Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CSTMQT_Chinh sach tin dung ho tro XK o VN.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.13 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Lý luận cũng như thực tiễn phát triển kinh tế thế giới cho thấy hoạt động xuất khẩu là
một trong những lĩnh vực trung tâm quan trọng trong hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu đã đóng góp một phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách,
đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán và giải quyết công ăn việc làm cho
người dân, làm cho nền kinh tế thay đổi nhanh chóng về trình độ công nghệ và tiếp thu
được nhiều kinh nghiệm quản lý nhằm thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, mang
lại lợi ích cho xã hội, nâng cao vị thế của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu.
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt
hàng, muốn như vậy thì cần phải có sự đầu tư thích đáng cho quá trình suất xuất kinh
doanh cũng như đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị. Nhưng trên thực tế, vốn tự có
của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu
tự đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng. Xuất phát từ thực tế này, thời gian gần đây
nước ta đã chú trọng và quan tâm hơn đến các hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu và đưa
ra các chính sách thích hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu ở Việt
Nam. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu là một hoạt động hết sức phức tạp, chứa đựng
nhiều rủi ro. Nó không chỉ chịu tác động của chính sách tiền tệ trong nước mà còn chịu sự
điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau và bị ảnh hưởng mạnh theo sự biến
động của thị trường quốc tế. Do vậy nhóm đề tài đã đề tài: “Chính sách tín dụng hỗ trợ
xuất khẩu ở Việt Nam”. Đề tài được chia làm 3 phần:
I. Một số vấn đề cơ bản về chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
II. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam
II. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh biện pháp tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ở Việt Nam
Nhóm đề tài xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Nữ đã tận tình hướng dẫn để
nhóm có thể hoàn thành đề tài này. Với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, bài
viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy nhóm đề tài rất mong nhận được sự
góp ý của cô giáo và các bạn để hoàn thiện đề tài hơn nữa.
Hà Nội, tháng 5/2011
Nhóm đề tài
1
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HỖ


TRỢ XUẤT KHẨU
1. Khái niệm tín dụng hỗ trợ xuất khẩu:
Để tìm hiểu khái niệm tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trước hết ta xem xét thế nào
là tín dụng? Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, tín dụng là khái niệm thể
hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho
vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người
đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá
trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.
Tín dụng có vị trí quan trọng đối với việc tích tụ, tận dụng các nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Khái niệm tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đã được định nghĩa cụ thể trong Quy chế
tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg
ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là ưu đãi của Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển sản xuất - kinh doanh hàng xuất
khẩu theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước.
Theo Quy chế này, đối tượng được hưởng những ưu đãi về tín dụng này là
mọi thành phần kinh tế bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công
ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã, Hộ gia đình và cá nhân có đăng ký kinh doanh.
2. Vai trò của tín dụng hỗ trợ xuất khẩu:
2.1. Đối với doanh nghiệp:
Thứ nhất, hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân
phát triển sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu.
Thứ hai, giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào từ đó tăng khả
năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thứ ba, giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt
động sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu.
2.2. Đối với quốc gia:
2

Đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu ngoại tệ để cải thiện cán
cân thương mại quốc tế, kìm hãm và hạn chế trình trạng nhập siêu… từ đó thúc
đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế.
3. Các hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu:
3.1. Bảo hiểm tín dụng:
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đã được
áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng hiện nay mới được triển
khai thí điểm ở Việt Nam.
Bảo hiểm tín dụng: là hình thức bảo đảm tài chính cho nhà xuất khẩu trong
các hợp đồng xuất nhập khẩu có điều kiện thanh toán theo hình thức tín dụng mở
trước những rủi ro nợ xấu, mất khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu do mất khả
năng thanh toán, phá sản hoặc vì bất ổn chính trị tại quốc gia nhập khẩu.
Đối với các doanh nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giúp bảo vệ tài chính
cho nhà xuất khẩu trong trường hợp mất khả năng thanh toán; tạo ra sự thuận lợi
trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa dịch vụ xuất
khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, giúp doanh nghiệp xuất khẩu tăng
doanh số bán hàng theo những điều khoản tín dụng cạnh tranh...
Đối với các quốc gia, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đóng vai trò thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế từ sự phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu an toàn, hiệu quả
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra việc làm, tăng thu ngoại hối để cải thiện cán cân
thương mại quốc tế.
3.2. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu:
Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu là hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đã được
triển khai tại Việt Nam từ cuối năm 2006 theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày
20/12/2006 do Chính phủ ban hành quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có 2 trường hợp:
 Nhà nước bảo lãnh trước ngân hàng cho nhà xuất khẩu:
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các nước đang
phát triển như Việt Nam khi thực hiện các thương vụ đều phải vay vốn các ngân
hàng thương mại. Nhưng muốn ngân hàng cấp tín dụng cần phải thế chấp hoặc cần

3
có sự bảo lãnh nào đó. Trong trường hợp này, nhà nước đứng ra bảo lãnh cho
doanh nghiệp vay, nếu có rủi ro gì đối với khoản tín dụng đó nhà nước sẽ chịu.
 Nhà nước bảo lãnh trước khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu thực hiện cấp
cho nhà nhập khẩu:
Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán
chịu hoặc trả chậm với lãi suất ưu đãi đối với người mua hàng nước ngoài. Việc
bán hàng như vậy thường có những rủi ro do nguyên nhân kinh tế hoặc nguyên
nhân chính trị dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các
doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng bằng cách bán chịu, Nhà nước đứng ra bảo
lãnh, đền bù nếu bị mất vốn.
Nhà nước đứng ra bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu
còn nâng cao được giá bán hàng. Đây là một hình thức khá phổ biến trong chính
sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của nhiều nước để mở rộng xuất khẩu, chiếm lĩnh
thị trường.
3.3. Cho thuê tài chính:
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho
thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở
hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và bên
thuê là khách hàng.
Bên cho thuê (công ty cho thuê tài chính) cam kết mua máy móc thiết bị,
phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê (cá nhân,
tổ chức) và nắm quyền sở hữu đối với các tài sản thuê trong suốt quá trình thuê.
Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê
đã được hai bên thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn.
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu (với giá tượng
trưng), mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên
thỏa thuận.
Ở đây cần hiểu tài sản cho thuê là các máy móc thiết bị, phương tiện vận
chuyển và các động sản khác được công ty đứng ra mua theo yêu cầu của bên thuê

và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản này trong suốt thời hạn cho thuê. Các
công ty cho thuê tài chính không được cho thuê bất động sản, cũng không được
cho vay tiền.
4
Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp được chủ động lựa chọn tài sản
(máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển…) đáp ứng được mục đích sử dụng
của mình với mức chi phí phù hợp nhờ được thanh toán dần tiền thuê tùy theo năng
lực trả nợ.
3.4. Cấp tín dụng xuất khẩu:
 Nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước:
Trong hoạt động xuất khẩu, lượng vốn mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để sản
xuất và thực hiện hợp đồng thường là rất lớn. Người xuất khẩu cần có được một số
vốn trước khi giao hàng và cả sau khi giao hàng, ngoài ra cũng cần thêm vốn để
kéo dài các khoản tín dụng ngắn hạn mà họ dành cho người mua nước ngoài. Vì
vậy, trong chính sách hỗ trợ xuất khẩu không thể thiếu được việc cấp tín dụng của
Chính phủ cho doanh nghiệp xuất khẩu theo những điều kiện ưu đãi. Các ngân
hàng thường hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu bằng cách cung cấp tín dụng ngắn hạn
trong giai đoạn trước và sau khi giao hàng. Tín dụng xuất khẩu theo mức lãi suất
ưu đãi không chỉ đơn giản là giúp người xuất khẩu thực hiện được hợp đồng xuất
khẩu của mình mà còn giúp họ giảm chi phí về vốn cho hàng xuất khẩu cũng như
giảm giá thành xuất khẩu. Do đó tín dụng xuất khẩu làm cho nhà xuất khẩu có khả
năng bán được hàng của mình theo điều kiện có lợi và hàng hóa có sức cạnh tranh
lớn hơn trước đối thủ của mình.
 Nhà nước cấp tín dụng cho nước ngoài:
Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để sử dụng số
tiền đó mua hàng của nước cho vay. Nguồn vốn cho vay thường lấy từ ngân sách
nhà nước. Việc cho vay này thường kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có
lợi cho nước cho vay.
Hình thức này có tác dụng giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh được xuất khẩu
vì chính phủ đã tạo sẵn ra thị trường. Tuy nhiên, hình thức này chủ yếu áp dụng ở

các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, đối với các nước này phần nào giải quyết được
tình trạng dư thừa hàng hóa ở trong nước.
Nhiều nước đã áp dụng hình thức này như Chính phủ Nhật bản cấp ODA cho
Việt Nam trong đó có điều kiện cấp cho một số doanh nghiệp để nhập khẩu hàng
hóa từ Nhật Bản. Với Việt Nam, trong điều kiện hiện nay chúng ta chưa có vốn để
cho nước ngoài vay với khối lượng lớn, tuy nhiên trong những trường hợp nhất
định, Chính phủ cũng nên áp dụng hình thức này để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
của ta.
5
PHẦN II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HỖ
TRỢ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Kể từ khi gia nhập WTO, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam như
thưởng thành tích xuất khẩu, thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế
nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ trợ phát
triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thực hiện từ năm 2001 dưới hình
thức cho vay lãi suất ưu đãi… theo quy định của WTO, đã không còn được thực
hiện. Để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi
mới cơ chế hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp theo hướng tham khảo và áp
dụng các cơ chế hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) được WTO công nhận. Các cơ chế và chính sách hỗ trợ xuất khẩu
hiện đang được áp dụng là: hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng
thương hiệu, hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp, hỗ trợ tín dụng đầu tư và hỗ trợ tín
dụng xuất khẩu. Trong đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP
ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
1. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thực hiện thí điểm tại Việt Nam từ năm
2011 đến 2013 theo Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 11 năm 2010 của
Thủ tướng chính phủ với mục tiêu đến cuối năm 2013 3% kim ngạch xuất khẩu
của chúng ta sẽ được bảo hiểm.
a. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:

Theo Quyết định 2011/QĐ-TTg, đối tượng tham gia bảo hiểm là các thương
nhân xuất khẩu hàng hóa thuộc 2 nhóm mặt hàng. Nhóm 1 gồm 9 nhóm mặt hàng:
Thủy sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè, sắn và các sản
phẩm từ sắn. Nhóm 2 gồm 14 nhóm mặt hàng: Dệt may, giày dép, điện tử và linh
kiện máy tính, gốm sứ, thủy tinh, mây tre cói và thảm, sản phẩm gỗ, sản phẩm chất
dẻo, dây điện và cáp điện, xe đạp và phụ tùng, túi xách, vali, mũ, ô dù, sản phẩm từ
sắt thép, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Với 2 nhóm mặt hàng trên nhìn
chung Chính phủ khuyến khích triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở phần lớn
các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trừ các mặt hàng thuộc nhóm tài
nguyên khoáng sản.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ triển khai thực hiện, mức độ hỗ trợ do Bộ Tài
chính quyết định. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Ngân hàng
6
Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Bảo hiểm, các Hiệp hội ngành hàng và các doanh
nghiệp bảo hiểm được lựa chọn triển khai có trách nhiệm đẩy mạnh phổ biến, nâng
cao nhận thức về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và khuyến khích thương nhân xuất
khẩu hàng hóa tham gia. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan liên
quan thường xuyên cung cấp thông tin về các quốc gia, ngành hàng, tổ chức nhập
khẩu, thông tin rủi ro thị trường của các thị trường xuất khẩu chủ yếu. Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và khuyến khích các thương
nhân xuất khẩu trên địa bàn tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
b. Thực trạng triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:
Do mới triển khai từ đầu năm 2011 và mới trong giai đoạn triển khai thí điểm
nên hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hiện chưa phổ biến tại Việt Nam. Trong
khi các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu khá cao thì các công ty bảo hiểm và
các ngân hàng còn tỏ ra thận trọng.
Theo kết quả điều tra sơ bộ do Bộ Công Thương thực hiện tại 200 trên tổng
số 35.000 thương nhân xuất khẩu cho thấy có rất ít doanh nghiệp áp dụng chương
trình quản lý nợ/quản lý rủi ro thanh toán. Phân loại rủi ro gặp phải trong hoạt
động xuất khẩu có đến 68% là rủi ro thương mại, 17% rủi ro liên quan đến chính trị

và 16% rủi ro liên quan đến ngân hàng. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào tham
gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, phần lớn chỉ tham gia bảo hiểm xuất khẩu hàng
hóa. Kết quả điều tra của Bộ Công Thương cũng cho thấy 95% doanh nghiệp xuất
khẩu có nhu cầu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Trong đó, 78% muốn bảo hiểm rủi
ro thương mại, 12% muốn tham gia các hình thức bảo hiểm rủi ro khác trong xuất
khẩu như biến động về giá, tỉ giá, 10% quan tâm đến rủi ro chính trị.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang tích cực khai phá các thị trường
mới như: Châu Phi, Tây Á, Trung Đông... nguy cơ rủi ro cao nên việc triển khai thí
điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được các doanh nghiệp này vui mừng đón nhận.
Trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, không ít đối tác, thị trường mới muốn nhập khẩu
gạo của Việt Nam nhưng doanh nghiệp nước ta còn lưỡng lự vì sợ không đòi được
tiền. Vì vậy, nếu bảo hiểm tín dụng được triển khai thì sẽ là cơ hội tốt để doanh
nghiệp mở rộng thị trường. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khác cũng rất
quan tâm bởi nhiều trường hợp nhà nhập khẩu là khách hàng mới, đòi thanh toán
bằng phương thức trả sau, các doanh nghiệp rất phân vân, bởi không ký thì sợ bỏ
lỡ khách hàng tiềm năng, mà ký thì sợ rủi ro thanh toán.
Trong khi doanh nghiệp xuất khẩu hồ hởi, thì phía doanh nghiệp bảo hiểm và
các ngân hàng lại tỏ ra thận trọng. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm của Bộ
7

×