Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu Luận Trình bày khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và ứng dụng của sơ đồ tư duy. Anhchị hãy lập sơ đồ tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.75 KB, 14 trang )

M C L CỤ Ụ
Trang
Lời mở
đầu……………………………………………………………
3
Nội
dung………………………………………………………………
3
1. Khái niệm sơ đồ tư
duy…………………………………………
3
2. Đặc điểm của sơ đồ tư
duy……………………………………….
5
3. Cách xây dựng sơ đồ tư
duy………………………………………
6
3.1. Các bước xây dựng Sơ đồ tư
duy…………………………….
6
3.2. Các cơ sở xây dựng Sơ đồ tư
duy……………………………
7
3.2.1. Nhấn
mạnh…………………………………………….
7
3.2.2. Liên
kết…………………………………………………
7
3.2.3. Mạch
lạc………………………………………………


7
3.2.4. Tạo phong cách riêng theo sở thích của bạn nhưng
vẫn phải đảm bảo các qui tắc của Sơ đồ tư
duy…………
8
4. Ứng dụng của sơ đồ tư
duy………………………………………
8
4.1. Lợi ích của sơ đồ tư
duy……………………………………
8
4.2. Ứng dụng………………………………………………

9
5. Ứng dụng sơ đồ tư duy về vấn đề học
tập……………………….
10
Kết
luận…………………………………………………………………
11
Danh mục tài liệu tham
khảo…………………………………………
12
Phụ
lục………………………………………………………………….
13
LỜI MỞ ĐẦU.
Sơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não",
là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu
người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực

sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh.
Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Nó
giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.
2
Nhưng để có thể sử dụng sơ đồ tư duy một cách hiệu quả nhất ta cần
phải tìm hiểu rõ về sơ đồ tư duy, đặc điểm, cách xây dựng sơ đồ tư
duy… sao cho việc ứng dụng sơ đồ tư duy hiệu quả nhất.
NỘI DUNG.
1. Khái niệm Sơ đồ tư duy.
Từ trước đến nay, chúng ta được dạy và đã làm quen với việc
ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách
ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não
trái mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng
ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ
mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng
50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Cách ghi
chép này có những nhược điểm sau:
- Từ khóa bị chìm khuất: không nắm được khái niệm trọng tâm
cũng như các mối liên kết của nó.
- Khó nhớ nội dung: vì chỉ có một màu đơn điệu và một chuỗi
dài không có gì khác biệt.
- Không kích thích não sáng tạo: cản trở não tìm các mối liên
kết, làm cho não có cảm giác “đã xong”.
Những nhược điểm này gây nên những hậu quả sau cho người
học:
- Mất khả năng tập trung.
- Mất tự tin vào bản thân, buồn chán, thất vọng.
- Đánh mất sự đam mê học hỏi.
3
Sơ đồ tư duy (mind map) khai thác cả hai khả năng của bộ não

trái và phải. Đây là một kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của việc ghi
chép. Sơ đồ Tư duy là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có
tác dụng lưu giữ, sắp xếp và xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông
tin (thường là trên giấy) bằng cách sử dụng từ hay hình ảnh then
chốt (từ khóa) hoặc gợi nhớ nhằm làm “bậct lên” những ký ức cụ
thể và phát sinh các ý tưởng mới. Mỗi chi tiết gợi nhớ trong sơ đồ
Tư duy là chìa khóa khai mở các sụ kiện, ý tưởng và thông tin, đồng
thời khơi nguồn tiềm năng của bộ não kỳ diệu.

Bằng cách này, tổng thể của vấn đề được trình bày dưới dạng
một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các
đường nối, với cách biểu diễn như vậy bài học được ghi nhớ, hấp
thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Phương pháp lập sơ đồ tư duy có những ưu điểm sau đây:
• Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
• Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng
quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
• Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức
bằng thị giác.
• Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
• Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào
giản đồ.
• Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
4
• Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ
dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay
đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
• Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.
2. Đặc điểm của Sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy được vẽ trên một mặt giấy phẳng và biểu thị được

thời gian, không gian, màu sắc. Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư
duy vào mọi mặt của cuộc sống, qua đó nâng cao kết quả học tập và
khả năng tư duy mạch lạc.
Sơ đồ tư duy có 4 đặc điểm chủ yếu:
• Đối tượng cần quan tâm được tóm lược trong một hình ảnh
trọng tâm.
• Từ hình ảnh trọng tâm, những chủ đề phát sinh được lan tỏa
thành các nhánh.
• Các nhánh được cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa
trên một dòng liên kết, những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các
nhánh gắn kết với nhánh có thứ bậc cao hơn.
• Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết nhau.
Cũng nên sử dụng màu sắc, hình ảnh, kí hiệu, kích thước để
làm phong phú, nổi bật sơ đồ tư duy, làm tăng sự thu hút, hấp dẫn
5
và tính độc đáo, nhờ đó mà người viết phát huy tính sáng tạo, khả
năng nhớ lâu hơn.
Khi lập sơ đồ tư duy, bắt buộc người làm phải “động não” và
biết sử dụng hình ảnh càng nhiều, càng tốt (hạn chế sử dụng ngôn
ngữ) để liên kết các ý với nhau. Ý trung tâm cần được thể hiện bằng
một hình ảnh trung tâm (và không quên sử dụng kỹ năng diễn đạt từ
ngữ và kỹ năng tạo ảnh làm tăng gấp bội sức mạnh tư duy).
3. Cách xây dựng Sơ đồ tư duy.
3.1. Các bước xây dựng Sơ đồ tư duy.
Chỉ cần bút và giấy là chúng ta đã có thể tạo lập một sơ đồ
thông thường gồm ba thao tác:
Thao tác 1: Vẽ chủ đề chính ở trung tâm tờ giấy với hình ảnh và
màu sắc nổi bật, bổ sung thêm từ ngữ nếu chủ đề không rõ ràng.
Thao tác 2: Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh, mỗi nhánh biểu
thị cho một nội dung.

Thao tác 3: Vẽ thêm các nhánh nhỏ, tương đương với từng ý và
chi tiết hỗ trợ trong tiêu đề phụ.
Những từ khóa dù tiêu đề chính hay phụ cũng nên viết in hoa
để dễ nhìn, dễ nhớ. Nếu bài học có ít nội dung (ít các nhánh) nên vẽ
các nhánh ấy tỏa khắp bốn góc của tờ giấy vì đây là cách phóng đại
hình ảnh tốt nhất, giúp người học nắm bắt ngay các ý chính.
6
Ngoài cách thức thủ công, chúng ta còn có thể dùng phần mềm
FreeMind 0.8.1 (Phiên bản ổn định) và FreeMind 0.9.0 Beta 19
(phiên bản mới thử nghiệm) để vẽ Sơ đồ tư duy trên máy vi tính.
3.2. Các cơ sở xây dựng Sơ đồ tư duy.
3.2.1. Nhấn mạnh
- Luôn dùng một hình ảnh làm trung tâm.
- Dùng hình ảnh ở mọi nơi trong sơ đồ tư duy: mang lại sự hưng
phấn, năng lực hình dung.
- Mỗi hình ảnh trung tâm dùng ít nhất 3 màu: nhằm tránh sự đơn
điệu cho sơ đồ.
- Dùng kích cỡ trong các ảnh và xung quanh các từ: nhấn mạnh
các phần quan trọng.
- Sử dụng sự tương tác giữa các giác quan: là cách thức để nhớ
lâu hơn.
- Thay đổi kích cỡ hình ảnh, chữ in và vạch liên kết: nhằm nhấn
mạnh mức độ quan trọng của các thành phần trong cùng một phân
cấp.
- Phân cách có tổ chức giữa các thành phần: làm nổi rõ hình ảnh.
- Phân cách thích hợp: mang lại tính hệ thống và mạch lạc cho
sơ đồ tư duy.
3.2.2. Liên kết
- Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh, khác nhánh:
giúp bạn thấy được mối liên hệ giữa các vùng trong sơ đồ tư duy.

- Dùng màu sắc, kí hiệu: giúp cải thiện khả năng nhớ.
3.2.3. Mạch lạc
7
- Mỗi dòng chỉ có một từ khóa.
- Luôn dùng chữ in: tạo thói quen ngắn gọn khi trình bày.
- Viết in từ khóa trên vạch liên kết.
- Vạch liên kết và các từ khóa luôn cùng độ dài.
- Các vạch liên kết nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với
hình ảnh trung tâm.
- Vạch liên kết trung tâm dùng nét đậm.
- Đường bao “ôm sát” các nhánh.
- Ảnh vẽ phải thật rõ ràng.
- Sơ đồ tư duy luôn nằm theo chiều ngang.
- Luôn viết chữ in thẳng đứng.
3.2.4. Tạo phong cách riêng theo sở thích của bạn nhưng
vẫn phải đảm bảo các qui tắc của Sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ trí nhớ hiệu quả, là một kĩ
thuật ghi chú giúp phân tích thông tin, kích thích tư duy sáng tạo
(đặc biệt, nên ghi chú cả những ý nghĩ bất chợt “lóe” lên trong đầu
để làm tăng tính sáng tạo của tư duy).
4. Ứng dụng của Sơ đồ tư duy.
4.1. Lợi ích của Sơ đồ tư duy:
 Sơ đồ tư duy hỗ trợ trí nhớ tận dụng tất cả các kĩ năng của võ
não, nhờ đó khả năng nhớ lên mức rất cao.
 Kích hoạt não ở mọi cấp độ, làm cho não nhớ tốt hơn và nhạy
hơn.
 Tạo điều kiện cho khả năng nhớ ngẫu nhiên phát triển.
8
 Giúp cải thiện trí nhớ.
 Kỹ năng nhớ cơ bản sẽ được tăng lên về mức độ sau mỗi lần sử

dụng.
 Phản ánh quy trình tư duy sáng tạo, nâng cao các kỹ năng tư
duy sáng tạo.
 Giúp tận dụng mọi khả năng liên tưởng của cá nhân, tăng
cường khả năng khắc sâu và hình thành mạng lưới của não, nhờ đó
làm tăng khả năng nhớ.
 Giúp mỗi người tự tin hơn, nâng cao chức năng hoạt động tổng
quát của tư duy.
4.2. Ứng dụng.
Sơ đồ tư duy đặc biệt phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú và
luyện thi. Đây là công cụ vô giá giúp bạn thu thập, phân loại thông
tin và nhận biết từ hay sự kiện gợi nhớ then chốt từ:
• Tài liệu tham khảo, sách vở, sách giáo khoa, sách nguồn trực
tiếp và gián tiếp (primary and secondary source book).
• Bải giảng, thảo luận có hướng dẫn (tutorials), ghi chú khóa
học (course notes), tài liệu nghiên cứu.
• Bộ não của bạn.
Ngoài việc học, chúng ta còn có thể sử dụng sơ đồ tư duy một
cách hiệu quả trong làm việc nhóm, cải thiện các kỹ năng trong
công việc như:
 Thuyết trình: Sơ đồ tư duy cho phép bạn phác thảo ý tưởng
cho bài thuyết trình của mình. Bằng cách sử dụng các từ khóa, bạn
9
sẽ tạo ra được sơ đồ tư duy rõ ràng, ngắn gọn. Quan trọng hơn, từ
khóa sẽ kích thích tư duy trong quá trình thuyết trình. Bạn hoàn toàn
chủ động chứ không bị lệ thuộc vào nội dung trên slide.
Bạn sẽ dễ dàng xem lại toàn bộ bài thuyết trình vì tất cả chỉ thẻ
hiện trên một tràn giấy. Hơn nữa bạn còn có thể cập nhật thêm ý
tưởng một cách nhanh chóng bằng việc thêm các từ khóa tương ứng
hoặc vẽ thêm nhánh.

Một điều tuyệt vời là thuyết trình bằng Mindmap bạn sẽ tự do
thêm vào các liên kết là các flie hình, pdf, word hay excel… Trên
các nhánh bạn còn có thể đưa vào các đường link web giúp cho bài
thuyết trình thêm sống động.
 Lập kế hoạch: Chúng ta có thể phải lập cho mình rất nhiều kế
hoạch như lịch làm việc, hội họp, phác thảo kế hoạch… Khi sử
dụng Mindmap những điều này sẽ được giải quyết dễ dàng và vô
cùng trực quan vì bạn sẽ nhìn thấy bức tranh toàn thể của kế hoạch.
Bạn chia nội dung và công việc ra thành nhiều mục nhỏ, mỗi mục
này được thể hiện bằng một nhánh chủ đạo với nhánh trung tâm.
Tiếp tục, từ nhánh chủ đạo các nhánh con sẽ được thêm vào và lan
tỏa. Những nhánh chứa thông tin liên quan hãy liên kết chúng lại
với nhau và có thể thiết lập mức độ ưu tiên cho các nhánh trong
Mindmap của bạn.
 Tổng hợp kiến thức, thông tin hàng ngày: Bạn đang đọc báo
và muốn ghi lại một thông tin quan trọng từ bài viết ấy, bạn say mê
dọc một cuốn sách và muốn tạo cho mình bản tóm tắt nội dung…
mindmap sẽ giúp bạn làm được những điều ấy vì Sơ đồ tư duy là
10
một công cụ tổ chức theo hướng cấu trúc nên thông tin cũng được
sắp xếp rất khoa học và rõ ràng.
 Kết hợp với phần mềm để quản lí dự án: Thêm vào sơ đồ tư
duy này các tác vụ, thời hạn hoàn thành, thời gian thực hiện… bạn
sẽ thấy được toàn cảnh dự án của mình
 Kích thích giải pháp sáng tạo: Sơ đồ tư duy kích thích bạn
“phơi bày” ý tưởng của mình, tạo điều kiện cho bạn nhìn vấn đề từ
nhiều góc cạnh khác nhau.
 Làm việc nhóm: Sơ đồ tư duy giúp bạn kết hợp các thành
viên trong nhóm một cách cởi mở, mọi thành viên sẽ thoải mái thể
hiện ý tưởng và sức sáng tạo của mình, từ đó kế hoạch, dự án, bài

tập… của nhóm sẽ được triển khai nhanh hơn và hiệu quả hơn.
 Lập kế hoạch chiến lược: Sơ đồ tư duy là công cụ hoàn hảo
để phân tích hoạt động kinh doanh, ra quyết định cũng như dự đoán
những nguy cơ, rủi ro, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Qua sơ đồ tư
duy bạn có thể xem lại, cập nhật thông tin, phát triển thêm những ý
tưởng đột phá.
5. Ứng dụng Sơ đồ tư duy về vấn đề học tập.
Sơ đồ tư duy giải quyết bài tập nhóm môn tâm lý học đại
cương.
Đề bài: Phân tích những đặc điểm của tư duy con người. Ứng
dụng của nó trong hoạt động học tập của sinh viên.
11
Sơ đồ tư duy tiến trình làm bài tập nhóm.
KẾT LUẬN.
Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở
trường phổ thông, đại học… vì nó giúp giảng viên và sinh viên trong
việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập
thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách,
bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ,
đưa ra ý tưởng mới… Ngoài ra sơ đồ tư duy cũng rất hữu dụng
trong công việc kinh doanh để trình bày kế hoạch làm việc, thuyết
12
trình đề án, quản lý… Với cách sử dụng, tạo lập dễ dàng cùng
những lợi ích mà sơ đồ tư duy mang lại chúng ta nên sử dụng sơ
đồ tư duy để làm cho công việc, việc học của mình hiệu quả và
khoa học hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại
cương, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011.
2. Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, Nxb. Phụ nữ, TP.

Hồ Chí Minh, 2011.
3. Tư duy sáng tạo để mở lối thành công, Nguồn:
/>Tu_duy_sang_tao_de_mo_loi_thanh_cong.vnrs
4. Phạm Nguyễn Huy Cường, 7 ứng dụng của sơ đồ tư duy –
mindmap dành cho doanh nhân hiện đại,
Nguồn: />dung-cua-so-do-tu-duy-mindmap-danh-cho-doanh-nhan-
hien-dai/
5. Sơ đồ tư duy, Nguồn:
/>Id/3447/ArticleId/3445/Default.aspx
6. Sơ đồ tư duy là gì?, Nguồn:
/>la-gi/
13
7. Nguyễn Văn Sản, Bản đồ tư duy và đổi mới phương pháp
dạy học, Nguồn: />va-hc-tp/52-bn-d-tu-duy-va-di-mi-phuong-phap-dy-hc
14

×