Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Thực tế công tác kế toán tại Công ty CP Phát triển Thương mại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.75 KB, 36 trang )

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
MỤC LỤC
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
LỜI NÓI ĐẦU
Sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu lý thuyết tại trường dưới sự giúp
giảng dạy nhiệt tình của các giảng viên, để giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận với
công tác thực tế tại các đơn vị kinh tế xã hội, trường Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội và khoa Kế toán đã tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các cơ sở.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà
Nội, địa chỉ 47 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội, em đã cố gắng vận dụng những
kiến thức mà mình đã có để tìm hiểu tổng quan về cơ cấu bộ máy tổ chức, đặc
điểm tổ chức kinh doanh và đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty. Với sự
giúp đỡ tận tình của các cán bộ trong Phòng Kế toán Công ty, em đã được tiếp
cận thực tế hạch toán kế toán, từ khâu chứng từ đến hệ thống sổ chi tiết và bước
đầu tiếp cận với hệ thống sổ tổng hợp. Em đã nhận thấy hệ thống kế toán của một
doanh nghiệp là một hệ thống được xây dựng vô cùng chặt chẽ và đòi hỏi lượng
thông tin đồ sộ, ghi chép phải vô cùng chính xác. Trình độ của nhân viên kế toán
là một yếu tố rất quan trọng. Nhân viên kế toán không những phải tận tụy, yêu
nghề, có kiến thức mà còn phải luôn luôn cập nhật chế độ, bởi hệ thống các văn
bản về hạch toán kế toán thường xuyên được thay đổi.
Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội đã tồn tại, phát triển được
gần 50 năm và là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động khá hiệu quả. Việc tìm
hiểu về Công ty đã đem lại cho em nhiều kiến thức thực tế mà qua đó hiểu rõ hơn
về những nội dung mà đã được nghiên cứu tại trường.
Qua quá trình thực tập, em xin tổng hợp những thông tin tổng quan nhất về
Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội trong nội dung "Báo cáo thực
tập tốt nghiệp” tại Công ty Cổ phần Thương mại Hà Nội dưới đây.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Đăng Huy và các cán bộ trong phòng kế
toán Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành phần báo cáo này.


Bản báo cáo của em gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội
Phần 2: Thực tế công tác kế toán tại Công ty CP Phát triển Thương mại Hà Nội
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỖ PHẦN PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Phát triển
Thương mại Hà Nội
Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội thành lập ngày 20/06/1960
theo quyết định số 337/QĐ- NT của Bộ Nội thương (Nay là Bộ Công Thương).
Trước đây công ty được gọi là Bách hoá tổng hợp Hà Nội, đến ngày 13/12/1993,
sau khi thành lập doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định số 338-HĐBT thì Bách
hoá tổng hợp mang tên mới là Công ty Thương mại Hà Nội.
- Tên gọi: Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội
- Trụ sở chính: B21 Nam Thành Công, 47 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội
- Giấy đăng ký kinh doanh số : 0103010752 cấp ngày 24 tháng 01 năm 2006
Công ty là loại hình doanh nghiệp bán lẻ, hạch toán độc lập, trực thuộc Sở
Thương mại Hà Nội. Ngày 24/01/2006, trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế
là cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước cùng sự góp vốn của các cổ đông, Công
ty thực hiện cổ phần hóa và đổi tên thành: Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại
Hà Nội.
2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm mặt hàng kinh doanh và phương thức
tiêu thụ hàng hóa của Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội
2.1. Chức năng:
Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội là một doanh nghiệp cổ
phần có sự góp vốn của Nhà nước có chức năng chủ yếu là thực hiện lưu thông
hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước, người nước ngoài,

khách vãng lai và các tổ chức kinh doanh khác, hoạt động theo cơ chế thị trường
với mục tiêu lợi nhuận, có sự điều tiết của Nhà nước
2.2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức tốt công tác mua hàng hoá tại các cơ sở sản xuất, gia công, chế biến
- Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng hoá cho các cá nhân, tổ chức sản
xuất kinh doanh qua mạng lưới các cửa hàng bán lẻ phục vụ nhu cầu hàng ngày của
nhân dân và mạng lưới bán buôn một số mặt hàng.
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 1
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
- Tổ chức tốt công tác dự trữ và bảo quản hàng hoá.
- Quản lý, khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, đảm bảo
nguồn vốn huy động để mở rộng kinh doanh.
- Làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước thông qua việc giao nộp Ngân sách hàng năm.
- Tuân thủ và thực hiện đúng các chính sách kinh tế của Nhà nước.
- Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp tiết kiệm chi phí, bảo
đảm chất lượng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường kinh doanh.
2.3. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh và phương thức tiêu thụ sản phẩm
của Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội
Trong điều kiện kinh tế thị trường với sự cạnh tranh của hàng loạt các công
ty thương mại lớn nhỏ, việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng đòi hỏi phải phù
hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Để làm được điều
này công ty phải cố gắng đa dạng hóa phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng
đồng thời nhận đại lý, ký gửi cho nhiều thành phần kinh tế.
Hiện nay, công ty có 2 phương thức tiêu thụ hàng hóa chủ yếu là bán buôn và bán
lẻ, kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau thuộc các ngành: điện tử điện lạnh, điện
thoại, hàng gia dụng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ sinh hoạt, các mặt hàng công nghệ
phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước với thị trường chủ yếu là Hà Nội
và các tỉnh lân cận.
Với bốn cửa hàng lớn nằm ở những địa điểm thuận lợi trên địa bàn thành

phố Hà Nội, cùng phương châm “bán cái thị trường cần chứ không bán cái mình
có”, Công ty đang áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, đáp ứng tối đa nhu
cầu của khách hàng, giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm, điều kiện thanh toán thuận
tiện cùng các dịch vụ sau bán: bảo hành, vận chuyển đến tận nhà rất hiệu quả.
Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội với chức năng chủ yếu là
lưu thông hàng hoá qua mạng lưới bán buôn, bán lẻ, luôn giám sát, kiểm tra chặt
chẽ các nguồn hàng bán đi, số vốn hàng bán và lợi nhuận thu về. Ngoài ra, công ty
còn tiến hành các hoạt động thương mại như: quảng cáo, marketing trực tiếp, chào
bán hàng… để đẩy nhanh hơn quá trình bán hàng.
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 2
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
3. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh qua 1 số năm của Công ty
Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội
Kết quả của công ty được thể hiện qua bảng sau:
(Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội
– Phụ lục 1)
Dựa vào các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy Công ty
đang trong giai đoạn phát triển tốt. Doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng
18.390.715.272đ, tương đương với tốc độ tăng 56,07%, năm 2009 tăng
10.652.110.546đ so với năm 2008, tương ứng tốc độ tăng 20,81%. Doanh thu tăng
làm cho các chỉ tiêu khác tăng theo như giá vốn hàng bán năm 2008 tăng so với
2007 là 16.899.473.239đ, năm 2009 tăng so năm 2008 là 10.002.786.870đ.
Tỷ suất sinh lời của TS, tỷ suất sinh lời của VCSH đều có xu hướng tăng lên,
điều đó phản ánh kết quả kinh doanh của công ty đều tăng. Các hệ số khả năng
thanh toán năm 2007, 2008, 2009 đều ở mức cao mỗi năm.
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển
Thương mại Hà Nội những năm gần đây là tương đối tốt, lợi nhuận sau thuế của
công ty không ngừng tăng lên. Các chỉ tiêu tài chính luôn đảm bảo ở mức độ an toàn.


4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội
Hiện nay công ty có cơ cấu tổ chức: Ban lãnh đạo gồm 01 Giám đốc Công
ty, 02 phó Giám đốc công ty và 03 phòng giúp việc. Công ty có 04 đơn vị trực
thuộc là các cửa hàng, ở các cửa hàng này đều có các cửa hàng trưởng quản lý hoạt
động của từng cửa hàng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được sắp xếp theo
chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bảo đảm sự thống nhất tự chủ và sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Hiện nay công ty có 97 người, trong đó có hơn
50 nhân viên quản lý văn phòng (chiếm trên 50%), trình độ cán bộ quản lý của
công ty đa số tốt nghiệp Đại học.
(Sơ đồ mối quan hệ giữa các bộ phận phòng ban – phụ lục 2)
* Ban lãnh đạo:
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 3
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
- Giám đốc: do ban HĐQT bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giám đốc Công ty là người
đại diện pháp nhân của Công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty
theo đúng chính sách và Pháp luật của Nhà nước
- Phó Giám đốc: là người được Giám đốc uỷ quyền điều hành một số lĩnh vực hoạt
động của Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình trước Pháp
luật và trước Giám đốc Công ty. Công ty gồm 2 Phó Giám đốc.
+ Phó Giám đốc Tài chính: phụ trách các vấn đề liên quan đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp, điều hành lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thẩm định hồ
sơ các dự án đầu tư, phụ trách Phòng Tài chính Kế toán.
+ Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh: đưa ra các chiến lược kinh doanh và
marketing cho Công ty, phụ trách Phòng Kinh doanh và Phòng hành chính
- Kế toán trưởng: do Giám đốc Công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Có nhiệm vụ
tham mưu cho Giám đốc Công ty quản lý tình hình tài chính của Công ty, là người
điều hành, chỉ đạo, tổ chức công tác hạch toán, thống kê của Công ty.
* Các phòng ban chức năng:

- Phòng Tài chính- kế toán: Tham mưu cho Giám đốc và Phó Giám đốc Tài chính
trong các công tác kế toán, tài chính của Công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý
đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình kinh doanh của Công ty được
duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch
kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp. Lập báo cáo kịp thời cho
Giám đốc về kết quả sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch giá thành. Kiểm tra việc giữ
gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư trên vốn và các nguồn kinh phí. Phát hiện và
ngăn ngừa kịp thời các hiện tượng tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ
quản lý kinh tế và kỷ luật tài chính của Nhà nước…
- Phòng Hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo,
lao động tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính, pháp chế. Tổng hợp,
phân tích báo cáo thống kê các hoạt động thuộc lĩnh vực phòng quản lý để phục vụ
các công tác chung của Công ty.
- Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho Phó Giám đốc kinh doanh, lập kế hoạch kinh
doanh quý năm cho toàn Công ty, chỉ đạo các nhiệm vụ kinh doanh của toàn Công
ty, đề xuất các biện pháp điều hành chỉ đạo kinh doanh từ văn phòng Công ty đến
các đơn vị phụ thuộc.
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 4
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Phòng Tài chính- Kế toán của Công ty gồm 04 người có nhiệm vụ thu nhập
xử lý thông tin kế toán thống kê trong phạm vi toàn Công ty, trên cơ sở đó phân
tích lập báo cáo tài chính giúp Giám đốc Công ty ra quyết định quản lý. Ngoài ra,
phòng còn thực hiện chức năng kiểm tra giám sát quá trình kinh doanh của các đơn
vị phụ thuộc. Tại Công ty, thống nhất quản lý tập trung đó là: Quản lý toàn bộ vốn
lưu động của Công ty, quản lý nguồn vốn cố định trong Công ty, quản lý các loại
vốn vay. Đồng thời hạch toán từ khâu ban đầu đến kết quả cuối cùng.

(Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại
Hà Nội – phụ lục 3)
Phòng kế toán không có nhiệm vụ tính lương, lập bảng tổng hợp tiền lương.
Công việc này do phòng hành chính và kế toán các cửa hàng thực hiện, phòng kế
toán lấy số liệu từ phòng hành chính để tập hợp vào chi phí.
* Chức năng, nhiệm vụ của kế toán
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán có nhiệm vụ tham mưu
chính về công tác kế toán tài vụ của toàn Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ
chức và điều hành hệ thống kế toán của công ty, xây dựng các hoạt động kinh
doanh, các hoạt động tài chính, tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ của công ty.
- Phó phòng kế toán - kế toán công nợ và kế toán tổng hợp: Chịu trách
nhiệm thực hiện các nghiệp vụ phân bổ, kết chuyển cuối tháng, lập các báo cáo
kinh doanh theo quý, theo năm. Phó phòng quản lý tất cả các sổ Cái và sổ tổng hợp,
theo dõi các khoản phải thu, phải trả, theo dõi tình hình hàng tồn kho, cùng với kế
toán trưởng giúp Giám đốc phân tích công việc cho kỳ kinh doanh sau.
- Kế toán thanh toán - kế toán thanh toán kiêm kế toán tài sản cố định: trực
tiếp cập nhật và kiểm tra các chứng từ theo dõi công nợ của khách hàng, phiếu thu,
phiếu chi, chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến quá trình thanh toán với
khách hàng, với Nhà nước đồng thời có nhiệm vụ theo dõi cơ cấu vốn về tài sản cố
định, hiệu quả kinh tế của tài sản cố định, nâng cao hiệu quả của vốn cố định và
theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định.
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 5
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
- Thủ quỹ: Quản lý thu chi tiền mặt hàng ngày, lập báo cáo kiểm kê quỹ
hàng ngày.
- Kế toán cửa hàng: Có 04 kế toán tại 04 cửa hàng có nhiệm vụ theo dõi các
nghiệp vụ phát sinh của cửa hàng mình và thực hiện đầy đủ các chức năng, cập
nhật các chứng từ liên quan đến mua hàng vào các "Phiếu mua hàng",cập nhật các
chứng từ liên quan đến bán hàng vào " Hoá đơn bán hàng", đồng thời phải quản lý

các sổ Cái, sổ chi tiết công nợ phải trả.
* Đặc điểm công tác kế toán của từng bộ phận
Áp dụng chế độ kế toán QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính
- Niên độ kế toán: Năm tài chính 01/01/N- 31/12/N
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép : Đồng Việt Nam
- Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi từ các đồng tiền khác: Thu chi ngoại tệ kế
toán theo tỷ giá thực tế phát sinh.
- Hệ thống tài khoản sử dụng: theo quy định của BTC có sử dụng tài khoản chi tiết
theo yêu cầu và phù hợp đặc điểm của công ty.
- Việc hạch toán được thực hiện trên máy tính sử dụng phần mềm FAST
ACCOUTING 2005
- Phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định: khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Thuế: Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Hệ thống chứng từ: Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài
chính và đăng ký với cơ quan thuế.
- Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung
(Sơ đồ khái quát hình thức ghi sổ tại công ty – phụ lục 4)
2. Thực trạng công tác kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty Cổ
phần Phát triển Thương mại Hà Nội
2.1. Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiền bao gồm kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi ngân hàng
- Kế toán tiền mặt
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 6
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
Tiền mặt là số vốn bằng tiền được bảo quản và lưu trữ tại quỹ của doanh
nghiệp. Chứng từ sử dụng:
+ Biên lai thu tiền,

+ Phiếu thu,
+ Phiếu chi,
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng,
+ Bảng kiểm kê quỹ.
Tài khoản sử dụng: TK 111 - Tiền mặt
- Kế toán tiền gửi ngân hàng:
Theo dõi chi tiết tiền VNĐ của doanh nghiệp gửi tại Ngân hàng. Chứng từ sử dụng:
+ Giấy báo nợ, giấy báo có,
+ Giấy báo dư,
+ Ủy nhiệm chi,
+ Các chứng từ có liên quan khác.
T ài khoản sử dụng: TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Ví dụ :
Ngày 18/12/2009 Công ty thanh toán tiền điện thoại tháng 11/2009 theo hóa đơn
0706691. Tổng trị giá 1.501.417 đồng (VAT 10%), kế toán định khoản
Nợ TK 642 : 1.501.417đ
Nợ TK 1331: 150.141đ
Có TK 111: 1.651.558đ
Ngày 27/12/2009, Công ty thu tiền hàng của công ty Thương mại Hưng Việt theo
hóa đơn số 0031847 bằng tiền gửi ngân hàng. Số tiền 8.509.970 đồng, kế toán định
khoản
Nợ TK 112 : 8.509.970đ
Có TK 131: 8.509.970đ
2.2. Kế toán bán hàng và phải thu khách hàng
Trong doanh nghiệp thương mại, bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình
lưu thông hàng hóa đồng thời thực hiện quan hệ trao đổi, giao dịch, thanh toán giữa
người mua và người bán. Bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại chủ yếu là
bán hàng hóa và dịch vụ.
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 7
MSV:06A01678

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
- Chứng từ sử dụng:
+ Hoá đơn bán hàng,
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,
+ Báo cáo bán hàng, Bảng kê bán lẻ hàng hoá, Bảng thanh toán hàng đại lý
(ký gửi),
+ Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý,
+ Thẻ quầy hàng; giấy nộp tiền; bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày,
+ Phiếu thu, giấy báo Có . . .
- Các hình thức bán hàng :
+ Bán buôn: Công ty sử dụng 2 phương thức bán buôn là: bán buôn qua Kho
và bán buôn vận chuyển thẳng
+ Bán lẻ hàng hoá
+ Bán hàng trả góp
Ví dụ về bán buôn :
Phòng kinh doanh của công ty Thương Mại Hà Nội xuất bán một số mặt hàng văn
phòng phẩm cho công ty Thương mại Hưng Việt ( Xem phụ lục 5+6 )
Kế toán căn cứ hóa đơn GTGT ngày 12/10/2009 số 0030846 ghi:
Nợ TK 131 : 8.409.676đ
Có TK 5111: 7.654.160đ
Có TK 3331: 764.156đ
Đồng thời phản ánh số vốn hàng xuất kho tiêu thụ
Nợ TK 632 : 6.789.600đ
Có TK 156 : 6.789.600đ
Ví dụ về bán lẻ :
Tại cửa hàng B21 Nam Thành Công, nghiệp vụ bán lẻ được hach toán như sau:
(Xem phụ lục 7)
- Khi nhận báo cáo bán hàng của mậu dịch viên trong tháng 10/2009, kế toán cửa
hàng B21 Nam Thành Công lập bảng kê bán lẻ hàng hóa và căn cứ vào bảng kê, kế
toán cửa hàng ghi:

Nợ TK 111 : 101.874.109đ
Có TK 5111: 92.612.826đ
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 8
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
Có TK 3331: 9.261.283đ
Kết chuyển hàng hóa tiêu thụ:
Nợ TK 632 : 77.177.355đ
Có TK 156: 77.177.355đ
2.3. Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán
- Chứng từ sử dụng:
+ Hoá đơn GTGT (nếu Công ty mua hàng của Doanh nghiệp thuộc đối tượng
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) hoặc hoá đơn bán hàng (nếu
Công ty mua hàng của doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT).
+ Bảng kê mua hàng hoá,
+ Phiếu nhập kho,
+ Biên bản kiểm nhận hàng hoá,
+ Phiếu chi, giấy báo Nợ. .
Ví dụ
Căn cứ vào hóa đơn thuế GTGT 008344 và phiếu nhập kho NK14 của ngày
18/10/2009, mua 10 thùng Rượu Vang Hibiscus trả bằng tiền mặt cho Công ty Cổ
phần Sản xuất và Kinh doanh Đồ uống Thảo mộc. Tổng trị giá 35.000.175 đồng
(VAT 5%), kế toán định khoản:
Nợ TK 156 : 33.333.500đ
Nợ TK 133 : 1.666.675đ
Có TK 111: 35.000.175đ
2.4. Kế toán Tài sản cố định
Kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy những thông tin cần thiết để
quản trị TSCĐ gồm có: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn hình

thành của từng TSCĐ. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương
pháp đường thẳng. Cung cấp chứng từ hợp pháp, hợp lệ để hạch toán chi phí khấu
hao.
- Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Bảng
tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Tài khoản sử dụng : TK 211, 214.
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 9
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
Công thức xác định:
Nguyên giá TSCĐ = Trị giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí mua + Chi phí lắp đặt
– Các khoản giảm trừ
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo
=
1
x 100
phương pháp đường thẳng (%) Thời gian sử dụng của TSCĐ
Mức khấu hao = Giá trị phải x Tỷ lệ khấu =
Giá trị phải trích khấu hao
Thời gian sử dụng ước tính
Mức khấu hao TSCĐ =
Mức khấu hao bình quân năm
12
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Số khấu hao lũy kế
Ví dụ :
- Ngày 05/01/2009 Công ty mua một chiếc xe ô tô Toyota (4 chỗ) theo hóa đơn giá
số 0000596. Tổng trị giá 440.000.000 đồng (VAT 10%) thanh toán bằng tiền gửi
ngân hàng. Kế toán định khoản và ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 211: 400.000.000đ
Nợ TK 133: 40.000.000đ

Có TK 112: 440.000.000đ
- Ngày 15/10/2009 Công ty tiến hành thanh lý một bộ máy tính nguyên giá là:
12.000.000 đồng, đã khấu hao: 6.000.000 đồng, giá trị thanh lý 7.000.000 đồng
Kế toán ghi giảm nguyên giá:
Nợ TK 214 : 6.000.000đ
Nợ TK 811 : 6.000.000đ
Có TK 211 : 12.000.000đ
Kế toán ghi nhận thu nhập do thanh lý TSCĐ
Nợ TK 111 : 7.000.000đ
Có TK 711: 7.000.000đ
2.5. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lương, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ,
Hóa đơn GTGT, hóa đơn đặc thù, Phiếu xuất kho, Phiếu chi, giấy báo nợ Ngân hàng.
- Tài khoản sử dụng: TK 641 – Chi phí bán hàng
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 10
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
Ví dụ về chi phí bán hàng: (Xem phụ lục 10)
- Ngày 4/10/2009, Công ty thanh toán tiền cước vận tải rượu Phòng Kinh doanh
theo hóa đơn 00768 (PC12). Tổng trị giá 1.100.000 đồng (VAT 10%), kế toán định
khoản :
Nợ TK 641 : 1.100.000đ
Có TK 111: 1.100.000đ
- Ngày 5/10/2009, Công ty chi trả tiền Quảng cáo trên báo Thương mại theo hóa
đơn 001197 (PC 15). Tổng trị giá 25.000.000 đồng (VAT 10%), kế toán định khoản
Nợ TK 641 : 25.000.000đ
Có TK 111: 25.000.000đ
- Ngày 07/12/2009, Công ty chi tiền mua văn phòng phẩm cho bộ phận bán hàng
theo hóa đơn 0346, số tiền 350.000 đồng. Kế toán hoạch toán :

Nợ TK 641 : 350.000đ
Có TK 111: 350.000đ
Cuối tháng kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911 : 49.000.000đ
Có TK 641: 49.000.000đ
Ví dụ về chi phí quản lý doanh nghiệp: (Xem phụ lục 11)
- Ngày 2/10/2009, Công ty thanh toán tiền xăng xe ô tô Giám đốc theo PC07. Tổng
trị giá 800.000 đồng, kế toán định khoản :
Nợ TK 642 : 800.000đ
Có TK 111: 800.000đ
- Ngày 15/10/2009, tạm ứng lương giữa kỳ, số tiền 97.000.000 đồng
Nợ TK 642 : 97.000.000đ
Có TK 334: 97.000.000đ
Cuối tháng kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911 : 256.599.661đ
Có TK 642: 256.599.661đ
2.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
- Chứng từ sử dụng: Tất cả các chứng từ liên quan đến doanh thu, chi phí
Kết quả xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất đượ xác định như
sau:
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 11
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi
phí bán hàng - Chi phí QLDN + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động
tài chính + Doanh thu khác - Chi phí khác
- Tài khoản sử dụng : TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Trình tự xác định kết quả kinh doanh trong Công ty tại thời điểm cuối ky như sau:
Kết chuyển doanh thu thuần :

Nợ TK 511 : 61.826.990.750đ
Có TK 911 : 61.826.990.750đ
Kết chuyển giá vốn hàng bán :
Nợ TK 911 : 55.582.710.711đ
Có TK 632 : 55.582.710.711đ
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính :
Nợ TK 515 : 55.752.973đ
Có TK 911 : 55.752.973đ
Kết chuyển chi phí tài chính
Nợ TK 911 : 172 619.378đ
Có TK 635 : 172.619.378đ
Kết chuyển chi phí bán hàng
Nợ TK 911 : 1.031.965.586đ
Có TK 641 : 1.031.965.586đ
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 911 : 3.432.631.902đ
Có TK 642 : 3.432.631.902đ
Kết chuyển thu nhập khác
Nợ TK 711 : 17.697.219đ
Có TK 911 : 17.697.219đ
Xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911 : 1.181.439.144 đ
Có TK 421: 1.181.439.144đ
PHẦN 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
1. Thu hoạch
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 12
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
Trong thời gian thực tập tại Công ty, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các
phòng ban, đặc biệt là Phòng Tài chinh- Kế toán, em đã có cơ hội nghiên cứu tìm

hiểu tổng quan về cơ cấu bộ máy tổ chức, đặc điểm tổ chức kinh doanh và đặc điểm
tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội là một doanh nghiệp thương
mại có lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động tương đối rộng. Việc tìm hiểu về
Công ty đã giúp em hiểu rằng, để đạt được những thành tựu như ngày nay là nhờ sự
hợp lý trong tổ chức bộ máy quản lý của Công ty trong đó bộ máy kế toán đóng
một phần không nhỏ. Ngoài chức năng chính là giám sát và quản lý chặt chẽ tình
hình tài sản cũng như nguồn vốn của Công ty, phòng kế toán còn phối hợp với các
phòng ban khác trong công tác quản lý kinh doanh cũng như lập báo cáo quản trị
giúp lãnh đạo Công ty nắm bắt được chính xác kịp thời những thông tin cần thiết để
đưa ra phương hướng điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty.
Cùng với những kiến thức đã được học tại trường và với sự giúp đỡ tận tình
của các cán bộ trong phòng kế toán Công ty, em đã được tiếp cận thực tế hạch toán
kế toán, từ khâu chứng từ đến hệ thống sổ chi tiết và bước đầu tiếp cận với hệ
thống sổ tổng hợp. Em đã nhận thấy hệ thống kế toán của một doanh nghiệp là một
hệ thống được xây dựng vô cùng chặt chẽ và đòi hỏi lượng thông tin đồ sộ, ghi
chép phải vô cùng chính xác. Trình độ của nhân viên kế toán là một yếu tố rất quan
trọng. Nhân viên kế toán không những phải tận tụy, yêu nghề, có kiến thức mà còn
phải luôn luôn cập nhật chế độ, bởi hệ thống các văn bản về hạch toán kế toán
thường xuyên được thay đổi. Được tiếp xúc với các cán bộ trong Công ty, em đã
học hỏi thêm những đức tính quý báu, rèn luyện thêm phẩm chất chính xác, đặc
biệt là kỹ năng giao tiếp.
2. Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Phát triển
Thương mại Hà Nội
2.1. Ưu điểm
- Về công tác tiêu thụ hàng hoá:
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 13
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
Các hình thức tiêu thụ và phương thức thanh toán được áp dụng khá linh

hoạt, hợp lý tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá. Việc tiếp cận
khách hàng của Công ty được quan tâm và chú trọng, thủ tục mua hàng và thanh
toán tiền hàng thực hiện một cách hợp lý, thuận tiện và đúng nguyên tắc, đảm bảo
mọi yêu cầu của khách hàng. Đồng thời công tác thanh toán với khách hàng, nghĩa
vụ đối với Nhà nước cũng được quan tâm chặt chẽ, ngày càng nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
Công tác hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá đã đảm bảo được
tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán giữa kế toán và các bộ phận có
liên quan cũng như nội dung của công tác hạch toán . Số liệu cũng được phản ánh
một cách trung thực hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu. Theo dõi đầy đủ tình hình biến
động hàng hoá, doanh thu tiêu thụ của từng loại hàng hoá, tình hình thanh toán của
từng khách hàng, tính toán chính xác chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ cũng
như thực hiện nghiêm túc việc thanh toán với ngân sách Nhà nước về các khoản
thuế phải nộp để cuối cùng xác định được kết quả hoạt động kinh doanh.
- Về đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán:
Các chứng từ ban đầu được lập tại Công ty đều phù hợp với yêu cầu nghiệp
vụ tiêu thụ và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ. Việc mua bán hàng hoá đều có hoá đơn
tài chính, các chứng từ được lập ở tất cả các khâu, đều có đầy đủ chữ ký đại diện
của các bên liên quan và sử dụng đúng mẫu của Bộ Tài Chính đã quy định. Những
thông tin kinh tế về nội dung nghiệp vụ bán hàng đều được ghi chép đầy đủ, chính
xác vào chứng từ. Các chứng từ đều tuân thủ chế độ chứng từ và có chữ ký và dấu
của đơn vị, cá nhân có liên quan. Việc xác định các chứng từ bên ngoài trong quá
trình tiêu thụ được giám sát kiểm tra rất chặt chẽ và được xử lý kịp thời. Công ty có
kế hoạch luân chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ
thống hoá theo nghiệp vụ, trình tự thời gian, sau đó được bảo quản, lưu trữ gọn
gàng khoa học thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.
- Về hệ thống tài khoản sử dụng:
Hệ thống tài khoản sử dụng trong quá trình tiêu thụ khá đầy đủ, việc ghi
chép và phản ánh các nghiệp vụ tiêu thụ được thực hiện chính xác, quy củ. Do số
lượng chủng loại hàng hoá nhiều nên công ty đã mở chi tiết tài khoản theo mặt

Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 14
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
hàng của từng nhóm hàng để thuận tiện cho việc theo dõi hạch toán, tăng hiệu quả
công tác kế toán của Công ty.
- Về công tác hạch toán hàng tồn kho:
Do quy mô hoạt động của Công ty rất rộng và khối lượng nghiệp vụ kinh tế
phát sinh nhiều, liên tục trong tháng nên để hạch toán lưu chuyển hàng hoá, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phản ánh ghi chép theo dõi thường xuyên tình hình
biến động của hàng hoá, công ty đã áp dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên là rất hợp lý.
Công ty lựa chọn phương pháp thực tế đích danh để xác định giá vốn hàng
bán là rất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác tính giá
được thực hiện trong kỳ, thông qua công tác tính giá có thể kiểm tra thời hạn bảo
quản vật tư trong kho. Các mặt hàng kinh doanh tương đối nhiều giá cả phong phú
những hàng thường bán theo lô nên việc áp dụng phương pháp này quản lý giá trị
hàng tồn kho và xác định lượng hàng bán rất cụ thể phù hợp với hình thức kinh
doanh của Công ty.
- Về việc phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Hiện nay, toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát
sinh trong kỳ đều được kế toán kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả
tiêu thụ. Trong trường hợp chi phí này nhỏ, làm như vậy không ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của công ty, nhưng khi Công ty ngày càng phát triển mở rộng quy
mô hoạt động thì theo nguyên tắc phù hợp ta nên phân bổ chi phí này cho hàng tiêu
thụ trong kỳ và hàng còn lại trong kho. Như thế sẽ đảm bảo nguyên tắc phù hợp
giữa chi phí và doanh thu, làm cho kết quả kinh doanh trong kỳ chính xác hơn.
- Về việc sử dụng phần mềm kế toán:
Đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh, chất lượng thông tin cao ,
giảm bớt được chi phí và thuận tiện cho việc lưu trữ và bảo quản số liệu. Việc trợ
giúp của kế toán máy, lượng sổ sách phải ghi chép tại Công ty giảm đi rất nhiều, đã

hạn chế việc ghi chép trùng lặp nhưng vẫn đảm bảo được tính thống nhất của nguồn
số liệu ban đầu, giúp cho công tác giám sát tình hình nhập - xuất- tồn kho hàng hoá
được chính xác thuận tiện. Trong phòng kế toán các máy tính đã được nối mạng tạo
điều kiện truy cập dữ liệu giữa các phần hành kế toán riêng biệt, các bộ phận có thể
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 15
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
dễ dàng kiểm tra, đối chiếu số liệu, kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót
trong quá trình hạch toán.
2.2. Nhược điểm
- Về công tác tiêu thụ hàng hoá:
Trong công tác tiêu thụ của mình Công ty cũng chưa áp dụng một biện pháp
rất hiệu quả để tăng số lượng hàng hoá bán ra. Đó là Công ty chưa thực hiện việc
tính chiết khấu thương mại hoặc chiết khấu thanh toán.
- Về đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán:
Việc trình bày một số chứng từ còn rất tuỳ tiện. Trên một số sổ, thẻ có những
cột thường bị bỏ trống, như: cột tên người bán, đơn vị tính trên thẻ quầy hàng. Theo
nguyên tắc ghi sổ kế toán, bút đỏ để ghi số âm thì trên một số chứng từ, bút đỏ lại
ghi số tổng cộng, đôi khi còn dùng bút chì để ghi số.
- Về hệ thống tài khoản sử dụng:
Trong việc sử dụng tài khoản, đặc biệt là nghiệp vụ bán buôn chuyển thẳng
có tham gia thanh toán là hình thức doanh nghiệp mua hàng và chuyển hàng bán
thẳng cho khách hàng không qua kho của doanh nghiệp, kế toán đã không sử dụng
đúng tài khoản là hạch toán vào TK 157 mà đưa vào TK 156 như thế là không hợp
lý, phản ánh không đúng quá trình Nhập- Xuất- Tồn kho hàng hoá vì TK 156 chỉ
phản ánh hàng hoá đã nhập kho doanh nghiệp.
Ngoài ra, các tài khoản chi phí của Công ty mới chỉ dừng lại ở việc tập hợp
chi phí cho từng đơn vị và cho toàn Công ty. Vì vậy việc theo dõi cụ thể số liệu liên
quan đến từng mặt hàng, từng nhóm hàng đòi hỏi mất thêm nhiều thời gian tính
toán, gây khó khăn cho công tác quản lý của lãnh đạo Công ty.

Các khoản chi phí bán hàng phát sinh thừa, thiếu trong quá trình hàng gửi
bán , đúng ra phải được phản ánh trên TK 641 , TK 1381 , TK 3381 nhưng kế toán
lại phản ánh vào TK 811 - Chi phí khác, TK 711 - Thu nhập khác. Tuy chỉ tiêu lợi
nhuận trước thuế và sau thuế không thay đổi, nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh và các chỉ tiêu khác trong Báo cáo kết quả kinh doanh bị thay đổi.
- Về tình hình thanh toán ở công ty:
Công ty vẫn chưa có những biện pháp hiệu quả trong việc thu hồi công nợ
khiến cho số nợ khó đòi của công ty ngày càng tăng, gây nhiều khó khăn cho hoạt
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 16
MSV:06A01678
Trng i hc Kinh doanh v Cụng ngh H Ni Khoa K Toỏn
ng kinh doanh ca cụng ty ng thi lm mt c hi s dng vn gia tng
doanh thu cho Cụng ty.
- V vic s dng phn mm k toỏn:
Do hn ch ca phn mm, mt s mu biu ó khụng theo ỳng quy nh v
mu s do B Ti chớnh ban hnh. Bờn cnh ú phn mm ny cũn cha m bo
c vic phn ỏnh ỳng tớnh cht nghip v kinh t phỏt sinh, c th nh nghip
v bỏn buụn vn chuyn thng, do cha thit lp c trỡnh t hch toỏn cho ti
khon 157 " Hng gi bỏn" nờn k toỏn tiờu th vn phi s dng ti khon 156
phn ỏnh, lm sai lch tớnh cht nghip v trờn h thng s sỏch.
3. Mt s ý kin xut cho cụng tỏc k toỏn
- V cụng tỏc tiờu th hng hoỏ:
Tình hình và điều kiện kinh doanh bán lẻ trên thị trờng ngày càng khó khăn
với lợi nhuận ngày càng giảm. Để đảm bảo việc tiêu thụ hàng hóa cũng nh đảm bảo
lợi nhuận cho công ty thì cần phải tích cực tìm kiếm bạn hàng là các nhà sản xuất
lớn, cần mua tận gốc bán tận ngọn với mức giá cạnh tranh để thu hút khách hàng.
Không nên tập trung quá nhiều vào bán lẻ mà nên nâng cao tỷ trọng bán
buôn trong tổng doanh thu vì bán buôn sẽ đoạt doanh số lớn, chi phí thấp, tạo đợc
các bạn hàng thân thiết.
Xõy dng h thng nh mc tn kho hp lý cho tng loi hng hoỏ, d tr

, va m bo quỏ trỡnh tiờu th c liờn tc, va y nhanh tc luõn chuyn
vn. Cht lng hng hoỏ c kim tra cht ch hn ch hng bỏn b tr li, h
thng kho tng c trang b y .
- Vờ tai khoan s dung:
Chit khu thng mi l khon m cụng ty bỏn gim giỏ niờm yt cho
khỏch hng mua vi khi lng ln; chit khu thanh toỏn l s tin thng cho
khỏch hng tớnh trờn tng s tin hng m h ó thanh toỏn trc thi hn. i vi
mt doanh nghip thng mi thỡ õy chớnh l mt trong nhng chớnh sỏch giỏ c
ht sc mm do cụng ty cú th gi c mi quan h lõu di vi cỏc bn hng
Nguyn Hong Nga K toỏn 1103 17
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
truyền thống cũng như có thể thu hút thêm số lượng khách hàng mới cho Công ty.
Để phản ánh khoan chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp giảm trừ cho khách
hàng, kế toán sử dụng tài khoản 521 "Chiết khấu thương mại", phản ánh chiết khấu
thanh toán kế toán sử dụng tài khoản 635 "Chi phí tài chính".
- Về công tác hạch toán hàng tồn kho:
Để nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do các sản phẩm hàng hóa
tồn kho bị giảm giá đồng thời cũng phản ánh đúng giá trị thực tế hàng tồn kho của
công ty, việc theo dõi và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là rất cần thiết. Để
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có những bằng chứng xác đáng về sự giảm
giá, công ty mở thêm tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 18
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
KẾT LUẬN
Báo cáo thực tập tốt nghiệp này đã nêu khái quát chung nhất về quá trình
hình thành, phát triển, đặc điểm, kết qua kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát
triển Thương mại Hà Nội và cụ thể hơn trong phần đặc điểm tổ chức công tác hạch
toán kế toán tại Công ty.

Qua đây có thể thấy Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội là một
doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn, góp phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc
dân. Công ty đã thực hiện khá nghiêm chỉnh những quy định của Nhà nước về kinh
doanh và về công tác tổ chức hạch toán kế toán, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của
mình với Nhà nước (cụ thể là nghĩa vụ đóng thuế).
Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu hôm nay, và nhất là sau
khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, các doanh nghiệp
thương mại trong nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Công ty Cổ phần Phát
triển Thương mại Hà Nội cũng là một trong số đó. Qua quá trình thực tập này đã
cho em một cái nhìn sâu sắc hơn về loại hình doanh nghiệp thương mại - một loại
hình doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hiện nay.
Trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp, em đã cố gắng thu thập những thông tin
cơ bản nhất về Công ty nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu thiếu sót. Kính
mong sự góp ý của giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Đăng Huy và các cán bộ của
Công ty Cp Phát triển Thương mại Hà Nội để em hoàn thiện hơn kiến thức của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Đăng Huy và các cán bộ tại Công ty
CP Phát triển Thương mại Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 19
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103 20
MSV:06A01678
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
Phụ lục 1:
Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần phát triển Thương mại Hà Nội
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 32,799,451,432 51,190,166,704 61,842,277,250

2. Các khoản giảm trừ doanh
thu 2,509,692 2,509,692 15,286,500
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 32,796,941,740 51,187,657,012 61,826,990,750
4. Giá vốn hàng bán 28,698,450,602 45,597,923,841 55,582,710,711
5. Lợi nhận gộp 4,098,491,138 5,589,733,171 6,244,280,039
6. Doanh thu hoạt động tài
chính 48,173,834 56,601,717 55,752,973
7. Chi phí tài chính (lãi vay) 162,106,333 208,776,333 172,619,378
8. Chi phí bán hàng 731,410,938 1,034,576,338 1,031,965,586
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 1,978,284,109 2,678,573,018 3,432,631,902
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 1,274,863,592 1,724,409,199 1,662,816,146
11. Thu nhập khác 17,697,219
12. Chi phí khác 39,625,665
13. Lợi nhuận khác (21,928,446)
14. Tổng lợi nhuận trước
thuế 1,274,863,592 1,724,409,199 1,640,887,700
15. Chi phí thuế thu nhập
hiện hành 379,512,000 482,834,576 459,448,556
16. Lợi nhuận sau thuế 895,351,592 1,241,574,623 1,181,439,144
17. Tài sản ngắn hạn 12,567,925,665 14,056,772,963 14,342,885,192
18. Tài sản dài hạn 20,364,582,920 19,829,843,030 19,821,117,903
19. Nợ phải trả 7,844,280,627 7,958,185,836 7,418,011,816
- Nợ ngắn hạn 4,344,280,627 7,062,668,412 6,464,988,566
- Nợ dài hạn 3,500,000,000 895,517,424 953,023,250
20. Vốn chủ sở hữu 25,088,227,958 25,928,430,157 26,205,991,279
21. Hệ số tài trợ 0.76 0.77 0.78
22. Hệ số tự tài trợ 1.23 1.30 1.36

Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103
MSV:06A01678
Trng i hc Kinh doanh v Cụng ngh H Ni Khoa K Toỏn
23. H s kh nng thanh
toỏn n ngõn hng 2.89 1.99 2.22
24. H s kh nng thanh
toỏn tng quỏt 4.53 4.26 4.20
25. T sut sinh li ca TS 0.027 0.037 0.035
26. T sut sinh li ca
VCSH 0.030 0.049 0.047
27. T sut doanh li 0.027 0.024 0.019
Ngun: Bỏo cỏo kt qu hot ng sn xut kinh doanh hng nm ca Cụng ty
Phu luc 2:
Nguyn Hong Nga K toỏn 1103
MSV:06A01678
Hội đồng quản
trị
Giám đốc
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khoa Kế Toán
Sơ đồ mối quan hệ giữa các bộ phận phòng ban tại công ty CP phát triển
thương mại Hà Nội
Phụ lục 3:
Nguyễn Hoàng Nga – Kế toán 1103
MSV:06A01678
Phßng TC -
HC
Phã Gi¸m ®èc
Phßng KÕ
to¸n
Phã Gi¸m ®èc

C¸c cöa hµng – Trung
t©m
Phßng KD
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán Phó phòng
Kế toán
Thủ quỹ
Kế toán cửa hàng

×