Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG THEO THỜI GIAN TRONG MARKETING NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.21 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----o0o-----
Marketing Nông nghiệp
Chuyên đề 6
QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG THEO THỜI GIAN
TRONG MARKETING NÔNG NGHIỆP
Giảng viên h ướng dẫn: Nhóm s inh viên thực hiện:
TS. Bùi Văn Trịnh Nhóm 6
Chuyên đề 6 Quan hệ thị trường theo thời gian
Tháng 03/2011
TS. Bùi Văn Trịnh Nhóm 6
2
Chuyên đề 6 Quan hệ thị trường theo thời gian
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT MSSV Họ và tên Chức vụ
1 3097734 Lâm Thị Thúy Hằng
2 4074218 Nguyễn Thế Hiển
3 4084876 Trương Ngọc Thanh Lan Nhóm phó
4 4084913 Nguyễn Ngọc Thư
5 4084946 Nguyễn Quốc Khải
6 4085321 Nguyễn Thị Tuyết Ngân
7 4094316 Trần Thị Xuân Diệu
8 4094322 Trần Thanh Giang
9 4094328 Nguyễn Thị Thùy Huê
10 4094466 Trần Ngọc Cư Thư ký
11 4094600 Nguyễn Ngọc Huyền Trang Nhóm trưởng
TS. Bùi Văn Trịnh Nhóm 6
3
Chuyên đề 6 Quan hệ thị trường theo thời gian
MỤC LỤC


6.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN
HÀNG HÓA TRONG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP..........................................4
6.1.1 Khái niệm, vai trò và chức năng của thị trường............................................4
6.1.1.1 Khái niệm thị trường.................................................................................4
6.1.1.2 Vai trò và chức năng của thị trường.........................................................4
6.1.2 Thị trường nông sản hàng hóa trong kinh doanh nông nghiệp....................5
6.1.2.1 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản hàng hóa............5
6.1.2.2 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa.............................7
6.2 THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ TỒN TRỮ..................................................................9
6.2.1 Khái quát chung...............................................................................................9
6.2.2 Mối quan hệ giữa thời gian và chi phí tồn trữ...............................................9
6.2.3 Một số mô hình về tồn trữ.............................................................................10
6.2.3.1 Mô hình hai gian đoạn – không có chi phí tồn trữ.................................10
6.2.3.2 Mô hình hai giai đoạn – có chi phí tồn trữ.............................................12
6.2.3.3 Mô hình nhiều giai đoạn.........................................................................13
6.3 CÁC DẠNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ THEO THỜI GIAN.................................17
6.3.1 Tính thời vụ, chu kỳ và xu hướng giá cả trong nông nghiệp.......................17
6.3.1.1 Ảnh hưởng của tính thời vụ đến giá cả..................................................17
6.3.1.2 Ảnh hưởng của tính chu kỳ đến giá cả...................................................18
6.3.1.3 Xu hướng giá cả trong nông nghiệp.......................................................19
6.3.2 Một số mô hình liên quan đến biến động chu kỳ.........................................20
6.3.2.1 Tồn kho qua các thời kỳ sản xuất...........................................................20
6.3.2.2 Mô hình Cobweb.....................................................................................21
TS. Bùi Văn Trịnh Nhóm 6
4
Chuyên đề 6 Quan hệ thị trường theo thời gian
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sự cân bằng của thị trường qua 2 thời kỳ (chi phí tồn trữ = 0).........................11
Hình 2: Sự cân bằng của thị trường qua 2 thời kỳ (có chi phí tồn trữ)..........................12
Hình 3: Giá cả và sản lượng tiêu thụ theo thời vụ trong điều kiện đường cầu sản phẩm

hàng tháng đồng nhất ..................................................................................14
Hình 4: Sự biến động giá cả theo mùa vụ .........................................................17
Hình 5: Sự biến đổi giá cả lúa gạo theo chu trình Cobweb............................................19
TS. Bùi Văn Trịnh Nhóm 6
5
Chuyên đề 6 Quan hệ thị trường theo thời gian
Chuyên đề 6
QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG THEO THỜI GIAN
TRONG MARKETING NÔNG NGHIỆP
6.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN
HÀNG HÓA TRONG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
6.1.1 Khái niệm, vai trò và chức năng của thị trường
6.1.1.1 Khái niệm thị trường
a. Thị trường đơn giản:
Thị trường đơn giản là nơi mà người mua và người bán gặp nhau để trao đổi sản
phẩm và dịch vụ. Theo quan niệm này thì thị trường đồng nhất với cái chợ-market bao
gồm người mua, người bán, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị để trao đổi và các
phương tiện mua bán. [3, tr. 15]
b. Thị trường hiện đại:
Thị trường hiện đại phải hội tụ đầy đủ các yếu tố sau:
- Phải có ít nhất một nhóm khách hàng tiềm tàng;
- Khách hàng phải có sức mua nhất định và có khả năng chi trả;
- Khách hàng có nhu cầu chưa được thỏa mãn và sẵn lòng chi trả.
[3, tr. 15]
6.1.1.2 Vai trò và chức năng của thị trường
Thị trường có các chức năng sau đây:
- Ấn định giá cả đảm bảo cho số lượng hàng mà những người muốn mua bằng số
lượng hàng của những người muốn bán. Không thể xem xét giá cả và số lượng một cách
tách biệt được. Giá cả thị trường chi phối xã hội trong việc chọn mua cái gì, mua như
thế nào và mua cho ai;

- Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã
chi để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có bán được hay không, bán với giá
như thế nào;
- Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến
TS. Bùi Văn Trịnh Nhóm 6
6
Chuyên đề 6 Quan hệ thị trường theo thời gian
động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của các loại hàng
hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa;
- Kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng;
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;
- Tạo tính thanh khoản;
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp;
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô;
- Chức năng phân phối lại tài nguyên;
- Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.
6.1.2 Thị trường nông sản hàng hóa trong kinh doanh nông nghiệp
6.1.2.1 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản hàng hóa
a. Giá cả yếu tố đầu vào thay đổi:
Để tiến hành sản xuất, người sản xuất phải mua các yếu tố đầu vào như lao động,
nguyên liệu,... Như vậy, giá yếu tố đầu vào quyết định chi phí sản xuất của người sản
xuất. Giá yếu tố đầu vào giảm xuống (tiền lương công nhân, giá nguyên liệu,...trở nên rẻ
hơn) sẽ làm giảm chi phí sản xuất và khích lệ các nhà sản xuất nhiều hơn khi giá không
đổi, do đó lợi nhuận sẽ tăng lên. Ngược lại, giá yếu tố đầu vào tăng lên sẽ làm tăng chi
phí sản xuất. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ thu được lợi nhuận thấp hơn, nên sẽ giảm sản
lượng, do đó làm giảm số cung trên thị trường. [5, tr. 40].
Ví dụ: khi giá của hạt giống rau tăng lên, nhà sản xuất sẽ giảm sản xuất nếu giá cả
sản phẩm nông nghiệp đó không thay đổi.
b. Giá cả của các sản phẩm cạnh tranh thay đổi:

Các sản phẩm cạnh tranh là những loại hàng hóa thỏa mãn cùng một nhu cầu
(Nhưng có thể mức độ thỏa mãn khác nhau), nên người tiêu dùng có thể chọn sản phẩm
cạnh tranh thay cho hàng hóa của mình khi giá (tương đối) của chúng thay đổi.
Ví dụ: người tiêu dùng có thể thay thế thịt bò bằng thịt heo khi giá thịt bò tăng lên
và giá thịt heo không đổi. Vì vậy, hai hàng hóa cạnh tranh nhau khi giá của một trong
TS. Bùi Văn Trịnh Nhóm 6
7
Chuyên đề 6 Quan hệ thị trường theo thời gian
hai tăng lên thì lượng cung đối với hàng hóa kia cũng tăng lên và ngược lại.
c. Thay đổi công nghệ sản xuất:
Thay đổi trong công nghệ cũng có ảnh hưởng đến cung hàng hóa. Khi công nghệ
sản xuất được cải tiến, nhà sản xuất có thể sản xuất ra sản lượng nhiều hơn trước trong
cùng một thời gian hay với cùng một số lượng yếu tố đầu vào, làm giảm chi phí sản
xuất. Do đó nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa hơn tại mỗi mức giá. [5, tr. 41]
Ví dụ: tiến bộ trong công nghệ máy vắt sữa bò giúp các nhà sản xuất chuyển từ
công nghệ vắt tay đã sản xuất ra số lượng nhiều hơn.
Công nghệ sản xuất càng tiến bộ thì các nhà sản xuất sử dụng yếu tố đầu vào ít
hơn nhưng lại có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn nên làm giảm chi phí sản xuất, năng
suất tăng, từ đó kích thích họ sản xuất và bán ra nhiều hơn.
d. Thời tiết thay đổi:
Trong ngành sản xuất nông nghiệp, gắn liền với điều kiện tự nhiên như đất, nước,
thời tiết, khí hậu... Sự thay đổi của các điều kiện này làm thay đổi số cung của hàng hóa
trên thị trường. [5, tr. 43]
Ví dụ: ở nước ta, năng suất và sản lượng cây trồng phần nào do điều kiện tự nhiên
quyết định. Các nạn hạn hán, lũ lụt làm đình trệ một số ngành xuất ở đồng bằng sông
Cửu Long, làm giảm cung của các mặt hàng như lúa gạo, cây ăn trái, thịt... Ngược lại,
điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ làm tăng số cung các mặt hàng này. Thực tế cho thấy nền
sản xuất nông nghiệp càng lạc hậu thì càng dễ bị điều kiện tự nhiên chi phối.
e. Giá cả sản phẩm kết hợp thay đổi:
Sản phẩm kết hợp là những loại hàng hóa được sử dụng kết hợp với nhau, có sự

ràng buộc với nhau. Khi giá của sản phẩm này tăng thì giá của sản phẩm kết hợp cũng
tăng, sản lượng cung ứng ra nhiều hơn và ngược lại.
Ví dụ: Nhu cầu của người tiêu dùng về thịt bê tăng lên, khi đó họ sẵn sàng chấp
nhận một mức giá cao hơn, và giá của bê tăng, lượng cung ra nhiều hơn. Khi giá của bê
tăng lên thì sản phẩm sữa cũng tăng lên, do gia tăng lượng cung bê thì nhu cầu của các
hộ nông dân cũng gia tăng số lượng đàn bò sữa của họ để cung ứng ra thị trường, nên
kéo theo giá của sữa cũng tăng.
TS. Bùi Văn Trịnh Nhóm 6
8
Chuyên đề 6 Quan hệ thị trường theo thời gian
f . Rủi ro về giá và/hoặc năng suất mà người sản xuất phải chịu:
Kỳ vọng của nhà sản xuất vào giá trong tương lai cũng ảnh hưởng đến cung hàng
hóa. Bán một đơn vị hàng hóa cho hôm nay và bán một đơn vị hàng hóa cho ngày mai
có tính chất thay thế lẫn nhau. Nếu kỳ vọng giá tăng lên trong tương lai thì nhà sản xuất
sẽ trữ lại hàng hóa, trì hoãn việc bán hay có thể sản xuất ít đi trong hiện tại để sản xuất
nhiều hơn trong tương lai nhằm thu được lợi nhuận cao hơn trong tương lai khi giá tăng.
Nhưng, sản phẩm nông nghiệp là loại hàng hóa mau hỏng, do đó nhà sản xuất phải chịu
nhiều rủi ro, chi phí dự trữ là rất cao. [5, tr. 41]
g. Chính sách của Nhà nước:
Chính phủ tăng thuế đối với một loại sản phẩm nào đó, chi phí sản xuất tăng nên
một số nhà sản xuất sẽ giảm số cung. Nếu chính phủ đánh thuế quá cao, thì sản xuất có
thể bị ngưng trệ hoàn toàn vì số cung sẽ rất thấp. Ngoài thuế, các quy định và chính sách
kinh tế khác cũng có ảnh hưởng đến cung, như chính sách chống ô nhiễm môi trường và
bảo vệ môi trường,... [5, tr. 42]
6.1.2.2 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa
a. Dân số và sự phân bố dân số theo tuổi tác, khu vực,...:
Nhu cầu của thị trường đối với một loại hàng hóa nào đó cũng chịu ảnh hưởng của
sự thay đổi quy mô dân số. khi dân số tăng lên thì sẽ có thêm nhiều cá nhân tiêu dùng
hàng hóa. Chẳng hạn, trong thế kỷ 20, cầu đối với lương thực, thực phẩm tăng lên một
cách đáng kể do sự gia tăng dân số. Sự thay đổi trong cấu trúc dân số. Ví dụ như người

tuổi trung niên thường có nhu cầu đối với hàng hóa nhiều hơn nhóm người khác, nên sự
gia tăng số lượng của nhóm người này có thể làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa. Sự
phân bố dân số theo khu vực cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng hóa. Khu vực
đông dân cư thì cầu đối với hàng hóa cũng nhiều hơn và ngược lại. [5, tr. 33]
b. Thu nhập của người tiêu dùng và việc phân bố thu nhập:
Do thu nhập có ảnh hưởng đến khả năng mua hàng hóa nên khi thu nhập thay đổi
thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa sẽ thay đổi theo. Nhu cầu đối với một
số hàng hóa sẽ tăng khi thu nhập tăng vì với thu nhập cao hơn người tiêu dùng có xu
hướng mua hàng hóa nhiều hơn. Nhu cầu đối với hàng hóa bình thường ở mỗi mức giá
sẽ tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng. Ví dụ, người tiêu dùng có xu hướng mua
thịt bò, thịt trâu, các loại gạo ngon, các loại rau sạch- an toàn,... nhiều hơn khi thu thu
TS. Bùi Văn Trịnh Nhóm 6
9
Chuyên đề 6 Quan hệ thị trường theo thời gian
nhập tăng trong khi giá của các loại hàng hóa này không thay đổi. Từ đó cho thấy, ở
những nơi có thu nhập cao thì người tiêu dùng chỉ mua hàng hóa có chất lượng cao nên
người sản xuất phải cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình mới có thể tồn tại;
để bán được hàng hóa nhiều hơn thì phải tăng thu nhập của người tiêu dùng. Thật vậy, ở
những nơi có thu nhập thấp, hàng hóa thường nghèo nàn và kém chất lượng. Cầu đối
với hàng hóa thứ cấp sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên. [5, tr. 29]
c. Giá cả và sự sẵn có của các hàng hóa và dịch vụ khác:
Lượng cầu một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá cả của chính nó, mà còn
từ giá cả của các mặt hàng khác. Giả định các yếu tố khác không đổi. [5, tr. 28]. Lượng
cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của các mặt hàng thay thế cho nó giảm xuống. Ví
dụ, lượng cầu về thịt heo có thể giảm, nếu giá thịt bò giảm xuống. Lượng cầu về một
mặt hàng sẽ giảm khi giá cả của những mặt hàng bổ sung cho nó tăng lên.
Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả các mặt
hàng khác thay đổi, gọi là độ co giãn chéo của nhu cầu theo giá cả.
d. Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng:
Sở thích của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quảng cáo, phong tục,

tập quán, môi trường văn hóa xã hội, thói quen tiêu dùng, thu nhập... Giả định các yếu
tố khác không thay đổi, khi người tiêu dùng thay đổi sở thích của mình đối với mặt hàng
nào đó, thì lượng cầu của hàng hóa đó sẽ thay đổi theo. [5, tr. 32]
Ví dụ, nếu người tiêu dùng trở nên không thích ăn tôm, và giả định các yếu tố khác
trong đó có giá cả mặt hàng này không đổi, thì lượng cầu về tôm sẽ giảm đi.
e. Dự đoán về giá cả trong tương lai:
Nhu cầu đối với một loại hàng hóa nào đó còn phụ thuộc vào kỳ vọng của người
tiêu dùng về giá của nó trong tương lai. Hôm nay người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng
hóa hơn nếu kỳ vọng giá hàng hóa tăng lên trong tương lai và ngược lại, nếu các yếu tố
khác không đổi. Việc hôm nay mua nhiều hàng hóa hơn sẽ làm tăng số lượng dự trữ của
hàng hóa đó. Tuy nhiên, đối với các loại hàng hóa mau hỏng (như rau quả, thịt,...) không
dự trữ lâu dài được hay chi phí dự trữ là rất cao. [5, tr. 32]
TS. Bùi Văn Trịnh Nhóm 6
10

×