Phần I: Tìm hiểu khái quát chung về xí nghiệp.
I. Quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 15/1/1956 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã ra Nghị định số 666/TTG thành lập Tổng cục hàng không dân
dụng Việt Nam. Đây là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời và phát triển của hàng
không dân dụng Việt Nam.
Ngày 24/1/1959 Cục không quân thuộc Bộ quốc phòng được thành lập,
hoạt động của hàng không dân dụng Việt Nam do Cục không quân quản lý.
Ngày 1/5/1959 tại sân bay Gia Lâm Cục hàng không tổ chức lễ ra mắt đơn vị
không quân vận tải đầu tiên đó là Trung đoàn 919 là nòng cốt của hàng không
quốc gia và Tổng Công ty hàng không Việt Nam ngày nay.
Căn cứ vào nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội. Ngày 11/2/1976
Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 27/CP thành lập Tổng cục hàng
không dân dụng Việt Nam trực thuộc Hội đồng chính phủ. Tổng cục hàng
không dân dụng được đặt được dưới sự chỉ đạo lãnh đạo của quận ủy Trung
ương và bộ Quốc phòng.
Tổng cục hàng không đã nhanh chóng tổ chức bộ máy, cơ quan giúp việc
theo nề nếp một đơn vị quân đội có cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ
thuật và các đơn vị sản xuất kinh doanh như: Đơn vị bay 919 ,hệ thống các sân
bay, quản lý điều hành bay,các xưởng sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, cơ sở
huấn luyện đào tạo.
Ngày 14/7/1976 thông qua Quyết định số 147/QĐ - TC Tổng cục trưởng
Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam đã thành lập xưởng sửa chữa máy
bay A76.
Quá trình hình thành và phát triển gần 30 năm qua của xí nghiệp đã trải
qua từng thời kỳ theo cơ cấu phát triển của ngành hàng không Việt Nam.
Từ năm 1975 - 1990. Đây là thời kỳ mà xí nghiệp máy bay A76 đảm nhận
công tác kỹ thuật với số lượng máy bay chủ yếu do Liên Xô chế tạo. Lực lượng
1
lao động chính lúc này là cán bộ công nhân viên kỹ thuật được rút ra từ đoàn
bay 919 và A33 thuộc binh chủng không quân điều động về đa số đã trải qua
chiến đấu số lượng kỹ sư, thợ kỹ thuật và trang thiết bị còn ít,đội máy bay chủ
yếu là:AH2, IL2, IL4, IL18, AH24, JAK40, TY134.
Trong thời gian này xí nghiệp máy bay A76 chủ yếu bảo đảm được những
phần công việc sửa chữa phục vụ ngoài trường máy bay trước và sau khi
bay,định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa hỏng hóc vừa và nhỏ.
Do nhu cầu vận chuyển hành khách hàng hóa ngày càng tăng đòi hỏi công
tác kỹ thuật luôn đảm bảo có đầu máy bay tốt để sẵn sàng làm nhiệm vụ. Quán
triệt được tình hình trên xí nghiệp đã có kế hoạch xây dựng nơi ăn ở làm việc
ổn định tại khu đông sân bay Gia Lâm xây dựng khu nhà hiệu nghiệm, mua
thêm và lắp đặt máy móc hiệu nghiệm phục vụ kịp thời công tác bảo dưỡng
định kỳ, sửa chữa bảo dưỡng cho các loại máy xí nghiệp được giao.
Kéo dài niên hạn sử dụng cho máy bay IL 18, TY - 134 A & B, IAK 40.
Chỉ từ năm 1990 - 1995 hiệu nghiệm sửa chữa 15762 khối máy làm lợi và
tiết kiệm được nhiều ngoại tệ cho ngành hàng không Việt Nam. Đã từ sản xuất
được thiết bị kiểm tra máy móc phục vụ bay như: ép lốp, làm lốp, xe nạp dầu
nhờn.
Thời kỳ 1991 - 1998, đây là thời kỳ mà phần lớn các máy bay thế hệ cũ
đã hết niên hạn sử dụng. Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam có chủ trương
mua sắm và thuê lại cả các loại máy bay hiện đại do các nước phương tây sản
xuất như : Loại A320 và ATR - 72 do AIRBUS của cộng hòa Pháp sản xuất,
loại B767 do hãng BOING của Mỹ sản xuất mới đáp ứng được nhu cần chuyên
chở hành khách. Một mặt xí nghiệp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thợ kỹ thuật để
thành thạo sửa chữa và bảo dưỡng phục vụ một số loại máy bay của Liên Xô,
một mặt chú trọng tuyển chọn kỹ sư, cán bộ và thợ kỹ thuật có tay nghề cao,
ngoại ngữ khá đưa đi học tập chuyển loại kỹ thuật máy bay mới để làm nòng
cốt cho xí nghiệp sau này.
Sửa chữa cho loại máy bay A320, đầu kéo máy bay B767, thang nạp dầu
2
máy bay B767, bàn kiểm tra động cơ máy bay A320, xây dựng trạm sửa chữa
bảo hành xe đặc chủng, thuê chuyên gia A320. Xí nghiệp cố gắng gấp rút hoàn
thành để đến tháng 5/1996 tiếp nhận đưa vào sử dụng 10 chiếc máy bay A320
và ngày 10/7/1996 chiếc máy bay đầu tiên đã được giao cho Tổng Công ty
hàng không Việt Nam tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hành khách và hàng
hóa hiện nay xí nghiệp đang tiến hành xây dựng và mở rộng nhà sửa chữa các
loại máy bay lớn và hiện đại.
+ Từ năm 1998 đến nay; xí nghiệp đã không ngừng tìm mọi biện pháp để
nâng cao trình độ của cán bộ quản lý cũng như công nhân viên và công nhân
trong xí nghiệp ,tăng trang thiết bị phục vụ cho khâu sản xuất được tốt hơn và
chất lượng ngày càng cao hơn.
Tính đến tháng 05/2002 Tổng công ty Hàng Không Việt Nam đang đưa
vào khai thác 26 máy bay ,gồm:5 chiếc B767,10 chiếc A320,7 chiếc
ATR72 ,2 chiếc A321 và 2 chiếc Fokker vậy nên nhu cầu về bảo dưỡng
và sửa chữa máy bay của Tổng công ty là ngày càng cao .
Tổng Công ty hàng không Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có
quyền tự chủ trong sản xuất cũng như trong kinh doanh, tuy nhiên với tư cách
là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc của Tổng công ty hàng không nên xí
nghiệp máy bay A76 chỉ có quyền tự chủ về mặt kỹ thuật còn về mặt tài chính
thì hoàn toàn phụ thuộc Tổng Công ty hàng không Việt Nam. Từ năm 1989 xí
nghiệp phải tự lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh tự tiếp cận thị trường, đặc biệt
là thị trường đầu vào đảm bảo sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, đảm bảo giờ
bay tốt cho các máy bay nhằm tăng doanh thu cho tổng công ty đồng thời cho
chính doanh nghiệp tuy còn bỡ ngỡ trước cơ chế thị trường và gặp nhiều khó
khăn vướng mắc song xí nghiệp đã khẳng định chỗ đứng của mình và không
ngừng phát triển là một bộ phận không thể thiếu được trong ngành Hàng không
dân dụng Việt Nam.
Nhiệm vụ của xí nghiệp là sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ và phục vụ bay
3
song là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trong Tổng Công ty HK Việt Nam nên
nhiệm vụ đó được thực hiện theo kế hoạch ngoài giờ bay do Tổng Công ty
giao. Điều đó có nghĩa là các công việc của xí nghiệp được quy đổi ra gì bay để
xây dựng đơn giá thanh toán nội bộ trong đó có đơn giá tiền lương. Trong đó
đơn giá tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện công tác tổ
chức lao động trong xí nghiệp. Đó chính là kết tinh lao động được thể hiện
bằng tiền của tập thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp theo giờ bay và theo sự
an toàn của từng chuyến bay.
II. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của xí nghiệp máy bay A76.
II.1. Chức năng,nhiệm vụ.
Căn cứ vào sự chỉ đạo của Tổng công ty hàng không để tổ chức sản
xuất,khai thác bảo dưỡng và sửa chữa các loại máy bay nhằm đảm bảo an toàn
cho các chuyến bay.
Nhiệm vụ của xí nghiệp là sữa chữa, bảo dưỡng định kỳ các loại máy bay
của viet nam airlines phục vụ trước khi bay, sau khi bay và giữa 2 lần bay cho các
loại máy bay của viet nam airlines và các Hãng hàng không Quốc tế khác tại sân
bay nội bài.
1.Bảo dưỡng, sửa chữa các máy bay của viet nam airlines bao gồm:
Các loại máy bay đang đưa vào khai thác và các máy bay dừng bay. Quá
trình bảo dưỡng và sữa chữa được tiến hành theo định kỳ như: Dayly Check,
weekly check, a check, 2a check, 4a check, c check, 2c check,4C,5 NĂM.
Dayly Check là tiến hành kiểm tra kỹ thuật và các yếu tố khác cho máy bay
được diễn ra hàng ngày.
weekly check là tiến hành kiểm tra kỹ thuật và các yếu tố khác cho máy bay
được diễn ra hàng tuần.
* A check là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác 400 giờ bay.
* 2a check là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác 800 giờ bay.
* 4a check là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác 1600 giờ bay.
* c check là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác 15 tháng.
4
* 2c check là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác 30 tháng.
*4C CHECH là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác 60
tháng.
*4C,5NĂM là tiến hành bảo dưỡng sau khi máy bay đã khai thác được 5
năm.
2. Phục vụ trước khi bay:
Là kiểm tra các thông số kỹ thuật trước khi máy bay cất cánh để đảm bảo
an toàn cho các chuyến bay.
- Phục vụ sau khi bay:
Kiểm tra kỹ thuật sau khi máy bay hạ cánh vào kéo dắt máy bay vào sân
đỗ.
- Phục vụ giữa 2 lần bay:
Kiểm tra các thông số kỹ thuật khi máy bay của viet nam airlines hay bất kỳ
máy bay của nước nào đó đỗ tại sân bay để tiếp dầu hay lấy trả khách.
3. Ngoài ra xí nghiệp còn gia công lắp đặt, sữa chữa các chi tiết, thiết bị khác
cho một số đơn vị khác trong ngành.
II.2. Tổ chức bộ máy của xí nghiệp.
Là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty hàng không Việt Nam. Do
vậy tổ chức bộ máy của xí nghiệp chịu sự quản lý theo ngành dọc của Tổng
Công ty. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thực tế của đơn vị cùng với tính chất
của ngành bộ máy xí nghiệp máy bay A76 gồm có các phòng ban đơn vị sau:
- Ban giám đốc.
- Văn phòng Đảng Đoàn thể.
- Phòng tổ chức - hành chính.
- Phòng kỹ thuật - kế hoạch(-bộ phận hiệu chuẩn đo lường).
- Phòng tài chính - kế toán.
- Phòng đảm bảo chất lượng.
- Phòng cung ứng vật tư.
+ Đội kho.
5
- Phòng bảo dưỡng máy bay.
+ Trung tâm điều hành bảo dưỡng (MCC).
+ Đội bảo dưỡng máy bay A320.
+ Đội bảo dưỡng máy bay FOKKER 70.
+ Đội phục vụ bay các máy bay Quốc tế,ATR 72 và B767
- Phân xưởng điện tử.
- Phân xưởng cơ giới tổng hợp.
- Phân xưởng trang thiết bị mặt đất.
- Phân xưởng phục vụ bảo dưỡng.
Tổng số lao động của xí nghiệp tính đến ngày 31/12/2002 là 543 lao
động .
6