Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

SKKN Nghiên cứu và thiết kế phần thực hành về địa lý Địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý lớp 12 Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 56 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN








S Á N G K I Ế N K I N H N G H I Ệ M



NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ
PHẦN THỰC HÀNH
VỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÍ 12 - THPT








Tên tác giả: ĐOÀN VĂN XUÂN


Giáo viên môn Địa lí








NĂM HỌC 2013 – 2014


MỤC LỤC


2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………… 1
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………3
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….…4
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………4
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 4
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………………….……4
1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………….… 4
2. Thực trạng ………………………………………………………………….…5
3. Các biện pháp tiến hành…………………………………………………….…6
3.1. Thiết kế các tiết của phần thực hành : Địa lí địa phương………….6
3.2. Viết tài liệu ĐỊA LÍ TỈNH KHÁNH HÒA……………………….….9
3.2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, phân chia đơn vị hành chính……. 10

3.2.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên…………………….21
3.2.3. Dân cư và xã hội………………………………………………… 31
3.2.4. Kinh tế…………………………………………………………….39
4. Hiệu quả…………………………………………………………………… 58
III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ……………………………………………… 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………62
PHỤ LỤC………………………………………………………………………… 64
3

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ PHẦN THỰC HÀNH
VỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 12 – THPT

Tác giả, đơn vị công tác:
ĐOÀN VĂN XUÂN - Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, Khánh Hòa

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình Địa lí lớp 12 trung học phổ thông, phần về Địa lí địa
phương: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố nơi học sinh đang sống. Sau bài thực hành,
học sinh cần đạt được các mục tiêu :
- Hiểu và nắm vững được một số đăc điểm nổi bật về vị trí địa lí, đặc điểm
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm một số
ngành kinh tế chính của tỉnh Khánh Hòa nơi học sinh đang sống.
- Phát triển các kĩ năng : bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê.
- Biết cách thu thập và xử lí thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn
đề của địa phương.
- Bước đầu nghiên cứu khoa học và biết tổ chức hội nghị khoa học.
- Qua bài thực hành, sẽ tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo

vệ quê hương, đặc biệt trong giai đoạn phát triển mới.
Tuy nhiên, để thực hiện phần thực hành này, qua nhiều năm, mặc dù thực
hiện đúng theo yêu cầu hướng dẫn ở sách giáo khoa, sách giáo viên, nhưng việc
thực hiện còn nhiều khó khăn và hạn chế sau:
- Trong chương trình và sách giáo khoa qui định 1 tiết dành cho học sinh
chuẩn bị và viết báo cáo về một vấn đề địa lí địa phương là điểu rất khó (tiết còn
lại để trình
bày báo cáo). Trên thực tế, học sinh cần có nhiều thời gian để chuẩn bị.
- Tài liệu địa lí địa phương tỉnh Khánh Hòa cho đến nay vẫn chưa có trong
nhà trường phổ thông.
- Học sinh rất lúng túng trong việc thu thập và xử lí thông tin.
Vì vậy, phần thực hành Địa lí địa phương qua nhiều năm thực hiện, chất
lượng và hiệu quả còn hạn chế.
2. Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế thực hiện phần “ Địa lí địa phương” dựa trên yêu cầu của chương
trình Địa lí 12 hiện hành.
4

- Viết tài liệu “ Địa lí tỉnh Khánh Hòa” nhằm tạo nguồn tài liệu cơ bản cho
giáo viên và học sinh lớp 12 thực hiện phần “ Địa lí địa phương” được thuận lợi
hơn.
- Qua đó, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Địa lí 12 – THPT,
trước hết ở trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, sau đó để trao đổi kinh nghiệm với
đồng nghiệp trong toàn tỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lãnh thổ tỉnh Khánh Hòa.
- Phạm vi nghiên cứu : Giới hạn nội dung phù hợp việc thực hiện
giảng dạy Địa lí địa phương trong nhà trường phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :

+ Phân tích
+ Tổng hợp
+ Phân loại
+ Hệ thống
+ Đánh giá
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Quan sát khoa học
+ Tổng kết kinh nghiệm
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Theo tác giả Nguyễn Gia Cốc trong tác phẩm Chất lượng đích thực của giáo
dục đào tạo, năm 1997, “Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học
hay tri thức phổ thông mà người học lĩnh hội được. Vốn học vấn phổ thông toàn
diện vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học ”.
Khái niệm chất lượng dạy học liên quan mật thiết với khái niệm hiệu quả
dạy học. Nói đến hiệu quả dạy học tức là nói đến mục tiêu đã đạt được ở mức độ
nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà trường, chi phí tiền của, sức lực và thời
gian cần thiết ít nhất nhưng lại mang lại kết quả cao nhất. Chất lượng dạy học được
nhìn từ góc độ là giá trị tăng thêm, cách nhìn này muốn nói lên tác động ảnh hưởng
của nhà trường với người học. Để thực hiện việc đánh giá, người ta chuyển mục
tiêu dạy học sang hệ thống tiêu chí. Thông thường dựa trên 3 tiêu chí cơ bản: Kiến
thức - Kỹ năng - Thái độ.
Chất lượng dạy học càng cao càng làm phong phú thêm kiến thức, kĩ năng,
thái độ, giá trị và hành vi của người học.
Chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông liên quan chặt chẽ đến yêu
cầu kinh tế - xã hội của đất nước. Sản phẩm dạy học được xem là có chất lượng
5

cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục mà yêu cầu kinh tế - xã hội đặt ra với
giáo dục trung học phổ thông.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy học là một yêu cầu thường xuyên và
rất thiết yếu đối với giáo viên, nhất là trong tình hình kinh tế – xã hội của đất nước
đang có những chuyển biến sâu sắc.
Việc nâng cao chất lượng dạy học có nhiều giải pháp như tăng cường đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới cách biên soạn sách
giáo khoa, đổi mới phương thức chọn môn học cho từng lớp của từng cấp học, đổi
mới cách tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm… Ngoài ra, trong
từng phần, từng chương, từng bài, cũng cần có sự nhìn nhận thực tế để có những
cải tiến, điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc viết sáng kiến kinh
nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học, đặc biệt, nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực
hiện đề tài.
- Học sinh trường chuyên nhìn chung có ý thức học tập tốt, chăm chỉ, có năng
lực lĩnh hội, tự học.
- Địa lí địa phương – Tỉnh Khánh Hòa là một đề tài cần thiết, có khả năng tạo
hấp dẫn cho học sinh trong việc tìm hiểu về quê hương mình đang sống.
- Nguồn tài liệu khá phong phú và đa dạng, nguồn thông tin trên các phương
tiện thông tin đại chúng, các trang web của các cơ quan, ban ngành, các tổ chức
kinh tế – xã hội , đặc biệt một số tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về tỉnh Khánh
Hòa (Địa chí Khánh Hòa, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Nxb Chính trị quốc
gia, năm 2003; Du lịch Khánh Hòa từ cuối thế kỉ XIX đến nay, Nguyễn Thị Kim
Hoa, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2006…).
2.2. Khó khăn, hạn chế
- Môn Địa lí, trong thực tế vẫn chưa có vị trí đáng kể trong nhà trường phổ
thông, vẫn như là một môn “phụ” nên học sinh và cả phụ huynh ít quan tâm.
- Học sinh ở trường chuyên thường tập trung nhiều vào các môn chuyên để
đáp ứng cho các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, sau đó là thi đại học

nên việc học môn Địa lí có hạn chế nhất định (Trường trung học phổ thông chuyên
Lê Quí Đôn, Khánh Hòa không có lớp chuyên Địa lí, đồng thời học sinh thi đại
học khối C hàng năm rất ít). Vì vậy, để có thời gian chuẩn bị cho việc thực hành
phần tìm hiểu “Địa lí địa phương – Tỉnh Khánh Hòa” rất khó khăn đối với học
sinh.
- Tài liệu chính thức về Địa lí tỉnh Khánh Hòa sử dụng trong nhà trường phổ
thông đến nay vẫn chưa có. Tài liệu trên các phương tiện thông tin thì phân tán, các
tác phẩm về tỉnh Khánh Hòa thì chuyên sâu.
6

- Khả năng tiếp cận các cơ quan, ban ngành ở địa phương để có nguồn tài liệu
là rất khó khăn.
3. Các biện pháp tiến hành
3.1. Thiết kế các tiết của phần thực hành về “ Địa lí địa phương”:
Gồm 1 tiết chuẩn bị, nhằm hướng dẫn học sinh tìm hiểu, viết báo cáo và
1 tiết học sinh báo cáo các chủ đề tìm hiểu.

THIẾT KẾ CÁC TIẾT CỦA PHẦN THỰC HÀNH
VỀ “ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG”


/>%CC%80a&source=images&cd=&cad=rja&docid=-
h5OlfuM_UyzSM&tbnid=Rq5uhc02HIv4lM:&ved=0CAUQjRw&url=http://dddn.c
om.vn/20110408035159419cat175/khanh-hoa-doi-trung-tam-hanh-chinh-ra-ngoai-
o-nha-
trang.htm&ei=S2CHUdLJJ4rMiQLUsIGwAw&bvm=bv.45960087,d.cGE&psig=A
FQjCNGEp1RA8ap1m9yFT1MUO6RTrAruKw&ust=1367912869958875


7


Tiết 1. CHUẨN BỊ VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐỊA LÍ TỈNH KHÁNH
HÒA
a. Phân nhóm nghiên cứu về các chủ đề về Địa lí tỉnh Khánh Hòa
- Nhóm 1- Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ và sự phân chia hành
chính của tỉnh Khánh Hòa.
Gợi ý:
+ Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ: Ở vùng nào? Giáp những đâu?Diện tích
của tỉnh, các bộ phận lãnh thổ.
+ Ý nghãi của vị trí địa lí, lãnh thổ trong việc phát triển kinh tế – xã hội.
+ Sự phân chia hành chính gồm các đơn vị hành chính: thành phố, thị xã,
huyện nào? Đặc điểm các đơn vị hành chính.
- Nhóm 2 – Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh
Khánh Hòa.
Gợi ý: + Các đặc điểm nổi bật về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
nhiên.
+ Những thuân lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên đối với phát tiển kinh tế – xã hội.
- Nhóm 3 – Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư, lao động và xã hội của tỉnh Khánh
Hòa.
Gợi ý: + Các đặc điểm nổi bật về đặc dân cư và lao động.
+ Những thuân lợi và khó khăn của dân cư và lao động đối với phát
tiển kinh tế – xã hội.
+ Đặc điểm nổi của các hoạt động xã hội như giáo dục và y tế.
- Nhóm 4 – Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế và địa lí một số ngành kinh tế của
tỉnh Khánh Hòa.
Gợi ý: + Các đặc điểm nổi bật về kinh tế – xã hội.
+ Địa lí một số ngành kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp;
dịch vụ (giao thông vân tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch).
b. Thu thập tài liệu

- Thời gian: 2 tuần lễ trước khi tiến hành bài thực hành trên lớp.
- Xác định nguồn tài liệu:
+ Giáo viên cung cấp tài liệu Địa lí địa phương đã biên soạn làm
nguồn tài liệu cơ bản cho học sinh thực hiện.
+ Sách, tạp chí, tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu thống kê, các cơ
quan ban ngành có liên quan ở địa phương, các trang web trên mạng internet…
- Phân công trách nhiệm cho các nhóm, cử nhóm trưởng phụ trách.
8

c. Xử lí tài liệu
- Đối chiếu so sánh, chọn lọc kiến thức từ các nguồn để xác định kiến thức
chung nhất, chuẩn nhất phù hợp nội dung tìm hiểu.
- Tính toán các số liệu , phân tích số liệu để làm rõ nội dung.
- Chọn lọc hình ảnh minh họa phù hợp với yêu cầu của nội dung.
d. Viết báo cáo
Các bước tiến hành:
- Xây dựng đề cương chi tiết với bố cục chặt chẽ.
- Viết báo cáo theo đề cương, chú ý làm rõ các nội dung chính của chủ đề.
- Trong báo cáo ngoài kênh chữ, cần kết hợp kênh hình, bảng số liệu, biểu
đồ, bản đồ…một cách hài hòa để minh họa cho các nhận định của mình.

Tiết 2. BÁO CÁO VỀ ĐỊA LÍ TỈNH KHÁNH HÒA

a. Cách tiến hành
- Mỗi nhóm cử một học sinh lên trình bày báo cáo về chủ đề đã được phân
công (mỗi nhóm tối đa 10 phút để trình bày).
- Trao đổi các vấn đề về Địa lí tỉnh Khánh Hòa.
b. Giáo viên tổng kết, đánh giá
Giáo viên tổng kết và đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết
quả của các chủ đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm.

Lưu ý
Nếu điều kiện cho phép, có thể chon thời điểm thích hợp với thời lượng
nhiều hơn (2 tiết) thì việc tiến hành báo cáo, trao đổi, tổng kết thuận lợi hơn.

3.2. Viết tài liệu “ ĐỊA LÍ TỈNH KHÁNH HÒA”
Tạo nguồn tư liệu cơ bản cung cấp cho học sinh để thực hiện.

9

ĐỊA LÍ TỈNH KHÁNH HÒA


3.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA
HÀNH CHÍNH
a. Vị trí địa lí
Khánh Hòa là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở phần
cong vươn ra biển xa nhất về phía đông. Phần lãnh thổ trên đất liền có tọa độ địa lí
: cực bắc 12
0
52’ vĩ độ Bắc ; cực nam 11
0
42’vĩ độ Bắc ; cực tây 108
0
40’ kinh độ
Đông , cực đông 109
0
27’ kinh độ Đông, tại mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, xã
Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước
ta. Trên vùng biển, điểm cực đông ra đến kinh độ 117
0

20’Đ (quần đảo Trường Sa).
Tỉnh Khánh Hòa phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh
Thuận, phía tây giáp tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Lâm Đồng, phía đông giáp Biển Đông.
Vị trí địa lí qui định đặc điểm tự nhiên của tỉnh mang tính chất nhiệt đới gió
mùa với tính chất hải dương rõ rệt, nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên như tài
nguyên biển, rừng, khoáng sản…
10

Khánh Hòa nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước là quốc lộ 1,
đường sắt Thống Nhất, nối Khánh Hòa với các tỉnh phía bắc, phía nam; quốc lộ 26,
đường tỉnh 723 nối Khánh Hòa với Tây Nguyên. Khánh Hòa có các cảng biển như
Nha Trang, Cam Ranh, sân bay quốc tế Cam Ranh, nằm gần đường hàng hải quốc
tế nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Khánh Hòa nằm giữa hai thành phố lớn
là Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là một trong những cửa ngõ thông ra biển
của Tây Nguyên. Vị trí địa lí đó tạo cho Khánh Hòa khả năng phát triển sản xuất
hàng hóa, mở rộng giao lưu với cả nước và quốc tế, hình thành các khu trung
chuyển hàng hóa và dịch vụ cho các tỉnh xung quanh.
Vị trí địa lí của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng về mặt
quốc phòng. Phần lãnh hải và hệ thống đảo, đặc biệt là huyện đảo Trường Sa, tạo
thành cứ điểm tiền tiêu để bảo vệ đất nước. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta
đối với các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với
vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
b. Phạm vi lãnh thổ
Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon ở hai đầu và phình ra ở giữa. Chiều dài
bắc - nam khoảng 160 km; chiều dài đông – tây nơi rộng nhất khoảng 60 km, nơi
hẹp nhất khoảng 1 - 2 km ở phía bắc, 10 - 15km ở phía nam.
Lãnh thổ tỉnh Khánh Hòa gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất: có diện tích phần đất liền và cả đảo và quần đảo là 5197 km
2
,

chiếm 1,58% và thuộc loại trung bình trên cả nước.
- Vùng biển có diện tích gấp nhiều lần so với đất liền, bờ biển dài khoảng
385 km, có khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ, đặc biệt có quần đảo Trường Sa ở xa
bờ.
- Vùng trời là không gian trên lãnh thổ đất liền, vùng lãnh hải và không gian
trên các đảo.
c. Sự phân chia hính chính
Sách Vân đài loại ngữ của Lê Quí Đôn ghi rõ: “Mã viện đời Hán khi đi đánh
Giao Chỉ (năm 41) tiến vào phía nam hơn 400 dặm đến nước Lâm Ấp, lại tiến vào
phía nam 200 dặm nữa đến nước Tây Đồ Di”. Tây Đồ Di là vùng phú Yên và
Khánh Hòa ngày nay.
Năm 1653, vùng đất từ núi Đá Bia đến sông Phan Rang gồm 2 phủ: phủ
Thái Khang (với 2 huyện là Quảng Phước và Tân Định), phủ Diên Ninh (gồm 3
huyện là Phước Điền, Vĩnh Xương và Hoa Châu).
Năm 1690, phủ Thái Khang đổi thành phủ Bình Khang.
Năm 1742, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh.
Năm 1793, Nguyễn Ánh thu phục Bình Khang và cho xây thành Diên
Khánh.
11

Năm 1803, đổi dinh Bình Khang thành dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang
thành phủ Bình Hòa. Năm 1808, dinh Bình Hòa đổi thành trấn Bình Hòa.
Năm 1832 (năm Minh Mạng thứ 13) tỉnh Khánh Hòa được thành lập trên cơ
sở trấn Bình Hòa.
Năm 1958, thời chính quyền ngụy Sài Gòn, các huyện đổi thành quận.
Khánh Hòa gồm 6 quận là Vĩnh Xương, Ninh Hòa, Khánh Dương, Vạn Ninh, Diên
Khánh, Cam Lâm và thị xã Nha Trang.
Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, Khánh Hòa và Phú Yên hợp nhất
thành tỉnh Phú Khánh, gồm 2 thị xã (Nha Trang, Tuy Hòa) và 13 huyện.
Tháng 3 năm 1977, thị xã Nha Trang đổi thành thành phố Nha Trang.

Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Quốc hội khóa VII ra nghị quyết sáp nhập
huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.
Ngày 30/6/1989, tỉnh Khánh Hòa được tái lập với 1 thành phố là Nha Trang
và 7 huyện: Cam Ranh, Khánh Sơn, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Vạn
Ninh và Trường Sa.
Năm 2000, huyện Cam Ranh được trở thành thị xã Cam Ranh. Năm 2007,
huyện Cam Lâm được tái lập. Đến năm 2010, thị xã Cam Ranh được công nhận là
thành phố Cam Ranh trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Hiện nay, Khánh Hòa gồm có 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 6
huyện. Các thành phố, thị xã và huyện được chia thành 35 phường, 6 thị trấn và 99
xã.
/>IytV4cxaaM&tbnid=aOtsjF1ba9Qz6M:&ved=0CAgQjRwwAA&url=http://www.t
nmtkhanhhoa.gov.vn/index.php?nre_kh=OnlineMap&ei=8GiHUcifEcOniQK4iIG
AAQ&psig=AFQjCNEN4FQmnjdNe1wmgceUaJzq8lx91Q&ust=1367915120319
721
CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TỈNH KHÁNH HÒA
Ðơn vị
hành chính
Diện
tích
(km²)
Dân số
năm 2009
(người)
Số xã, phường

Huyện lị
(Thị trấn)
Thành phố Nha
Trang

251
392 279 19 phường, 8

-
Thành phố Cam
Ranh
316 121 050 9 phường, 6 xã

-
Thị xã Ninh Hòa 1196
230 390
7 phường, 20

-
Huyện Vạn Ninh 550 126 477 12 xã, 1 thị trấn

Vạn Giã
Huyện Diên Khánh 336 131 719 18 xã, 1 thị trấn

Diên Khánh

12

Huyện Khánh Vĩnh 1165 33 714 13 xã, 1 thị trấn

Khánh Vĩnh

Huyện Khánh Sơn 337 20 930 7 xã, 1 thị trấn Tô Hạp
Huyện Cam Lâm 547 100.850 13 xã, 1 thị trấn


Cam Đức
Huyện đảo Trường
Sa
496 195 2 xã, 1 thị trấn Trường Sa



13


Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, có tọa độ địa
lí 12°15′22″B; 109°11′47″ Đ. Ngoài phần đất liền, Nha Trang có 19 đảo lớn nhỏ
nằm rải rác trên Biển Đông, đảo Hòn Tre (Hòn Lớn) là lớn nhất, diện tích hơn 36
km
2
, nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm
sóng, các đảo khác như Hòn Một, Hòn Tằm, Hòn Miễu, Hòn Đỏ, Hòn Nội, Hòn
Ngoại, Hòn Lao…Nha Trang là thành phố biển xinh đẹp với bờ biển dài, cát trắng,
khí hậu nhiều nắng ấm. Vịnh Nha Trang là một trong các vịnh biển đẹp nhất thế
giới. Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, là
trung tâm du lịch và sự kiện lớn của cả nước. Nha Trang là nơi từng diễn ra nhiều
14

sự kiện lớn như Festival Biển (2 năm 1 lần), các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu
Việt Nam năm 2006, Hoa hậu Thế giới người Việt năm 2007 và 2010, Hoa hậu
Hoàn vũ năm 2008 và Hoa hậu Trái Đất năm 2010. Nha Trang cách thủ đô Hà Nội
1.280 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448 km, cố đô Huế 630 km.
Các danh lam thắng cảnh ở Nha Trang có các đảo trong vịnh Nha Trang, hồ
cá Trí Nguyên, Thuỷ Cung, chùa Đá Hang, đảo Khỉ, Tháp Bà Ponagar, Sông Lô,
bãi Tiên, đảo Ngọc Thảo, đồi La San, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, tượng Kim

Thân Phật Tổ…
Ở Nha Trang có nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các trường
cao đẳng, trường dạy nghề… đã biến nơi đây thành một trung tâm khoa học - đào
tạo của cả vùng Nam Trung Bộ. Đặc sản nổi tiếng của Nha Trang – Khánh Hòa là
yến sào. Tất cả các đảo có chim Yến đến đều nằm trong địa phận Nha Trang.
Thành phố Cam Ranh toạ lạc ở vị trí địa đầu phía Nam của tỉnh, với vịnh
Cam Ranh nổi tiếng dài 20km, chỗ rộng nhất 10km, sâu trung bình 18,2m, sâu nhất
30m, cửa vịnh thông ra biển rộng 3km, có đảo Bình Ba án ngữ nên vừa kín gió vừa
êm sóng, là một trong các vịnh biển tốt nhất thế giới, có thể sánh ngang với vịnh
vịnh Rio de Janeiro của Brasil, San Francisco của Hoa Kì.
Cảng Ba Ngòi là thương cảng nằm trong vịnh Cam Ranh. Dân cư sống chủ
yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối, lâm nghiệp, thương nghiệp và dịch
vụ cảng.
Cam Ranh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như Hòn Rồng, Hòn Qui, núi Cam
Linh… Đặc sản của Cam Ranh xưa nay nổi tiếng như sò huyết, tôm hùm, hàu, ốc
tai tượng, muối…Khoáng sản có sa khoáng ilmenit, thạch anh
Huyện Cam Lâm nằm ở phía nam tỉnh Khánh Hòa, huyện có diện tích rừng
tự nhiên khá lớn, khoáng sản nổi tiếng là cát thủy tinh Thủy Triều, tiềm năng du
lịch lớn với các thắng cảnh đẹp. Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh với bãi biển
uốn cong dài, nằm trên trục đường nối thành phố Nha Trang và sân bay Cam Ranh.
Thị xã Ninh Hòa nằm ở phía bắc thành phố Nha Trang, cách Nha Trang
33km. Trung tâm thị xã nằm tại ngã ba nơi giao nhau giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 26
đi Buôn Ma Thuột. Ninh Hòa trở thành cửa ngõ quan trọng nối Tây Nguyên với
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư
nghiệp, làm muối, tiểu thủ công nghiệp và lâm nghiệp.
Ninh Hòa có nhiều danh lam thắng cảnh giá trị như Dốc Lết, Ba Hồ, hồ
chứa nước Đá Bàn, suối nước nóng Trường Xuân, thác Bay (Ea Krông Rou), suối
Đá Chẹt, đảo du lịch sinh thái Hòn Thị, suối Hoa Lan, Lăng Bà Vú , nhiều
địa danh nổi
tiếng như chiến khu Đá Bàn, chiến khu Hòn Hèo, căn cứ địa Cần Vương Hòn Khói

- Đầm Vân, xã anh hùng Ninh An, Ninh Thọ. Khoáng sản chủ yếu của Ninh Hòa là
sét cao lanh, đất sét, đất laterit, đá granit phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng tại địa
phương, có mỏ nước khoáng Trường Xuân với trữ lượng lớn…
15

Huyện Diên Khánh là huyện nội địa, nằm về phía tây của thành phố Nha
Trang, huyện lỵ là thị trấn Diên Khánh (Thành), cách Nha Trang 10 km, nơi đây có
công trình Thành cổ Diên Khánh do Nguyễn Ánh xây dựng năm 1793 theo kiểu
Vauban, một hình mẫu thành quân sự nổi tiếng vào thế kỷ XVII, XVIII ở Tây Âu.
Thành Diên Khánh và thành nội Huế là hai ngôi thành trì phong kiến nguyên vẹn
còn sót lại cho đến ngày nay trên lãnh thổ Việt Nam. Dân cư sống chủ yếu bằng
nông nghiệp, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Những địa danh nổi tiếng của
huyện Diên Khánh gắn liền với truyền thống hào hùng của nhân dân Khánh Hoà
như ngã ba Cây Dầu Đôi, chiến khu Hòn Dữ, căn cứ Tứ thôn Đại Điền…Núi sông
Diên Khánh tạo ra rất nhiều kỳ quan thiên nhiên như Đại An, Am Chúa, suối Ngỗ,
suối Đỗ, suối Tiên, núi Trường Tiên. Diên Khánh còn là vùng đất có nhiều chứng
tích lịch sử lớn của non nước Khánh Hoà như khu lưu niệm Yersin, bia Võ Cạnh,
miếu thờ Huỳnh Thúc Kháng, miếu thờ Trịnh Phong, đền thờ Trần Quý Cáp, Văn
Miếu
Về khoáng sản, Diên Khánh có nhiều sét cao lanh để phát triển nghề gốm sứ
và vật liệu xây dựng. Ngoài ra, nước khoáng ở Đảnh Thạnh - Diên Tân với chất
lượng cao là nguồn tài nguyên vô tận, đang được khai thác hiệu quả.
Huyện Vạn Ninh nằm xa nhất về phía bắc của tỉnh Khánh Hoà. Tại Mũi
Đôi, bán đảo Hòn Gốm, thuộc xã Vạn Thạnh là điểm cực đông trên đất liền của
Việt Nam, nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như cả bán
đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á lục địa. Nơi này đã được Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia.
Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp.
Vạn Ninh có một số khoáng sản như cao lanh (Xuân Tự), cát trắng (Đầm
Môn), sa khoáng ilmenit (Vĩnh Yên - Hòn Gốm), đá granit (Tân Dân), vàng (Xuân

Sơn).
Bãi biển Đại Lãnh nằm dưới chân đèo Cả, có một bờ biển thoải dài, cát trắng
mịn, nước trong xanh, là điểm du lịch tiềm năng và đang được phát huy. Bãi biển
này vào năm 1836 đã được vua Minh Mạng chọn làm biểu tượng khắc trên 1 trong
9 đỉnh đồng đặt trước Thế Miếu trong kinh thành Huế.
Vịnh Vân Phong có phần đất vươn ra biển Đông xa nhất Việt Nam, với độ
sâu trung bình 20-27 mét và ưu thế kín gió, gần đường hàng hải quốc tế, vịnh được
qui hoạch thành cảng trung chuyển quốc tế. Đồng thời với ưu điểm về sự trong
sạch, yên tĩnh và nét hoang sơ, vịnh cũng được phát triển thành một điểm du lịch
nghỉ dưỡng giá trị, đặc biệt cho khách du lịch quốc tế. Tổ chức Du lịch thế giới
(UNWTO) và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã đánh giá:
“Vịnh Vân Phong là một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất trong khu vực
Châu Á và Viễn Đông, vượt xa Phuket (Thái Lan) và có thể so sánh được với bãi
biển tuyệt mỹ ở Sierra Leone (châu Phi). Vịnh Vân Phong là một trong những
nguồn dự trữ của ngành du lịch nghỉ ngơi nhiệt đới ” (Dự án VIE89/003).
Huyện Khánh Sơn là huyện miền núi vùng cao ngăn cách với đồng bằng
của tỉnh bởi con đèo Khánh Sơn cao vời vợi. Diện tích đất lâm nghiệp của Khánh
16

Sơn chiếm đến 94% tổng diện tích tự nhiên. Khánh Sơn có nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp. Văn hoá truyền
thống đầy bản sắc dân tộc được thể hiện qua bộ "Đàn đá Khánh Sơn" và "Văn hoá
cồng chiêng" đặc trưng của vùng cao nguyên Nam Trung Bộ.
Trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, Khánh Sơn từng là căn
cứ địa cách mạng với những mặt trận ác liệt như "Thung lũng tử thần", căn cứ Tô
Hạp, sân bay Tà Nía.
Khánh Sơn có nhiều loại lâm sản giá trị, đặc biệt nhựa cây Tô Hạp được
dùng làm gia vị rất giá quí, nhựa thông ba lá, loại cây mọc thành rừng ở Khánh
Sơn. Chè Khánh Sơn thơm ngon, cây cà phê gần đây đã trở thành cây chủ lực của
huyện.

Huyện Khánh Vĩnh là huyện miền núi, địa phận huyện nằm ở đầu nguồn
của sông Cái Nha Trang. Huyện lị là thị trấn Khánh Vĩnh nằm trên đường tỉnh lộ 2,
cách Nha Trang 35km về phía tây. Đường tỉnh 723, trục giao thông mới, nối liền
Nha Trang với Đà Lạt chạy qua thị trấn Khánh Vĩnh.
Khánh Vĩnh là căn cứ địa cách mạng của quân dân Khánh Hòa trong hai
cuộc trường kỳ kháng chiến với các địa danh hào hùng như sân bay dã chiến Hòn
Xã, Hòn Nhạn, Soi Mít, Hòn Dù, buôn Gia Lê, Hòn Bà và căn cứ lịch sử Hòn Dữ.
Núi sông Khánh Vĩnh rất hùng vĩ, tạo ra các kỳ quan thiên nhiên như: thác
Ngựa, thác Hòn, thác Yang Bay có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, kết hợp
với thủy lợi và cải tạo nguồn nước cho hạ lưu sông Cái Nha Trang.
Khánh Vĩnh có diện tích rừng chiếm 90% diện tích tự nhiên với nhiều loại
gỗ quí, tổng trữ lượng gỗ của rừng Khánh Vĩnh lên đến 10 triệu m
3
. Khoáng sản có
thiếc, cao lanh
Dân cư chủ yếu sống bằng nông nghiệp và lâm nghiệp. Đồng bào các dân
tộc thiểu số đã có cuộc sống định canh định cư, đã có tập quán sản xuất lúa nước
tương đối ổn định và đang phát triển trồng mía thành vùng chuyên canh cây
nguyên liệu tập trung theo qui hoạch của tỉnh.
Huyện đảo Trường Sa nằm về phía đông nam bờ biển Việt Nam, được thiết
lập dựa trên cơ sở là toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông, trải dài từ
6°50' - 12°00' vĩ độ Bắc và từ 111°30' - 117°20' kinh độ Đông. Quần đảo Trường
Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lí, cách đảo Hải Nam (Trung
Quốc) trên 600 hải lí và cách đảo Đài Loan khoảng 960 hải lí. Quần đảo Trường Sa
nằm rải trên một vùng biển rộng, từ Tây sang Đông khoảng gần 350 hải lí, từ Bắc
xuống Nam khoảng hơn 360 hải lí, chiếm một diện tích biển khoảng 160.000 -
180.000km
2
.





17













Quần đảo Trường Sa là một tập hợp hơn 100 đảo nhỏ, bãi đá ngầm hình
thành từ san hô (nằm lập lờ hoặc nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống thấp),
bãi cát ngầm, bãi ngầm. Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất
khoảng 1,5 hải lí (giữa đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây), xa nhất đến 230
hải lí (giữa đảo Song Tử Tây đảo An Bang). Diện tích phần đất nổi khoảng 3 km
2
.
Quần đảo Trường Sa được chia thành tám cụm đảo là Song Tử, Loại Ta , Thị Tứ,
Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên. Đảo có diện tích lớn
nhấtlà đảo Ba Bình (khoảng 0,6km²), tiếp đến là các đảo Song Tử Tây, Trường Sa,
Nam Yết, Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta, Sinh Tồn Đảo cao nhất là đảo Song
Tử Tây, cao 4 - 6 m, khi thủy triều thấp nhất. Bãi ngầm lớn nhất là bãi Thuyền
Chài, dài 30 km; rộng 5 km (ngập nước khi triều lên).

Theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Chính
phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huyện Trường Sa có ba đơn vị
hành chính trực thuộc là thị trấn Trường Sa (gồm đảo Trường Sa và các đảo, bãi
đá, bãi phụ cận), xã Song Tử Tây (gồm đảo Song Tử Tây và các đảo, bãi đá, bãi
phụ cận) và xã Sinh Tồn (gồm đảo Sinh Tồn và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận).

18


Đảo Song Tử Tây (Ảnh: Vũ Ngọc Hoàng)
Đất trên các đảo là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim và mùn cây, có
bề dày từ 5 đến 10cm. Trên các đảo có nhiều loại cây xanh như cây phong ba, phi
lao, bàng vuông và một số loại dây leo, cỏ dại.
Nguồn lợi hải sản của quần đảo Trường Sa rất phong phú, với nhiều loài cá
tập trung với mật độ cao;
nhiều loại hải sản quý như: hải sâm, rùa biển, cá ngừ,
tôm hùm, rong biển và các loại ốc có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn,
nếu được khai thác, chế biến tốt sẽ mang lại thu nhập lớn cho nhân dân và tạo
sản phẩm xuất khẩu thu lợi nhuận cao cho Nhà nước. Về tài nguyên khoáng
sản,
ngoài phốt phát vôi, đá san hô thì khu vực quần đảo Trường Sa cũng có dầu
khí với trữ lượng khá lớn.

Với vị trí ở giữa Biển Đông, quần đảo Trường Sa có thế mạnh về dịch vụ
hàng hải, nghề cá, là địa điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước.
Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình
Dương với Ấn Độ Đương và Đại Tây Dương, giữa Châu Âu, Châu Phi, Trung
Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc
Á, một tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tàu thuyền tấp nập vào hàng thứ
2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải). Hiện nay trên các đảo và bãi san hô đã có

một số công trình kiên cố và nhà ở, dân cư sinh sống, có trường học, đền chùa,
có luồng vào, trên luồng có thiết bị phao dẫn luồng và phao buộc tàu tạo thuận
lợi cho tàu thuyền tránh giông bão. Trên đảo Song Tử Tây, An Bang đã có đèn
biển của Tông công ti bảo đảm hàng hải Việt Nam, trên đảo
Trường Sa và đảo
Song Tử Tây có đài khí tượng theo dõi và thông báo các số liệu về thời tiết của
vùng biển này cho mạng lưới quan trắc khí tượng thế giới.
Trong một vài thập kỉ tới, với tốc độ phát triển kinh tế cao của các nước
trong khu vực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông sẽ tăng gấp
hai, ba lần hiện nay, khi đó Biển Đông nói chung, vùng biển thuộc quần đảo
Trường Sa nói riêng có vai trò lớn trong thương mại quốc tế. Đặc biệt ngay sau
19

khi xây dựng xong kênh Kra ở Thái Lan, sẽ thu hút thêm một lượng tàu biển
quốc tế lớn đi qua đây, tạo cơ hội cho chúng ta chia sẻ thị phần vận tải quốc tế,
khi đó vùng biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiếc “cầu
nối” cực kỳ quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu
với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo của quần đảo Trường Sa tạo
thành lá chắn quan trọng phía trước vùng biển và dải bờ biển Nam Trung Bộ và
Nam Bộ, bảo vệ sườn phía Đông của đất nước, tạo thành một hệ thống cứ điểm
tiền tiêu để ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm của tàu thuyền nước
ngoài.
Vì thế, từ lâu quần đảo Trường Sa luôn được các nhà quân sự, khoa học,
chính trị đánh giá cao. Sau khi xâm lược nước ta và đánh giá cao vị trí chiến
lược của quần đảo Trường Sa, người Pháp đã tổ chức khảo sát, đo đạc, vẽ bản
đồ vùng Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa. Sau Hiệp định Gienève
(Giơnevơ) năm 1954, Mỹ can thiệp, đưa quân vào miền Nam Việt Nam đã ủng
hộ và tạo điều kiện cho chính quyền Sài Gòn đóng giữ đảo Trường Sa, ép
chính phủ Philippin cho Mỹ lập căn cứ hải quân và không quân trên lãnh thổ

Philippin để khống chế lực lượng quân sự của các nước trong khu vực và
đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Bàn về Biển Đông, nhiều nhà quân sự
thế giới cho rằng ai làm chủ Hoàng Sa và Trường Sa sẽ làm chủ Biển Đông.
3.2.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


a. Địa hình

Địa hình Khánh Hòa tương đối phức tạp, cao từ tây sang đông , là một tỉnh
nằm sát dãy núi Trường Sơn Nam, đồng thời tiếp giáp Biển Đông nên có địa hình
đa dạng với địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi.
Vùng núi và bán sơn địa
Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung
bình so với mực nước biển khoảng 60 m. Diện tích vùng đồi núi chiếm hợn 9/10
diện tích tự nhiên. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh núi cao, phần lớn chỉ
trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với phần cuối phía nam của dãy Trường Sơn
Nam nên địa hình núi khá đa dạng.
Phía bắc và tây bắc tỉnh có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn 1000
m, trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao 1264 m), Hòn
Ngang (1128 m) và Hòn Giúp (1127 m). Dãy Vọng Phu - Tam Phong có hướng tây
nam - đông bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa ba tỉnh
Khánh Hòa, Phú Yên và Đắk Lắk.
Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh thường có độ cao kém hơn, chủ yếu dưới
1000m, có các ngọn núi cũng là địa danh nổi tiếng như Hòn Giữ (căn cứ địa cách
mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ), Núi Chúa, Hòn Bà (núi của Bà
Thiên Y A Na), Hòn Cù Lao (có Tháp Bà Pô Nagar). Vùng núi này có nhiều nhánh
đâm ra sát biển tạo nên nhiều cảnh đẹp.
20

Đến phía nam và tây nam, lại xuất hiện một vùng núi rộng, với nhiều đỉnh

núi cao trên 1500 m đến trên 2000 m, trong đó có đỉnh Hòn Giao (2062 m) thuộc
địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hòa. Do có nhiều núi cao,
mật độ chia cắt lớn bởi sông, suối tạo thành nhiều hẻm vực, thung lũng sâu, gây
khó khăn cho giao thông. Thung lũng Tô Hạp (cao 400m) khá bằng phẳng, thung
lũng Ô Kha, được biết đến như một vùng nguy hiểm của ngành hàng không Việt
Nam.
Đồng bằng
Diện tích vùng đồng bằng khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích
toàn tỉnh. Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra
biển. Do đó, để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã,
đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì.
Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang - Diên
Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích 135 km
2
; đồng bằng Ninh Hòa do
sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km
2
. Cả hai đồng bằng này đều được cấu tạo
từ đất phù sa cũ và mới, nhiều nơi pha lẫn sỏi cát hoặc đất cát ven biển. Ngoài ra,
Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng
Cam Ranh ở ven biển.
Bờ biển và biển ven bờ
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam.
Đường bờ biển dài khoảng 385 km, từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, là một
trong những đoạn bờ biển khúc khuỷu nhất Việt Nam.
Dọc bờ biển có các bán đảo là Hòn Gốm, Hòn Khói, Hòn Hèo, Cam Ranh,
có nhiều cửa lạch, đầm, vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát mịn cùng khoảng 200 đảo lớn,
nhỏ ven bờ.
Khánh Hòa có các vịnh biển lớn là vịnh Vân Phong, vịnh Hòn Khói, vịnh
Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Trong đó, nổi bật nhất là vịnh Cam

Ranh với chiều dài 20 km, chiều rộng 10 km, thông với biển qua eo biển rộng 1,6
km, có độ sâu từ 18 - 20 m, và được xem là một trong các cảng biển có điều kiện
tự nhiên tốt nhất thế giới, sau cảng San Francisco của Hoa Kì, cảng Rio de Janeiro
của Brasil.
Vịnh Vân Phong dài 35 km, rộng 25 km, cách Nha Trang 80 km.
Vịnh Nha Trang rộng khoảng 400 km
2
, đã được công nhận là thành viên
chính thức của Câu lạc bộ Các vịnh đẹp nhất thế giới (tháng 5, năm 2003).
Các bãi biển và đầm nổi tiếng của Khánh Hòa là bãi biển Đại Lãnh, Dốc Lết,
Đầm Môn, Nha Trang, Bãi Dài, đầm Nha Phu (rộng khoảng 100 km
2
, sâu nhất từ 3
-5 m), Thủy Triều.

21


Vịnh Cam Ranh
Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp, địa hình vùng thềm lục địa phản ánh
sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền. Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra
biển, không chỉ dừng lại ở bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà
(Con Rùa) mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước
biển phủ kín. Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi
ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như
hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun
Xen giữa các đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng
gọi là các “đồng bằng biển”, đó chính là đáy các vũng, vịnh như vịnh Vân Phong,
vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh.
Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo

Trường Sa. Địa hình trên bề mặt các đảo rất đơn giản, chỉ là những mõm đá, vách
đá vôi san hô, cao vài ba mét.
b. Địa chất – Khoáng sản
Về kiến tạo, phần lãnh thổ của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất
sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía đông-nam của địa khối cổ Kom Tum, được nổi
lên khỏi mặt nước biển từ đại Cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Trong đại
Trung sinh, cách đây 250 triệu năm, với 2 chu kỳ tạo sơn Inđôxini và Kimêri có
ảnh hưởng đến Khánh Hòa. Đến vận động Himalaya ở đại Tân sinh, cách đây 23
triệu năm, gây nên những biến động nhất định, dãy Trường Sơn Nam được nâng
lên, sườn đông trở thành vách đứng chênh vênh về phía biển, đồng thời tạo các đứt
gãy sâu dọc bờ biển nên động đất có thể xảy ra. Do quá trình phong hóa vật lý,
22

hóa học diễn ra trên nền đá granit, riôlit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, đa
dạng và phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp
nổi tiếng.
Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và riôlit có nguồn gốc
mác ma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại đá trầm tích
ở một số nơi như sa thạch, diệp thạch…
Khánh Hòa có nhiều loại khoáng sản như môlipđen, vàng sa khoáng, cao
lanh, sét, sét chịu lửa, cát san hô, đá granit, …Trong đó, nổi bật nhất là cát thủy
tinh ở Thủy Triều (Cam Lâm), trữ lượng ước tính khoảng 500 triệu tấn, chất lượng
cát tốt bậc nhất thế giới với hàm lượng SiO
2
đến 99,8%, là nguyên liệu quí giá
cung cấp cho các nhà máy hóa chất và công nghiệp sản xuất thủy tinh quang học,
pha lê; cát ở bán đảo Hòn Gốm (Vạn Ninh), trữ lượng khoảng 1 tỉ tấn; đá granit,
trữ lượng 2 tỉ tấn; nước khoáng ở Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh; vàng sa
khoáng ở Ninh Hòa, Vạn Ninh; thiếc ở Cam Ranh, Khánh Vĩnh. Biển Khánh Hòa
thuận lợi để khai thác muối (Ninh Hòa, Cam Ranh).

Trên quần đảo Trường Sa, ngoài phốt phát vôi, đá san hô, thì theo các
chuyên gia, khu vực quần đảo Trường Sa cũng có dầu khí với trữ lượng khá lớn.
Tài nguyên khoáng sản của Khánh Hòa là nguồn lực đáng kể để phát triển
nhiều ngành công nghiệp, đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
c. Khí hậu
Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang
tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa, đồng thời có những nét độc
đáo với các đặc điểm riêng biệt so với các tỉnh, thành phía Bắc phía Nam. Mùa hè
không bị oi bức, mùa đông ấm áp.
Nhiệt độ trung bình năm là 26
0
C, tổng nhiệt độ khoảng 9500
0
C, ánh sáng dồi
dào, có số giờ nắng trung bình năm tới 2.600 giờ.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 2000 mm, trong đó vùng đồng bằng ven
biển phổ biến từ 1000 – 2000 mm, còn khu vực miền núi như huyện Khánh Sơn
lượng mưa lên đến 2600 mm.
Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ngắn, từ
khoảng giữa tháng 9 đến tháng 12, nhất là vào tháng 10 và tháng 11, mùa mưa
chiếm đến 70 - 80% lượng mưa cả năm, nhiệt độ thay đổi từ 20 -27 °C ở Nha
Trang và 20 - 28 °C ở Cam Ranh. Những tháng còn lại từ tháng 1 đến tháng 8 xem
như là mùa khô, thời tiết thay đổi dần, những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ
17-25 °C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34 °C
(ở Nha Trang) và 37 - 38 °C (ở Cam Ranh). Độ ẩm cao khoảng 80,5%. Ở vùng núi
cao (núi Hòn Bà, cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu mát mẻ như
Đà Lạt.
Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có
khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.
Các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây

23

thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình
sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao
nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển,
nên thường gây ra lũ lụt.
Khí hậu, thời tiết của vùng biển quần đảo Trường Sa khác biệt lớn so với các
vùng ven bờ: mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn. Một năm có thể chia làm 2
mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Lượng mưa
trung bình lớn, hơn 2500mm/năm. Hằng năm ở quần đảo Trường Sa có tới 130 ngày có
gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Hiện tượng dông rất phổ biến, có thể nói quanh năm, tháng
nào cũng có dông.Bão lớn cũng thường đi qua, tập trung vào các tháng mùa mưa.
d. Thủy văn
Dãy Trường Sơn Nam chạy gần sát biển nên các sông ngòi ở Khánh Hòa
nhìn chung ngắn và dốc. Mạng lưới sông phân bố khá dày, mật độ dòng chảy của
khánh Hòa là 0,5 – 1,0 km/km
2
. Cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở
lên, Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía tây trong tỉnh và chảy
xuống biển phía đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5–7 km có một cửa sông. Mặc dù
hướng chảy cơ bản của các sông là hướng tây - đông, nhưng tùy theo hướng của
mạch núi hoặc do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo các hướng khác
nhau trước khi đổ ra biển Đông. Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ dãy núi ở
huyện Khánh Sơn, chảy về phía Ninh Thuận, đây là con sông duy nhất của tỉnh
chảy theo hướng đông - tây. Sông ngòi Khánh Hòa có chế độ nước theo mùa, mức
độ tập trung lũ cao, mùa lũ từ tháng 10 – 12. Tuy nhiên, vào tháng 5 và 6 thường
có lũ tiểu mãn. Hai con sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái Nha Trang và sông Cái
Ninh Hòa (sông Dinh).
Sông Cái Nha Trang có độ dài 79 km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812 m
chảy qua Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Nha Trang rồi đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù

Huân) và Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Lưu vực có lượng mưa lớn 1750 mm, sông có
lưu lượng trung bình 55,7 m
3
/s, mùa kiệt 7,32 m
3
/s. Đây là con sông lớn nhất và
lượng nước dồi dào nhất tỉnh. Gắn liền với sông Cái (Nha Trang) là đồng bằng
Diên Khánh – Nha Trang.
Sông Cái Ninh Hòa (sông Dinh) bắt nguồn từ vùng núi Chư H'Mư (đỉnh cao
2.051 m) thuộc dãy Vọng Phu, có tổng diện tích lưu vực 985 km
2
, chảy qua thị xã
Ninh Hòa và đổ ra cửa Hà Liên, đầm Nha Phu. Lưu lượng trung bình 23,9 m
3
/s,
mùa kiệt 0,6m
3
/s. Gắn liền với sông Cái ninh Hòa là đồng bằng Ninh Hòa.
Sông của Khánh Hòa có tiềm năng về thủy điện, nguồn nước cho sản xuất
và đời sống. Tuy nhiên, Khánh Hòa mưa tập trung chủ yếu trong 3 tháng mùa mưa
(70 -80%), nhưng lại tổn thất do lượng bốc hơi lớn, cho nên mùa khô dễ bị thiếu
nước.
Khánh Hòa có nhiều hồ nhưng phần lớn là hồ nhỏ, nguồn gốc tự nhiên và nhân
tạo (hồ thủy lợi). Các hồ chủ yếu là Hòa Sơn, Đồng Điền (Vạn Ninh); Đá Bàn, Ba Hồ,
Suối Trầu (Ninh Hòa); Vĩnh Lương, Đắc Lộc, Núi Sạn (TP Nha Trang ), Láng Nhớt,
24

Suối Dầu, Suối Thương (Diên Khánh); Lệ Lương, Suối Cát, Suối Hành (TP Cam
Ranh).
e. Đất đai

Khánh Hòa có các nhóm đất chính sau:
- Đất phù sa có diện tích 39300 ha, chiếm 7,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở
các vùng đồng bằng ven biển như Ninh Hòa, Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Ranh.
Đất khá giàu dinh dưỡng, được sử dụng để trồng lúa và màu.
- Đất cát và cồn cát có diện tích 10550 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên, phân
bố dọc ven biển. Đất có độ phì kém, nghèo mùn, chủ yếu trồng cây ăn quả và trồng
rừng ven biển.
- Đất măn và phèn có diện tích 7950 ha, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên, phân
bố vùng ven biển ở Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Ranh. Đất này thích hợp cho làm
muối, nuôi trồng thủy sản.
- Đất xám bạc màu có diện tích 24250 ha, chiếm 4,6% diện tích tự nhiên,
phân bố ở vùng đồi núi bị thoái hóa, bạc màu. Đất này có thể trồng màu và cây
công nghiệp, nhưng cần phải đầu tư lớn.
- Đất feralit đỏ vàng và các loại đất khác có diện tích lớn nhất với 443750
ha, chiếm 84,4% diện tích tự nhiên. Đất feralit hình thành trên nhiều loại đá mẹ
khác nhau, phân bố chủ yếu ở khu vực đồi núi. Đây là loại đất có thể trồng được
các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, nhưng cần được canh tác đúng kĩ thuật và
thường xuyên cải tạo.
- Trên quần đảo Trường Sa, chất đất trên các đảo là cát san hô, có lẫn những
lớp phân chim và mùn cây, có bề dày từ 5 đến 10cm., phát triển các cây xanh như
cây phong ba, phi lao, bàng vuông và một số loại dây leo, cỏ dại.

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở KHÁNH HÒA
(Tính đến ngày 1/1/2011)

Loại đất sử dụng
Diện tích (nghìn
ha)
Cơ cấu (%)
Tổng số 521,7 100,0

Đất nông nghiệp 92,7 17,8
Đất lâm nghiệp 214,9 41,2
Đất chuyên dùng 83,5 16,0
Đất ở 6,6 1,3


25

Vấn đề sử dụng đất, nhìn chung có một số đặc điểm sau:
- Đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Hầu hết diện tích canh
tác có điều kiện thuận lợi và vùng thấp ở hạ lưu các sông đã được khai thác. Ở các
vùng đất cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh lại thiếu nước tưới, nên
còn khó khăn trong việc mở rộng diện tích canh tác. Đất nông nghiệp bình quân
chỉ có 670 m
2
/người (năm 2000), thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả
nước.
- Đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích tự nhiên
của tỉnh. Đất chưa sử dụng còn chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên, đây là tiềm
năng lớn để phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các loại đất này là
cồn cát, bãi cát, đất chua măn, đất đồi núi nghèo dinh dưỡng, phân bố rải rác. Do
đó để khai thác vào phát triển nông, lâm nghiệp cần đầu tư vốn, kĩ thuật, thủy lợi…
f. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng hiện có 186,5 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m
3
, trong đó
64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% là rừng đặc dụng. Rừng
phòng hộ có 34%, song hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các
huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và thị xã Ninh Hòa. Độ che phủ của rừng là 38,5%,
lớn nhất là ở Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có khoảng 104

ha rừng ngập mặn phân bổ rải rác ở các vùng ven bờ vịnh Vân Phong, đầm Nha
Phu, cửa sông Vĩnh Trường (Nha Trang), đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh với
khoảng 34 loài cây ngập mặn như: đước, đưng, bần trắng, mắm trắng, mắm biển…
Có thể nói, Khánh Hòa là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học
rừng, bao gồm nhiều thành phần di cư từ nhiều luồng khác nhau từ Bắc vào Nam,
có cả các hệ thực vật Nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, trong đó có nhiều
loài bản địa quý hiếm. Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch (1996), cả tỉnh có
1.035 loài thực vật thuộc 559 chi và 161 họ. Riêng Hòn Bà có 595 loài xếp trong
401 chi và 120 họ chiếm tới 57% số lượng loài thực vật của cả tỉnh.
Sự phong phú về sinh học rừng Khánh Hòa còn đặc biệt được biết đến với
sự đa dạng về nguồn gen, nổi bật trong đó là cây Dó bầu (Aquilaria crassna), loài
cung cấp các sản phẩm trầm kì nổi tiếng trong và ngoài nước.Trầm là lõi của cây
Dó bầu, bên trong lõi gỗ của những cây trầm già, nhất là những cây đang tàn lụi,
thân nhiều u bướu, thường có một miếng mềm nhuyễn, tập trung cao độ tinh dầu
thơm, năng hơn gỗ trầm, gọi là kì nam. Kì nam có giá trị kinh tế và xuất khẩu rất
lớn. Từ xưa người trong nước, người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc và
Nhật Bản tìm đến Khánh Hòa “ xứ trầm hương” để mua kì nam. Hiện nay do khai
thác quá mức nên lâm đặc sản này đã bị mai một.

×