Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Hoàn thiện kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ tư vấn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.47 KB, 78 trang )

Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Stt Nội dung Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
3
1.1. Khái quát chung về thuế GTGT 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT 3
1.1.3. Đối tượng chịu thuế 3
1.1.4. Đối tượng không chịu thuế 3
1.1.5. Đối tượng nộp thuế 4
1.1.6. Căn cứ tính thuế 4
1.1.7. Phương pháp tính thuế 4
1.1.8. Kê khai thuế GTGT 5
1.2. Tổ chức chứng từ kế toán thuế GTGT 5
1.2.1. Thuế GTGT đầu ra 5
1.2.2. Thuế GTGT đầu vào 6
1.3. Tổ chức tài khoản kế toán Thuế GTGT 6
1.4. Quy trình kế toán ghi nhận Thuế GTGT 7
1.4.1. Quy trình kế toán ghi nhận Thuế GTGT đầu ra 7
1.4.2. Quy trình kế toán ghi nhận Thuế GTGT đầu vào 17
1.5. Tổ chức kế toán và trình bày thông tin trên Báo cáo
Tài chính
24
1.5.1. Tổ chức sổ kế toán thuế GTGt 24
1.5.2. Trình bày thông tin thuế GTGT trên Báo cáo Tài chính 24
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TƯ
VẤN HÀ NỘI


26
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội
26
2.2. Đặc điểm quy trình kinh doanh của Công ty TNHH
Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội
27
2.3. Đặc điểm tổ chức hoạt đông kinh doanh và chiến
lược, mục tiêu hoạt động của Công ty TNHH Kiểm
toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội
29
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
2.4. Tình hình và kết quả hoạt động snar xuất kinh
doanh của công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư
vấn Hà Nội
34
2.5. Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công
ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội
37
2.6. Thực trạng kế toán Thuế GTGT tại doanh nghiệp
40
2.6.1. Kế toán thuế GTGT đầu vào tại công ty THNHH Kiểm
toán và dịch vụ tư vấn Hà Nội
40
2.6.2. Kế toán thuế GTGT đầu ra tại Công ty
52
2.6.3. Kế toán thanh toán thuế GTGT tại Công ty
59
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG Ý KIẾN

ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG
CAO KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN HÀ
NỘI
62
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán thuế GTGT tại công ty
62
3.1.1. Ưu điểm
62
3.1.2. Những hạn chế trong kế toán Thuế GTGT tại Công ty
TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội
64
3.2. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán Thuế
GTGT
66
3.2.1. Sự cần thiết của kế toán Thuế GTGT
66
3.2.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện thuế GTGT tại công ty
66
3.2.3. Ý nghĩa của việc hoàn thiện thuế GTGT
67
3.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán Thuế GTGT tại
Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội
67
KẾT LUẬN
72
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 GTGT Giá trị gia tang
2 TSCĐ Tài sản cố định
3 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
4 CKTM Chiết khấu thương mại
5 HHDV Hàng hóa dịch vụ
6 SXKD Sản xuất kinh doanh
7 BHYT Bảo hiểm y tế
8 BHXH Bảo hiểm xã hội
9 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
10 BH &CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
11 HĐKD Hoạt động kinh doanh
12 TK Tài khoản
13 NSNN Ngân sách nhà nước
14 BCTC Báo cáo tài chính
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
STT Nội dung Trang
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty 30
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 37
Sơ đồ 3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 39
Sơ đồ 4 Trình tự kê khai và quyết toán thuế GTGT tại Công ty 60
Sơ đồ 5 Trình tự gji sổ kế toán Thuế GTGT tại công ty 61
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ
mô đối với nền kinh tế.
Thuế giá trị gia tang là một sắc thuế nằm trong những sắc thuế của Luật
thuế do Nhà nước ban hành. Thuế GTGT có nguồn gốc từ Thuế doanh thu – là

loại thuế được ra đời từ Pháp vào năm 1954. Loại thuế này đã được áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối lien minh Châu Âu,
châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam đã
chính thức áp dụng Thuế GTGT. Tính đến nay có khoảng 130 quốc gia áp dụng
loại thuế này.
Ở nước ta, tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khóa 9, Quốc hội nước ta đã
thông qua Luật thuế GTGT ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/1999. Tiếp theo đó, để phù hợp với thực tế Quốc hội cũng đã thông qua
Luật sửa đổi vào ngày 17/06/2003 và mới đây tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa
XII ngày 03/06/2008 đã thông qua Luật Thuế GTGT mới thay thế 2 Luật trên và
chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước, do đó Thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và được
thể hiện ở những khía cạnh như: tạo nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho
NSNN, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn với các loại
thuế trực thu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên
thị trường quốc tế, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất thu thuế đạt hiệu quả cao.
Nắm bắt được tầm quan trọng của Thuế GTGT cũng như sự cần thiết của
kế toán Thuế GTGT, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và
Dịch vụ tư vấn Hà Nội em đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Hoàn
thiện kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ tư vấn
Hà Nội” để làm chuyên đề cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
1
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung đề tài em nghiên cứu được chia làm 3
phần như sau:
Chương I: Những lý luận chung về kế toán thuế GTGT.
Chương II: Thực trạng kế toán Thuế GTGT tại Công ty TNHH Kiểm

toán và Dịch vụ tư vấn Hà Nội.
Chương III: Đánh giá thực trạng và những ý kiến đóng góp nhằm hoàn
thiện và nâng cao công tác kế toán Thuế GTGT tại Công ty TNHH Kiểm toán
và Dịch vụ tư vấn Hà Nội.
Vì thời gian thực tập có hạn, kiến thức mang nhiều tính lý thuyết và kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn hẹp nên Báo cáo thực tập không tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các thầy cô giáo cũng như Ban lãnh đạo và các anh chị trong phòng Tài chính –
Kế toán của Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tư vấn Hà Nội để kiến thức
của em ngày càng được hoàn thiện hơn trong công việc thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
2
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1. Khái quát chung về Thuế GTGT
1.1.1. Khái niệm
Thuế GTGT là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa,
dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT
Thuế GTGT là loại thuế gián thu nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của thuế
gián thu: là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hóa.
1.1.3. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế của nó là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh
và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân
ở nước ngoài), trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định của
Luật Thuế GTGT và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
1.1.4. Đối tượng không chịu thuế
Bao gồm 26 mặt hàng quy định trong Luật này. Ví dụ như:

Thứ 1: Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy
sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ sơ
chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu
nhập khẩu.
Thứ 2: Chuyển quyền sử dụng đất.
Thứ 3: Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh,
phòng bệnh cho người và vật nuôi.
… … …
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
3
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
1.1.5. Đối tượng nộp thuế
Là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT ở
Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (sau đây
gọi là cơ sở kinh doanh).
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế
GTGT (gọi là người nhập khẩu).
1.1.6. Căn cứ tính thuế
Có 02 căn cứ là giá tính thuế và thuế suất:
1.1.6.1. Giá tính thuế
Giá tính thuế: được xác định tùy theo loại hàng hóa dịch vụ
 Ví dụ như:
Đối với hàng hóa, dịch vụ cho cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra hoặc cung ứng
cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT.
1.1.6.2. Thuế suất
Có 03 mức thuế suất như sau:
• Mức 0%: đối với hàng hóa xuất khẩu.
• Mức 5%: đối với hàng hóa thiết yếu.
• Mức 10%: đối với hàng hóa thông thường.
1.1.7. Phương pháp tính thuế

Thuế GTGT: có 02 phương pháp tính thuế
• Phương pháp khấu trừ thuế
• Phương pháp trực tiếp
1.1.7.1. Phương pháp khấu trừ thuế
 Đối tượng áp dụng:
Đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và
đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
 Xác định số thuế phải nộp như sau:
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
4
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
Số thuế GTGT
phải nộp
=
Số thuế GTGT
đầu ra
-
Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
1.1.7.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
 Đối tượng áp dụng
Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế
toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật…
 Phương pháp tính thuế
Thuế GTGT
phải nộp
=
GTGT của
HHDV
x

Thuế suất
thuế GTGT
1.1.8. Kê khai thuế GTGT
Kỳ kê khai: theo tháng
Thời hạn: chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
Bộ tờ khai bao gồm:
 Tờ khai thuế GTGT
 Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào
 Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra
 Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (kê khai theo quý).
Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính
chính xác của việc kê khai. Trường hợp không phát sinh thuế GTGT đầu vào,
đầu ra thì cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.
1.2. Tổ chức chứng từ kế toán thuế GTGT
1.2.1. Thuế GTGT đầu ra
Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi
bán hàng hóa, dịch vụ phải sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ sau:
- Hóa đơn GTGT mẫu số -1/GTKT-3LL
- Hóa đơn, chứng từ đặc thù (vé tàu, vé xe…)
- Các bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra, mẫu số 01-1/GTGT
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
5
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
Bảng kê khai giải trình thuế đầu ra, Bảng phân bổ doanh thu chịu thuế trên
tổng doanh thu bán hàng của tháng, năm (nếu có): Mẫu 01-4A/GTGT,
01B/GTGT
- Tờ khai thuế GTGT: mẫu số 01/GTGT
- Giấy nộp tiền vào NSNN
- Bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra của năm
- Sổ theo dõi chi tiết thuế GTGT đầu ra

- Sổ cái TK3331
1.2.2. Thuế GTGT đầu vào
Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
khi bán hàng hóa, dịch vụ phải sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ như sau:
- Hóa đơn GTGT mẫu số -1/GTKT-3LL
- Biên lai nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu
- Các Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào, Bảng phân bố thuế
đầu vào, Bảng giải trình thuế GTGT đầu vào (nếu có)
- Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT
- Sổ chi tiết hàng hóa, dịch vụ mâu vào, Sổ theo dõi thuế GTGT
- Sổ cái 133, Bảng tổng hợp thuế GTGT…
1.3. Tổ chức tài khoản kế toán thuế GTGT
Để hạnh toán thuế GTGT đầu vào kế toán sử dụng Tài khoản 133-Thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
Để theo dõi hạch toán thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng tài khoản 3331-
Thuế GTGT đầu ra phải nộp. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT
đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được
khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.
1.4. Quy trình kế toán ghi nhận thuế GTGT
1.4.1. Quy trình kế toán ghi nhận thuế GTGT đầu ra
1.4.1.1. Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
Đối tượng chịu thuế GTGt theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ phải lập hóa đơn GTGT, trên Hóa
đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí thu them bên
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
6
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán, kế toán
phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ (theo giá bán

chưa có thuế GTGT) và thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán)
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 511-Doanh thu bán hàng và CCDV (giá bán chưa có thuế)
Có TK 512-Doanh thu nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT).
 Trường hợp cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc bất
động sản đầu tư (gọi chung là cho thuê hoạt động tài sản) thu tiền trước cho
thuê nhiều kỳ, doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho
thuê hoạt động tài sản đã chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động tài
sản. Trong đó doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
phản ánh vào bên Có TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”, doanh thu cho
thuê hoạt động bất động sản đầu tư phản ánh vào bên Có TK 5117 “Doanh
thu kinh doanh bất động sản đầu tư”.
+ Doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế:
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước và hoạt động cho thuê tài sản cho
nhiều kỳ, ghi:
Nợ TK 111, 112 (tổng số tiền nhận được)
Có TK 3387-Doanh thu chưa thực hiện (theo giá chưa có thuế
GTGT)
Có TK 333-Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331)
- Cuối kỳ kế toán, tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạt
động tài sản trong kỳ hiện tại, ghi:
Nợ TK 3387-Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
7
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
( có TK 5113-Đối với doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình,
TSCĐ vô hình và TK 5117-Đối với doanh thu cho thuê hoạt động bất
động sản đầu tư).

- Sang kỳ kế toán tiếp sau, tính và chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê
hoạt động tài sản của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 3387-Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113,
5117)
- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho
thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc bất động sản đầu tư
không thực hiện (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387-Doanh thu chưa thực hiện (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (Số tiền thuế GTGT của hoạt động
cho thuê tài sản không thực hiện)
Có TK 111, 112 … Tổng số tiền trả lại.
+ Doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước vầ hoạt động cho thuê tài sản qua
nhiều kỳ, ghi:
Nợ TK 111, 112,… Tổng số tiền nhận được
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện ( tổng số tiền nhận được)
- Cuối kỳ kế toán, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán thực hiện,
ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(có TK 5113-
Đối với doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
và TK 5117-Đối với doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu
tư).
- Cuối mỗi kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo
phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
- Sang kỳ kế toán tiếp sau, tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho
thuê hoạt động tài sản của kỳ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 3387-Doanh thu chưa thực hiện
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
8
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
Có TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117)
- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho
thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc bất động sản đầu tư
không thực hiện (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387-Doanh thu chưa thực hiện (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (Số tiền thuế GTGT của hoạt động
cho thuê tài sản không thực hiện)
Có TK 111, 112, … (Tổng số tiền trả lại)
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp (hàng hóa thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh
nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ), kế toán xác định
doanh thu bán hàng là giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT và phản
ánh thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, … (tổng số tiền phải thanh toán)
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 511-Doanh thu bán hàng và CCDV (Giá bán trả một lần
chưa có thuế GTGT)
Có TK 3387-Doanh thu chưa thực hiện (Lãi trả chậm)
- Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng thì hàng đổi hàng
phải được hạch toán như hoạt động kinh doanh mua, bán (trong đó hàng
hóa, dịch vụ xuất đưa đi trao đổi phải hạch toán như mua). Các bên phải
xuất hóa đơn khi xuất hàng hóa, dịch vụ đưa đi trao đổi và làm các thủ tục
kê khai, nộp thuế theo quy định.
+ Khi xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ đổi lấy vật tư, hàng hóa khác để sử dụng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo

phương pháp khấu trừ:
- Căn cứ vào hóa đơn GTGT khi đưa hàng hóa, dịch vụ đi đổi, kế toán phản
ánh doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 131-Phải thu khách hàng
Có TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán
chưa có thuế GTGT)
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
9
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (33311)(Thuế GTGT của
hàng hóa, dịch vụ đư đi trao đổi).
- Căn cứ Hóa đơn GTGT khi nhận vật tư, hàng hóa đổi về, kế toán phản
ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhập kho và thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, … (Giá mua chưa có thuế)
Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT của vật tư, hàng
hóa nhận được do trao đổi)
Có TK 131-Phải thu của khách hàng.
Nếu vật tư, hàng hóa nhận được do trao đổi đưa về sử dụng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
hoặc thuộc đối thượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì thuế
GTGT đầu vào của hàng hóa nhận được do trao đổi sẽ không được tính khấu trừ
và phải tính vào giá trị vật tư, hàng hóa nhận về do trao đổi, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, … (Tổng giá thanh toán)
Có TK 131-Phải thu khách hàng (Tổng giá thanh toán).
1.4.1.2. Kế toán doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.
- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT pahir nộp theo phương pháp khấu
trừ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, (Tổng giá thanh toán)
Có TK 5117-Doanh thu bất động sản đầu tư (Giá bán chưa có thuế

GTGT)
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (33311)
- Trường hợp bán bất động sản đầu tư theo phương pháp trả chậm, trả góp:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ:
- Khi bán bất động sản đầu tư trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh nghiệp
kinh doanh bất động sản đầu tư của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay,
phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay và
thuế GTGT được phản ánh vào TK 3387-Doanh thu chưa thực hiện, ghi:
Nợ TK 131-Phải thu khách hàng
Có TK 5117-Doanh thu bất động sản đầu tư (Giá bán trả tiền ngay
không có thuế GTGT)
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
10
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
Có Tk 3387-Doanh thu chưa thực hiện (số chênh lệch giữa bán trả
chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay không có thuế GTGT)
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (Thuế GTGT đầu ra).
- Đối với bất động sản đầu tư trả chậm, trả góp không thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp
trực tiếp:
+ Khi bán bất động sản đầu tư hoặc trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh nghiệp
kinh doanh bất động sản đầu tư của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần
chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay (có cả thuế
GTGT) được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 5117-Doanh thu bất động sản đầu tư (Giá bán trả tiền ngay có cả
thuế GTGT)
Có TK 3387-Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá bán trả
chậm, trả góp và giảm giá bán trả tiền ngay)
+ Cuối kỳ, căn cứ vào số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp,

ghi:
Nợ TK 5117-Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Có TK 333-Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331).
1.4.1.3. Kế toán ở đơn vị đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng
- Khi bán được hàng nhận đại lý, phản ánh số tiền bán hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 331-Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
- Hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331-Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511-Doanh thu bán hàng và CCDV (Doanh thu hoa hồng
được hưởng theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp.
1.4.1.4. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi
xuất bán hàng hóa cho đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc:
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
11
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
- Trường hợp khi xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử
dụng “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”.
+ Khi xuất hàng hóa cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc để bán, ghi:
Nợ TK 157-Hàng gửi đi bán (Giá vốn)
Có TK 155-Thành phẩm
Có TK 156-Hàng hóa
+ Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc đã bán được hàng, công ty, đơn vị
cấp trên căn cứ vào Bảng kê hóa đơn hàng hóa bán ra và phản ánh doanh thu bán
hàng, thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ TK 111, 112, 136 (Giá bán nội bộ đã có thuế GTGT)
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 512-Doanh thu nội bộ (giá bán nội bộ chưa có thuế GTGT)

- Trường hợp khi xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc để
bán, công ty, đơn vị cấp trên sử dụng ngay Hóa đơn GTGT. Căn cứ vào
Hóa đoen GTGT, kế toán phản anh doanh thu bán hàng và thuế GTGT
phải nộp, ghi:
Nợ TK 111, 112, 136 (Giá bán nội bộ đã có thuế GTGT)
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 512-Doanh thu nội bộ (giá bán nội bộ chưa có thuế GTGT)
1.4.1.5. Trường hợp xuất kho sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ để tiêu dùng nội bộ, khuyến
mại, quảng cáo, phục vụ cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp phải lập
hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi rõ là hàng tiêu dùng nội bộ phục vụ
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
12
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
cho SXKD hay khuyến mại, quảng cáo không thu tiền. Doanh nghiệp
sử dụng hóa đơn để làm chứng từ hạch toán. Trường hợp này doanh
nghiệp không phải tính nộp thuế GTGT
- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa để tiêu dùng nội bộ hoặc khuyến mại,
quảng cáo, ghi:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có TK 155-Thành phẩm
Có TK156-Hàng hóa
- Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:
Nợ TK 612, 623, 627, 641, 642, …
Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình (Nếu sản phẩm sản xuất xong được chuyển thành
TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh)
Có TK 512-Doanh thu nội bộ (theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá
vốn hàng bán).

1.4.1.6. Trường hợp xuất kho sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ để tiêu dùng nội bộ, khuyến
mại, quảng cáo, phục vụ cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ
không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, doanh nghiệp phải lập
hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế
GTGT như hóa đơn bán hàng hóa cho khách hàng. Trường hợp này
doanh nghiệp phải tính nộp thuế GTGT và số thuế GTGT phải nộp của
sản phẩm, hàng hóa sử dụng nội bộ tính vào chi phí sản xuất, kinh
doanh.
- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa để tiêu dùng nội bộ, ghi:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có TK 155-Thành phẩm
Có TK156-Hàng hóa
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
13
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
- Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ
Nợ TK 612, 623, 627, 641, 642, …(theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn
hàng hóa cộng với thuế GTGT của hàng tiêu dùng nội bộ phải nộp NSNN); hoặc
Nợ TK211-TSCĐ hữu hình (Nếu sản phẩm sản xuất xong được chuyển thành
TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh) (theo chi phí sản xuất sản phẩm cộng
với thuế GTGT của hàng tiêu dùng nội bộ phải nộp NSNN)
Có TK 333-Thuế và các khoản phải nộp NSNN (33311)
Có TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm
hoặc giá vốn hàng bán)
1.4.1.7. Trường hợp sử dụng sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ để biếu, tặng các đơn vị, các
nhân bên ngoài được tranmg trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi thì
doanh nghiệp phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ

tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng cho khách hàng.
Trường hợp này doanh nghiệp phải tính, nộp thuế GTGT và số thuế
GTGT đầu ra phải nộp cho NSNN không được khấu trừ:
- Khi xuất kho sản phẩm hàng hóa để biếu tặng:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có TK 155-Thành phẩm
Có TK156-Hàng hóa
- Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:
Nợ TK 431-Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (33311) (Thuế GTGT đầu ra)
Có TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT)
1.4.1.8. Trường hợp sử dụng sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ để thưởng hoặc trả thay lương
cho công nhân viên và người lao động khác thì doanh nghiệp phải lập
hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế
GTGT như hóa đơn xuất bán hàng cho khách hàng. Trường hợp này
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
14
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
doanh nghiệp phải tính, nộp thuế GTGT và số thuế GTGT đầu ra phải
nộp cho NSNN không được khấu trừ:
- Khi xuất kho sản phẩm hàng hóa để thưởng hoặc trả thay lương cho công
nhân viên và người lao động khác, ghi:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có TK 155-Thành phẩm
Có TK156-Hàng hóa
- Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:
Nợ TK 334-Phải trả cho người lao động
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ

1.4.1.9. Trường hợp hàng bán bị trả lại
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và sản
phẩm, hàng hóa đã bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh số tiền phải trả cho người
mú, doanh thu và thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 531-Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 333-Thuế GTGT phải nộp (33311) (Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)
Có TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
- Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ TK 155-Thành phẩm
Nợ TK 156-Hàng hóa
Có TK 632-Giá vốn hàng bán.
1.4.1.10. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ
khi phát sinh các khoản phải thu của hoạt động tài chính và thu nhập
khác (thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ …) thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
15
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo giá chưa có thuế GTGT,
ghi:
Nợ TK 111, 112, 138,… (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 515-Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 711-Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT)
1.4.1.11. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,
cuối kỳ số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
- Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (33311)

- Đối với hoạt động tài chính và hoạt động khác, ghi:
Nợ TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 711-Thu nhập khác
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp
- Khi nộp thuế GTGT vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3331-Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112, …
1.4.2. Quy trình kế toán ghi nhận thuế GTGT đầu vào
1.4.2.1. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ, mua bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá trị
vật tư, hàng hóa nhập kho, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê
kho bãi,… từ nơi mua về đến nơi doanh nghiệp theo giá thực tế bao
gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào và phản ánh thuế GTGT
được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152-Nguyên liệu, vật liệu
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
16
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
Nợ TK 153-Công cụ dụng cụ
Nợ TK 156-Hàng hóa
Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213-TSCĐ vô hình
Nợ TK 217-Bất động sản đầu tư
Nợ TK 611-Mua hàng
Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 111, 112, 331, … (Tổng giá thanh toán)
1.4.2.2. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư XDCB thuộc đối

tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản
ánh giá trị vật tư, hàng hóa, dịch vụ tính vào chi phí theo giá thực tế
bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT và phản ánh thuế GTGT được
khấu trừ, ghi:
Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642, 142, 242, … (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111, 112, … (Tổng giá thanh toán)
1.4.2.3. Khi mua hàng hóa giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính
theo phương pháp khấu trừ thuế và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ) cho khách hàng (không qua nhập kho), ghi:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán (Giá mua chưa thuế GTGT)
Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111, 112, 331, … (Tổng giá thanh toán)
1.4.2.4. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị vật tư,
hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho
người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
17
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế), thuế
nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có), chi phí vận
chuyển, ghi:
Nợ TK 152-Nguyên liệu, vật liệu (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Nợ TK 156-Hàng hóa (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có TK 333-Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331, 3333)
Có TK 111,112, 331, …
Riêng đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu phản ánh như sau:
+ Nếu hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì
thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 333-Thuế và các khoản phải nộp NSNN (33312).
+ Nếu hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc
dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hóa, phúc lợi … được trang
trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án hoặc quỹ khen thưởng, phúc lợi thì
thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị vật tư, hàng hóa,
TSCĐ mua vào, ghi:
Nợ TK 152-Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu)
Nợ TK 156-Hàng hóa (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu)
Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu)
Có TK 333-Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3331, 3333)
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
18
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
1.4.2.5. Trường hợp đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do
kém, mất phẩm chất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán
và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua được
giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khẩu trừ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào của hàng
mua trả lại hoặc được giảm giá)
Có TK 152, 153, 156, 211, …(Giá mua chưa có thuế GTGT)
1.4.2.6. Đối với vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ mua về dùng đồng thời cho
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế và
không chịu thuế GTGT nhưng doanh nghiệp không hạch toán riêng
được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

- Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213 (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331, …
- Cuối kỳ, kế toán tính thuế và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,
không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế
GTGT đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu bán hàng,
cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung
cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Đối với số thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ trong kỳ sữ phản ánh như sau:
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ, tính vào giá vốn hàng
bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
19
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ có giá trị được tính vào
giá vốn hàng bán ra của các kỳ kế toán sau, kết chuyển số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 142-Chi phí trả trước ngắn hạn; hoặc
Nợ TK 242-Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Định kỳ, khi số tính thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng
bán của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có TK 142, 242, …
1.4.2.7. Khi mua TSCĐ có hóa đơn GTGT dùng chung vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và
không chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua

chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được phản ánh vào bên Nợ
TK 133 để cuối lỳ kế toán tính và xác định số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
phát sinh trong kỳ.
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 333-Thuế và các khoản phải nộp NSNN (33311)
Có TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào các tài
khoản tập hợp chi phí có liên quan đến việc sử dụng TSCĐ:
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn phải phân bổ
dần, ghi:
Nợ TK 142-Chi Phí trả trước ngắn hạn, hoặc
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
20
Trường Đại học Đại Nam Khóa luận tốt nghiệp
Nợ TK 242-Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
+ Định kỳ, khi phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào chi
phí, ghi:
Nợ TK 623, 627, 641, 642, …
Có TK 142-Chi Phí trả trước ngắn hạn, hoặc
Có TK 242-Chi phí trả trước dài hạn (nếu phân bổ dài hạn)
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 623, 627, 641, 642, …
Có TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
1.4.2.8. Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, bị
mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường
thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được tính vào số

thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp:
- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất
chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138-Phải thu khác (1381)
Có TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1331,1332)
- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất
khi có quyết định xử lý của cấp có quyền về số thu bồi thường của các tổ
chức, cá nhân, ghi:
Nợ TK 111, 334,… (Số thu bồi thường)
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán (Nếu được tính vào chi phí)
Nợ TK 138-Phải thu khác (1381)
Có TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu xác định được nguyên
nhân và có quyết định xử lý ngay).
SV: Trịnh Thị Phương Thanh Lớp: KT 03-02
21

×