Tải bản đầy đủ (.doc) (210 trang)

Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.16 KB, 210 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác tư tưởng có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác xây
dựng Đảng và trong sự lãnh đạo của Đảng. Công tác tư tưởng nhằm xây
dựng Đảng luôn vững mạnh về tư tưởng, từng bước nâng cao nhận thức
cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, xây dựng và củng cố niềm
tin, biến niềm tin thành ý chí và hành động cách mạng sáng tạo của mọi
người dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước, củng cố và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong
xã hội. Cùng với công tác tổ chức và công tác kiểm tra, công tác tư tưởng
góp phần xây dựng Đảng ta trở thành đội tiên phong, bé tham mưu chiến
đấu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc, một chính đảng cách mạng,
đủ khả năng lãnh đạo nhân dân ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
(CNXH) và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
(XHCN), làm thất bại mọi âm mưu chống phá về tư tưởng của các thế lực
thù địch trong mọi thời kỳ. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề có
liên quan đến công tác tư tưởng và chất lượng công tác tư tưởng luôn có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Sau khi hệ thống XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ,
các thế lực thù địch ráo riết xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin; xuyên tạc
đường lối đổi mới; thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình"; khai thác
triệt để vấn đề dân tộc và tôn giáo, những khó khăn và yếu kém của ta để
phục vụ cho mưu đồ của chúng. Trong toàn bộ hoạt động đó, chúng coi
việc chống phá về tư tưởng là một trọng điểm cần tập trung sức đẩy mạnh.
Ngày nay, việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, bảo vệ chủ trương, đường
lối của Đảng, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, làm cho chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng giữ vị trí thống trị
1
trong đời sống tinh thần của xã hội, đồng thời tăng cường nghiên cứu để
làm rõ những vấn đề mà cuộc sống đặt ra, đấu tranh với các tư tưởng tiêu
cực, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của kẻ thù là


nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ta.
Đảng ta đã khẳng định, sự nghiệp đổi mới đất nước càng đi vào
chiều sâu càng xuất hiện nhiều vấn đề mới mẻ cần được nghiên cứu, giải
quyết. Nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng có
không Ýt nguy cơ, thách thức. Tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước
đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò công tác
tư tưởng, nhằm động viên sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, tập hợp mọi
tầng lớp nhân dân tiếp tục đổi mới, phấn đấu hoàn thành mục tiêu nhiệm
vụ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển lực lượng sản xuất,
nâng cao năng suất lao động; xóa đói, giảm nghèo; thực hiện công bằng xã
hội; thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi; v.v Mét trong
những vấn đề cấp thiết đặt ra trong công tác xây dựng Đảng lúc này là
không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư tưởng ở tất cả
các cấp, các ngành, chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư
tưởng của các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), vì TCCSĐ là nền tảng của
Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
Các tỉnh Bắc Trung Bé bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Vùng này là dải đất nhỏ,
hẹp, thường xuyên bị thiên tai uy hiếp. Bên cạnh số đông là người Kinh
sinh sống ở những thị xã, thị trấn, vùng đồng bằng và trung du, ở các tỉnh
phía Bắc Trung Bộ còn có trên 20 dân tộc Ýt người khác nhau cư trú ở
vùng núi, rẻo cao. Tuy mật độ dân số không cao so với các tỉnh miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên, song hầu hết bà con đồng bào dân tộc Ýt người
lại sinh sống trên những vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế và
quốc phòng. Trong kháng chiến, miền núi, rẻo cao ở các tỉnh Bắc Trung
2
Bộ là căn cứ địa cách mạng, giữ chốt các huyết mạch giao thông quan
trọng vào Nam, ra Bắc, nối liền với nước Lào láng giềng. Ngày nay, việc
khai thác những thế mạnh về đất đai, tài nguyên ở những vùng này chẳng
những là yêu cầu cấp bách để nâng cao mức sống cho bà con đồng bào các

dân tộc Ýt người, thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, mà
còn là củng cố một vùng "phên giậu" có tầm quan trọng đặc biệt trong
chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước.
Sau hơn 10 năm đổi mới, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở
vùng này đã có những chuyển biến rõ nét. Nhưng, những kết quả đạt được
chưa tương xứng với công sức bỏ ra và tiềm năng sẵn có. Về cơ bản, ở
vùng cao các tỉnh Bắc Trung Bộ, sản xuất tự cấp, tự túc vẫn là đặc trưng
chủ yếu, kinh tế hàng hóa vừa mới hình thành, còn rất sơ khai, phát triển
rất chậm. Cá biệt, có những dân tộc hiện nay vẫn duy trì tình trạng du
canh, du cư. Cuộc sống của họ dựa vào yếu tố tự nhiên hơn là dựa vào tính
chủ động cải tạo cuộc sống bằng chính bàn tay, khối óc của bản thân con
người. Gắn liền với những yếu kém trong đời sống kinh tế là những hạn
chế về các mặt văn hóa, giáo dục, y tế. Tình trạng trẻ em mù chữ và tái mù
chữ khá phổ biến. Tỷ lệ tử vong do các bệnh thương hàn, tả, lỵ, sốt rét
hàng năm còn cao. Tốc độ gia tăng dân số chẳng những chưa được ngăn
chặn mà đang có chiều hướng phát triển. Lợi dụng tình trạng khó khăn về
đời sống vật chất, tinh thần và đặc điểm tâm lý của đồng bào các dân tộc
Ýt người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, các thế lực thù địch tìm cách "cấy
ghép" vào mảnh đất này những tư tưởng phản động hòng gây chia rẽ giữa
dân tộc này với dân tộc khác, giữa dân với Đảng và chính quyền làm cho
người dân bằng lòng với tư tưởng "an thân", "thủ phận" hoặc tin vào một
cuộc sống ngoài trần thế. Qua nghiên cứu động thái hoạt động của các thế
lực phản động đối với đồng bào ở vùng này, có thể khẳng định, kẻ địch đã
và đang thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" ở những vùng cao, vùng
3
sâu - nơi có đông đồng bào các dân tộc Ýt người sinh sống. Âm mưu thâm
độc của chúng là từng bước nhen nhóm và thổi bùng lên ngọn lửa xung đột
dân tộc, tôn giáo, làm lung lạc niềm tin của đồng bào các dân tộc vào
Đảng, Nhà nước đã được xây đắp từ trong lịch sử đấu tranh cách mạng 70
năm qua.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên có nhiều, nhưng có một
nguyên nhân nổi bật là chưa phát huy tốt vai trò công tác tư tưởng của
TCCSĐ, nhất là vai trò của người đứng đầu tổ chức đảng và tổ chức chính
quyền ở cơ sở. Chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ còn thấp. Nhận
thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa theo kịp với đòi hỏi của sự
nghiệp đổi mới. Đa số người dân chưa thoát ra khỏi nếp nghĩ, cách làm
trong cơ chế quan liêu, bao cấp trước đây, tư tưởng tự ti, trông chờ, ỷ lại
còn nặng. Nhiều người chưa bứt ra khỏi tư tưởng và tập quán lạc hậu.
Để khắc phục tình trạng đó phải tìm và áp dụng nhiều giải pháp,
trong đó nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ - nhất là cấp
xã - là yêu cầu hết sức cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về đặc điểm dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở
vùng đồng bào dân tộc Ýt người, đã có không Ýt các văn kiện của Đảng,
những bài nói, bài viết đề cập ở từng khía cạnh, từng mặt vấn đề, được
công bố trên các sách, báo, tạp chí. Chẳng hạn: "Các dân tộc miền núi Bắc
Trung Bộ - sự phân bố dân cư và những đặc trưng văn hóa" của Mạc
Đường, do Nhà xuất bản Khoa học xuất bản năm 1964; "Các dân tộc Ýt
người ở Việt Nam - Các tỉnh phía Bắc" do Nhà xuất bản Khoa học xã hội
xuất bản năm 1978; "Những đòi hỏi mới đối với công tác tư tưởng" của
Thái Ninh, Tạp chí Cộng sản, số 4-1992; "Nâng cao cảnh giác, chống
chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng của địch" của Lê Long, Tạp chí
Công tác tư tưởng - văn hóa, số 4-1992; "Â m mưu và thủ đoạn của kẻ thù"
4
của Hồ Văn, Tạp chí Công tác tư tưởng - văn hóa, số 12-1992; "Suy nghĩ
về công tác tư tưởng ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số" của Hồng Lĩnh,
Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa, số 7-1994 "Các dân tộc Ýt người ở
Bình Trị Thiên" của Nguyễn Quốc Lộc, do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất
bản năm 1984; "Xây dựng lực lượng làm công tác tư tưởng từ cơ sở" của
Từ Thiện, Tạp chí Công tác tư tưởng - văn hóa, số 4-1997; "Các dân tộc

thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi" của GS Bế Viết
Đẳng (chủ biên), do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Nhà xuất bản Văn
hóa dân tộc xuất bản năm 1996; "Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay -
vấn đề và giải pháp" của GS,PTS Trịnh Quốc Tuấn (chủ biên), Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1996; "Kinh tế miền núi và các dân
tộc: thực trạng - vấn đề - giải pháp" của PTS Phạm Văn Vang, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1996; "Vấn đề dạy chữ dân tộc" của
Chu Văn Tài, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, sè 2-1986; "Xây dựng chương
trình tiếng Việt cho học sinh dân tộc" của Mông Ký Slay, Tạp chí Nghiên
cứu giáo dục, sè 6-1987; v.v Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình
nào đi sâu nghiên cứu công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) ở vùng đồng
bào dân tộc Ýt người các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tiếp thu các kết quả nghiên
cứu trên, tác giả luận án đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống vấn đề chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp
xã) vùng đồng bào dân tộc Ýt người ở các tỉnh vùng này trong thời kỳ
mới.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án thực hiện nhằm mục đích: góp phần nâng cao chất lượng
công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) vùng đồng bào dân tộc Ýt người
các tỉnh Bắc Trung Bé trong thời kỳ mới.
Để đạt mục đích trên, luận án có các nhiệm vô:
5
- Làm rõ quan niệm chất lượng công tác tư tưởng và những nhân tố
chi phối trực tiếp đến công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) vùng đồng
bào dân tộc Ýt người các tỉnh Bắc Trung Bé.
- Phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân làm cho chất lượng
công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) vùng này trong thời gian qua còn
thấp, xác định những vấn đề đặt ra trong công tác tư tưởng của TCCSĐ
(cấp xã) vùng đồng bào dân tộc Ýt người các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tư

tưởng của TCCSĐ (cấp xã) vùng đồng bào dân tộc Ýt người ở các tỉnh Bắc
Trung Bé trong thời kỳ mới.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu
công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã (đảng bộ xã) vùng có đông đồng bào
dân tộc Ýt người ở 6 tỉnh Bắc Trung Bộ từ Đại hội VI của Đảng đến nay.
4. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận chứng các yếu tố cấu thành và liên quan đến chất lượng
công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) ở vùng đồng bào dân tộc Ýt người
thuộc các tỉnh Bắc Trung Bé.
- Phân tích những căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc nâng cao
chất lượng công tác tư tưởng của các TCCSĐ (cấp xã) vùng đồng bào dân
tộc Ýt người thuộc các tỉnh Bắc Trung Bé.
- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) ở vùng đồng bào dân tộc Ýt người
các tỉnh Bắc Trung Bé trong thời kỳ mới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được tiến hành trên cơ sở các nguyên lý của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản nói chung
6
và công tác tư tưởng nói riêng; các văn kiện của Đảng và các văn bản của
Nhà nước liên quan đến miền núi và đồng bào dân tộc.
Luận án kết hợp chặt chẽ phương pháp lô-gích với phương pháp
lịch sử, chú trọng khảo sát thực tế, sử dụng phương pháp điều tra xã hội
học, phương pháp phân tích tổng hợp và một số phương pháp khác.
Luận án có sử dụng những kết quả nghiên cứu về dân tộc học, tâm
lý học vận dụng vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn của công tác tư
tưởng ở cơ sở.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng phục vụ việc
nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) ở vùng đồng

bào dân tộc Ýt người các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng và vùng có đông
đồng bào dân tộc cả nước nói chung trong thời kỳ mới. Những tư liệu của
luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy ở các trường chính trị tỉnh, ở các địa phương có đồng bào dân tộc.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm 3 chương, 7 tiết.
7
Chương 1
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐẢNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM
1.1. QUAN NIỆM VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC TƯ TƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG (CẤP XÃ)
1.1.1. Quan niệm về công tác tư tưởng và công tác tư tưởng của
tổ chức cơ sở đảng
* Tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng
Tư tưởng và hệ tư tưởng
Cùng với quá trình tác động vào tự nhiên và xã hội để tạo lập cho
mình một phương thức sống thích hợp, con người luôn động não suy nghĩ,
nhận thức về thế giới chung quanh. Nói cách khác, suy nghĩ và nhận thức
là đặc điểm riêng biệt vốn có của con người và xã hội loài người. Trong tác
phẩm "Phê phán khoa kinh tế chính trị", sau khi phân tích đặc điểm quá
trình lao động của con người, C. Mác đã viết: " điều ngay từ đầu phân
biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng
những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu
óc của mình rồi" [83, 266]. Xã hội càng phát triển càng đặt ra yêu cầu
nghiên cứu, tìm tòi, khám phá về những điều mà con người còn chưa biết,
chưa nhận thức được. Nhận thức, tư duy của con người đạt đến trình độ
cao là điều kiện để con người làm chủ mọi hoạt động của mình trước hiện
thực cuộc sống. Như vậy, nói một cách tổng quát, tư tưởng là một hình

thái của ý thức xã hội chỉ "quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối
với hiện thực khách quan và đối với xã hội" [123, 1035].
Tư tưởng có những đặc trưng cơ bản sau:
- Gắn với cá nhân hay một tổ chức xã hội nhất định. Tư tưởng của
cá nhân đa dạng, phong phú, phản ánh đời sống, hoạt động vật chất và đời
8
sống tinh thần của con người và xã hội. Tư tưởng cá nhân mang tính chủ
quan của cá nhân, nhưng tư tưởng của cá nhân cũng chịu sự chi phối của
xã hội và có thể trở thành tư tưởng chung của xã hội khi tư tưởng đó phản
ánh đúng hiện thực khách quan, tiếp cận được chân lý và luôn bảo vệ lợi
Ých chung của cộng đồng, xã hội.
- Tư tưởng bị chi phối và quyết định bởi tồn tại xã hội. Là hình thái
của ý thức xã hội, tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự chi phối,
quyết định của tồn tại xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi thì tâm lý, tình
cảm, tư tưởng của con người cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, nhiều khi tồn
tại xã hội đã thay đổi, nhưng tư tưởng vẫn chưa thay đổi, vì tư tưởng có
sức ỳ rất lín, do ảnh hưởng của tồn tại xã hội cũ đã thấm sâu vào phong
tục, tập quán, suy nghĩ, cách sống của con người, do chỗ các lực lượng xã
hội, các đảng phái, giai cấp lỗi thời tìm cách duy trì xã hội cũ, chống lại tư
tưởng mới tiến bộ. Vì thế, người ta hay dùng các thuật ngữ "tư tưởng lạc
hậu"; "tư tưởng bảo thủ". Mặt khác, tư tưởng có tính vượt trước. Mặc dầu
phản ánh tồn tại xã hội, chịu sự quyết định của tồn tại xã hội, nhưng tư
tưởng vẫn có tính độc lập tương đối và có tính vượt trước tồn tại xã hội
khi nã tiến bộ, khoa học. Thông thường, những tư tưởng tiến bộ, vượt
trước là nhờ nắm bắt được quy luật vận động và phát triển của sự vật,
hiện tượng, tìm ra khuynh hướng phát triển của tồn tại xã hội và phản ánh
Ýt nhiều chính xác khuynh hướng đó. Trong những trường hợp như thế, tư
tưởng thường đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo cuộc sống, cải tạo
tác động đối với tồn tại xã hội.
- Tư tưởng có quan hệ mật thiết, tác động qua lại các yếu tố khác

của ý thức xã hội, đặc biệt là ý thức chính trị Trong giai đoạn hiện nay, ý
thức chính trị của giai cấp cách mạng có vai trò định hướng nhận thức, tư
tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân, mọi giai tầng trong xã hội theo chiều
tích cực, tiến bộ. Những hoạt động tư tưởng mà tách rời ý thức chính trị,
9
tách rời đường lối chính trị đổi mới đúng đắn của Đảng sẽ dẫn đến
những nhận thức lệch lạc, những quan điểm sai trái, làm mất ổn định
chính trị tư tưởng trong xã hội, không thể đóng góp tích cực vào sự nghiệp
cách mạng của nhân dân.
Khái niệm tư tưởng liên quan chặt chẽ với khái niệm hệ tư tưởng.
Theo Từ điển triết học, "hệ tư tưởng là hệ thống quan điểm, tư tưởng và
khái niệm do mét giai cấp hay một chính đảng truyền bá" [116, 878]. Giáo
trình Triết học Mác - Lênin do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản
năm 1999 viết: "Hệ tư tưởng là trình độ cao của ý thức xã hội, nó được
hình thành khi con người nhận thức sâu sắc hơn về những điều kiện sinh
hoạt vật chất của mình Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội,
là hệ thống những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ
thuật, tôn giáo), kết quả của sự khái quát hóa những kinh nghiệm xã hội.
Hệ tư tưởng được hình thành một cách tự giác, nghĩa là tạo ra bởi các nhà
tư tưởng của những giai cấp nhất định và được truyền bá trong xã hội" [50,
570]. Hệ tư tưởng, một mặt, phản ánh lợi Ých giai cấp; mặt khác, nó còn
vạch rõ mục tiêu, con đường, biện pháp để cho giai cấp mình giành và giữ
quyền thống trị đối với xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng chủ đạo của mỗi giai cấp phản
ánh điều kiện sinh hoạt vật chất, địa vị kinh tế của giai cấp mình. Giai cấp
nào giữ địa vị thống trị trong xã hội thì tư tưởng của giai cấp đó sẽ là tư
tưởng thống trị xã hội. Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", C.Mác và
Ph.Ăng-ghen đã khẳng định: "Những tư tưởng thống trị của một thời đại
bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị" [79, 625].
Chừng nào trong xã hội còn giai cấp và đấu tranh giai cấp, thì không thể

có hệ tư tưởng nói chung, không thể có hệ tư tưởng phi giai cấp, chung
cho mọi giai cấp. "Bất cứ quan điểm, lý luận nào, một học thuyết nào cũng
đều mang dấu Ên của giai cấp, đều có tính chất giai cấp, đều phản ánh lợi
10
Ých của một giai cấp nhất định và bảo vệ lợi Ých của giai cấp đó" [113,
24]. Trong tác phẩm "Làm gì?", V.I. Lênin cho rằng: "Vấn đề đặt ra chỉ là
như thế này: Hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Không
có hệ tư tưởng trung gian Vì vậy, mọi sù coi nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, mọi sù xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng
cường hệ tư tưởng tư sản" [58, 49-50].
Trong lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều hệ tư tưởng khác
nhau: hệ tư tưởng phong kiến; hệ tư tưởng tư sản; hệ tư tưởng vô sản.
Nhưng, chưa có một hệ tư tưởng nào chiếm được đỉnh cao như hệ tư tưởng
của giai cấp vô sản, hệ tư tưởng Mác - Lênin. Bởi vì, hệ tư tưởng của giai
cấp vô sản là sản phẩm của sự kết tinh những tinh hoa nhân loại. Đó là hệ
tư tưởng mà toàn bộ tinh thần của nó nhằm phục vụ con người, giải phóng
con người thoát khỏi những áp bức, bất công; đó là một hệ tư tưởng khoa
học và cách mạng, có khả năng tự phê phán cao. Trong tác phẩm "Bàn về
nền văn hóa vô sản", V.I. Lênin viết: "Chủ nghĩa Mác sở dĩ đã giành được
ý nghĩa lịch sử trên toàn thế giới về mặt hệ tư tưởng của giai cấp vô sản
cách mạng, là vì chủ nghĩa Mác không những đã không vứt bỏ những
thành tựu hết sức quý báu của thời đại tư sản, mà trái lại, còn tiếp thu và
cải tạo tất cả những gì là quý báu trong hơn hai nghìn năm phát triển của
tư tưởng và văn hóa nhân loại" [66, 400].
Tư tưởng và hệ tư tưởng là các khái niệm có sự khác nhau, nhưng
xét về tính chất, chúng quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ tư tưởng khoa học
tiến bộ sẽ góp phần làm cho đời sống tư tưởng xã hội ổn định, tư tưởng của
các nhóm xã hội, của từng cá nhân mang tính tiến bộ, nhân bản. Hệ tư
tưởng là cơ sở để hình thành đường lối, chủ trương, chính sách của đảng
cầm quyền và của các lực lượng chính trị, đồng thời nó cũng là cơ sở để

đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc. Mặt khác, những tư tưởng độc lập,
sáng tạo của mỗi cá nhân, nhất là tư tưởng của các vĩ nhân hay của một tổ
11
chức chính trị - xã hội, là những nhân tố quan trọng góp phần bổ sung,
phát triển hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội, làm cho hệ tư tưởng luôn phù
hợp với sự vận động, phát triển không ngừng của xã hội.
Tư tưởng và hệ tư tưởng có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động
của con người và đời sống xã hội loài người. Vì vậy, khi bước lên vũ đài
chính trị thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội, giai cấp nào
cũng chăm lo đến công tác tư tưởng, coi công tác tư tưởng như một vũ khí
sắc bén nhất đÓ phục vụ cho sự thống trị của mình.
Công tác tư tưởng của Đảng
Lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta từ khi có Đảng đến nay
đều gắn liền với lịch sử nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin và tuyên truyền học thuyết cách mạng, khoa học đó vào
Việt Nam, với lịch sử đấu tranh, loại bỏ những quan điểm, tư tưởng sai trái
muốn đưa cách mạng Việt Nam đi theo hướng khác. Tuy nhiên, sau mỗi
khúc quanh của lịch sử, cách mạng nước ta lại tiếp tục phát triển. Tư tưởng
khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, của đường lối cách mạng
do Đảng ta đề ra đi vào cuộc sống một cách nhanh chóng, được thực hiện
sinh động trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước nhà.
Đây là điều hoàn toàn không phải ngẫu nhiên có được, mà nhờ công tác tư
tưởng liên tục của Đảng. Công tác tư tưởng đã thật sự đóng vai trò tiên
phong trên mặt trận lý luận, tư tưởng để giáo dục, bảo vệ và hoàn thiện
chủ trương, đường lối đã xác định, kiên trì mục tiêu, lý tưởng đã chọn.
Vấn đề đặt ra là: hiểu công tác tư tưởng của Đảng như thế nào cho
đúng? Để có một quan niệm tương đối đầy đủ về công tác tư tưởng của
Đảng, cần xuất phát từ ba căn cứ: Thứ nhất, vị trí, vai trò và chức năng,
nhiệm vụ của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; thứ hai, yêu
cầu của việc xây dựng nội bộ Đảng trong mỗi thời kỳ; thứ ba, sự vận động

và phát triển của ý thức xã hội. Với những căn cứ đó, có thể quan niệm
12
công tác tư tưởng của Đảng như sau: Công tác tư tưởng của Đảng là một
bộ phận cấu thành rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và trong
toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng, nhằm xây dựng Đảng luôn vững
mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức, tác động có định hướng lên trạng
thái và quá trình vận động của ý thức xã hội theo các quy luật riêng của
nó, để phát triển tiÒm năng sáng tạo tinh thần của xã hội, góp phần hình
thành những con người mới và xã hội mới. Mục tiêu cơ bản của nó là xác
lập thế giới quan, hệ tư tưởng và lập trường của giai cấp công nhân, nâng
cao nhận thức chính trị và bản lĩnh chính trị cho toàn Đảng, toàn dân.
Đi sâu hơn, chúng ta thấy, công tác tư tưởng của Đảng có những
vai trò chủ yếu như sau:
Một là: Trong sự nghiệp cách mạng, công tác tư tưởng là một bộ
phận cấu thành rất quan trọng, quan hệ trực tiếp đến sự thành bại của sự
nghiệp cách mạng. Bàn về công tác tư tưởng của Đảng, cố Tổng Bí thư Lê
Duẩn đã viết: "Trong Đảng ta, không có ngành nào già bằng ngành tuyên
huấn, vì từ khi có Đảng đã có rồi. Còn các ngành khác thì sau khi có chính
quyền mới có. Tuyên huấn là ngành già nhất, có nhiều kinh nghiệm nhất
[15, 112]. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng, trước hết Đảng phải đề
ra cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn; muốn vậy, phải nghiên cứu
lý luận, tổng kết thực tiễn. Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất, quan trọng nhất,
quyết định trực tiếp đến đường lối cách mạng và liên quan đến vận mệnh
của cả một dân tộc. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng, nếu không có lý luận cách
mạng thì không thể có phong trào cách mạng, "chỉ đảng nào có được
một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò
chiến sĩ tiền phong" [58, 32]. Trong tác phẩm "Đường cách mệnh", lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã viết: "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt,
trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa Êy. Đảng mà
không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tầu không có bàn

chỉ nam" và Người nhấn mạnh: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
13
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất
là chủ nghĩa Lênin" [86, 268]. Khi đất nước còn đắm chìm trong những
đêm dài nô lệ, Đảng ta đã vạch ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc
đúng đắn. Đường lối đó thực sự đã trở thành ngọn đèn pha cho dân tộc
Việt Nam vượt qua mọi gian nan, thử thách. Khi trở thành Đảng cầm
quyền, Đảng ta tiếp tục thực hiện Cương lĩnh chính trị năm 1930 và có sự
phát triển thêm một số vấn đề để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới.
Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ này, khi công cuộc cải tổ ở
Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu lâm vào khủng hoảng, chế độ
XHCN ở các nước đó sụp đổ thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường
lối đổi mới đúng đắn, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Thành
tựu của hơn 10 năm đổi mới vừa qua là một bằng chứng sinh động về sự
thành công của Đảng ta trên mặt trận lý luận.
Cùng với việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, công tác tư
tưởng đã tham gia tích cực vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đưa hệ tư tưởng khoa
học, cách mạng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào giai
cấp công nhân, nhân dân lao động, đem lại cho họ những hiểu biết về quy
luật phát triển của xã hội, những trí thức về thế giới quan khoa học, về
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân gạt bỏ những tàn dư tư tưởng xấu còn rơi rớt lại và
những tư tưởng lệch lạc mới phát sinh.
Ở đây, cũng phải thấy rằng, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng, nhất là khi nhiệm vụ chính trị cơ bản của Đảng đã thay đổi thì
công tác tư tưởng của Đảng không chỉ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn; tuyên truyền, giáo dục lý luận; phân tích và dự báo chính xác tình
hình tư tưởng , mà còn phải coi việc lãnh đạo, quản lý chặt chẽ các
phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài phát thành, vô tuyến truyền

hình ), các tổ chức văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học và hệ thống
14
giáo dục quốc dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Bởi vì, "các
phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan văn hóa, văn nghệ chiếm vị
trí quan trọng trong hệ thống giáo dục tư tưởng cho quần chúng. Chúng là
người đem tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đường lối, chính sách của Đảng vào
quần chúng, là người thể hiện, hướng dẫn dư luận xã hội và tham gia vào
việc hình thành dư luận xã hội" [113, 13]. Những sơ hở trong lãnh đạo và
quản lý các quá trình tư tưởng nói chung và các phương tiện thông tin đại
chúng nói riêng, để cho các phần tử phản động lợi dụng, xuyên tạc, sẽ tạo
nên những bất bình trong xã hội và là nguy cơ đe dọa cả chế độ xã hội.
Hai là: Trong xây dựng nội bộ Đảng, công tác tư tưởng là nhân tố
quyết định trực tiếp đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Có
thể khẳng định rằng, cùng với công tác tổ chức, công tác tư tưởng góp
phần xây dựng Đảng thành đội tiên phong, bé tham mưu chiến đấu của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Trong xây dựng nội
bộ Đảng, công tác tư tưởng có vai trò xây dựng và bảo vệ hệ tư tưởng của
giai cấp công nhân, chủ trương, đường lối của Đảng, tạo cơ sở đoàn kết
thống nhất trong Đảng, phát huy sự sáng tạo của các tổ chức Đảng và đảng
viên. Bởi vì, sự thống nhất tư tưởng bao giờ cũng xuất phát từ quan điểm
chung, lợi Ých chung, mục đích chung. Không đảm bảo được các yêu cầu
đó sẽ không có cơ sở cho sự tồn tại bền vững của sự đoàn kết thống nhất.
Mặt khác, nhờ đấu tranh tư tưởng mà phân biệt được đúng, sai, giữa khoa
học, cách mạng với bảo thủ, trì trệ để giúp cho Đảng lớn mạnh và phát
triển không ngừng. Cũng thông qua đấu tranh tư tưởng, một mặt, những
vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc của Đảng được khẳng định trước nhận
thức còn lệch lạc, không đúng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, hoặc sự
xuyên tạc, chống phá của các loại kẻ thù; mặt khác, thông qua đấu tranh tư
tưởng mà kịp thời phát hiện những vấn đề còn khiếm khuyết, chưa đúng
trong chủ trương, đường lối; sửa đổi và bổ sung kịp thời những vấn đề mới có

liên quan đÕn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
15
Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Từ trước đến nay, trong
cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng XHCN, trước khó
khăn, thử thách, nhất là trước mỗi bước ngoặt của lịch sử, bao giờ cũng
diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận sâu sắc trong Đảng. Điều đó là lẽ
đương nhiên, là sinh hoạt chính trị bình thường trong Đảng để tìm ra chân
lý. Vì, xét đến cùng, đấu tranh tư tưởng là cuộc hành trình đến chân lý, vì
chân lý, vì lẽ phải. Thực tiễn cho thấy, càng đứng trước khó khăn, thử
thách càng có khả năng xuất hiện những tư tưởng, quan điểm tiên tiến có
tác dụng thúc đẩy thực tiễn phát triển. Điều này đã được chứng minh khá
rõ nét trong tiến trình cách mạng nước ta, nhất là trong công cuộc đổi mới.
Do đó, mở rộng dân chủ, phát huy hết mọi tiềm năng trí tuệ trong Đảng và
trong nhân dân để xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng thật sự khoa
học và cách mạng, ngăn ngừa các khuynh hướng tư tưởng cực đoan, nóng
vội, bảo thủ hoặc phản bội là vấn đề thường xuyên đặt ra trong công tác tư
tưởng của Đảng nói riêng và trong mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng nói
chung.
Xã hội vận động và phát triển, nhiều vấn đề của quốc tế cũng như
trong nước diễn biến phức tạp, có tác động sâu sắc đến đời sống xã hội
nước ta, đòi hỏi Đảng phải có những quyết sách kịp thời và chính xác để
lãnh đạo xã hội. Lúc này, công tác tư tưởng không chỉ có vai trò bảo vệ hệ
tư tưởng khoa học, bảo vệ mục tiêu, lý tưởng đã chọn mà còn tham gia vào
việc tổng kết thực tiễn trong nước và thế giới, nghiên cứu lý luận, cung
cấp những căn cứ khoa học cho việc hình thành đường lối, "đưa cuộc sống
vào nghị quyết" đồng thời triển khai và tổ chức thực hiện đường lối, đưa
chủ trương, đường lối vào cuộc sống. Khi chủ trương, đường lối đi vào
cuộc sống, công tác tư tưởng lại tiếp tục tổng kết thực tiễn để bổ sung và
hoàn thiện đường lối, làm cho đường lối phù hợp với hiện thực khách
16

quan. Có thể khẳng định rằng, công tác tư tưởng thực sự trở thành một bộ
phận máu thịt trong quá trình lãnh đạo và hoạt động của Đảng ta.
Ba là: Xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, làm cho Đảng luôn
luôn trở thành đội tiền phong của giai cấp và dân tộc, tiến hành tốt công
tác tư tưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân
dân, không chỉ là để không có những biến động tiêu cực về mặt tư tưởng,
mà mục tiêu sâu xa hơn của công tác tư tưởng là phải xây dựng được ý
thức mới, quan niệm mới, nhân sinh quan cách mạng tích cực của con
người đối với cuộc sống, đối với xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất
định. Những ý thức mới, quan niệm mới đó phải thể hiện qua phong trào
hành động cách mạng của quần chúng, phát huy được năng lực "nội sinh"
của mình góp phần cải tạo và xây dựng xã hội mới.
Công tác tư tưởng trong Đảng và công tác tư tưởng của Đảng đối
với xã hội vừa có đặc điểm chung, vừa có đặc điểm riêng. Điểm chung là
đều nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng thời kỳ cách
mạng; đều dựa trên nền tảng tư tưởng khoa học, cách mạng là chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng; đều nhằm
mục tiêu xây dựng CNXH, thực hiện lý tưởng cao đẹp mà nhân loại đang
hướng tới. Còn điểm khác căn bản giữa công tác tư tưởng trong Đảng và
ngoài xã hội là ở đối tượng, phạm vi mà chủ thể công tác tư tưởng cần tác
động. Và, điều này dẫn đến sự khác nhau giữa nội dung, hình thức và
phương pháp tiến hành công tác tư tưởng trong Đảng và ngoài xã hội.
Đối tượng công tác tư tưởng trong Đảng là những cán bộ, đảng viên.
Họ là những người am hiểu thực tiễn, được giác ngộ lý luận cách mạng ở
mức độ nhất định. Đối tượng công tác tư tưởng ngoài xã hội là đông đảo
các tầng lớp dân cư, các giai tầng xã hội với khả năng, nhu cầu nhận
17
thức cũng như trình độ giác ngộ lý luận, chính trị khác nhau, không đồng
đều.
Yêu cầu đặt ra cho công tác tư tưởng trong nội bộ Đảng cao hơn

yêu cầu đặt ra cho công tác tư tưởng đối với quần chúng. Sinh hoạt tư
tưởng trong Đảng có chiều sâu hơn, thảo luận rộng rãi hơn. Công tác tư
tưởng trong nội bộ Đảng còn được bảo đảm bởi các nguyên tắc tổ chức, cơ
chế tổ chức. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số phải phục tùng ý kiến
của đa số; trong khi đó, trong quần chúng không có chế định bắt buộc như
vậy.
Trong điều kiện có chính quyền, một mặt, phải chú trọng làm tốt
công tác tư tưởng trong Đảng, vì công tác tư tưởng trong Đảng có vai trò
quyết định đến công tác tư tưởng ở ngoài xã hội; mặt khác, phải hết sức
coi trọng công tác tư tưởng ở ngoài xã hội, không nên đồng nhất công tác
tư tưởng trong Đảng và ngoài xã hội. Để thực hiện tốt điều này đòi hỏi
Đảng vừa trực tiếp tiến hành công tác tư tưởng trong hệ thống tổ chức của
Đảng từ trên xuống dưới, vừa phải lãnh đạo Nhà nước, thông qua Nhà
nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội khác để
tiến hành tốt công tác tư tưởng. Điều quan trọng là mỗi cán bộ, đảng viên -
dù ở cương vị nào - cũng luôn luôn phải là những chiến sĩ tiên phong trên
mặt trận tư tưởng.
Về yêu cầu đối với công tác tư tưởng của Đảng, cần chú ý mấy điểm:
- Đối tượng công tác tư tưởng là con người, là ý thức xã hội với
bao vấn đề đa dạng, phong phú và phức tạp. Vì thế, công tác tư tưởng phải
dựa trên những căn cứ khoa học, dựa trên những quy luật vận động, phát
triển của ý thức xã hội. Một trong những vấn đề cơ bản trong công tác tư
tưởng của Đảng là ở việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và
ý thức xã hội. Sự thành công hay thất bại trong công tác tư tưởng tùy
18
thuộc vào việc nhận thức và thực hiện mối quan hệ này. Nếu công tác tư
tưởng xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn - bao gồm cả thực tiễn
chính trị, kinh tế - xã hội và thực tiễn vận động tư tưởng trong xã hội, thấy
được vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội sẽ góp
phần ngăn ngừa được bệnh chủ quan, duy ý chí, rập khuôn, máy móc trong

công tác tư tưởng. Mặt khác, nếu thấy được tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội và vai trò tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã
hội sẽ giúp cho công tác tư tưởng ngăn ngừa được sự thụ động duy kinh tế.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân ta
tham gia cách mạng với lòng yêu nước, yêu hòa bình, tự do và yêu CNXH.
Trong cuộc chiến tranh một mất, một còn để giành độc lập, rất nhiều chiến
sĩ cộng sản đã hy sinh trong xà lim, trên máy chém và ngoài mặt trận.
Nhiều bà mẹ Việt Nam có 5-6 con là liệt sĩ, thậm chí có mẹ cả 9 người con
thân yêu của mình đều hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Có ý kiến lập luận rằng,
muốn hay không thì chiến tranh nổ ra, Ýt phải tuyên truyền, giải thích
nhiều, nhưng ai cũng có thể ra ngoài mặt trận, vì đó là vận mệnh sống còn
của Tổ quốc, nước mất thì nhà tan. Quan niệm đó đã hạ thấp vai trò tích
cực, tự giác của công tác tư tưởng. Đúng là trong chiến tranh giải phóng
dân tộc, công tác tư tưởng có thể có nhiều thuận lợi hơn, vì tinh thần yêu
nước, thương nòi, chí căm thù ngoại bang xâm lược luôn luôn thường trực
trong ý thức con người Việt Nam. Nó được kết tinh và hun đúc từ đời này
sang đời khác. Nhưng, dù lòng yêu nước đó có cao đến bao nhiêu chăng
nữa, nếu không được tập hợp, được giác ngộ về lý tưởng, về lẽ sống, về
mục tiêu cách mạng, không biến nhận thức thành niềm tin, thành ý chí,
thành quyết tâm thì khó có thể thức tỉnh được trái tim, khối óc của hàng triệu
người, tạo nên một sức mạnh tổng hợp để chống lại kẻ thù, người trước
ngã xuống, người sau đứng lên, kiên quyết đấu tranh sống mái với kẻ thù.
19
- Công tác tư tưởng vừa là một khoa học, vừa là nghệ thuật. Nó
phải dựa trên cơ sở khoa học, tức là khi phân tích, giải quyết những vấn đề
tư tưởng trong đời sống chính trị - xã hội, chúng ta phải phân tích sâu các
hiện tượng, khám phá ra các mâu thuẫn và thông qua những mâu thuẫn.
Công tác tư tưởng phải thường xuyên phân tích cụ thể các trạng thái tư
tưởng cụ thể, nhất là sự diễn biến tư tưởng của xã hội trước những bước
ngoặt lịch sử. Mặt khác, quá trình tiến hành công tác tư tưởng phải nghiên

cứu, phân tích rõ đặc điểm, tâm lý của đối tượng. Để hiểu đúng tâm trạng
xã hội cũng như các tập thể, các cộng đồng, phải đi sâu phân tích các lợi
Ých trước mắt và những lợi Ých sâu xa của con người, vừa chú trọng lợi
Ých vật chất, vừa xét lợi Ých tinh thần (đặc biệt lợi Ých về chính trị, văn
hóa của con người ). Ph. Ăng-ghen đã từng chỉ ra rằng, tư tưởng mà
không gắn với lợi Ých là tư tưởng tự làm nhục mình. Khi xem xét, đánh
giá tư tưởng một con người phải có quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể:
Vừa xem xét tư tưởng con người ở khía cạnh xã hội nói chung, vừa coi
trọng mặt ý thức chính trị, vừa đi sâu vào cuộc sống đời thường để có
phương pháp tiến hành công tác tư tưởng một cách sát đúng.
* Công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng
Đảng là một hệ thống thống nhất các tổ chức của Đảng. Nói hệ
thống tổ chức của Đảng là nói tính thống nhất, tính không thể chia cắt của
Đảng. Tuy nhiên, trong hệ thống tổ chức của Đảng, tổ chức Đảng ở mỗi
cấp có vị trí, vai trò khác nhau. Vì vậy, yêu cầu công tác tư tưởng ở mỗi
cấp có sự khác nhau.
TCCSĐ là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, là cầu nối trực tiếp
giữa Đảng với nhân dân, giữa tổ chức với cá nhân, nơi quán triệt và tổ
chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước, trực tiếp giáo dục, rèn luyện, thử thách, sàng lọc và
quản lý đảng viên về chính trị, tư tưởng, hành động, quan hệ xã hội, nắm
20
rõ tâm tư, nguyện vọng của đảng viên và nhân dân, giữ mối quan hệ chặt
chẽ giữa từng đảng viên với tổ chức đảng.
Nhiệm vụ, công tác tư tưởng của TCCSĐ là truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở
cơ sở; xây dùng cho họ thế giới quan khoa học, cách mạng, niềm tin và
quyết tâm cao; giúp họ hiểu và vận dụng đúng các chủ trương, đường lối
của Đảng vào thực tiễn tạo thành các phong trào cách mạng sôi nổi ở cơ

sở; phát hiện, đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, bảo vệ chủ
nghĩa Mác - Lênin, bảo vệ cương lĩnh, đường lối của Đảng, bảo vệ bản sắc
văn hóa của dân tộc; v.v
So với các cấp trên, công tác tư tưởng ở cấp cơ sở có những đặc
điểm đáng chó ý như sau:
- Về mục tiêu: Công tác tư tưởng ở cơ sở có nhiệm vụ chính là xây
dựng, củng cố, làm cho TCCSĐ trong sạch, vững mạnh về mọi mặt, xứng
đáng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, đồng thời trực tiếp giáo dục,
lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng và mọi
tầng lớp nhân dân ở cơ sở, làm cho các tổ chức chính trị - xã hội và mọi
tầng lớp nhân dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước, giải quyết kịp thời và dứt điểm các lệch
lạc về tư tưởng, không để tạo ra những biến động tiêu cực về mặt tư tưởng.
- Về đối tượng: Công tác tư tưởng ở cơ sở là TCCSĐ, là từng cán
bộ, đảng viên và từng gia đình, từng người dân. Như vậy, TCCSĐ vừa là
chủ thể vừa là đối tượng của công tác tư tưởng. Đặc điểm này thể hiện
đậm nét và sâu sắc hơn so với công tác tư tưởng ở các cấp trên khác.
- Về nội dung: Công tác tư tưởng ở cơ sở đặt nhiệm vụ tuyên
truyền, giáo dục các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước lên vị trí hàng đầu, gắn với (thông qua đó) truyền bá
21
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì, cơ sở là cấp tổ chức và
trực tiếp thực hiện những quan điểm, tư tưởng của Đảng, đưa nghị quyết
của Đảng vào cuộc sống. Như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu lý luận - một bộ
phận của công tác lý luận - không đặt ra như một trọng tâm chính đối với
TCCSĐ, mặc dù cấp này cũng có thể tham gia vào công tác nghiên cứu lý
luận thông qua việc tổng kết thực tiễn từ cơ sở và thảo luận, đóng góp ý
kiến vào các dự thảo văn kiện của Trung ương Đảng, của các cấp ủy đảng
cấp trên.
Phương thức tiến hành công tác tư tưởng ở cơ sở là vừa trực tiếp,

vừa thông qua TCCSĐ, cán bộ, đảng viên, thông qua các tổ chức chính trị
xã hội ở cơ sở; vừa bằng cơ chế (tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục thậm
chí bao gồm cả kỷ luật Đảng) bằng uy tín, bằng sự gương mẫu của cán bộ,
đảng viên để tiến hành công tác tư tưởng.
Công tác tư tưởng ở cơ sở đòi hỏi tính trực tiếp, cụ thể rất cao, phải
nắm rõ và tác động được tới tâm tư, tình cảm của từng đối tượng, từng con
người, từng số phận, phân tích và dự báo chính xác các khuynh hướng tư
tưởng trong Đảng và trong nhân dân.
Trên đây là những đặc điểm có tính chung nhất về công tác tư tưởng
của TCCSĐ. Nhưng, tùy theo tính chất, đặc điểm của mỗi loại hình cơ sở mà có
những đặc thù riêng phù hợp cho công tác tư tưởng của mỗi loại hình
TCCSĐ.
Dưới đây, xin đề cập một số đặc điểm nổi bật về công tác tư tưởng
của loại hình cơ sở đảng cấp xã so với công tác tư tưởng ở những loại hình
cơ sở khác.
Xã là đơn vị cuối cùng trong hệ thống hành chính bốn cấp của
nước ta. Đó là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là cấp chính quyền có mối
22
quan hệ trực tiếp với dân (chủ yếu nông dân), giải quyết những vấn đề rất
cụ thể liên quan đến đời sống hàng ngày của nhân dân như ăn, mặc, ở, đi
lại, học tập, chữa bệnh, việc làm, đất đai và nhiều vấn đề khác của nông
dân, nông thôn. Nông thôn là bộ mặt phản chiếu tất cả tình cảm, thái độ,
trình độ năng lực không chỉ của mỗi người dân, mà còn thể hiện năng lực,
vai trò của các cấp, các ngành. Bên cạnh đó, xã còn là nơi in đậm dấu Ên
của tinh thần cộng đồng làng xã, các phong tục tập quán cổ truyền của dân
tộc. Bởi vậy, công tác tư tưởng ở cơ sở xã rất trực quan, dễ nhận thấy. Từ
đặc điểm này, công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã phải mang tính kịp
thời và trực tiếp rất cao. Nếu tiến hành chậm, những vướng mắc về tư
tưởng của nhân dân không được tháo gỡ thì rất dễ dẫn đến mâu thuẫn,

thậm chí có thể xảy ra những hành động bột phát, cực đoan từ phía nhân
dân.
Công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã còn có một số đặc điểm rất
đáng chú ý là tư tưởng và diễn biến tư tưởng của các giai tầng xã hội rất đa
dạng và không kém phần phức tạp, nổi lên là các hình thái tư tưởng - tâm
lý của nông dân; tư tưởng của người sản xuất nhỏ; tư tưởng của cán bộ,
công nhân viên chức nhà nước đã nghỉ hưu hoặc nghỉ chế độ mất sức; tư
tưởng dòng tộc, dòng họ; v.v
Đương nhiên, mặc dầu về nội dung và tính chất, công tác tư tưởng
của Đảng ở các cấp có sự khác nhau, nhưng giữa cấp này với cấp khác có
mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
Lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta kể từ khi có Đảng đều
gắn với vai trò công tác tư tưởng của Đảng. Tuy nhiên, bước sang giai
đoạn cách mạng mới, làm sao để công tác tư tưởng của Đảng luôn có chất
lượng, hiệu quả cao, có tác dụng rõ rệt trong việc phát triển đời sống vật
chất và tinh thần của xã hội là vấn đề cấp bách đặt ra. Xét đến cùng, chất
lượng công tác tư tưởng vẫn là điều đáng quan tâm nhất tạo nên bước tiến
23
trong quá trình làm cho thế giới quan khoa học và cách mạng thâm nhập
sâu vào quần chúng, đưa mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống.
1.1.2. Quan niệm về chất lượng công tác tư tưởng của Đảng và
chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã trước yêu
cầu mới
- Chất lượng công tác tư tưởng của Đảng trong tình hình hiện nay
Nhận thức của con người là hoạt động rất đặc thù của hình thái ý
thức xã hội. Vì vậy, quan niệm chất lượng công tác tư tưởng của Đảng
không đơn giản như quan niệm về chất lượng của hoạt động sản xuất kinh
doanh của một đơn vị kinh tế thông thường dễ nhận thấy.
Là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng

và trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng, chất lượng công tác tư
tưởng của Đảng không tách rời hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng ở
mỗi giai đoạn lịch sử.
Chất lượng công tác tư tưởng là mức độ đạt được của công tác tư
tưởng ở các đối tượng so với yêu cầu mà chủ thể tiến hành công tác tư tưởng
đặt ra. Chất lượng công tác tư tưởng của Đảng thể hiện trên các khía cạnh:
Thứ nhất, tác dụng nâng cao nhận thức mọi mặt cho các đối tượng,
nhất là nhận thức chính trị, đáp ứng với đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị của
Đảng trong từng thời kỳ cách mạng. Cùng với nhận thức được mở rộng và
nâng cao, ở đối tượng sẽ dần dần hình thành nhân sinh quan, thái độ ứng
xử đúng đắn, tích cực.
Thứ hai, độ bền vững, sâu sắc của nhận thức do công tác tư tưởng
đem lại, tức là từ nhận thức biến thành niềm tin và thành hành động tích cực,
sáng tạo; từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên và từng người dân có thể
tự mình phân tích, lý giải các vấn đề, phân biệt được đúng, sai, phản ứng kịp
24
thời với các ý kiến, dư luận lệch lạc, các luận điệu xuyên tạc, vững vàng
trước mọi thử thách, mọi biến động trong tình hình thế giới và đất nước.
Thứ ba, sự nhạy bén, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn tư tưởng, sự
hợp đồng chặt chẽ trong hoạt động tư tưởng giữa các tổ chức, các chủ thể,
các phương tiện tiến hành công tác tư tưởng.
Thứ tư, mức độ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, phù hợp với các đối tượng
và các hoàn cảnh cụ thể của các cấp, các ngành, các TCCSĐ và các địa
phương, đơn vị.
Thứ năm, tính chiến đấu, khắc phục những nhận thức lệch lạc, các
tư tưởng lạc hậu và đấu tranh chống các tư tưởng phản động.
Gần gũi với khái niệm "chất lượng" trong công tác tư tưởng là khái
niệm "hiệu quả". Hiệu quả công tác tư tưởng là tương quan giữa kết quả
tác động của chủ thể tiến hành công tác tư tưởng(của các cá nhân hay các
tổ chức chính trị-xã hội) so với công sức đã đầu tư.

Chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng có những đặc điểm
chung là đều căn cứ vào mục tiêu mà công tác tư tưởng đặt ra, tức là đều
dựa vào thực tiễn, lấy kết quả hoạt động thực tiễn để xem xét, đánh giá
năng lực của chủ thể tiến hành công tác tư tưởng.
Bên cạnh một số đặc điểm chung nói trên, giữa chất lượng và hiệu
quả công tác tư tưởng có một số đặc điểm khác biệt. Từ điển tiếng Việt do
Viện Ngôn ngữ học biên soạn, Trung tâm Từ điển học và Nhà xuất bản Đà
Nẵng xuất bản năm 1997 định nghĩa: chất lượng là "cái tạo nên phẩm chất,
giá trị của một con người, một sự vật, sự việc" [123, 139], hiệu quả là "kết
quả như yêu cầu của việc làm mang lại" [123, 424]. Theo đó, khi xem xét
chất lượng một công việc nào đó, người ta chú trọng đánh giá mặt chất,
thực chất của công việc đó, những kết quả, tác dụng mà công việc Êy đem
lại, chứ không tính đến mặt lượng của nó (lượng chuyển biến ở đối tượng
25

×