MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
1. Bảo hộ công dân là gì?
1
2. Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo
hộ công dân.
1
2.1. Quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ công dân
1
2.2 – Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân
3
3.Thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong thời
kỳ hội nhập.
5
4. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ công dân.
7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BHCD Bảo hộ công dân
LĐ-TBXH Lao động – Thương binh xã hội
CQĐD Cơ quan đại diện
ĐƯQT Điều ước tế
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các yếu tố cấu thành quốc gia, dân cư là yếu tố có vai trò quan
trọng. Không thể hình thành nên một quốc gia nếu như không có dân cư cư
trú thường xuyên trên lãnh thổ quốc gia. Quốc gia sẽ đảm bảo cho công
dân được hưởng những quyền và ngược lại công dân cũng phải thực hiện
những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định. Một trong những vấn đề đã
và đang rất được quan tâm hiện nay là bảo hộ công dân. Đây là một vấn đề
có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với mỗi quốc gia mà còn có vai trò quan
trọng trên phạm vi toàn thế giới. Vậy vấn đề này được pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Thực tiễn của hoạt động bảo hộ
công dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ra sao?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Bảo hộ công dân là gì?
Trong Luật Quốc tế hiện đại, bảo hộ công dân, theo nghĩa hẹp, được
hiểu là việc quốc gia, thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiến
hành các hoạt động nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích này bị xâm hại hoặc
có nguy cơ bị xâm hại ở nước ngoài đó.
Theo nghĩa rộng, bảo hộ công dân không những là việc quốc gia can
thiệp để bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài
3
khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại mà còn
bao gồm cả các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà quốc gia dành cho công
dân của nước mình khi ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có
hành vi xâm hại nào tới công dân của nước này.
2. Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo hộ
công dân.
2.1. Quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ công dân
2.1.1. Cơ sở của bảo hộ công dân
Cơ sở pháp lý: Hoạt động bảo hộ công dân được tiến hành dựa trên cơ
sở các quy định của pháp luật quốc tế. Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các
quy định về bảo hộ công dân được quy định khá rõ trong công ước Viên
năm 1961 về quan hệ ngoại giao và công ước viên năm 1963 về quan hệ
lãnh sự. Điều 3, công ước viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao quy định:
một trong những chức năng chính của cơ quan đại diện ngoại giao là “bảo
vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của những người mang quốc
tịch nước đó tại nước nhận đại diện, trong phạm vi được Luật Quốc Tế
thừa nhận”. Điều 5, công ước Viên năm 1963 cũng quy định chức năng
tương tự của cơ quan lãnh sự.
Cơ sở thực tiễn: Quốc gia chỉ thực hiện sự bảo hộ đối với công dân của
quốc gia hay nói cách khác người được bảo hộ phải mang quốc tịch của
4
quốc gia tiến hành bảo hộ. Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế có
những trường hợp công dân của quốc gia nhưng không có được sự bảo hộ
cần thiết của quốc gia mà họ mang quốc tịch như đối với người hai hay
nhiều quốc tịch, hoặc ngược lại cũng có trường hợp cá nhân không mang
quốc tịch của quốc gia nhưng vẫn được quốc gia bảo hộ như đối với những
cá nhân được hưởng tư cách “công dân Liên minh Châu Âu”. Có hành vi
vi phạm pháp luât quốc tế của quốc gia sở tại gây thiệt hại cho công dân
của quốc gia thực hiện bảo hộ. Tính bất hợp pháp của hành vi gây thiệt hại
sẽ được xác định trên cơ sở các ĐƯQT song phương hoặc đa phương được
ký kết giữa các bên hoặc tập quán quốc tế, chủ yếu là các ĐƯQT, tập quán
quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.
2.1.2. Thẩm quyền bảo hộ công dân theo pháp luật quốc tế
Về nguyên tắc, thẩm quyền bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài
thuộc về cơ quan đại diện ngoại giao - lãnh sự của nước cử đại diện tại
nước nhận đại diện.
Thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao - lãnh sự của nước cử đại
diện tại nước nhận đại diện được quy định trong Công ước Viên 1961 về
quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự.
Điểm b Điều 3 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao quy định:
“1. Những chức năng chính của một cơ quan đại diện ngoại giao là:
5
b) Bảo vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của những người
thuộc quốc tịch nước đó tại nước nhậm đại diện, trong phạm vi được luật
pháp quốc tế thừa nhận.”
Vậy, việc bảo vệ quyền lợi của nước cử đại diện và của những người
thuộc quốc tịch nước đó tại nước nhậm đại diện thuộc chức năng chính của
cơ quan đại diện ngoại giao.
Không chỉ thế, điểm a Điều 5 Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự
cũng có quy định:
“Các chức năng lãnh sự gồm có:
a) Bảo vệ tại nước tiếp nhận lãnh sự các quyền của nước lãnh sự và
của người dân nước đó, cá nhân cũng như pháp nhân trong phạm vi luật
quốc tế cho phép;”
Như vậy, việc bảo hộ ngoại giao không chỉ thuộc thẩm quyền của cơ
quan ngoại giao mà còn là chức năng của cơ quan lãnh sự của nước cử đại
diện tại nước nhận đại diện.
2.1.3. Biện pháp bảo hộ công dân
Theo Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, một số chức năng của
cơ quan lãnh sự đó là áp dụng các biện pháp về bảo hộ công dân. Theo đó,
Điều 5 Công ước Viên 1963 quy định:
6
“d) Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi đường cho người dân nước cử lãnh sự,
cũng như cấp thị thực và các tài liệu thích ứng cho những người muốn đến
nước cử lãnh sự;
e) Cứu trợ và giúp đỡ những công dân, cá nhân cũng như pháp nhân
của nước cử lãnh sự;
f) Hoạt động như một công chứng viên, một hộ tịch viên và làm những
chức năng tương tự, cũng như thi hành một số chức năng có tính chất hành
chính, miễn là không trái với luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự;
g) Bảo vệ lợi ích của người dân, cá nhân cũng như pháp nhân của
nước cử lãnh sự trong trường hợp có thừa kế di sản trên lãnh thổ nước tiếp
nhận lãnh sự, theo đúng luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự;
h) Trong phạm vi luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự cho phép, bảo vệ
lợi ích của những vị thành niên và những người không đủ năng lực mà là
người dân của nước cử lãnh sự; nhất là trong trường hợp lập sự giám hộ
hoặc uỷ thác tài sản đối với họ;
i) Với điều kiện phải tôn trọng tập quán và thủ tục hiện hành ở nước
tiếp nhận lãnh sự làm đại diện hoặc bố trí việc đại diện thích ứng cho
người dân của nước cử lãnh sự trước Toà án và cơ quan khác của nước
tiếp nhận lãnh sự, nhằm mục đích làm cho những biện pháp tạm thời để
bảo vệ quyền lợi của người dân được áp dụng theo đúng luật lệ của nước
tiếp nhận lãnh sự, trong trường hợp vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào
7
khác những người dân đó không thể kịp thời đảm nhiệm việc bảo vệ quyền
lợi của họ;”
Như vậy, cơ quan lãnh sự ở nước ngoài ngoài nhiệm vụ thực hiện các
biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình tại nước
sở tại trong nhiều trường hợp như: cứu trợ, thừa kế di sản, bảo vệ quyền lợi
của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, đại diện
cho người dân nước mình trước Tòa án và cơ quan khác nhằm mục đích
bảo vệ quyền lợi của người dân. Cơ quan lãnh sự còn có nhiệm vụ thực
hiện các hoạt động công chứng, cấp hộ chiếu, hộ tịch, các hoạt động có
tính chất hành chính khác để phục vụ cho người dân nước mình tại nước sở
tại. Tuy nhiên, Luật quốc tế cũng có những giới hạn cụ thể cho việc áp
dụng các biện pháp bảo hộ công dân. Cụ thể là: các biện pháp bảo hộ được
giới hạn ngay trong các ĐƯQT mà các quốc gia ký kết hoặc tham gia,
trong trường hợp không có ĐƯQT, quốc gia có thể giới hạn các biện pháp
bảo hộ công dân bằng tập quán quốc tế.
2.2 – Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân
2.2.1. Cơ sở của bảo hộ công dân
Bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm
của Nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam từ
ngày lập nước đến nay và hoàn toàn phù hợp với pháp luật cũng như tập
8
quán quốc tế. Pháp luật Việt Nam quy định khá nhiều điều khoản về bảo hộ
công dân Việt Nam. Điều 75 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước
bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nhà nước tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan
hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất
nước”. Quy định này tiếp tục được cụ thể hóa tại Điều 6 Luật quốc tịch
Việt Nam năm 2008.
Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao
cũng đã đề cập nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam của Bộ
như sau: “Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan bảo vệ quyền và
lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và
công dân Việt Nam ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và luật pháp
quốc tế” (Điều 2, khoản 7 Nghị định 15). Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 thành lập Quỹ Bảo hộ công
dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, do Bộ Ngoại giao quản lý, có
nhiệm vụ cấp kinh phí hàng năm cho các Cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài thực hiện công tác bảo hộ công dân Trước đó, ngày
26/3/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác
đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đã nêu một trong những nhiệm vụ
mà hệ thống chính trị thực hiện là công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở
nước ngoài. Nghị quyết và các văn bản pháp quy nêu trên cho thấy Đảng,
9
Chính phủ ta tiếp tục khẳng định bảo hộ công dân Việt Nam là một nhiệm
vụ chính trị quan trọng.
Nhà nước ta đã ký kết hoặc tham gia nhiều ĐƯQT, đáng chú ý là Công
ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh
sự cũng như gần 20 hiệp định lãnh sự, hiệp định kiều dân mà ta đã ký với
các nước.
Chính phủ đã mở khoảng 100 CQĐD (các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự
quán và Cơ quan Lãnh sự danh dự) ở khắp các châu lục. Với bộ máy này,
công tác bảo hộ, giúp đỡ công dân ở nước ngoài đã và chắc chắn sẽ đạt
được nhiều kết quả tích cực. Tại các Đại sứ quán ở địa bàn có đông lao
động VN như: Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Qatar, UAE, CH Séc…,
đều đã thành lập Ban Quản lý lao động.
Bộ Ngoại giao quán triệt công tác BHCD Việt Nam ở nước ngoài là
một trong những trọng tâm công tác của Bộ và của CQĐD Việt Nam ở
nước ngoài. Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội rà soát ký kết Hiệp định lao động với các nước: Lào năm 1995,
Oman năm 2007, Qatar năm 2008, LB Nga năm 2008, Kazakstan năm
2008, UAE năm 2009, Canada năm 2010… Đây là những hành lang pháp
lý quan trọng, là cơ sở để bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của người lao
động VN ở nước ngoài.
Về hợp tác quốc tế, để bảo vệ người lao động VN ở nước ngoài, Bộ
Ngoại giao đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VN trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tháng 11/2007,
10
tham gia tích cực các hoạt động tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng như
tham gia các diễn đàn trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này.
Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự và di cư quốc tế do Cục
Lãnh sự Bộ Ngoại giao quản lý (địa chỉ lanhsuvietnam.gov.vn và
dicu.gov.vn) cũng đã đi vào hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu cập nhật
và chia sẻ thông tin, giúp mọi công dân tiếp cận và có kiến thức cần thiết
khiđi nước ngoài đồng thời góp phần đưa công tác BHCD ngày càng
chuyên nghiệp hơn.
2.2.2. Thẩm quyền bảo hộ công dân
Cơ quan trong nước: Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối thực hiện
nhiệm vụ bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, được ghi nhận trong
Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.
Cơ quan ở nước ngoài: ở nước ngoài, việc bảo hộ công dân Việt Nam
được thực hiện bởi các cơ quan đại diện của Việt nam cử tại quốc gia nhận
đại diện như Đại sứ quán, Lãnh sự quán, văn phòng đại diện và đây cũng là
chức năng chính của các cơ quan này.
2.2.3. Biện pháp bảo hộ công dân
Các biện pháp bảo hộ công dân mà Việt Nam thực hiện được thể hiện
trong chức năng nhiệm vụ của Bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện của
Việt Nam ở nước ngoài. Các hoạt động giúp đỡ và quản lý công dân từ đơn
giản đến phức tạp. Được tiến hành khi công dân chưa xuất cảnh khỏi biên
giới Việt Nam như việc cấp hay trang bị những thông tin về quốc gia mà
họ sắp tới. Hay như bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam
11
trước các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại trong hoạt động kinh
doanh hoặc trong các lĩnh vực khác, Hầu hết các biện pháp bảo hộ công
dân Việt nam tại nước ngoài đều đã được quy định tại các văn bản pháp
luật như Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại
giao, Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc
thành lập Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân ở nước ngoài quy định về
hoạt động của quỹ bảo hộ công dân: “Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho
công dân trong trường hợp bị bắt, bị tạm giam, bị tạm giữ do vi phạm
pháp luật nước ngoài; Trợ giúp những công dân, pháp nhân trong khu vực
xảy ra chiến tranh, xung đột, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, khủng bố, bắt
cóc, ; Trợ giúp những công dân đặc biệt khó khăn, bị tai nạn, gặp rủi ro
nghiêm trọng, khi tự họ không thể khắc phục được; Trợ giúp những công
dân trong những trường hợp ốm đau đột xuất, bị tai nạn giao thông, mà
đương sự chứng minh là hoàn toàn không có khả năng tài chính để chi trả
và không có thân nhân, tổ chức đứng ra bảo lãnh; Tạm ứng thanh toán
tiến viện phí, thuốc men, vé tàu xe về nước, tiền ăn, ở cho công dân trong
thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh về nước ”, cũng như các văn bản quy
định nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Đại sứ quán, Lãnh sự quán,
các văn phòng đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.
Các biện pháp bảo hộ công dân chủ yếu được thực hiện theo phương
thức ngoại giao như thông qua đàm phán trực tiếp, trung gian, hòa giải,…
12
để bảo hộ công dân của mình. Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp mạnh
như rút đại sứ hoặc toàn bộ viên chức ngoại giao của mình khỏi quốc gia vi
phạm hoặc đưa vụ việc ra các cơ quan tài phán quốc tế. Vấn đề sử dụng
biện pháp bảo hộ ở mức độ nào hoặc áp dụng biện pháp gì phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố như quyền nào đã bị vi phạm, mức độ vi phạm, tầm quan
trọng của quyền bị vi phạm đối với cá nhân và lợi ích của quốc gia mình.
Đồng thời việc bảo hộ công dân cũng được thực hiện tùy thuộc vào quan
hệ giữa hai quốc gia, bối cảnh quốc tế và các ĐƯQT mà Việt Nam đã ký
kết hoặc tham gia.
3.Thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập.
Những năm qua, công tác bảo hộ luôn được thực hiện theo phương
châm “Bảo hộ chủ động, kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả”. Theo thống kê
mới đây của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, lao động Việt Nam ở
nước ngoài có khoảng 500.000 người, tập trung chủ yếu ở một số thị
trường như: Malaysia có khoảng 77.000 người, Hàn Quốc có 70.000 người,
Đài Loan có 95.388 người, Nhật Bản có 18.000 người, Ả-rập Xê-út có
10.000 người, Ma Cao 8.388 người, Brunei 1000 người, Séc 6000 người,
Algeria 1000 người, Israel 1000 người, Síp 13.000 người, Nga có khoảng
14.500 người Người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài một
mặt giải quyết được vấn đề việc làm, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống
cho cá nhân và gia đình, đóng góp cho đất nước, mặt khác cũng xảy ra
13
những vấn đề về tệ nạn, tranh chấp lao động, mâu thuẫn chủ - thợ. Với tình
hình như nêu ở trên, các vụ việc liên quan đến công dân ta ngày càng xảy
ra thường xuyên, liên tục, đòi hỏi công tác BHCD phải tăng cường mạnh
mẽ, giải quyết thường xuyên, kịp thời, từ việc nhỏ đến lớn, trên khắp các
nơi trên thế giới. Điển hình là việc đưa lao động ta ở Li-bi về nước. Đứng
trước tình hình nội bộ Li-bi diễn ra phức tạp, bạo động lan ra trên toàn Li-
bi, đặc biệt tình trạng bạo động gây mất an toàn tính mạng của hơn 10
nghìn lao động ta, tháng 2/2011, Chính phủ ta đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ
đạo liên ngành triển khai chiến dịch sơ tán lao động ta, do Phó Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm làm Trưởng ban, Bộ trưởng
Bộ LĐ-TBXH làm Phó Trưởng ban, thành viên gồm lãnh đạo các Bộ:
Ngoại giao, Công an, Tài chính, Giao thông - Vận tải, Tổng công ty Hàng
không Việt Nam, Hiệp hội xuất khẩu lao động. Ban chỉ đạo liên ngành đã
thành lập năm tổ công tác liên ngành, cử tới Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Hy Lạp,
Man-ta và Tuynidi; Trung tâm chỉ đạo chiến dịch và các tổ công tác do
đồng chí Đoàn Xuân Hưng, Thứ trưởng Ngoại giao làm Trưởng đoàn tại
Tuynidi. Đoàn công tác còn phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM),
giúp đỡ về mặt vận chuyển; phối hợp với Cơ quan Cao ủy Liên Hợp quốc
về người tị nạn (UNHCR), Hội chữ thập đỏ quốc tế để chuẩn bị về cơ sở
tạm trú cho lao động. Các tổ công tác đã triển khai, cùng Cơ quan đại diện
ta tại chỗ, làm việc khẩn trương với chính quyền sở tại thiết lập đường vận
14
chuyển lao động, từ hàng không, đường biển, đường bộ và chuẩn bị hậu
cần đón người lao động tại các địa điểm trung chuyển. Trong thời gian hết
sức khẩn trương (8 ngày, từ 28/2 đến 6/3) các tổ công tác đã hoàn thành
việc đưa 10.193 người lao động Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Li-bi trật tự, an
toàn với các phương thức vận chuyển khác nhau, kết thúc chiến dịch thành
công.
Sáu tháng đầu năm 2012 có hai đợt áp thấp nhiệt đới và hai cơn bão
xuất hiện ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao đã chủ động triển khai, khẩn trương
phối hợp với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo phòng
chống lụt bão Trung ương nắm tình hình, kịp thời gửi công hàm cho các
Đại sứ quán nước ngoài liên quan tại Hà Nội, chỉ đạo CQĐD Việt Nam ở
các nước có biển liền kề đề nghị họ cho phép tàu thuyền, ngư dân ta vào
vùng biển nước họ tránh trú bão và tiến hành cứu hộ đối với các tàu
thuyền, ngư dân bị nạn. Thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã phối hợp giúp
776 tàu và 14.196 ngư dân trú, tránh bão an toàn.
Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ, ngành chức năng, Bộ Ngoại giao và
CQĐD Việt Nam ở nước ngoài tiến hành nhiều hoạt động khác bảo hộ
công dân, như: Cấp hộ chiếu, giấy tờ cho hơn 120.000 công dân tạo điều
kiện cho việc đi lại, cư trú ở nước ngoài; phối hợp với cơ quan chức năng
các nước giải cứu phụ nữ, trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài; giúp đỡ người
lao động khi bị đối xử không công bằng, bị tai nạn, rủi ro Ngoài ra, các
công tác hợp tác quốc tế, hình thành khung pháp lý để bảo hộ công dân,
15
như đàm phán, ký kết ĐƯQT với các nước để giải quyết các vấn đề liên
quan đến công dân ta; củng cố bộ máy CQĐD Việt Nam ở nước ngoài và
trong Bộ Ngoại giao để tăng cường mạnh công tác bảo hộ công dân; công
khai thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử để mọi công dân có thể
tiếp cận và có kiến thức cần thiết khi đi nước ngoài cũng góp phần đưa
công tác bảo hộ công dân ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác bảo hộ công dân của
Việt Nam vẫn còn những thiếu sót, chính điều đó đã dẫn đến việc người
Việt Nam ở một số nước còn khó khăn trong việc ổn định cuộc sống, chưa
được hưởng quy chế rõ ràng, thậm chí ở một số nơi còn bị kỳ thị. Nhóm
chúng em xin đưa ra một số lý do sau:
Thứ nhất là do người Việt Nam ở nước ngoài gia tăng nhanh và đa
dạng về thành phần. Chính sự gia tăng nhanh về số lượng và thành phần
gia tăng và đa dạng về thành phần đã đặt ra những vấn đề khó khăn, phức
tạp cho công tác bảo hộ công dân.
Thứ hai, đối với người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng cá nhân hoặc những người tự ý bỏ hợp đồng, ở lại nước ngoài làm
việc trái phép, những người bị lừa đảo xuất khẩu lao động sống lang thang
ở nước ngoài, phụ nữ bị lừa bán ra nước ngoài làm gái mại dâm, do họ
không đăng ký công dân với Cơ quan đại diện, không ai quản lý, nên khi
có tai nạn, rủi ro… xảy ra với những đối tượng này, chưa thể khẳng định
16
ngay họ có phải là công dân Việt Nam hay không để tiến hành bảo hộ, giúp
đỡ.
Thứ ba, Ở một số nước, do thay đổi thể chế chính trị, thay đổi luật
pháp, địa vị pháp lý về cư trú của công dân Việt Nam thường bấp bênh,
không rõ ràng, không hợp pháp điều đó cũng gây những khó khăn không
nhỏ cho công tác bảo hộ công dân của Việt Nam.
4. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ công dân.
Một là: Nhà nước nước cần đẩy mạnh việc đàm phán, kí kết các hiệp
định và thỏa thuận song phương, đa phương và tác động ở cấp cao trong
quan hệ với các nước có đông người Việt nhằm hỗ trợ bà con có vị trí pháp
lí ổn định để bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú. Bên cạnh đó Nhà
nước cần có những thủ tục nhanh chóng giúp đỡ công dân ở nước ngoài.
Hai là: Cần tăng cường và chính quy hóa các hoạt động bảo hộ công
dân. Trong thời gian qua, có nhiều người Việt đã bị xâm hại quyền lợi,
nhân phẩm và thậm chí cả tính mạng. Nên Nhà nước tiếp tục tăng cường
hơn nữa và chính quy hóa các hoạt động bảo hộ công dân, pháp nhân ở
nước ngoài để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của kiều bào, giúp họ
hội nhập tốt vào xã hội sở tại, có cuộc sống ổn định lâu dài. Đồng thời, lấy
lại công bằng cho những công dân bị xâm hại.
17
Ba là: Thành lập các hội đoàn làm cầu nối liên hệ với cơ quan đại
diện Việt Nam để giải quyết vướng mắc để khi mỗi cá nhân gặp những bất
trắc, rủi ro, có thể lập tức thông qua các tổ chức này, nhờ sự hỗ trợ, giúp
đỡ, can thiệp từ các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam. Các cơ quan
này cần kham khảo, đề xuất với Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy
phù hợp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân ở nước ngoài và thân
nhân của họ.
Thứ tư: Cần thúc đẩy việc hợp tác giữa các cơ quan chức năng của
Việt Nam với các cơ quan chức năng nước ngoài, để đảm bảo trật tự an
ninh, tính mạng, tài sản cho kiều bào ở nước ngoài. Đồng thời, các cơ quan
chức năng cần có chính sách xét, cấp thị thực chặt chẽ hơn nữa để tránh
tình trạng thiếu kiểm soát gây khó khăn và phức tạp cho cộng đồng.
Ngoài ra cần tăng cường vận động và có chính sách cụ thể khuyến
khích người Việt Nam di cư ra nước ngoài thực hiện đăng ký công dân tại
các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự để công tác bảo hộ quyền và lợi
ích của họ được chủ động, tích cực, kịp thời, hiệu quả.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua những phân tích trên có thể thấy bảo hộ công dân có ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với mỗi quốc gia cũng như đối với quốc tế. Việc thực hiện
tốt các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về bảo hộ
công dân không chỉ góp phần bảo đảm quyền lợi cho công dân của mỗi
18
quốc gia mà còn góp phần tạo môi trường pháp lý ổn định và lành mạnh
cho hoạt động bảo vệ quyền công dân trên toàn thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2007.
2, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb.
ĐHQG, Hà Nội, 1997.
3, Lê Mai Anh và Trần Văn Thắng, Luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001.
4, Nguyễn Thị Kim Ngân & Chu Mạnh Hùng, Giáo trình Luật quốc tế,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010.
6,
7, />ngoai/Tin-cong - dong/2012/09/481054BC/
19