình bày về
thực trạng lạm phát ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới doanh nghiệp như thế nào…,
qua đó em trình bày các giải pháp mà Chính phủ và doanh nghiệp sử dụng để kiềm chế
các tác động tiêu cực của lạm phát và biến động giá tới nền kinh tế nói chung và hoạt
động mở rộng thị trường doanh nghiệp nói riêng, cuối cùng em đưa ra một vài đề xuất,
kiến nghị nhằm đóng góp ý kiến hoàn thiện các giải pháp hạn chế các tác động tiêu
cực của lạm phát và biến động giá đến hoạt động mở rộng thị trường của Doanh
nghiệp.
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
1
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp cuối khoá chuyên ngành kinh tế
thương mại, khoa Kinh Tế, trường Đại Học Thương Mại, em đã nhận được sự giúp đỡ
của rất nhiều cá nhân, tổ chức.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn sự đào tạo bài bản của nhà trường, đã trang bị
cho em những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng cần thiết


Em xin chân thành cảm ơn anh Phạm Văn Hưng – trưởng phòng kinh doanh uPVC
công ty TNHH kỹ thương Quang Minh, các cô chú, anh chị phòng kinh doanh của
công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho
em trong quá trình tìm kiếm, thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, hoàn
thiện đề tài.
Hơn hết, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ dạy nhiệt tình của cô Vũ Thị
Minh Phương cùng các thầy cô giáo trong bộ môn kinh tế vĩ mô của trường Đại học
Thương Mại đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá.
Em xin chân thành cảm ơn!


Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
2
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Mục Lục
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI CẢM ƠN 2
Bảng 2.1: Lạm phát ở Việt Nam qua các năm 7
Bảng 2.3: Thị phần thị trường cửa tại Hà Nội 7
Biều đồ 2.5 Mức tăng thị phần doanh nghiệp qua các năm 7
Bảng 2.6: So sánh sự thay đổi của doanh thu, chi phí và lợi nhuận các năm 7
Bảng 3.1: Dự báo tỷ lệ lạm phát các tháng năm 2011 so với 12 tháng trước 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 9
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 9
Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 10
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 11
1.3.1 Mục tiêu lý luận 11
1.3.2Mục tiêu thực tế 11
1.4 Phạm vi nghiên cứu 11

1.4.1 Giới hạn về nội dung 11
1.4.2 Giới hạn về không gian 11
1.4.3Giới hạn về thời gian 11
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 11
1.5.1 Một số khái niệm cơ bản 11
1.5.1.1 Lạm phát 11
1.5.1.2 Thị trường 12
1.5.1.3 Mở rộng thị trường 13
1.5.2Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài 13
1.5.2.1 Các tác động của lạm phát đến nền kinh tế nói chung 13
1.5.2.2Tác động của biến động giá cả đến lĩnh vực kinh doanh cửa 15
1.5.2.3 Tác động của biến động giá tới hoạt động mở rộng thị trường mặt hàng cửa lưới
chống muỗi 15
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC DỮ
LIỆU THU THẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG CỬA LƯỚI CHỐNG MUỖI CỦA CÔNG TY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 18
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 18
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 18
2.1.1.1 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm 18
2.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu 18
2.1.1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 18
2.1.1.4 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu 18
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tới mở rộng thị trường
mặt hàng cửa lưới chống muỗi 19
2.2.1 Tổng quan tình hình lạm phát trên thế giới và Việt Nam từ năm 2007 đến nay 19
2.2.1.1 Tình hình kinh tế thế giới nói chung 19
2.2.1.2 Tình hình lạm phát tại Việt Nam 19
Bảng 2.1: Lạm phát ở Việt Nam qua các năm 19
Bảng 2.1: Lạm phát ở Việt Nam qua các năm 19
Bảng 2.1: Lạm phát ở Việt Nam qua các năm 19

Bảng 2.1: Lạm phát ở Việt Nam qua các năm 19
Bảng 2.1: Lạm phát ở Việt Nam qua các năm 19
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
3
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Bảng 2.2: Biến động CPI các tháng trong năm giai đoạn 2007-2010 20
Bảng 2.2: Biến động CPI các tháng trong năm giai đoạn 2007-2010 20
Bảng 2.2: Biến động CPI các tháng trong năm giai đoạn 2007-2010 20
Bảng 2.2: Biến động CPI các tháng trong năm giai đoạn 2007-2010 20
Bảng 2.2: Biến động CPI các tháng trong năm giai đoạn 2007-2010 20
Bảng 2.2: Biến động CPI các tháng trong năm giai đoạn 2007-2010 20
2.2.2 Ảnh hưởng cua nhân tố môi trường đến mở rộng thị trường mặt hàng cửa lưới chống
muỗi của công ty TNHH kỹ thương Quang Minh 20
2.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài 20
2.2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường bên trong 21
2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập 22
2.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn 22
2.3.1.1 Kết quả điều tra ảnh hưởng của lạm phát đến sản xuất kinh doanh của công ty:. 22
2.3.1.2 Kết quả phỏng vấn về ảnh hưởng của lạm phát đến công ty: 22
2.3.2 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp về ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động mở
rộng thị trường công ty TNHH kỹ thương Quang Minh trên địa bàn Hà Nội 23
2.3.2.1 Tình hình kinh doanh mặt hàng cửa lưới chống muỗi trên địa bàn Hà Nội 23
Bảng 2.3: Thị phần thị trường cửa tại Hà Nội 24
Bảng 2.3: Thị phần thị trường cửa tại Hà Nội 24
Bảng 2.3: Thị phần thị trường cửa tại Hà Nội 24
Bảng 2.3: Thị phần thị trường cửa tại Hà Nội 24
Bảng 2.3: Thị phần thị trường cửa tại Hà Nội 24
Bảng 2.3: Thị phần thị trường cửa tại Hà Nội 24
Bảng 2.4:Kết quả hoạt động kinh doanh của Quang Minh từ năm 2007-2010 25
Bảng 2.4:Kết quả hoạt động kinh doanh của Quang Minh từ năm 2007-2010 25

Bảng 2.4:Kết quả hoạt động kinh doanh của Quang Minh từ năm 2007-2010 25
Bảng 2.4:Kết quả hoạt động kinh doanh của Quang Minh từ năm 2007-2010 25
2.3.2.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến mở rộng thị trường mặt hàng cửa lưới chống muỗi
của công ty TNHH kỹ thương Quang Minh trên địa bàn Hà Nội 26
Biều đồ 2.5 Mức tăng thị phần doanh nghiệp qua các năm 27
Biều đồ 2.5 Mức tăng thị phần doanh nghiệp qua các năm 27
Biều đồ 2.5 Mức tăng thị phần doanh nghiệp qua các năm 27
Biều đồ 2.5 Mức tăng thị phần doanh nghiệp qua các năm 27
Bảng 2.6: So sánh sự thay đổi của doanh thu, chi phí và lợi nhuận các năm 28
Bảng 2.6: So sánh sự thay đổi của doanh thu, chi phí và lợi nhuận các năm 28
Bảng 2.6: So sánh sự thay đổi của doanh thu, chi phí và lợi nhuận các năm 28
Bảng 2.6: So sánh sự thay đổi của doanh thu, chi phí và lợi nhuận các năm 28
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa lạm phát và doanh thu 28
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa lạm phát và doanh thu 28
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa lạm phát và doanh thu 28
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa lạm phát và doanh thu 28
Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa lạm phát và chi phí 29
Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa lạm phát và chi phí 29
Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa lạm phát và chi phí 29
Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa lạm phát và chi phí 29
Bảng 2.9 Mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và lạm phát 30
Bảng 2.9 Mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và lạm phát 30
Bảng 2.9 Mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và lạm phát 30
Bảng 2.9 Mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và lạm phát 30
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
4
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐẾN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỬA LƯỚI
CHỐNG MUỖI CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THƯƠNG QUANG MINH TRÊN ĐỊA BÀN

HÀ NỘI 31
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 31
3.1.1 Kết luận từ dữ liệu sơ cấp 31
2) Kết luận từ phiếu phỏng vấn: 31
3.1.2 Kết luận từ dữ liệu thứ cấp 32
3.1.2.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến quy mô doanh nghiệp 32
3.1.2.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến cơ cấu kinh doanh của doanh n ghiệp 32
3.1.2.3 Tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 32
3.1.3 Đánh giá những thành quả đạt được và những tồn tại của Quang Minh trong thời kỳ
lạm phát và biến động giá cả vừa qua 33
3.1.3.1 Những thành quả đạt được 33
3.1.3.2 Những tồn tại của doanh nghiệp 34
3.2 Dự báo triển vọng và phương hướng giải quyết 35
3.2.1 Dự báo về lạm phát và tình hình giá cả 2011 35
Bảng 3.1: Dự báo tỷ lệ lạm phát các tháng năm 2011 so với 12 tháng trước 35
Bảng 3.1: Dự báo tỷ lệ lạm phát các tháng năm 2011 so với 12 tháng trước 35
Bảng 3.1: Dự báo tỷ lệ lạm phát các tháng năm 2011 so với 12 tháng trước 35
Bảng 3.1: Dự báo tỷ lệ lạm phát các tháng năm 2011 so với 12 tháng trước 35
3.2.2 Định hướng phát triển cho lĩnh vực kinh doanh cửa trên địa bàn Hà Nội 35
3.2.3 Quan điểm và định hướng mở rộng thị trường cửa lưới chống muỗi của công ty
TNHH kỹ thương Quang Minh 36
3.2.3.1 Quan điểm về phương hướng mở rộng thị trường của Quang Minh 36
3.2.3.2 Quan điểm của Quang Minh về hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến mở rộng thị
trường mặt hàng cửa lưới chống muỗi 36
3.3 Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động giá tới nền kinh tế và hoạt động
mở rộng thị trường mặt hàng của lưới chống muỗi của Quang Minh thời gian tới 37
3.3.1 Một số giải pháp từ phía chính phủ 37
3.3.1.1 Các giải pháp tiền tệ, tài chính 37
3.3.1.2 Các biện pháp về ngân sách nhà nước 37
3.3.1.3 Các biện pháp điều hành cung cầu thị trường 38

3.3.1.4 Về chỉ đạo điều hành 38
3.3.2 Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp 39
3.3.3 Một số kiến nghị, đề xuất 39
3.3.3.1 Kiến nghị, đề xuất về phía chính phủ 39
3.3.3.2 Các đề xuất, kiến nghị đối với công ty TNHH kỹ thương Quang Minh 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
5
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
6
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Lạm phát ở Việt Nam qua các năm ………………………………….…19
Bảng 2.2: Biến động CPI các tháng trong năm giai đoạn 2007-2010…………….20
Bảng 2.3: Thị phần thị trường cửa tại Hà Nội………………………………….….23
Bảng 2.4:Kết quả hoạt động KD của Quang Minh từ năm 2007-2010………… 25
Biều đồ 2.5 Mức tăng thị phần doanh nghiệp qua các năm…………………… 27
Bảng 2.6: So sánh sự thay đổi của doanh thu, chi phí và lợi nhuận các năm 28
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa lạm phát và doanh thu ……………………… … 29
Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa lạm phát và chi phí………………………………… 29
Bảng 2.9 Mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và lạm phát …………………… 30
Bảng 3.1: Dự báo tỷ lệ lạm phát các tháng năm 2011 so với 12 tháng trước……35
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
7
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
KD: Kinh doanh

Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
8
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường. Trong thời đại ngày nay, lạm
phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế- xã hội ở các
quốc gia. Cuối năm 2007, nửa đầu năm 2008 tình hình lạm phát gia tăng mạnh.
Chính các nhà nghiên cứu kinh tế cũng thừa nhận tình hình lạm phát thời gian đó là
nằm ngoài dự đoán. Đầu năm 2008 lạm phát gia tăng và đạt kỉ lục tính cho suốt cả
thập kỷ qua đặc biệt là vào 5/2008 với tỷ lệ 3.91%. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2008
là 22,97%/năm và 2009 là 6,88%/năm. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010
tăng 9,19% so với2009.
Diễn biến giá cả có nhiều biến động đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế quốc
dân, làm thay đổi cơ cấu đầu tư, thay đổi đời sống xã hội, ảnh hưởng tới thu nhập
và mức sống của người dân. Giá cả hàng hóa tăng cũng là biểu hiện của lạm phát,
sự biến động giá làm cho lạm phát cũng thay đổi không lường. Biến động giá đã
gây ra không ít khó khăn cho chính phủ, cho các doanh nghiệp trong việc chống đỡ
và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó. Đối với doanh nghiệp khi có sự biến động
giá cả và lạm phát xảy ra đã gây không ít khó khăn trong việc huy động vốn dùng
cho hoạt động kinh doanh, giá các nguyên liệu đầu vào tăng cùng với phát sinh
thêm nhiều chi phí khác, biến động giá cũng gây khó khăn không nhỏ cho doanh
nghiệp trong điều chỉnh hoạt động kinh doanh, trong việc điều chỉnh giá bán cho
phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như đảm bảo tối đa được lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, giá cả gia tăng trong thời
gian qua thì không phải doanh nghiệp nào cũng đủ sức chống đỡ và trụ vững. Các
doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong việc đưa ra và lựa chọn các giải
pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến động giá và ảnh hưởng của lạm phát
tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trong tình hình chung của nền kinh tế khi có sự biến động giá cả và lạm phát xảy

ra, Công ty trách TNHH kỹ thương Quang Minh cũng không nằm ngoài tầm ảnh
hưởng. Quang Minh là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh
doanh các sản phẩm nội ngoại thất, vật liệu xây dựng, đây là lĩnh vực chịu tác động
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
9
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
lớn và trực tiếp của biến động giá một số nguyên liệu đầu vào chính của nền kinh tế
trong thời gian qua như xăng dầu, điện nước
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH kỹ thương Quang Minh, em nhận thấy trong giai đoạn 2007-2010 khi mà
tình hình biến động giá cả trong nước cũng như trên thế giới có nhiều biến động
cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động mở rộng thị trường của Công ty. Từ
tình hình thực tiễn đó em quyết định nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nhằm hạn chế
ảnh hưởng của sự biến động giá đến việc mở rộng thị trường mặt hàng cửa
lưới chống muỗ của công ty TNHH kỹ thương Quang Minh trên địa bàn Hà
Nội.”
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Do đặc thù của ngành hàng kinh doanh cửa thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại,
do đó sự biến động của các nguyên liệu đầu vào chính như xăng dầu,các nguyên
phụ liệu dùng trong sản xuất…tác động trực tiếp và cũng chịu ảnh hưởng không
nhỏ tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Vì thế bên cạnh nhân tố biến
động giá, em cũng nghiên cứu đề tài theo khía cạnh là tác động của lạm phát tới
hoạt động mở rộng thị trường của sản phẩm cửa lưới chống muỗi nhằm xem xét vấn
đề một cách bao quát hơn là chỉ nghiên cứu tác động của nhân tố giá cả.
Qua đề tài này, em muốn tìm hiểu rõ hơn về tình hình lạm phát ở Việt Nam trong
thời gian gần đây, đồng thời xem xét ảnh hưởng của biến động giá tới hoạt động
kinh doanh thương mại của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội-thị trường chính của
doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của lạm phát và biến
động giá có ảnh hưởng tới các hoạt động phát triển thương mại của doanh nghiệp
như thế nào.

Việc nghiên cứu đề tài sẽ tập trung giải quyết các vấn đề như sau:
• Tìm hiểu nguyên nhân và các hướng giải quyết lạm phát và biến động giá?
• Thực trạng lạm phát đã ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế nói chung?
• Lạm phát và biến động giá có ảnh hưởng thế nào tới hoạt động mở rộng thị
trường của doanh nghiệp. Qua đó em đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh
hưởng của lạm phát và biến động giá tới hoạt động mở rộng thị trường của doanh
nghiệp trong thời gian tới.
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
10
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu lý luận
Hệ thống lại một cách tổng quát về lạm phát, nguyên nhân lạm phát, phân loại lạm
phát và các nhân tố ảnh hưởng của biến động giá tới hoạt động mở rộng thị trường
của công ty,
1.3.2 Mục tiêu thực tế
Đánh giá thực tế tình hình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của của công ty.
Đánh giá những ảnh hưởng của sự biến động giá tới hoạt động mở rộng thị trường
của công ty. Từ đó làm rõ nguyên nhân biến động và dự báo xu hướng của tình hình
giá cả 2011. Cụ thể là tìm hiểu về hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh cửa trên địa bàn Hà Nội, các biện pháp ứng phó
của doanh nghiệp cũng như của chính phủ trước diễn biến giá cả khó lường hiện
nay.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Giới hạn về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát và biến động giá tới nền
kinh tế nói chung và xem xét tác động của nó tới hoạt động mở rộng thị trường của
mặt hàng cửa lưới chống muỗi, từ đó đưa ra kết luận và đề ra các phương hướng
nhằm hạn chế tác động tiêu cực của lạm phát và biến động giá.
1.4.2 Giới hạn về không gian

Đề tài xem xét ảnh hưởng của lạm phát và biến động giá tới nền kinh tế nói chung
và tìm hiểu ảnh hưởng của nó tới hoạt động thương mại của công ty TNHH kỹ
thương Quang Minh trên địa bàn Hà Nội
1.4.3Giới hạn về thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát và biến động giá tác động tới
mở rộng thị trường của doanh nghiệp từ năm 2007 tới nay
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1 Một số khái niệm cơ bản
1.5.1.1 Lạm phát
• Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các
yêu cầu của quy luật kinh tế hàng hóa không được tôn trọng, nhất là quy luật lưu
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
11
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
thông tiền tệ. ở đâu còn sản xuât hàng hóa, còn tồn tại những quan hệ hàng hóa tiền
tệ thì ở đó còn ẩn náu khả năng lạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật
lưu thông tiền tệ bị vi phạm.
• Trong bộ “Tư Bản” nổi tiếng của mình, C. Mác viết: “ việc phát hành tiền giấy
phải được giới hạn bởi số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện
tiền giấy của mình”. Điều này có nghĩa khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát
hành và lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy
giảm xuống và lạm phát xuất hiện
• Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và nó được
sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường: “lạm phát là sự tăng lên của mức giá
trung bình theo thời gian”.
• Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số lạm phát. Nó chính là gnpdanh nghĩa/ GNP
thực tế. Trong thực tế nó được thay thế bằng tỷ số giá tiêu dùng hoặc tỷ số giá bán
buôn
• I
p

= ∑ i
p
x d hoặc I
p
=


qp
qp
00
01
I
p
: là chỉ số giá cá thể của từng loại hàng hóa, nhóm hàng
D : là tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại từng nhóm hàng
Q
1
: là số lượng hàng hóa, dịch vụ ở thời kỳ báo cáo
P
1,
P
0
: là giá cả hàng hóa dịch vụ kỳ báo cáo và kỳ gốc
1.5.1.2 Thị trường
Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn bó chặt chẽ với khái niệm phân
công lao động xã hội. ở đâu có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa thì
ở đó có thị trường. Cùng với sự phát triển của thị trường có rất nhiều quan điểm,
nhìn nhận, hiểu biết khác nhau về thị trường. Với sự phát triển của sản xuất và lưu
thông hàng hóa, khái niệm thị trường ngày càng được nghiên cứu tìm hiểu sâu và
điều đó giúp nó ngày càng hoàn thiện hơn.

Theo cách hiểu cổ điển: “ thị trường được xem như là nơi diễn ra các quan hệ trao
đổi, mua bán hàng hóa, nó được gắn với không gian, thời gian, địa điểm cụ thể”.
Như vậy trước đây nói tới thị trường người ta thường hình dung ra thị trường như là
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
12
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
một cái chợ hay nhỏ hơn là một cửa hàng hoặc một địa điểm cụ thể để người mua
và người bán gặp nhau tiến hành trao đổi mua bán.
Ngày ngay khi mà phân công lao động xã hội diễn ra mạnh mẽ, sản xuất và lưu
thông hàng hóa ngày càng phát triển, các quan hệ trao đổi mua bán ngày càng đa
dạng và phức tạp thì các khái niệm thị trường cũng được các nhà kinh tế học nhìn
nhận một cách phát triển hơn: “ thị trường là một quá trình mà người mua và người
bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hàng hóa mua bán”. Như
vậy ở đây thị trường không còn là một địa điểm hay một nơi cụ thể mà nó là một
hoạt động tương tác giữa cung và cầu để tạo lên giá cả.
Theo quan điểm của Mác: “thị trường là tổng thể của nhu cầu hoặc tập hợp nhu cầu
về một hàng hóa nào đó, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa bằng tiền
tệ”
Theo từ điển kinh tế Việt nam: “ thị trường là nơi lưu thông tiền tệ là toàn bộ các
giao dịch mua bán hàng hóa”
Theo định nghĩa của hiệp hội quản trị Hoa Kỳ: “ thị trường là tập hợp các lực lượng
và các điều kiện trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển
giao hàng hóa dịch vụ từ người bán sang người mua”.
Tất cả những khái niệm trên cùng diễn tả cho thị trường chung, nó được xem xét
dưới góc độ những nhà phân tích kinh tế theo giác độ quản lý vĩ mô nền kinh tế.
1.5.1.3 Mở rộng thị trường
Mở rộng thị trường là việc mở rộng nơi trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Thực chất nó là tăng thêm khách hàng của doanh nghiệp dẫn đến tăng tổng doanh
số bán hàng. Kể từ đó doanh nghiệp đầu tư phát triển quy mô lớn hơn
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.

Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp/Tổng doanh số của thị trường
1.5.2 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
1.5.2.1 Các tác động của lạm phát đến nền kinh tế nói chung
• Đối với sản lượng việc làm
Cùng với sự tăng mức giá chung, sản lượng của nền kinh tế cũng bị giảm sút, nền
kinh tế vừa có lạm phát vừa bị suy thoái. Nếu lạm phát do cầu thì sản lượng có thể
tăng lên nhưng thực chất chỉ là sự tăng sản lượng tối ưu mà giá vẫn tăng lên hay
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
13
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
còn gọi là lạm phát thuần. Nếu lạm phát do cả cung lẫn cầu thì tùy theo mức độ
dịch chuyển của cung và cầu mà sản lượng có thể tăng hoặc giảm.
• Đối với phân phối lại thu nhập:
Khi nền kinh tế có sự biến động lớn thì phân phối thu nhập lại càng trở nên không
cân bằng. Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập
không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố
định như là những người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống
của họ sẽ bị giảm đi.
• Đối với cơ cấu kinh tế:
Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế do giá các loại hàng hóa không thay
đổi theo cùng 1 tỷ lệ. Những ngành có giá tăng nhanh sẽ tăng tỷ trọng trong tăng
trưởng:
- Do giá tăng nhanh, làm tăng giá trị sản lượng tính theo giá hiện hành
- Do giá một số ngành tăng nhanh, nguồn sản xuất sẽ chảy về ngành đó, làm tăng
giá trị sản lượng thực của ngành. Đồng thời lúc đó sản lượng của các ngành khác có
thể giảm xuống. Kết quả là tỷ trọng của ngành có giá tăng nhanh hơn sẽ cao hơn, tỷ
trọng của ngành khác sẽ thấp hơn, cho dù tính giá hiện hành hay giá cố định.
• Đối với cơ cấu đầu tư: Hiện tượng thoái lui đầu tư diễn ra do các nhà đầu tư
không tin tưởng vào hiệu quả của các dự án đó mang lại thay vào đó là xu hướng dự
trữ những tài sản hoặc hàng hóa có giá trị hơn là giữ tiền mặt cũng như đầu tư nhằm

hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản của họ. Lạm phát cao khuyến
khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt
động sản xuất. Cơ cấu các nguồn lực được phân bổ lại một cách kém hiệu quả từ đó
ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
• Đối với hiệu quả kinh tế: Lạm phát có thể tạo ra một số tác động làm cho việc
sử dụng nguồn lực trở nên kém hiệu quả do:
- Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá: giá là tín hiệu quan trọng để giúp cho người
mua có được quyết định tối ưu. Trong thời kỳ lạm phát cao, giá thay đổi quá nhanh
làm cho người tiêu dùng không kịp nhận biết mức giá tương đối giữa các loại hàng
hóa thay đổi như thế nào.
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
14
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
- Lạm phát làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền tệ.
Khi lạm phát xảy ra, càng giữ nhiều tiền mặt trong tay thì càng trở nên “nghèo” đi,
do giá trị đồng tiền bị giảm sút. Tiền mặt không còn được ưa chuộng thay vào đó là
xu hướng dự trữ một số mặt hàng có thể dự trữ hoặc dự trữ vàng , ngoại tệ…
1.5.2.2 Tác động của biến động giá cả đến lĩnh vực kinh doanh cửa
So với các nghành hàng khác, lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng chịu tác động
lớn của biến động giá cả
• Tác động làm tăng chi phí kinh doanh
Lạm phát tăng cao đẩy mặt bằng tăng giá lên, giá cả gia tăng làm cho chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp tăng lên, ngoài các chi phí như xăng dầu, điện nước, chi
phí văn phòng, nhà xưởng, Đồng loạt tăng giá thì chi phí sử dụng vốn cũng ăng
đáng kể, trong quý/2011 các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền vay gây khó
khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cửa trong khi các
doanh nghiệp này lại có nhu cầu sử dụng vốn tương đối lớn, đồng thời với hoạt
động nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn đó là tỷ giá liên tục tăng
khiến cho giá bán các sản phẩm phải tăng lên mới bù đắp đủ chi phí cho doanh
nghiệp

• Tác động làm giảm sức mua
Việc hầu hết các mặt hàng đều tăng giá đã khiến cho thị trường này ngày càng trở
lên yên ắng. Lạm phát làm cho thị trường bất động sản đóng băng, đầu tư xây dựng
các công trình bị giảm và triển khai cầm chừng làm cho sức thụ trên thị trường vật
liệu xây dựng giảm. Do đó nhiều doanh nghiệp đã xem xét lại quá trình sản xuất, sử
dụng các công nghệ mới, tiết kiệm tối đa các chi phí không cần thiết để hạ giá thành
sản phẩm.
1.5.2.3 Tác động của biến động giá tới hoạt động mở rộng thị trường mặt hàng cửa
lưới chống muỗi
Lạm phát và biến động giá xảy ra có ảnh hưởng tới hầu hết các hoạt động kinh tế
trong đó có hoạt động mở rộng thị trường của các doanh nghiệp. Tác động này tùy
thuộc trên phạm vi, cơ cấu cũng như loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp
khác nhau mà tầm ảnh hưởng của lạm phát và sự biến động giá cả cũng khác nhau.
Mong muốn của mỗi doanh nghiệp là làm sao để tăng được số lượng hàng bán, tăng
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
15
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
doanh thu, tăng lợi nhuân.khi đó doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh
nghiệp. Bởi vậy, lạm phát tác động tới mở rộng thị trường được biểu hiện ở sự thay
đổi về quy mô, số lượng, cơ cấu, hiệu quả kinh doanh và khả năng đáp ứng các nhu
cầu của xã hội. Cụ thể với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì các yếu tố quan
trọng có thể kể đến như các yếu tố về quy mô, cơ cấu, hiệu quả kinh doanh(doanh
thu, lợi nhuận, chi phí…) hay khả năng thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng.
Ta có thể xem xét dưới các khía cạnh như sau:
• Quy mô: Lạm phát thông thường có tác động tiêu cực tới việc mở rộng quy mô
kinh doanh của các doanh nghiệp. Tùy theo mức độ ảnh hưởng của biến động giá cả
tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau thì mức độ ảnh hưởng tới
việc mở rộng hay thu hẹp quy mô cũng khác nhau. Những doanh nghiệp nào có ảnh
hưởng lớn bởi diễn biến giá cả thì việc mở rộng quy mô doanh nghiệp cũng bị ảnh

hưởng nhiều và ngược lại những doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng thì quy mô kinh
doanh của doanh nghiệp cũng ít chịu tác động bởi lạm phát và biến động giá. Mặt
khác việc mở rộng quy mô còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như nhu cầu thị
trường, nguồn lực của doanh nghiệp hay các định hướng phát triển…Trong thời kỳ
lạm phát xảy ra xu hướng chung của người tiêu dùng là thắt chặt chi tiêu với một số
lĩnh vực kinh doanh điều này gây khó khăn để mở rộng quy mô hoạt động.
- Tác động tiêu cực:Với sản phẩm cửa lưới chống muỗi, do ảnh hưởng chung của
tình hình kinh tế, xu hướng tiết kiệm chi tiêu của người dân, các doanh nghiệp cũng
gặp khó khăn trong các hoạt động kinh doanh. Lạm phát còn làm giảm hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng các nguồn lực để mở rộng quy
mô.
- Tác động tích cực: Lạm phát có ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
này. Do mặt hàng cửa lưới chống muỗi là mặt hàng thông thường, bởi vậy khi lạm
phát và biến động giá xẩy ra sẽ làm cho xu hướng tiêu dùng của người dân
giảm.Tuy nhiên lĩnh vực này vẫn có mức độ tăng trưởng khá cao, đánh dấu bằng
việc mở rộng quy mô của các doanh nghiệp trong vài năm trở lại đây
• Cơ cấu: Do tác động của biến động giá cả và lạm phát buộc các doanh nghiệp cơ cấu lại
hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với bối cảnh chung của nền kinh tế đồng thời cơ
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
16
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
cấu lại bộ máy doanh nghiệp nhằm hạn chế những chi phí không cần thiết giảm gánh nặng
tăng chi phí cho doanh nghiệp trong bối cảnh giá cả leo thang.
• Hiệu quả kinh doanh
* Doanh thu:
- Tác động đến giá bán sản phẩm: Khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, giá cả biến
động theo chiều hướng gia tăng, doanh nghiệp nào kinh doanh mặt hàng có mức giá
tăng mạnh điều này có thể dẫn tới tăng doanh thu cho doanh nghiệp, và ngược lại
nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng có mức giá tăng chậm hơn so với
các mặt hàng khác thì doanh thu lại có xu hướng giảm xuống( do tiền mất giá nhanh

hơn với mức tăng doanh thu). Giá cả gia tăng một phần sẽ làm tăng doanh thu của
doanh nghiệp tuy nhiên mặt khác khi giá tăng nhu cầu tiêu dùng giảm sút có thể tác
động ngược trở lại làm giảm doanh thu.
- Khó khăn trong công tác phân tích lựa chọn phương án kinh doanh: Sự thay đổi
nhanh chóng của chỉ số giá làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong các công tác
phân tích lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả, những dự đoán không đảm
bảo độ chuẩn xác dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
- Việc huy động vốn của các doanh nghiệp gặp khó khăn, chi phí về vốn cùng với
việc tăng giá làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp rất nhiều, bởi vì khi đó doanh nghiệp bắt buộc phải
tăng giá bán trong nhiều trường hợp tính cạnh tranh của doanh nghiệp so với các
đối thủ bị giảm sút gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, từ đó khiến doanh thu của
doanh nghiệp cũng giảm.
*Chi phí: Lạm phát làm tăng nhiều loại chi phí bao gồm các chi phí phục vụ cho
hoạt động kinh doanh như chi phí đầu vào, chi phí sử dụng vốn, chi phí sử dụng lao
động,
*Lợi nhuận: Từ suy giảm doanh thu tới tăng các chi phí kinh doanh, lạm phát còn
ảnh hưởng tới nhiều hoạt động khác của doanh nghiệp làm giảm hiệu quả sử dụng
các nguồn lực ( vốn, nhân lực, công nghệ…). Từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh
suy cho cùng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không lớn.
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
17
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH CÁC DỮ LIỆU THU THẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỬA LƯỚI CHỐNG MUỖI CỦA
CÔNG TY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm

• Mục đích: Thu thập các ý kiến của người tiêu dùng về ảnh hưởng của biến động giá
tới hoạt động mở rộng thị trường mặt hàng của lưới chống muỗi trên địa bàn Hà Nội.
• Cách tiến hành: Mẫu phiếu điều tra được phát trực tiếp cho người tiêu dùng tại các
hội chợ giới thiệu sản phẩm trên địa bàn Hà Nội. Số lượng phiếu phát ra là 20 phiếu,
thu về 20 phiếu, 20/20 phiếu hợp lệ.
• Ưu, nhược điểm của phương pháp: Thu thập được thông tin khách quan, từ nhiều
đối tượng khách hàng khác nhau, tuy nhiên mất khá nhiều thời gian, độ tin cậy không
cao.
2.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
• Được áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp, với mục đích tìm hiểu sâu hơn về tầm ảnh
hưởng của lạm phát và biến động giá tới thị phần của doanh nghiệp, và các biện pháp
mà doanh nghiệp đã sử dụng để hạn chế các tác động tiêu cực của nó.
• Cách tiến hành: mời các thành viên của công ty như các trưởng , phó các phòng ban,
các trưởng bộ phận bán hàng tham gia phỏng vấn chuyên sâu. Số lượng phiếu phỏng
vấn phát ra là 10 phiếu, thu về 10 phiếu, 10/10 hợp lệ.
Ưu nhược điểm của phương pháp: có thể bám sát được cách thức mà doanh nghiệp đã
thực hiện, thực tế hơn. Tuy nhiên các câu trả lời còn mang tính chủ quan nên khó khăn
cho xử lý dữ liệu.
2.1.1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Sử dụng các số liệu được đăng tải trên các phương tiện truyền thông có độ tin cậy cao,
các số liệu liên quan tới lạm phát và biến động giá đồng thời sử dụng kết hợp với các
số liệu được doanh nghiệp cung cấp, chọn lọc để sử dụng các số liệu cần thiết.
2.1.1.4 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Các phương pháp được sử dụng bao gồm:
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
18
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
•Phương pháp minh họa: bằng các hình vẽ, biểu đồ, đồ thị.
•Phương pháp thống kê, so sánh, sử dụng phần mềm SPSS.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tới mở rộng

thị trường mặt hàng cửa lưới chống muỗi
2.2.1 Tổng quan tình hình lạm phát trên thế giới và Việt Nam từ năm 2007 đến
nay
2.2.1.1 Tình hình kinh tế thế giới nói chung
Năm 2010, tăng trưởng của các nước đang phát triển là 7,1% trong khi của các nước
giàu là 3%. Không phải chịu gánh nặng do khủng hoảng tài chính, Trung Quốc, Ấn
Độ và nhiều quốc gia đang phát triển khác tiếp tục duy trì mức tăng trưởng nhanh nhờ
tiến hành chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Tuy nhiên, bên
cạnh những lợi ích mà tăng trưởng nhanh đem lại, nó cũng đang gây ra nhiều vấn đề
cho các quốc gia đang phát triển khác. Nhu cầu về các mặt hàng như dầu, ngũ cốc,
thép tăng lên đang đẩy giá hàng hóa lên cao hơn bao giờ hết. Lạm phát lên tới gần 5%
tại Trung Quốc, hơn 9% tại Ấn Độ, và gần 11% tại Áchentina. Tại Mỹ, lạm phát chỉ
có 1,9% trong năm 2010.
2.2.1.2 Tình hình lạm phát tại Việt Nam
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cộng với những nguyên nhân
chủ quan bên trong, dấu hiệu lạm phát cao đã bắt đầu từ tháng 06 năm 2007 khi CPI
tháng 06 tăng đột biến xấp xỉ 1% và tỷ lệ lạm phát tăng tới 12,6% so với tháng 12 năm
2006 và đến năm 2008, mức tăng CPI lên tới 19,89% so với tháng 12 năm 2007.
Cùng nhìn lại chặng đường diễn biến lạm phát trong giai đoạn vừa qua 2007-2010
Bảng 2.1: Lạm phát ở Việt Nam qua các năm
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
19
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Bảng 2.2: Biến động CPI các tháng trong năm giai đoạn 2007-2010
Nguồn: Tổng cục thống kê
• Giai đoạn 2007-2008: Nửa đầu năm 2008, lạm phát liên tục leo thang. Chỉ sau 6
tháng, tổng cục thống kê công bố chỉ số CPI đã lên tới 2,68% so với 6 tháng năm
2007 và 18.44% so với cuối năm 2007. Năm2008 giá tăng cao từ quý I và liên tục
tăng lên trong quý II và III nhưng các tháng trong quý IV liên tục giảm( so với tháng
trước, tháng 10 giảm 0.2%, tháng 11 giảm0.9%, tháng 12 giảm0.8%)

• Giai đoạn 2009-2010: Lạm phát bình quân 12 tháng năm 2009 là 6,88%. Riêng
trong tháng 12, CPI tăng 1,38%. Chỉ số lạm phát tháng 12 cao hơn 6,52% so với cùng
kỳ mức kiềm chế lạm phát dưới 7% mục tiêu,. Bước sang năm 2010, chỉ số giá tiêu
dùng tháng 12/2010 tăng 1,98% so với tháng trước, mức tăng cao nhất các tháng trong
năm. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 11,75%. Chỉ số
giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009.
2.2.2 Ảnh hưởng cua nhân tố môi trường đến mở rộng thị trường mặt hàng cửa
lưới chống muỗi của công ty TNHH kỹ thương Quang Minh
2.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
20
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
• Yếu tố kinh tế: Môi trường kinh tế trước hết được phản ánh qua tình hình phát triển
và tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng. Chẳng hạn
như năm 2008 có tỷ lệ lạm phát cao nhất 19.89% ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị
trường của công ty TNHH kỹ thương Quang Minh công ty phải mua nguyên liệu đầu
vào như nhựa, nhôm, Với giá trung bình 10-15%. Chi phí đầu vào tăng làm cho giá
thành sản phẩm cũng tăng lên ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ cửa lưới chống muỗi
của công ty.
• Yếu tố chính trị- Pháp luật: Tác động đến thị trường thông qua sự khuyến khích hay
hạn chế các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Chẳng hạn như việc điều hành
xuất nhập khẩu của chính phủ nếu số lượng, giá cả, thời điểm, hàng nhập khẩu
không được điều hành tốt có thể làm cho thị trường trong nước biến động ảnh hưởng
tới cả thị trường sản xuất và tiêu thụ, đẩy chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên, tiêu
dùng hạn chế, gây ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường.
• Yếu tố văn hóa- xã hội: Ngày nay, môi trường văn hóa ở Việt Nam đang thay đổi
theo xu hướng tôn trọng các giá trị truyền thống của dân tộc, đồng thời mong muốn
thỏa mãn nhu cầu một cách nhanh chóng và có định hướng trí tuệ trong các sản phẩm
tiêu dùng. Chỉ xét riêng một lượng lớn nhu cầu phong phú và đa dạng trên địa bàn Hà
Nội cũng hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng cho lĩnh vực kinh doanh sản phẩm

cửa chống muỗi.
• Yếu tố công nghệ: Đây là lực lượng mang đầy kịch tính. Mỗi khi thị trường xuất
hiện một công nghệ mới sẽ làm mất đi vị trí vốn có của kỹ thuật cũ: sản phẩm cửa
công nghiệp gây thiệt hại cho các nhà sản xuất cửa gỗ, và các loại cửa với tính năng
vượt trội ưu thế hơn sẽ chiếm ưu thế của các loại cửa với kỹ thuật đơn giản, ít tính
năng hơn.Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp luôn nắm bắt và hiểu rõ được bản chất của
những thay đổi trong môi trường công nghệ kỹ thuật cùng nhiều phương thức khác
nhau mà một công nghệ mới có thể phục vụ nhu cầu con người.
2.2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường bên trong
• Nhà cung cấp: Với xu hướng tiêu dùng ngày càng đòi hỏi những tiêu chuẩn cao, việc
lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp, chất lượng giá cả hợp lý luôn là ưu tiên hàng đầu
của Quang Minh cũng như các doanh nghiệp khác, đặc biệt đối với thị trường Hà Nội
khi mà tập khách hàng đa dạng với nhu cầu tiêu dùng phong phú. Nguyên vật liệu cho
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
21
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
sản xuất được Quang Minh lựa chọn chủ yếu là nhập nội từ các công ty có uy tín:
công ty liên doanh sản xuất nhôm liên doanh, nhôm định hình Việt- Nhật, công ty
nhôm Việt- Ý,…
• Đối thủ cạnh tranh: Lĩnh vực kinh doanh cửa trên địa bàn Hà Nội đón nhận sự góp
mặt của nhiều tên tuổi như Eurowindow, Hanoiwindow, công ty vật liệu nhựa Minh
Thái,…điều này khiến cho thị trường cửa từ năm 1998 trở nên sôi động. Trước sức ép
cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, Quang Minh cũng gặp phải không ít khó khăn
trong việc nắm giữ và dành thị phần trên thị trường Hà Nội khi mà các đối thủ như
Erowindow, tập đoàn sản xuất cửa sổ Hà Nội đều có tiềm lực về tài chính, cũng như
năng lực quản lý rất tốt. Ngoài sức ép cạnh tranh với các đối thủ trong nước, khi cam
kết mở cửa thị trường bán lẻ có hiệu lực từ năm 2009, Quang Minh cũng như các
doanh nghiệp nội địa còn phải đối mặt với sức ép rất lớn từ các tập đối thủ nước ngoài
khi mà họ hơn hẳn về tiềm lực tài chính
• Khách hàng: Đây là nhân tố quyết định rất lớn tới sự tồn tại cũng như sự phát triển

của các doanh nghiệp, với người tiêu dùng tại thành thị có những đòi hỏi cao hơn, tại
thị trường Hà Nội nhân tố này lại càng quan trọng. Với các loại cửa công nghiệp
khách hàng thường có thể là nhà thầu hoặc hộ gia đình- người tiêu dùng cuối cùng
trực tiếp sử dụng và cảm nhận chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ đi kèm vì
vậy ngoài việc đảm bảo về chất lượng Công ty còn có các dịch vụ bảo hành, sửa chữa
sau bán với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm nhằm thỏa mãn các yêu cầu khắt khe
của khách hàng.
2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập
2.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn
2.3.1.1 Kết quả điều tra ảnh hưởng của lạm phát đến sản xuất kinh doanh của công
ty: sử dụng phần mềm SPSS trên 20 phiếu điều tra hợp lệ, mẫu phiếu điều tra được
trình bày trong phụ lục1, bảng kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS trình bày trong
phụ lục 2.
2.3.1.2 Kết quả phỏng vấn về ảnh hưởng của lạm phát đến công ty: Sau khi phát phiếu
tại doanh nghiệp, tới các bộ phận liên quan đên hoạt động kinh doanh và mở rộng thị
trường của doanh nghiệp. Phiếu phỏng vấn được thu về (mẫu phiếu được trình bày tại
phụ lục 3) và kết quả tổng hợp các ý kiến được trình bày trong phụ lục 4.
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
22
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
2.3.2 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp về ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt
động mở rộng thị trường công ty TNHH kỹ thương Quang Minh trên địa bàn Hà
Nội
2.3.2.1 Tình hình kinh doanh mặt hàng cửa lưới chống muỗi trên địa bàn Hà Nội
• Khá sôi động và có nhiều tiềm năng phát triển: Trong 3 năm trở lại đây thị trường
cửa dựng tại Hà Nội trở nên sôi động với sự tham gia của hàng loạt các doanh nghiệp
lớn nhỏ. Các tên tuổi lớn trong lĩnh sản xuất và kinhdoanh như Eurowindow,
Hanoiwindow,…lần lượt góp mặt vào thị trường cửa thủ đô
• Tốc độ tăng trưởng cao: Bên cạnh những khó khăn của các ngành nghề kinh doanh
khác chịu ảnh hưởng lớn của biến động giá thì lĩnh vực sản xuất và kinh doanh cửa

vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao.do cầu nhà ở cần cung cho thị trường là rất lớn.
Theo bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm 2009, diện tích nhà ở trên toàn quốc tăng thêm
gần 22 triệu mét vuông, trong đó, các đô thị tăng thêm 11,4 triệu m2, diện tích còn lại
là khu vực nông thôn. Như vậy, tổng diện tích nhà ở trên toàn quốc đạt khoảng một tỉ
mét vuông, đô thị có 320,7 triệu m2. Mỗi căn nhà thông thường, phần cửa chiếm
khoảng 40m
2
, chi phí hệ thống cửa trong ngôi nhà trung bình chiếm từ 10 – 15% trên
tổng chi phí xây dựng.
Với xu hướng mua sắm ngày càng hiện đại, sản xuất và kinh doanh cửa cũng đang dần
chiếm ưu thế trên thị trường Hà Nội. Các doanh nghiệp cũng gấp rút trong cuộc chạy
đua dành thị phần bằng các hình thức như hạ giá bán, các hình thức bảo hành, sửa
chữa, tư vấn,… hay chạy đua về mở rộng quy mô.Dưới đây là tình hình phân chia thị
trường bán lẻ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
23
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Bảng 2.3: Thị phần thị trường cửa tại Hà Nội.
Nguồn: con-nhieu-
tiem-nang-t69.html
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH kỹ thương Quang Minh
Công ty TNHH kỹ thương Quang Minh vào ngày 20 tháng 07 năm 1998 với tiền thân
là Doanh nghiệp tư nhân Quang Minh được thành lập năm 1994 chuyên cung ứng sản
phẩm – dịch vụ ngành xây dựng. Kể từ năm 2008, Quang Minh đã liên tục sản xuất
và kinh doanh cửa các loại:cửa lưới chống muỗi tự cuốn, cửa lưới ngăn muỗi và côn
trùng, màn cửa kho lạnh, giàn phơi giá phơi thông minh, Sau đây là kết quả hoạt
động kinh doanh của Công ty trong vài năm gần đây
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
24
Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Bảng 2.4:Kết quả hoạt động kinh doanh của Quang Minh từ năm 2007-2010
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu/Năm 2007 2008 2009 2010
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 320,278,224,769 321,036,303,216 327,433,543,929 332,722,026,870
Các khoản giảm trừ
doanh thu 15,175,585,986 15,265,709,726 14,409,089,324 15,904,376,435
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ 305,102,638,783
305,770,593,49
0
313,024,454,60
5 316,817,650,435
Giá vốn hàng bán 143,239,076,951 146,686,151,226
145,088,548,96
3 150,266,140,163
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ 161,863,561,832
159,084,442,26
4 167,935,905,642 166,551,510,272
Doanh thu hoạt động tài
chính 19,456,950,929 20,661,949,472 23,986,182,146 24,396,322,958
Chi phí tài chính 12,263,301,133 13,693,482,640 13,132,339,322 13,678,294,164
Chi phí bán hàng 105,782,640 106,740,560 106,266,456 107,902,216
Chi phí quản lý doanh
nghiệp 15,734,219,160 16,463,185,486 14,339,284,796 15,743,232,769
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 153,217,209,828

149,482,983,05
0
164,344,197,21
4 161,418,404,081
Thu nhập khác 2,214,285,879 2,279,233,767 3,322,880,728 3,430,125,034
Chi phí khác 140,839,002 146,806,279 134,430,980 135,907,796
Lợi nhuận khác 2,073,446,877 2,132,427,488 3,188,449,748 3,294,217,238
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 155,290,656,705
151,615,410,53
8 167,532,646,962 164,712,621,319
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành 43,481,383,877 42,452,314,951 41,883,161,741 41,178,155,330
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 111,809,272,828 109,163,095,587 125,649,485,222 123,534,465,989
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH kỹ thương Quang Minh
Như vậy, có thể thấy doanh thu của công ty giảm mạnh trong năm 2008 và sau đó
tăng dần trong năm 2009 do tác động của lạm phát và biến động giá trong những năm
qua. Năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng mạnh ở mức 19,89% làm
tăng chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những năm
2009, 2010 kinh tế đã dần phục hồi cùng với những biện pháp của chính phủ nhằm
nới lỏng gánh nặng cho doanh nghiệp bằng cách giảm thuế kể cả thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp( từ 28% còn 25%) và giá trị gia tăng nhằm kích thích cầu đầu tư
Vũ Thị Thảo Lớp K45F1
25

×