Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Bài giảng môn môi trường và con người Đại học khoa học Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.5 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
Khoa Môi trường













BÀI GIẢNG

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
























Huế, 2008
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
1

CHƯƠNG 1. M
Ở ðẦU

1.1 Khái niệm về môi trường
1.1.1. Môi trường
Có thể hiểu môi trường theo nghĩa rộng hay hẹp:
- theo nghiã rộng – môi trường là tất cả những gì bao quanh và có ảnh hưởng ñến một vật
thể hay sự kiện.
- theo nghĩa gắn với con người và sinh vật (áp dụng trong giáo trình này), tham khảo
ñịnh nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới ñời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật” (Luật BVMT Việt Nam 2005).
Một số thuật ngữ liên quan:
Hoạt ñộng bảo vệ môi trường là hoạt ñộng giữ cho môi trường trong lành, sạch ñẹp;
phòng ngừa, hạn chế tác ñộng xấu ñối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài

nguyên thiên nhiên; bảo vệ ña dạng sinh học.
Ô nhiễm môi trường là sự biến ñổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu ñến con người, sinh vật.
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi
trường, gây ảnh hưởng xấu ñối với con người và sinh vật.
Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt ñộng của con người
hoặc biến ñổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến ñổi môi trường
nghiêm trọng.
1.1.2. Các thành phần của môi trường tự nhiên

Thạch quyển (lithosphere) hay còn gọi là ñịa quyển hay môi trường ñất

Sinh quyển (biosphere) còn gọi là môi trường sinh học.

Khí quyển (atmosphere) hay môi trường không khí

Thủy quyển (hydrosphere) hay môi trường nước
(Một số tài liệu còn phân chia thêm trí quyển – noosphere)
1.1.3. Các chức năng cơ bản của môi trường
Với sinh vật nói chung và con người nói riêng, môi trường có các chức năng:

là không gian sinh sống cho con người và sinh vật;

là nơi chứa ñựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho ñời sống và sản xuất của con
người;

là nơi chứa ñựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất;

làm giảm nhẹ các tác ñộng có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật;


lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người.

1.2. ðối tượng và nhiệm vụ của Khoa học môi trường.
Khoa học môi trường xuất hiện cách ñây vài thập niên như là một khoa học liên ngành
mới.
“Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu các tác ñộng qua lại giữa các
thành phần vật lý, hóa học, sinh học của môi trường; tập trung vào sự ô nhiễm và suy thoái
môi trường liên quan ñến các hoạt ñộng của con người; và tác ñộng của sự phát triển ñịa
phương, toàn cầu lên sự ña dạng sinh học và tính bền vững”
(

Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
2

Nhiệm vụ của Khoa học môi trường là tìm ra các biện pháp giải quyết các vấn ñề về môi
trường, cụ thể:

Nghiên cứu các ñặc ñiểm của các thành phần môi trường có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh
hưởng bởi con người. Ở ñây Khoa học môi trường tập trung nghiên cứu mối quan hệ
và tác ñộng qua lại giữa con người với các thành phần của môi trường sống.

Nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ môi trường: nguyên nhân và giải pháp kiểm soát ô
nhiễm môi trường, các công nghệ xử lý nước thải, khí thải, rác thải,,

Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững trên Trái ñất, ở từng quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành
công nghiệp,

Nghiên cứu về các phương pháp mô hình hóa, phân tích hóa học, vật lý, sinh học phục
vụ cho 3 nội dung nói trên.


1.3. Mối quan hệ của Khoa học môi trường với các ngành khoa học khác

Khoa học môi trường là một khoa học liên ngành (interdiscipline science), sử dụng
kiến thức cơ sở, phương pháp, công cụ nghiên cứu từ các ngành khoa học khác.

Khoa học môi trường liên hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học như:
- KH tự nhiên: Sinh học, Sinh thái học, Hóa học, ðịa lý, ðịa chất, Hải dương học,
- KH xã hội: Xã hội học, Chính trị, Luật, Giới học,…
- KH kỹ thuật: Khí tượng-Thủy văn, Xây dựng, Nông-lâm nghiệp, CN thông tin,…

1.4. Khoa học môi trường trên thế giới và ở nước ta.
1.4.1. Trên thế giới
- ðã có những nghiên cứu về môi trường từ những năm cuối thế kỷ XVII - ñầu thế kỷ XX
(nghiên cứu về ô nhiễm sông Thames ở London, về sương khói ở London, ). Các nghiên cứu
môi trường ñặc thù phát triển mạnh những năm 1960-1970: nghiên cứu về ozon, hiệu ứng nhà
kính, mưa acid,, ⇒ Khoa học môi trường phát triển như 1 ngành khoa học riêng.
- Những sự kiện tác ñộng mạnh ñến sự phát triển của Khoa học môi trường:
+ Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người ở Stockholm (Thuỵ ðiển) năm
1972. Sau Hội nghị, Khoa học môi trường trên thế giới ñã phát triển mạnh mẽ. Nhiều tổ
chức quốc tế chuyên về môi trường (UNEP, WWF, IUCN, GEMS, ) ñược hình thành.
Trung bình hằng năm có hơn 30 hội nghị khoa học Quốc tế liên quan ñến môi trường.
+ Hội nghị thượng ñỉnh LHQ về Môi trường và Phát triển (Rio de Janeiro, 1992) với sự
ra ñời Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Gần ñây nhất, Hội nghị Thượng ñỉnh thế
gíới về phát triển bền vững (26/8-4/9/2002) tại Johannesburg, Nam Phi, (Hội nghị
Rio+10) là hội nghị quan trọng có tầm cỡ, quy mô lớn nhất từ trước ñến nay với sự
tham gia của hơn 100 nguyên thủ quốc gia và khoảng 50.000 ñại biểu ñến từ hơn 180
nước. Hội nghị tập trung thảo luận nhiệm vụ phát triển, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo
và giải quyết 5 vấn ñề chủ chốt:


Cung cấp nước sạch và xử lý nước thải

Cung cấp nguồn năng lượng mới ñể thay thế năng lượng từ dầu mỏ, than ñá

Phòng chống các loại dịch bệnh

Phát triển sản xuất nông nghiệp, chống sa mạc hoá ñất ñai

Bảo vệ ña dạng sinh học và cải tạo hệ thống sinh thái
+ Những diễn biến xấu về môi trường toàn cầu, ñặc biệt vấn ñề biến ñổi khí hậu do sự
ấm lên toàn cầu, có tác ñộng ngày cảng rõ rệt ñến sự phát triển của các quốc gia và ñời
sống mỗi người, thu hút sự quan tâm ngày càng rộng lớn.
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
3

- Tiềm lực Khoa học môi trường trên thế giới ñã phát triển mạnh: từ những năm 1970 ra ñời
nhiều viện nghiên cứu môi trường; nhiều ñơn vị ñào tạo và nghiên cứu môi trường ở các
trường ðại học,… Nhiều tạp chí, sách giáo khoa, chuyên khảo về khoa học và công nghệ môi
trường ñược xuất bản,…

1.4.2. Ở Việt Nam
- Nhận thức về sự cần thiết phải bảo vệ MT ñã có khá sớm: Sinh thái học ñược giảng dạy ở
ðại học từ các năm 60; Vườn Quốc gia Cúc Phương thành lập từ 1962; Bác Hồ kêu gọi nhân
dân trồng cây từ những năm cuối thập kỷ 50;
- Tuy nhiên những tiền ñề cho sự phát triển Khoa học và Công nghệ môi trường ở nước ta
phải từ những năm cuối 1980 ñầu 1990: ban hành Nghị ñịnh 246/HðBT (1985), thành lập Hội
bảo vệ thiên nhiên và môi trường (1987); Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường (1993);
tiếp ñó hình thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường; phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia ñến năm 2010
và ñịnh hướng ñến năm 2020 (2003);

- ðặc biệt gần ñây, công tác bảo vệ môi trường ñã ñược sự quan tâm lãnh ñạo của ðảng, với
Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị (ngày 15/11/2004) về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ ñẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước. Nghị quyết nhấn mạnh: “Bảo vệ
môi trường là một nội dung cơ bản không thể thiếu trong ñường lối, chủ trương và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo ñảm phát triển
bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước”. Luật Bảo vệ
môi trường cũng ñã ñược Quốc hội sửa ñổi và thông qua ngày 29/11/2005.
- Phát triển bền vững ñã trở thành ñường lối, quan ñiểm của ðảng và chính sách của Nhà
nước. ðể thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của ðảng,
nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ñã ñược ban hành; nhiều chương trình, ñề tài
nghiên cứu về lĩnh vực này ñã ñược tiến hành và thu ñược những kết quả bước ñầu; nhiều nội
dung cơ bản về phát triển bền vững ñã ñi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu
trong sự phát triển của ñất nước.
- Hiện nay, trên cả nước có nhiều ñơn vị (viện, trung tâm, khoa/bộ môn thuộc các trường ñại
học ñào tạo và nghiên cứu môi trường).


















Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
4

CHƯƠNG 2.
CÁC NGUYÊN LÝ SINH THÁI HỌC
ỨNG DỤNG TRONG KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
2.1. Các yếu tố sinh thái
2.1.1. Khái niệm về các yếu tố sinh thái
- Những yếu tố cấu trúc nên môi trường xung quanh sinh vật như ánh sáng, nhiệt ñộ, thức ăn,
bệnh tật, ñược gọi là các yếu tố môi trường. Nếu xét tác ñộng của chúng lên ñời sống một sinh
vật cụ thể ta gọi ñó là các yếu tố sinh thái (ecological factors)
Yếu tố sinh thái: các yếu tố môi trường có tác ñộng trực tiếp hay gián tiếp lên ñời sống sinh vật
- Thường chia yếu tố sinh thái thành 2 nhóm:
+ Các yếu tố vô sinh (abiotic) - ánh sáng, nhiệt ñộ, ñộ ẩm, pH, các chất khí,
+ Các yếu tố hữu sinh (biotic) - các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
- Có hai ñịnh luật liên quan ñến tác ñộng của yếu tố sinh thái tới sinh vật:

ðịnh luật tối thiểu hay ñịnh luật Liebig: một số yếu tố sinh thái cần phải có mặt ở
mức tối thiểu ñể sinh vật có thể tồn tại. Ví dụ: năng suất cây có hạt cần một lượng tối thiểu
các nguyên tố vi lượng.

ðịnh luật giới hạn hay ñịnh luật Shelford: một số yếu tố sinh thái cần phải có mặt
với một giới hạn nhất ñịnh ñể sinh vật có thể tồn tại và phát triển trong ñó. Hay nói cách khác,
mỗi sinh vật có một giới hạn sinh thái ñặc trưng về mỗi yếu tố sinh thái. Các loài có giới hạn
sinh thái rộng thì phân bố rộng và ngược lại
- Mỗi một sinh vật có hai ñặc trưng: nơi ở (habitat) và tổ sinh thái (niche).
• Nơi ở là không gian cư trú của sinh vật hoặc là không gian mà ở ñó sinh vật thường hay
gặp.

• Tổ sinh thái là tất cả các yêu cầu về yếu tố sinh thái mà cá thể ñó cần ñể tồn tại và phát
triển, hoặc bảo ñảm cho một chức năng nào ñó (tổ sinh thái dinh dưỡng, tổ sinh thái
sinh sản, ).
2.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái vô sinh lên ñời sống của sinh vật
2.1.2.1. Nhiệt ñộ
- Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng mọi quá trình sinh lý, sinh thái, tập tính của sinh vật.
- Sự sống tồn tại trong giới hạn nhiệt ñộ hẹp (-200
0
C ñến +100
0
C), ña số loài sống trong
phạm vi từ 0 ñến 50
0
C, mỗi loài có một giới hạn chịu ñựng nhiệt ñộ nhất ñịnh.
- Liên quan ñến nhiệt ñộ môi trường bên ngoài, ñộng vật ñược chia thành hai nhóm:
• nhóm biến nhiệt → nhiệt ñộ cơ thể dao ñộng theo nhiệt ñộ bên ngoài (cá, bò sát)
• nhóm ñẳng nhiệt → nhiệt ñộ cơ thể cố ñịnh không phụ thuộc vào thay ñổi của nhiệt ñộ
bên ngoài (chim, thú ).
2.1.2.2. Nước và ñộ ẩm
- Trong cơ thể sinh vật, nước chiếm một tỷ lệ rất lớn, có sinh vật nước chiếm ñến hơn 90%
khối lượng cơ thể (sứa).
- Tầm quan trọng của nước: hòa tan các chất dinh dưỡng, môi trường xảy ra các phản ứng
sinh hóa, ñiều hòa nồng ñộ, chống nóng, là nguyên liệu quang hợp, Trên phạm vi lớn,
nước có ảnh hưởng ñến phân bố các loài.
- Liên quan ñến nước và ñộ ẩm trong không khí, sinh vật ñược chia thành các nhóm:
• Sinh vật sống ưa nước - ví dụ cá.
• Sinh vật ưa ñộ ẩm cao - ví du: ếch nhái, lau sậy
• Sinh vật ưa ẩm vừa - ví dụ ñại bộ phận ñộng vật và thực vật
• Sinh vật ưa ñộ ẩm thấp (hay ưa khô) - ví dụ sinh vật sống trong vùng sa mạc.
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008

5

ðộ ẩm không khí: ñặc trưng cho hàm lượng nước chứa trong không khí. Phân biệt:
- ñộ ẩm tuyệt ñối (g/m
3
hay g/kg) = khối lượng hơi nước trong một ñơn vị thể tích hay khối
lượng không khí
- ñộ ẩm tương ñối (%) = tỷ số khối lượng hơi nước thực tế có trong không khí và lượng hơi
nước bão hoà trong cùng ñiều kiện nhiệt ñộ và áp suất)
2.1.2.3. Ánh sáng
- Là yếu tố sinh thái quan trọng ñối với cả thực vật và ñộng vật:
• Thực vật → ánh sáng là nguồn năng lượng cho quá trình quang hợp
• ðộng vật → cường ñộ và thời gian chiếu sáng ảnh hưỏng ñến nhiều quá trình trao
ñối chất, sinh lý, hoạt ñộng sinh sản,
-
Do cường ñộ chiếu sáng khác nhau giữa ngày và ñêm, giữa các mùa trong năm ⇒ tính
chất chu kỳ ở các tập tính của sinh vật: chu kỳ ngày ñêm và chu kỳ mùa.

2.1.2.4. Các chất khí
- Khí quyển có thành phần tự nhiên ổn ñịnh:O
2
= 21 %, N
2
= 78 %, CO
2
= 0,03% (theo thể
tích), các khí trơ, H
2
, CH
4

, → các sinh vật sống ñược, cảm thấy không chịu ảnh hưởng
gì của không khí.
- Do hoạt ñộng của con người, ñưa vào nhiều khí thải ⇒ tăng nồng ñộ các khí nhà kính
(CO
2
, CH
4
, CFC, ), gây ra hiệu ứng nhà kính ⇒ Trái ñất nóng dần lên.
2.1.2.5. Các muối dinh dưỡng
- ðóng vai trò quan trọng trong cấu trúc cơ thể sinh vật, ñiều hoà các quá trình sinh hóa của
cơ thể. Khoảng 45 nguyên tố hóa học có trong thành phần của chất sống.
- Sinh vật ñòi hỏi một lượng muối cần và ñủ ñể phát triển, thiếu hay thừa các muối ấy ñều
có hại cho sinh vật.
- Trong các thủy vực nước ngọt và vùng ven biển, do nhận nhiều chất thải sinh hoạt và sản
xuất ⇒ hàm lượng nhiều loại muối dinh dưỡng tăng cao.
2.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái hữu sinh lên ñời sống sinh vật
Hai cá thể sống ở tự nhiên có thể có các kiểu quan hệ với nhau tùy theo mức ñộ lợi hại
khác nhau, gồm 8 nhóm chính như ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các mối quan hệ chính giữa sinh vật với sinh vật
Ký hiệu Ví dụ
TT Kiểu quan hệ ðặc trưng
Loài 1 Loài 2 Loài 1 Loài 2
1 Trung tính
(Neutralism)
Hai loài không gây ảnh hưởng
cho nhau
0 0 Khỉ
Hổ
Chồn
Bướm

2 Hãm sinh
(Amensalism)
Loài 1 gây ảnh hưởng lên loài
2, loài 1 không bị ảnh hưởng
0 - Tảo lam ðộng
vật nổi
3 Cạnh tranh
(Competition)
Hai loài gây ảnh hưởng lẫn
nhau
- - Lúa
Báo
Cỏ dại
Linh cẩu
4 Con mồi - Vật dữ
(Predation)
Con mồi bị vật dữ ăn thịt - + Chuột
Dê, nai
Mèo
Hổ, báo
5 Ký sinh
(Parasitism)
Vật chủ lớn, ít , bị hại; vật ký
sinh nhỏ, nhiều, có lợi
- + Gia cầm,
gia súc
Giun sán
6 Hội sinh
(Commensalism)
Loài sống hội sinh có lợi, loài

kia không có lợi chẳng có hại
+ 0 Cua, cá
bống
Giun

7 Tiền hợp tác
(Protocooperation)
Cả hai ñều có lợi, nhưng không
bắt buộc sống với nhau
+ + Sáo Trâu
8 Cộng sinh
(Mutualism)
Cả hai ñều có lợi, bắt buộc phải
sống với nhau
+ + San hô Tảo


Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
6

2.2. Quần thể và các ñặc trưng của quần thể
2.2.1. Khái niệm
Quần thể là tập hợp các cá thể của cùng một loài, sống chung trong một vùng lãnh thổ, có
khả năng sản sinh ra các thế hệ mới.
2.2.2. Các ñặc trưng chính của quần thể
2.2.2.1. Kích thước và mật ñộ quần thể
(1). Kích thước của quần thể
là số lượng (cá thể), khối lượng (g, kg ) hay năng lượng tuyệt
ñối (kcal, cal) của quần thể, phù hợp với nguồn sống và không gian mà quần thể chiếm cứ.
- Kích thước của quần thể trong một không gian và một thời gian nào ñó ñược ước lượng

theo công thức:
N
t
= N
0
+ (B - D) + (I - E) (2.1)
N
t
: số lượng cá thể ở thời ñiểm t
N
0
: số lượng cá thể của quần thể ban ñầu t
0

B: số lượng cá thể do quần thể sinh ra trong thời gian từ t
0
ñến t
D: số lượng cá thể của quần thể bị chết trong thời gian từ t
0
ñến t
I: số lượng cá thể nhập cư trong trong thời gian từ t
0
ñến t
E: số lượng cá thể di cư khỏi quần thể trong thời gian từ t
0
ñến t
(2). Mật ñộ quần thể:
số lượng cá thể (hay khối lượng, năng lượng) trên một ñơn vị diện tích
(hay thể tích) của môi trường mà quần thể sinh sống. Ví dụ: mật ñộ sâu 10 con/m
2

, mật ñộ tảo
0,5 mg/m
3

- Mật ñộ quần thể có ý nghĩa sinh học rất lớn, thể hiện tiềm năng sinh sản và sức tải của
môi trường.
2.2.2.2. Sự phân bố của các cá thể trong quần thể
- Các cá thể phân bố trong không gian theo 3 cách sau:

Phân bố ñều - khi môi trường ñồng nhất, tính lãnh thổ của các cá thể cao

Phân bố ngẫu nhiên - khi môi trường ñồng nhất, tính lãnh thổ của các cá thể không cao

Phân bố theo nhóm (phổ biến)- khi môi trường không ñồng nhất, cá thể có xu hướng
tập trung.
2.2.2.3. Thành phần tuổi và giới tính
-
Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỷ lệ giữa các nhóm tuổi trong quần thể. Cấu trúc tuổi
của các quần thể khác nhau của loài hay các loài khác nhau có thể phức tạp hay ñơn giản.
-
Trong sinh thái học, ñời sống cá thể ñược chia thành 3 giai ñoạn: trước sinh sản, ñang sinh
sản và sau sinh sản, do ñó trong quần thể hình thành nên 3 nhóm tuổi tương ứng. Khi
chồng các nhóm tuổi lên nhau ta ñược tháp tuổi. Qua hình dạng tháp, có thể ñánh giá ñược
xu thế phát triển số lượng của quần thể.









Quần thể ñang phát triển Quần thể ổn ñịnh Quần thể suy thoái
Hình 2.1. Tháp tuổi và ñặc ñiểm phát triển của quần thể
Trước sinh sản
ðang sinh sản
Sau
sinh sản

Sau sinh sản

ðang sinh sản
Trước sinh sản
Sau sinh sản

ðang sinh sản
Trước sinh sản
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
7

-
Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ số lượng giữa các cá thể ñực và các cá thể cái. Trong tự nhiên, tỷ lệ
này thường là 1:1. Tuy vậy, tỷ lệ thực tế có thể khác nhau ở từng loài và từng giai ñoạn
khác nhau, ñồng thời còn chịu sự chi phối của môi trường.
2.2.2.4. Sự tăng trưởng của quần thể
- Sự thay ñổi số lượng cá thể phụ thuộc vào các yếu tố: sinh, tử, nhập cư, di cư. ðể tính
toán sự tăng trưởng tự nhiên
của quần thể, người ta chỉ tính tỷ lệ sinh và tử, còn bỏ qua
các thành phần nhập cư và di cư.
- Ở ñiều kiện không giới hạn về thức ăn và không gian sống, sự tăng trưởng của quần thể

theo công thức (Verhulst, 1854):
dt
dN
= r×N (2.2)
- N là số lượng cá thể của quần thể ở thời ñiểm t, dN/dt là chỉ số gia tăng của cả quần thể →
dN/Ndt = r là chỉ số gia tăng theo cá thể hay hệ số sinh trưởng.
r = b – d (2.3)

b: tỷ lệ sinh của quần thể (số cá thể sinh ra trên một ñơn vị kích cỡ của quần thể sau
thời gian t); d: tỷ lệ tử của quần thể (số cá thể chết ñi trên một ñơn vị kích cỡ của quần thể sau
khoảng thời gian t).
r > 0 quần thể phát triển ñến vô cùng;
r = 0 quần thể ổn ñịnh;
r < 0 quần thể suy giảm số lượng ñến tuyệt chủng.

- Chuyển vế, lấy tích phân hai vế của phương trình (2.3) ta có:
tr
t
eNN
×
×=
0
(2.4)
ðây là phương trình có thể dự báo số lượng cá thể của quần thể ở thời ñiểm t nào ñó
so với ban ñầu (N
0
). Trong ñó e là cơ số logarit tự nhiên (e = 2,72).
ðường cong biểu diễn hàm số ñi lên không có giới hạn (Hình 2.2). ðó là ñường cong
lý thuyết, biểu thị
tiềm năng sinh trưởng

của quần thể. ðường cong này thay ñổi theo loài và
phụ thuộc vào hệ số sinh trưởng r của chúng.










Hình 2.2.
ðường cong tăng trưởng của quần thể trong ñiều kiện không giới hạn

Trên thực tế, sự tăng số lượng của quần thể luôn chịu sự chi phối bởi
sức tải của môi
trường
. Do vậy, số lượng của quần thể chỉ ñạt ñược giá trị tối ña mà môi trường cho phép.
Với giới hạn ñó, quần thể không thể tăng vô hạn mà tuân theo một qui luật mới, thể hiện dưới
dạng phương trình sau:
K
NK
Nr
dt
dN

××=
(2.5)
Trong ñó K: số lượng tối ña quần thể có thể ñạt ñược trong ñiều kiện môi trường nhất ñịnh

hay sức tải của môi trường.
N
N
t
t

thời gian

Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
8

ðường cong biểu diễn của (2.5) sẽ có hình chữ S (Hình 2.3.).










Hình 2.3.
ðường cong tăng trưởng quần thể trong ñiều kiện giới hạn.

2.2.2.5. Sự biến ñộng số lượng cá thể trong quần thể
- Số lượng cá thể của một quần thể thường không ổn ñịnh mà thay ñổi theo mùa, theo năm,
phụ thuộc vào những yếu tố nội tại của quần thể và các yếu tố môi trường. Có hai dạng:
o Biến ñộng số lượng cá thể theo chu kỳ (ngày-ñêm, mùa, năm,…)
o Biến ñộng số lượng cá thể không theo chu kỳ (thiên tai, ô nhiễm, xâm nhập ngoại lai,…)

2.3. Quần xã và các ñặc trưng của quần xã
2.3.1. Khái niệm
Quần xã sinh vật là tập hợp của các quần thể cùng sống trong một không gian nhất ñịnh
(sinh cảnh), ở ñó có xảy ra sự tương tác giữa các sinh vật với nhau.
2.3.2. Các ñặc trưng của quần xã
2.3.2.1. Cấu trúc thành phần loài và số lượng cá thể của từng loài
: ñặc trưng này xác ñịnh
tính ña dạng sinh học của quần xã.
- Sự ña dạng về loài trong quần xã có quan hệ ñến sự ổn ñịnh của hệ sinh thái. ðộ ña dạng
càng cao thì tính ổn ñịnh sẽ càng cao và ngược lại.
Tính ña dạng ñặc trưng bằng chỉ số ña dạng tính theo công thức Shannon:


Trong ñó:
H - chỉ số ña dạng
n - số loài trong quần xã
p
i
- tỷ số cá thể của loài i trên tổng số cá thể tất cả loài trong quần xã (p
i
= 0 ~ 1)
2.3.2.2. Cấu trúc về không gian:

Sự phân bố không gian của các sinh vật trong quần xã. Sự phân bố theo chiều ngang
và theo ñường thẳng ñứng xác ñịnh ñặc trưng của mỗi quần xã.
2.3.2.3. Cấu trúc về dinh dưỡng
- Về mặt dinh dưỡng, phân biệt:

Sinh vật tự dưỡng - sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể từ các chất vô
cơ có ở tự nhiên và năng lượng mặt trời.


Sinh vật dị dưỡng và sinh vật phân hủy - sinh vật phải sống nhờ vào chất hữu cơ của
sinh vật khác.
-
Trong quần xã, mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài hình thành nên
chuỗi thức ăn

mạng lưới thức ăn.

N

N
t

t

thời gian

K


=
−=
n
1i
ii
pln.pH
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
9




Chuỗi thức ăn: dãy các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Trong một chuỗi
thức ăn có 3 loại sinh vật:
+

Sinh vật sản xuất - chủ yếu là cây xanh.
+

Sinh vật tiêu thụ - chủ yếu là ñộng vật, có sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2,
+

Sinh vật phân hủy - các vi sinh vật, phân hủy các chất hữu cơ thành vô cơ
(Sinh vật sản xuất: sinh vật tự dưỡng, sinh vật tiêu thụ và phân hủy: sinh vật dị dưỡng).
Ví dụ: Sâu ăn lá cây → Chim sâu ăn sâu → Diều hâu ăn thịt chim → Vi khuẩn phân hủy thịt
diều hâu chết.



Mạng lưới thức ăn = tập hợp các chuỗi thức ăn trong quần xã.
-
Phân tích chuỗi thức ăn có thể thấy sinh khối của sinh vật sản xuất luôn luôn lớn hơn
nhiều so với sinh khối của sinh vật tiêu thụ bậc 1, và ñến lượt nó, sinh vật tiêu thụ bậc 1
lại lớn hơn nhiều so với sinh vật tiêu thụ bậc 2, Khi xếp chồng các bậc dinh dưỡng lên
nhau từ thấp ñến cao, ta ñược một tháp ñược gọi là tháp dinh dưỡng. Tháp dinh dưỡng có
thể là tháp sinh khối hay tháp năng lượng. Tháp sinh khối có thể cuyển ñổi thành tháp
năng lượng theo nguyên tắc ñốt cháy sinh khối sẽ thu ñược năng lượng.

2.4. Hệ sinh thái và các ñặc trưng
2.4.1. Khái niệm

-

Hệ sinh thái là một phức hợp thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường vật lý xung
quanh, trong ñó có sự tương tác giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với môi
trường thông qua chu trình vật chất và dòng năng lượng.
-

Ví dụ về hệ sinh thái: một cánh rừng, một cánh ñồng, một cái hồ,
-

Cấu trúc của hệ sinh thái bao gồm 4 thành phần:

Môi trường: chất vô cơ, chất hữu cơ, các yếu tố vật lý như nhiệt ñộ, ánh sáng,

Sinh vật sản xuất

Sinh vật tiêu thụ

Sinh vật phân hủy
-
Phân biệt: hệ sinh thái tự nhiên (vd. ao hồ) và hệ sinh thái nhân tạo (vd. bể nuôi cá).
2.4.2. ðặc trưng cơ bản của hệ sinh thái
2.4.2.1. Vòng tuần hoàn vật chất
-
Trong hệ sinh thái, vật chất ñi từ môi trường ngoài vào cơ thể các sinh vật, rồi từ sinh vật
này sang sinh vật kia theo chuỗi thức ăn, rồi lại từ các sinh vật phân hủy thành các chất vô
cơ ñi ra môi trường (còn gọi là
vòng tuần hoàn sinh-ñịa-hoá).
-
Có nhiều chu trình ñã ñược xây

dựng: chu trình nước, carbon, nitơ,
phospho,…Ví dụ chu trình carbon
hữu cơ tự nhiên ở hình 2.4. Con
người ñã can thiệp vào chu trình
carbon tự nhiên thông qua 2 cách
chính: ñốt các nhiên liệu (than, dầu
mỏ, củi, gỗ) và phá rừng, một con
ñường làm tăng lượng CO
2
thải
vào khí quyển và một con ñường
làm giảm “bể” hấp thụ CO
2
.

Hình 2.4
. Sơ ñồ chu trình carbon hữu cơ
2.4.2.2. Dòng năng lượng
Glucid
(thực vật xanh)

ðộng vật ăn cỏ

ðộng vật ăn thịt bậc

1


ðộng vật ăn thịt bậc


cao


Sinh vật phân huỷ
Xác
chết
ñộng
thực
vật
Hô hấp

CO
2

Khí quyển

Quang hợp


Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
10

-

Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái từ bức xạ Mặt trời. Năng lượng này khi
ñến ñược Trái ñất chỉ có khoảng 50% ñi vào hệ sinh thái, số còn lại chuyển thành nhiệt
năng (phản xạ).
-

Sinh vật sản xuất (thực vật) chỉ sử dụng 1% tổng năng lượng tiếp nhận này ñể chuyển

sang dạng hóa năng dự trữ dưới dạng chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp:
6 CO
2
+ 6 H
2
O C
6
H
12
O
6
+ 6 O
2


-

Tiếp tục, cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng (SV sản xuất → SV tiêu thụ 1→ SV tiêu thụ 2 →…)
chỉ 10% năng lượng ñược tích lũy và chuyển cho bậc tiếp theo; 90% thất thoát dưới dạng
nhiệt. Như vậy, theo chuỗi thức ăn, càng lên cao năng lượng tích lũy càng giảm (hệ số
0,1) (Hình 2.5).
-

Khi ñộng vật và thực vật chết, phần năng lượng dưới dạng chất hữu cơ ở cơ thể chúng
ñược vi sinh vật phân hủy sử dụng và 90% thất thoát dạng nhiệt.

Như vậy, tổng năng lượng Mặt trời cung cấp cho thực vật quang hợp hầu như thoát vào
môi trường dưới dạng nhiệt

dòng năng lượng trong hệ sinh thái không tuần hoàn.


Hình 2.5.
Sơ ñồ dòng năng lượng hệ sinh thái ñồng cỏ (E.U = ñơn vị năng lượng)

2.4.2.3. Sự tiến hóa của hệ sinh thái
-

Theo thời gian, hệ sinh thái có quá trình phát sinh và phát triển ñể ñạt ñược trạng thái ổn
ñịnh lâu dài – tức trạng thái ñỉnh cực (climax). Quá trình này gọi là sự diễn thế sinh thái.
Nếu không có những tác ñộng ngẫu nhiên thì diễn thế sinh thái là một quá trình ñịnh
hướng, có thể dự báo ñược.
-

Thường phân biệt các dạng diễn thế sau:


diễn thế sơ cấp (hay nguyên sinh) – từ một môi trường trống


diễn thế thứ cấp - ở môi trường ñã có sẵn một quần xã nhất ñịnh


diễn thế phân hủy – môi trường biến ñổi theo hướng bị phân hủy dần dần.
2.4.2.4. Cân bằng sinh thái
-

Cân bằng sinh thái là một trạng thái mà ở ñó số lượng cá thể của các quần thể ở trạng thái
ổn ñịnh, hướng tới sự thích nghi cao nhất với ñiều kiện môi trường. Ví dụ: Ở một ñiều
kiện thuận lợi nào ñó, sâu bọ phát triển mạnh làm số lượng chim sâu cũng tăng theo. Khi
số lượng chim sâu tăng quá nhiều thì số lượng sâu bọ bị giảm ñi nhanh chóng.

-

Các hệ sinh thái tự nhiên ñều có khả năng tự ñiều chỉnh ñể ñạt trạng thái cân bằng. Cân
bằng sinh thái ñược thiết lập sau khi có tác ñộng bên ngoài là cân bằng mới, khác với cân
bằng ban ñầu.
-

Có hai cơ chế chính ñể hệ sinh thái thực hiện sự tự ñiều chỉnh:
+

ðiều chỉnh ña dạng sinh học của quần xã (số loài, số cá thể trong các quần thể)
+

ðiều chỉnh các quá trình trong chu trình-ñịa-hóa giữa các quần xã.
Bức xạ mặt trời
Diệp lục

Mặt
Trời



Năng lượng
Mặt Trời
(100.000 E.U)
Thực vật chỉ
dùng 1%
ñể quang hợp
(1.000 E.U)
ðộng vật ăn cỏ tiêu thụ

10% thực vật tích lũy ñược
(100 E.U)
ðộng vật ăn thịt tiêu thụ 10
%
ñộng vật ăn cỏ tích lũy ñược
(10 E.U)
1%

10%

10%

90% dạ
ng
nhiệt
90% dạ
ng
nhiệt
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
11

-

Tuy nhiên mỗi hệ sinh thái chỉ có khả năng tự thiết lập cân bằng trong một phạm vi nhất
ñịnh của tác ñộng. Khi cường ñộ tác ñộng quá lớn, vượt ra ngoài giới hạn, hệ sinh thái sẽ
bị mất cân bằng, dẫn ñến biến ñổi, suy thoái, thậm chí hủy diệt.
-

Ví dụ: các con sông, ao hồ tự nhiên khi nhận những lượng nước thải trong phạm vi nhất
ñịnh có khả năng phân hủy chất thải ñể phục hồi lại trạng thái chất lượng nước - gọi là quá

trình tự làm sạch. Nhưng khi các nguồn thải quá nhiều, khả năng tự ñiều chỉnh không còn,
nước sông, hồ sẽ bị ô nhiễm.
-

Hệ sinh thái có tính ña dạng sinh học càng cao thì khả năng tự thiết lập cân bằng càng lớn.
2.4.2.5. Những tác ñộng của con người lên cân bằng các hệ sinh thái tự nhiên
Con người tác ñộng vào cân bằng sinh thái thông qua các hoạt ñộng sống và phát
triển:

Săn bắn và ñánh bắt quá mức; săn bắt các loài ñộng vật quý hiếm làm suy giảm nhanh số
lượng cá thể một số loài nhất ñịnh;

Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, lấy ñất canh tác và xây dựng công trình (ñô thị, khu công
nghiệm) làm mất nơi cư trú của ñộng thực vật.

ðưa vào môi trường tự nhiên quá nhiều các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất; dẫn ñến phá
vỡ cân bằng các hệ sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: phát thải nhiều
CO
2
→ hiệu ứng nhà kính → ấm lên toàn cầu → nước biển dâng → biến mất các hệ sinh
thái rừng ngập mặn.

Trong sản xuất công nghiệp, ñưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà
sinh vật không có khả năng phân huỷ (ví dụ dioxin); trong nông nghiệp, lai tạo và ñưa vào
tự nhiên các loài sinh vật mới làm thay ñổi cân bằng sinh thái tự nhiên.

Các hoạt ñộng phát triển cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng ngăn cản các chu trình tuần
hoàn tự nhiên. Ví dụ: ñắp ñập, xây nhà máy thuỷ ñiện, phá rừng ñầu nguồn, làm ngăn
cản chu trình nước. ….





















Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
12

Chương 3.

DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG

3.1. Các thông số cơ bản của dân số học
3.1.1. Tỷ lệ sinh
: là số trẻ sinh ra trên 1000 người dân trong 1 năm. Số trẻ thì tính cho cả năm,
còn dân số thì lấy số liệu vào giữa năm .

3.1.2. Tỷ lệ tử:
là số người chết tính trên 1000 người dân trong 1 năm.
3.1.3. Tỷ lệ tăng dân số:
là hiệu số giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử (r = b - d).
-

Các tỷ lệ sinh tử như ñã nói ở trên ñược gọi là tỷ lệ sinh tử thô, do nó không thông tin gì về sự
khác nhau giữa các nhóm tuổi. Do vậy, các nhà dân số học ñưa thêm một số chỉ số nữa:
+

Tỷ lệ sinh sản chung GFR: số lượng trẻ ñược sinh ra của 1.000 phụ nữ ở ñộ tuổi từ 15 - 44,
tức là nhóm tuổi sinh ñẻ của nữ giới.
+

Tỷ lệ sinh sản nguyên NRR: số con gái do một phụ nữ (hay nhóm phụ nữ) sinh ra trong
suốt cuộc ñời mình. Nếu NRR > 1 thì dân số ấy ñang tăng, và ngược lại nếu NRR <1 thì
dân số ấy ñang giảm. Còn khi NRR = 1 thì dân số ấy ñứng yên.
+

Tỷ lệ sinh sản tổng cộng TFR: số con sinh ra tính cho một cặp vợ chồng.
3.2. Thành phần tuổi và tháp tuổi
-

Cấu trúc dân số thể hiện qua thành phần tuổi và tỷ lệ giới tính, thường ñược biểu diễn bằng
tháp tuổi (hay tháp dân số).
-

Trên tháp dân số:
+


Nhóm tuổi ≤ 15 - dưới tuổi lao ñộng và sinh ñẻ
+

Nhóm tuổi 15 ~ 64 - tuổi lao ñộng và sinh ñẻ của dân số
+

Nhóm tuổi ≥ 65 - tuổi già không lao ñộng, phụ thuộc vào xã hội.
Các nước có số dân ≤15 tuổi chiếm tỷ lệ lớn → dấu hiệu bùng nổ dân số trong tương lai
gần.
-

Hình dạng tháp tuổi thể hiện cấu trúc tuổi của dân số; ví dụ, tháp nhọn dần chứng tỏ dân số
trẻ.
3.3. Sự phân bố và sự di chuyển dân cư
-

Dân cư phân bố không ñều trên Trái ñất, hơn nữa sự phân bố cũng thay ñổi theo thời
gian do sự di cư và thay ñổi tỷ lệ tăng dân số.
-

ðặc trưng cho sự phân bố dân cư là mật ñộ dân số: số dân/ñơn vị diện tích (thường là
1km
2
).
-

ðặc trưng của loài người Homo sapiens là sự di cư. Từ một nguồn gốc lúc ñầu ở Châu
Phi, các nhóm người ñã toả ñi chiếm cứ tất cả các vùng ñất của hành tinh.
-


Có 2 phương thức di chuyển dân cư chủ yếu:

(1). Từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác,
do các nguyên nhân:
+

sức ép dân số quá lớn (thừa dân số, thiếu tài nguyên)
+

chênh lệch giữa các quốc gia về trình ñộ phát triển công nghệ và kinh tế
(2). Di cư nông thôn-thành thị,
do các nguyên nhân:

+

nhu cầu lao ñộng bổ sung từ nông thôn (ở các nước phát triển)
+

dân số ở nông thôn quá thừa và ñời sống khó khăn (ở các nước chậm phát triển)
3.4. Lịch sử gia tăng dân số thế giới

-

Số liệu thống kê dân số mới có ñược từ 1650. Từ mật ñộ dân của các bộ lạc nguyên thuỷ
còn sống ñến ngày nay, có thể ước tính vào năm 8000 trước công nguyên, dân số thế giới
chỉ khoảng 5 triệu người. Biến ñộng dân số thế giới ở những mốc tăng gấp ñôi như trong
Bảng 3.1.
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
13


Bảng 3.1
. Thời gian tăng gấp ñôi dân số thế giới
Mốc thời gian Dân số thế giới Thời gian tăng gấp ñôi (năm)
8000 trước Công nguyên (CN) ~5 triệu
ðầu CN 200-300 triệu
1650 sau CN ~500 triệu
1850 sau CN 1 tỷ
1930 sau CN 2 tỷ
1975 sau CN 4 tỷ
Như vậy không chỉ là dân số tăng mà cả khoảng thời gian ñể dân số tăng gấp ñôi cũng
ngày càng ngắn lại.
3.4.1. Giai ñoạn từ khởi thuỷ ñến cuộc cách mạng nông nghiệp (7000-5500 trước CN)
Tổ tiên loài người xuất hiện vài triệu năm trước ñây ước tính khoảng 125.000 người và
tập trung sống ở Châu Phi ngày nay. Ngay từ khi ấy, tổ tiên của chúng ta ñã có một nền văn
hoá “sáng tạo” ñược gọi là “cách mạng văn hóa” thời nguyên thuỷ, truyền từ ñời trước ñến
ñời sau.
Sự tiến hoá về văn hoá ñã có một số tác ñộng tới sự gia tăng dân số. Dân số thời kỳ
này có tỷ lệ sinh khoảng 4-5 %. Tiến bộ về văn hoá làm giảm nhiều tỷ lệ tử. Tỷ lệ tử dưới
mức tỷ lệ sinh một chút và tỷ lệ tăng dân số thời kỳ này ñược tính là 0,0004%.
3.4.2. Giai ñoạn cách mạng nông nghiệp (từ năm 7000-5500 trước CN ñến năm 1650)
Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy canh nông ñã xuất hiện vào khoảng 7000 - 5500 năm
trước Công nguyên ở vùng Trung ðông tức là Iran, Irắc ngày nay. ðây thực sự là bước ngoặt
quyết ñịnh ñến lịch sử tiến hoá của nhân loại. Kết quả của nó là tỷ lệ sinh tăng lên trong khi tỷ lệ
tử giảm ñi. Lập luận có lý ở ñây là do tự túc ñược lương thực, thực phẩm, nguồn dinh dưỡng
phong phú hơn, tỷ lệ sinh tăng sau ñó là việc sản xuất ñược lương thực tại chỗ ñã cho phép con
người ñịnh cư tại một nơi. Con người ñã có dự trữ thức ăn vào kho ñể dùng lâu dài. Sản xuất nông
nghiệp phát triển, nhà nông có khả năng nuôi sống không chỉ gia ñình mình. Các thành viên của
cộng ñồng chuyển sang các hoạt ñộng khác. Mức sống ñược cải thiện ñã thúc ñẩy gia tăng dân số.
Tuổi thọ của con người ở giai ñoạn này cao hơn so với giai ñoạn trước.
3.4.3. Sự gia tăng dân số vào giai ñoạn tiền công nghiệp (1650 - 1850)

Giữa thế kỷ XVII là một giai ñoạn ổn ñịnh và hòa bình sau chế ñộ kinh tế phong kiến.
Cùng với cuộc cách mạng nông nghiệp ở Châu Âu thì cuộc cách mạng thương mại cũng ñang
trở thành ñộng lực chính. Nó ñã phát triển nhanh chóng ở thế kỷ XVIII. Giá nông sản tăng và
nhu cầu cung cấp cho các thành phố tăng ñã làm cho nông nghiệp càng phát triển. Hàng loạt
cây, con, nuôi trồng ñã xuất hiện. Trồng trọt và chăn nuôi ñã phát triển, nạn ñói bị ñẩy lùi, dịch
bệnh ít xảy ra. Kết quả là dân số trên thế giới trước hết là Châu Âu tăng vọt.
3.4.4. Sự chuyển tiếp dân số
Sự chuyển tiếp dân số là quá trình chuyển ñổi dân số của một số quốc gia từ việc có tỷ lệ
sinh và tỷ lệ tử cao sang tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử thấp. Nhìn chung, quá trình chuyển tiếp dân số
bao gồm 3 giai ñoạn:
Giai ñoạn 1: Trong thời kỳ ñầu của cuộc cách mạng công nghiệp, các quốc gia phương
Tây có tỷ lệ sinh và tử cao. Tỷ lệ sinh cao do nhu cầu ñông con ñể lao ñộng trong các nông
trại, còn tỷ lệ tử cao do bệnh tật và thiếu vệ sinh. Do tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ tử cũng cao nên
dân số tương ñối ổn ñịnh và sự gia tăng dân số trong giai ñoạn này tương ñối chậm. Thỉnh
thoảng có một vài bệnh dịch làm gia tăng tỷ lệ tử trong một vài năm.
Giai ñoạn 2: vào giữa thế kỷ 18, tỷ lệ tử ở các nước Châu Âu giảm xuống thấp chủ yếu
nhờ vào việc cải thiện ñiều kiện sinh hoạt do cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra. Tuy nhiên
1600
45
200
80
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
14

tỷ lệ sinh vẫn còn cao, ñiều ñó làm cho dân số ở Châu Âu tăng vọt trong thời gian này. Sau
ñó, nhờ có công nghiệp hoá, ñiều kiện sống ñược cải thiện thì yêu cầu ñông con cái ñể lao
ñộng không còn ý nghĩa nữa và khuynh hướng thích sống ñộc thân tăng lên. Thêm vào ñó,
giáo dục ñược nâng cao, kế hoạch hoá gia ñình ñược thực hiện tốt hơn ñã làm cho tỷ lệ sinh
giảm xuống ở các nước phát triển trong suốt thế kỷ 20. Dân số trong giai ñoạn này vẫn còn
tăng nhưng ñã bắt ñầu có xu hướng hạ xuống.

Giai ñoạn 3: Vào cuối thế kỷ 20, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử ở các nước phát triển ñều ở mức
thấp, tuy nhiên tỷ lệ sinh có cao hơn tỷ lệ tử một ít (ví dụ như ở Mỹ là 14/9) hay ở một số
nước khác tỷ lệ sinh thấp hơn tỷ lệ tử (ví dụ như ở ðức là 9/11). Sự di dân từ các nước kém
phát triển vào các nước phát triển trong giai ñoạn này ñã góp phần vào việc gia tăng dân số
ñối với các nước phát triển.
3.4.5. Sự gia tăng dân số thế giới ở thế kỷ XX và hiện nay
Quá trình chuyển tiếp dân số trên ñây ở các nước phương Tây còn tiếp diễn sang cả ở
thế kỷ XX. Mặc dù có tỷ lệ sinh giảm và có một số lượng lớn dân di cư sang Châu Mỹ nhưng
nhiều nước Châu Âu vẫn có dân số tăng ñáng kể.
Tỷ lệ tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới là khoảng 0,8%. Từ năm 1850 -
1950 dân số thế giới tăng từ 1 tỷ lên 2,5 tỷ người.
Sang thế kỷ XX, khuynh hướng trên thay ñổi dần. ðến những năm 1930 ở một vài nước
Châu Âu tỷ lệ sinh giảm xuống nhanh hơn tỷ lệ tử và làm cho sự gia tăng dân số chững lại.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ñiều kiện sinh sống ñược cải thiện nhiều, tỷ lệ sinh tăng cao
hơn tỷ lệ tử ñể bù ñắp lại những tổn thất về người trong chiến tranh, tình trạng này kéo dài
ñến những năm 1960. Sau những năm 1940 -1950 do ñẩy lùi ñược dịch bệnh nên tỷ lệ tử giảm
ñáng kể.
Từ những năm 1940, dân số thế giới bước vào giai ñoạn mới: chuyển tỷ lệ sinh và tử
cao sang tỷ lệ sinh cao còn tỷ lệ tử thấp. Ta có giai ñoạn bùng nổ dân số. Nếu quãng thời gian
1940 -1950 tỷ lệ tăng dân số hàng năm của thế giới là 0,9% thì từ năm 1950 -1960 con số này
là 1,8% và từ những năm 1960 ñến nay tỷ lệ tăng dân số hàng năm dao ñộng trong khoảng 1,7%
ñến 2,1%.
Dân số thế giới khoảng 6,446 tỷ người (2005) với tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,14%.
Trong số 237 nước ñược thống kê, thì các nước ñang phát triển có chiếm một tỷ lệ dân số
ñáng kể. Dự kiến từ nay ñến năm 2030 dân số thế giới sẽ tăng thêm 3,6 tỷ người, trong ñó
96% thuộc về các nước ñang phát triển, với tỷ lệ tăng dân số là 2,1%. Châu Phi tăng nhanh
nhất, dự kiến sẽ gấp ñôi trong vòng 23 năm, Châu Mỹ La tinh là 30 năm và Châu Á là 35
năm.
3.5. Dân số Việt Nam


3.5.1. Dân số và tỷ lệ tăng dân số
-

ðầu CN nước ta có khoảng 1 triệu người, thời Gia Long - 5 triệu, thời Tự ðức - 8 triệu,
năm 1943 -21 triệu, năm 1975 – 47,6 triệu.
-

Dân số Việt Nam năm 2005 là 83,12 triệu người (Nguồn: Tổng cục Thống kê,
Theo số liệu từ www.prb.org thì năm 2005, Việt Nam là nước
ñông dân thứ 3 ở ðông Nam Á sau Indonesia và Philippines (Indonesia: 221,9 triệu;
Philippine 84.8 triệu, Việt Nam: 83,3 triệu).
-

Tỷ lệ tăng dân số
+

Trước 1945, tỷ lệ sinh và tử ở Việt Nam ñều cao (5~6% và 4~5%)
+

Thời kỳ 1945-1974: dù có chiến tranh nhưng tỷ lệ sinh vẫn cao, dân số vẫn tăng (tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên ở miền Bắc: 2,8~3,4%, miền Nam: ~3,0%)
+

Từ 1979 - nay: tỷ lệ tăng dân số có chiều hướng giảm, ví dụ: thời kỳ 1979-1989 là
2,1%/năm, thời kỳ 1989 -1999 là 1,8%/năm (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường
Việt Nam 1999)
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
15

Quy mô dân số cả nước năm 2006 ước tính 84,11 triệu người, tăng 1,21% so với dân số năm 2005 (năm

2005 tăng 1,31%), trong ñó dân số nam 41,33 triệu, nữ 42,78 triệu. Dân số thành thị 22,82 triệu người,
tăng nhanh do tốc ñộ ñô thị hoá những năm gần ñây và chiếm 27,1% số dân năm 2006; dân số nông thôn
61,29 triệu người.
Theo ñiều tra biến ñộng dân số, kế hoạch hoá gia ñình 1/4/2006, mức sinh ñã giảm mạnh trong vòng một
năm trước thời ñiểm ñiều tra (tính từ 1/4/2005 ñến 31/3/2006) và ñã ñạt mức bình quân một phụ nữ sinh
2,1 con. Tỷ suất sinh thô chỉ còn 17,4%0 là mức thấp nhất từ trước ñến nay. Tỷ suất chết thô là 5,3
phần nghìn, có giao ñộng trong các vùng ñịa lý kinh tế và theo cơ cấu dân số theo ñộ tuổi.
(Nguồn: Tổng cục thống kê,

3.5.2. Cấu trúc dân số
-

Việt Nam là nước có cấu trúc dân số trẻ, có thể thấy ñiều ñó qua các tháp dân số năm
1999 và 2004 (hình 3.1). Tuy nhiên, dân số nước ta ñã bắt ñầu có xu hướng lão hoá với tỷ
trọng người già ngày càng tăng.
-

Tỷ lệ giới tính có sự thay ñổi giữa các tỉnh, các vùng do ảnh hưởng của di dân và do hậu
quả của chiến tranh.
Hình 3.1.
Tháp dân số Việt Nam năm 1999 và 2005 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)


3.5.3. Phân bố dân cư
-

Dân số Việt Nam tập trung chủ yếu vào các tỉnh, thành phố ñồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ
và duyên hải miền Trung (chiếm 75% cả nước năm 1989; 78% năm 2005)
-


Mật ñộ dân số Việt Nam thuộc loại cao trên thế giới (năm 1999 là 230,6 người/km
2
, gấp
5,7 lần mật ñộ trung bình thế giới; năm 2005 là 252 người/km
2
, cao gấp gần 6 lần).
-

Mật ñộ dân số không ñều giữa các khu vực, ví dụ ñồng bằng sông Hồng: 1218 người/km
2
,
ðông Bắc: 147 người/km
2
, Tây Bắc: 69 người/km2, Tây Nguyên: 87 người/km
2
, ðông
Nam Bộ: 387 người/km
2
, ðồng Bằng sông Cửu Long: 435 người/km
2
(Số liệu 2005,
Nguồn: Tổng cục Thống kê,
Sự khác biệt lớn của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường giữa các vùng ñã ảnh hưởng rõ nét tới phân bố dân cư
và kinh tế ở Việt Nam.
3.5.4. Chiến lược dân số quốc gia
-

Mặc dù mức sinh giảm nhanh, nhưng qui mô dân số Việt Nam ngày một lớn do dân số
tăng thêm trung bình mỗi năm còn ở mức cao. Từ nay ñến năm 2010, trung bình mỗi năm

dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu người. Vấn ñề dân số bao gồm cả qui mô, cơ
cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, là những thách thức lớn ñối với sự phát triển
bền vững ñất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân cả hiện tại và trong tương
lai.
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
16

-

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai ñoạn 2001 - 2010, Chiến lược
dân số Việt Nam 2001 - 2010 là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là
nền tảng quan trọng trong trong chiến lược phát triển con người của ðảng và nhà nước.
Chiến lược này tập trung giải quyết các nhiệm vụ vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài
thuộc lĩnh vực dân số gắn với phát triển trên cơ sở những ưu tiên phát triển của ñất nước
trong thập kỷ ñầu của thế kỷ 21 và ñịnh hướng của hội nghị quốc tế về Dân số và Phát
triển 1994. Thực hiện tốt các mục tiêu của chiến lược dân số là trực tiếp góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ñể phục vụ tiến trình
công nghiệp hoá và hiện ñại hoá ñất nước.
-

Căn cứ vào bối cảnh kinh tế - xã hội, những thách thức của vấn ñề dân số ñối với sự phát
triển bền vững và ñịnh hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010, Chiến
lược dân số 2001 - 2010 sẽ tập trung giải quyết các vấn ñề sau:
+

Tiếp tục giảm sức ép của sự gia tăng dân số nhằm sớm ổn ñịnh qui mô dân số ở mức
hợp lý
+

Giải quyết ñồng bộ, từng bước và có trọng ñiểm từng yếu tố của chất lượng, cơ cấu dân

số và phân bố dân cư ñể nguồn nhân lực thực sự trở thành thế mạnh và tài sản vô giá của
ñất nước cho cả hiện tại và mai sau.
+

Xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, lồng ghép yếu tố dân số trong
việc hoạch ñịnh chính sách và lập kế hoạch.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010
là "Thực hiện gia ñình ít
con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn ñịnh qui mô dân số ở mức hợp lý ñể có cuộc sống ấm no hạnh
phúc, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ñáp ứng nhu
cầu công nghiệp hoá, hiện ñại hoá góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững ñất nước".

3.6. Mối quan hệ giữa dân số-tài nguyên và môi trường
3.6.1. Tác ñộng môi trường của sự gia tăng dân số
-

Tác ñộng môi trường của sự gia tăng dân số có thể lượng hóa bằng công thức:
I = C
×
P
×
E
Trong ñó:
I (Intensity) = cường ñộ tác ñộng ñến môi trường
C (Consumption) = yếu tố liên quan mức tiêu thụ tài nguyên cho một ñầu người
P (Population) = yếu tố gia tăng dân số
E (Effects) = yếu tố liên quan hậu quả môi trường do tiêu thụ một ñơn vị tài nguyên
Ví dụ: sau 20 năm, dân số của một nước tăng gấp 1,2 lần; mức tiêu thụ tài nguyên ñầu
người tăng 1,5 lần; tác ñộng môi trường khi tiêu thụ 1 ñơn vị tài nguyên tăng 2 lần ⇒ cường
ñộ tác ñộng ñến môi trường

tăng lên 3,6 lần vì: I = 1,2P
0

x
1,5C
0

x
2E
0
= 3,6I
0

-

Tác ñộng của sự gia tăng dân số ñến môi trường biểu hiện ở các khía cạnh liên quan ñến
các chức năng của môi trường:

Tạo ra sức ép lớn về không gian sống cho con người (giảm dần diện tích ñất/người);

Tạo ra sức ép lớn lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường Trái ñất do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên;

Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự
nhiên trong các khu vực ñô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp;

Làm suy giảm khả năng của môi trường trong hạn chế thiên tai, sự cố; thậm chí gia
tăng nguy cơ tai biến tự nhiên;

Ngoài ra, sự gia tăng dân số ñô thị và hình thành các thành phố lớn, các siêu ñô thị,

làm cho môi trường cục bộ ở các khu vực này bị suy thoái nghiêm trọng. Các vấn ñề
xã hội trong ñô thị ngày càng khó khăn.
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
17

3.6.2. Quan hệ giữa dân số và tài nguyên
-

Dân số và tài nguyên ñất ñai: Hàng năm trên thế giới có gần 70.000 km
2
ñất canh tác bị
hoang mạc hóa do sự gia tăng dân số. Hoang mạc hóa ñang ñe dọa gần 1/3 diện tích Trái
ñất, ảnh hưởng ñến cuộc sống của ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn ñất canh tác
bị nhiễm mặn và không còn khả năng trồng trọt do tác ñộng gián tiếp của con người.
-

Dân số và tài nguyên rừng: Dân số gia tăng dẫn ñến thu hẹp diện tích rừng do các nhu
cầu: khai thác gỗ phục vụ xây dựng và sinh hoạt, phá rừng làm rẫy, mở ñường giao thông,
nuôi trồng thủy sản, Ước tính 80% nguyên nhân suy giảm rừng nhiệt ñới trên thế giới là
do gia tăng dân số. Ở Việt Nam, tính trung bình từ 1975 ñến 2003, diện tích rừng giảm ñi
2,5% ứng với mức tăng dân số 1%.
-

Dân số và tài nguyên nước: Tác ñộng chính của việc gia tăng dân số ñối với tài nguyên
nước như sau:
+ làm giảm diện tích mặt nước (ao, hồ, sông ngòi,…)
+ làm ô nhiễm các nguồn nước do chất thải sinh hoạt, sản xuất công - nông nghiệp,…
+ làm thay ñổi chế ñộ thủy văn dòng chảy sông suối.
Chương trình nghiên cứu về nước của UNESCO chỉ rõ ra rằng, năm 1985 các nguồn
nước sạch trên Trái ñất trên ñầu người còn dồi dào với trên 33.000 m

3
/người/năm, nhưng hiện
nay ñã giảm xuống chỉ còn 8.500 m
3
/người/năm.
-

Dân số và khí quyển: việc tăng dân số ở các nước phát triển và ñang phát triển chịu gần
2/3 trách nhiệm trong việc gia tăng lượng CO
2
.
ðọc thêm: Ảnh hưởng của dân số với môi trường.
/>
3.7. Các học thuyết, chính sách và chương trình dân số
3.7.1. Các học thuyết về dân số
-

Học thuyết Mantuyt về dân số: dân số tăng theo cấp số nhân, nhưng lương thực thực
phẩm, phương tiện sinh hoạt tăng theo cấp số cộng dẫn ñến nghèo ñói, khai phá quá mức
tài nguyên thiên nhiên, phá hoại môi trường, Do vậy thiên tai và chiến tranh dịch bệnh
có thể hạn chế dân số.
-

Học thuyết Mác-Lê: Căn cứ vào ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mỗi quốc gia có trách
nhiệm xác ñịnh số dân tối ưu ñể ñảm bảo sự hưng thịnh của ñất nước và nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân.
3.7.2. Các chính sách và chương trình dân số
378.2.1. Chính sách dân số
-


Là toàn bộ mục tiêu và ñịnh hướng nhằm thay ñổi tỷ lệ tăng trưởng dân số của một nước.
-

Chính sách dân số ñược phân ra thành 3 nhóm chính:

Chính sách duy trì dân số ổn ñịnh ở các nước phát triển: ðan Mạch, Thuỵ ðiển,

Chính sách hạn chế gia tăng dân số ở các nước ñang phát triển như Trung Quốc, Việt
Nam, Ấn ðộ,

Chính sách gia tăng dân số ở các nước ñã và ñang phát triển: Malaysia, ðức,
3.7.2.2. Chương trình dân số
-

Là hoạt ñộng ñưa ra ñể thực hiên các nội dung của chính sách dân số trong một nước.
-

Ví dụ: Nội dung Kế hoạch hoá gia ñình ở Việt Nam năm 1993 trong Nð 04-NQ/HNTW:
+

Tuyên truyền, vận ñộng và giáo dục nhân dân về dân số, khuyến khích chấp nhận quy
mô gia ñình nhỏ.
+

Hướng dẫn mỗi gia ñình có từ 1 - 2 con, sinh cách nhau 3 - 5 năm.

Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
18

CHƯƠNG 4.

CÁC NHU CẦU VÀ HOẠT ðỘNG THỎA MÃN NHU CẦU CỦA CON
NGƯỜI


4.1. Nhu cầu lương thực và thực phẩm
4.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của con người
-
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống của con người gồm 5 nhóm: glucid (ñường,
tinh bột), lipid (chất béo), protein (ñạm), các chất khoáng và các vitamin.
-
ðể bảo ñảm nhu cầu dinh dưỡng, lượng lương thực, thực phẩm và khẩu phần ăn hằng
ngày có ý nghĩa quyết ñịnh. Nhu cầu lương thực-thực phẩm cho một người, thường ñược
qui về số kcal cần trong một ngày ñêm. Trung bình nam giới cần 3.000 kcal/ngày, nữ giới
cần khoảng 2.200 kcal/ngày.
-
Khi khẩu phần ăn thường xuyên thiếu về chất và lượng sẽ dẫn ñến tình trạng suy dinh
dưỡng; ngược lại, ăn quá nhiều hay thức ăn nhiều thành phần giàu năng lượng sẽ dẫn ñến
bội dinh dưỡng (béo phì).
-
Tình hình dinh dưỡng ở các nước nghèo ñược nêu ở bảng 4.1.
Bảng 4.1
. Nhu cầu calori và sự thiếu dinh dưỡng ở các nước nghèo

Vùng
Mức calori
(kcal/người)
Tổng dân số
(triệu người)
Dân số suy dinh
dưỡng (triệu người)

% tổng số

Châu Phi cận Sahara 2.100 500 220 43
Nam Á 2.500 1.160 260 22
Bắc Phi/Cận ñông 3.000 310 40 12
ðông và ðông Nam Á 2.500 1.680 270 16
Châu Mỹ La Tinh 2.700 430 60 15
Tổng (ở các nước nghèo) 2.500 4.200 840 20
(Nguồn: Lê Văn Khoa, 2002)
4.1.2. Lương thực và thực phẩm chủ yếu của con người
-
Con người ñã sử dụng khoảng 3.000 loài thực vật ñể làm lương thực và tối thiểu cũng có
tới 150 loài thực vật và 20 loài ñộng vật ñã trở thành hàng hoá.
4.1.2.1. Cây lương thực chủ yếu
-
Có 3 loại cây lương thực chủ yếu của con người:
o
Lúa: là cây lương thực quan trọng hơn cả, ñã thích ứng với các ñiều kiện khí hậu sinh
thái rất khác nhau: nhiệt ñới, ôn ñới, vùng cao, khô, vùng thấp, trũng,
o
Lúa mì: ñứng hàng thứ hai sau lúa về cây lương thực chủ yếu. Lúa mì thích nghi với
khí hậu ôn ñới khi mùa ñông lạnh và ẩm.
o
Ngô: là loại ngũ cốc ñứng thứ ba tập trung ở Bắc và Trung Mỹ.
-
Riêng lúa và lúa mì cung cấp khoảng 40% năng lượng dạng thức ăn cho loài người.
-
Lúa thua ngô về giá trị năng lượng (lúa: 234 kcal/100g; ngô: 327 kcal/100g) nhưng lúa lại
có ñủ các acid amin cần thiết, trong khi ngô thiếu hẳn hai loại quan trọng mà cơ thể không
thể tự tổng hợp ñược là lizin và triptophan.

(2). Các thực phẩm chủ yếu
-
Nhóm rau củ: khoai tây, khoai lang, sắn là những cây vừa làm lương thực vừa làm thực
phẩm. Tổng sản lượng thế giới khoảng 90 triệu tấn củ/năm.
-
Nhóm rau hạt: quan trọng nhất là ñỗ tương (ñậu nành) và lạc. Thành phần dinh dưỡng của
rau hạt cao cấp hơn nhiều so với ngũ cốc.
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
19

-
Nhóm thịt cá: các thực phẩm có vai trò quan trọng trong khẩu phần, bảo ñảm lượng
protein cần thiết cho cơ thể. Ngoài cá, 9 ñộng vật nuôi (trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngỗng, gà,
vịt, gà tây) cung cấp phần lớn protein nuôi sống con người.
4.1.3. Các nền sản xuất nông nghiệp
Trong lịch sử nhân loại, nhu cầu tìm kiếm và sản xuất lương thực, thực phẩm ñược coi
là hoạt ñộng cơ bản của xã hội loài người. Có thể chia ra 4 thời kỳ tương ứng với 4 nền nông
nghiệp:
4.1.3.1. Nền nông nghiệp hái lượm và săn bắt, ñánh cá
-
Kéo dài lâu nhất từ khi có loài người cho ñến cách ñây khoảng 1 vạn năm.
-
Các ñặc ñiểm cơ bản:
+

Lao ñộng ñơn giản, công cụ lao ñộng thô sơ (ñá, cành cây); lấy lửa từ các ñám cháy tự
nhiên.
+

Lương thực dự trữ không có, nên nạn ñói thường xuyên ñe dọa, tỷ lệ tử vong cao.

+

Tác ñộng ñến môi trường thiên nhiên hầu như không ñáng kể.
4.1.3.2. Nền nông nghiệp trồng trọt và chăn thả truyền thống
-
Cách ñây khoảng 10.000 năm, ñánh dấu bằng việc thay thế các hoạt ñộng hái lượm và săn
bắt tự nhiên bằng các hoạt ñộng trồng trọt và chăn nuôi với các giống mà con người ñã
thuần hóa ñược.
-
Nền nông nghiệp này bao gồm hai loại hình là du canh và ñịnh canh.
Nền nông nghiệp du canh

+

Nương rẫy ñược phát ñốt và gieo trồng một ñến hai năm; khi năng suất cây trồng giảm,
nương rẫy sẽ bị bỏ hoang cho thảm thực vật tự nhiên phát triển; cùng với thời gian ñộ
phì nhiêu của ñất dần dần ñược khôi phục.
+

Nông nghiệp du canh không ñáp ứng ñược lương thực-thực phẩm khi dân số tăng: bình
quân cần 15 ha ñất tự nhiên ñể nuôi sống 1 người (canh tác trên 1 ha hàng năm và quay
vòng 15 năm).
+

Canh tác du canh ảnh hưởng xấu ñến môi trường: rừng và tài nguyên rừng bị phá hủy,
xói mòn ñất nghiêm trọng, mất cân bằng nước, gây ra hạn hán và lụt lội
Nền nông nghiệp ñịnh canh

+


Trồng trọt và chăn nuôi trên diện tích ñất cố ñịnh, các kỹ thuật nông nghiệp ñược áp
dụng: chọn giống cây, con cho năng suất cao; tưới nước chống hạn; chăm sóc cây trồng
và vật nuôi; bón phân hữu cơ và cung cấp thức ăn cho vật nuôi
+

Nông nghiệp ñịnh canh ñã cho năng suất cao hơn và duy trì ñược một số dân ñông hơn
nhiều.
Về phương diện bảo vệ môi trường, cần phải chấm dứt lối canh tác du canh; còn ñối với
ñịnh canh thì cần phát triển theo hướng thâm canh.
4.1.3.3. Nền nông nghiệp công nghiệp hoá
-
Nền nông nghiệp công nghiệp hoá ñặc trưng bởi việc sử dụng triệt ñể các thành tựu khoa
học kỹ thuật của giai ñoạn công nghiệp. ðiển hình của nền nông nghiệp này là
cách mạng
xanh. Nhờ cách mạng xanh nông nghiệp ñã thoả mãn nhu cầu lương thực-thực phẩm cho
dân số thế giới gia tăng mạnh.
-
Những hạn chế của nền nông nghiệp công nghiệp hóa là:
+

Không quan tâm ñến bản tính sinh học của thế giới sinh vật.
+

Không quan tâm ñến các hoạt ñộng sinh học của ñất.
+

Tạo ra các sản phẩm kém chất lượng: nhiều nước, ăn không ngon; chứa dư lượng các
hóa chất ñộc hại như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay các hocmôn
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
20


+

Làm mất ñi và lãng quên dần các cây trồng và vật nuôi gốc ñịa phương.
+

Làm xuống cấp chất lượng môi trường:


suy thoái chất lượng ñất do ñưa nhiều hóa chất vào ñất, dùng dụng cụ cơ giới nặng
làm phá vỡ kết cấu ñất,…


ô nhiễm môi trường (ñất, nước) do phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật
+

Sự phân hóa xã hội giàu nghèo ngày càng mạnh, tính chất ổn ñịnh của xã hội ngày càng
mong manh.
Nền nông nghiệp công nghiệp hoá tuy có mang lại nhiều thành tựu to lớn nhưng không
bền vững.
4.1.3.4. Nền nông nghiệp sinh thái học - nền nông nghiệp bền vững
-
Trước khi ñịnh hướng xây dựng nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền
vững, các nhà khoa học nông nghiệp ở các nước công nghiệp hóa, có chủ trương xây dựng
một nền
nông nghiệp sinh học
. Quan ñiểm xuất phát của nó là:


Sinh vật kể cả cây, con nuôi trồng, con người ñều tồn tại và phát triển theo những quy

luật sinh học.


Không ñược biến cây trồng và vật nuôi thành cổ máy sống dựa vào các ñiều kiện nhân
tạo, làm sao ñể các sản phẩm sản xuất ra giống như chúng ñược sản xuất từ các hệ sinh
thái tự nhiên.
-
Qua nhiều năm phát triển nông nghiệp theo hướng này, chất lượng sản phẩm ñược chứng
minh tốt hơn so với nông nghiệp công nghiệp hoá; nhưng năng suất, sản lượng và giá
thành không ñáp ứng ñược với ñiều kiện kinh tế xã hội ở nhiều nước.
-
Hiện nay, thay cho nông nghiệp công nghiệp hóa, ñược nói ñến nhiều là nền nông nghiệp
sinh thái, nền nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp sinh thái không loại trừ việc sử
dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chọn lọc giống nhân tạo, mà là sử dụng một cách
hợp lý nhất; tiếp tục phát huy nền nông nghiệp truyền thống, tránh những giải pháp kỹ
thuật ñem ñến sự hủy hoại môi trường. Sản xuất nông nghiệp phải bền vững, ñáp ứng nhu
cầu lương thực-thực phẩm không những cho hôm nay mà còn cả các thế hệ mai sau.
-
Các kết quả nghiên cứu về nền nông nghiệp sinh thái học rất ñáng khích lệ. Ví dụ như
chương trình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM), chương trình nông-lâm-ngư kết hợp
hay nông-lâm kết hợp; chương trình tuyển chọn cây, con nuôi trồng mới từ các loài hoang
dại. Có thể nói nông nghiệp sinh thái kết hợp cái tích cực, cái ñúng ñắn của hai nền nông
nghiệp công nghiệp hóa và sinh học. Mục tiêu của nền nông nghiệp sinh thái là không
ngừng nâng cao năng suất sinh học của các hệ sinh thái nông nghiệp mà các hệ sinh thái
này vẫn bền vững ñể tiếp tục sản xuất.
4.1.4. Sản xuất lương thực trên thế giới và Việt Nam
4.1.4.1. Sản xuất lương thực trên thế giới
-
An ninh lương thực luôn là vấn ñề ñược cộng ñồng thế giới quan tâm. Mặc dù sản xuất
lương thực trên thế giới tính trên ñầu người gia tăng và năng suất cũng tăng, nhưng nạn

ñói và suy dinh dưỡng vẫn xảy ra phổ biến.
-
Theo thống kê, trên thế giới hiện cứ 10 người có 1 người ñang bị ñói; trong số 60 triệu
người chết hàng năm, chết do ñói ăn là 10 - 20 triệu; ngoài ra thường xuyên có khoảng
850 triệu người thiếu ăn, hầu hết tập trung ở các nước ñang phát triển.
-
Theo ước tính, ñến năm 2025, thế giới cần sản lượng lương thực 3 tỷ tấn/năm ñể nuôi
sống khoảng 8,5 tỷ người; trong khi sản lượng lương thực cuối thế kỷ XX mới ñạt 1,9 tỷ
tấn/năm. Hiện bình quân lương thực theo ñầu người mới khoảng 350 kg, trong khi ñó tiêu
chuẩn bảo ñảm an ninh lương thực theo FAO phải là 500 kg/người/năm. ðể có thể sản
xuất ñủ số lương thực và thực phẩm cho dân số hiện nay, ước tính phải tăng thêm 40% số
lương thực và thực phẩm ñang sản xuất cũng như phải tăng năng suất cây trồng lên 26%.
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
21

-
Trước tình hình trên, nông nghiệp thế giới trong tương lai không có cách lựa chọn nào
khác là phải có một chiến lược dự phòng và hướng mọi nỗ lực vào việc nâng cao hiệu suất
và tiết kiệm các nguồn lực liên quan ñến nông nghiệp.
4.1.4.2. Sản xuất lương thực ở Việt Nam
-
Nông nghiệp Việt Nam ñã ñi qua chặng ñường dài phát triển và luôn thể hiện là một hoạt
ñộng sản xuất mang tính cơ bản, chứa ñựng tính xã hội sâu sắc.
-
Những thay ñổi về thể chế, quyền sở hữu ñất ñai, ñã làm cho nông nghiệp chuyển biến
với tốc ñộ không ngờ và thực hiện xuất sắc nhiệm vụ trong thế kỷ XX. Năm 1989 là năm
bắt ñầu tự túc lương thực, sản lượng ñạt 21,51 triệu tấn; ñến năm 1999 sản lượng ñã là
33,1 triệu tấn và nước ta trở thành một nước xuất khẩu lương thực (3 - 4 triệu tấn
gạo/năm) ñứng hàng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.
-

Sản lượng cây lương thực có hạt và bình quân lương thực ñầu người từ năm 1995 ñến
2005 cho ở hình 4.1.
-
Sản xuất nông nghiệp và sản xuất lương thực nước ta về lâu dài tất yếu sẽ phát triển theo
hướng công nghiệp hoá và hiện ñại hoá trên cơ sở bảo vệ môi trường, xây dựng một nền
nông nghiệp sinh thái bền vững.
4.1.5. Các giải pháp ñể giải quyết vấn ñề lương thực
4.1.5.1. Cách mạng xanh
-
Cách mạng xanh bắt ñầu hưng thịnh từ những năm 60 của thế kỷ XX, bắt ñầu ở Mehico với
việc hình thành Trung tâm Quốc tế cải thiện giống ngô và lúa mì (CIMMYT) ở Mehico;
tiếp theo là việc hình thành Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (IRRI) ở Philippines và Viện
Nghiên Cứu Quốc Gia Ấn ðộ (IARI). Cây mở ñầu cho cách mạng xanh là cây ngô sau ñến
lúa mì và lúa.
-
Cách mạng xanh có hai thành tựu vượt bậc là:

Tạo ra ñược giống mới có năng suất cao mà ñối tượng chính là cây lương thực.

Dùng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật ñể phát huy hết khả năng của giống mới: thủy lợi,
phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
-
Tuy cách mạng xanh có kết quả to lớn nhưng nó cũng bộc lộ những hạn chế, ñặc biệt về khía
cạnh bảo vệ môi trường:

Muốn thực hiện cách mạng xanh phải có ñầy ñủ phân bón, thuốc trừ sâu và công tác
thủy lợi tốt; giống mới chỉ phát huy ñược khi có các ñiều kiện này mà nước nghèo thì
thiếu vốn, thiếu năng lượng khó ñáp ứng nổi.
0
10

20
30
40
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
triệu tấn
0
150
300
450
600
kg
Tổng sản lượng Bình quân ñầu người
Hình 4.1.
Tổng sản lượng cây lương thực có hạt và bình quân lương thực ñầu người ở
Việt Nam từ 1995 ñến 2005 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
22


Các giống cây trồng ñịa phương ñược coi là nguồn nguyên liệu di truyền quí giá ñã bị
ñào thải, lãng quên.

Do áp dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, cơ giới hoá, ñiện khí hóa, thủy lợi hóa nên
ñã không tránh khỏi làm ô nhiễm môi trường, suy thoái ñất ñai.
4.1.5.2. ðánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản
-
Các ñại dương trên Trái ñất chứa nguồn thực phẩm vô cùng quí giá. Cá và các sản phẩm
biển khác là những thức ăn có chất lượng cao vì protein của chúng chứa các loại acid amin
không thay thế ñược và dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, ñánh bắt và khai thác quá mức sẽ tác ñộng

ñến sự phục hồi nguồn lợi và suy giảm ña dạng sinh học.
-
Song song với ñánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản cũng ñược phát triển mạnh mẽ ở cả môi
trường nước ngọt và nước mặn ven bờ. Nuôi trồng thuỷ sản ñóng góp tích cực trong việc
ña dạng hoá khẩu phần thức ăn hàng ngày và là nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng ở các
nước ñang phát triển. Tuy nhiên, hoạt ñộng nuôi trồng không quy hoạch tốt sẽ tác ñộng
tiêu cực ñến môi trường: nhiễm mặn ñất, ô nhiễm nước,
4.1.5.3. Sự phát triển của công nghệ sinh học
-
Công nghệ sinh học (CNSH) ñược phát triển từ những năm ñầu thập niên 80 ở những
nước phát triển, và từ những năm 90 ở các nước ñang phát triển. Hiện nay CNSH ñược coi
là một hướng phát triển ưu tiên. Các lĩnh vực trong CNSH gồm:
+

Công nghệ lên men sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và
bảo quản.
+

Công nghệ tế bào thực vật ñể nhân nhanh và phục tráng các giống cây lương thực, cây
công nghiệp, cây ăn quả. Việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô và tế bào trong lai
tạo, chọn lọc giống cây trồng và rút ngắn thời gian tạo giống.
+

Công nghệ enzym ñể sản xuất acid amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, lên men rượu,
chế tạo các cảm ứng sinh học (biosensor) và thuốc phát hiện chất ñộc
+

Công nghệ gen là công nghệ cao và quyết ñịnh sự thành công của cách mạng CNSH.
Bằng công nghệ gen nhiều loại thực phẩm biến ñổi gen ñã xuất hiện. Sinh vật biến ñổi
gen cho năng suất cao, ñem lại lợi ích cho người sản xuất. Tuy vậy chất lượng, những

ảnh hưởng của các sản phẩm này ñến sức khoẻ con người và môi trường ñến nay còn
chưa ñược làm rõ.
4.2. Nhu cầu về văn hoá, du lịch của con người
4.2.1. Nhu cầu về văn hoá
4.2.1.1. Diễn trình lịch sử nền văn hóa thế giới và ở nước ta
-
Diễn trình lịch sử xã hội, văn hoá của loài người ñược chia thành 4 thời kỳ sau:
+
Thời kỳ thu lượm (hái lượm săn bắt) tương ứng với thời ñại ñá cũ trong khảo cổ học,
từ khởi thủy ñến cách ñây khoảng 1 vạn năm.
+
Thời kỳ nông nghiệp (trồng trọt chăn nuôi) tương ứng với thời ñại ñá mới và thời ñại
kim khí (ñồng, ñồng thau, sắt) cách ñây khoảng một vạn năm ñến khoảng thế kỷ XVI -
XVII.
+
Thời kỳ công nghiệp từ cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu (thế kỷ XVI - XVII)
ñến khoảng trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945).
+
Thời kỳ hậu công nghiệp diễn ra ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, từ cuộc cách mạng khoa
học-công nghệ và cuộc cách mạng tin học ở nửa sau thế kỷ XX và có thể kéo dài sang
thế kỷ XXI.
-
Văn hóa bao gồm tổng thể các ñặc trưng - diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm,
khắc họa nên bản sắc của một cộng ñồng người như gia ñình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia,
xã hội, Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những
quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, phong tục, tập quán,
tín ngưỡng, tôn giáo,
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
23


-
Con người là chủ thể của văn hóa. Văn hóa hình thành trong mối quan hệ và tác ñộng qua
lại của con người vừa thích nghi vừa biến ñổi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
tạo nên cái mà ngày nay khoa học gọi là “môi trường sinh thái nhân văn”. Văn hóa một
khi ñã hình thành cũng là môi trường sống của con người, tạo ra thế ứng xử của con người
trong việc không ngừng cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
-
Diễn trình lịch sử Việt Nam có thể giới thiệu tóm tắt như sau:
+
Cách ñây khoảng hơn 10.000 năm, người Việt Nam cổ ñã biết chạm khắc trên vách ñá
hang ñộng trên một số ñá cuội thuộc văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn.
+
Vào thời ñại Âu Lạc (cách ñây 2.000 - 3.000 năm) xuất hiện các huyền thoại, các nghi thức
nông nghiệp, văn chương truyền miệng, trống ñồng ðông Sơn, ñồ gốm,
+
Thời kỳ Bắc thuộc (khoảng 1.000 năm) văn hoá Việt Nam có tính “tiếp xúc cưỡng
bức” và giao thoa với văn hóa Trung Quốc.
+
Trong các triều ñại Lý-Trần-Lê-Nguyễn, từ thế kỷ XI - XIX văn hoá Việt Nam ñã phát
triển mạnh mẽ với hệ tư tưởng Phật và Nho, văn vần Hán Nôm, âm nhạc bát âm thời Lý,
Trần và ca nhạc dân gian, ca nhạc cung ñình thời Lê, Nguyễn.
+
Thời Pháp thuộc có sự tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hoá Việt Pháp, Việt Âu.
Chữ quốc ngữ xuất hiện kéo theo sự xuất hiện một số ngành nghệ thuật hiện ñại như:
sơn dầu, sơn mài, kịch nói, âm nhạc hiện ñại, ñiện ảnh
4.2.1.2. Nhu cầu về ñời sống xã hội văn hoá - văn minh
-
Theo diễn trình lịch sử, các quan hệ xã hội của con người ngày càng phức tạp và ña dạng
hóa. Từ xưa cho ñến nay, con người có những quan hệ xã hội cơ bản sau ñây:
+

Quan hệ cùng dòng giống: ñó là gia ñình, bao gồm gia ñình hạt nhân (vợ, chồng và các
con chưa trưởng thành) và gia ñình mở rộng mà ta thường gọi là họ hàng. .
+
Quan hệ cùng nơi cư trú: mà ta thường gọi là quan hệ láng giềng.
+
Quan hệ cùng lợi ích: ví dụ quan hệ cùng giai cấp, nghề nghiệp, cùng giới tính,
4.2.2. Nhu cầu về du lịch, giải trí của con người
-
Con người bên cạnh việc làm ăn, ñi lại, học hành, còn có những nhu cầu về du lịch, vui
chơi, giải trí, Du lịch là những cuộc di chuyển ra khỏi nơi mình ở với nhiều mục ñích
khác nhau: tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh, thay ñổi không khí, nâng cao hiểu biết
về tự nhiên và xã hội mà mình chưa quen biết, chữa bệnh,
-
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch ñã trở thành nhu cầu không thể thiếu ñược
trong cuộc sống của con người và hoạt ñộng du lịch ñang trở thành một ngành kinh tế
quan trọng ở nhiều nước. Du lịch thường mang lại hiệu quả kinh tế cao và thường ñược
mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói”.
-
Du lịch có 4 chức năng chính:
+
Chức năng xã hội: phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho con người,
+
Chức năng kinh tế: tăng khả năng lao ñộng của người dân, tạo ra công việc làm ăn
mới,
+
Chức năng sinh thái: tạo ra môi trường sống ổn ñịnh về mặt sinh thái,
+
Chức năng chính trị: tăng cường hiểu biết, củng cố hòa bình và tình ñoàn kết của các
dân tộc,
-

ðối với Việt Nam, trong xã hội quân chủ do chính sách “bế môn tỏa cảng” ñã hạn chế rất
nhiều ñến việc trao ñổi thông tin với thế giới bên ngoài.
-
Hiện nay Việt Nam thực hiện ñường lối mở cửa “muốn làm bạn với tất cả các nước”, phát
triển kinh tế thị trường; hoạt ñộng giao lưu phát triển văn hoá-xã hội thông qua du lịch
ñược ñẩy mạnh. Số khách nước ngoài ñến du lịch Việt Nam mỗi năm một tăng. Chúng ta
ñã qui hoạch phát triển du lịch ở cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh. Nhiều dự án liên
doanh hoạt ñộng du lịch ñã ñược thực hiện.
Khoa Môi trường Bài giảng Môi trng và con ngi – 9/2008
24

Các tác ñộng của du lịch ñến môi trường:

a. Tác ñộng tích cực
- Bảo tồn thiên nhiên.
Du lịch góp phần khẳng ñịnh giá trị và góp phần vào việc bảo tồn
các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn, vườn quốc gia, …
- Tăng cường chất lượng môi trường. Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc
làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, ñất, rác thải; các vấn
ñề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và
duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
- ðề cao môi trường. Việc phát triển các cơ sở du lịch ñược thiết kế tốt có thể ñề cao giá trị
các cảnh quan.
- Cải thiện hạ tầng cơ sở. Các cơ sở hạ tầng của ñịa phương như sân bay, ñường sá, hệ
thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể ñược cải thiện thông qua hoạt
ñộng du lịch.
- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng ñồng ñịa phương thông qua ñề cao các giá
trị văn hóa và thiên nhiên của các ñiểm du lịch làm cho cộng ñồng ñịa phương tự hào về di
sản của họ và gắn liền vào hoạt ñộng bảo vệ các di sản văn hóa du lịch ñó.
b. Tác ñộng tiêu cực

- Anh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên: các hoạt ñộng giải trí ở các vùng biển như bơi lặn, câu cá
thể thao có thể ảnh hưởng tới các rạn san hô, nghề cá. Việc sử dụng năng lượng nhiều trong các hoạt
ñộng du lịch có thể ảnh hưởng ñến khí quyển. Các nhu cầu về năng lượng, thực phẩm, và các loại
thức ăn tươi sống khác ảnh hưởng ñến nhu cầu tiêu dùng của người dân ñịa phương. Việc xây dựng
các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch làm cho ñất bị thoái hóa, nơi ở của các loài hoang dã bị mất ñi,
làm giảm giá trị của cảnh quan.
- Anh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều,
thậm chí hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân ñịa phương (một khách du lịch có thể tiêu thụ
lượng nước gấp ñôi người dân bình thường, khoảng 200 lít/ngày).
- Làm giảm tính ña dạng sinh học: do xáo trộn nơi ở của các loài hoang dã, khai hoang ñể
phát triển du lịch, gia tăng áp lực ñối với những loài bị ñe dọa do các hoạt ñộng buôn bán và
săn bắt, tăng nhu cầu về chất ñốt, cháy rừng.
- Ảnh hưởng ñến văn hóa xã hội của cộng ñồng: các hoạt ñộng du lịch sẽ làm xáo trộn
cuộc sống và cấu trúc xã hội của cộng ñồng ñịa phương và có thể có những tác ñộng chống lại
các hoạt ñộng truyền thống trong việc bảo tồn và phát triển bền vững ña dạng sinh học.
- Nước thải: nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì
nước thải sẽ ngấm xuống nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận, làm lan truyền nhiều loai
dịch bệnh như giun sán, ñường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thủy vực
gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
- Rác thải: vứt rác bừa bãi là vấn ñề chung của mọi khu du lịch. Bình quân một khách du
lịch thải ra khoảng 1 kg rác thải một ngày. ðây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ
sinh, ảnh hưởng ñến sức khỏe cộng ñồng và nảy sinh xung ñột xã hội.
* Du lịch bền vững
"Du lịch bền vững ñáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn
bảo ñảm những khả năng ñáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai" (UNEP)
Du lịch bền vững ñòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào ñó ñể có
thể ñáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì ñược bản sắc văn hóa,
các quá trình sinh thái cơ bản, ña dạng sinh học.
Phát triển bền vững du lịch là nội dung quan trọng phát triển du lịch. Mục tiêu là sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên, xã hội cho hoạt ñộng du lịch lâu dài. Các nội dung chủ yếu ñể phát

triển bền vững ngành du lịch bao gồm:

×