Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu Skkn Những phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.7 KB, 13 trang )

1. Tên đề tài: "NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC AN
TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH LỚP
MỘT"
2. Đặt vấn đề:
a. Lý do chọn đề tài:
Tai nạn giao thông trong những năm gần đây ngày càng gia tăng
trở thành vấn đề bức xúc trong toàn xã hội. Hằng năm tai nạn giao
thông làm chết, bị thương và thiệt hại lớn về tài sản ảnh hưởng đến sự
phát triển chung của toàn xã hội, nhiều người chết lại là lao động chính
trụ cột của gia đình, là trẻ em vô tội Hằng năm tai nạn giao thông liên
quan đến trẻ em, nhiều trẻ em bị thương tật và tàn tật, có những em
không còn cha mẹ vì cha mẹ chết bởi tai nạn giao thông. Tai nạn giao
thông liên quan đến học sinh có nguyên nhân khách quan, nhưng nhiều
vụ do lỗi chủ quan của các em gây ra. Vì các em chưa hiểu được luật lệ
giao thông. Hiện nay tại các cổng trường, giờ tan học đang là điểm gây
ách tắc giao thông và mất trật tự đô thị.
Chính vì lẽ đó, tuyên truyền giáo dục An toàn giao thông cho mọi
người ở tất cả các lứa tuổi và đặc biệt hơn giáo dục An toàn giao thông
cho học sinh tiểu học là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản
nhưng khó dạy. Vì giáo viên không những chỉ dạy cho học sinh hiểu,
nhớ và quan trọng hơn là có hành vi đúng khi tham gia giao thông.
Là giáo viên tiểu học nói chung, giáo viên giảng dạy lớp Một nói
riêng. Việc giáo dục An toàn giao thông cho các em lớp Một dần dần
hình thành cho các em kĩ năng về giao thông. Từ đó giúp các em có vốn
kĩ năng cơ bản khi tham gia giao thông.
Bình Quý là địa bàn phức tạp nơi có tuyến đường sắt đi qua, có
tuyến đường 14E, có nhiều tuyến đường quanh co giao nhau của nhiều
tuyến đường. Do đó đòi hỏi người tham gia giao thông phải có một kĩ
năng, một kiến thức về luật lệ giao thông. Đa phần học sinh lớp Một có
bố mẹ anh chị đưa đón học sinh tới trường nhưng cũng có những gia
đình do đời sống kinh tế khó khăn, hoàn cảnh đơn chiếc, các em học


sinh lớp Một phải tự đến trường. Chính vì vậy việc giáo dục An toàn
giao thông cho các em là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.
Từ thực tế đó tôi mạnh dạn chọn đề tài "Những phương pháp
giáo dục An toàn giao thông cho học sinh lớp Một ".
b. Đối tượng nghiên cứu:
- Sách hướng dẫn An toàn giao thông và sách giáo khoa An toàn
giao thông lớp Một
- Học sinh lớp Một
1
c. Mục đích nghiên cứu:
- Phục vụ cho giáo viên trong phần kết luận của mỗi bài An toàn
giao thông
- Những bài thơ, câu chuyện, bài hát sẽ bổ sung vào các hình thức
tổ chức học tập của học sinh nhằm làm cho tiết học thêm phong phú,
hấp dẫn, khắc sâu kiến thức.
d. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Viết văn vần, sưu tầm tranh ảnh, bài hát, câu chuyện, trò chơi có
nội dung phù hợp với những bài An toàn giao thông lớp Một để học
sinh dễ nhớ sau mỗi bài học.
3. Cơ sở lý luận:
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm đang
được tiến hành và được sự hưởng ứng của phụ huynh, học sinh. Tuy
nhiên, tiếp cận với đổi mới phương pháp giáo dục là cả một quá trình
thay đổi lớn về hệ thống nhận thức, tư duy, giảng dạy, học tập nhằm
đáp ứng những mục tiêu:
- Phát triển tư duy, rèn luyện và nâng cao kĩ năng, thực hành, hỗ
trợ việc đào tạo con người toàn diện
- Bổ sung và khai thác sâu chương trình kiến thức
- Rèn luyện tính tự giác của học sinh
- Thường xuyên tiếp cận với các thông tin mới về kiến thức,

phương pháp dạy học và các trang thiết bị vận dụng trong giảng dạy.
4. Cơ sở thực tiễn:
a. Thực trạng của lớp:
Đầu năm học tôi được sự phân công của nhà trường dạy lớp 1C2-
Phân hiệu Quý Phước- Tổng số học sinh : 18 em.
* Thuận lợi:
Lớp có phòng học thoáng mát các em biết vâng lời người lớn, đặc
biệt là Giáo viên chủ nhiệm.
* Khó khăn:
- Đồ dùng phục vụ cho tiết học về An toàn giao thông chưa đầy
đủ.
- Các em chưa hiểu biết về luật lệ giao thông.
- Địa bàn ở xa nên trường khi đi học phải đi qua đường sắt, đường
bộ. Là khu trung tâm tuyến đường đi Bình Chánh, Bình Phú nên xe lớn,
xe nhỏ chạy thường xuyên.
- Đa số các em không được ba mẹ đưa đón mà các em phải tự đi
đến trường cũng như đi về.
2
- 100% phụ huynh là lao động chân tay nên chưa có sự quan tâm
đúng mức
b. Thực trạng nội dung chương trình An toàn giao thông lớp
Một:
Hiện nay Sách giáo khoa là phương tiện duy nhất giúp các em
thực hiện các hoạt động trên lớp.
- Cơ cấu của một bài An toàn giao thông thường gồm các dạng
sau:
• Quan sát tranh
• Nhận xét về hành vi của các nhân vật trong tranh
• Xử lý tình huống
• Đóng vai

• Trò chơi
• Liên hệ, tự liên hệ
- Các dạng bài trong Sách giáo khoa phong phú đa dạng giúp học
sinh tiếp nhận tri thức An toàn giao thông một cách nhẹ nhàng. Cuối
phần bài học của mỗi bài An toàn giao thông thường có những phần ghi
nhớ được tô xanh là phần các em nên học thuộc, hoặc ghi nhớ để thực
hiện, hình thành cho các em kĩ năng về An toàn giao thông.
- Thực tế Sách giáo khoa cả 6 bài chưa có kết luận bằng thơ.
5. Nội dung nghiên cứu:
Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy thiết kế, thi công kế hoạch
dạy học,
người quyết định chất lượng học tập nên ngoài những hoạt động trong 6
bài An toàn giao thông của chương trình An toàn giao thông lớp Một
tôi đã sáng kiến. Sau mỗi bài học tôi đã sáng tác một bài thơ chốt lai nội
dung mà các em cần ghi nhớ để củng cố cuối bài. Sau đó tôi cho các em
học thuộc để khắc sâu kiến thức.
• Bài 1: An toàn và nguy hiểm
Tránh những trò chơi nguy hiểm
3
Không chơi đá bóng lòng đường
Trèo cây nguy hiểm khôn lường bạn ơi !
Đi đường an toàn
Vỉa hè là lối bạn đi
Cầm tay mẹ dắt mỗi khi qua đường
Xe đông tai nạn bất thường
Một mình chớ tự qua đường bạn ơi!
• Bài 2: Tìm hiểu đường phố
Đường phố sạch đẹp an toàn
4
Đường phố có cây xanh

Lòng đường cho xe chạy
Vỉa hè rộng và trống
Có tín hiệu giao thông
Là đường phố sạch đẹp
Những đường phố chưa an toàn
Đường phố đi hai chiều
Nhiều người đường lại hẹp
Vỉa hè chẳng lối đi
An toàn không đảm bảo
Đó là những đường phố
Chẳng đẹp đẽ tí nào
5
• Bài 3: Đèn tín hiệu giao thông
Tín hiệu đèn điều khiển người đi bộ
Đèn hiện lên màu đỏ
Dừng lại chớ có đi
Màu vàng ta chuẩn bị
Đợi màu xanh ta đi
• Bài 4: Đi bộ an toàn trên đường
6
Trên đường vô số là xe cộ
Mọi người cần đi chậm an toàn
Nắm tay người lớn bé nào ngoan hơn
Qua đường quan sát hai bên
Thấy đường vắng vẻ mới nên qua đường
• Bài 5: Đi bộ sang đường an toàn
Qua đường theo tín hiệu đèn
Trên vạch đi bộ em thời chớ quên
Đường nông thôn quan sát hai bên
Nắm tay mẹ dắt bé yêu không nào

• Bài 6: Ngồi trên xe đạp, xe máy

7
Trước khi mẹ chở bé đi
Đội mũ bảo hiểm bé thì chớ quên
Lên xe quan sát phía sau
Lên từ bên phải ngồi ngay ngắn vào
Hai tay bám chặt mẹ nào
Chân không run rẩy bé nào đáng yêu
Ngoài sáng kiến trên tôi còn tổ chức một số hoạt động sưu tầm
câu chuyện, bài hát, tranh để cho tiết học thêm nhẹ nhàng và sinh động.
Khi dạy bài " Đi bộ và qua đường an toàn " Tôi có thể kể cho các
em nghe về một vụ xảy ra trong năm học vừa qua ở con đường trước
lớp học.
" Trong giờ ra chơi, một bạn từ trường chạy qua đường, không
nhìn trước, nhìn sau. Lúc đó một chú đi xe mô tô, vì quá bất ngờ không
phanh kịp thế là làm cho chú ngã xuống đường. Chú ta bị gãy tay. Còn
bạn học sinh đó cũng bị ngã xuống đường và chấn thương ở đầu phải
đưa đến bệnh viện. Trong thời gian đó bạn phải nghĩ học để điều trị,
bạn không được vui chơi, nô đùa và đi đến trường như các bạn khác.
Việc học bị thua sút bạn bè ". Vì vậy, các em muốn qua đường phải chú
ý xe cộ qua lại và đi đúng luật chứ không để xảy ra tai nạn khôn lường.
Hoặc tôi có thể đem thêm những bài hát để khắc sâu kiến thức. Ví dụ :
Tôi cho học sinh hát bài " Đi đường em nhớ ".Nhạc và lời : Hoàng Văn
Yến. Cô có thể hỏi:
Cô giáo dạy cho các em đi bên nào? và không đi bên nào? (cô dạy
cho các em đi bên phải, không đi bên trái và lòng đường dành cho xe
đi )
Trong tiết dạy tôi thường tổ chức cho các em nhiều trò chơi để
gây hứng thú, say mê trong học. Từ đó các em có thể nhớ và vận dụng

một cách cụ thể.
Ví dụ: Trò chơi "Qua đường " sau khi tổ chức cho các em chơi
xong. Tôi liên hệ thực tế và giáo dục ở nông thôn khi ra đường cần đi
sát lề đường. Ở thành phố cần đi trên vỉa hè. Khi ra đường, cần đi theo
sự chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch qui định.
8
Đặc biệt, qua trò chơi phân vai. Ví dụ: khi đóng vai chú cảnh sát
giao thông thì phải biết cách hướng dẫn mọi người biết luật lệ an toàn
trên vỉa hè, cách đi bộ an toàn khi đi trên đường không có vỉa hè.
Ngoài ra tôi còn có thể lên kế hoạch cho các em tham gia thi tìm
hiểu về an toàn giao thông ở lớp, thi đua từng tổ, nhóm, từng cá nhân,
mỗi tháng một lần vào cuối tháng bằng các hình thức như: sưu tầm
những bức tranh về an toàn giao thông nộp lại cho cô. Thông qua đó,
giúp các em có thể tuyên truyền được luật lệ an toàn giao thông đối với
gia đình. Bởi vì các em còn phải nhờ đến bố mẹ hoặc ngưòi lớn giúp
đỡ.
Tổ chức cho các em tìm hiểu An toàn giao thông qua tranh, bằng
cách sưu tầm hoặc vẽ các bức tranh có nội dung về giáo dục An toàn
giao thông đóng thành tập để trang trí hoặc để học sinh quan sát.
Ví dụ ở mỗi bức tranh các em xem cô đặt câu hỏi :
9
Bức tranh vẽ chơi bóng đá ở giữa lòng đường các em thử đoán
điều gì có thể xảy ra với các bạn ?
- Nếu các em trả lời đúng, tôi nhắc nhở các em không nô đùa dưới
lòng đường, khi các bạn chơi như thế, các em phải kịp thời nhắc nhở
bạn không được chơi nữa để xảy ra tai nạn khôn lường.
- Ngoài ra, tôi còn nhắc nhở cho các em về nhà kể cho bố mẹ anh
chị nghe về những luật lệ an toàn giao thông trên đường mà các em đã
được cô dạy ở lớp. Đó cũng là hình thức tuyên truyền luật lệ an toàn
giao thông đến những người trong gia đình của các em.

6. Kết quả nghiên cứu:
Tôi đã viết 6 bài thơ An toàn giao thông
- Nhìn chung các bài thơ An toàn giao thông có lời thơ giản dị gần
gũi với học sinh lớp Một. Câu thơ không gò bó gượng ép, học sinh dễ
thuộc dễ nhớ có tính giáo dục phù hợp với từng nội dung bài học.
- Thơ văn, bài hát, câu chuyện dễ đi vào lòng người đặc biệt đối
với học sinh lớp Một. Những bài thơ, câu chuyện, bài hát làm cho các
em dễ nhớ, nhớ nhẹ nhàng làm cho tiết học thêm phong phú, khắc sâu
kiến thức.
- Vận dụng các phương pháp nêu trên để dạy môn An toàn giao
thông ở lớp Một trong năm qua cũng như ở học kì I năm 2008 - 2009.
Tôi thấy được sự tiến bộ rõ rệt của học sinh ở lớp tôi đã đạt nhiều kết
quả khả quan:
• 100% học sinh từ đầu năm đến nay chấp hành tốt luật giao
thông, không có em nào bị vi phạm luật lệ giao thông hoặc bị tai nạn
giao thông.
• Hình thành được cho các em kĩ năng về An toàn giao thông
• Đưa được một số bài thơ, câu chuyện, câu đố đã cải biên vào
lồng ghép dạy trong chương trình môn giáo dục An toàn giao thông, tạo
cho các em sự hứng thú học tập, dễ nhớ, nhớ lâu kiến thức.
10
- Những thành tích đã nêu góp phần giảm tai nạn giao thông một
cách đáng kể, tạo điều kiện tốt cho việc giáo dục An toàn giao thông
cho toàn xã hội.
- Phương pháp này rất phù hợp với tâm sinh lý ở lứa tuổi các em
lớp Một "Học mà chơi, chơi mà học" là không thể thiếu được đối với
các em để giúp các em hiểu được luật lệ giao thông, hình thành kĩ năng
và ứng phó trong cuộc sống.
7. Kết luận:
Trong khi áp dụng phương pháp "Giáo dục An toàn giao thông" cho

học sinh lớp Một tôi đã rút ra bài học như sau :
- Giáo viên phải nắm vững và chấp hành tốt luật lệ giao thông,
luôn có ý thức giáo dục luật lệ giao thông cho các em.
- Xây dựng môi trường học tập tốt ở trong lớp và khu vực vui chơi
giao thông để các em thường xuyên có điều kiện thực hành, vận dụng
củng cố những hiểu biết về luật lệ giao thông.
- Phê phán, không đồng tình với những hành vi không chấp hành
luật lệ An toàn giao thông.
- Sự gương mẫu của giáo viên khi tham gia giao thông rất cần
thiết là hình ảnh trực quan thiết thực nhất để học sinh noi theo.
8. Đề nghị:
a. Đối với nhà trường:
- Cần bổ sung thêm thiết bị đồ dùng để giảng dạy môn An toàn
giao thông
- Cần đầu tư sân chơi để các em thực hành sau mỗi bài học
b. Đối với ngành:
Cần tổ chức những lần báo cáo chuyên đề, hội thảo để rút kinh
nghiệm.
Trong quá trình tìm tòi nghiên cứu đề tài không tránh khỏi hạn
chế, thiếu sót. Rất mong Hội đồng khoa học góp ý để đề tài đạt kết quả
tốt hơn.
11
9. Tài liệu tham khảo:
- Sách An toàn giao thông giáo viên NXBGD
- Sách giáo khoa An toàn giao thông lớp Một NXBGD
- Tạp chí giáo dục và thời đại số 21 ( 27/5/2007 )
- Báo thiếu niên Tiền phong số 98( 12/2007 )
- Thế giới trong ta 195 – CĐ 23/01- 2004
12
10. Mục lục:

1. Tên đề tài - trang 1
2. Đặt vấn đề - trang 1
a. Lý do chọn đề tài
b. Đối tượng nghiên cứu
c. Mục đích nghiên cứu
d. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Cơ sơ lý luận - trang 2
4. Cơ sở thực tiễn -
trang 2
a. Thực trạng của lớp
b. Thực trạng nội dung chương trình ATGT lớp Một
5. Nội dung nghiên cứu -
trang 2- 8
6. Kết quả nghiên cứu - trang 8 - 9
7. Kết luận - trang 9
8. Đề nghị - trang 9
a. Đối với nhà trường
b. Đối với ngành
9. Tài liệu tham khảo - trang 10
  
13

×