Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Phát triển thương hiệu của Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia Chớp Việt thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.17 KB, 41 trang )

Khoa: Thương Mại Điện Tử
"Phát triển thương hiệu của Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia
Chớp Việt thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến ".
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
1
Khoa: Thương Mại Điện Tử
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết
Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn
tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm
hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác đưa
thương hiệu vào tâm trí của khách hàng. Một thương hiệu không thể phát triển
nếu công ty sở hữu nó không có các chiến lược hợp lý để duy trì và phát triển
thương hiệu dựa trên những định hướng phát triển chung của công ty và những
biến động của môi trường. Quá trình duy trì và phát triển thương hiệu nhằm
nuôi dưỡng và cố định hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tạo cơ
hội thu hút ngày càng nhiều khách hàng biết đến, chấp nhận, ghi nhớ và có thái
độ tích cực đối với thương hiệu của công ty.
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài từ lâu đã ý thức được vai trò vô
cùng quan trọng của thương hiệu, đã chú trọng đầu tư, quảng bá, phát triển
thương hiệu và đã gặt hái được những thành công to lớn thì chỉ vài năm gần
đây sau hàng loạt thương hiệu Việt Nam bị xâm phạm trong nước cũng như
nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam mới nhận ra được vai trò quan trọng
của thương hiệu.
Hiện nay, Internet đã trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến, số
lượng người truy cập ngày càng tăng, nhưng tuy nhiên số lượng khách hàng
đến với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
thương mại điện tử vẫn còn rất hạn chế, có nhiều lý do, trong đó nổi lên hai lý
do lớn đó là thói quen mua hàng và niềm tin của khách hàng đối với các doanh
nghiệp. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong các
lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử nhằm thu hút được đối


tượng khách hàng tiềm năng này là phải tạo dựng một
thương hiệu mạnh, uy tín, định vị hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong
tâm trí khách hàng.
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
2
Khoa: Thương Mại Điện Tử
Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia Chớp Việt là một trong
những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương
mại điện tử, cung cấp các giải pháp phần mềm ứng dụng, các giải pháp quản trị
bằng Công Nghệ Thông Tin trong các hoạt động kinh doanh và sản xuất tiên
phong ở Việt Nam. Qua hơn ba năm hoạt động, công ty đã tạo cho mình một
thị phần tương đối lớn so với các đối thủ cạnh tranh. Song, khách hàng biết
đến thương hiệu tcv.vn chủ yếu thông qua sự giới thiệu và uy tín của các đối
tác, khách hàng của công ty, thông qua các công cụ tìm kiếm… Trong khi đó
lại phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Anh Minh, FOLIO…
doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay. Do
vậy, vấn đề phát triển, quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty sâu trong tâm trí
khách hàng là một vấn đề rất quan trọng.
Thông qua khảo sát thực tế tại công ty, em nhận thấy được rằng 100% cán
bộ công nhân viên trong công ty đều cho rằng phát triển thương hiệu là cần
thiết đối với công ty, nhưng hiện tại công ty chưa có bộ phận chuyên trách về
thương hiệu, vấn đề thương hiệu chưa được thật sự chú trọng. Các hoạt động
của công ty chủ yếu là qua các điểm tiếp xúc trực tuyến.
Từ những vấn đề nêu trên, để tiếp tục tồn tại và phát triển hơn nữa trong
môi trường cạnh tranh cao như vậy công ty cần phải nghĩ tới giải pháp phát
triển thương hiệu của mình, tạo dựng một thương hiệu mạnh dựa trên nền tảng
là qua các điểm tiếp xúc trực tuyến hiện tại.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề
Hiện nay, trong khi các đối thủ cạnh tranh đã tiến hành xây dựng, duy trì
và phát triển thương hiệu ngày càng chuyên nghiệp thì hoạt động xây dựng,

phát triển của công ty CP Tia Chớp Việt mới bước đầu được chú trọng, do đó
vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết và khắc phục. Vì vậy em quyết định lựa
chọn đề tài "Phát triển thương hiệu của Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công
Nghệ Cao Tia Chớp Việt thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến ".
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
3
Khoa: Thương Mại Điện Tử
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đó là: Đề xuất những giải pháp nhằm phát
triển thương hiệu tcv.vn thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến.
Từ mục tiêu trên, các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể là:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thương
hiệu điện tử trong doanh nghiệp, các điểm tiếp xúc trực tuyến nhằm
phát triển thương hiệu của công ty.
- Phân tích thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu thông qua điểm
tiếp xúc trực tuyến tại công ty CP Giải Pháp Công Nghệ Cao TCV.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển thương hiệu tcv.vn thông qua các
điểm tiếp xúc trực tuyến.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian thực tập, tìm hiểu nghiên cứu về công ty, nên
trong chuyên đề này em chỉ tập trung vào vấn đề phát triển thương hiệu tcv.vn,
cho các nhóm sản phẩm có thế mạnh: mạng xã hội doanh nghiệp esn.vn, xây
dựng, sản xuất và gia công phần mềm như phần mềm quản lí khách sạn, phần
mềm kế toán, xây dựng và duy trì trọn gói website của tổ chức, doanh
nghiệp…Nghiên cứu về thực trạng phát triển thương hiệu thông qua các điểm
tiếp xúc trực tuyến của công ty từ những ngày đầu thành lập (từ 10/10/2006
đến nay), đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển thương hiệu trong thời
gian tới.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phát
triển thương hiệu thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến tại Công ty CP Giải
Pháp Công Nghệ Cao TCV.
Chương 3: Giải pháp phát triển thương hiệu tcv.vn thông qua các điểm tiếp
xúc trực tuyến của công ty CP Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia Chớp Việt.
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
4
Khoa: Thương Mại Điện Tử
1.5.2. Một số khái niệm
1.5.2.1. Các cách tiếp cận thương hiệu
Quan điểm về thương hiệu
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu.
Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký
hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên
nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một người bán hoặc
nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”.
Quan điểm thứ hai về thương hiệu: “Thương hiệu, trước hết là một thuật
ngữ dùng nhiều trong marketing; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng
hoá, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) này
với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một
loại, một nhóm hàng hoá, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách
hàng”.
Các dấu hiệu có thể là chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu
sắc, âm thanh…hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự
cá biệt, đặc sắc của bao bì và cách đóng gói hàng hoá.
Tựu trung lại, theo quan điểm của em, thương hiệu có thể được tiếp cận
theo hướng sau: “Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong
marketing; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của cơ sở
sản xuất, kinh doanh này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp

khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hoá, dịch vụ hoặc về doanh
nghiệp trong tâm trí khách hàng”.
Đối với một thương hiệu thông thường thì thương hiệu bao gồm các thành
tố sau:
Tên thương hiệu
Dưới góc độ xây dựng và phát triển thương hiệu, tên gọi là thành tố cơ bản
vì nó là yếu tố chính xác hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng
và tinh tế. Tên gọi là ấn tượng đầu tiên về một doanh nghiệp hay một loại sản
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
5
Khoa: Thương Mại Điện Tử
phẩm, dịch vụ trong nhận thức của người tiêu dùng. Vì thế, tên thương hiệu là
một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã
nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản
phẩm/dịch vụ trong những tình huống mua hàng.
Một số yêu cầu về việc đặt tên thương hiệu là: dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ
chuyển đổi, gây ấn tượng, đáp ứng yêu cầu bảo hộ.
Logo (biểu trưng)
Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của thương hiệu
góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Cùng với
tên gọi, logo là cách giới thiệu bằng hình ảnh về công ty. So với
tên thương hiệu, logo trừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn nhưng cũng
tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, liên hệ gì nếu
không được giải thích thông qua chương trình truyền thông.
Các yêu cầu đối với một logo: Có ý nghĩa văn hoá đặc thù, dễ hiểu, phải đảm
bảo tính cân đối và hài hoà.
Khẩu hiệu (Slogan)
Khẩu hiệu là một đoạn ngắn thông tin mô tả hoặc thuyết phục về thương
hiệu theo một cách nào đó.
Các yêu cầu đối với Slogan: Dễ nhớ, thể hiện được những đặc tính và lợi

ích chủ yếu của sản phẩm dịch vụ, phải ấn tượng và tạo nên sự khác biệt.
Các thành tố khác
- Bao bì: Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ mô tả và giới thiệu sản
phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng
và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Bao bì là yếu tố quan
trọng giúp cho người tiêu dùng nhận sản phẩm trong vô số các sản
phẩm cùng loại. Đối với thương hiệu truyền thống bao bì là yếu tố
quan trọng, nhưng đối với thương hiệu điện tử thì bao bì không phải là
một thành tố.
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
6
Khoa: Thương Mại Điện Tử
- Nhạc hiệu: Âm thanh cũng có khả năng làm cho người tiêu dùng nhận
biết ra hàng hoá, giúp phân biệt được nguồn gốc sản xuất khác nhau
của các sản phẩm cùng loại, ngay cả khi người tiêu dùng chưa nhìn
thấy hàng hoá.
- Mùi vị: Chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, không đạt hiệu quả cao như
hình ảnh nhưng âm thanh giúp người tiêu dùng phân biệt và nhận thấy
sản phẩm quen dùng, phát huy khả năng nhận biết của khách hàng.
Chức năng và vai trò của thương hiệu
Chức năng của thương hiệu
Nói đến thương hiệu nhiều người lầm tưởng chỉ đơn giản là dấu hiệu để
nhận dạng và phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Thực tế thì chức năng của thương hiệu không chỉ có vậy mà còn được thể hiện
trên nhiều khía cạnh khác nữa. Có thể liệt kê các chức năng cơ bản của thương
hiệu là:
- Chức năng nhận biết và phân biệt: Đây là chức năng rất đặc trưng và quan
trọng của thương hiệu. Có thể nói chức năng gốc của thương hiệu là phân biệt
và nhận biết. Khả năng nhận biết của thương hiệu là yếu tố quan trọng không
chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp trong quản trị và điều

hành hoạt động của doanh nghiệp
Quay trở lại với thuốc dán, muỗi của Trung Quốc. Có ba loại khác nhau
trên thị trường Việt Nam, nhưng cả ba loại này đều có bao bì màu đỏ giống
nhau, kiểu chữ viết cũng giống nhau (và phần lớn người Việt Nam đều không
thể đọc được). Vì thế, người tiêu dùng Việt Nam bắt buộc phải tìm ra dấu hiệu
cụ thể là nhận dạng và phân biệt – đó là hình dạng của đầu vòi phun thuốc
(dạng tròn hoặc loe).
- Chức năng thông tin và chỉ dẫn: Nó thể hiện ở chỗ, thông qua những hình
ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác cũng như khẩu hiệu của thương hiệu,
người tiêu dùng có thể biết được phần nào về giá trị sử dụng của hàng hoá,
những công dụng đích thực mà hàng hóa đó mang lại. Chẳng hạn, qua tuyên
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
7
Khoa: Thương Mại Điện Tử
truyền, cùng với khẩu hiệu của dầu gội đầu “Clear”, người ta có thể nhận được
thông điệp về một loại dầu gội trị gàu; ngược lại, dầu gội “Sunsilk” sẽ đưa đến
thông điệp về một loại dầu gội làm mượt tóc…
- Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy: Thương hiệu còn có chức năng tạo
sự cảm nhận. Đó là cảm nhận của người tiêu dùng về sự sang trọng, sự khác
biệt, một cảm nhận yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi tiêu dùng hàng hoá,
dịch vụ đó và sự tin tưởng khi lựa chọn tiêu dùng hàng hoá đó. Nói đến Sony,
người ta có thể liên tưởng đến chất lượng âm thanh và dịch vụ bảo hành rộng
rãi toàn cầu. Bia Tiger tạo cho ta một sự liên tưởng đến bia của thể thao, gắn
liền với các môn thể thao mà trực tiếp và chủ yếu nhất là bóng đá. Hầu hết các
quảng cáo của Tiger đều gắn liền và có sự hiện diện của bóng đá đã tạo cho
người tiêu dùng cảm nhận và liên tưởng đó. Ngược lại, bia Heineken với
những tài trợ và chương trình quảng cáo gắn liền với các môn thể thao quý tộc
như Golf, quần vợt … đã tạo cho người tiêu dùng một sự cảm nhận và liên
tưởng đến loại bia sang trọng, quý tộc.
- Chức năng kinh tế: Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và

tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu.
Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp.
Mặc dù giá trị thương hiệu rất khó định đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà
thương hiệu nổi tiếng mang lại, hàng hoá sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí giá
cao hơn, dễ thâm nhập thị trường hơn.
Vai trò của thương hiệu
- Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí
người tiêu dùng.
- Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Thương hiệu làm phân đoạn thị trường và tạo nên sự khác biệt trong quá
trình của sản phẩm.
- Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp.
- Thu hút đầu tư.
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
8
Khoa: Thương Mại Điện Tử
- Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp.
1.5.2.2. Các cách tiếp cận thương hiệu điện tử (E – brand)
Quan điểm về E – band
- Có nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu điện tử, với đề tài này, em
xin được tiếp cận thương hiệu điện tử theo khía cạnh sau: E – brand là thương
hiệu được xây dựng, tương tác và thể hiện thông qua internet.
- Từ quan điểm trên thì ta thấy: E - brand gắn liền với internet.
- E – brand được xây dựng và thể hiện không chỉ thông qua tên miền mà
còn giao diện, nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết trên
mạng thông tin toàn cầu và các liên kết khác.
- E – brand được xem như một hình thái đặc thù của thương hiệu, hàm
chứa các thành tố như thương hiệu theo cách hiểu thông thường và gắn bó rất
mật thiết với thương hiệu thông thường. Hoàn toàn không nên tách E – brand
với thương hiệu thông thường.

Do đặc trưng của thương hiệu điện tử, ngoài những thành tố của một
thương hiệu hàng hoá thông thường thì một thương hiệu điện tử còn bao
gồm các thành tố sau:
Tên miền của E – brand
Tên miền: Đối với thương hiệu truyền thống tên miền không phải là một
thành tố, nhưng đối với thương hiệu điện tử đây lại là một thành tố rất quan
trọng. Tên miền của E – brand được chia làm tên riêng và cấp độ tên miền.
Trong đó tên riêng có thể là:
- Lựa chọn riêng theo từng chủ đề, ví dụ như: ”tuyensinhdaihoc”
- Tên giao dịch, viết tắt.
- Tên thương hiệu thông thường. Rất nhiều lựa chọn theo cách thức này,
phối hợp chặt chẽ giữa thương hiệu trực tuyến và thương hiệu thông
thường, ví dụ như: ”thehe8x”, ”thanhmy”,…
Cấp độ tên miền cũng được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Thông
thường có hai cấp độ thể hiện tên miền. Đó là:
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
9
Khoa: Thương Mại Điện Tử
- Chỉ nhóm đối tượng tên miền theo phân loại quốc tế, cấp độ tên miền
có dạng: .com; .net; .gov; .org; .edu
- Chỉ quốc gia quản lý nhóm đối tượng, cấp độ tên miền có dạng: .vn;
.cn; .us; .uk …
Đặc điểm của E – brand
- E – brand gắn liền với mạng internet. Internet là một môi trường không
có giới hạn về không gian và thời gian, do vậy E – brand cũng có đặc điểm
này.
- E – brand phụ thuộc vào tính duy nhất của tên miền. Tên miền là một
thành tố quan trọng của E –brand, do đó tên miền phải có khả năng bao quát
thương hiệu.
- E – brand hoàn toàn không tách rời với thương hiệu thông thường.

- E – brand cũng bị ràng buộc pháp lý về tên miền bởi luật sở hữu trí tuệ,
quy định quản lý tên miền.
1.5.2.3. Hệ thống các điểm tiếp xúc trực tuyến
Hệ thống các điểm tiếp xúc của một thương hiệu hàng hoá thông
thường: Bao bì, tên thương hiệu, logo, khẩu hiệu…
Hệ thống những điểm tiếp xúc trực tuyến của một thương hiệu điện
tử
Hệ thống những điểm tiếp xúc của một thương hiệu điện tử là hệ thống
những điểm tiếp xúc của thương hiệu làm cho khách hàng có khả năng biết đến
và nhận biết thương hiệu của mình thông qua Internet và các phương tiện
truyền thông.
- Mạng xã hội doanh nghiệp: mạng xã hội doanh nghiệp Việt Nam
được xây dựng dựa trên nhân hệ thống NYN Portals (cổng thông
tin điện tử), đã được ứng dụng cho nhiều hệ thống lớn, tiêu biểu như:
chodientu.vn; “Hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp theo mô hình SaaS”,
ngoài việc đáp ứng được mọi tính năng cơ bản mà một cổng thông tin cần có,
ngoài ra còn được phát triển thêm nhiều tính năng mới: giúp cho việc tiếp cận
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
10
Khoa: Thương Mại Điện Tử
thông tin của người dung được nhanh chóng, hiệu quả hơn; giúp cho người
quản trị kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của các thành viên, thực hiện nhanh
chóng các tác vụ như: backup cơ sở dữ liệu…
- Website: Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng
Internet. Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản
phẩm, dịch vụ và các hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn
truyền đạt tới người truy cập Internet. Với vai trò quan trọng như vậy, có thể
coi Website là bộ mặt của Công ty, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các
khách hàng trên mạng. Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin
cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp,

nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm bảo
tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt là phải có sức lôi cuốn người
sử dụng để thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
- Online support: Đây là dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trực tuyến nhằm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu và giải đáp những thắc mắc của khách hàng, từ đó lắng
nghe và tiếp thu những phản hồi và ý kiến của khách hàng, để nâng cao hơn
nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, từ đó tạo dựng được lòng tin của
khách hàng, nâng cao khả năng biết đến và khả năng cảm nhận của họ.
- Sản phẩm, dịch vụ: là những sản phẩm, dịch vụ mà công ty muốn giới
thiệu với khách hàng. Mỗi sản phẩm của doanh nghiệp thì đều có thương hiệu
của mình thông qua những hình vẽ, màu sắc, dấu hiệu…
- Emai, trag rao vặt, diễn đàn: là một thuật ngữ dùng trong tiếng Anh,
dịch sang tiếng Việt có nghĩa là thư điện tử. Thay vì nội dung thư của bạn
được viết lên giấy và chuyển đi qua đường bưu điện thì Email được lưu dưới
dạng các tệp văn bản trong máy tính và được chuyển đi qua đường Internet.
- Các hình thức trực tuyến khác: phòng chatroom, câu lạc bộ trực tuyến,
blog, các trang quảng cáo trực tuyến khác,…
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
11
Khoa: Thương Mại Điện Tử
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA
CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TIA CHỚP VIỆT
THÔNG QUA CÁC ĐIỂM TIẾP XÚC TRỰC TUYẾN
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề
Để nắm rõ thực trạng phát triển thương hiệu tại công ty thông qua các điểm
tiếp xúc trực tuyến, em sử dụng các phương pháp sau trong quá trình nghiên
cứu đề tài:
2.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp sử dụng phiếu điều tra: Nội dung của phiếu điều tra tập

trung vào vấn đề phát triển thương hiệu tại công ty thông qua các điểm tiếp
xúc trực tuyến. Số lượng 40 phiếu, 30 phiếu dành cho khách hàng, 5 phiếu
dành cho cán bộ lãnh đạo, 5 phiếu dành cho nhân viên.
- Phương pháp phỏng vấn: Việc phỏng vấn được tiến hành đối với các
nhà quản trị của công ty, các chuyên gia có kiến thức về marketing, các điểm
tiếp xúc trực tuyến, thương hiệu… Nhằm tìm hiểu nhận thức của công ty đối
với vấn đề phát triển thương hiệu, thực trạng phát triển thương hiệu tại công ty
và những hoạt động tác nghiệp trong vấn đề phát triển thương hiệu tại các
điểm tiếp xúc trực tuyến.
2.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thông qua các kết quả hoạt động kinh doanh, thông qua các báo cáo tài
chính, qua báo đài, truyền hình, các phóng sự nói về công ty Tia Chớp Việt,
các bài tin về công nghệ thông tin, phần mềm…
Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu: Phương pháp sử dụng phần mềm
SPSS để phân tích, xử lý dữ liệu. Phần mềm SPSS là phần mềm phân tích
thống kê kinh tế được sử dụng nhiều hiện nay giúp người đọc dễ hình dung về
số liệu mà nó đưa ra.
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
12
Khoa: Thương Mại Điện Tử
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến
vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Môi trường bên ngoài
Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là các yếu tố bên ngoài như: kinh tế chính trị, văn hoá xã
hội, chính sách pháp luật…Các yếu tố này tác động không nhiều vào vấn đề
phát triển thương hiệu, trong đó yếu tố chính sácb pháp luật có ảnh hưởng lớn
đến vấn đề này. Hiện nay hệ thống pháp luật trong thương mại điện tử vẫn còn
nhiều hạn chế, luật công nghệ thông tin mới được áp dụng từ ngày 1/1/2007,
thực thi quyền sở hữu trí tuệ chưa được sử dụng phổ biến, tạo ra nhiều bất lợi

cho người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
Môi trường ngành
- Khách hàng
Khách hàng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc xây
dựng và phát triển thương hiệu của công ty. Khách hàng chính của công ty là
các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, các Công ty, cơ quan truyền thông
Thời gian hoạt động của TIA CHỚP VIỆT chưa được bao lâu, do đó nhờ có
những khách hàng trung thành thương hiệu của công ty được giới thiệu và
quảng bá rộng rãi hơn.
- Đối thủ cạnh tranh
Một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty có thể kể đến như:
www.anhminh.vn với phần mềm quản lý khách sạn Smile, www.folio.vn …
và rất nhiều đối thủ khác. Do vậy, công ty cần phải tìm hiểu rõ các chiến lược
mà họ đang theo đuổi, các hoạt động mà họ đã và đang thực hiện, nhằm tìm ra
những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
- Nhà cung ứng và các đối tác
Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử, xây
dựg và thiết kế các phần mềm, các giải pháp ứng dụng…các đối tác của công
ty là các Công ty, các cơ quan truyền thông…đây là một lợi thế để công ty có
thể giới thiệu và quảng bá thương hiệu của mình.
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
13
Khoa: Thương Mại Điện Tử
2.2.2 Môi trường bên trong
- Nhân lực
Nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phát triển thương hiệu
của công ty. Nhân viên được xem như là khách hàng nội bộ, và sự hài lòng,
ủng hộ của họ đối với thương hiệu là tiền đề cho sự ủng hộ của thị trường bên
ngoài. Nhân viên là đại sứ thương hiệu của doanh nghiệp, và khách hàng là
người tiếp nhận giá trị văn hoá của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có thể hiểu

biết về thương hiệu sẽ giúp công ty xây dựng được một chiến lược thương hiệu
tốt, sẽ giúp xây dựng được một thương hiệu mạnh có uy tín, nâng cao được vị
thế cạnh tranh. Hiện nay công ty chưa có đội ngũ cán bộ quản lý thương hiệu,
nhưng công việc này do ban giám đốc phụ trách. Như vậy, công ty đã nhận
thức được vai trò quan trọng của thương hiệu.
- Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là một yếu tố tối quan trọng cho việc xây dựng và phát
triển nên một thương hiệu mạnh. Công ty TIA CHỚP VIỆT là một doanh
nghiệp trẻ, nguồn lực tài chính không mạnh, do vậy việc xây dựng, phát triển
thương hiệu cũng gặp một số khó khăn nhất định. Do đó, công ty cần lựa chọn
cẩn thận để tìm ra những giải pháp phát triển thương hiệu sao cho hiệu quả đạt
được tối ưu so với lượng chi phí bỏ ra.
- Hạ tầng cơ sở vật chất
Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật là nền tảng để công ty có thể thực hiện
được các hoạt động tác nghiệp thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến nhằm
phát triển thương hiệu. Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công
nghệ thông tin, yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật càng quan trọng hơn, bởi nhờ có
yếu tố này, doanh nghiệp có thể thực hiện, duy trì thường xuyên được các hoạt
động tác nghiệp thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến. Cơ sở vật chất của
công ty là hệ thống máy tính, mạng máy tính, mạng viễn thông…
2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập
2.3.1 Dữ liệu sơ cấp
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
14
Khoa: Thương Mại Điện Tử
2.3.1.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm về tình hình phát triển thương hiệu
thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến của công ty TIA CHỚP VIỆT
- Số lượng cán bộ, nhân viên và khách hàng được phỏng vấn 40 người.
Trong đó có 30 khách hàng, 5 cán bộ lãnh đạo và 5 nhân viên.
- Số lượng phiếu phát ra: 40

- Số lượng phiếu thu về: 40
- Số lượng phiếu hợp lệ: 40
Hình 2.1 Mức độ quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Là một doanh nghiệp có đội ngũ nguồn nhân lực trình độ cao, 62,5% số
phiếu cho rằng thương hiệu là rất quan trọng, 37,5% số phiếu cho rằng thương
hiệu là quan trọng. Như vậy là nhận thức của cán bộ nhân viên công ty và
khách hàng đã hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu.
Hình 2.2 Mức độ đầu tư cho phát triển thương hiệu
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
15
Khoa: Thương Mại Điện Tử
48,9% số phiếu cho rằng công ty đầu tư cho xây dựng và phát triển thương
hiệu là từ 1%- 5%, 28,9% cho rằng mức đầu tư trên 5% và 11,1% cho rằng
mức đầu tư từ 0-1%. Như vậy khách hàng và cán bộ nhân viên trong công ty
đã nhận thấy được sự thay đổi tích cực trong việc đầu tư xây dựng, phát triển
thương hiệu, bên cạnh đó vẫn có một số phiếu là chưa nhận biết được điều đó.
Bảng 2.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các điểm tiếp xúc trực tuyến
Từ bảng trên ta thấy lần lượt mức độ quan trọng của các điểm tiếp xúc trực
tuyến trong phát triển thương hiệu là: Mạng xã hội doanh nghiệp (40%), công
cụ tìm kiếm(25%), website (20%), online support (12,5%), trang rao vặt, diễn
đàn (2,5%).
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
Danh gia muc do quan trong cua cac diem tiep xuc truc tuyen
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Website 8 17.8 20.0 20.0
Cong cu tim kiem 10 22.2 25.0 45.0
Trang rao vat, dien dan 1 2.2 2.5 47.5
Online support 5 11.1 12.5 60.0

Mang xa hoi doanh nghiep 16 35.6 40.0 100.0
Total 40 88.9 100.0
Missing System 5 11.1
Total 45 100.0
16
Khoa: Thương Mại Điện Tử
Hình 2.2 Khó khăn của doanh nghiệp trong phát triển thương hiệu
50% cho rằng khó khăn lớn nhất của công ty là thiếu nguồn nhân lực, 40%
cho rằng nguyên nhân là do hạn chế về vốn và 10% còn lại cho rằng công ty
thiếu cơ sở hạ tầng.
2.3.1.2 Phiếu phỏng vấn chuyên gia
Quá trình phỏng vấn chuyên gia, đưa ra được một số kết quả:
Đa số khách hàng và cán bộ, nhân viên trong công ty đã nhận thức được
vai trò quan trọng của thương hiệu, nhưng công ty chưa có bộ phận chuyên
trách về thương hiệu, nguồn vốn và nguồn nhân lực còn hạn chế.
Công ty phát triển thương hiệu chủ yếu thông qua các điểm tiếp xúc trực
tuyến, hầu như các hoạt động tác nghiệp của công ty đều thực hiện qua hệ
thống các điểm tiếp xúc này, nhưng có một số điểm tiếp xúc còn nhiều hạn chế
như: trang rao vặt, diễn đàn chưa được chú trọng, email tới khách hàng không
được thường xuyên, online support (hỗ trợ trực tuyến) đôi lúc còn không đáp
ứng được những yêu cầu thắc mắc của khách hàng.
2.3.2 Dữ liệu thứ cấp
2.3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần giải pháp công nghệ cao TCV thành lập ngày 10/10/2006,
với tiền thân là nhóm Tia Chớp Việt trực thuộc Viện công nghệ thông tin
(Nhóm Tia Chớp Việt đã hoạt động 2 năm dưới sự quản lý của Viện CNTT -
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Ngay từ khi thành lập, TCV đã định
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
17
Khoa: Thương Mại Điện Tử

hướng phát triển vào lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử, cung
cấp các giải pháp phần mềm ứng dụng, các giải pháp quản trị bằng công nghệ
thông tin trong hoạt động sản xuất và kinh doanh…
Song song với việc tập trung xây dựng sản phẩm và dịch vụ nòng cốt, để
phát huy hơn nữa công ty đã thành lập Phòng phát triển sản phẩm.
Các hệ thống ứng dụng trong mạng diện rộng, mạng Internet do các thành
viên xây dựng tại các cơ quan, trường học…đang được sử dụng rất hữu hiệu,
góp phần mạnh mẽ vào các hoạt động hành chính, sản xuất kinh doanh.
2.3.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần giải pháp công nghệ cao TCV
Chức năng nhiệm vụ các bộ phận của công ty.
- Phòng kĩ thuật: Có nhiệm vụ lắp đặt và bảo trì hệ thống phần cứng gồm:
+ Bộ phận Thiết kế đồ hoạ: Thiết kế website, đưa ra các giải pháp
kỹ thuật.
+ Bộ phận Web: Lập trình website, đưa ra các giải pháp về SEO.
+ Bộ phận Phần mềm ứng dụng: Lập trình phần mềm.
- Phòng kinh doanh: Triển khai các hoạt động kinh doanh.
+ Bộ phận dự án: Nghiên cứu và triển khai các dự án kinh doanh.
+ Bộ phận đối tác: Liên lạc với các đối tác kinh doanh.
- Phòng tổng hợp:
+ Bộ phận kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán.
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
18
Khoa: Thương Mại Điện Tử
+ Bộ phận trợ lý dự án (thông tin): Quản lí thông tin.
+ Bộ phận văn phòng (nhân sự): Quản lý văn phòng, nhân sự.
Cơ cấu nhân sự của công ty: Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là
17 người, trong đó:
Số nhân lực có 16 người có trình độ đại học, 1 người trình độ trung cấp.
Số nhân lực tốt nghiệp khối Kinh tế và Quản trị kinh doanh là 6 người và

không có người nào tốt nghiệp Đại học Thương Mại.
2.3.2.3 Sản phẩm/dịch vụ của công ty
- Sản xuất phần mềm; Gia công phần mềm.
- Xây dựng và duy trì trọn gói website của Tổ chức, Doanh nghiệp.
- Xây dựng và phát triển các giải pháp Cổng thông tin điện tử Doanh
nghiệp, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Các cơ quan đơn vị quản lý nhà
nước.
- Dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, giải pháp kỹ thuật tin học, kinh
doanh phần cứng máy tính.
- Xây dựng giải pháp và kinh doanh Thương mại điện tử.
- Nghiên cứu phát triển và cung cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp; tư
vấn và triển khai ERP.
- Tư vấn giải pháp và cung cấp phần mềm theo yêu cầu.
- Cung cấp giải pháp mạng, máy chủ và tích hợp hệ thống.
- Liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư và phát
triển Dự án cũng như Công nghệ.
Dịch vụ khác
- Tư vấn giải pháp: Tư vấn tái cấu trúc quy trình kinh doanh; tìm hiểu yêu
cầu và xác định giải pháp; xác định phạm vi và kế hoạch triển khai.
- Tư vấn triển khai: Cài đặt và cấu hình hệ thống; phân tích yêu cầu nghiệp
vụ; đào tạo người sử dụng; Chuyển đổi dữ liệu; triển khai vận hành.
- Đào tạo: đào tạo nghiệp vụ; đào tạo giải pháp; Đào tạo kỹ thuật/hỗ trợ hệ
thống.
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
19
Khoa: Thương Mại Điện Tử
- Hỗ trợ bảo hành: hỗ trợ kỹ thuật; hỗ trợ nghiệp vụ (Hình thức: Onsite,
Online).
- Bảo hành ứng dụng.
2.3.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần

nhất.
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009
1 Tổng vốn KD Triệu đồng 0 0 0
2 Nguồn vốn CSH Triệu đồng 120 200 300
3 Doanh thu Triệu đồng 1000 1200 1800
4 LN trước thuế Triệu đồng 600 820 1230
5 TN bình quân Triệu đồng 1,5 1,6 1,8
6 Lao động Người 12 15 18
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Từ bảng kết quả tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần
đây nhất cho thấy: Nguồn vốn kinh doanh của công ty bắt đầu từ nguồn vốn
chủ sở hữu, với số vốn ban đầu còn thấp. Doanh thu của công ty tăng không
cao nhưng có những bước phát triển hơn so với những năm đầu. Thu nhập bình
quân đầu người những năm đầu còn thấp, mặc dù đã tăng hơn so với năm
trước. Về nguồn nhân lực của công ty, do đặc thù nghề nghiệp và nguốn vốn
ban đầu nên nguồn nhân lực của công ty cũng không nhiều. Từ bảng trên và
qua đánh giá phân tích kết quả kinh doanh cho thấy công ty bước đầu đi vào
hoạt động nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển
theo chiều hướng tích cực, năm sau luôn cao hơn so với năm trước.
Với sự nỗ lực hết mình của toàn công ty, hiện nay công ty đã có chỗ đứng
trên thị trường và thương hiệu tcv.vn được nhiều doanh nghiệp, người dân biết
đến, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.3.3 Phân tích thực trạng phát triển thương hiệu của công ty
2.3.3.1 Nhận thức của công ty về tầm quan trọng của vấn đề phát triển
thương hiệu.
Thương hiệu và thông điệp
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
20
Khoa: Thương Mại Điện Tử

Logo TCV được thiết kế đơn giản và hiện đại.
Thể hiện một sự nhất quán, từ gam màu cũng như
tốc độ bứt phá, liên kết mạnh mẽ, chuyên nghiệp
và tin cậy, Logo TCV không chỉ cho thấy một hình khối vững chắc được kết
thành từ nhiều khối phần, mà còn thể hiện tính định hướng theo chiều mũi tên
đạt được mục đích rõ ràng.
Phương châm hoạt động của TCV là tham gia cung cấp và tư vấn, vận
hành các giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp, giải pháp thương mại
điện tử, TCV xác định sự thành công của khách hàng là mục tiêu quan trọng và
cam kết nỗ lực cùng khách hàng đạt được giá trị đó.
Nhận thức của công ty về phát triển thương hiệu
Công ty luôn hiểu được rằng thương hiệu là vũ khí cạnh tranh, là tài sản
của doanh nghiệp, một thương hiệu mạnh sẽ làm tăng doanh thu, lợi nhuận của
công ty lên. Tuy nhiên công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về thương
hiệu. Công việc này do ban giám đốc phụ trách. Định hướng của công ty trong
thời gian tới trở thành: “một công ty tin cậy cung cấp các giải pháp ứng dụng
công nghệ thông tin hàng đầu ở Việt Nam", nhưng hiện tại công tác phát triển
thương hiệu tại công ty chưa được chú trọng, chưa được hoạch định thành
chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện.
Đầu tư cho phát triển thương hiệu
Khả năng nhận thức cho vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu có
những bước chuyển biến rõ nét. Chi phí dành cho phát triển thương hiệu của
công ty tăng đều qua các năm.
Chỉ tiêu/năm 2007 2008 2009
Doanh thu (triệu đồng) 1000 1200 1800
Chi phí đầu tư cho phát triển
thương hiệu (triệu đồng)
30 48 90
Tỉ lệ (%) 3,0 4,0 5,0
Bảng 2.3 Đầu tư cho phát triển thương hiệu

SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
21
Khoa: Thương Mại Điện Tử
2.3.3.2 Thực trạng phát triển thương hiệu thông qua các điểm tiếp xúc
trực tuyến
Mạng xã hội doanh nghiệp ESN.VN (Enterprise Social Network)
Mạng xã hội doanh nghiệp được xây dựng và phát triển với hệ
quản trị nội dung đầy đủ nhất, có khả năng mở rộng tối ưu cho phép tích hợp
các hệ thống phần mềm quản trị nội bộ, các hệ thống phần mềm quản lý dạng
chuỗi, liên hợp…Được phát triển với hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng
Việt.
Năm 2008 có 300 012 lượt truy cập vào trang web esn.vn, năm 2009 lên
tới 1 000 327 lượt, tăng một cách chóng mặt.
Các Module nội dung có khả năng tạo comment của người đọc và có các
link liên kết rõ ràng. Người quản trị hệ thống cấp cao có thể quản lý các thông
tin thuộc cổng thông tin cha hoặc phân quyền quản trị cho admin…
Các tính năng quản trị được xây dựng, nghiên cứu và phát triển phù hợp với
ngay cả những người dùng thông thường mới làm quen với máy tính cũng có
thể quản trị được. Các tính năng được cấu hình đến mức đơn giản, giao diện
thân thiện với người sử dụng, tính tuỳ biến cao, kéo thả và bố trí các module dễ
dàng, thuận tiện. Chỉnh sửa layout và cấu hình hệ thống thuận tiện và nhanh
chóng.
Hệ quản trị nội dung CMS được phát triển hoàn thiện, cho phép up load
nội dung bài viết, hình ảnh, video clip dễ dàng. Cơ chế quản trị phân tán (tại
chỗ) cho phép chỉnh sửa nội dung bài viết tại bất kỳ khu vực nào thuộc hệ
thống. Mạng xã hội doanh nghiệp có thể chạy được trên mọi hệ
điều hành Windows, Linux, và thích hợp với các trình duyệt Internet IE,
FireFox, Opera…
Portals doanh nghiệp giúp khách hàng thoát khỏi gánh nặng về thời gian,
tiền bạc cho các yêu cầu kĩ thuật của một website độc lập như đăng ký tên

miền, dung lượng ổ cứng, thuê hosting, dung lượng đường truyền, thiết kế linh
hoạt theo ý muốn của khách hàng, có chức năng tìm kiếm, đáp ứng yêu cầu tối
ưu về bảo mật…Được một số lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp tham
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
22
Khoa: Thương Mại Điện Tử
gia, mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tìm kiếm đối tác, khách hàng
cũng như nắm bắt được những nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng.
Đây là một công cụ quảng bá thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu
quả, và cũng là một điểm tiếp xúc trực tuyến đem lại hiệu quả cao trong việc
phát triển thương hiệu của công ty TIA CHỚP VIỆT.
Công cụ tìm kiếm
Số lượng người truy cập về tcv.vn qua google.com năm 2008 là 101 0037
lượt, năm 2009 là 200 705 lượt.
Số lượng người truy cập qua Yahoo.com thấp hơn với 20 134 lượt năm
2008, 41 213 lượt năm 2009.
Từ những kết quả điều tra trên ta thấy được vai trò quan trọng của công cụ
tìm kiếm trong việc phát triển thương hiệu của tcv.vn, thu hút một lượng lớn
khách hàng đến với công ty.
Quảng cáo theo hình thức này được công ty tiến hành thông qua các từ
khoá (Keyword) chứa đường link, link tới website của doanh nghiệp.
Công cụ tìm kiếm mang lại nhiều khách hàng cho công ty. Hiện nay một số
phần mềm của công ty được đứng ở top đầu khi khách hàng sử dụng đến các
công cụ tìm kiếm, ví dụ như dùng google, đánh "phan mem quan ly khach san"
thì sẽ thấy được sản phẩm của TIA CHỚP VIỆT đứng ở vị trí đầu tiên, hay
"phan mem ke toan" vị trí của TIA CHỚP VIỆT đứng ở vị trí thứ ba…
Như vậy ta thấy được vai trò quan trọng của công cụ tìm kiếm đối với việc
gia tăng hình ảnh của tcv.vn đối với khách hàng, thu hút một lượng lớn khách
hàng đến với công ty
Website

Theo kết quả báo cáo thống kê của công ty: Năm 2008 có 500 000 lượt truy
cập vào trang web tcv.vn, đến năm 2009 là 1 312 000 lượt truy cập. Lượng
khách hàng truy cập vào trang web này cũng tăng lên một cách nhanh chóng.
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
23
Khoa: Thương Mại Điện Tử
20% số khách hàng và nhân viên trong công ty được phỏng vấn
(8/40phiếu) cho rằng website là một điểm tiếp xúc trực tuyến hiệu quả nhất
trong việc phát triển thương hiệu của công ty.
Website tcv.vn giới thiệu đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp cũng như
sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp. Là một thương hiệu điện tử, TIA
CHỚP VIỆT đã có yếu tố khác so với hàng hóa thông thường đó là tên miền,
tên miền của công ty là ".vn". Vì là hàng hóa vô hình nên không có bao bì,
không có mùi vị của sản phẩm.
Thông qua kết quả của phiếu điều tra cho thấy website của công ty đã nhận
được sự đồng ý của khách hàng. Tuy nhiên nó thiếu thành tố của một thương
hiệu điện tử đó là âm thanh chưa có để giúp khách hàng có thể nhận ra được
trang web của mình.
Website được coi là một điểm tiếp xúc trực tuyến hiệu quả giúp phát triển
hơn nữa thương hiệu của công ty.
Online support
Chỉ với 12,5% ý kiến của khách hàng và nhân viên trong công ty đánh giá
độ quan trọng của điểm tiếp xúc này trong vấn đề phát triển thương hiệu của
công ty.
Đây là dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến. Ở mỗi một bộ phận đều có
nhân viên hỗ trợ khách hàng trực tiếp qua chatting, email, trả lời điện thoại …
như phòng kĩ thuật, phòng kinh doanh, phòng tổng hợp đều có nhân viên hỗ
trợ khách hàng trực tuyến nhằm giải đáp cho khách hàng những thắc mắc về
sản phẩm, hay hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng sản phẩm một cách tốt
nhất. Với cách làm việc này từng bộ phận có thể giải đáp nhanh chóng cho

khách hàng về chuyên môn của mình. Tuy nhiên do nguồn nhân lực còn hạn
chế, do vậy đôi khi không giải đáp được cho khách hàng kịp thời.
Trang rao vặt, quảng cáo, email
Trang rao vặt, quảng cáo: Đây là một công cụ để giới thiệu và quảng bá
với khách hàng về thương hiệu của công ty.
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2
24
Khoa: Thương Mại Điện Tử
2,5% khách hàng (1/40phiếu) cho rằng đây là một điểm tiếp xúc trực tuyến
hiệu quả nhằm phát triển thương hiệu của công ty. Như vậy đây là điểm tiếp
xúc kém nhất trong hệ thống những điểm tiếp xúc trực tuyến của công ty.
Lý do có thể giải thích ở đây là: Với nguồn lực tài chính còn hạn chế, công
ty lại chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu nên việc chú trọng phát
triển thông qua các trang rao vặt, quảng cáo là chưa có. Đây là một hạn chế lớn
của công ty.
Email: Là thư điện tử, công ty dùng để gửi cho những khách hàng trung
thành và tiềm năng những thông tin về tình hình hoạt động, những sản phẩm
mới ra đời…nhằm liên lạc thường xuyên với khách hàng, tạo mối liên hệ với
họ. Do nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực còn hạn chế, công ty không
thường xuyên gửi email cho khách hàng và các đối tác được. Đây cũng là một
hạn chế lớn của công ty.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU THÔNG QUA
ĐIỂM TIẾP XÚC TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY CP GIẢI PHÁP
CÔNG NGHỆ CAO TCV
3.1 Các kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, Internet đã trở nên phổ biến
đối với người dân Việt Nam. Số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam gia
tăng, theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê tính đến cuối năm 2009 có …triệu
người trong tổng số … triệu người truy cập Internet, tăng cao so với năm 2008.
SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2

25

×