Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

“Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn tiếng Anh cho học sinh Tiểu học”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.55 KB, 16 trang )

“Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn tiếng
Anh cho học sinh Tiểu học”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đã và đang vươn mình phát triển để bắt kịp với nền văn minh
của thế giới, của nhân loại. Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra trước mắt phải là
trình độ và năng lực của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Để mở rộng tầm mắt
và giao lưu với các nước trên thế giới thì điều cần lưu tâm đầu tiên phải là
trình độ ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ để các nước có thể giao tiếp thông dụng với
nhau hiện nay là tiếng Anh, hay nói cách khác tiếng Anh là một ngôn ngữ
quốc tế. Từ trong quan hệ kinh tế, trong các văn bản khoa học …v.v hiện nay
đa phần là sử dụng tiếng Anh.
Vậy mà các thế hệ từ cán bộ công chức, sinh viên, học sinh và các tầng
lớp khác trong xã hội còn rất nhiều lúng túng trong việc sử dụng tiếng Anh.
Khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc cũng như trong giao tiếp với
người nước ngoài còn rất hạn chế. Đối với việc có chứng chỉ ngoại ngữ chỉ là
vấn đề đối phó, hình thức, chưa thực sự có năng lực và bản thân mỗi cá nhân
chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ. Đối với học
sinh còn học ngoại ngữ nặng nề theo chương trình sách giáo khoa nên dễ
dàng bị nhàm chán dẫn đến hiệu quả học tập không cao. Gần đây thì nhận
thức của người dân về tầm quan trọng của tiếng Anh đã được cải thiện phần
nào, nhưng từ phía người dạy vẫn còn nhiều lúng túng trong cách tổ chức
giảng dạy. Chưa có sự bứt phá, chưa thực sự dám nghĩ và dám đưa những
phương pháp dạy học mới và hiện đại vào việc dạy học, và đặc biệt hơn là
vẫn chưa có sự chỉ đạo nhiệt tình của cấp trên cho môn học này.
Đặc biệt là ở cấp tiểu học thì sự quan tâm đến việc học và dạy tiếng
Anh còn chưa thực sự cao, đôi khi còn có ý kiến cho rằng học sinh tiểu học
còn quá nhỏ để học ngoại ngữ. Theo tôi ý kiến này hoàn toàn sai ngược, một
đứa trẻ mới biết nói thì khả năng học và nhớ các từ rất nhanh. Theo nghiên
cứu của các nhà khoa học nước ngoài thì trẻ em ở độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi học
nói tiếng nước ngoài là có hiệu quả nhất. Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi


cho rằng học sinh tiểu học tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn học sinh ở các lứa tuổi
khác. Bởi vì ở độ tuổi đó học sinh đang tiếp cận với tiếng mẹ đẻ, đang có
hứng thú để học và phân tích về ngôn ngữ, từ tư duy học tiếng mẹ đẻ mà các
em có thể vận dụng sang việc học ngoại ngữ. Các em nhớ bài lâu hơn còn do
sự hứng thú, tò mò với cái mới lạ và sự đặc biệt của một ngôn ngữ khác.
Tuy nhiên, việc dạy học cho các em thế nào để đem lại hiệu quả cao
mới là vấn đề cần bàn và quan tâm. Đối với từng độ tuổi ta có những nội dung
kiến thức ngôn ngữ và hình thức giảng dạy khác nhau, đối với độ tuổi học
sinh THCS và THPT thì việc truyền đạt kiến thức lại dễ dàng hơn nhiều. Học
sinh Tiểu học thì phải làm sao để việc truyền đạt kiến thức là đơn giản và dễ
1
hiểu, dễ nhớ nhất. Không thể dạy theo phương pháp cổ điển là hướng dẫn cho
học sinh đọc từ và dạy ngữ pháp theo cách đưa ra công thức để học sinh tự lắp
ráp. Đối với nhận thức của học sinh tiểu học thì việc học theo mô hình, theo
công thức là không hiệu quả, mà phải dạy học theo cách “học mà chơi, chơi
mà học”. Nhưng chơi như thế nào để việc học đạt hiệu quả cao thì lại phải
tuỳ thuộc vào hình thức tổ chức của người dạy. Cũng như việc dạy toán và
tiếng Việt, tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học rất cần phải có sự gây hứng
thú cho các em trong các giờ học để khắc sâu kiến thức cho các em giúp các
em nhớ bài lâu hơn. Đã có rất nhiều hình thức tổ chức trò chơi dạy học,
nhưng thường chỉ là những trò chơi ngắn trong các tiết dạy nhằm lồng ghép
vào chương trình học của các em để củng cố bài học. Đã từ lâu bản thân tôi
trăn trở và nghĩ đến việc tổ chức một sân chơi tiếng Anh bổ ích cho học sinh
tiểu học nhằm làm tăng thêm hứng thú cho học sinh trong việc học môn tiếng
Anh.
Năm học XXX Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì, phối hợp với Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam tổ chức Giao lưu Olympic Tiếng Anh Tiểu học. Đây
là một sân chơi bổ ích, là động lực thúc đẩy việc dạy và học tiếng Anh của
giáo viên và học sinh. Để tham gia tốt các sân chơi có tầm cỡ, có tổ chức lớn
như vậy thì bản thân giáo viên ở mỗi trường cần phải có khả năng tự tổ chức

cho học sinh của mình những sân chơi tương tự như vậy. Nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn tiếng Anh ở Tiểu học, gây nhiều hứng thú cho học
sinh Tiểu học để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho thế hệ trẻ, tạo đà cho sự
phát triển của đất nước, bản thân tôi có một sáng kiến nho nhỏ góp phần xây
dựng hệ thống phương pháp dạy học đổi mới. Dưới đây tôi xin trình bày nội
dung đề tài:
“Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn tiếng Anh cho học sinh Tiểu
học”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng.
* Học sinh:
+ Thuận lợi:
Đối với học sinh tiểu học thì việc học tiếng Anh đang còn là mới mẻ và
nhẹ nhàng về kiến thức, các em đang bước đầu làm quen cho nên rất có hứng
thú. Cho đến thời điểm hiện nay thì ý thức và quan điểm về tầm quan trọng
của môn tiếng Anh của các bậc phụ huynh học sinh đã rất tiến bộ. Việc đầu
tư về thời gian cũng như kinh tế cho việc học môn học này đã phần nào thay
đổi theo chiều hướng tích cực cho nên việc dạy học đã phần nào đỡ vất vả.
+ Khó khăn:
Đối với đối tượng là học sinh Tiểu học nên mức độ tiếp thu bài còn
nhiều hạn chế, các em chưa thực sự có kinh nghiệm trong việc tự học và củng
cố kiến thức đã được truyền đạt. Không thể dạy học theo phương pháp máy
2
móc mà phải làm thế nào để các em dễ hiểu và dễ nhớ nhất. Phải tạo cho các
em hứng thú học tập chứ không thể gò ép các em vào một khuôn mẫu cứng
nhắc, nó sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn có thể dẫn đến
phản tác dụng.
* Giáo viên:

+ Thuận lợi:

Đa phần các trường đang từng bước quan tâm cho môn tiếng Anh, đầu
tư cơ sở vật chất giảng dạy cho giáo viên và đồ dùng học tập cho học sinh.
Đặc biệt việc triển khai sinh hoạt chuyên môn liên trường cho giáo viên tiếng
Anh mang lại hiệu quả rất lớn cho việc giảng dạy.
+ Khó khăn:
Một số giáo viên còn có nhiều hạn chế trong việc giảng dạy tiếng Anh
theo phương pháp đổi mới, còn máy móc rập khuôn, chưa giám thay đổi
nhiều trong phương pháp dạy học. Còn nặng nề theo kiến thức sách giáo khoa
và theo chương trình, các giờ dạy còn mang nhiều tính hình thức máy móc,
không giám bứt phá. Cũng có một số giáo viên mới được làm quen với đối
tượng học sinh Tiểu học nên còn lúng túng trong phương pháp. Một số quan
điểm về phương pháp dạy học môn tiếng Anh còn chưa được thống nhất, đôi
khi còn nhiều tranh cãi chưa được tháo gỡ, dẫn đến không ít những khó khăn
cho việc dạy và kết quả dạy và học không cao.
Mặc dù các cấp lãnh đạo đã rất quan tâm đến việc giảng dạy môn học
này ở các trường Tiểu học, nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức
các cuộc thi giao lưu tiếng Anh nhằm tạo động lực cho việc phát triển phong
trào dạy và học tiếng Anh ở các cấp học, đặc biệt là ở Tiểu học. Một sân chơi
bổ ích và lí thú vừa giúp các em học hỏi lẫn nhau mà lại tạo cho các em động
lực học tập và giáo viên nâng cao nghiệp vụ đồng thời phấn khởi về thành tích
của mình, nếu chưa đạt được thì có động lực để phấn đấu. Không có cơ hội để
cho học sinh và giáo viên đánh giá mình và khẳng định kết quả dạy và học
của mình. Bên cạnh đó thì số tiết quy định trong một tuần cho mỗi giáo viên
cao (23 tiết/ 1 tuần), đặc thù của môn học này là phải nói nhiều nên ảnh
hưởng không ít đến sức khoẻ. Mà để tổ chức được các hoạt động học tập sinh
động cho học sinh, giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức thì
tiết học tiếng Anh mới thực sự khoa học và hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên là do Phòng GD&ĐT huyện
cũng như Sở GD&ĐT chưa có chuyên viên riêng cho bộ môn tiếng Anh Tiểu
học. Chưa có những kế hoạch cụ thể cho việc tổ chức các kì thi, các cuộc giao

lưu ngay từ đầu năm học. Đối với học sinh cũng như giáo viên, không có sự
chủ động cho việc tập dượt và chỉ dạy học theo chương trình đại trà.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
3
Từ thực trạng mà tôi vừa nêu ra trên đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng dạy và học môn tiếng Anh của học sinh Tiểu học. Một số học sinh
khi được hỏi đã rất sợ học môn tiếng Anh vì môn tiếng Anh khó nhớ, khó học
và khó viết. Và giáo viên cũng không có hứng thú khi dạy đối tượng này nên
dẫn đến chưa thực sự yêu nghề. Và hậu quả để lại cực kì trầm trọng là khi
theo học THCS học sinh không hào hứng gì với môn học này dẫn đến kết quả
học tập chưa cao.
Sau đây là kết quả kiểm tra giữa kì I năm học XXX của học sinh lớp
3A và 3B khi chưa thực hiện các hoạt động dạy học mới vào giảng dạy:
STT Lớp Tổng số HS
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 3A 21 em 4 19 7 33 6 29 4 19
2 3B 22 em 3 14 8 36 8 36 3 14
Nhìn vào bảng thống kê kết quả học tập giữa học kì I của hai lớp 3A và
3B ta thấy chất lượng học của các em còn chưa cao, còn có nhiều học sinh
yếu và trung bình, số lượng học sinh giỏi còn khiêm tốn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH.
* Giải pháp 1: Dạy hát múa cho học sinh và thay thế việc tập thể dục
chuyển tiết.
* Giải pháp 2: Tổ chức các tiết học tập ngoài trời như những tiết học
môn thể dục hoặc các hoạt động đội, sao nhi đồng …
* Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh.
* Giải pháp 4: Tổ chức các sân chơi tiếng Anh cho học sinh.
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện.

Từ những kết quả đạt được nêu trên chưa thoả đáng đối với năng lực
của học sinh tôi đã trăn trở nhiều và tự tìm tài liệu, tham khảo qua các đồng
nghiệp ở mọi nơi và rút kinh nghiệm qua các tiết dạy để mạnh dạn thay đổi
phương pháp dạy học. Tìm tòi sáng tạo để ứng dụng vào thực tế giảng dạy
4
nâng cao chất lượng học sinh, phát huy hết năng lực vốn có của các em. Hôm
nay tôi muốn đem kinh nghiệm của bản thân đã được trải nghiệm để chia sẻ
với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ở bậc
tiểu học để “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đối với các em.
Qua thời gian trải nghiệm thực tế và thăm dò tâm lí học sinh Tiểu học
tôi nhận thấy phần lớn các em đều yêu ca hát và thích các hoạt động sôi nổi.
Vậy nên việc tổ chức các trò chơi cho các em khi dạy học là việc không thể
thiếu trong dạy học tiếng Anh cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học. Dạy học theo
phương pháp trải nghiệm thực tế và hoạt động vui chơi sẽ giúp các em khắc
sâu kiến thức và hào hứng hơn trong học tập.
Từ việc nghiên cứu tâm lí lứa tuổi để áp dụng đúng phương pháp vào
giảng dạy, bản thân tôi đã tự tìm tòi và tham khảo các tài liệu dạy học tiếng
Anh cho trẻ em bằng mọi hình thức, phù hợp với đặc thù của môn học.
Nếu như dạy tiếng Anh qua hát có hiệu quả cao đối với học sinh Tiểu
học thì việc dạy múa hát bằng tiếng Anh hay tổ chức các sân chơi cho các em
theo chủ đề, chủ điểm, câu lạc bộ v.v… sẽ có tác dụng và hiệu quả cao hơn
nhiều. Đây là một sân chơi nhằm giải tỏa những áp lực sau những giờ học
căng thẳng cho học sinh và cũng là đem đến cho các em những bài học bổ ích
và lí thú. Từ việc tiếp cận các phương pháp dạy học đổi mới và mạnh dạn ứng
dụng vào giảng dạy tôi đã tìm ra cho mình các biện pháp cụ thể sau đây:
1. Dạy hát múa cho học sinh và thay thế việc tập thể dục chuyển tiết.
Trong các giờ học, khi có trống chuyển tiết thì học sinh lại đứng dậy
tập thể dục, một bài tập thể dục ngắn để chuyển tiết. Tôi đã thay thế hoạt động
này bằng một số bài hát múa hoặc các câu mệnh lệnh bằng tiếng Anh cho học
sinh. Việc hát múa đồng thời đã giúp cho học sinh khắc sâu hơn các từ, các

câu, phản xạ tốt hơn với các hoạt động.
Đây cũng chính là phương pháp dạy học TPR ( Total Physical Response )
+ Các em đã có hoạt động hát múa bằng tiếng Anh thay cho các hoạt
động thể dục cứng nhắc mỗi khi có trống chuyển tiết. Cụ thể:
• Học sinh thường múa hát bài hát múa: “ Follow me ” để thể hiện
một số hoạt động đơn giản mà các em được học. Lời bài hát như
sau:
Follow me, follow me. Stand up, stand up.
( Học sinh sẽ vừa hát vừa đứng lên )
Follow me, follow me. Sit down, sit down.
( Học sinh sẽ vừa hát vừa ngồi xuống )
`Follow me, follow me. Stand up, stand up.
( Học sinh sẽ vừa hát vừa đứng lên )
Follow me, follow me. Wave your arms.
( Học sinh sẽ vừa hát vừa vẫy hai cánh tay )
Follow me, follow me. Bend your knees.
( Học sinh sẽ vừa hát vừa khuỵu đầu gối )
5
Follow me, follow me. Turn right, turn right.
( Học sinh sẽ vừa hát vừa xoay tay tượng trưng như đang
lái xe và quay sang bên phải )
Follow me, follow me. Turn left, turn left.
( Học sinh sẽ vừa hát vừa xoay tay tượng trưng như đang
lái xe và quay sang bên trái )
Follow me, follow me. Jump up and down.
( Học sinh sẽ vừa hát vừa nhảy lên xuống )
Follow me, follow me. Turn around.
(Học sinh sẽ vừa hát vừa xoay tay tượng trưng như đang
lái xe quay xung quanh )
Mục đích:

Các em được hoạt động sôi nổi qua nhạc và lời của bài hát múa giúp
giảm sự căng thẳng của tiết học trước và tạo không khí hào hứng cho tiết học
sau. Đồng thời giúp cho khớp chân tay và khớp gối của các em được hoạt
động tránh mệt mỏi. Đặc biệt là học sinh ghi nhớ và khắc sâu các cụm từ hoạt
động:
Stand up, sit down, wave your arms, bend your knees, turn right, turn
left, jump up and down, turn around.
• Học sinh thường múa hát bài hát múa:
“ Head, shoulders, knees and toes ” để thể hiện và ghi nhớ cách nói
các từ chỉ một số bộ phận cơ thể mà các em được học. Lời bài hát như
sau:
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes, knees and toes.
(Học sinh chạm tay vào các bộ phận cơ thể : đầu, vai, đầu gối, ngón chân)
Head, shoulders, knees and toes, eyes, ears, mouth, nose.
(Học sinh chạm tay vào các bộ phận cơ thể : đầu, vai, đầu gối, ngón chân,
mắt, tai, miệng, mũi)
Hay theo một bản nhạc khác:

(Giáo viên có thể đảo vị trí các câu từ trong bài hát để luyện phản xạ
của học sinh khi nghe các từ )
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
And eyes and ears and mouth and nose.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Mục đích:
Khi hát đồng thời các em chạm tay vào các bộ phận cơ thể của mình
mỗi khi được nhắc đến. Việc này giúp các em giảm căng thẳng và mệt mỏi
6
sau tiết học trước đồng thời giúp các em ôn lại cách nói và nhớ các từ về một

số bộ phận cơ thể:
Head, shoulders, knees, toes, eyes, ears, mouth, nose.
* Học sinh thường múa hát bài hát múa: “ Do it the way I do ” để thể
hiện và ghi nhớ cách nói các từ chỉ một số hoạt động thông thường, đơn giản:
Lời bài hát như sau:
Clap your hands high above, do it the way I do.
( Giơ tay lên cao và vỗ tay)
Clap your hands down below, do it the way I do.
( Đưa tay xuống thấp và vỗ tay)
Roll your hands high above, do it the way I do.
( Giơ tay lên cao và cuộn tròn )
Roll your hands down below, do it the way I do.
( Giơ tay xuống thấp và cuộn tròn )
Wave your hands to the right, do it the way I do.
( Vẫy tay về bên phải)
Wave your hands to the left, do it the way I do.
( Vẫy tay về bên trái)
Point your hands to the right, do it the way I do.
( Chỉ tay về bên phải)
Point your hands to the left, do it the way I do
( Chỉ tay về bên trái)
Mục đích:
Khi hát đồng thời các em hoạt động theo ngôn ngữ của bài hát. Việc
này giúp các em giảm căng thẳng và mệt mỏi sau tiết học trước và có tinh
thần thoải mái cho tiết học sau, đồng thời giúp các em ôn lại cách nói các từ
về một số hoạt động:
clap hands, roll hands, wave hands, point hands, và các từ, cụm từ:
right, left, high above, down below.
2. Tổ chức các tiết học tập ngoài trời như những tiết học môn thể
dục hoặc các hoạt động đội, sao nhi đồng ….

Học sinh rất thích tham gia các hoạt động và từ những hoạt động đó
chúng ta cho học sinh trải nghiệm tiếng Anh. Mục đích dạy cho học sinh một
số từ chỉ các hoạt động không chỉ dừng lại ở việc dạy đọc mà còn phải cho
các em hoạt động thực sự thì hiệu quả của bài dạy mới cao.
Ví dụ các mệnh lệnh cho học sinh xếp thành hàng, tạo thành vòng tròn,
đứng lên, ngồi xuống, quay trái, quay phải, chạy, nhảy…. ta cần cho học sinh
có một sân chơi để học sinh hoạt động vừa học vừa chơi.
Make a line./ Make two lines.
7
Make a circle./ Make two circles./ make a big circle/ Make a small
circle.
Stand up./ Sit down./ Turn right./ Turn left./ Run./ Run fast./ Run
slow./ Jump / sing / touch your head, shoulders, knees, toes….
Cách tổ chức các hoạt động:
Theo phương pháp MAT ( Model -> Action -> Talk ). Giáo viên làm mẫu, hô
các câu mệnh lệnh và học sinh làm theo mệnh lệnh. Sau đó giáo viên tổ chức
cho các học sinh ra lệnh cho nhau hoạt động. Có thể bố trí theo nhiều hình
thức, luôn thay đổi cách thức tổ chức các trò chơi để khỏi nhàm chán, qua mỗi
hoạt động trò chơi học sinh đã lĩnh hội được một số kiến thức ngôn ngữ nhất
định. Học sinh vừa được nói vừa được nghe bạn nói và hoạt động. Có thể đan
xen cả các hoạt động hát múa tiếng Anh như hoạt động thể dục thể thao. Học
sinh thi hát múa, chơi các trò chơi dân gian dùng các câu mệnh lệnh bằng
tiếng Anh ….
Ví dụ:
* Khi dạy xong Unit 4: My friends ( Let’s learn English Book 1) học
sinh đã nắm được cách yêu cầu người khác đứng lên( Stand up, please), ngồi
xuống( Sit down, please) ta có thể mở rộng dạy thêm một số câu mệnh lệnh
khác nữa như: Make a line / Make two lines / Make a circle / Make a big
circle / Turn right / Turn left. Khi gần hết tiết học giáo viên cho học sinh ra
sân, khoảng 10 phút, các em sẽ có những hoạt động học qua chơi bổ ích.

Trước hết là giáo viên phải làm mẫu, hô to các câu mệnh lệnh đơn
giản( những lần sau có thể để cho lớp trưởng hoặc các em học sinh thay nhau
hô):
- Make a line! ( Học sinh nhanh chóng xếp thành một hàng )
- Make two lines! ( Học sinh xếp thành hai hàng )
- Turn left/ turn right! ( Học sinh quay trái/ quay phải )
Sau đó cho học sinh hát múa bài hát múa: “ Head, shoulders, knees and toes

Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
And eyes and ears and mouth and nose.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Ta có thể đảo vị trí các từ chỉ bộ phận cơ thể trong lời bài hát để tạo cho các
em có phản xạ tốt hơn đối với việc nghe hiểu. Ví dụ:
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Thay bằng: Head, shoulders, toes and knees, toes and knees.
- Make a big circle! ( Học sinh tạo thành một vòng tròn to )
Sau đó giáo viên cho các em chơi trò chơi. Giáo viên làm mẫu hô các câu
mệnh lệnh:
- Sit down! ( Các em học sinh ngồi xuống )
8
- Stand up! ( Các em đứng lên)
- Touch your head! Touch your knees! Touch your shoulders! ….
( Các em chạm vào các bộ phận cơ thể: đầu, đầu gối, vai …)
Mục đích: Hoạt động này giúp các em có cơ hội trải nghiệm thực tế,
các em được thực hành nói các câu mệnh lệnh: Stand up, sit down, touch
your head, knees, shoulders, Make a line, Make two lines, Turn left, turn
right… đồng thời có hoạt động tương tác. Qua hoạt động vui chơi các em
được ôn lại các từ cần thiết Stand up, sit down, touch your head, knees,

shoulders, Make a line, Make two lines, Turn left/ turn right … .
* Hoặc khi dạy xong Unit 8: Ages ( Let’s learn English Book 1) học
sinh đã được học các số đếm, ta có thể áp dụng hình thức trên và thêm vào
hoạt động điểm số từ một đến mười. Giáo viên cho học sinh xếp thành hai đến
ba hàng và cho học sinh điểm số.
- Make two lines! ( Học sinh xếp thành hai hàng )
- Let’s count from one to ten! ( Học sinh hô to các số đếm theo trình tự
từ một đến mười: one, two, three, four … )
- Let’s sing( How old are you?)! (Học sinh hát bài hát: How old are
you?)
How old are you? How old are you?
How old am I?How old are you?
I’m one, one, one.
I’m two, two, two.
I’m three, three, three.
I’m four, four, four.
I’m five, five, five.
I’m six, six, six.
I’m seven, seven, seven.
I’m eight, eight, eight.
Lá la la la la. Là la lá lá lá. Lá la la la la. Lá la lá la là.
Sau khi điểm số và hát xong học sinh lại có thể chơi các trò chơi như hoạt
động của phần trên( phần áp dụng cho Unit 4).
Mục đích:
Hoạt động này giúp các em có cơ hội trải nghiệm thực tế, các em được
thực hành nói các câu mệnh lệnh đồng thời có hoạt động tương tác. Qua hoạt
động vui chơi các em được ôn lại các từ cần thiết tuỳ theo từng hoạt động,
từng bài mà giáo viên vận dụng. ở phần trên các em được trải nghiệm việc
đếm các số đếm một cách thành thạo, nói và làm theo các câu mệnh lệnh:
Make two lines, Let’s count, Let’s sing, đặc biệt là ôn lại mẫu câu hỏi - đáp:

How old are you? Và các số đếm từ 1 đến 10.
3. Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh.
Ta có thể tổ chức theo các chủ điểm, chủ đề sinh hoạt theo tháng, theo
tuần. Học sinh sẽ tham gia theo các khối lớp hoặc theo lớp. Mỗi một tháng ta
9
có một chủ đề để học sinh khai thác và nắm bắt. Các chủ đề có thể đan xen
nhau và tự giáo viên bố trí sao cho phù hợp.
Ví dụ tháng thứ nhất ta cho học sinh thi nhau học tập theo chủ đề “
Alphabet”
Ta có thể đặt cho mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm học tập một cái tên
tương ứng với tên một chữ cái để các em tự nhớ tên chủ đề của mình và của
các bạn trong lớp. Hết tháng ta lại tiếp tục đặt tên cho các em theo chủ đề
khác “ school objects” “weather” “family members” … Mỗi khi hoạt động
các trò chơi thì chúng ta gọi tên các em theo tên chủ đề và các học sinh cũng
phải nhớ tên chủ đề của bạn. Làm như vậy các em mới thực sự hào hứng
trong việc thi đua học và dễ nhớ các từ, khắc sâu hơn kiến thức đã học. Câu
lạc bộ tiếng Anh có thể thu hút các em học sinh tiểu học tham gia nhiều nhất
là ta dạy các bài hát tiếng Anh. Mỗi một chủ đề ta vận dụng để dạy cho các
em một hoặc hai bài hát tiếng Anh.
*Ví dụ đây là một buổi sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh trong thời gian
khoảng bốn mươi phút:
Sau khi học xong Unit 2: Thank you ( Let’s learn English book 1)
học sinh đã biết đọc các chữ cái tiếng Anh từ A đến Z ta đặt tên mỗi học sinh
bằng một chữ cái và học sinh đó tự giới thiệu tên mình ( I’m A. / I’m B ….)
và các học sinh khác nhớ tên bạn mình.
Sau đó dạy cho các em tập hát bài hát “Alphabet Song”. Cho các em thi
hát theo nhóm, hát cá nhân bài hát. Khi học sinh đã hát lưu loát bài hát về các
chữ cái, giáo viên cho các em chơi trò chơi “ Apple pass”.
Học sinh xếp thành một vòng tròn. Giáo viên hô: “ Let’s sing”. Học
sinh hát bài hát “ Alphabet song ”. Trong khi hát học sinh truyền tay nhau một

quả táo. Khi giáo viên hô: “Stop!”- Học sinh dừng hát. Lời bài hát dừng khi
quả táo vào tay em nào thì em đấy tự giới thiệu “ Hello. I’m H. Nice to meet
you!”, các em còn lại sẽ hô to “ Nice to meet you, too.”
Cuối cùng các em chơi trò chơi “ Hỏi - Đáp”: Một em học sinh lên, các
em học sinh khác có thể nói bất kì câu nói hay câu hỏi nào đã học để cho học
sinh đấy trả lời.
Ví dụ: ( Học sinh lên bảng là S, các học sinh khác là S1, S2, S3 ……)
S1: Hi. How are you?
S: I’m fine, thank you.
S2: Hi. I’m C.
S: Hi C. I’m Q.
S3: Nice to meet you.
S: Nice to meet you, too.
S4: Goodbye.
S: Bye. See you later.
Ta cho các em thay nhau lên bảng để đáp lại câu nói của các bạn. Khi
học nhiều nội dung hơn, có nhiều câu hỏi hơn học sinh càng có nhiều câu để
10
đối thoại. Đối với mỗi bài ta lại có thêm câu hỏi và trả lời như: hỏi và trả lời
tên, tuổi, thời tiết …. S5: How old are you?
S: I’m nine years old.
S6: What’s your name?
S: My name’s …
S7: How’s the weather?
S : It’s sunny.
Mục đích:
Các em ôn lại cách đọc chữ cái, cách chào và giới thiệu tên mình, cách
làm quen khi mới gặp nhau, cách hỏi thăm sức khoẻ, cách chào tạm biệt.
Đồng thời giúp các em phản xạ tốt hơn với giao tiếp tiếng Anh, đặc biệt các
em nói tiếng Anh một cách tự tin hơn khi đứng trước đám đông.

* Khi học sinh được học xong chủ đề về đồ dùng học tập ( school
objects) Unit 5: My School (Let’s learn English book 1), giáo viên tổ chức
cho các em chơi trò chơi “ Go to the bookshop ”. Học sinh sẽ được đặt tên
theo từ chỉ các đồ dùng học tập: book, pen, ruler, eraser, pencil. Gồm có năm
nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 5 em. Mỗi nhóm được đặt tên lần lượt theo
tên các đồ dùng học tập nói trên, khi các em đã được đặt tên thì mỗi em phải
nhớ đúng tên của mình. Giáo viên nêu luật chơi và làm mẫu một lần, sau đó
cho học sinh chơi còn giáo viên quan sát, làm trọng tài, em nào không được
gọi tên mà đến hoặc em nào được gọi tên mà không đến sẽ phải nhảy lò cò
xung quanh lớp học.
Giáo viên muốn mua một quyển sách thì giáo viên sẽ hô:
“I want a book”.
Học sinh có tên gọi là “ book” sẽ chạy lại vị trí cạnh giáo viên.
Giáo viên muốn mua hai cái thước thì sẽ hô: “I want two rulers”.
Hai em học sinh có tên đặt là “ruler” sẽ chạy lại chỗ giáo viên.
Sau khi giáo viên hô hết các từ chỉ đồ dùng học tập thì học sinh sẽ thay giáo
viên để “ Go to the bookshop ”. Học sinh đó sẽ hô các câu “ I want ….” để
các bạn khác làm theo ý mình.
Mục đích: Cứ như vậy, học sinh thay nhau đóng vai người đi mua đồ
dùng học tập “Go to the bookshop” và được gọi tên các từ chỉ các đồ dùng
học tập. Còn các học sinh được đặt tên theo các đồ dùng học tập được nghe và
phản xạ với từ nghe được. Điều này tạo cho các em khắc sâu hơn các từ đã
học và nói thành thạo hơn các từ chỉ đồ dùng học tập: book, pen, pencil,
ruler, eraser.
4. Tổ chức các sân chơi tiếng Anh.
Đối với mỗi trường, một năm ít nhất cũng nên tổ chức giao lưu tiếng
Anh cấp trường một hoặc hai lần cho học sinh. Có thể tổ chức theo khối hoặc
theo trường để học sinh các lớp, các khối lớp có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn
nhau.
Học sinh sẽ tham gia thi các phần thi tìm hiểu kiến thức tiếng Anh bằng

cách trả lời các câu hỏi giống như các chương trình giải trí trên truyền hình:
11
Chiếc nón kì diệu, Ai là triệu phú, Tam sao thất bản, Đường lên đỉnh
Olympia, Rung chuông vàng, hay Hộp quà bí ẩn v.v…
Ngoài các đội tham gia thi, các thành viên tham gia thi còn có phần
tham gia của khán giả, việc này khích lệ các em quan tâm và tham gia học
tập, khắc sâu hơn những kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn thiếu
sót.
Lồng ghép vào chương trình không thể thiếu được là phần thi năng
khiếu gồm các năng khiếu: hát, múa, ngâm thơ, diễn kịch… bằng tiếng Anh.
Mục đích là làm cho học sinh sẽ mạnh dạn hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
HS hoà mình vào môi trường nói tiếng Anh để không bị lúng túng khi thực
hành giao tiếp tiếng Anh.
* Sau đây là minh hoạ một chương trình Giao lưu tiếng Anh cho học
sinh khối 3 vào dịp kỉ niệm 26-03, ngày thành lập Đoàn TNCS HCM. Thời
gian tổ chức là 60 phút.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị nội dung chương trình, các câu hỏi, đáp
án, chuẩn bị về thiết bị: loa, đài, máy chiếu, hệ thống các câu hỏi và đáp án
trình chiếu. Chuẩn bị phần thưởng để khích lệ học sinh. Học sinh tham gia ôn
lại những kiến thức đã học, tập hát các bài hát đã học hoặc những bài hát gần
với chương trình. Học sinh gồm có 6 em, hai đội chơi.
Bước 1: Thi cá nhân( mỗi em có 5 phút cho phần này)
- Từng em học sinh sẽ giới thiệu về mình( màn chào hỏi: Hello. My
name’s … I’m from 3A …. I’m … years old. …)
- Sau đó các em sẽ thi hát các bài hát tiếng Anh, có thể múa minh hoạ.
- Mỗi học sinh sẽ bắt thăm trả lời các câu hỏi bằng cách chọn số trên
màn hình. Các câu hỏi có thể đưa ra như sau( phần này ta có thể đặt câu hỏi
dựa theo cách thức của chương trình “Ai là triệu phú”):
Câu hỏi 1: Em đáp lại thế nào bằng tiếng Anh khi có một người chào
em bằng câu: “Good morning!”?

A. Good evening! B. Good morning!
C. Goodbye! D. Good afternoon!
Câu hỏi 2: Em hãy yêu cầu bạn em “gấp sách lại” bằng tiếng Anh?
A. Close your book, please. B. Open your book,
please.
C. Sit down, please. D. Stand up, please.
Câu hỏi 3. Em hãy hỏi để bạn trả lời bằng câu: “ It’s rainy today.”
A. What’s your name? B. How are you?
C. How’s the weather? D. How old are you?
Câu hỏi 4. Em đáp lại thế nào khi bạn nói: “ Nice to meet you.”?
A. Thanks. B. I’m fine, thank you.
C. See you later. D. Nice to meet you,
too.
12
Câu hỏi 5. Em hỏi thế nào thì bạn em đáp: “ I’m nine years old.”?
A. What’s your name? B. How are you?
C. How old are you? D. How’s the weather?
Câu hỏi 6. Khi chào “tạm biệt” em sẽ nói thế nào bằng tiếng Anh?
A. Goodbye. B. Good afternoon.
C. Good evening. D. Good morning.
Bước 2: Dành cho khán giả:
Giáo viên đưa hình ảnh trên màn chiếu và yêu cầu học sinh đọc bằng
tiếng Anh các từ chỉ hình ảnh đó, rồi đánh vần các con chữ. Nếu đọc đúng từ
và đánh vần đúng các con chữ trong từ đấy thì nhận được phần quà. Thời gian
dành cho phần này khoảng mười phút. Các từ đưa ra cho học sinh phải phù
hợp với mọi đối tượng học sinh tham gia, không thách đố các em nhiều. Các
hình ảnh đưa ra là các hình ảnh về các đồ dùng học tập như: book, pen,
pencil, ruler, eraser hoặc hình ảnh về các thành viên gia đình như: father,
mother, brother, sister, grandmother, grandfather. Hình ảnh về các hiện tượng
thời tiết: sunny, rainy, windy, cloudy, snowy. Giáo viên đưa ra hình ảnh, có

các câu hỏi gợi ý, số chữ cái trong từ, theo cách chơi của chương trình “Chiếc
nón kì diệu”.
Ví dụ: Câu 1: Đây là một từ gồm có ba chữ cái, nói về một đồ dùng học
tập. Giáo viên có thể đưa hình ảnh cái bút mực lên slide trình chiếu gợi ý cho
học sinh nếu cần.
P E N

Câu 2: Đây là một từ gồm có năm chữ cái, nói về một hiện tượng thời
tiết của mùa hè, thời tiết này thường làm cho ta cảm thấy nóng bức. Giáo viên
có thể đưa hình ảnh lên slide trình chiếu để gợi ý cho học sinh nếu cần.
S U N N Y
Câu 3: Đây là một từ gồm có bốn chữ cái, nói về một thứ đồ chơi mà
các bạn nữ hay thích chơi. Giáo viên có thể đưa hình ảnh lên slide trình chiếu
cho học sinh để gợi ý nếu cần.
D O L L
Câu 4: Đây là một từ gồm có sáu chữ cái, nói về một thành viên trong
gia đình. Giáo viên có thể đưa hình ảnh lên slide trình chiếu cho học sinh để
gợi ý nếu cần.
F A T H E R
Sau khi học sinh đưa câu trả lời, giáo viên đưa ra đáp án cụ thể và sẽ có
phần quà cho khán giả nếu như có câu trả lời đúng. Tuỳ từng tình huống mà
giáo viên có thể chọn một số câu hỏi theo các chủ đề . Phần thi này càng có
nhiều câu hỏi và có nhiều học sinh tham gia càng tốt.
13
Bước 3: Thi đồng đội:(mỗi đội gồm 3 em)
Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị cho mỗi đội chơi một bảng viết bút dạ to, một cái
hộp, trong hộp có các đồ dùng học tập: bút mực, bút chì, thước kẻ, sách, tẩy;
các đồ chơi: robot, thuyền, ôtô, búp bê, bóng. Phần này mỗi đội có thời gian
là mười phút, chơi giống một phần trong trò chơi “ Tam sao thất bản”.

Mỗi đội có một em được cử làm thư kí ghi lại các từ bạn mình đọc, một
em là người sờ tay vào trong chiếc hộp và nhặt lần lượt các đồ có trong hộp
rồi đọc tên các đồ vật mình sờ được( không được nhìn): pen, ruler, book,
pencil, eraser, robot, car, ship, doll, ball. Còn một em khác sẽ là người hỗ
trợ, để những vật đã được đọc tên vào vị trí đúng sai. Cứ như vậy, hết mười
phút các em sẽ thi xem đội nào nhặt và gọi đúng tên nhiều đồ vật hơn, viết
đúng nhiều từ hơn.
Ví dụ: Đội thứ nhất.
Một em sờ tay vào hộp đựng đồ có chứa các vật như: pen, book, ruler,
robot, car, ball, ship, earer.
Khi em học sinh này sờ vào cái bút và cầm lên( mắt không được nhìn
vào vật) hô to: pen. Em học sinh được cử làm thư kí phải viết lại đúng từ pen.
Nếu như em học sinh đọc sai hay viết sai thì thứ đồ vật nhặt được đó phải để
ở giỏ có tên gọi là Wrong, ngược lại nếu cả đọc và viết đúng thì được để ở giỏ
có tên là Right. Cứ như vậy cho đến khi hết các đồ vật.
Đội thứ hai.
Gồm có các vật trong hộp: car, doll, eraser, ship, ruler, pen, pencil,
ball.
Hình thức chơi cũng tương tự như đội thứ nhất, chỉ thay đổi một vài thứ
cho khác đội bạn.
Sau khi cả hai đội đã hoàn thành phần thi này thì cho các em cùng đếm
các đồ vật gọi đúng tên và viết đúng từ:
Right: one, two, three ….
Wrong: one ….
Mục đích: Khi tổ chức cuộc giao lưu, các em tham gia thi và các em
tham dự đều có cơ hội học hỏi lẫn nhau rất nhiều. Mỗi cá nhân khi giới thiệu
về mình sẽ thêm tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh, các em có cơ hội va
chạm, tiếp xúc với môi trường nói tiếng Anh. Còn các em tham dự sẽ được
nghe các bạn nói, bổ sung được những kiến thức còn thiếu sót của mình. Các
em được ôn lại các từ, câu, câu hỏi và trả lời, phản xạ tốt hơn với tiếng Anh.

Khi các em tham gia hát múa bằng tiếng Anh sẽ tạo cho tinh thần của các em
thêm hưng phấn, càng thêm yêu thích môn học này hơn. Giáo viên tổ chức
được nhiều sân chơi như vậy là đã tạo cho các em môi trường học tiếng Anh
cực kì bổ ích và lí thú, hiệu quả học tập sẽ tăng lên rất nhiều lần.
14
Sau mỗi phần chơi giáo viên cho điểm và tổng hợp, cuối buổi nên công
bố giải cá nhân và giải đồng đội luôn, trao quà để động viên tinh thần học tập
của các em.
Việc áp dụng cho từng bài, từng phần dạy cụ thể hay từng đối tượng
học sinh còn phụ thộc rất nhiều vào tổ chức của người giáo viên. Với góc độ
một bài viết nhỏ này tôi không thể trình bày chi tiết đến từng bài dạy hay từng
tiết dạy được. Mong các đồng nghiệp tham khảo và vận dụng linh hoạt sao
cho phù hợp với từng chủ điểm, chủ đề bài dạy của mình và phù hợp với điều
kiện học sinh của mình.
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả.
Sau một quá trình áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy đối với học
sinh đặc biệt là học sinh khối lớp 3, tôi đã tổ chức kiểm tra đánh giá và đối
chiếu kết quả học tập của học sinh. Đối chiếu bảng thống kê kết quả học tập
của học sinh giữa học kì I thì kết quả học tập của học sinh thi cuối học kì II
cao hơn rất nhiều và rõ rệt. Số lượng học sinh giỏi, khá tăng đáng kể, học sinh
trung bình giảm, không còn học sinh yếu.
Dưới đây là bảng thống kê kết quả học tập cuối học kì II của học sinh
khối 3, năm học XXX:
STT Lớp Tổng số HS
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 3A 21 em 7 33 8 38 6 29 0 0
2 3B 22 em 8 36 8 36 5 28 0 0
Từ việc so sánh, đối chiếu kết quả thi học kì của học sinh cùng với việc

theo dõi quá trình học tập trên lớp của học sinh tôi nhận thấy rằng sáng kiến
của mình rất khả thi. Trong quá trình thực nghiệm, bản thân giáo viên và học
sinh đều rất hứng thú trong việc dạy và học. Học sinh học tập một cách chủ
động, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động. Vì vậy tôi mong
muốn rằng sáng kiến của mình được áp dụng một cách rộng rãi nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở Tiểu học. Rất mong được các đồng
nghiệp nhiệt tình đón nhận và góp ý nhằm hoàn thiện hơn sáng kiến của tôi.
2. Kiến nghị, đề xuất:
15
Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này rất mong được đóng góp một
phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào việc xây dựng hệ thống phương pháp
giảng dạy bộ môn tiếng Anh cấp tiểu học. Vì thế mà tôi rất mong sáng kiến
của mình được nhiều giáo viên biết đến và ứng dụng ở nhiều trường tiểu học.
Vậy nên tôi mạnh dạn đề xuất với cấp trên những nội dung sau đây để việc
thực hiện đề tài này thành công hơn:
* Nhà trường:
Đề nghị Nhà trường quan tâm hơn nữa đến bộ môn tiếng Anh, đầu tư
kinh phí để tổ chức các cuộc thi giao lưu tiếng Anh cấp trường hàng năm.
* Phòng giáo dục:
Hàng năm nên tổ chức các cuộc thi giao lưu tiếng Anh giữa các trường
trong cụm chuyên môn và giữa các trường trong huyện để học sinh có cơ hội
giao lưu học hỏi về kiến thức cũng như kinh nghiệm về bộ môn tiếng Anh,
một môn học đang còn khá mới mẻ đối với học sinh Tiểu học. Nhằm nâng
cao hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh trong các Nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo cũng như các đồng nghiệp
đã nhiệt tình gúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Rất mong được sự nhận xét
góp ý của các cấp lãnh đạo cũng như của các đồng nghiệp để sáng kiến của
tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
16

×