Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu Luận Bảo Hộ Lao Động Bức Xạ Ion Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.8 KB, 22 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết chất phóng xạ không thể tách rời khỏi trái đất của chúng ta,
nó tồn tại cùng trái đất. Các chất phóng xạ tồn tại trong tự nhiên,có trên mặt đất, có
trong không khí và thực phẩm. Chất phóng xạ tồn tại ở dạng khí trong không khí
khi chúng ta hít thở. Cả trong cơ thể của chúng ta bao gồm cơ, xương, và các mô
đều chứa các nguyên tố phóng xạ có trong tự nhiên. Con người vẫn phải thường
chịu sự chiếu xạ của các bức xạ tự nhiên từ trái đất, cũng như từ bên ngoài trái đất.
Bức xạ mà chúng ta nhận được từ bên ngoài trái đất được gọi là các tia vũ trụ hay
là bức xạ vũ trụ. Chúng ta cũng bị chiếu bởi các bức xạ nhân tạo. Chẳng hạn như
tia X, các bức xạ được sử dụng để chuẩn đoán bệnh và điều trị bệnh ung thư. Bụi
từ các vụ nổ thử nghiệm hạt nhân và lượng nhỏ các chất phóng xạ từ các từ các nhà
máy điện hạt nhân và điện than đá thả vào môi trường cũng như là những nguồn
bức xạ chiếu vào cơ thể con người. Đây chính là lý do mà nhóm chúng tôi chọn đề
tài bức xạ ion hóa
Các bạn hãy đi vào bài tiểu luận của chúng tôi để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của bức
xạ ion hóa tới con người như thế nào, đặc biệt là đối với người lao động
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu những bản chất và tác hại, lợi ích của bức xạ ion hóa
- Nghiên cứu thực trạng về bức xạ ion hóa, tìm ra nguyên gây vì sao người lao
động lại bị tổn thương bởi bức xạ ion hóa
- Từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu giúp người lao động không bị ảnh
hưởng bởi những tác hại mà bức xạ ion hóa gây ra

PHẦN NỘI DUNG
TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


2


1. Một vài khái niệm
• Năng lượng truyền đi dưới dạng sóng điện từ được gọi là bức xạ. Các
nguyên tố phóng xạ tự nhiên và đồng vị phóng xạ nhân tạo là những chất
mà hạt nhân nguyên tử có khả năng ion hóa vật chất và phát ra các tia phóng
xạ
• Phóng xạ: là hiện tượng thay đổi bên trong hạt nhân không cần có tác động
của các yếu tố bên ngoài, tự phát ra các bức xạ lien tục và khác nhau mà
không có tác nhân nào làm tăng nhanh hoặc chậm lại các hiện tượng đó
• Có hai loại bức xạ: đó là bức xạ không ion hóa và bức xạ ion hóa:
- Bức xạ có đủ năng lượng để di chuyển các nguyên tử trong một phân tử
hoặc làm các nguyên tử rung động, nhưng không đủ năng lượng để bứt các
điện từ ra khỏi nguyên tử được gọi là bức xạ không ion hóa. Ví dụ: sóng
âm, ánh sáng mắt thấy được và sóng vi ba
- Bức xạ ion hóa là các bức xạ điện từ và hạt, khi tương tác với môi trường
tạo nên các ion. Các nhà khoa học lợi dụng tính chất của loại bức xạ này để
sản xuất điện, hủy diệt tế bào ung thư và ứng dụng trong nhiều tiến trình sản
xuất
2. Các loại bức xạ ion hóa
 Bức xạ anpha : hạt Anpha là hạt nhân của nguyên tử Heli gồm 2 photon và
2 neutron có khối lượng lớn và khả năng ion hóa cao, do đó nó mất nhanh
năng lượng trên đường đi nên khả năng đâm xuyên kém
 Bức xạ bêta: hạt Bêta có khối lượng như điện tử từ trong hạt nhân bắn ra,
mang điện âm (-) hay dương (+). Năng lượng và tốc độ hạt bêta rất lớn nên
khả năng đâm xuyên lớn hơn hạt anpha
 Bức xạ Gamma: là bức xạ điện từ sinh ra trong quá trình biến đổi hạt nhân
hoặc hủy biến các hạt
 Bức xạ Rơnghen hay tia X: là một loại sóng điện từ giống như ánh sáng,
nhưng bước sóng dài hơn, thong thường trong khoảng tờ 0,006 đến 2,5x10
- Cả hai bức xạ gamma và X đều là bước sóng điện từ, không có khối lượng,
không có diện tích, khả năng đâm xuyên lớn và có khả năng ion hóa. Sự

TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


3
khác nhau giữa chúng là tia X phát ra từ vành điện tử còn tia gamma phát ra
từ hạt nhân
 Bức xạ neutron( trung tử): là những hạt không mang điện, nó được sinh ra
3.
-

trong các phản ứng hạt nhân
Các nghề tiếp xúc với bức xạ ion hóa
Thăm dò địa chất, khai thác mỏ, chế biến quặng có chất phóng xạ
Các trung tâm nghiên cứu, lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử
Các trung tâm chiếu xạ
Các phòng thí nghiệm hay xưởng sản xuất nguyên tố phóng xạ
Những đơn vị vận chuyển chất phóng xạ, nơi chứa chất thải phóng xạ
Sử dụng bức xạ ion hóa trong công nghiệp: kiểm tra chất lượng, cấu trúc vật
liệu, chất chỉ thị, hoạt hóa; trong sinh học và sinh hóa ; trong y học: máy X
– quang để chẩn đoán, điều trị và thăm dò chức năng. Các thiết bị sử dụng
đồng vị phóng xạ trong xác định thành phần dược phẩm, trong nông

nghiệp…
4. Các nguồn chiếu xạ
Nguồn chiếu xạ được chia thành hai loại gồm: chiếu xạ tự nhiên và chiếu
xạ nhân tạo: nguồn phóng xạ nhân tạo do con người chế tạo bằng cách chiếu
các chất trong các lò phản ứng hạt nhân hay máy gia tốc . Nguồn phóng xạ tự
nhiên gồm các chất phóng xạ có nguồn gốc bên ngoài trái đất như các tia vũ trụ
và các chất phóng xạ có nguồn gốc từ trái đất như các chất phóng xạ có trong
đất đá, trong khí quyển, trong nước


TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


4
4.1.

Chiếu xạ tự nhiên : bức xạ ion hóa từ các nguồn phóng xạ tự nhiên chiếu
lên con người theo hai con đường là chiếu xạ trong do các nguyên tố phóng
xạ được hấp thụ vào cơ thể qua thức ăn, nước, qua hít thở không khí, chính
các đồng vị phóng xạ có trong tự nhiên như đất đá, các bức xạ trong các tia
vũ trụ xâm nhập vào khí quyển trái đất
• Bức xạ vũ trụ
- Các bức xạ proton, alpha,…năng lượng cao rơi vào khí quyển trái đất từ
không gian bên ngoiaf gọi là các tia vũ trụ. Tia vũ trụ có năng lượng cỡ từ
hang chục mev đến 10 >20 eV hay cao hơn. Trong số các đồng vị phóng xạ
có nguồn gốc từ tia vũ trụ có đóng góp đáng kể vào liều chiếu xạ trong
• Các bức xạ trong vỏ trái đất
- Bức xạ từ mặt đất: các nhân phóng xạ trong vỏ trái đất gồm các họ phóng xạ
Uranium, Thorium và các hạt nhân phóng xạ nhẹ khác như k40, rb87,…
chiếu xạ này trung bình khoảng 0,45mSv/năm, tuy nhiên có thể đạt đến 1,8
mSv/năm và nhiều nơi trên trái đất lên tới 16 mSv/năm (bang Nimasgerais ở
Brazil, bang Kerela ở Ấn Độ)
- Bức xạ từ không khí: do khí phóng xạ bốc lên từ vỏ trái đất (chủ yếu là khí
radon). Chiếu xạ gây nên bởi nguyên nhân này là tương đối yếu, trung bình
0,005 MSv/năm. Radon và các sản phẩm phân rã sống ngắn của nó xâm
nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp
- Bức xạ trong các vật liệu xây dựng: đó là các bức xạ của Uranium, Thorium
và Potassium có chứa trong các vật liệu như: cất sỏi, xi măng, bê tong, gỗ,


gạch nung,…
- Bức xạ từ nước và thức ăn
4.2. Chiếu xạ nhân tạo
- Chiếu xạ y tế: trong lĩnh vực y tế hiện nay đang sử dụng khá phổ biến các
nguồn bức xạ để phục vụ việc chẩn đoán, điều trị bệnh(dặc biệt là điều trị
ung thư) như máy X – quang chẩn đoán, máy xạ trị và dược chất phóng xạ…
tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi bởi nếu không được đầu tư trang thiết
TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


5
bị đủ điều kiện an toàn và kiểm soát chặt chẽ thì đây lại là một tác hại rất
nguy hiểm đối với nhân viên y tế, người bệnh và môi trường. trong chiếu xạ
nhân tạo thì chiếu xạ y học là nguồn chủ yếu. trong đó liều lượng đóng góp
chủ yếu là do chuẩn đoán bằng X- quang
- Liều lượng do chiếu xạ y học:
Nguồn gốc
X quang và chẩn đoán
X quang và phóng xạ điều trị
Chẩn đoán y học hạt nhân
Điều trị y học hạt nhân

mSv/năm
0.60
0.003
0.002
<1

Hiện nay trong y tế các nguồn phóng xạ được sử dụng để chẩn đoán và điều
trị bệnh. Có thể phân nguồn phóng xạ trong lĩnh vực y tế thành 2 loại: một là

nguồn từ máy x quang, nghĩa là dùng chùm tia x có cường độ tương đối mạnh
chiếu nhanh trong thời gian ngắn, dùng trong chụp hình giúp cho việc chẩn đoán
bệnh. Ngoài ra còn có nguồn từ máy phát tia x, các nguồn phóng xạ phát ra các
chùm tia tương đối yếu và được chiếu lien tục trong soi hình, nguồn thứ hai là sử
dụng các đồng vị phóng xạ để điều trị bệnh. Nguồn này được chia làm hai loại:
nguồn kín và nguồn hở
- Nguồn kín là các máy có sử dụng đồng vị phóng xạ như các máy xạ trị
Cobatl, máy gia tốc điện tử tuyến tính tạo chum electron hay tia x với năng
lượng 4- 25MeV, dao phẩu thuật bằng tia gamma…
- Nguồn hở là các chất phóng xạ được đưa trực tiếp vào trong cơ thể qua
đường tiêu hóa hoặc tiêm để chẩn đoán và chữa bệnh (hay còn gọi là phương
pháp điều trị chiếu trong) bằng cách tiêm hoặc uống. các nguồn này thường
phát ra năng lượng bức xạ beta

TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


6
Mặc dù, các nguồn chiếu xạ dược dung để chẩn đoán và điều trị bệnh
cho con người song ít nhiều nó vẫn có những ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe của bệnh nhân và cả những nhân viên kỹ thuật làm việc trực tiếp với nó
Khi chiếu một liều bức xạ nhất định lên bệnh nhân trong chẩn đoán hay điều
trị thì ít nhiều các tia bức xạ ấy cũng ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh
vùng chiếu thậm chí một số trường hợp vùng ảnh hưởng rất lớn. Các tế bào
khi bị chiếu sẽ dẫn đến giảm chức năng hoặc có thể bị hoại tử ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người.
- Chiếu xạ trong công nghiệp
Công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển cùng với nó là những ứng dụng
của kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp ngày càng đa dạng và phát triển. người
ta sử dụng kỹ thuật nguồn kín để xay dựng các hệ đo và tự động hóa trong các

dây chuyền sản xuất của các nhà máy công nghiệp, ví dụ như:
+ đo mức cho các bể đựng phối liệu, đo độ ẩm và mật độ của sản phẩm giấy
trong các nhà máy sản xuất giấy
+ đo mức chất lỏng trong các bể đựng phối liệu của nhà máy sản xuất xi măng
+ đo mức trong các hộp sản phẩm của các nhà máy sản xuất bia và nước giải
khát
+ đo độ dày sản phẩm của các nhà máy sản xuất vật liệu sắt thép
+ các hệ đo phóng xạ trong các giếng khoan của công nghiệp dầu khí
Bên cạnh kỹ thuật nguồn kín, kỹ thuật nguồn hở hay đồng vị phóng xạ
đánh dấu cũng được sử dụng phổ biến. Chẳng hạn việc tối ưu hóa quy trình và
thời gian pha trộn phế liệu trong các dây chuyền của các nhà máy sản xuất xi
măng, nhà máy hóa chất, v,v…Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, kỹ thuật đánh
TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


7
dấu phóng xạ được sử dụng để xác định mặt cắt nước bơm ép trong các giếng
bơm ép, nghiên cứu hiện tượng ngập lụt trong các giếng khai thác của mỏ dầu
bạch hổ. Hay kỹ thuật chụp gamma sử dụng để soi hành lý tại các sân bay
Các nguồn phóng xạ sử dụng trong công nghiệp thường là những nguồn
có chu kì bán rã ngắn. Chúng phát ra các bức xạ gamma, tia X, anpha, beta, bức
xạ neutron và bức xạ cực tím
- Tro bụi phóng xạ
Do các vụ nổ hạt nhân là chủ yếu:
- Các chất phân hạch không được sử dụng hoặc mới được tạo ra do tương tác
-

với neutron như Pu239 theo phản ứng (n, U238)
Các sản phẩm phân hạch
Triti trong các động cơ nhiệt lạnh

Các sản phẩm kích hoạt tạo nên ở lớp vỏ của động cơ như: Fe56, Zn65, Mn54,…
các sản phẩm kích hoạt tạo ra trong môi trường xung quanh, nhất là vụ nổ
xảy ra trong lòng đất hoặc trên mặt đất ( Si21, Al28, Na24, Zn65,…) và C14 tạo
nên bởi phản ứng N14(n.p)C14
Những tro bụi này được tung lên khí quyển trong các vụ nổ sẽ rơi xuống dưới

dạng hạt nhỏ. Thời gian tro bụi phóng xạ lưu lại trong khí quyển có thể kéo dài
hàng chục năm tùy thuộc vào các vụ nổ và các điều kiện phức tạp của khí tượng
Hầu hết các nguy hiểm bức xạ từ các vụ nổ hạt nhân là do các hạt nhân phóng
xạ có chu kỳ bán rã ngắn bên ngoài tác động lên cơ thể. Các hạt nhân phóng xạ này
có thời gian sống khoảng vài giây đến vài tháng tập trung ở tâm vụ nổ với thông
lượng neutron rất lớn. Chúng tác động trực tiếp lên cơ thể với liều chiếu rất lớn gây
ra các triệu chứng như bỏng nặng đến tử vong
5. Thực trạng

TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


8
Từ khi bức xạ ion hoá được phát hiện, những hiểu biết về tác hại của nó ngày
càng nhiều. Mặc dù kỹ thuật an toàn bức xạ đã phát triển đáng kể, tai nạn vẫn có
thể xảy ra và gây tổn thương cho con người.
Các nguồn bức xạ đang được sử dụng rộng rãi trong y tế, công nghiệp, nông
nghiệp và nghiên cứu. Chúng có thể bị mất, bị lấy cắp hoặc vượt ra khỏi sự kiểm
soát thích hợp và điều này có thể dẫn tới những tổn thương cho những người đã
tiếp xúc với chúng.
Việc nghiên cứu tác hại của bức xạ môi trường đến sức khỏe con người ở
nước ta còn ít được chú ý, ngay cả đối với những vấn đề bức xúc như phông bức
xạ tự nhiên môi trường, giá trị liều tối thiểu có ý nghĩa, ảnh hưởng tiêu cực của bức
xạ liều thấp. Gần đây, các nhà địa chất thuộc Liên đoàn Vật lý địa chất, Hội Địa

vật lý Việt Nam... trong nghiên cứu của mình đã cho thấy cần quan tâm tới bản
chất của bức xạ tự nhiên môi trường, tác động của bức xạ ion đối với cơ thể...
nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Các tai nạn bức xạ xảy ra không nhiều. Thống kê cho thấy rằng trong khoảng
thời gian từ 1944 đến 1999 trong 405 tai nạn trên toàn thế giới, khoảng 3000 người
đã bị tổn thương, trong đó 120 người chết (tính cả 28 nạn nhân Trécnôbưn). Trong
một vài năm gần đây số lượng các tai nạn và sự cố liên quan đến nguồn bức xạ đã
gia tăng.
Một số vụ tai nạn liên quan tới bức xạ ion hóa xảy ra như:
 Vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ucraina)
Vụ nổ xảy ra ngày 26/4/1986 tại tổ máy số 4 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
cách thủ đô Kiew (Ucraina) khoảng 130 mét về phía bắc. Tai nạn xảy ra khi
nhân viên đang thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra các tiêu chuẩn vận hành của
TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


9
nhà máy. Đã có sai sót khi thực hiện kiểm tra dẫn đến phản ứng hạt nhân không
kiểm soát được và dẫn đến cháy lò gây ra những thiệt hại : 2 người chết tại chỗ,
56 người chết do bụi phóng xạ, khoảng 4000 người mang bệnh do nhiễm phóng
xạ. Người ta đánh giá lượng tia phóng xạ mà những cư dân nhận là 16 000
Sievert, nếu tính bình quân thì mỗi người nhận là 120 mSv và cao hơn khoảng
50 lần so với lượng tia phóng xạ nhận từ tự nhiên. Chất phóng xạ lan sang các
nước châu Âu tiếp giáp với Liên Xô cũ
 Vụ mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
Đây là sự kiện hai quả bom nguyên tử được quân đội Hoa Kỳ ném xuống hai
thành phố lớn của Nhật Bản vào năm 1945. Các số liệu không được thống kê
chính xác vào các thời điểm khác nhau, rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều
tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Theo ước tính, 140.000
người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ còn ở Nagasaki là 74.000 người thiệt

mạng
 Sự cố kẹt nguồn phóng xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp tại
Khánh Hòa
Ngày 31/10/2002 tại công ty TNHH nhà máy Tàu biển Hyundai – Vinashin
(Khánh Hòa), nhóm gồm 3 nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp của công
ty TNHH Alpha trong khi tiến hành chụp ảnh phóng xạ công nghiệp bằng thiết
bị sử dụng nguồn phóng xạ gamma Ir- 192, hoạt độ 42,45 Ci đã gặp sự cố kẹt
nguồn. Do suất liều bức xạ còn cao, người phụ trách an toàn bức xạ cho nhân
viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp và một kỹ thuật viên phụ việc đưa tiếp
nguồn và coongtennow chứa nguồn, cáp điều khiển tới nhà chụp ảnh phóng xạ
công nghiệp cố định để đảm bảo an toàn. Nhưng hai nhân viên này di chuyển

TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


10
được khoảng 40-50m thì liều bức xạ giảm mạnh. Hậu quả là 7 nhân viên của
công ty Alpha bị chiếu xạ cao nhất
 Sự cố mất nguồn phóng xạ Cs – 137 tại công ty cổ phần Xi măng Việt
Trung( Hà Nam)
Ngày 23/12/2003 nguồn phóng xạ Cs-137 của công ty đã bị mất cho đến nay vẫn
chưa tìm lại được. Nguồn phóng xạ Cs-137 để đo mức phục vụ việc xả tự động
Clinke, nguồn này được sử dụng để chống sự rò thoát chất phóng xạ vào môi
trường. Đến 5/2004 Sở KHCN tỉnh Hà Nam đến thanh tra an toàn bức xạ mới được
báo cáo việc mất nguồn, khi bị mất nguồn, thì sẽ gây chiếu xạ cho những người ở
khoảng cách gần nguồn với liều suất lớn, nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu nguồn bị
đạp vỡ thì chất phóng xạ sẽ bị thất thoát vào môi trường gây ô nhiễm bẩn phóng
xạ, Nó có thể tồn tại trong môi trường rất lâu, làm tăng nguy cơ chiếu xạ tới con
người
6. Tác hại của bức xạ ion hóa tới cơ thể con người

Các bức xạ hạt nhân có năng lượng đủ lớn để gây ion hóa. Sự ion hóa nguyên
tử hay phân tử làm thay đổi tính chất hóa học hay sinh học, làm tổn thương tới các
phân tử sinh học. Tổn thương gây ra bởi bức xạ là hệ quả của các tổn thương ở
nhiều mức độ liên tục diễn ra trong cơ thể sống từ tổn thương phân tử, tế bào, mô
đến tổn thương các cơ quan và các hệ thống của cơ thể. Hậu quả của các tổn
thương này làm phát sinh những triệu chứng lâm sàng, có thể dẫn tới tử vong. Bên
cạnh đó trong các tế bào còn có quá trình phục hồi tổn thương. Sự phục hồi này
diễn ra ở mức độ phân tử, tế bào, mô đến hồi phục các cơ quan và các hệ thống
trong cơ thể
6.1.

Sự xâm nhập của bức xạ ion hóa tới cơ thể con người

Khi tiếp xúc với một nguồn phóng xạ nạn nhân có thể bị chiếu xạ với các kiểu như:
TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


11
- Các bức xạ khi chiếu từ bên ngoài vào bề mặt cơ thể được gọi là tác dụng
chiếu ngoài. Việc chiếu xạ ngoài có thể tác động lên một bộ phận của cơ thể(
còn gọi là chiếu xạ toàn thân). Tại nơi sản xuất, làm việc như khai mỏ có
quặng phóng xạ, các bức xạ phát sinh từ lò phản ứng hạt nhân, phòng thí
nghiệm có sử dụng nguồn phóng xạ…Các tia trực tiếp tác động tới người lao
động, nghiên cứu gây tác dụng chiếu ngoài
- Các chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa
hoặc nhiễm qua các vết thương ngoài da gây tác dụng chiếu trong. Nhưng
chiếu xạ trong thường nguy hiểm hơn do thời gian bị chiếu xạ lâu hơn, diện
chiếu xạ rộng hơn và việc đào thải chất phóng xạ ra khỏi cơ thể thường
không đơn giản và phụ thuộc vào nhiều yếu tố
• Bệnh nhiễm xạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Tổng liều chiếu xạ và liều chiếu xạ một lần
- Diện tích cơ thể bị chiếu xạ và cơ quan tổ chức trong cơ thể bị chiếu xạ. Ví
dụ: cơ quan sinh dục, cơ quan tạo máu, tế bào thai nhi mẫn cảm hơn khi bị
chiếu xạ…
- Tích chứa trong cơ thể: khi mệt mỏi, đói, nhiễm độc, nhiễm trùng sẽ tăng
thêm khả năng nhạy cảm với bức xạ
- Bản chất vật lý của loại bức xạ và độc tính lý hóa của chất phóng xạ
Bức xạ là một trong những tác nhân có liên quan tới bệnh tật, gây ra sự tổn
thương bức xạ ở mức phân tử, tế bào và hệ thống cơ quan của con người. tác động
có hại của bức xạ lên cơ thể tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí tác động, liều lượng
tác động, trạng thái cơ thể...
6.2.

Cơ chế tác dụng của bức xạ ion hóa lên con người

TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


12
Cơ chế trực tiếp: bức xạ trực tiếp gây ion hóa các phân tử trong tế bào làm đứt
gãy lien kết trong các gien, các nhiễm sắc thể, làm sai lệch cấu trúc và tổn thương
đến chức năng của tế bào
Cơ chế gián tiếp: khi phân tử nước trong cơ thể bị ion hóa sẽ tạo ra các gốc tự do,
các gốc này có hoạt tính hóa học mạnh sẽ hủy hoại các thành phần hữu co như các
Enzyme, protein, lipit trong tế bào và phân tử AND, làm tê liệt các chức năng của
các tế bào lành khác. Khi số tế bào bị hại, bị chết vượt quá khả năng phục hồi của
mô hay cơ quan thì chức năng của mô hay cơ quan sẽ bị rối loạn hoặc tê liệt, gây
ảnh hưởng đến sức khỏe
Sau khi bị chiếu xạ ở mức liều cao do tai nạn, các tổn thương gây bởi bức xạ
sẽ phát triển theo thời gian, theo các giai đoạn nhất định. Thời gian của từng giai

đoạn xảy ra phụ thuộc vào liều bức xạ. Các liều thấp không gây ra các tổn thương
và cá hiệu ứng có thể quan sát ngay được.
Một diễn biến điển hình sau khi bị chiếu xạ toàn thân từ một nguồn bức xạ
xuyên thấu gồm giai đoạn tiền khởi với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa,
mệt mỏi và có thể sốt kèm tiêu chảy, tiếp theo là một thời kỳ ủ bệnh với thời gian
khác nhau, đặc trưng bởi các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và
ruột. Các vấn đề trong thời kỳ này là do sự thiếu các tế bào máu, và nếu liều bức xạ
cao hơn, là do mất các tế bào thuộc hệ thống dạ dày - ruột.
Chiếu xạ cục bộ: tuỳ thuộc liều chiếu, có thể sinh ra các dấu hiệu và triệu chứng
tại vùng bị chiếu như là ban đỏ, phù nề, bỏng rộp khô và ướt, tróc vảy, đau đớn,
hoại tử hoặc rụng lông. Những tổn thương da cục bộ tiến triển chậm theo thời gian
- thường là hàng tuần hoặc hàng tháng - có thể trở nên rất đau đớn và khó điều trị
bằng các phương pháp thông thường.

TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


13
Chiếu xạ một phần cơ thể : dẫn đến một tập hợp các triệu chứng khác nhau như
trên đã đề cập, kiểu và độ trầm trọng phụ thuộc vào liều bức xạ và thể tích phần cơ
thể bị chiếu. Các triệu chứng bổ sung có thể quan hệ với vùng mô và các cơ quan
liên quan.
Thông thường là không có các triệu chứng sớm liên quan đến nhiễm xạ trừ
phi lượng phóng xạ hấp thu vào cơ thể là rất cao, mà trường hợp này đặc biệt hiếm.
Nếu điều này xảy ra, thường sẽ dễ nhận thấy đối với người liên quan.
Chiếu xạ còn được phân biệt qua các kiểu chiếu cấp tính với liều chiếu cao
trong một thời gian ngắn, chiếu liên tục kéo dài hoặc gián đoạn. Tổn thương do bị
chiếu xạ có thể xảy ra độc lập nhưng cũng có khi kết hợp với các tổn thương do
các nguyên nhân khác như chấn thương hay bỏng nhiệt.
6.3.


Những ảnh hưởng sớm – bệnh nhiễm xạ cấp tính

Nhiễm xạ cấp tính có thể xảy ra rất sớm sau vài giờ hoặc vài ngày khi cơ thể người
bị nhiễm xạ một liều >= 300 rem một lần, với các triệu chứng sau:
- Rối loạn chức phận hệ thần kinh trung ương: nhức đầu, chóng mặt, buồn
nôn, hồi hộp, cáu kỉnh, khó ngủ, chán ăn, mệt mỏi
- Da bị bỏng hoặc tấy đỏ chỗ tia phóng xạ chiếu qua
- Cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng nề, bệnh nhân thiếu máu nặng, giảm
khả năng chống bệnh nhiễm trùng
- Gầy, sút cân dẫn đến chết trong tình trạng suy nhược toàn thân hay bệnh
nhiễm trùng nặng
Bệnh nhiễm xạ cấp tính thường gặp trong những vụ nổ hạt nhân, sự cố lò
phản ứng hạt nhân, mất hộp chì bảo vệ nguồn phóng xạ có hoạt độ lớn
Thứ tự từ nhẹ tới nặng có thể quan sát thấy trong trường hợp chiếu xạ cấp tính:
TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


14
- Hội chứng tạo huyết (hemopoietic syndrome) do tác dụng của bức xạ lên các
mô sinh huyết
- Hội chứng dạ dày- ruột (gastrointestinal syndrome) do tác dụng hủy hoại
biểu mô dạ dày – ruột của bức xạ
- Hội chứng hệ thần kinh trung ương (central nervous system syndrome) do
tác dụng gây tổn thương vĩnh viễn của liều lượng bức xạ rất cao lên hệ thần
kinh trung ương
Trong trường hợp hội chứng tạo huyết thì có thể cứu chữa được, nạn nhân của hội
chứng dạ dày- ruột phần lớn chỉ sống sót được vài tuần lễ, còn những người lao
động nào bị hội chứng hệ thần kinh trung ương thì sẽ bị chết trong vòng vài giờ
hay vài ngày

6.4.

Những ảnh hưởng muộn – bệnh nhiễm xạ mãn tính
Nhiễm xạ mãn tính thường gây ra các triệu chứng bệnh muộn, lâu tới hàng

năm hoặc hàng chục năm kể từ lúc bị chiếu tia hoặc nhiễm xạ. Bệnh xảy ra khi cơ
thể bị nhiễm một liều 200 Rem một lần hoặc những liều nhỏ tia, chất phóng xạ
trong một khoảng thời gian. Triệu chứng sớm nhất của bệnh nhiễm xạ cấp tính là
hội chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, rối loạn chức phận cơ quan tạo
máu, rối loạn chuyển hóa đường, lipit, protit, muối khoáng và sau cùng là thoái
hóa, suy sụp chức phận ở các cơ quan, bệnh nhân có thể bị giảm thọ, ung thư
xương, ung thư phổi, máu trắng, đục nhân mắt, làm đứt gãy nhiễm sắc thể, tạo ra
những đặc điểm đột biến về cấu tạo, hình thể,…
Mức đô chiếu xạ càng cao thì nguy cơ gây tác dụng lên sức khoẻ càng lớn,
nhưng loại tác dụng (effect) hay tính cách nghiêm trọng của tác dụng không chịu
ảnh hưởng. Có hai tác dụng chính : đó là gây ung thư và làm biến đổi gen
TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


15
Ung thư : đươc coi là tác dụng chính của sự chiếu xạ (radiation exposure). Nói một
cách đơn giản ung thư là sự tăng trưởng hỗn loạn của các tế bào. Thông thường,
tiến trình tự nhiên kiểm soát suất tăng trưởng và tự thay thế của các tế bào .Tiến
trình này cũng kiểm soát quá trình theo đó cơ thể sửa chữa và thay thế các mô bị
tổn thương. Các tổn thương xảy ra cho tế bào hay phân tử có thể làm gián đoạn
tiến trình kiểm soát nói trên, và để cho các tế bào tăng trưởng hỗn loạn dẫn đến
bệnh ung thư. Chính vì khả năng bẻ gãy các nối hóa học của các nguyên tử và
phân tử mà bức xạ ion hóa (phóng xạ) trở thành những tác nhân gây ung thư mạnh
Bức xạ ion hóa còn có thể làm biến đổi DNA tức là biến đổi bản thiết kế
(blueprint) bảo đảm việc sửa chữa tế bào theo đúng bản sao của tế bào nguyên

thủy. Các biến đổi này của DNA được gọi là đột biến (mutation) . Đôi khi cơ thể
thất bại trong việc sửa chữa các đột biến này hoặc tạo ra các đột biến trong khi sửa
chữa. Các đột biến có thể đột biến sinh quái tượng (teratogenic)hay đột biến di
truyền (genetic). Các đột biến sinh quái tượng xảy ra khi thai nhi trong tử cung bị
chiếu xạ và chỉ ảnh hưởng lên cá nhân bị chiếu xạ. Đột biến di truyền thì truyển
cho con cháu
6.5.

Biểu hiện sau khi bị bức xạ

Liều

Hiệu ứng

0,1 Gy

Không có dấu hiệu tổn thương trên lâm
sang, tăng sai lệch nhiễm sắc thể có thể
phát hiện được

1 Gy

Xuất hiện bệnh nhiễm xạ trong số 5-7%
cá thể sau chiếu xạ

2 – 3 Gy

Rụng long, tóc, đục thủy tinh thể, giảm
bạch cầu, xuất hiện ban đỏ trên da. Bệnh
nhiễm xạ gặp ở hầu hết các đối tượng bị


TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


16
chiếu, tử vong 10 – 30% số cá thể sau
chiếu xạ
3 – 5 Gy

Giảm bạch cầu nghiêm trọng, ban, xuất
huyết,nhiễm khuẩn, rụng long, tóc, tử
vong 50% số cá thể sau chiếu xạ

6 Gy

Vô sinh lâu dài ở nam và nữ, tử vong
hơn 50% số cá thể bị chiếu kể cả khi
được điều trị tốt nhất

Nhận biết dấu hiệu lâm sàng
- Buồn nôn, nôn mửa, đặc biệt là có kèm theo các ban đỏ, mệt mỏi, tiêu chảy
và các triệu chứng không giải thích được bằng các nguyên nhân khác
-


c

thương tổn da( không do các nguyên
nhân bỏng nhiệt hoặc hóa chất, hay do côn trùng cắn, hay tiền sử bệnh da
hoặc dị ứng thuốc

- Triệu chứng rụng lông, rụng tóc hoặc có vấn đề về máu (đốm máu, chảy
máu răng hoặc mũi) với bệnh sử buồn nôn, nôn mửa 2 – 4 tuần trước đó
7. Mặt lợi
Bên cạnh những mặt có hại cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh, thì
trong đời sống hiện nay, nguồn bức xạ đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát
triển của xã hội.
TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


17
Hiện nay hai lĩnh vực ứng dụng có phạm vi rộng và số lượng lớn nhất là y tế và
công nghiệp. Trong y tế dùng bức xạ để nghiên cứu tình trạng bệnh tật và sự hoạt
động của các cơ quan trong cơ thể, hầu
hết các bệnh viện đều trang bị máy phát
tia X, các cơ sở y học hạt nhân sử dụng
các dược phẩm phóng xạ để khám và
chữa bệnh
Xạ trị được coi là hình thức dùng một
bức xạ ion hóa có đủ năng lượng gây tổn hại cho phân tử DNA làm chết tế bào ung
thu. Hiện nay, đây được xem là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Xạ trị dùng
các chùm tia hướng vào khối u để phá hủy tế bào ung thư. Xạ trị tạo thuận lợi cho
bệnh nhân rất nhiều so với nguy hại do bức xạ gây ra.
Trong sinh hoạt hằng ngày, bức xạ ion hóa có thể được dùng để diệt khuẩn, bảo vệ
thức ăn ở mức an toàn và dự trữ được lâu hơn (không tồn tại trong thức ăn). Máy
rà kiểm tra an ninh dùng tia X rất yếu để nhận diện hình ảnh, biện pháp này không
gây hại
Chúng ta biết đến bức xạ cực tím (tia UV) chủ yếu từ mặt trời. Tia UV có đủ năng
lượng để gây tổn hại cho AND trong việc gây ung thu nhưng tia UV trong mặt trời
chỉ tác dụng trên da, không đủ năng lượng xuyên thấu vào cơ thể. Tia UV trong
ánh nắng giúp tổng hợp vitamin D, và ung thư da ở những người phơi nắng nhiều

Các ứng dụng khác được dùng trong các ngành công nghiệp như xi măng,
giấy, thủy tinh, công nghiệp thực phẩm, xây dựng, giao thông vận tải, cơ khí như
đo độ ẩm, mật độ, cân trọng lượng và ứng dụng để thăm dò, khai thác dầu khí.
Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu sử dụng nguồn bức xạ trong công tác
nghiên cứu và giảng dạy
TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


18
Trong ngành hải quan, nguồn bức xạ dùng trong các máy soi hành lý
8. Nguyên nhân
- Thiết bị bức xạ quá cũ, không rõ nguồn gốc, thời gian sản xuất
- Nhân viên bức xạ chưa được trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng hộ cá nhân
như: liều kế cá nhân (kiểm tra liều phóng xạ cá nhân), tạp dề cao su chì,
găng tay chì
- Các phòng chụp X – quang y tế thiết kế không đạt yêu cầu so với TCVN
6561 – 1999 về an toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở X – quang y tế
- Nhân viên làm việc với các nguồn phóng xạ chưa được trang bị đầy đủ kiến
thức về bức xạ ion hóa và chưa có ý thức, trách nhiệm cao
- Công tác thanh tra, kiểm tra về bức xạ chưa được thực hiện nghiêm ngặt
- V.v…
I.

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
1. Mức giới hạn liều cho phép
Nhiệm vụ chủ yếu của việc chống bức xạ ion hóa là không để sự chiếu xạ
trong và ngoài lên cơ thể có thể vượt quá liều lượng được phép giới hạn,
nhằm phòng ngừa các bệnh thân thể và di truyền của con người. Liều lượng
được phép giới hạn thường được coi là mức chiếu xạ hằng năm của một
nhân viên, khi liều lượng được tích lũy đều đặn trong vòng 50 năm không

gây ra những biến đổi bất lợi có thể phát hiện bằng các phương pháp hiện
đại về tình trạng sức khỏe của bản thân nhân viên bị chiếu xạ và con cháu
của người đó

TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


19
Từ những năm 30, ICRP(ủy ban quốc tế về bức xạ) đã khuyến cáo rằng mọi
tiếp xúc với bức xạ vượt quá giới hạn không binh thường nên giữ ở mức độ
càng thấp càng tốt, để giúp công nhân làm việc trong điều kiện bức xạ và
công chúng nói chung phòng tránh quá liều
- Đối với công nhân: mức liều không nên vuwotj quá 50mSv/năm và liều
trung bình cho 5 năm không được vượt quá 20mSv. Nếu một phụ nữ mang
thai làm việc trong điều kiện bức xạ, thì giới hạn liều nghiêm ngặt hơn cần
được áp dụng là 2mSv. Giới hạn liều được chọn để đảm bảo rằng rỉu ro nghề
nghiệp đối với công nhân bức xạ không cao hơn rủi ro nghề nghiệp trong các
ngành công nghiệp khác được xem là an toàn nói chung
- Đối với công chúng: giới hạn liều đối với công chúng nói chung thấp hơn
đối với công nhân. ICRP khuyến cáo rằng giới hạn liều đối với công chúng
không nên vượt quá 1mSv/năm
- Đối với bệnh nhân: ở nhiều cuộc họp X- quang, bệnh nhân phải chiếu liều
cao hơn nhiều lần so với giới hạn liều cho công chúng. Trong xạ trị, liều
chiếu có thể tăng gấp trăm lần so với giới hạn liều đối với công nhân. Bởi vì
liều xạ được dùng là để xác định bệnh và để chữa bệnh, nên hiệu quả của
điều trị được xem là cần thiết hơn ngay cả khi phải dùng đến liều cao
2. An toàn bức xạ đối với chiếu xạ ngoài và trong
Việc sử dụng các nguồn bức xạ ion hóa đúng theo các quy tắc an toàn có thể
giúp chúng ta tránh được những ảnh hưởng xấu không mong muốn của chúng.
Ngược lại, việc bỏ qua các quy tắc an toàn sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề

cho sức khỏe của con người. Mức độ an toàn khi làm việc với nguồn bức xạ ion
hóa được xác định bằng những nhân tố sau:
• Độ kín của nguồn:
TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


20
3. Khi sử dụng các nguồn bức xạ ion hóa kín cần thực hiện các biện
pháp sau:
 Trong chừng mực có thể
 Đặt nguồn cách nhân viên phục vụ ở khoảng cách lớn nhất
 Khi sử dụng nguồn bức xạ cần hướng nó về phía không có nhân viên
làm việc
 Khi suất liều lượng vượt quá cho phép giới hạn nhất thiết phải sử
dụng các màn chắn bảo vệ
Khi làm việc với các nguồn phóng xạ hở cần trù tính các biện pháp bảo vệ tránh sự
chiếu ngoài và sự thâm nhập của các chất phóng xạ vào bên trong cơ thể, phải đảm
bảo lượng các nuclit phóng xạ tại chỗ làm việc phải là nhỏ nhất
- Dạng năng lượng của bức xạ ion hóa
- Hoạt tính và chu kỳ bán rã của các nucllit phóng xạ
3.1.

Bảo vệ chống chiếu xạ ngoài

Khi nhân viên làm việc với nguồn bức xạ, mà chủ yếu là nguồn phóng xạ kín và
máy phát ra tia X, để giảm liều chiếu xạ ngoài tại vị trí người làm việc ta sử dụng
các biện pháp sau:
- Giảm thời gian làm việc
- Tăng khoảng cách từ người tới nguồn
- Tăng chiều dày vật che chắn bức xạ

- Bảo quản các chất phóng xạ trong hộp chì kín, bao che bớt bóng phát tia
Rơghen bằng vỏ chì

TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


21
- Bảo đảm thời gian chiếu và khoảng cách từ nguồn tới cơ thể để phòng chống
nguy hại cho cơ thể
- Buồng sử dụng tia phóng xạ, buồng rơnghen cần có kích thước đủ rộng,
không để nhiều đồ đạc
- Tùy theo tính chất công việc mà nhân viên khi làm việc phải đeo tạp dề cao
su chì, mang găng tay, ủng cao su và đeo kính
- Cấm dùng tay cầm trực tiếp nguồn phóng xạ
- Hạn chế thời gian ở gần nguồn, dùng rào chắn di động và tường che bảo vệ,
treo biển báo nguy hiểm bức xạ có thể dễ nhận thấy từ xa trên 3m, v.v…
3.2.

Bảo vệ chống chiếu xạ trong

Chiếu xạ trong là chiếu xạ của chất phóng xạ khi thâm nhập vào cơ thể. Nguồn
chiếu xạ trong chủ yếu từ các nguồn phóng xạ hở hay các chất phóng xạ nhiễm
xạ trên bề mặt hay trong môi trường nước, không khí
Nguy cơ chiếu trong thường xảy ra khi làm việc với chất phóng xạ hở. Vì vậy
để giảm liều chiếu trong cần có các biện pháp như:
- Các phòng thí nghiệm phóng xạ phải bố trí các phòng riêng biệt, có chu vi
bảo vệ 50 – 300m
- Cấu trúc trang thiết bị của phòng thí nghiệm phóng xạ cần giảm bớt tính hấp
thụ phóng xạ, dễ cọ rửa và tẩy
- Nhân viên phòng thí nghiệm được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân

chuyên dùng cần thiết như: găng tay cao su, tạp dề, giầy tất, khẩu trang, tấm
che mặt

TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10


22
- Khi làm thí nghiệm các nhân viên phải mặc đầy đủ phương tiện bảo vệ cá
nhân chuyên dụng, thực hiện các thao tác chuẩn xác với thời gian tối ưu,
không được ăn uống khi làm việc, thay quần áo, tắm rửa và kiểm tra nhiễm
xạ trước khi ra về
- Có kế hoạch tẩy xạ hàng ngày, hàng tuần cho người, quần áo, dụng cụ, thiết
bị, bần làm việc, tường, sàn, trần, cửa phòng thí nghiệm và kiểm tra kết quả
bằng máy đếm
- Đối với công tác khai thác, chế biến, vận chuyển quặng phóng xạ, cần phải
tuân thủ các yêu cầu AT- VSLĐ nghiêm ngặt. Đặc biệt là công tác thông
gió, công tác chống bụi cũng như các nguyên tắc vệ sinh, sử dụng PTBVCN,
…để phòng chống hiệu quả nguy cơ chiếu xạ do bụi quặng phóng xạ thâm
nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và tiêu hóa
- Để bảo vệ được sức khỏe người lao động tiếp xúc với phóng xạ cần tuân thủ
nghiêm ngặt công tác khám tuyển và khám sức khỏe định kỳ để loại những
người không đủ sức khỏe và những người mắc các bệnh chông chỉ định làm
việc với bức xạ ion hóa
- Các cơ sở làm việc với chất phóng xạ cần phải có đường cấp và thoát nước.
Hệ thống thoát nước đặc biệt cần trù liệu việc tẩy xạ cho nước thải để có thể
sử dụng lại vào các mục đích công nghệ, các thiết bị chứa dung dịch trong
hệ thống thoát nước phóng xạ cần làm từ vật liệu không bị ăn mòn

TIỂU LUẬN BẢO HỘ LAO ĐỘNGSVTH: NHÓM 10




×