Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu Luận Thực tiễn hoạt động của tòa hình sự quốc tế(icc) và khả năng gia nhập của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.34 KB, 10 trang )

A/ MỞ ĐẦU
Trong hơn nửa thế kỉ trước, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 và đầu thế kỉ
XXI, trên toàn thế giới có 250 cuộc xung đột dẫm máu xảy ra. Hậu quả là có 86 triệu
thường dân bị thiệt mạng mà đa số là phụ nữa và trẻ em, 170 triệu người bị tước các
quyền lợi chính đáng về tài sản, danh dự. Phần lớn những nạn nhân này bị lãng quên
và chỉ có một số ít những người phạm tội bị đưa ra xét xử. Trước tình hình đó, Hội
đồng bảo an Liên hợp quốc đã sớm nhận thấy sự cần thiết phải có một thiết chế quốc
tế mang tính chất ổn định, lâu dài để điều tra, truy tố, xét xử những người phạm các
tội ác nghiêm trọng đối với loài người như: tội phạm chiến tranh, tội chống lại loài
người, tội diệt chủng, tội xâm lược nhằm đạt được mục đích bảo vệ những thế hệ
hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó, Tòa Hình sự quốc tế (ICC) đã ra đời.
B/ NỘI DUNG
I. Tổng quan về ICC:
ICC là tòa án quốc tế thường trực dựa trên cơ sở hiệp ước nhằm giải quyết trách
nhiệm hình sự của các cá nhân đối với các tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất liên quan
tới toàn thể cộng đồng quốc tế, cụ thể là tội diệt chủng, các tội ác chống nhân loại và các
tội chiến tranh , chiểu theo Điều 6, 7, 8 của Quy chế Rome.
Quy chế Rome về Tòa hình sự quốc tế, xét về bản chất pháp lý, nó là văn kiện
thành lập ICC. Ngày 17-7-1998, các đoàn đại biểu đại diện cho 120 nước đã bỏ
phiếu thông qua Quy chế Rome quy định về Tòa Hình sự quốc tế, ngoại trừ 7 nước
không tán thành là Trung Quốc, Irak, Israel, Yemen, Quatar, Libya và Mỹ. Sau khi
có sự phê chuẩn của 60 nước thành viên, quy chế Rome đã có hiệu lực vào ngày 1-7-
2002 và cho đến nay có 97 quốc gia thành viên đã phê chuẩn. Quy chế Rome chia
thành 13 phần và 128 điều khoản trong đó định nghĩa về các tội phạm hình sự, thẩm
quyền xét xử, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của Tòa, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan cũng như các nguyên tắc chung của luật hình sự quốc tế, thủ tục tố
tụng, việc thi hành bản án và hợp tác trong lĩnh vực hình sự…
Với mục tiêu nhằm truy tố và xét xử những cá nhân phạm các tội ác quốc tế
nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng quốc tế như tội diệt chủng, tội
1
chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội xâm lược. Tòa án ICC là kết quả của sự


đồng thuận trong cồng đồng quốc tế về việc nghiêm trị thích đáng những kẻ phạm
những tội ác nghiêm trọng nhất của loài người, đồng thời răn đe tội phạm trong
tương lai, qua đó góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh trên thế giới. ICC ra đời đánh
dấu 50 năm hoạt động tích cực của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc nhằm
duy trì trật tự công lý quốc tế.
Về thẩm quyền tài phán, ICC mở cuộc điều tra khi theo 1 trong 3 con đường:
có yêu cầu điều tra của HĐBA LHQ; có yêu cầu của quốc gia thành viên; theo quyết
định của Công tố viên trưởng. ICC không thay thế hay đứng trên mà chỉ đóng vai trò
hỗ trợ cho các tòa án quốc gia. Do vậy tòa này chỉ hành động khi một quốc gia thành
viên không muốn hoặc không thể tiến hành điều tra. Các quốc gia không phải là
thành viên, các cá nhân, tổ chức quốc tế không có quyền yêu cầu ICC giải quyết các
vụ việc nhưng có thể cung cấp thông tin, chứng cứ về tội phạm cho trưởng công tố
của ICC.
Về cơ cấu tổ chức, theo Điều 34 Quy chế Rome ICC gồm Ban Chánh án, Bộ
phận dự thẩm, bộ phận sơ thẩm, bộ phận phúc thẩm, văn phòng công tố, văn phòng
lục sự. Chánh án hiện tại của ICC là ông Sang-hyun Song, người Hàn Quốc, Công tố
viên trưởng là ông Luis Moreno-Ocampo người Argentina.
II. Thực tiễn hoạt động của ICC:
1. Thực tiễn hoạt động
Ngay sau khi Quy chế Roma có hiệu lực ngày 1-7-2002, để ICC có thể đi vào
hoạt động, việc bầu các Thẩm phán và Trưởng Công tố được gấp rút tiến hành. Cơ
cấu tổ chức, nhân sự và các điều kiện cần thiết cho hoạt động của ICC cũng dần
được hoàn chỉnh. Tòa án hiện có khoảng 800 nhân viên thường trực đến từ 79 quốc
gia và một đội ngũ nhân viên, tư vấn, thực tập sinh, chuyên gia không thường trực
giúp việc.
Kể từ khi đi vào hoạt động cho tới đầu năm 2009, ICC đã nhận được thông tin
về 10 vụ việc, trong đó có 3 vụ được tiến hành điều tra, 2 vụ bị loại trừ do không
thuộc diện thụ lí và 5 vụ việc đã được xem xét, phân tích. Trưởng Công tố tiến hành
điều tra 3 vụ việc ở Congo, Uganda và Darfur, đồng thời phân tích vụ việc ở Cộng
2

hòa Trung Phi. Gần đây, công tố viên trưởng cũng yêu cầu mở cuộc điều tra về
trường hợp của Bờ Biển Ngà.
Về Cộng hòa dân chủ Congo: Trưởng Công tố đã tiến hành điều tra vụ việc
xảy ra ở Congo liên quan đến vụ thảm sát và hành quyết hàng nghìn người vào năm
2002, cũng như các hành vi hãm hiếp, tra tấn trên phạm vi rộng và tuyển mộ trẻ em
làm quân lính.
Vụ điều tra đã lần lượt được tiến hành, văn phòng Công tố đã thực hiện hơn
20 chuyến đi khảo sát hiện trường, thu thập hơn 11.000 tài liệu, phỏng vấn hơn 60
người đồng thời thu thập các văn bản, video, ảnh và những chứng cứ khác. Ngày 17-
3-2006, Tòa Dự thẩm I đã ban hành lệnh bắt giữ ông Thomas Lubanga Dyilo là lãnh
tụ của Phong trào quân sự chính trị “Liên minh những nhà ái quốc Congo”, thủ lĩnh
tiền nhiệm của Hiệp hội những người yêu nước ở Ituri. Lubanga đã trở thành người
đầu tiên bị bắt giữ theo lệnh đã được ban bởi Tòa án hình sự quốc tế. Ông này bị cáo
buộc tội ác chiến tranh, tuyển mộ trẻ em dưới 15 tuổi để chiến đấu cho cánh vuc
trang của phe ông, và tội chống lại loài người với những hành vi man rợ vi phạm
nhân quyền hàng loạt, tàn sát dân tôc, giết người, tra tấn, hãm hiếp phụ nữ. Ngày 14-
3-2012 tòa án kết luận tội trạng của ông và ông này đã bị tuyên hình phạt nghiêm
khắc nhất là tù chung thân. Đây cũng là phán quyết đầu tiên của ICC kể từ khi được
thành lập cách đây 10 năm.
Về Uganda: ngày 29-7-2004, Trưởng Công tố đã xác định có cơ sở pháp lý
để mở điều tra vụ việc xảy ra ở Bắc Uganda sau khi nhận được thông báo từ Tổng
thống Uganda vào tháng 12 năm 2003. Phiến quân đội kháng chiến của Chúa (LRA)
giao tranh với quân chính phủ từ khi Tổng thống Yoweri Museveni lên cầm quyền
1986. LRA thành lập năm 1987, được dẫn dắt bởi Joseph Kony. LRA bị cáo buộc vi
phạm nhân quyền, gồm giết người, bắt cóc, bắt phụ nữ và trẻ em gái làm nô lệ tình
dục, ép buộc nam thiếu niên tham gia chiến sự. Tên cầm đầu Kony đã bị ICC cáo
buộc các tội ác chiến tranh và tội chống lại loài người.
Về Darfur thuộc Sudan: ngày 31-3-2005, HĐBA thông báo về vụ việc
Darfur ở Sudan với Trưởng Công tố, Trưởng Công tố đã nhận hồ sơ tài liệu. Sau khi
xem xét các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, Công tố viên ICC ông Luis Moreno-

3
Ocampo khẳng định: có đủ bằng chứng để bắt giam Tổng thống Sudan – ông Omar-
Bashir. Công tố viên buộc tội Tổng thống đã đích thân chỉ đạo cho các lực lượng của
ông tiêu thủ 3 nhóm sắc dân tộc thiểu số, 2.7 triệu người Sudan đã buộc phải rời bỏ
nơi ở và trong số này 100.000 đã chết. Tháng 7-2008 Trưởng công tố đã yêu cầu tòa
án ban hành lênh bắt giam ông Omar al-Barhir (65 tuổi). Ông Bashir bị tố cáo gây ra
vụ diệt chủng cùng các tội ác chiến tranh và chống nhân loại tại vùng Darfur phía
tây Sudan. Một năm sau khi việc bắt giam ông Bashir vẫn chưa có kết quả, ngày 6-
6-2009 ông Ocampo đã hối thúc Chính phủ Sudan bắt giữ Tổng thống nước này.
Về Cộng hòa Trung Phi: ngày 7-1-2005, Trưởng Công tố cho biết đã nhận
được thư của Chính phủ Cộng hòa Trung Phi, thông báo về các tội phạm thuộc
quyền tài phán của ICC diễn ra trên lãnh thổ Trung Phi từ ngày 1-7-2002. ICC chính
thức tiến hành điều tra tội phạm trên lãnh thổ quốc gia này. Văn phòng Công tố đã
tiến hành tích cực xem xét quyết định khởi tố điều tra vụ việc.
Và gần đây nhất, vụ việc đang được dư luận quan tâm, ngày 27-6-2011 ICC
đã ban hành lệnh bắt nhà lãnh đạo Libya Muammar Gadhafi vì những tội ác chống
nhân loại, cùng bị phát lệnh bắt với ông Gadhafi là người con trai Saif al-Islam và
người đứng đầu cơ quan tình báo Libya Abdullah al-Senussi. Ba người này bị phát
lệnh bắt vì các tội giết người và khủng bố trong cuộc nổi dậy ở Libya từ tháng 2-
2011 nhằm đàn áp cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị hơn 4 thập kỉ qua tại Libya của
Gadhafi. Đây là lần thứ hai một nàh lãnh đạo đang cầm quyền của một quốc gia bị
ICC đưa vào tầm ngắm sau lệnh bắt Tổng thống Sudan vào tháng 3-2009.
Cũng thời điểm này, tháng 11-2011, cựu Tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent
Gbagbo đã bị đưa sang Hà Lan để đối mặt với những cáo buộc về tội ác chống lại
loài người. ICC đã điều tra về các vụ giết người, hiếp dâm và nhiều cáo buộc khác
trong cuộc xung đột vũ trang kéo dài 4 tháng, do ông Gbagbo từ chối trao lại quyền
lực cho ông Alassane Ouattara sau cuộc bầu cử năm 2010.
Đến NATO cũng có thể bị ICC “sờ gáy”: ngày 2-11-2011 ông Luis Moreno-
Ocampo trưởng công tố viên của ICC đã nói với LHQ rằng, các binh lính NATO sẽ
bị điều tra về những cáo buộc vi phạm luật chiến tranh trong cuộc chiến lật đổ chính

4
quyền của Tổng thống Muammar Gadhafi. NATO sẽ bị điều tra cùng với các chiến
binh nổi dậy Libya và lực lượng của ông Gadhafi.
2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của ICC
2.1 Những mặt đã đạt được.
Có thể nói, sự ra đời của ICC là một thành công lớn của nhân loại tiến bộ. Qua hàng
loạt các vụ việc mà ICC đã tiến hành điều tra, truy tố trên ta có thể thấy trong quá
trình hoạt động của mình ICC luôn nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. Tính đến
giữa năm 2011, tòa án này từng đưa ra các lệnh bắt với 13 cá nhân, nổi tiếng nhất
trong số đó là trường hợp của Tổng thống Sudan Omar al-Bashir. Có 7 người bị
buộc tội đang trốn tránh, 4 người đang bị giam tại trại giam của ICC ở The Hague
(Hà Lan). ICC thực sự đã làm rất tốt nhiệm vụ trong khả năng mình có được. Ta
thấy rằng, không một ai, kể cả các nguyên thủ quốc gia, có thể thể thoát khỏi công
lý. Không còn nữa việc các nhà lãnh đạo quốc gia bất kể pháp luật và ỷ vào quyền
bất khả xâm phạm hay miễn trừ của minh để mong trốn thoát sự theo đuổi tư pháp
hình sự. Các nạn nhân lấp dưới bóng quốc gia không còn được an toàn để tiếp tục
sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật trên thế giới này. Kể ra 10 năm vẫn là một hoạt
động ngắn ngủi để đánh giá đúng mức hiệu quả của ICC, nhưng chỉ nguyên sự kiện
là 114 quốc gia đã công nhận tư cách pháp lý của ICC (tính đến 3-2011) cũng là một
dấu hiệu quyền lực của cơ quan này. Tuy Mỹ, Irak và một số quốc gia khác không
thừa nhận ICC song điều đó không thể ảnh hưởng nhiều đến thẩm quyền của ICC và
điều này có thể sẽ thay đổi theo thời gian, một lúc nào đó Mỹ và các quốc gia này sẽ
phải tuân theo sự tất yếu của ICC.
Không chỉ thành công trong việc đưa các tội phạm quốc tế ra ánh sáng mà
ICC vẫn đang tiếp tục hoàn thiện bản thân mình để có thể trở thành một tổ chức hoạt
động hiệu quả cao. ICC đang được vận hành thực sự, không đơn thuần là vận hành về
mặt tổ chức nhân sự mà đó còn là vận hành theo đúng tính chất của một cơ quan tài phán
quốc tế, với những hoạt động mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ: điều tra, tham gia, tổ
chức các phiên tòa tranh tụng, ban hành quyết định…Đồng thời, trong quá trình hoạt động
của mình, ICC đã có sự phối hợp khá nhịp nhàng, linh hoạt với các cơ quan trong tổ chức

5
khác. Bên cạnh đó, hoạt động của ICC luôn đảm bảo tính công khai, khách quan, tuân thủ
những nguyên tắc của luật quốc tế.
2.2 Những điểm hạn chế
Là một tòa án quốc tế mới thành lập và đi vào hoạt động, ICC không thể ngay lập
tức đạt được nhiều kết quả mà không có những hạn chế nhất định.
Thực tế kết quả hoạt động của ICC trong những năm qua cho thấy số lượng vụ việc
được đưa ra xét xử là quá ít (mới điều tra, truy tố được 9 vụ) so với một cơ quan tài phán
có qui mô và phạm vi hoạt động rộng lớn như ICC.
Thứ hai, cũng có nhiều quan điểm cho rằng, trong Quy chế Rome có những quy
phạm chưa đúng và chưa đủ về quy trình. Cụ thể là hiện tại, Quy chế Rome vẫn chưa
có quy định định nghĩa về tội xâm lược, tội ác nghiêm trọng nhất.
Thứ ba, ICC không có lực lượng cảnh sát hỗ trợ của riêng mình, do vậy chỉ
còn biết trông chờ vào sự hợp tác của các chính phủ hữu quan hoặc lực lượng giữ
gìn hòa bình của LHQ. Tại Sudan, đại diện của ICC không thể tiếp cận được với
đám tội phạm chiến tranh ở Darfur vì sự bất hợp tác của các bên tham chiến, cho dù
có sự hiện diện thường trực của lực lượng giữ gìn hòa bình LHQ tại "điểm nóng"
này.
Thứ tư, ICC đang phải chống chọi với nhiều lời chỉ trích, cho rằng, Tòa án này là
mối đe dọa đến chủ quyền của các quốc gia và đến nguyên tắc không can thiệp vào quyền
tài phán trong nước của các quốc gia như đã được khẳng định trong Hiến chương Liên hợp
quốc. Vì theo nguyên tắc của ICC thì ICC sẽ đứng ra xét xử nếu “Tòa án quốc gia bất
lực” hoặc “không xét xử” vụ vi phạm ở nước mình. Có nghĩa là , vào bất cứ lúc nào ICC
cũng có thể nhảy vào cuộc để xét xử một vụ việc xảy ra ở một quốc gia nào đó. Có thể
thấy rằng đây là một rủi ro lớn đối với các quốc gia thành viên liên quan đến việc bảo vệ
chủ quyền của họ.
Hơn nữa, các cường quốc như Hoa Kì, Nga, Trung Quốc từ chối tham gia tạo
tâm lý ngần ngại cho nhiều nước khác muốn gia nhập Quy chế Rome. Riêng Hoa Kì
còn vận động các quốc gia kí kết Hiệp định song phương về miễn trừ với mình, nếu
không sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về nhiều mặt như cắt đứt quan hệ

ngoại giao, không cấp viện trợ, cấm vận kinh tế….
6
II. Việt Nam gia nhập ICC
1. Thuận lợi
Thứ nhất, việc gia nhập Quy chế Rome phù hợp với quan điểm đối ngoại của Nhà
nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việc gia nhập đồng nhĩa với Việt Nam hợp tác
quốc trong lĩnh vực tư pháp, phù hợp với “chính sách đối ngoại mở rộng đa phương hóa,
đa dạng hóa các quan hệ quốc tế”, “tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu
vực” mà Việt Nam đã đề ra.
Thứ hai, Việt Nam đã có tư cách thành viên của một số điều ước quốc tế có
liên quan (Công ước Giơ-ne-vơ năm 1949 và Nghị định thư bổ sung I, thành tố cơ
bản của Luật Nhân đạo Quốc tế; Công ước về Ngăn ngừa và Trừng trị tội diệt chủng
năm 1948,…) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ
thành viên của quy chế Rome.
Thứ ba, về cơ bản, nhiều nội dung trong Quy chế Rome cũng phù hợp với pháp luật
hình sự Việt Nam như: các nguyên tắc chung của luật hình sự, trách nhiệm hình sự cá
nhân, không áp dụng thời hiệu đối với các tội thuộc quyền tài phán của ICC…; và pháp
luật tố tụng hình sự như: các nguyên tắc xét xử công bằng, khách quan, không để lọt tội
phạm, không kết án oan người vô tội, bảo vệ chứng cứ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
những người tham gia tố tụng như bị cáo, nạn nhân và nhân chứng…
Thứ tư, đến nay Quy chế Rome đã có 114 quốc gia thành viên, trong đó có quốc gia
láng giềng của Việt Nam là Campuchia, do vậy Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ
các quốc gia đó trong việc xử lí các vấn đề pháp lý liên quan đến việc gia nhập và thực
hiện Quy chế.
Ngoài ra, Việt Nam còn có sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía cộng đồng quốc tế trong
việc gia nhập Quy chế Rome. EU và nhiều quốc gia cũng như như các tổ chức quốc
tế khác luôn tỏ ý sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ Việt nam trong việc nghiên cứu Quy chế
Rome và soạn thảo luật thực hiện cơ chế.
2. Khó khăn
Thứ nhất, pháp luật hình sự Việt Nam còn nhiều điểm chưa tương thích với các quy

định của Quy chế Rome. Một số quy định của Quy chế Rome chưa được quy định hoặc
7
quy định không đầy đủ trong pháp luật Việt Nam. Vì vậy, để gia nhập được vào ICC, Việt
Nam phải sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp quy hiện hành, như Bộ luật hình sự, Bộ
luật tố tụng hình sự…, đồng thời ban hành những văn bản quy phạm pháp luật cần thiết
khác.
Thứ hai, Việt Nam thiếu hụt kiến thức và kinh nghiệm giải quyết vụ án hình sự liên
quan đến tội phạm được quy định trong quy chế Rome. Tuy rằng, Bộ luật hình sự Việt
Nam có quy định về các tội xâm phạm an ninh thế giới: tội phá hoại hòa bình, tội chống
loài người và tội phạm chíến tranh (chương XXIV BLHS 1999) nhưng từ khi có các quy
định về các tội phạm này cho đến nay thì Tòa án các cấp của Việt Nam chưa từng bao giờ
xét xử vụ án nào về các tội này. Do vậy, những kinh nghiệm về trình tự, thủ tục tiến hành
tố tụng đối với vụ án hình sự về các tội này còn thiếu hụt trong đội ngũ những người tiến
hành tố tụng của các cơ quan tư pháp.
Thứ ba, hiện tại Việt Nam thiếu các cán bộ có trình độ ngoại ngữ chuyên ngành luật
hình sự quốc tế dẫn đến cản trở lớn trong việc dịch các văn bản của ICC cũng như việc tiếp
nhận và thực hiện các yêu cầu từ phía ICC. Theo thống kê của Bộ Tư pháp vào giữa năm
2009 thì ở Việt Nam số lượng luật sư có đủ kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn pháp luật trong
lĩnh vực thương mại quốc tế, đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế chỉ chiếm tỷ lệ 1,2%
trong tổng số luật sư, trong đó chỉ khoảng 20 luật sư có trình độ ngang tầm với luật sư khu
vực.
Thứ tư, cơ quan tư pháp của Việt Nam chưa đáp ứng tốt các yêu cầu được nêu trong
Quy chế Rome. Chưa hoàn thành đầy đủ trách nhiệm đúng với các chức năng của cơ quan
này: trong công tác xét xử, tình trạng tồn đọng án, xét xử oan sai, để vụ án kéo dài… Giữa
các cơ quan trong lĩnh vực hợp tác và tương trợ tư pháp như Tòa án, Viện kiểm sát, Bộ
Công an, Bộ Tư pháp, cơ chế phối hợp hoạt động vẫn còn yếu kém và không chặt chẽ,
hiệu quả hoạt động chưa cao.
Thứ năm, về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện nghĩa vụ và hỗ trợ cho các
hoạt động của ICC, vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa được đầu tư gây ảnh hưởng lớn tới
chất lượng các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, hợp tác, tương trợ tư pháp với ICC…

nguồn tài chính hạn chế gây khó khăn cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ các
công tác trong nghĩa vụ quốc gia thành viên ICC.
8
3. Đánh giá
Với tư cách là nạn nhân của hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, Việt Nam luôn mong muốn nó có sự trừng phạt thích đáng đối với những tội ác
dã man đã gây ra cho nhân dân Việt Nam. Toà án hình sự quốc tế được thành lập sẽ góp
phần quan trọng trong việc thực thi công lý, ngăn ngừa về trừng trị các tội ác quốc tế
nghiêm trọng, đem lại sự ổn định về an ninh, chính trị trong khu vực và trên thế giới. Việc
gia nhập Quy chế sẽ thể hiện cam kết của Việt Nam ngăn ngừa và trừng trị tội phạm
quốc tế, giúp Việt Nam tự bảo vệ mình và nhân dân mình chống lại các tội phạm
quốc tế và đảm bảo công lý cho nạn nhân; cơ chế đa phương như ICC bảo vệ đa số
các quốc gia không phải là cường quốc trước ảnh hưởng song phương trong quá
trình thực hiện quyền tài phán; tham gia ICC sẽ góp phần xây dựng hình ảnh một
Việt Nam chủ động, tích cực trong bảo vệ hoà bình thế giới. Bên cạnh đó, tham gia
ICC sẽ tránh được cho Việt Nam trở thành nơi ẩn náu an toàn cho những kẻ khủng
bố và tội phạm quốc tế.
Song sẽ có nhiều vấn đề Việt Nam phải giải quyết khi gia nhập Quy chế
Rome. Có khá nhiều điểm khác biệt giữa pháp luật hình sự, tố tụng hình sự Việt
Nam với Quy chế Rome như vấn đề tội danh, loại và khung hình phạt, dẫn độ công
dân, thi hành án, thẩm quyền điều tra của công tố viên, bắt khẩn cấp người phạm
tội…Pháp luật Việt Nam sẽ phải có những điều chỉnh cho phù hợp với những quy
định trong Quy chế. Về năng lực hoạt động của các cơ quan tư pháp Việt Nam còn
chưa đáp ứng được yêu cầu nêu trong Quy chế, vì vậy chúng ta phải tiến hành cải
cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng để bảo vệ được các quyền công dân.
Về tương trợ tư pháp, pháp luật Việt Nam phải xây dựng các quy định về việc hợp
tác với các tòa án quốc tế. Bên cạnh đó, ICC ở Việt Nam chưa được quan tâm thích
đáng, vì vậy cần phải có những chính sách tiếp cận tìm hiểu về cơ quan này.
Cùng với sự gia nhập ICC là nhữn nghĩa vụ thành viên mà Việt Nam phải thực
hiện. Một là ngĩa vụ tuân thủ: Việt Nam có trách nhiệm đưa người phải chịu trách

nhiệm về các tội phạm quy định trong Quy chế ra trước công lý. Hai là nghĩa vụ hợp
tác đầy đủ, là hợp tác đầy đủ với Tòa án trong việc điều tra, truy tố tội phạm thuộc
quyền tài phán của ICC.
9
C/ KẾT LUẬN
Hiện nay, chúng ta vẫn đang giữ thái độ thận trong trong quyết định gia nhập
Quy chế. Và không thể nhắc đến Hoa Kỳ với Hiệp định song phương về miễn trừ
(BIA) với mình. Nội dung BIA là các quốc gia ký kết phải cam kết không truy tố và
xét xử những binh sỹ và công dân Hoa Kỳ về các tội phạm trong Quy chế Rome.
Điểm bất cập là những quốc gia nếu được Hoa Kỳ đề xuất mà không tham gia ký kết
BIA thì có thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về nhiều mặt như chấm dứt
quan hệ ngoại giao, không cung cấp viện trợ, cấm vận kinh tế…Hơn nữa Hoa Kỳ lại
là một thị trường lớn của Việt Nam. Vì vậy Việt Nam phải có những ứng xử khéo
léo trong tình huống này.
10

×