Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm chuẩn đoán và xử trí phù thai- rau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 39 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phù thai - rau là một bệnh lý cấp tính của thai xuất hiện ở bất kỳ tuổi thai
nào ngay từ quý đầu cho đến tận khi chuyển dạ. Bệnh đặc trưng bởi sự tích tụ
dịch quá nhiều trong khoảng ngoài mạch và các khoang cơ thể như phù da và
mô dưới da với các mức độ khác nhau, tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng tim,
tràn dịch màng phổi, phù bánh rau, đa ối… được Ballantyne mô tả lần đầu tiên
vào năm 1892 [1]. Cơ chế bệnh sinh của phù thai - rau đã được tìm hiểu tương
đối rõ ràng nhưng do bệnh có rất nhiều nguyên nhân gây ra và một số trường
hợp không có nguyên nhân nên công tác điều trị chưa mang lại hiệu quả cao.
Tỷ lệ phù thai - rau có sự khác biệt nhỏ giữa các tác giả. Nghiên cứu của
Takci S tại Thổ Nhĩ Kỳ thấy bệnh có tỷ lệ là 0,38% [2] và 0,6% đối với nghiên
cứu của Santolaya J tại Chicago [3]. Kết quả này trong nghiên cứu của Nghiêm
Thi Hồng Thanh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương là 0,37% [4]. Như vậy, phù
thai - rau tương đối phổ biến nhưng bệnh lại có hậu quả chu sinh khá nặng nề do
có nhiều biến chứng cho người mẹ: đa ối, thiếu máu, tiền sản giật, sót rau, đờ tử
cung, chảy máu sau đẻ đặc biệt là sự suy giảm sức khỏe thai nhi trong tử cung
và khi ra đời. Nghiên cứu của Ismail K.M.K và cộng sự tại Anh Quốc cho biết tỷ
lệ thai chết trong tử cung, chết sơ sinh là 69,9% [5] và tỷ lệ này tăng cao trong
nghiên cứu của Ratanasiri T (1996 - 2005) ở Thái Lan là 98,78% [6].
Do hậu quả chu sinh như vậy nên việc phát hiện sớm bệnh lý này có vai trò
rất quan trọng. Chẩn đoán lâm sàng phù thai - rau khó khăn và nhiều khi là
không thể do các dấu hiệu nghèo nàn - chủ yếu là sự biểu hiện của những biến
chứng của bệnh. Hiện nay, phù thai - rau hoàn toàn được chẩn đoán trước sinh
bằng siêu âm thai định kỳ. Siêu âm hình thái thai nhi có vai trò xác định chẩn
đoán, đánh giá tình trạng bệnh và có thể tìm nguyên nhân gây bệnh để từ đó có
sự tư vấn và thái độ xử trí đứng đắn cho thai nghén, tránh những biến chứng có
thể xẩy ra cho người mẹ và sơ sinh.
2
Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng đó của siêu âm hình thái thai nhi và
sự phổ biến, nghiêm trọng của bệnh lý phù thai - rau, chúng tôi tiến hành nghiên


cứu đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm chẩn đoán và xử trí phù
thai - rau" với mục tiêu:
1. Mô tả các dấu hiệu siêu âm chẩn đoán trước sinh phù thai - rau.
2. Đánh giá kết quả xử trí phù thai - rau.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SINH LÝ TUẦN HOÀN THAI NHI.
Máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng từ bánh rau theo tĩnh mạch rốn trở về
gan, một phần qua ống tĩnh mạch Arantius đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới,
một phần trộn lẫn với máu tĩnh mạch cửa rồi theo các tĩnh mạch trên gan đổ vào
tĩnh mạch chủ dưới. Từ tĩnh mạch chủ dưới máu về tâm nhĩ phải, trộn lẫn với
máu tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch xoang, sau đấy lượng lớn sẽ đi qua lỗ bầu
dục sang nhĩ trái, xuống thất trái để lên động mạch chủ và lượng nhỏ máu xuống
thất phải lên động mạch phổi. Máu từ động mạch phổi chủ yếu qua ống động
mạch đổ vào động mạch chủ còn phần nhỏ qua phổi theo tĩnh mạch phổi đổ vào
Hình 1.1 Sơ đồ tuần hoàn thai nhi.
4
nhĩ trái. Máu từ động mạch chủ đi nuôi cơ thể và trở về bánh rau là máu nghèo
oxy thông qua hai động mạch rốn.
 Rối loạn tuần hoàn thai nhi liên quan đến phù thai - rau:
- Bánh rau là nơi trao đổi khí và các chất thay thế nhiều cơ quan trong cơ
thể chưa hoạt động. Những tổn thương làm suy giảm chức năng bánh rau đều có
thể dẫn đến phù thai - rau.
- Bất thường bẩm sinh gây cản trở lưu thông của hệ thống tuần hoàn hay
hoạt động của tim thai là nguyên nhân phổ biến gây phù thai - rau.
- Cơ tim thai chưa trưởng thành, cấu trúc có một ít sợi sơ cơ cho nên dự trữ
co cơ dường như không có. Khi thai có những nối thông ngoài tim hay thiếu
máu nặng sẽ phản ứng bằng tăng lưu lượng tim gây hậu quả giãn toàn bộ các
buồng tim là dấu hiệu biểu hiện phù thai - rau giai đoạn sớm do nhóm nguyên

nhân này.
1.2 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI PHÙ THAI - RAU.
1.2.1 Khái niệm phù thai - rau.
Phù thai - rau là một hội chứng bệnh lý đã được biết đến từ lâu, với những
tên như hội chứng gương (mirror syndrome) hay hội chứng Ballantyne được
Ballantyne miêu tả đầu tiên vào năm 1892. Hội chứng Ballantyne bao gồm các
dấu hiệu:
- Phù nề, luôn là một dấu hiệu quan trọng.
- Giảm albumin huyết tương, thường ở mức độ nhẹ.
- Tiền sản giật.
Dấu hiệu của thai là dư thừa dịch trong cơ thể, bao gồm tràn dịch ổ bụng,
đa ối [1]. Tuy nhiên về sau các tác giả nghiên cứu về phù thai - rau đều coi hội
chứng Ballantyne là một dạng của phù thai - rau xẩy ra trên những sản phụ có
biến chứng tiền sản giật.
Đã có nhiều khái niệm khác nhau về phù thai - rau, để phân biệt với tràn
dịch màng tim, tràn dịch màng phổi và tràn dịch ổ bụng đơn độc hàm ý nhiều
nguyên nhân đặc trưng, riêng biệt, có tiên lượng và quản lý thai nghén hoàn toàn
5
khác so với phù thai - rau, các tác giả đã thống nhất khái niệm về phù thai - rau
là: một hội chứng được xác định như sự dư thừa dịch trong cơ thể thai nhi. Gọi
là phù thai - rau khi dịch xuất hiện bất thường bên trong hai khoang cơ thể (tràn
dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim) hoặc bên trong một
khoang cơ thể kèm theo phù da và mô dưới da [7].
Như vậy, khái niệm và tiêu chuẩn chẩn đoán phù thai - rau không bao hàm
dấu hiệu phù bánh rau, bất thường về bánh rau có thể có hay không.
Tùy từng đối tượng nghiên cứu khác nhau mà tỷ lệ phù thai - rau có khác
nhau. Đa số các tác giả thông báo tỷ lệ phù thai - rau trong tổng số thai nghén ở
cộng đồng là 1/3000 thai nghén [8]. Tỷ lệ này tăng cao ở các trung tâm quản lý
thai nghén - sơ sinh, nghiên cứu của Suwanrath-Kengpol C và cộng sự tại trung
tâm sản phụ khoa - Trường Đại học Prince of Songkhla - Thái Lan từ năm 1993

- 2002 thấy tỷ lệ phù thai - rau là 0,28% [9], tỷ lệ này là 0,38% và 0,62% trong
nghiên cứu của Takci S [2] và Sohan K [10]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ trước tới nay đều cho thấy tỷ lệ phù thai - rau
tương đối cao trong tổng số sinh. Nghiên cứu của Nghiêm Thị Hồng Thanh
(1998 - 2002) - 0,37% [4], Trần Quốc Nhân (2004 - 2005) - 0,4% [11]. Tác giả
Lưu Thị Hồng tổng kết trên siêu âm cũng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương thì
tỷ lệ này còn tăng cao hơn (0,58%) [12].
1.2.2 Phân loại phù thai - rau.
Có nhiều phương pháp phân loại phù thai - rau tùy thuộc vào tiêu trí và
mục đích của từng tác giả.
Phân loại theo mức độ và vị trí tích dịch: phù thai - rau có 3 loại [13].
- Loại 1: tích dịch nhẹ, biểu hiện tràn dịch màng phổi và phù thai nhẹ.
- Loại 2: tích dịch vừa, biểu hiện tràn dịch màng tim, màng phổi và phù thai
nhẹ.
- Loại 3: tích dịch nặng, biểu hiện tràn dịch các màng, đa ối và phù thai rõ
rệt, kèm theo phù rau.
6
Nghiên cứu của Watanabe N và cộng sự [14] trên những sản phụ có chẩn
đoán phù thai - rau sau 22 tuần từ năm 1982 - 2000 tại Trung tâm chẩn đoán
trước sinh Osaka - Nhật Bản thấy tỷ lệ sơ sinh sống giảm đi rõ rệt khi tổng số
khoang tích dịch của thai tăng lên: thai có tích dịch ở 2 khoang cơ thể thì tỷ lệ
sống sơ sinh là 56,3%, thai có tích dịch ở 3 khoang cơ thể thì tỷ lệ này là 33,3%
và tỷ lệ này đối với những thai có tích dịch ở 4 khoang cơ thể là 10,0%. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Phân loại phù thai - rau theo mức độ và vị trí tích dịch là cách phân loại dự
đoán được tình trạng nghiêm trọng của thai trong tử cung và sau sinh tuy nhiên
không có tác dụng định hướng đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và tất
nhiên không cải thiện được tình trạng bệnh của thai nhi.
Phân loại theo nguyên nhân sinh bệnh: theo các tác giả Fleicher AC
[15], Gahan JPM [16], Romeo R [17] phù thai - rau được phân ra làm 2 loại.

- Phù thai - rau do miễn dịch: là những trường hợp phù thai - rau có hiện
tượng tạo kháng thể kháng hồng cầu con ở cơ thể người mẹ, xẩy ra trên những
sản phụ có sự bất đồng nhóm máu mẹ con hay gặp là bất đồng nhóm máu Rh.
Phù thai - rau do miễn dịch có test Coombs trực tiếp với mẫu máu con hoặc gián
tiếp với mẫu máu mẹ dương tính.
- Phù thai - rau không do miễn dịch: là phù thai - rau do nhiều nguyên nhân
khác nhau như bất thường nhiễm sắc thể, dị dạng thai, rối loạn chuyển hóa,
nhiễm trùng, nhiễm virus và một trường hợp không rõ nguyên nhân. Trong
trường hợp này, không có hiện tượng tạo kháng thể kháng hồng cầu con ở cơ thể
người mẹ và test Coombs trực tiếp hoặc gián tiếp đều âm tính.
Quá trình phát hiện và nghiên cứu về phù thai - rau đã ghi nhận phù thai -
rau do miễn dịch có từ rất sớm cho đến năm 1943, Potter xác định một phân
nhóm của phù thai - rau mà sự nhạy cảm của người mẹ với yếu tố Rh của thai
không tìm thấy, đánh dấu sự ra đời của phù thai không do miễn dịch. Tại thời
điểm thông báo của Potter, phù thai - rau do miễn dịch chiếm tỷ lệ trên 80% và
phù thai - rau không do miễn dịch có tỷ lệ rất thấp trong tổng số phù thai - rau.
7
Về sau cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành sản phụ khoa đã có
những thay đổi quan trọng trong công tác quản lý thai nghén, điều trị dự phòng
bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai bằng kháng huyết thanh anti - D, xác
định thiếu máu thai bằng siêu âm Doppler động mạch não giữa và xét nghiệm
tổng công thức máu con từ bệnh phẩm lấy máu tĩnh mạch rốn, đặc biệt là kỹ
thuật truyền máu tĩnh mạch rốn trong tử cung được giới thiệu bởi Rodeck và
cộng sự năm 1984 đem lại hiệu quả cao cho điều trị thiếu máu thai - một giai
đoạn trung gian dấn đến phù thai - rau do miễn dịch đã làm thay đổi tỷ lệ giữa
hai loại phù thai - rau. Nghiên cứu của Santolaya J và cộng sự từ năm 1985 -
1990 tại Chicago thấy phù thai - rau do miễn dịch có tỷ lệ là 13% và phù thai -
rau không do miễn dịch là 87% [3]. Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu
của Ismail K.M.K và cộng sự (1996 - 1999, tại Anh Quốc), tỷ lệ phù thai - rau
do miễn dịch là 12,7% và phù thai - rau không do miễn dịch là 87,3% [5].

Tuy nhiên, tỷ lệ phù thai - rau do miễn dịch và phù thai - rau không do
miễn dịch còn phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu của Takci S và
cộng sự (2002 - 2011) tại Thổ Nhĩ Kỳ thì tỷ lệ phù thai - rau do miễn dịch tăng
cao hơn, tương ứng là 45,2% và tỷ lệ phù thai - rau không do miễn dịch là
54,8% trong tổng số phù thai - rau [2]. Ngược lại với kết quả này, nghiên cứu
của Suwanrath - Kengpol C và cộng sự (1993 - 2002) tại Thái Lan cho biết tỷ lệ
phù thai rau do miễn dịch chỉ là 1,4% và chủ yếu tác giả gặp phù thai - rau
không do miễn dịch (98,6%) [9].
Như vậy, tỷ lệ phù thai - rau do miễn dịch và phù thai - rau không do miễn
dịch có sự khác nhau giữa các tác giả nghiên cứu. Sự phân loại phù thai - rau
theo nguyên nhân gây bệnh vừa có giá trị dự đoán tính nghiêm trọng của bệnh
tùy theo nguyên nhân vừa có tác dụng định hướng đưa ra phương pháp xử trí
phù hợp trong từng trường hợp từ đây đã góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe
của thai trong tử cung và cách phân loại này cũng là phân loại được sử dụng phổ
biến trên thế giới hiện nay.
1.3 NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH BỆNH.
8
Nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh của phù thai - rau do miễn dịch và
phù thai - rau không do miễn dịch có nhiều đặc điểm khác nhau.
1.3.1 Nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh phù thai - rau do miễn
dịch.
 Nguyên nhân.
Nguyên nhân của phù thai - rau do miễn dịch là do bất đồng nhóm máu
giữa người mẹ và thai. Hệ nhóm máu hay gặp trong bất đồng nhóm máu mẹ con
gây phù thai - rau là: Rh, Kell, Duffy, Kidd… Hệ nhóm máu ABO cũng có
kháng thể miễn dịch, chủ yếu gặp là chống A của người nhóm máu O. Tuy
nhiên, trên lâm sàng hiếm khi có trường hợp phù thai - rau do miễn dịch đơn
thuần có nguyên nhân từ bất đồng hệ nhóm máu ABO [18].
 Cơ chết phát sinh bệnh.
Khi người phụ nữ mang thai, hồng cầu của thai vào tuần hoàn người mẹ do

tổn thương tại bánh rau (trong quá trình mang thai hoặc trong quá trình kết thúc
thai nghén), sẩy thai tự nhiên, nạo hút thai, chọc ối, lấy máu tĩnh mạch rốn,
truyền máu trong tử cung…truyền máu cho sản phụ bị thiếu máu cũng có thể tạo
cơ hội cho sự nhạy cảm của người mẹ. Với sự bất đồng về kháng nguyên trên
màng tế bào hồng cầu, cơ thể người mẹ tạo ra kháng thể miễn dịch chủ yếu là
IgG và tỷ lệ rất ít là IgM, trong đó kháng thể miễn dịch IgG có trọng lượng phân
tử thấp (146x10
3
và 170x10
3
dalton) có thể đi qua hàng rào rau thai vào cố định
trên màng hồng cầu thai, những hồng cầu này sau đó bị phá hủy ở mô liên võng
nội mô có chủ yếu ở lách, gan gây ra thiếu máu thai do tan máu - nguyên nhân
dẫn đến nhiều rối loạn mà hậu quả cuối cùng là phù thai - rau.
Xâm nhập IgG của mẹ vào tuần hoàn thai nhi
Sự nhạy cảm của mẹ với hồng cầu thai
Hiện tượng tan hồng cầu của thai
Thiếu máu thai
Suy tim cung lượng cao
Mô thai bị thiếu
oxy và nhiễm acid
Sự tạo máu ngoài tủy xương, thay thế
mô gan thai bình thường bằng mô tạo
hồng cầu, giảm tổng hợp protein ở gan
Gan to, tăng áp tĩnh mạc
cửa, tăng áp tĩnh mạch rốn
Tràn dịch ổ bụng, phù bánh rau, giảm
khuếch tán acid amin ở bánh rau
Giảm protein huyết
Phù

Tăng áp lực thủy tĩnh
Tăng tính thấm thành mạch
9
Sơ đồ 1.1 Cơ chế gây phù thai - rau do miễn dịch [19].
1.3.2 Nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh phù thai - rau không do
miễn dịch.
 Nguyên nhân.
Nguyên nhân gây phù thai - rau không do miễn dịch rất phong phú, có
khoảng trên 80 nguyên nhân đã được biết đến, bao gồm một số tình trạng bênh
10
lý của người mẹ, bất thường hình thái các cơ quan thai, bất thường nhiễm sắc
thể, các bệnh rối loạn chuyển hóa, thai bị nhiễm trùng, nhiễm virus
Bảng 1.1 Nguyên nhân gây phù thai - rau không do miễn dịch [7].
Nhóm Bất thường Nhóm Bất thường
Tim
mạch
Loạn nhịp tim nhanh
Phức hợp loạn nhịp tim
Block nhĩ - thất
Bất thường cấu trúc tim
(thông liên thất, thông liên
nhĩ, thiểu sản thất trái, ống
nhĩ thất, hẹp van động
mạch chủ )
Shunt động - tĩnh mạch
Hô hấp
Thoát vị hoành
Bệnh phổi tuyến nang
Thiểu sản phổi
Tràn dịch màng phổi

Thiểu sản phổi
Khối u ở ngực
Tiêu
hóa
Hẹp, tắc ruột non
Xoắn ruột
Viêm phúc mạc phân su
Xơ gan, viêm gan
U mạch ở gan
Tiết
niệu
Tắc đường tiết niệu
Thận hu bẩm sinh
Hệ
xương
- khớp
Lùn ngắn tứ chi
Co đa khớp bẩm sinh
Loạn sản ngực gây ngạt
Gãy xương bẩm sinh do
thiếu men phosphatase
Không tạo xương
HC Francois loại 3
HC Pena-Shokier loại 1
HC Neu-laxova
Bánh
rau -
dây rốn
U mạch bánh rau
Huyết khối tĩnh mạch bánh

rau
Xuất huyết mẹ con
Phình động mạch rốn
Dây rốn thắt nút
Dây rốn xoắn vặn
U mạch dây rốn
Khối u
U nguyên bào thần kinh
U quái cùng cụt
Khối u Wilms
Bất
thường
nhiễm
sắc thể
Hội chứng Down
Hội chứng Edward
Hội chứng Patau
Hội chứng Turner
Tam bội thể
Huyết
học
Alpha thalassemia
Thiếu máu
Thiếu men G6PD
Bệnh bạch cầu bẩm sinh
Hemophillia A
Song
thai
Hội chứng truyền máu
Quái thai không tim

Hỗn
tạp
Phù bạch huyết bẩm sinh
Xơ não đa u
Nhiễm
trùng
Cytomegalovirus
Toxoplasmosis
11
Giảm sản bạch huyết phổi
gia đình
Syphilis
Herpes loại 1
Rubella
Parvovirus B19
Adenovirus
Dùng
thuốc
Indomethacin
Bệnh
của mẹ
Thiếu máu nặng
Đái tháo đường thai nghén
Giảm protein huyết tương

Tỷ lệ các nguyên nhân gây phù thai - rau không do miễn dịch có sự khác
biệt giữa các tác giả. Nghiên cứu của Santolaya J [3] thì nang bạch huyết và
những bất thường của hệ thống bạch huyết chiếm 30%, bất thường tim 20%, đa
dị tật 15%, u quái cùng cụt 3%, hội chứng truyền máu trong song thai 3%, u
mạch máu bánh rau 1,5% và phần còn lại khoảng 25% không rõ nguyên nhân.

Trong số những thai bị phù này, tác giả thấy 20% có bất thường nhiễm sắc thể.
Fukushima K và cộng sự [20] nghiên cứu trên 214 sản phù thai - rau thấy: bất
thường tim 18,7%, nang bạch huyết ở gáy 16,4%, tràn dịch màng phổi 11,2%,
viêm phúc mạc phân su 6,5%, nhiễm trùng 4,2%, bất thường huyết học 1,9%,
bệnh phổi tuyến nang 1,4%, nguyên nhân khác 6,1% và không rõ nguyên nhân
33,6%.
 Cơ chế phát sinh bệnh.
Nguyên nhân gây phù thai - rau không do miễn dịch rất phong phú, mỗi
nguyên nhân có cơ chế phát sinh bệnh khác nhau nhưng nhìn chung có 4 tình
huống dấn đến phù thai - rau [7]:
(1) Tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch (do rối loạn huyết động học).
- Suy cơ tim nguyên phát:
Chứng loạn nhịp tim (nhịp nhanh nhĩ kịch phát, block tim do nguyên
nhân di truyền…).
Thiếu máu nghiêm trọng (thiếu G6PD, α-thalassemia…).
Hội chứng truyền máu trong song thai.
Viêm cơ tim (TORCH parvovirus, coxsackievirus…).
12
Dị dạng tim.
- Suy tim cung lượng cao: hội chứng sống ghép, thông động tĩnh mạch
- Tắc tĩnh mạch trở về: khối u bẩm sinh, tổn thương chiếm chỗ (u nguyên
bào thần kinh, chứng xơ hóa sau màng bụng, huyết khối tĩnh mạch chủ…).
(2) Giảm áp lực keo của huyết tương.
- Giảm tổng hợp albumin (bệnh gan mãn tính bẩm sinh, viêm gan).
- Tăng bài tiết albumin (thận hư bẩm sinh của Finnish).
(3) Tăng tính thấm thành mạch.
- Thiếu oxy huyết (nhiễm trùng bẩm sinh, phù rau).
(3) Tắc dòng chảy của hệ thống bạch huyết (hội chứng Turner).
Mỗi trường hợp phù thai - rau không do miễn dịch đều là sự tác động hỗn
hợp của những cơ chế trên, tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà cơ chế nào

đóng vai trò quan trọng.
1.4 SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN PHÙ THAI - RAU.
Phù thai - rau là một bệnh thể hiện tình trạng sức khỏe của thai bị suy giảm
nghiêm trọng và tiên lượng một kết quả không tốt cho sơ sinh khi ra đời. Bệnh
cũng gây ra nhiều biến chứng cho sản phụ đặc biệt là thiếu máu, tiền sản giật và
chảy máu sau sinh. Trước đây, khi chưa áp dụng siêu âm vào sản khoa thì bệnh
chủ yếu được chẩn đoán sau sinh bằng sự quan sát thấy sơ sinh có hiện tượng
phù cứng toàn thân, bụng cóc, bánh rau dầy đã làm các bác sỹ sản khoa gặp
nhiều khó khăn trong quá trình quản lý thai nghén, người sản phụ bị suy giảm
sức khỏe rất nhiều qua cuộc đẻ thai to - bất thường và tỷ lệ chết sơ sinh rất cao.
Từ khi siêu âm được áp dụng phổ biến trong sản khoa thì phù thai - rau hoàn
toàn được chẩn đoán ở giai đoạn trước sinh qua các dấu hiệu biểu hiện đặc trưng
đồng thời có thể xác định nguyên nhân gây bệnh, hướng dẫn thực hiện các can
thiệp điều trị trước sinh. Sự đóng góp quan trọng của siêu âm đã cải thiện đáng
kể tình trạng sức khỏe của thai trong tử cung cũng như giúp các bác sỹ sản khoa
chủ động hơn rất nhiều trong quá trình quản lý thai nghén.
1.4.1 Dấu hiệu của phù thai - rau trên siêu âm.
13
Phù thai - rau có nhiều nguyên nhân gây ra và cơ chế gây bệnh có thể khác
nhau nhưng sự biểu hiện trên siêu âm về cơ bản là giống nhau, bao gồm các dấu
hiệu sau:
 Các dấu hiệu thể hiện sự tích dịch trong cơ thể thai.
Tràn dịch ổ bụng.
Được gọi là tràn dịch ổ bụng khi có dịch tự do xuất hiện trong ổ bụng thể
hiện bằng vùng thưa âm vang trên siêu âm.
Chẩn đoán tràn dịch ổ bụng không khó khăn khi có nhiều dịch trong ổ
bụng. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu của phù thai - rau, lượng dịch trong ổ bụng ít sẽ
làm cho việc phát hiện tràn dịch ổ bụng gặp khó khăn hơn. Đa số các tác giải
nhận định rằng: lượng dịch trong ổ bụng ít có thể được nhận ra qua quan sát dịch
giữa các quai ruột, bao quanh quai ruột và làm bờ của ruột nhìn rõ nét hơn hoặc

quan sát dịch dọc theo mặt trong thành bụng, dịch bao phủ mặt lưng gan hay
dịch bao quanh tĩnh mạch rốn làm xuất hiện hình ảnh hai thành tĩnh mạch rốn
trên siêu âm mà bình thường không thấy.
Trong một số trường hợp, dải âm vang thấp của cơ thành bụng ở phía trước
hoặc hai bên có thể được chẩn đoán nhầm cho một lượng nhỏ tràn dịch ổ bụng.
Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt tràn dịch ổ bụng của phù thai - rau giai đoạn
đầu (khi chưa có những dấu hiệu khác kèm theo) với tràn dịch ổ bụng đơn độc
do tắc hệ tiết niệu, viêm phúc mạc phân xu, nhiễm trùng…Trong những trường
hợp này ngoài vùng giảm âm của dịch trong ổ bụng thì còn có những chấm vôi
hóa rải rác hoặc có vách… Tuy nhiên, sự phân biệt nhiều khi khó khăn, đòi hỏi
siêu âm theo dõi đánh giá sau đấy [7].
Sự xuất hiện của tràn dịch ổ bụng ở phù thai - rau là tùy theo nguyên nhân
gây bệnh. Đối với phù thai - rau do miễn dịch thì đây là một dấu hiệu biểu hiện
ở giai đoạn sớm, là gợi ý quan trọng đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Đối với phù
thai - rau không do miễn dịch thì đây là dấu hiệu cũng tương đối hay gặp nhưng
không phải trường hợp nào cũng có, nghiên cứu của Watanabe N và cộng sự
14
trên những trường hợp phù thai - rau không do miễn dịch thấy tỷ lệ tràn dịch ổ
bụng là 83,2% [14].
Tràn dịch màng phổi.
Tràn dịch màng phổi vừa là một dấu hiệu của phù thai - rau nhưng cũng có
thể là nguyên nhân gây bệnh.
Chẩn đoán tràn dịch màng phổi dựa vào sự xuất hiện dịch trong lồng ngực,
thường nằm ở ngoại biên, dịch đồng nhất không có hình ảnh cấu trúc chất rắn,
không có vách, dịch đẩy nhu mô phổi về phía trung thất, xương ức. Tràn dịch
màng phổi có thể một bênh hoặc hai bên. Tràn dịch màng phổi hiếm khi xuất
hiện ở phù thai - rau trước 15 tuần ngoại trừ trong hội chứng Turner [21].
Tràn dịch màng phổi lan rộng dấn đến thiểu sản phổi do chèn ép là nguyên
nhân gây tử vong sơ sinh khi ra đời. Nhiều tác giả khuyên nên đặt dẫn lưu dịch
màng phổi với khoang ối đặc biệt ở tuổi thai dưới 32 tuần nhằm tránh thiểu sản

phổi.
Nghiên cứu của Saltzman và cộng sự thấy tràn dịch màng phổi xuất hiện
trong phù thai - rau phần lớn liên quan với thai không bị thiếu máu. Tác giả cho
biết trên những sản phụ phù thai - rau không kèm thiếu máu thai thì 87% có tràn
dịch màng phổi và tỷ lệ này giảm xuống 20% ở sản phụ có thiếu máu thai [22].
Tràn dịch màng tim.
Một lượng nhỏ của dịch màng tim có thể là bình thường, dịch màng tim là
bất thường khi độ dầy của lớp dịch trên 2mm [7].
Khi lượng dịch màng tim nhiều, việc phát hiện tràn dịch màng tim trên siêu
âm không khó khăn, đó là vùng giảm âm vang bao quanh tim, nhìn rõ bờ của cơ
tim, quả tim đập trong vùng dịch. Khi dịch màng tim ít, cần tìm hình ảnh tràn
dịch ở mỏm tim.
Trong thực hành lâm sàng, chúng ta cần thận trọng phân biệt tràn dịch
màng tim với hiện tượng giảm âm vang của cơ tim bình thường hay hình ảnh lớp
mỡ bao quanh tim.
15
Tỷ lệ xuất hiện tràn dịch màng tim trong phù thai - rau có sự khác nhau
giữa các tác nghiên cứu. Nghiên cứu của Takci S và cộng sự trên 62 thai phù
thai - rau thấy tràn dịch màng tim có tỷ lệ cao nhất, tương ứng là 87,1% [2]. Tỷ
lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của Trần Danh Cường - 48,2% [23].
Phù da và mô dưới da.
Da và mô dưới da được xác định là phù khi có độ dầy trên 5mm [19]. Phát
hiện phù da và mô dưới da trong giai đoạn sớm của phù thai - rau bằng đo bề
dầy da đầu vùng trán trên đường cắt đứng dọc chuẩn. Phù da và mô dưới da có
thể lan tỏa xuống thành ngực, thành bụng và cuối cùng là phù toàn thân. Phù da
và mô dưới da là dấu hiệu muộn của phù thai - rau.
Đặc điểm của da bị phù là mô liên kết và mô dưới da tạo ra vùng thưa âm
vang. Khi thực hành siêu âm cần phân biệt phù da với dầy da. Dầy da là bề dầy
của da tăng lên nhưng không có sự giảm âm như phù. Dầy da gặp trong thai to,
dư thừa nếp da của loạn sản ngắn chi hoặc chứng giãn mạch bạch huyết.

Nghiên cứu của Trần Danh Cường trên 251 sản phụ phù thai - rau tại Trung
tâm chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương thấy phù da và mô
dưới da có tỷ lệ là 47,8% [23]. Khi nghiên cứu những sản phụ phù thai - rau do
bệnh alpha-thalassemia, Tong Song T và cộng sự có kết quả tỷ lệ phù da và mô
dưới da tăng cao hơn, tương ứng là 75% [24].
 Các dấu hiệu khác của phù thai - rau trên siêu âm.
Phù bánh rau.
Bánh rau thay đổi theo tuổi thai cả về bề dầy và cấu trúc. Chẩn đoán phù
bánh rau khi [13]:
- Bề dầy của bánh rau tăng trên đường bách phân vị thứ 95.
- Mô mô rau có dấu hiệu trong mờ (dấu hiệu nền nước đá).
- Mất hình ảnh múi rau dẫn đến không phân biệt được các múi rau khi thai
đủ tháng.
16
Phù bánh rau xuất hiện trong phù thai - rau thường liên quan đến thai có
tình trạng thiếu máu hơn là thai không thiếu máu. Nghiên cứu của Tong Song T
và cộng sự trên những sản phụ phù thai - rau do bệnh alpha-thalassemia thấy dấu
hiệu phù bánh rau có tỷ lệ cao nhất, tương ứng là 98% [24]. Đối với nhóm phù
thai - rau nói chung thì tỷ lệ này khoảng 39,8% [23].
Đa ối và thiểu ối.
Đánh giá thể tích nước ối cần loại trừ sản phụ không bị rỉ ối, vỡ ối. Trên
siêu âm, đa ối được xác định khi độ sâu tối đa một góc ối trên 8cm hay chỉ số ối
trên 20cm, tuy nhiên lượng nước ối thay đổi theo tuổi thai nên nhiều tác giả coi
đa ối khi giá trị nước ối trên đường bách phân vị thứ 97,5 [25].
Thiểu ối được xác định khi độ sâu tối đa một góc ối dưới 1cm hoặc chỉ số
ối nhỏ hơn 5cm hay tương đương với giá trị của đường bách phân vị thứ 5 [13].
Nghiên cứu của Chieh-An Liu và cộng sự ở những sản phụ phù thai - rau
thấy đa ối chiếm tỷ lệ 23,5% và thiểu ối là 5,9%, chủ yếu tác giả gặp nưới ối
bình thường (70,6%) [26]. Kết quả nghiên cứu này tương đương kết quả nghiên
cứu của Trần Danh Cường: đa ối và thiểu ối chiếm tỷ lệ tương ứng là 15,1% và

15,5%, chủ yếu là nước ối bình thường (69,4%) [23]. Tuy nhiên, Tong Song T
và cộng sự lại cho kết quả là thiểu ối - 82%, còn lại là nước ối bình thường và
không có trường hợp đa ối nào trong nghiên cứu của tác giả [24]. Kết quả
nghiên cứu của Macafee C.A.J thì đa ối xuất hiện ở 75% sản phụ phù thai - rau
[27]. Như vậy, sự xuất hiện của đa ối, thiểu ối có thể khác nhau tùy thuộc vào
đối tượng nghiên cứu và hầu hiết các tác giả đều nhận định rằng sự xuất hiện
của thiểu ối báo hiện một tiên lượng cho tình trạng sức khỏe của thai xấu hơn đa
ối và nước ối bình thường [7].
Tim giãn, gan lách to.
Đánh giá sự giãn của tim thông qua chỉ số tim ngực. Chỉ số này được tính
bằng cách lấy kích thước ngang của tim đo qua chỗ bám của van nhĩ thất trên
17
đường cắt tim 4 buồng chia cho đường kính ngang ngực đo trên cùng đường cắt
[28].
- Bình thường: chỉ số tim ngực < 0,4.
- Tim giãn nhẹ: chỉ số tim ngực từ 0,4 - 0,5.
- Tim giãn nặng: chỉ số tim ngực > 0,5.
Tim giãn là biểu hiện của suy tim, hay gặp trong phù thai rau có tình trạng
thiếu máu. Nghiên cứu của Tong Song T và cộng sự trên đối tượng phù thai -
rau do bệnh alpha-thalassemia thấy tỷ lệ tim giãn là 90% [24] và trên một
nghiên cứu khác tác giả cho biết tim giãn với chỉ số tim ngực > 0,5 là ngưỡng
giá trị tốt nhất dự đoán bệnh do nguyên nhân này [29].
Gan lách to – hậu quả của sự tạo máu ngoài tủy xương hoặc suy tim. Chẩn
đoán gan lách to khi chiều dài gan và chiều dài lách trên giá trị của đường bách
phân vị thứ 95 [13].
Nhiều tác giả cho rằng chiều dài gan thường có mối quan hệ với nồng độ
hemoglobin và tổng hồng cầu lưới của thai. Tuy nhiên, Nicolaides và cộng sự
cho rằng đo kích thước gan không có giá trị dự đoán mức độ nghiêm trọng của
thiếu máu thai [30].
Tăng kích thước tĩnh mạch rốn.

Tĩnh mạch rốn tăng kích thước hay giãn tính mạch rốn khi đường kích của
phần tĩnh mạch rốn ngoài gan, trong ổ bụng lớn hơn 9mm hoặc tăng hơn 50%
đường kính tĩnh mạch rốn trong gan [7].
DeVore G.R và cộng sự (1981) đề xuất đo khẩu kính tĩnh mạch rốn để chẩn
đoán và xác định mức độ trầm trọng của bệnh bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ
và thai và các bệnh bất đồng miễn dịch khác gây phù thai - rau [31].
1.4.2 Siêu âm xác định nguyên nhân gây phù thai rau.
Trong bệnh lý phù thai - rau, siêu âm không những có vai trò xác định chẩn
đoán trước sinh mà còn có vai trò tìm nguyên nhân gây bệnh qua tác dụng của
siêu âm Doppler chẩn đoán thiếu máu thai và siêu âm hình thái thai nhi chẩn
đoán dị dạng bẩm sinh là nguyên nhân gây phù thai - rau.
 Siêu âm Doppler xác định thiếu máu thai.
18
Trong quá trình thai nghén, thai có thể bị thiếu máu do bất đồng nhóm máu
giữa mẹ và thai, nhiễm Parvovirus B19, xuât huyết mẹ con, bất thường nhiễm
sắc thể Khi thai thiếu máu thì công suất của tim thai tăng và động mạch não
giữa đáp ứng liên tục với sự giảm oxy huyết bằng tăng tốc độ dòng chảy. Áp
dụng đặc điểm này, trong thực hành siêu âm có thể sử dụng giá trị đỉnh tốc độ
tâm thu động mạch não giữa và ngưỡng 1,5 lần giá trị trung bình theo tuổi thai
để chẩn đoán phù thai - rau do nguyên nhân thiếu máu [7].
Nghiên cứu của Cosmi E và cộng sự [32] trên 16 sản phụ phù thai - rau
thấy 7 sản phụ có giá trị đỉnh tâm thu động mạch não giữa thai trên 1,5 lần giá
trị trung bình theo tuổi thai đều có kết quả thiếu máu thai với nồng độ
hemoglobin từ 3,4g/l đến 9,6g/l và 9 sản phụ không có giá trị đỉnh tâm thu động
mạch não giữa thai như trên đều không có kết quả thiếu máu thai. Tác giả nhận
định rằng: giá trị đỉnh tâm thu động mạch não giữa thai có vai trò phân loại phù
thai - rau thành hai nhóm do thiếu máu và không thiếu máu.
Mặc dù những mạch máu khác cũng được thăm dò với hy vọng có thể cung
cấp thông tin xác định chính xác mức độ thiếu máu thai, cho đến nay không một
động mạch nào hơn động mạch não giữa có thể đảm nhiệm vai trò này. Đỉnh tốc

độ dòng chảy tĩnh mạch rốn cũng có mối liên hệ với mức độ hematocrit của thai
từ đó dựa đoán sự cần thiết của truyền máu trước sinh, tuy nhiên đây chỉ là
nghiên cứu giới hạn trong 7 trường hợp [33].
 Siêu âm chẩn đoán dị dạng bẩm sinh là nguyên nhân gây phù thai-
rau.
Tìm kiếm trên siêu âm những bất thường cấu trúc của thai là nguyên nhân
gây phù thai - rau có thể gợi ý cho chúng ta đến cơ chế bệnh sinh và phương
pháp điều trị. Siêu âm thai một cách hệ thống là hữu ích, bất thường cấu trúc là
nguyên nhân gây phù thai - rau bao gồm hầu hết bất thường ở các tạng và xác
định được bằng siêu âm ở 29,1% trường hợp phù thai - rau [23].
19
Sau đây là hệ thống một số dấu hiệu trên siêu âm hướng tới nguyên nhân
của phù thai - rau:
Bảng 1.2 Những dấu hiệu siêu âm có thể gặp khi đánh giá phù thai -
rau [34].
Vùng giải
phẫu
Dấu hiệu siêu âm Chẩn đoán có thể
Đầu
Khối trong sọ
Khối nang trong sọ
Dòng chảy trong sọ
Đầu nhỏ
Khuyết hộp sọ với
khối
Phình tĩnh mạch Galen
Nang của bệnh lỗ não
Bệnh giảm tiểu cầu
Nhiễm cytomegalovirus, toxoplasma
Thoát vị não

Cổ
Một khối
Tăng KSSG
Nang bạch huyết, u mạch bên cạnh
khí quản, u nội mô mạch máu
Bất thường nhiễm sắc thể (trisomi 21)
Lồng
ngực
Ngực nhỏ
Khối ở ngực
Thiểu sản phổi, chứng lùn, hội chứng
Pena-Shokeir
Bệnh phổi đa tuyến dạng nang,
sarcoma cơ trơn ở phổi, phổi biệt lập,
thoát vị hoành
Tim
Một khối
Tim hoạt động yếu
Bất thường cấu trúc
của tim
Tràn dịch màng ngoài
tim với khối
Calci hóa màng ngoài
tim
Khối u
Suy tim
Bệnh tim bẩm sinh
U quái màng ngoài tim
Nhiễm trùng trong tử cung
Bụng

Quai ruột giãn
Nốt calci hóa
Khối ở gan
Gan lách to
Tắc ruột, hẹp ruột, xoắn ruột
Viêm phúc mạc phân su
U mạch máu, u nội mạc mạch máu
Nhiễm trùng trong tử cung
Tạo máu ngoài tủy xương
Hệ tiết
niệu
Khối u sau màng bụng
Thận ứ nước
Khối giảm âm ở thận
Thành bàng quang dầy
U nguyên bào thần kinh
Tắc đường tiết niệu
Bệnh nang thận
Tắc đường tiết niệu
20
Các chi
Ngắn các chi
Gãy
Co cứng chi
Loạn sản
Tạo xương không hoàn toàn
Chứng co cứng khớp
Bánh rau
Dầy
Khối

Nhiễm trùng trong tử cung, tạo máu
ngoài tủy xương, thiếu máu
U mạch màng đệm
Khoang ối
Bất thường dây rốn
Hai thai
Dây rốn thắt nút, u mạch, phình động
mạch rốn
Hội chứng truyền máu trong song thai
1.5 THÁI ĐỘ XỬ TRÍ PHÙ THAI - RAU.
Thái độ xử trí phù thai - rau phụ thuộc vào tuổi thai phát hiện bệnh, tình
trạng của thai trong tử cung, tình trạng sức khẻ của sản phụ và nguyên nhân gây
phù thai - rau.
1.5.1 Thái độ xử trí đối với phù thai - rau do miễn dịch.
Cho đến nay, điều trị phù thai - rau do miễn dịch chủ yếu là:
(+) Sử dụng globulin miễn dịch D cho sản phụ.
Glubulin miễn dịch D được dùng ở dạng ống chứa 300μg. Số ống dùng cho
người mẹ được tính theo công thức:
Số ống glubulin miễn dịch D =
Số lượng máu chảy con - mẹ (ml)
15
Trong trường hợp lượng máu chảy từ con sang mẹ ít thì sử dụng một liều
300μg globulin miễn dịch D. Lượng máu chảy con - mẹ được xác định bằng
phản ứng Kleihauser - Betke.
(+) Truyền máu cho thai.
- Chỉ định truyền máu cho thai bị phù thai - rau do miễn dịch khi bilirubin
được đo bằng phương pháp quang phổ kế (∆OD450) tăng dần lên phân vùng II
trước tuần 30 và vùng III trước tuần 32, 34 hoặc truyền máu khi hematocrit thấp
hơn 30% hay dưới đường bách phân vị thứ 2,5 đối với thai trên 20 tuần.
21

- Máu được truyền là máu nhóm O - Rh âm, mức độ hematocrit cần đạt là
80% - 90%.
- Lượng máu cần truyền tính theo công thức của Rodeck.
V =
Hct2 - Hct1
xCNxVr
Hct3
Trong đó:
V: lượng máu cần truyền (ml).
Hct1: hematocrit của thai trước lúc truyền.
Hct2: hematocrit của thai cần đạt sau truyền khoảng 45%.
Hct3: hematocrit của máu đem truyền, thường là 80% - 90%.
CN: cân nặng thai ước tính bằng siêu âm.
Vr: lượng máu của rau - thai tính theo công thức 150ml/kg.
Số lượng máu thường được áp dụng là 30 - 100ml truyền với tốc độ 3 -
5ml/phút.
- Truyền máu tĩnh mạch trong tử cung lần 2 sau lần 1 khoảng 7 - 14 ngày
và khoảng cách giữa các lần truyền máu tiếp theo và cho đến lúc kết thúc thai
nghén khoảng 21 - 28 ngày.
- Thời điểm thích hợp để ngừng thai nghén là 36 tuần.
Nghiên cứu của Ney J.A [35] thấy tỷ lệ sống sót sau truyền máu trong tử
cung của thai bị phù thai - rau do miễn dịch là 74%. Tỷ lệ này cao hơn trong
nghiên cứu của Weiner - 85% [36].
1.5.2 Thái độ xử trí đối với phù thai - rau không do miễn dịch.
Theo Rousseau [37] phù thai - rau không do miễn dịch cần được chuyển
đến trung tâm chẩn đoán trước sinh để xác định nguyên nhân dựa vào siêu âm
hình thái thai, siêu âm tim thai, xét nghiệm cho người mẹ, bố và các xét nghiệm
của nước ối, máu tĩnh mạch rốn. Trong số phù thai không do miễn dịch thì
khoảng 2/3 là xác định được nguyên nhân. Tác giả gợi ý: đối với phù thai - rau
22

mà nguyên nhân không điều trị được thì nên ngừng thai nghén còn phù thai có
thể điều trị trong tử cung và phù thai không rõ căn nguyên xử trí tùy thuộc tuổi
thai. Nếu tuổi thai ≥ 34 tuần thì ngừng thai nghén, tuổi thai dưới 34 tuần tiến
hành điều trị trong tử cung và/hoặc theo dõi đến 34 tuần. Tất cả trẻ sau sinh
được chuyển đến trung tâm nhi khoa để theo dõi và điều trị tiếp.
Sau đây là hướng điều trị theo nguyên nhân của một số trường hợp phù thai
- rau không do miễn dịch:
- Thiếu máu thai: truyền máu trong tử cung.
- Loạn nhịp tim thai: điều trị bằng những thuốc chống loạn nhip (digoxin,
sotalol, propanolol ).
- Tràn dịch màng phổi: đặt dẫn lưu khoang màng phổi với khoang ối.
- Hội chứng truyền máu trong song thai: đốt các mạch máu lưu thông giữa
hai thai tại bánh rau bằng nội soi thai.
- Giang mai: penicillin.
- Giảm áp suất keo: truyền albumin
Nhìn chung, tiên lượng đối với thai phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Nghiên cứu của Sohan K và cộng sự [10] thấy trong số 6 thai phù do Parvovirus
B19 được truyền máu trong tử cung thì 5 thai sống sót. Tỷ lệ này trong nghiên
cứu của Nagel và cộng sự là 16/24 (67%) [38]. Anandakumar C và cộng sự điều
trị trước sinh bằng digoxin cho 5 trường hợp phù thai - rau do nhịp nhanh trên
thất thì 4 trường hợp sống sót và 4 trường hợp do block nhĩ - thất hoàn toàn có 3
trường hợp sống sót [39]. Fukushima K và cộng sự thông báo 3 trường hợp phù
thai - rau do tràn dịch màng phổi sau điều trị bằng đặt dẫn lưu khoang màng
phổi và khoang ối thì cả 3 trường hợp đều sống sót [20]. Tuy nhiên, những bất
thường tim gây phù thai - rau có tiên lượng rất xấu, tỷ lệ chết trước sinh xấp xỉ
100% [40].
1.5.3 Phương pháp đình chỉ thai nghén trong phù thai - rau.
23
Phù thai - rau thường được phát hiện vào cuối quý 1 cho đến hết thai kỳ, có
những phương pháp đình chỉ thai nghén sau thường được áp dụng để ngừng thai

nghén cho bệnh lý này:
 Phương pháp nong và gắp.
- Nong và gắp là phương pháp đình chỉ thai nghén bằng cách sử dụng
misoprostol và nến Hegar làm mềm và nong cổ tử cung, dùng bơm hai van với
ống hút phù hợp hút nước ối và kéo phần thai xuống thấp rồi tiến hành gắp thai,
rau.
- Phương pháp nong và gắp được thực hiện cho tuổi thai từ 13 tuần đến 16
tuần.
- Tai biến có thể gặp là: choáng, rách cổ tử cung, thủng tử cung, chảy máu,
sót thai, sót rau, ứ máu trong tử cung, nhiễm khuẩn. Có thể gặp tổn thương các
tạng lân cận sau thủng tử cung (ruột, bàng quang ) và nặng nhất là tử vong.
 Gây sẩy thai.
Gây sẩy thai là phương pháp kích thích tạo cơn co tử cung giống như
chuyển dạ để đưa bào thai ra khỏi buồng tử cung khi thai chưa thể sống được.
Có 2 loại gây sẩy thai:
- Gây sẩy thai bằng thuốc: có 3 nhóm thuốc chính được sử dụng gây sẩy
thai.
+ Gây sẩy thai bằng oxytocin: thuốc gây cơn co tử cung thông qua cơ chế
kích thích lên các receptor ở cơ tử cung, tuy nhiên khi thai chưa đủ tháng thì các
sợi cơ kém nhạy cảm với oxytocin nên liều thuốc gây sẩy thường cao.
+ Gây sẩy thai bằng thuốc đưa vào buồng ối: các phương pháp bơm dịch
đẳng trương, dịch ưu trương hoặc chất tăng cơn cơ tử cung như ure vào buồng ối
đã không còn được sử dụng do nguy cơ nhiễm khuẩn và tắc mạch ối cao. Tuy
nhiên sử dụng ethacridin lactac bơm vào trong buồng tử cung, ngoài buồng ối
hay trong buồng ối có tỷ lệ sẩy thai gần 100% trong 24 - 48h.
24
+ Gây sẩy thai bằng prostaglandin: thuốc có tác dụng làm mềm cổ tử cung,
gây cơn co tử cung khởi phát chuyển dạ ở bất kỳ tuổi thai nào.
- Gây sẩy thai cơ học: hiện nay đang được sử dụng ở nước ta là phương
pháp Kovac's cải tiến dùng một túi cao su quấn vào sonde Nelaton đặt vào

khoang giữa thành tử cung và màng ối, sau đó bơm căng túi cao su bởi dung
dịch huyết thanh mặn đẳng trương, túi nước được rút sau 24h.
 Gây chuyển dạ.
Khi sản phụ mang thai ở 3 tháng cuối của thai kỳ thì có thể đình chỉ thai
nghén qua gây chuyển dạ bằng các phương pháp sau:
- Tách màng ối gây chuyển dạ khi cổ tử cung thuận lợi: ít làm.
- Truyền tĩnh mạch oxytocin: là phương pháp hay được dùng.
- Prostaglandin: đặt vào túi cùng âm đạo viên 200μg misoprostol cách nhau
6 giờ một lần để gây chuyển dạ. Tổng số ngày sử dụng misoprostol không quá 3
ngày liên tục. Nếu không thành công thì sử dụng thuốc đợt hai sau dừng đợt một
1 tuần.
Các biến chứng gặp khi gây chuyển dạ bao gồm các biến chứng do thuốc,
chảy máu, rách cổ tử cung, sót rau, vỡ tử cung, choáng, nhiễm khuẩn
 Mổ lấy thai hoặc cắt tử cung bán phần cả khối.
Khi tình trạng bệnh lý của người mẹ không cho phép áp dụng các phương
pháp nêu trên thì có thể mổ lấy thai hoặc cắt tử cung bán phần cả khối nếu mẹ
không còn nhu cầu sinh đẻ.
1.5.4 Biến chứng của phù thai - rau.
 Biến chứng cho thai và sơ sinh.
25
Phù thai - rau là một tình trạng bệnh lý có hậu quả rất nặng nề cho thai và
sơ sinh, mức độ tổn thương phụ thuộc vào tuổi thai biểu hiện bệnh, mức độ
bệnh, nguyên nhân gây bệnh, các bất thường kèm theo và điều kiện hồi sức sơ
sinh. Các biến chứng của phù thai rau gây ra cho thai và sơ sinh là:
- Tổn thương não do thiếu máu, có thể gây chậm phát triển tâm thần và thể
lực nếu trẻ còn sống sau sinh.
- Tổn thương tim từ nhẹ đến nặng: tổn thương tim có thể là nguyên nhân
gây phù thai - rau những cũng có thể là hậu quả biểu hiện ở tổn thương cơ tim,
loạn nhịp tim, suy tim.
- Đẻ non và các biến chứng của đẻ non: do đa ối, song thai hay đình chỉ

thai nghén.
- Thai chết lưu và chết sau sinh.
Nghiên cứu của Ismail K.M.K và cộng sự [5] trên 63 trương hợp phù thai -
rau có 8 trường hợp phù thai - rau do miễn dịch thì 2 chết trong tử cung, 2 chết
sơ sinh và 4 trường hợp sống trên một tháng. Đối với 55 trường hợp phù thai -
rau không do miễn dịch thì 31 sẩy hoặc chết trong tử cung, 9 chết sơ sinh và 15
sống trên một tháng. Fukushima K và cộng sự [20] theo dõi 56 trẻ sống trên 1
năm có chẩn đoán phù thai - rau không do miễn dịch trươc sinh thì 28 trẻ phát
triển bình thường, 19 trẻ suy yếu chức năng thần kinh (bao gồm 3 trẻ Down và 1
Turner) và 9 trẻ nghi ngờ có liệt, chậm phát triển tinh thần.
 Biến chứng cho mẹ.
Phù thai - rau cũng là một bệnh có nhiều biến chứng cho mẹ, một số biến
chứng hay gặp là:
- Đa ối.
- Thiếu máu với Hb < 11g/l.
- Tiền sản giật.
- Giảm albumin huyết thanh (< 30g/l).
- Viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Đái tháo đường thai kỳ.

×