PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Thực tiễn giáo dục hiện nay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng dạy và học,
xuất phát từ nhu cầu phát triển chung của thời đại công nghệ thông tin, xã hội
đang phát tiển thì vấn đề làm thế nào để học sinh có hứng thú học tập, ham
học hỏi, tìm tòi để tăng thêm sự hiểu biết, để đạt được chất lượng tốt trong học
tập là một vấn đề đang được đặt biệt quan tâm trong ngành giáo dục.
Thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo về việc xác định
mục tiêu chung của môn lịch sử ở trung tâm giáo dục thường xuyên. Theo yêu
cầu mới hiện nay đòi hỏi học sinh khi học môn lịch sử phải có một thái độ
đúng đắn, một tình cảm đẹp, qua đó sẽ có thể nắm được kiến thức lịch sử, hiểu
sâu sắc vấn đề lịch sử, rèn luyện kĩ năng vận dụng, phân tích đánh giá sự kiện
lịch sử. Những yêu cầu đó cũng chính là những tiêu chí để đánh giá kết quả
học tập môn lịch sử. Trên tinh thần đó, tôi xin nêu một số ý kiến về phương
pháp “Tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học môn lịch sử” ở trung tâm
giáo dục thường xuyên.
II. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biện pháp dạy học thích hợp với học sinh ở trung tâm giáo dục
thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Từ đó tạo cho các em có
được một nền tảng kiến thức vững vàng, giúp các em có thêm năng lực nhận
thức, tư duy, tạo cho các em có được thái độ học tập nghiêm túc, hoàn thành
tốt nhiệm vụ học tập của bản thân, góp phần giúp ích cho gia đình, xã hội mà
đặc biệt là đối với cá nhân của các em.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tôi cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- 1 -
- Làm sáng tỏ một số lý luận về hứng thú học tập.
- Đưa ra hệ thống các biện pháp để có thể tạo hứng thú học tập cho học
sinh khi học môn lịch sử.
- Đề xuất kiến nghị về các biện pháp sư phạm.
IV. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là học sinh khối lớp 12 ở Trung tâm
Giáo Dục Thường Xuyên và Kĩ Thuật Hướng Nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên
cứu như: tài liệu về chuẩn kiến thức môn lịch sử, phương pháp dạy – học môn
lịch sử, sách giáo khoa môn lịch sử, tư liệu lịch sử ở các khối lớp, chương
trình dạy học môn lịch sử của trung tâm giáo dục thường xuyên, và các công
trình nghiên cứu có liên quan.
- Phương pháp tổng hợp: tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh, tình
hình áp dụng các phương pháp tạo hứng thú trong dạy học môn lịch đã đề xuất
để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Được áp dụng một số tiết dạy trên
lớp. Đối tượng thực nghiệm là học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên và
kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
- Phương pháp điều tra: Ghi nhận từ ý kiến đóng góp của bạn bè, đồng
nghiệp và thăm dò ý kiến của học sinh qua các tiết dạy.
- 2 -
PHẦN 2 – NỘI DUNG
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Khái niệm chung về hứng thú
Hứng thú là một hiện tượng tâm lý phức tạp, như nhà tâm lý học L. X.
Vugôtxki đã khẳng định: "Đối với việc nghiên cứu, hầu như không có vấn đề
nào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của một con người".
II. Định nghĩa hứng thú
Phicbat đã coi hứng thứ như một thuộc tính có sẵn, mang tính bẩm sinh
của một con người; U. Giêmxơ: cho rằng hứng thú có nguồn gốc sinh vật,
Sau đây các nhà tâm lý học đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về
hứng thú: "Hứng thú là thái độ lựa chọn đặt biệt của cá nhân với một đối
tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng mang lại xúc
cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động". Ở đây, hứng thú thể hiện mối
quan hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan, giữa đối tượng với nhu cầu xúc
cảm, tình cảm của chủ thể hoạt động,
III. Vai trò của hứng thú trong hoạt động cá nhân
Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của con người,
cùng với nhu cầu, hứng thú có kích thích hoạt động, làm cho con người hoạt
động tích cực, say mê và đem lại hiệu quả cao trong học tập, lao động, công
tác. Ngược lại khi không có hứng thú, không có sự say mê con người sẽ thực
hiện nó một cách gượng ép, không mang tính tự giác, hoạt động trở nên khó
khăn hơn, nặng nhọc, dễ gây cho con người mệt mỏi, chán nản và hiệu quả đạt
được sẽ không cao.
Vì quan trọng như vậy nên hứng thú nói chung và hứng thú nhận thức nói
- 3 -
riêng đang là một trong những vấn đề được các nhà tâm lý học và giáo dục
học hết sức quan tâm, như đại văn hào M. Goocki từng viết: "Tài năng nói cho
cùng là tình yêu đối với công tác".
IV. Định nghĩa hứng thú học tập.
Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với
đối tượng của hoạt động học tập, về sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa
thiết thực của nó trong quá trình nhận thức và trong đời sống của cá nhân.
Được thể hiện qua sơ đồ sau:
Thái độ
hứng thú
Lòng yêu thích, tin tưởng vào khoa học, ham tìm tòi, khám phá.
Kỹ năng
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, nhận biết đúng các nhân vật, sự kiện,
hiện tượng lịch sử, có cảm xúc, tình cảm trước sự kiện,…
Tri thức
Ghi
nhớ
Hiểu
Vận
dụng
Phân
tích
Tổng
hợp
CHƯƠNG II - CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. Thực trạng chất lượng dạy học ở Trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên
- 4 -
và Kỹ Thuật Hướng Nghiệp Tỉnh Đồng Tháp
I.1 Thuận lợi
- Được sự giúp đỡ từ Ban Giám Đốc ở Trung tâm, và các đồng nghiệp.
- Bản thân nhiệt tình công tác, có tác phong sư phạm vững vàng, có
năng lực trong việc giảng dạy chuyên môn.
- Một số học sinh có ý thức trong việc học tập.
I.2 Khó khăn
- Đa số là học sinh yếu, kém, năng lực tiếp thu và nhân thức kiến thức
còn hạn chế.
- Nhiều học sinh chưa có động cơ học tập tốt.
- Chưa phân luồng học sinh nên trong cùng một lớp học trình độ nhận
thức khác nhau (nhất là những học viên buổi tối do lớn tuổi khả năng nhận
thức yếu hơn), gây khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp dạy học.
I.3 Tình hình chất lượng dạy học môn lịch sử trong năm học 2010-2011
LỚP TỔNG SỐ Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
12S1 41 3 9 15 12 2
12S2 38 5 8 16 9 0
12T1 36 2 6 11 14 3
12T2 35 1 9 13 4 8
II. Nguyên nhân học sinh học yếu, kém môn lịch sử
- Trong quá trình trực tiếp giảng dạy ở Trung tâm Giáo Dục Thường
Xuyên và Kĩ Thuật Hướng Nghiệp Tỉnh Đồng Tháp, tôi nhận định được đối
tượng mà tôi trực tiếp giảng dạy có những đặc điểm như sau:
- 5 -
+ Về trình độ học lực: đa phần là học sinh trung bình và yếu, khả
năng tiếp thu kiến thức chậm, ý thức học tập kém.
+ Về đạo đức: còn hạn chế, có nhiều em ngỗ nghịch, quậy phá, thậm
chí có em còn vô lễ với giáo viên, có em quá thụ động, trầm cảm,…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, nhưng nguyên
nhân cơ bản nhất là do:
+ Thứ nhất: Các em thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. VD:
gia đình nghèo ba mẹ phải đi làm thuê, hoặc ba, mẹ các em li hôn, các em phải
sống với ông, bà nội, ngoại, với cô, bác,…
+ Thứ hai: Bản thân các em không tự chủ trong việc học, ý thức học
tập kém. VD: các em còn mê game, ham chơi, bỏ bê việc học,…
+ Thứ ba: Một số ít giáo viên thiếu sự quan tâm, chưa thật sự nhiệt
tình trong giảng dạy dẫn đến các em học yếu, kém, không ham thích khi học
môn mình.
III. Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn lịch sử
Để giải quyết những nguyên nhân học sinh học yếu, kém, không
hứng thú khi học môn lịch sử, tôi xin đưa ra những biện pháp để khắc phục,
như sau:
- Trước hết, tôi xác định quan điểm cá nhân trong giảng dạy của mình là:
+ Phải có sự quyết tâm trong dạy học.
+ Trong quá trình giảng dạy nên có sự kết hợp với các giáo viên bộ
môn khác, ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp.
+ Dạy học theo đúng quy chế, nguyên tắc của nghành, của bản thân.
+ Do đối tượng dạy học đa dạng nên trong quá trình dạy giáo viên cần
phải phối hợp nhiều phương pháp dạy và học với từng đối tượng, vừa tạo
hứng thú học tập cho các em, tạo cho các em có sự đam mê, yêu thích khi học
- 6 -
môn lịch sử.
CHƯƠNG III – BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH KHI HỌC MÔN LỊCH SỬ
Xuất phát từ thực trạng chất lượng dạy học môn lịch sử ở trung tâm
giáo dục thường xuyên thì việc nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi học sinh
phải một thái độ học tập nghiêm túc, có một tình cảm tốt khi học môn lịch sử
qua đó có thể nhận thức được động cơ và phương pháp học tập đúng, có thể
- 7 -
nắm vững được kiến thức đã học, và biết vận dụng kiến thức giải quyết các
vấn đề.
Trong quá trình giảng dạy để đạt kết quả, gây được hứng thú học tập
cho học sinh, giáo viên cần phải tạo được: Uy tín, lòng kính trọng, và sự gần
gũi ở học sinh.
III.1. Biện pháp 1: Tạo Uy tín trước học sinh
Uy tín ở đây là nói về chất lượng dạy học, trình độ chuyên môn của giáo
viên. Để có uy tín trước các học sinh. Giáo viên cần:
- Làm việc đúng nguyên tắc: lên lớp đúng giờ, công bằng, công khai khi
giảng dạy và kiểm tra…
- Có sự chuẩn bị cho tiết dạy kĩ, chu đáo, tạo hứng thú cho các em khi học
môn mình, tạo sự tin tưởng từ các em với giáo viên. Vì đa phần các em là học
sinh yếu, kém, khả năng tiếp thu kiến thức yếu, ý thức học tập kém, đa số các
em điều đã bị mất kiến thức ở giai đoạn trước.Cho nên:
+ Khi dạy học, giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp, sử dụng đồ dùng
dạy học, để tạo hứng thú , tái hiện những hình ảnh trực quan sinh động để các
em dễ tiếp thu bài.
Ví dụ: Khi dạy bài 1 (Lớp 10): “Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên
thủy”. Giáo viên trình bày loài người của chúng ta có nguồn gốc từ loài "vượn
cổ". Nếu trình bày đến đây giáo viên không sử dụng hình ảnh để minh họa
hoặc giải thích không rõ thì học sinh sẽ nhầm nghĩ loài "vườn cổ" là con vượn
mà các em thường gặp ở sở thú hay trên tivi. Ở đây nếu chúng ta có chuẩn bị
tranh ảnh minh họa đầy đủ thì không những học sinh sẽ dễ hiểu bài mà còn
say mê tìm tòi, quan sát vào nội dung mà giáo viên muốn khai thác, từ đó sẽ
lôi cuốn học sinh vào tiết dạy, làm tiết dạy của giáo viên có hiệu quả hơn.
+ Trong một bài học nên giảm tải kiến thức, nhấn mạnh vào phần trọng
- 8 -
tâm, giảng chậm, cho ghi kĩ, tránh việc nhồi nhét, làm nặng nề tiết hoc. Đây
cũng là đặc điểm của học sinh ở giáo dục thường xuyên, khả năng tiếp thu bài
của các em không những chậm và các em lại còn ít chịu học bài, cho nên thay
vì giáo viên dạy quá nhiều thì chỉ cần giáo viên chọn lựa lại kiến thức thành
những thông tin (bản tin- dễ tiếp thu) để truyền đạt đến các em để các em dễ
hiểu và dễ nhớ.
+ Khi dạy học cần đặt câu hỏi để các em tham gia xây dựng bài, nhằm tạo
cho tiết học sinh động hơn. Đây là phương pháp rất hiệu quả thay vì giáo viên
tự mình "độc thoại" thì hãy để cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức của bài
bằng cách: cho một học sinh đứng lên đọc một đoạn sách giáo khoa mà giáo
viên yêu cầu, các em học sinh còn lại theo dõi, sau đó giáo viên sẽ đặt câu hỏi
yêu cầu học sinh trả lời (có thể nêu trước khi học sinh đọc sách giáo khoa),
nếu không trả lời được giáo viên có thể gợi mở dẫn dắt các em tìm ra đáp án.
Để kích thích sự hứng thú của các em, khi các em trả lời đúng giáo viên có thể
khen gợi, hoặc cộng điểm.
+Và để tránh giờ học buồn chán, khi dạy giáo viên có thể kể những mẫu
chuyện vui, ngâm thơ, nói chuyện thời sự, giai thoại có liên quan đến bài,
mang tính giáo dục để giảm bớt sự buồn tẻ. Phương pháp này sẽ làm cho giờ
học thêm sinh động, hấp dẫn, tạo cho học sinh nhiều hứng thú, bầu không khí
học tập sẽ được thay đổi vừa giải trí nhưng lại vừa có thể giáo dục học sinh,
hình thành cho học sinh nhiều kỹ năng giao tiếp.
Ví dụ: Khi dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972, giáo viên
có thể kể về những đặc điểm hiện đại của máy bay B52 lúc bấy giờ, sự thông
đồng giữa Liên Xô, Trung Quốc với Mĩ. Hoặc nói thêm vì sao Mĩ lại tiến hành
ném bom Hà Nội chỉ trong 12 ngày đêm? Vì sao Mĩ lại không ném bom
xuống đê sông Hồng?….
- 9 -
Hoặc, khi nói về nhân phẩm, công lao và sự hy sinh… của chủ tịch Hồ
Chí Minh, giáo viên có thể trích dẫn từ những mẫu chuyện, những bài thơ nói
về Bác như:
“Đi làm cách mạng hai tay trắng
Mẫu bánh mì đen chiếc áo sờn
Về làm Chủ tịch chòm râu bạc
Vẫn áo kaki, dép lốp mòn”
(Đi làm cách mạng – Khương Hữu Dụng)
Hay:
“ Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bài dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
+ Ngoài ra, khi truyền đạt kiến thức giáo viên cần có lời nói rõ ràng, dứt
khoát, kiến thức phải chính xác, có ngữ điệu, để học sinh có thể cảm nhận
được kiến thức truyện thụ là xấu, tốt, ca ngợi, căm thù, đau thương, hay là
hạnh phúc,
+ Giáo viên bộ môn ai cũng có kiến thức chuyên môn, nhưng đem kiến
thức của mình truyền đạt để cho học sinh hiểu thì mọi người có những cách
khác nhau. Vì thế khi dạy giáo viên cần linh hoạt, cụ thể, và đơn giản hóa kiến
thức, kết hợp với sự nhiệt tình khi giảng dạy. Cần giảm bớt sự chạy theo phân
- 10 -
phối chương trình mà không quan tâm đến việc các em có hiểu hay là không.
Điều này cần mỗi giáo viên nên linh hoạt trong việc giảm tải kiến thức cho
học sinh ở mỗi tiết dạy. Qua bốn năm dạy học tôi nhận ra rằng, giáo viên nào
dạy các em dễ hiểu thì các em sẽ thích học môn đó hơn.
Tóm lại, để tạo uy tín trước học sinh, giáo viên phải làm việc đúng nguyên
tắc, quy chế, chuyên môn vững vàng, phương pháp dạy học phù hợp với đối
tượng học sinh ở trung tâm để các em dễ hiểu, nắm được kiến thức. Điều này
sẽ giúp các em khắc phục những lỗ hỏng kiến thức trong thời gian trước, giúp
các em ham học hơn.
III.2. Biện pháp 2: Tạo cho học sinh có lòng kính trọng với giáo viên
Do đa phần học sinh ở trung tâm là ngỗ nghịch, có thể là do sự lơ là, thiếu
sự xử lý triệt để, sự dạy dỗ. Vì thế bản thân giáo viên phải gương mẫu trước
các em về tác phong, lời nói, cách cư xử với đồng nghiệp, cấp trên, trách
nhiệm bản thân với nghề, với gia đình, xã hội. Để các em có ý thức hơn, nề
nếp hơn, tôi thường đặt ra nguyên tắc làm việc của mình trước lớp (nhưng
không ngoài quy chế và nguyên tắc của trung tâm, của nghành giáo dục):
- Khi tới giờ học của tôi, học sinh cần phải chuẩn bị gì?VD: lao sạch bảng,
học thuộc bài, đem đủ tập, sách, vào trể là phải xin phép của giáo viên, giáo
viên đồng ý mới được vào lớp…
- Trong khi dạy thì lớp học phải trật tự, tập trung vào bài học, không làm
việc riêng,…Điều này quan trọng vì nếu lớp trật tự thì việc dạy và học sẽ dễ
đạt được kết quả tốt…. Nhưng nếu lớp ồn, thì sao? Giáo viên cần phải có biện
pháp giải quyết: nhắc nhở những cá nhân làm ồn, xử lý triệt để, mời học sinh
đó đứng lên, tiến hành giáo dục tư tưởng để các em nhận thấy hành động sai
phạm của mình,…khi lớp trật tự thì dạy tiếp. Nói chung nếu học sinh có vi
phạm phải kịp thời điều chỉnh ngay, hạn chế việc mặc kệ các em muốn làm gì
- 11 -
cũng được, dẫn đến tình trạng học sinh xem thường tiết dạy của môn mình,
không tập trung.
- Trong kiểm tra: phải thật nghiêm túc, không để các em có những hành
động gian lận, hoặc dễ giải với các em, nếu kiểm tra nghiêm túc sau những lần
kiểm tra các em sẽ biết được năng lực của mình còn có những hạn chế nào, từ
đó sẽ có ý thức hơn, không ỷ lại. Kiểm tra đánh giá chính xác sẽ đem lại sự
công bằng, sự khác biệt giữa những học sinh siêng năng so với các em còn
lười học, từ đó sẽ động viên các em cần cố gắng nhiều hơn trong học tập.
Như vậy, đối với học sinh ta vừa tạo cho các em lòng tin, làm cho các em
hiểu được nguyên tắc làm việc giữa thầy và trò, làm cho giờ học đi vào nề nếp
hơn. Nhưng với những học viên lớn tuổi thì việc áp dụng nguyên tác cần khéo
léo và mềm mỏng hơn, cách cư xử tế nhị và nhẹ nhàng hơn, hãy để cho học
sinh thấy sự nhiệt tình và thiện tâm của người giáo viên đang dạy họ.
III.3. Biện pháp 3: Tạo sự gần gũi giữa thầy và trò
Một điều quan trọng làm học sinh học yếu là do thiếu sự quan tâm từ gia
đình, thiếu sự động viên và giáo dục. Vì thế người giáo viên hãy làm cho học
sinh hiểu mình sẽ vừa là người thầy cho các em nhiều kiến thức, vừa là người
mẹ, người cha, người chị của các em, khi các em sai phạm ta hãy chỉ ra cái sai
của các em ngay, để các em nhận thức được hành động của mình đang làm,
sau đó có thể dùng nhiều biện pháp để giáo dục, tùy theo tâm lý từng đối
tượng mà có biện pháp phù hợp: có thể động viên, nhắc nhở nhẹ nhàng, nếu
không biến chuyển có thể dùng biện pháp phê bình em trước lơp, hoặc “giả vờ
bỏ mặc” không quan tâm tới …
- Trong giờ học giáo viên có thể tỏ thái độ quan tâm, trò chuyện với các em
về hoàn cảnh gia đình, sở thích, tính cách, quan niệm sống,….của bản thân các
em, giáo viên cũng có thể bày tỏ những suy nghĩ, những kinh nghiệm sống của
- 12 -
bản thân, kể về những kỹ niệm của cuộc đời mình, những mẫu chuyện mang
tính giáo dục,… hãy để cho các em cảm nhận được sự thiện ý, tình cảm chân
thành của người thầy đang dạy các em, từ đó chúng ta có thể hiểu được tâm lý
của từng cá nhân trong lớp học, qua đó có thể đề ra phương pháp sư phạm phù
hợp với từng đối tượng học sinh.
- Sau tiết dạy giáo viên nên quan tâm đến những ý kiến phản hồi từ phía
học sinh, bằng cách có thể hỏi các em: có hiểu bài không? tốc độ dạy đã vừa
phải chưa? Phương pháp dạy có dễ hiểu không,… hoặc mời học sinh nói lên
những yêu cầu của bản thân các em để các em có thể học tốt hơn.
- Riêng là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn làm cho các em nhận thấy tôi
là ”trái tim của lớp”, là một người thầy tâm lý, là chiếc cầu nối đa chiều đưa
các em đi đến tương lai, giáo viên hãy để cho các em hiểu được dù giáo viên
có la rầy, trách phạt các em điều gì cũng vì lo và thương các em, vì một mục
tiêu chung la để các em học tốt, thi đổ tốt nghiệp.
Tóm lại, để dạy học có hiệu quả thầy và trò phải cùng phối hợp, người thầy
phải có sự tận tâm, nắm vững chuyên môn và biết cách truyền đạt cho học
sinh dễ hiểu, thầy và trò phải có chung một mục tiêu, gặp nhau tại một điểm,
chứ không như hai đường thẳng song song điểm chung chỉ là con số 0.
CHƯƠNG IV - KẾT QUẢ THỰC TIỄN
Qua bốn năm trực tiếp giảng dạy, tôi đã áp dụng những phương pháp
trên vào việc tạo cho các em học sinh có một tình cảm đẹp, sự hứng thú khi
học môn lịch sử, một trong những biện pháp giúp cho chất lượng dạy học bộ
môn ở trung tâm được nâng cao. Tỉ lệ học sinh thi tốt nghiệp môn lịch sử trên
- 13 -
trung bình trong hai năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 -2012 là trên
95%.
Kết quả đạt được cụ thể trong hai năm học 2011 -2012, 2012 – 2013
như sau:
NĂM HỌC 2011 – 2012:
LỚP 12S1: 41 HS. (Lớp buổi sáng)
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Tháng 09 + 10 1 8 4 14 14
Học kì I 4 7 10 9 11
Học kì II 2 6 14 12 7
Cả năm 3 9 15 12 2
LỚP 12S2: 38 HS. (Lớp buổi sáng)
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Tháng 09 + 10 2 4 6 15 11
Học kì I 2 3 11 13 9
Học kì II 3 3 13 10 9
Cả năm 5 8 16 9 0
NĂM HỌC 2012-2103
LỚP 12S2: 32 HS. (Lớp buổi sáng)
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Tháng 09 + 10 0 2 11 10 9
Học kì I 1 2 14 8 7
Học kì II 2 4 16 7 3
Cả năm 2 7 16 7 0
LỚP 12S3: 33 HS. (Lớp buổi sáng)
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
- 14 -
Tháng 09 + 10 2 3 7 10 11
Học kì I 2 4 10 9 8
Học kì II 2 6 12 7 6
Cả năm 3 8 14 8 0
LỚP 12T1: 35 HS. (Lớp buổi tối)
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Tháng 09 + 10 2 3 11 5 14
Học kì I 2 4 13 5 11
Học kì II 3 4 16 7 5
Cả năm 3 5 17 10 0
LỚP 12T2: 35 HS. (Lớp buổi tối)
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Tháng 09 + 10 0 2 11 8 14
Học kì I 0 3 10 9 13
Học kì II 1 3 11 11 9
Cả năm 1 4 17 10 3
Để đạt được hiệu quả trong học tập môn lịch sử đòi hỏi người giáo viên
phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện chuyên môn lâu dài, phải thật sự
yêu nghề. Riêng cá nhân tôi, bốn năm qua ngoài việc bản thân phải nổ lực học
tập, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, bản thân tôi còn được sự chỉ dạy tận
tình của các thầy cô đã đi trước, nhất là cô Phạm Thị Hường – giáo viên dạy
lịch sử trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Quang Diêu, được sự
giúp đỡ của các đồng nghiệp trong trung tâm, sự cố gắng học tập của các em
học sinh, đặc biệt là sự quan tâm nhiệt tình của Ban Giám Đốc Trung Tâm
- 15 -
Giáo Dục Thường Xuyên – Kĩ Thuật Hướng Nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của mình.
Mong Hội đồng xét duyệt, đóng góp thêm ý kiến để đề tài của tôi được
hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
- 16 -
PHẦN 3 – KẾT LUẬN
Như đã nói ở phần đầu, nâng cao chất lượng dạy –học là vấn đề đang
rất được quan tâm. Những biện pháp mà tôi nêu ra trong đề tài là những kinh
nghiệm mà tôi đúc kết được trong quá trình giảng dạy, tôi hy vọng những ý
kiến của tôi sẽ có thể giúp ích phần nào để chúng ta có thể nâng cao chất
lượng dạy học môn lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay.
I. Một số kết quả chính mà đề tài đạt được
Qua phần cơ sở lý luận đề tài đã làm sáng tỏ được sự cần thiết phải tạo
hứng thú học tập cho học sinh. Đề ra được một số biện pháp để nâng cao chất
lượng dạy học môn lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Qua các giải pháp mà đề tài đã trình bày, bản thân tôi đã áp dụng trong
quá trình giảng dạy cho các khối lớp mà trọng tâm là khối lớp 12 ở Trung tâm
Giáo Dục Thường Xuyên và Kĩ Thuật Hướng Nghiệp Tỉnh Đồng Tháp, trong
các năm qua tôi nhận thấy các em đa số hiểu được bài, các em có sự chuẩn bị
cho tiết học khá tốt, trong giờ học có tích cực tham gia xây dựng bài, tự chủ
trong việc lĩnh hội kiến thức, và đặt biệt là các em có sự tiến bộ rõ rệt qua
từng tháng học.
Với kết quả như trên tôi thực sự hài lòng và phấn khởi, kết quả năm sau
cao hơn năm trước, đó cũng là mấu chốt thôi thúc tôi tiếp tục đổi mới phương
pháp dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh ở bộ môn của mình, nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cho trung tâm nói riêng và cả nước nói
chung. Và là động lực thúc đẩy tôi nâng cấp đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
II. Những hạn chế của đề tài
Đề tài chỉ là những ý kiến cá nhân, chưa tập hợp được nhiều kinh nghiệm
- 17 -
giảng dạy của các giáo viên có kinh nghiệm.
Hiệu quả thực hiện chưa thật đồng đều, nhất là đối với lớp 12 học buổi tối
hiệu quả đạt được cũng chưa cao.
Những biện pháp này sẽ không đạt hiệu quả nếu bản thân học sinh không
chịu học tập, không có thái độ và ý thức học tập đúng đắn.
III. Hướng phát triển của đề tài
Nếu có điều kiện phát triển đề tài, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm nhiều kinh
nghiệm của nhiều giáo viên ở các trường trung học phổ thông, các trung tâm
giáo dục thường xuyên, thu thập thêm ý kiến cá nhân các học sinh để đề tài
được hoàn thiện hơn nữa.
IV. Kết luận
Xã hội ngày càng phát triển, trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, đòi
hỏi ngành giáo dực phải thật vững mạnh, muốn đạt được điều đó thì bản thân
mỗi người giáo viên phải thật sự “ có tâm”, có tình”, và “ có tài”, phải không
ngừng tìm tòi, phát minh ra nhiều phương pháp dạy học mới phù hợp với từng
đối tượng, từng yêu cầu.
V. Đề xuất – kiến nghị
V.1.Đề xuất và kiến nghị chung
- Nên phân luồng học sinh, để giáo viên có thể nắm bắt tâm sinh lý của
từng nhóm học sinh, dễ dàng trong việc chọn phương pháp dạy học, có điều
kiện bồi dưỡng học sinh yếu kém, hoặc học sinh khá, giỏi.
- Cần quản lý nề nếp học tập của các em tốt hơn.
- 18 -
V.2.Đề xuất và kiến nghị về chuyên môn
Đề nghị Ban giám đốc tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập kinh nghiệm
ở các trung tâm giáo dục thường xuyên khác, các trường phổ thông để giáo
viên có thể trao đổi, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về chuyên môn.
V.3.Đề xuất và kiến nghị về chủ nhiệm
- Không tiếp nhận hồ sơ của những học sinh có những hành vi bạo lực học
đường, vô lễ với giáo viên.
- Nên quản lý học sinh chặc chẽ, nhất là việc nói chuyện trong giờ học,
không thuộc bài.
Thành phố Cao Lãnh, ngày 11 tháng 04 năm 2013
Người viết
ĐÀO THỊ MỸ LINH
- 19 -
- 20 -