Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 19 trang )

Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
MỤC LỤC Trang 1
1. Tóm tắt: 2
2. Giới thiệu: 3
2.1. Lý do thực hiện đề tài nghiên cứu 3
2.2. Vấn đề nghiên cứu: 3
2.3. Giả thuyết nghiên cứu: 3
3. Phương pháp: 3
3.1. Khách thể nghiên cứu: 3
3.2. Thiết kế nghiên cứu: 4
3.3. Quy trình nghiên cứu: 5
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu: 6
4. Phân tích dữ liệu và kết quả: 7
5. Bàn luận: 8
6. Kết luận và khuyến nghị: 8
6.1. Kết luận: 8
6.2. Khuyến nghị: 9
Tài liệu tham khảo: 10
Phụ lục: 11
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 1
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
Tên đề tài:
Gây hứng thú cho trẻ 4-5 Tuổi về môn kể chuyện thông qua sử dụng
giáo án điện tử .
( Lớp mẫu giáo nhỡ - Phong niên- Mỹ Thành-Trường Mầm Non Hòa Thắng –
Huyện Phú Hòa- Tỉnh Phú Yên)
Nhóm nghiên cứu: - Nguyễn Thị Thùy ( Lớp mẫu giáo nhỡ - đội 4 Phong niên)
- Ngô Thị Nhị ( Lớp mẫu giáo nhỡ - đội 4 Phong niên )
- Dương Thị Thả ( Lớp mẫu giáo nhỡ - đội 8 Mỹ thành )


- Phạm Thị Sim (Lớp mẫu giáo nhỡ - đội 5 Phong niên)
1. Tóm Tắt đề tài :
Mục tiêu giáo dục mầm non là nhằm hình thành và phát triển nhân cách ban
đầu của con người, biết yêu thiên nhiên, yêu lao động, giàu ước mơ sáng tạo.
chúng ta là những cô giáo mầm non cần chú trọng hình thành cho trẻ ngay từ lứa
tuổi mẫu giáo nhỡ và đó là sự khởi đầu cho con người, những bước đi chập
chững đầu tiên để bước vào thế giới muôn màu muôn vẻ đều chứa đựng trong
văn học mà cụ thể là trong các câu chuyện. thông qua các câu chuyện có các
nhân vật đã phản ánh được các sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ, sự tiếp
xúc thường xuyên với chuyện kể sẽ giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ, làm tăng
vốn từ cho trẻ.
Trên thực tế hiện nay ở trường mầm non, việc cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học thông qua tiết kể chuyện đã được quan tâm chú trọng hơn nhiều, tuy
nhiên việc cho trẻ nghe chuyện thông qua ti vi giáo án điện tử đã được áp dụng
đối với mẫu giáo 5 tuổi bên cạnh những cháu mẫu giáo 4 tuổi chưa tiếp cận gì
nhiều với công nghệ thông tin nên các cháu còn thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm, cho nên tiết
học chưa đạt hiệu quả cao.
Để nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng được mục tiêu quan trọng của
ngành đề ra theo chương trình mầm non mới, mỗi giáo viên mầm non cũng đã
nhận thức đúng đắng đầu tư nghiên cứu chương trình, tìm tòi học hỏi sách vở,
trên mạng kịp thời đưa ra phương pháp và biện pháp riêng phù hợp để giáo dục
trẻ đạt hiệu quả cao hơn, vì thông qua việc kể chuyện cho trẻ nghe giúp cho trẻ
tích lũy mở rộng vốn từ phong phú đa dạng, giúp trẻ nói rõ nói chuẩn tiếng việt,
khả năng nói rõ, diễn đạt ngôn ngữ được mạch lạc rõ ràng hơn.
Song qua thực tế tôi thấy đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như nhận thức
của trẻ ở độ tuổi này còn rất hạn chế do các cơ quan bộ máy phát âm của trẻ
chưa được hoàn thiện, trẻ mới học nói, nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu
nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ ràng mạch lạc.ở độ tuổi này trẻ rất hiếu
động không chiu ngồi yên, hay đùa nghịch nói tự do không tập trung chú ý nghe
cô kể chuyện nên tôi nghĩ việc giúp trẻ học tốt môn kể chuyện thông qua giáo án

điện tử ngay từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng kể
chuyện cho trẻ nghe.
Chính vì lý do đó mà tôi quyết định chọn đề tài này nhận thức rõ mục đích
và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng giờ dạy kể chuyện cho trẻ nghe. Là giáo
viên mầm non trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này tôi nắm bắt được
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 2
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và sử dụng phương pháp phù hợp với nhận thức trẻ
để giúp trẻ học tốt môn kể chuyện hơn.
2. Giới thiệu:
2.1. Lý do thực hiện nghiên cứu:
Trẻ 4-5 tuổi, là lứa tuổi bắt đầu tìm tòi muốn khám phá mọi sự vật xung
quanh trẻ, Nếu giờ hoạt động học đồ dùng dạy học ít, không phong phú, hấp dẫn
thì trẻ sẽ chóng chán và khó khắc sâu kiến thức đã học. Vì thế, chúng tôi đã
nhận thức được vai trò của hoạt động học thông qua môn kể chuyện giúp trẻ nói
rõ lời, trọn câu mạch lạc, từ đó hình thành nhân cách trẻ sau này , nên việc sử
dụng giáo án điện tử sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng
trong trường mầm non.
Vậy, để khắc phục những hạn chế nêu trên, giúp trẻ tích cực, hứng thú trong
hoạt động kể chuyện, chúng tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài
“Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua sử dụng giáo án điện tử
(Trường Mầm non Hòa Thắng , Huyện Phú Hòa, Tỉnh Phú Yên)”.
2.2. Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng giáo án điện tử giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn kể chuyện không?
2.3. Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng giáo án điện tử sẽ gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi học tốt môn kể
chuyện.
3. P hương pháp :

3.1. Khách thể nghiên cứu:
Trường Mầm non Hòa Thắng có nhiều điểm trường nằm rải rác từng thôn
trường lớp xuống cấp cơ sở vật chất còn thiếu điều đáng mừng trong năm nay
có hai điểm trường thôn phong niên và thôn mỹ thành, được xây dựng những
lớp tập trung và được đưa vào sử dụng trong năm học 2013 – 2014. Trường MN
Hòa Thắng có 21 lớp mẫu giáo (5 nhà trẻ , 11lớp nhỡ và 10 lớp lớn). Chúng tôi
chọn 2/11 lớp Mẫu giáo nhỡ đang học tại điểm trường chính thôn phong niên
(PN) và thôn mỹ thành (MT) để làm hai nhóm: thực nghiệm và đối chứng:
- Giáo viên:
+ Cô Nguyễn Thị Thùy dạy lớp Mẫu giáo nhỡ - lớp thực nghiệm. Cô
Thùy sinh năm 1978, đã tốt nghiệp Cao Đẳng Sư phạm Mầm Non năm 2000.
+ Cô Dương Thị Thả dạy lớp Mẫu giáo nhỡ - lớp đối chứng. Cô Thả sinh
năm 1969, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Mầm Non năm 2012.
Cả hai giáo viên đều có năng lực sư phạm tốt, đều tâm huyết với nghề và đều
đã từng là giáo viên dạy giỏi cấp Trường, Huyện .
- Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu đều tương đồng nhau về giới tính,
dân tộc, đều là những học sinh chăm ngoan, khỏe mạnh, linh hoạt, nhanh nhẹn,
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 3
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
có thành tích tương đương nhau trong học tập, tỷ lệ chuyên cần đạt từ 95- 100%.
Cụ thể như sau:
* Bảng 1: Giới tính và thành phần
Lớp
Tổng số học
sinh
Nam Nữ Dân tộc
Mẫu giáo nhỡ PN 22 cháu 9 13 Kinh

Mẫu giáo nhỡ MT 22 cháu 12 10 Kinh
Nhờ điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, hai điểm trường tập trung nhiều
giáo viên cùng dạy ,có nhiều phương pháp sáng tạo có cơ hội học hỏi lẫn nhau
nên hoạt động học của trẻ đạt hiệu quả cao từ đó kết hợp với Hiệu Phó chuyên
môn, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên dạy lớp bên cạnh để tạo cơ sở chỉ đạo
thực nghiệm.
3.2. Thiết kế:
3.2.1. Chọn mẫu:
Chọn 2 lớp: Lớp Mẫu giáo nhỡ PN là lớp thực nghiệm và lớp Mẫu giáo nhỡ
MT là lớp đối chứng.
3.2.2. Hình thức kiểm tra và phép kiểm chứng:
Chúng tôi dùng bài kiểm tra trước tác động dưới hai hình thức:
- Nhờ Hiệu Phó chuyên môn, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn tổ mẫu giáo nhỡ
cùng dự giờ tiết dạy kể chuyện.
- Kiểm tra kiến thức nhận biết của trẻ về tính cách cử chỉ điệu bộ của các
nhân vật qua bảng đánh giá cuối chủ đề và bộ đánh giá cuối độ tuổi 4-5 tuổi
Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, tôi đã sử
dụng phép kiểm chứng T- test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm
số trung bình của 2 nhóm trước tác động.
Kết quả:
* Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
Giá trị trung bình 6,09 6,77
Giá trị P = 0.07

3.2.3. Dạng thiết kế:
Chúng tôi đã chọn dạng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm
tương đương (được mô tả ở bảng 2).
Để thể hiện rõ hơn nghiên cứu, chúng tôi đã mô tả thiết kế theo dạng khung
như sau:

* Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 4
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
Nhóm
Kiểm tra trước
tác động
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm
6.77
Dạy học có thiết kế giáo
án điện tử
8.13
Đối chứng
6.09
Dạy học theo phương
pháp bình thường
7.04
3.3. Quy trình nghiên cứu:
3.3.1. Chuẩn bị bài giảng:
- Cô Thả dạy lớp đối chứng: thiết kế bài học không sử dụng giáo án điện tử,
quy trình chuẩn bị bài dạy kể chuyện với tranh và các đồ dùng dạy học sẵn có.
- Chúng tôi và cô Thùy: Thiết kế bài giảng điện tử, có sưu tầm, tham khảo
các bài giảng điện tử của các giáo viên tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi
các cấp.
3.3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm:
- Mục đích:

Mục đích của chúng tôi là nhằm chứng minh tính khả thi, tính hiệu quả của
việc gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua sử dụng giáo án điện tử.
Chúng tôi đã thực hiện tác động tại 2 lớp mẫu giáo nhỡ PN và mẫu giáo nhỡ MT
trường Mầm non Hòa Thắng trong năm học 2013-2014.
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của trường
và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Cụ thể như sau: Chúng tôi cùng giáo viên chủ nhiệm lớp thực nghiệm PN đã
cho học sinh thực hiện bài kiểm tra trước tác động, sau đó chúng tôi theo dõi
giáo viên chủ nhiệm tổ chức giảng dạy bằng giáo án điện tử trong 2 tiết học trẻ
nghe kể chuyện và trẻ tập kể chuyện theo tính cách của từng nhân vật. Sau 1
tuần thực hiện, chúng tôi cho làm bài kiểm tra sau tác động. Kế đến lớp nhỡ MT
chúng tôi cũng làm tương tự nhưng với phương pháp giảng dạy bằng đồ dùng
dạy học bình thường bằng tranh vẽ.
* Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Ngày, tháng Môn Tên bài dạy
13/11/2013 CHUYỆN KỂ
Chuyện tích chu
12/03/2014 CHUYỆN KỂ
Chú đỗ con
19/03/2014 CHUYỆN KỂ
Chuyện cây khế
3. 4. Đo lường:
- Bài kiểm tra trước tác động là bộ đánh giá cuối chủ đề và đánh giá cuối độ
tuổi. Một hoạt động học kể chuyện (Tích chu) dạy bằng phương pháp cơ bản với
đồ dùng dạy học tranh vẽ, đồ chơi mua và tự làm do hai cô giáo chủ nhiệm lớp
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 5
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
nhỡ PN (thực nghiệm) và lớp nhỡ MT (đối chứng) giảng dạy, chúng tôi cùng cô

giáo Hiệu Phó và cô giáo tổ trưởng tổ phó Mẫu giáo nhỡ dự giờ.
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau 2 hoạt động nghe kể chuyện
“Chú Đỗ Con" và Trẻ kể chuyện theo cô “ Câu chuyện cây khế ”, có sử dụng
giáo án điện tử do 2 giáo viên lớp MG nhỡ PN, MG nhỡ MT và chúng tôi cùng
thiết kế (Xem phần phụ lục). Bài kiểm tra sau tác động gồm 2 câu chuyện (nội
dung kiểm tra xem phần phụ lục).
- Sau khi dạy xong các tiết dạy bằng giáo án điện tử, chúng tôi tiến hành cho
trẻ làm bài kiểm tra cho trẻ kể lại tính cách của từng nhân vật trong câu chuyện
để kiểm tra kiến thức mà trẻ thu được và mức độ khác nhau của việc thu nhận
kiến thức đó trước và sau khi nhận tác động từ việc giảng dạy bằng giáo án điện
tử. Điểm của trẻ được đánh giá khách quan, do các giáo viên (hai giáo viên lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng cùng với cô giáo tổ trưởng tổ mẫu giáo nhỡ) thảo
luận với nhau và đưa ra mức điểm chính xác nhất, có sự giám sát của chúng tôi
và cô giáo Hiệu Phó chuyên môn nhà trường
4. Phân tích dữ liệu và kết quả:
Sau khi tiến hành quy trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu được những kết quả
và đúc kết lại dưới dạng các bảng sau:
* Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
Điểm trung bình 7.04 8.13
Độ lệch chuẩn 1.2 1.4
Giá trị p của T-Test 0.02
Sau tác động, kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết
quả p = 0.02 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm
thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà
do kết quả tác động.
*Bảng 6: Bảng kết luận
KT nhận biết KT trước tác
động

KT sau tác
động
Nhóm thực nghiệm (a) 6,77 6,77 8,13
Nhóm đối chứng ( b) 6,09 6,09 7,04
Giá trị chênh lệch (c = a -b) 0,68 0,68 1,09
Giá trị p 0,07 0,07 0,02
Có ý nghĩa (p≤ 0,05) Không có ý nghĩa Không có ý nghĩa Có ý nghĩa
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 6
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
Giá trị p trong phép kiểm chứng T-test cho thấy chênh lệch giá trị trung bình
giữa các bài kiểm tra nhận biết và bài kiểm tra trước tác động của hai nhóm đều
là 0,53. Điều này có nghĩa là chênh lệch này có khả năng xảy ra ngẫu nhiên cao.
Do vậy, chúng ta coi chênh lệch này không có ý nghĩa. Giá trị p của phép kiểm
chứng T-test cho biết chênh lệch giữa giá trị trung bình của các bài kiểm tra sau
tác động của hai nhóm là 0.01, có nghĩa là chênh lệch không có khả năng xảy ra
ngẫu nhiên. Chúng ta coi chênh lệch này là có ý nghĩa.
Như vậy kết luận của nghiên cứu này là không có chênh lệch có ý nghĩa giữa
kết quả bài kiểm tra nhận biết và bài kiểm tra trước tác động của hai nhóm.
Chênh lệch giữa kết quả 2 bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là có ý nghĩa,
nghiêng về nhóm thực nghiệm. Điều này cho thấy tác động đã mang lại kết quả,
bài kiểm tra sau tác động có kết quả cao hơn bài kiểm tra trước tác động.
Như vậy giả thuyết của đề tài "Gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi về môn kể
chuyện thông qua sử dụng giáo án điện tử” (Trường Mầm non Hòa Thắng,
huyện Phú Hòa, tỉnh Phú yên) đã được kiểm chứng và việc giảng dạy hoạt
động kể chuyện thông qua sử dụng giáo án điện tử đã đạt hiệu quả.
(MGN-MT) Lớp đối chứng
(MGN-PN) Lớp thực
nghiệm

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của
lớp đối chứng (MG nhỡ MT) và lớp thực nghiệm (MG nhỡ PN)
5. Bàn luận:
Kết quả kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm (Mẫu giáo nhỡ PN): điểm
trung bình là 8.13, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng: điểm
trung bình là 7,04. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,09 (làm tròn 1,1).
Các giáo viên trong trường xác nhận rằng, hiệu quả của việc dạy hoạt động
kể chuyện cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua sử dụng giáo án điện tử cùng với đồ
dùng dạy học sẽ đem lại chất lượng tốt hơn.
Nghiên cứu này sử dụng cho thấy thiết kế bài giảng cho trẻ bằng đồ dùng
dạy học, đồ chơi kết hợp sử dụng giáo án điện tử trong chương trình giáo dục
mầm non là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng hiệu quả, người giáo viên
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 7
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có khả năng thiết kế giáo án điện tử,
biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế
bài giảng hợp lý, vừa sức mới thu hút đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ.
6. Kết luận và khuyến nghị:
6.1. Kết luận:
Việc dạy trẻ 4-5 tuổi học tốt môn kể chuyện chuẩn bị vốn kiến thức cho trẻ
có ý nghĩa to lớn đối với các nhà nghiên cứu và các cô giáo mầm non. Đây là
nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non, đòi hỏi các cô giáo phải tích
cực học tập, nâng cao kiến thức, năng lực toàn diện để thực hiện tốt nhiệm vụ
chăm sóc và giáo dục trẻ. Việc sử dụng giáo án điện tử một cách linh hoạt sáng
tạo kết hợp với phương pháp dạy kể chuyện bằng tranh vẽ thông thường cho các
lớp mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi Trường mầm non Hoà Thắng đã làm cho trẻ hứng
thú, tích cực hoạt động trong giờ kể chuyện, nâng cao chất lượng học tập của trẻ.
Qua kết quả đạt được trong quá trình thực hiện cho thấy đề tài nghiên cứu có

tính khả thi và cần thiết. Nếu chúng ta vận dụng nó vào công tác giảng dạy thì
rất thuận lợi về nhiều mặt như :
- Về kinh tế: giúp cho nhà trường và bản thân giáo viên tiết kiệm được đáng
kể chi phí cho việc mua sắm, đầu tư đồ dùng cho hoạt động giảng dạy.
- Về công sức và thời gian:
+ Đơn giản, dễ làm nếu giáo viên có kiến thức và điều kiện trong việc sử
dụng công nghệ thông tin.
+ Không phải tốn nhiều thời gian, công sức cho việc làm đồ dùng phục vụ
cho các tiết dạy.
- Về chất lượng:
+ Trẻ hứng thú, tích cực hơn với mọi hoạt động trong học tập.
+ Phát huy tính tích cực, sáng tạo, tích lũy bài giảng và luôn bổ sung làm
mới cho giáo viên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn kể
chuyện cho trẻ.
6.2. Khuyến nghị:
Để gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi môn kể chuyện thông qua việc sử dụng thiết
kế giáo án điện tử, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:
- Về phía nhà trường:
+ Cần cung cấp thêm một số đồ dùng đồ chơi, ti vi, đầu đĩa tạo điều kiện
cho cô và trẻ thuận lợi trong việc giảng dạy cũng như học tập và vui chơi của trẻ
nhằm phát huy tính tích cực hứng thú trong học tập.
+ Có chế độ khuyến khích, khen thưởng các giáo viên thiết kế nhiều giáo
án điện tử đạt kết quả cao trong năm học.
+ Tổ chức hội thi giáo viên giỏi chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông
tin.
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 8
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
+ Lưu trử và nhân rộng mô hình áp dụng giáo án điện tử trong toàn

trường.
- Về phía giáo viên :
+ Kiên trì, chịu khó tìm tòi, học hỏi sáng tạo trong thiết kế giáo án điện tử.
+ Tham gia các hội thi, các lớp học bồi dưỡng, chuyên đề và thường
xuyên truy cập Internet tìm tư liệu xây dựng giáo án điện tử để nâng cao tay
nghề của bản thân.
Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu khoa học mà bản thân chúng tôi đã
nghiên cứu trong năm học 2012-2013 và năm học 2013– 2014. Do khoảng thời
gian và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, chuyên môn
ngành và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.


Hòa Thắng, ngày 20 tháng 3 năm 2014
Nhóm nghiên cứu


Nguyễn Thị Thùy Ngô Thị Nhị Dương Thị Thả Phạm Thị Sim
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 9
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
Bộ GDĐT- Dự án Việt-Bỉ
- Chương trình Giáo dục Mầm non
Bộ Giáo dục và đào tạo
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GDMN (Mẫu giáo lớn4- 5
tuổi),
TS Trần Thị Ngọc Trâm, TS Lê Thu Hương, PGS-TS Lê Thị Ánh Tuyết

- Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, chuyện kể, câu đố
Lê Thu Hương (chủ biên)
- Quyển đánh giá cuối chủ đề
- Phiếu đánh giá cuối độ tuổi.
Bộ GD-ĐT
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 10
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI:
1. Danh sách của 2 lớp Mẫu giáo nhỡ đội 4 Phong niên (Lớp thực nghiệm) và
Mẫu giáo nhỡ đội 8 thôn Mỹ thành (Lớp đối chứng).
2. Giáo án 3 tiết dạy môn kể chuyện:
3. Bảng danh sách T-test đánh giá trẻ của 2 lớp Mẫu giáo PN, MT(Kết quả
định tính).
4. Bảng danh sách T-test đánh giá trẻ của 2 lớp Mẫu giáo nhỡ PN, MT (Kết
quả được lượng hóa).
5. Bài kiểm tra cho tiết dạy : Kế hoạch hoạt động học đề tài:“Kể chuyện tích
chu”.
6. Đĩa mềm 2 bài giảng điện tử:Kế hoạch hoạt động học đề tài: “Kể chuyện
chú đỗ con”và Bé tập kể chuyện “ chuyện cây khế”
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 11
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
NĂM HỌC: 2013-2014
LỚP THỰC NGHIỆM
GVCN: Nguyễn Thị Thùy

LỚP ĐỐI CHỨNG
GVCN: Dương Thị Thả
TT Họ và tên Nữ Họ và tên Nữ
1 Phan Lương Kiều Anh x Nguyễn Thị Thu Thủy x
2 Nguyễn Khải Hoàng Châu x Trần Ngọc Dũng
3 Ngô Thị Diễm Chân x Lương Trọng Huy
4 Lê Tấn Đạt Lê Võ Nhật Phương x
5 Nguyễn Vũ Đăng Huy Đào Thị Kim Chi x
6 Nguyễn Thị Thu Hương x Đào Nguyễn Tấn Nhật
7 Nguyễn Trung Tuấn Kiệt Võ Trần Yến Nhi x
8 Phan Phúc Lời Đoàn Võ Thùy Na x
9 Nguyễn Lê Khánh Linh x Nguyễn Đàm Thủy Tiên x
10 Nguyễn Xuân Nguyên Huỳnh Thị Như Ý x
11 Ngô Bảo Ngọc x Đào Thị Thu Thủy x
12 Nguyễn Đoàn Tuyết Nhung x Nguyễn Minh Tiến
13 Nguyễn Lan Phương x Võ Thành Danh
14 Ðoàn Ngọc Tài Lương Huỳnh Trọng Tuyên
15 Huỳnh Xuân Thắng Đào Nguyên Hải
16 Lê Thị Châu Trân x Võ Huy Hoàng
17 Đoàn Huỳnh Nhật Trúc x Đoàn Nam Chung
18 Trần Thị Thanh Yên x Nguyễn Tấn Tường
19 Nguyễn Văn Chương Võ Trần Minh Trí
20 Ngô Thanh Hiền x Võ Thị Thu Trang x
21 Lê Trung Kiên Đoàn Thúy Vi x
22 Phạm Ngọc Uyến Yên x Nguyễn Gia Bảo
TỔNG CỘNG: 22 cháu 13 TỔNG CỘNG: 22 cháu 10


Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.

Trang 12
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
BẢN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
QUA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
(Đánh giá lượng hóa)
Phép kiểm chứng t-test độc lập
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
GVCN: Nguyễn Thị
GVCN:Dương Thị
Thả
Thùy
TT Họ và Tên KT KT KT Họ và Tên KT KT KT
nhận trước sau nhận trước sau
biết tác tác biết tác tác
động động động động
1 Phan Lương Kiều Anh Khá Khá Khá Nguyễn Thị Thu Thủy Tbình Tbình Khá
2 Nguyễn Khải Hoàng Châu Khá Khá Khá Trần Ngọc Dũng Tbình Tbình Tbình
3 Ngô Thị Diễm Chân Khá Khá Giỏi Lương Trọng Huy Tbình Tbình Khá
4 Lê Tấn Đạt Khá Khá Giỏi Lê Võ Nhật Phương Tbình Tbình Khá
5 Nguyễn Vũ Đăng Huy Tbình Tbình Khá Đào Thị Kim Chi Khá Khá Khá
6 Nguyễn Thị Thu Hương Khá Khá Giỏi Đào Nguyễn Tấn Nhật Giỏi Giỏi Giỏi
7 Nguyễn Trung Tuấn Kiệt Khá Khá Giỏi Võ Trần Yến Nhi Khá Khá Giỏi
8 Phan Phúc Lời T bình Tbình Khá Đoàn Võ Thùy Na Yếu Yếu Tbình
9 Nguyễn Lê Khánh Linh Khá Khá Giỏi Nguyễn Đàm Thủy Tiên Khá Khá Khá
10 Nguyễn Xuân Nguyên Khá Khá Giỏi Huỳnh Thị Như Ý Khá Khá Khá
11 Ngô Bảo Ngọc Tbình Tbình Tbình Đào Thị Thu Thủy Tbình Tbình Tbình
12 Nguyễn Đoàn Tuyết Nhung Khá Khá Giỏi Nguyễn Minh Tiến Khá Khá Khá
13 Nguyễn Lan Phương Tbình Tbình Khá Võ Thành Danh Tbình Tbình Tbình
14 Đoàn Ngọc Tài Tbình Tbình Khá Lương Huỳnh TrọngTuyên Tbình Tbình Khá
15 Huỳnh Xuân Thắng Khá Khá Giỏi Đào Nguyên Hải Tbình Tbình Khá

16 Lê Thị Châu Trân Giỏi Giỏi Giỏi Võ Huy Hoàng Tbình Tbình Khá
17 Đoàn Huỳnh Nhật Trúc Tbình Tbình Khá Đoàn Nam Chung Tbình Tbình Khá
18 Trần Thị Thanh Yên Tbình Tbình Khá Nguyễn Tấn Tường Yếu Yếu Tbình
19 Nguyễn Văn Chương Tbình Tbình Tbình Võ Trần Minh Trí Tbình Tbình Khá
20 Ngô Thanh Hiền Khá Khá Khá Võ Thị Thu Trang Tbình Tbình Tbình
21 Lê Trung Kiên Tbình Tbình Tbình Đoàn Thúy Vi Khá Khá Khá
22 Phạm Ngọc Uyến Yên Tbình Tbình Tbình Nguyễn Gia Bảo Tbình Tbình Tbình
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 13
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
BẢN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
QUA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
(Đánh giá lượng hóa)
Phép kiểm chứng t-test độc lập
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
GVCN: Nguyễn Thị GVCN:Dương Thị
TT Thùy Thả
Họ và Tên KT KT KT Họ và Tên KT KT KT
nhận trước sau nhận trước sau
biết tác tác biết tác tác
động động động động
1 Phan Lương Kiều Anh 7 7 8 Nguyễn Thị Thu Thủy 6 6 7
2 Nguyễn Khải Hoàng Châu 7 7 8 Trần Ngọc Dũng 5 5 6
3 Ngô Thị Diễm Chân 8 8 10 Lương Trọng Huy 6 6 7
4 Lê Tấn Đạt 7 7 9 Lê Võ Nhật Phương 6 6 7
5 Nguyễn Vũ Đăng Huy 6 6 7 Đào Thị Kim Chi 7 7 8
6 Nguyễn Thị Thu Hương 7 7 9 Đào Nguyễn Tấn Nhật 9 9 10
7 Nguyễn Trung Tuấn Kiệt 7 7 9 Võ Trần Yến Nhi 8 8 9
8 Phan Phúc Lời 6 6 7 Đoàn Võ Thùy Na 4 4 5

9 Nguyễn Lê Khánh Linh 8 8 9 Nguyễn Đàm Thủy Tiên 7 7 7
10 Nguyễn Xuân Nguyên 9 9 10 Huỳnh Thị Như Ý 7 7 8
11 Ngô Bảo Ngọc 5 5 6 Đào Thị Thu Thủy 5 5 6
12 Nguyễn Đoàn Tuyết Nhung 8 8 9 Nguyễn Minh Tiến 7 7 8
13 Nguyễn Lan Phương 5 5 7 Võ Thành Danh 5 5 6
14 Đoàn Ngọc Tài 6 6 7 Lương Huỳnh Trọng Tuyên 6 6 7
15 Huỳnh Xuân Thắng 8 8 9 Đào Nguyên Hải 6 6 7
16 Lê Thị Châu Trân 9 9 10 Võ Huy Hoàng 6 6 8
17 Đoàn Huỳnh Nhật Trúc 6 6 7 Đoàn Nam Chung 6 6 7
18 Trần Thị Thanh Yên 5 5 7 Nguyễn Tấn Tường 4 4 5
19 Nguyễn Văn Chương 6 6 6 Võ Trần Minh Trí 6 6 7
20 Ngô Thanh Hiền 7 7 8 Võ Thị Thu Trang 5 5 6
21 Lê Trung Kiên 5 5 6 Đoàn Thúy Vi 8 8 8
22 Phạm Ngọc Uyến Yên 5 5 6 Nguyễn Gia Bảo 5 5 6
SD 1.287 1.287 1.377 1.269 1.269 1.2141
Giá trị P 0.066 0.066 0.016 .
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 14
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Đề tài:Nghe kể chuyện Tích Chu
/ Yêu cầu:
- Trẻ biết tên truyện, biết tên nhân vật trong câu chuyện.
- Phát triển sự chú ý, ghi nhớ có chủ định. Trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình.
II/ Chuẩn bị.
- Tranh truyện kể “Tích Chu”.
- Đất nặn, đĩa, khăn
III/ Tiến hành.

1/ Hoạt động 1:
- Hát “Cháu yêu bà”.
- Trò chuyện về gia đình của bé.
- Dẫn dắt giới thiệu chuyện “Tích Chu”.
2/ Hoạt động 2: Bé nghe kể chuyện.
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe 2 lần.
+ Lần 1: Không tranh
+ Lần 2: Xem tranh.
- Tóm tắt nội dung, giảng giải đàm thoại:
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những ai?
+ Bố mẹ mất sớm Tích Chu ở với ai?
+ Bà thương Tích Chu như thế nào?
+ Lúc bà ốm Tích Chu có chăm sóc bà không?
+ Bà khát nước bà gọi Tích Chu như thế nào?
+ Khi bà biến thành chim Tích Chu đã làm gì để bà trở lại thành người?
+ Từ đó Tích Chu đối với bà như thế nào?
- Giáo dục trẻ biết yêu thương mọi người trong gia đình nhất là bà.
3/ Hoạt động 3. Bé khéo tay.
- Cho cháu nặn quả để tặng bà.
* Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét tuyên dương.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Đề tài: Kể chuyện Chú Đỗ Con
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 15
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
I/ Yêu cầu:
- Trẻ biết tên chuyện, biết được các nhân vật trong chuyện, hiểu được nội

dung câu chuyện.
- Phát triển sự chú ý, ghi nhớ có chủ định. Trả lời trọn câu .
- Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây.
II/ Chuẩn bị.
*Cô: - Các slide các loại cây.
- Video câu chuyện Chú đỗ con
- Mô hình
- Các mảnh ghép câu chuyện chú đỗ con.
*Cháu: - Các mảnh ghép
-Cát, chậu, hạt đỗ, cây đỗ .
III/ Tổ chức hoạt động:
1/ Hoạt động 1:
- Trẻ chơi “Gieo hạt”.
- Trẻ tham quan vườn cây nhà Bác Tư trò chuyện về một số loại cây .
- Dẫn dắt giới thiệu chuyện “Chú đỗ con”
2/ Hoạt động 2: Bé nghe kể chuyện.
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe 2 lần.
+ Lần 1: Cho cháu xem video
+ Lần 2: Kể mô hình
- Tóm tắt nội dung, giảng giải đàm thoại:
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những ai?
+ Cô mưa xuân làm gì?
+ Chị gió làm gì với đỗ con?
+ Bác mặt trời như thế nào?
+ Qua câu chuyện cháu học được những gì?
- Giáo dục trẻ.
3/ Hoạt động 3: Chơi ghép tranh
- Chia trẻ thành 3 đội thi đua ghép tranh.
- Cho Trẻ ra vườn chơi gieo hạt thật

* Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét tuyên dương.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Đề tài: Kể chuyện Cây khế
I/ Yêu cầu:
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 16
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
- Trẻ biết tên chuyện, biết được các nhân vật trong chuyện, hiểu được nội
dung câu chuyện, Kể được chuyện theo từng đoạn.
- Phát triển sự chú ý, ghi nhớ có chủ định. Trả lời trọn câu.
- Giáo dục trẻ tính thật thà, lòng thương yêu giúp đỡ những người nghèo khổ.
II/ Chuẩn bị.
*Cô: - Các slide về các loại quả.
- Video câu chuyện cây khế.
- Mô hình cây khế.
- Tranh cây, quả khế.
*Cháu: Hình quả khế.
III/ Tiến hành.
1/ Hoạt động 1:
- Trẻ chơi “Hái Qủa”.
- Trẻ tham quan vườn cây ăn quả xem các slide quả trò chuyện về một số
loại cây ăn quả. Giáo dục trẻ ăn nhiều quả có nhiều vitamin.
- Dẫn dắt giới thiệu chuyện “Cây khế”.
2/ Hoạt động 2: Bé nghe kể chuyện.
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe 2 lần.
+ Lần 1: Xem video câu chuyện
+ Lần 2: Kể mô hình.
- Tóm tắt nội dung, giảng giải đàm thoại:

+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những ai?
+ Khi chia gia tài người anh đã lấy những gì và chia cho người em những
gì?
+ Khi chim đến ăn khế người em đã nói với chim như thế nào?
+ Chim Phượng Hoàng đã nói gì với người em?
+ Vì làm đúng những lời chim dặn người em trở nên như thế nào?
+ Người anh sang chơi và đổi nhà ruộng vườn để lấy gì?
+ Kết quả người anh đã bị trừng phạt như thế nào?
+ Qua câu chuyện cháu thích ai và không thích ai? Vì sao?
- Giáo dục trẻ biết yêu thương và giúp đỡ mọi người
3/ Hoạt động 3. Bé tập kể chuyện.
- Cho vài trẻ tập kể chuyện.( nếu trẻ kể còn thiếu cô cùng kể với trẻ)
4/ Hoạt động 4:
Chia trẻ thành 3 tổ dán quả khế. Cho trẻ đếm số quả
- Nhận xét tuyên dương. Cho trẻ mang tranh tặng.
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 17
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 18
Gây hứng thú cho trẻ môn kể chuyện thông qua giáo án điện tử NH: 2013-2014

Nhóm thực hiện: - Nguyễn Thị Thùy Trường MN Hòa Thắng, Phú Hòa, Phú Yên
.
Trang 19

×