SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ SINH HỌC 12
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRUY$N THÔNG ĐA PHƯƠNG
TIỆN"
1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội: Với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội -
khoa học công nghệ hiện nay, xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá đòi hỏi con người
phải có kiến thức sâu rộng, đồng thời tích cực, năng động và sáng tạo trong mọi lĩnh vực.
Vì vậy, dạy học cũng phải đáp ứng yêu cầu đó của xã hội.
- Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học (PPDH): Định hướng đổi mới
PPDH hiện nay lấy người học làm trung tâm khắc phục lối dạy học truyền thụ kiến thức một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian và điều kiện
tự học, tự nghiên cứu của học sinh (HS).
- Thực tiễn dạy học môn Sinh học ở trường THPT: Nội dung chương trình sinh học
lớp 12 chứa đựng các kiến thức về khái niệm, cơ chế, quy luật khá trừu tượng đối với HS
phổ thông. Vậy để truyền tải những kiến thức đó như thế nào thì ở các trường phổ thông
phương tiện dạy học (PTDH) chỉ mới dừng lại ở các tranh, ảnh, những mẫu vật hoặc hay
phim được chiếu bằng phương tiện ti vi rất thụ động Với những PTDH đó người giáo
viện (GV) gặp phải khó khăn rất lớn là không thể dùng lời để diễn tả hết những diễn biến
phức tạp, những biến đổi trong các quá trình sinh học ở cấp độ vi mô đó để HS hiểu một
cách sâu sắc. Hơn nữa, việc mô tả các quá trình đó GV khó kích thích HS chủ động khám
phá tìm ra kiến thức mới cần lĩnh hội.
- Vai trò PTDH trong dạy học Sinh học: Một trong những yếu tố góp phần rất lớn
vào sự thành công của bài giảng đó là các PTDH đặc biệt trong đó là ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) trong dạy học như: MS. Frontpage, PowerPoint, Flash, Violet, Paint,
Sothink SWF quicker Vì nó cho phép chúng ta có thể xử lý, gia công, các tranh, ảnh hay
2
các đoạn phim phù hợp với nội dung dạy học mô tả các quá trình diễn ra ở bất kỳ cấp độ
nào, có thể khắc phục mặt tĩnh của các PTDH đang dùng mà không bị động. Tuy nhiên,
CNTT có những thế mạnh như vậy nhưng các GV muốn ứng dụng nó theo hướng trên
vào dạy học còn gặp nhiều khó khăn như: cách xây dựng và khai thác các nguồn tư liệu
đã có vận dụng vào thiết kế bài giảng.
Xuất phát từ những lý do trên, Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề xuất sáng kiến kinh
nghiệm: “Thiết kế và sử dụng BGĐT Sinh học 12 theo hướng tích hợp truyền thông đa
phương tiện”
Phần II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA Đ$ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
a. Khái niệm phương tiện dạy học:
PTDH là các phương tiện được sử dụng trong quá trình dạy học, bao gồm các đồ
dùng dạy học, các trang thiết bị kỹ thuật dùng trong dạy học, các thiết bị hỗ trợ và các
điều kiện cơ sở vật chất khác.
b. Khái niệm phương tiện trực quan:
PTTQ là khái niệm phụ thuộc khái niệm PTDH. PTTQ được hiểu là một hệ thống
bao gồm mọi dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp dùng trong
QTDH với tư cách là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan về sự vật hiện tượng,
làm cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng kỹ xảo về đối
3
tượng đó cho HS.
c. Khái niệm đa phương tiện (Multimedia):
Theo tác giả Dương Tiến Sỹ “Đa phương tiện là việc sử dụng nhiều phương tiện khác
nhau để truyền thông tin ở các dạng như văn bản, hình ảnh tĩnh và động, âm thanh, phim,
video,… cùng với siêu liên kết giữa chúng với mục đích giới thiệu thông tin”.
Kênh chữ: bao gồm nội dung kiến thức trong SGK được thể hiện bằng kênh chữ.
Đây là yếu tố không thể thiếu trong bài giảng điện tử theo hướng tích hợp TT ĐPT.
+ Kênh hình: bao gồm ảnh tĩnh và động, phim, video, là nguồn tư liệu quan trọng
giúp HS tìm tòi, khám phá tự lĩnh hội kiến thức mới.
+ Kênh âm thanh: bao gồm lời giảng của GV; tiếng thuyết minh của từng đoạn phim,
hình ảnh; nhạc nền của các đoạn phim đã được xử lí phù hợp với nội dung dạy -
học. Âm thanh là một yếu tố rất quan trọng gây cảm xúc rất mạnh và hứng thú đối
với HS.
+ Hyperlink (siêu liên kết): được hiểu là một kết nối từ một vị trí này đến bất kỳ một
đích nào khác như một văn bản, một hình ảnh, phim, video, Điểm đặt hyperlink
có thể là text hay một biểu tượng hoặc một hình ảnh. Chỉ cần click vào Hyperlink,
thì đích được hiển thị.
d. Khái niệm tích hợp truyền thông đa phương tiện (Multimedia):
Vai trò của đa phương tiện trong dạy học: Thế mạnh của CNTT là khả năng lưu trữ,
chia sẻ và liên kết nhanh. Dữ liệu kỹ thuật số lưu trữ trong máy tính, trên internet có thể
dễ dàng được sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp với mục đích sử dụng.
4
Sự phát triển của CNTT kéo theo hàng loạt các phương tiện tích hợp phát triển theo
như máy chiếu (projector), loa, kính hiển vi, tivi kết nối máy tính tạo nên bộ phương
tiện dạy học cực kỳ hiệu quả.
Theo tác giả Dương Tiến Sỹ “Trong dạy học, các công cụ đa phương tiện sẽ giúp GV
xây dựng được bài giảng sinh động theo hướng TH TTĐPT, thu hút sự chú ý của HS,
thuận lợi áp dụng các PPDH tích cực và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS toàn
diện, khách quan ngay trong quá trình học”.
1.1.2. Quá trình truyền thông
QTTT nhằm thực hiện sự trao đổi qua lại về kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng, ý kiến,
tình cảm. Người ta có thể sử dụng các hệ thống ký hiệu khác nhau theo dạng phi ngôn từ
hoặc ngôn từ để thông báo.
QTTT là một quá trình bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin từ người
truyền tin đến người nhận tin.
1.1.4. Mối quan hệ giữa quá trình truyền thông và quá trình dạy học
Qua các mô hình truyền thông các thông điệp được truyền đi từ người phát đến
người nhận đều được thông qua các phương tiện, các kênh thông tin. Trong QTDH các
thông điệp từ người dạy cũng được các phương tiện chuyển tải đến người học trong một
môi trường sư phạm thích hợp.
5
Người
phát
Lập mã
*Kỹ năng
truyền thông
* Thái độ
* Kiến thức
* Hệ thống
văn hoá xã
hội
Người
thông
dịch
Người
thu
Giải mã
Người
thu
Giải mã
Người
thông
dịch
Người
phát
Lập mã
Thông điệp truyền
Thông điệp đáp
*Kỹ năng
truyền thông
* Thái độ
* Kiến thức
* Hệ thống
văn hoá xã
hội
Tiếng
ồn
Hình 1.3 . Mô hình truyền thông hai chiều dạy học.
Tóm lại, QTDH và QTTT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: QTDH là một QTTT
đều bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin trong một môi trường sư phạm
thích hợp; sự tương tác giữa người học và các thông tin. Trong bất kì tình huống dạy học
nào cũng có một thông điệp được truyền đi. Các thông điệp, các phản hồi trên, tùy theo
PPDH, được các phương tiện chuyển tải đến cho người học.
QTDH là một quá trình hai chiều: Thầy giáo truyền đạt các thông điệp khác nhau
(các thông tin mà người học phải học được và hiểu được hay phải thực hành được một
vài nhiệm vụ). Người học truyền đạt lại cho thầy giáo sự tiến bộ học tập (hay không tiến
bộ), mức độ nắm vững kĩ năng đã được thầy giáo dạy. Những thông tin này được thầy
giáo tiếp nhận, xử lí và quyết định điều chỉnh hay tiếp tục thực hiện công việc dạy học
của mình. Thầy giáo phản hồi thông tin (uốn nắn, hướng dẫn động viên cho người
học).
1.1.5. Vai trò của các giác quan trong quá trình tiếp nhận thông tin:
Năng lực chuyển tải của một số kênh như sau: Kênh thị giác: 1,6.10
6
bit/s; Kênh
thính giác: 0,32.10
6
bit/s; Kênh xúc giác: 0,16.10
6
bit/s. Như vậy trong QTTT dạy - học
thì kênh thị giác đóng vai trò quan trọng nhất, đó là kênh nhanh nhất, rộng nhất và xa
nhất.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tập trung vào việc điều tra cơ bản về tình hình dạy - học môn sinh học THPT có
liên quan trực tiếp đến SKKN như sau:
1.2.1. Điều tra những hiểu biết của GV về PPDH tích cực
6
Để điều tra về hiểu biết của GV về PPDH tích cực, tôi sử dụng phiếu điều tra (xem
phụ lục 1.1). Phiếu điều tra gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm về PPDH. Quá trình điều tra
được tiến hành với các GV đang trực tiếp giảng dạy môn sinh học 12 trên địa bàn huyện
Văn Giang. Với cách tính điểm như sau: Mỗi ô trả lời đúng được 1 điểm, mỗi ô trả lời sai bị
trừ 1 điểm, ô trống không có điểm. Điểm tối đa mỗi người có thể đạt được là 60 điểm. Kết
quả điều tra thu được là: tỉ lệ GV hiểu biết và sử dụng PPDH tích cực là rất lớn, số người đạt
điểm dưới trung bình thấp (<20%) trong đó chủ yếu là các GV đã lớn tuổi. Như vậy, đa số
các GV có hiểu biết khá tốt về PPDH tích cực.
Tuy nhiên, qua phỏng vấn và quan sát kết hợp với tham khảo giáo án của GV,
chúng tôi thấy rõ họ chưa biết phối hợp các PPDH theo hướng phát huy tối đa ưu điểm
của từng phương pháp cụ thể và hạn chế những nhược điểm của từng phương pháp được
sử dụng, nên đã hạn chế nhiều đến chất lượng dạy và học, không tạo được hứng thú và
không khơi dậy được tính tích cực tìm tòi của HS.
1.2.2. Điều tra thực trạng trang bị và sử dụng các PTDH, đặc biệt là máy vi tính,
đầu đĩa DVD, tivi, radio, máy chiếu, mạng internet:
Để điều tra thực trạng trang bị PTDH (xem phụ lục 1.2), tôi điều tra số lượng trang
bị PTDH ở các trường. Qua điều tra 1 số trường THPT ở Tỉnh Hưng Yên tôi thấy các
trường đều được trang bị tối thiểu 01 phòng máy vi tính, 01 phòng máy chiếu. Tình hình
trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy – học khác theo danh mục tối thiểu của Bộ. Nhưng việc
khai thác hiệu quả sử dụng các PTDH của GV ở các trường hiện nay còn rất thấp. Yếu tố
chủ quan là do bản thân GV chưa thấy hết ưu thế của các PTDH trong việc nâng cao chất
lượng giờ dạy, chưa có kỹ năng sử dụng máy tính, và chưa có ý thức tự làm đồ dùng dạy
học. Do đó tình trạng "dạy chay" dẫn đến không phát huy được tính tích cực nhận thức,
hứng thú học tập của HS, làm hạn chế kết quả học tập.
7
Về các loại PTDH hiện có ở các trường THPT chủ yếu là tranh ảnh, mô hình có
nguồn gốc từ các công ty thiết bị GD; một số tranh ảnh do GV tự vẽ, tự thiết kế phục vụ
cho chính bài dạy của mình. Đánh giá chung của GV là các PTDH trang bị chưa đầy đủ
nên chưa đáp ứng hết nội dung lấy kiến thức cũng như thuận lợi cho GV trong việc tổ
chức các hoạt động học tập.
Về các PTDH GV thường sử dụng trong DHSH: PTDH chủ yếu là tranh ảnh với
mục đích minh hoạ cho các kiến thức trong SGK.
Về hướng sử dụng CNTT trong DH đối với GV Phổ thông: Tuy rằng trang thiết bị
ở các trường Phổ thông tương đối đầy đủ, song do trình độ tin học của GV nói chung và
GV Sinh học nói riêng còn chưa cao do đó các thiết bị hiện đại còn ít được sử dụng. Đa
số các trường chỉ sử dụng máy tính trong các giờ hội giảng, thi GV dạy giỏi, một số GV
có sử dụng máy tính để thiết kế bài giảng trên word.
Những khó khăn của GV khi sử dụng CNTT trong DH: Đa số GV cho rằng khó
khăn lớn nhất đối với họ là chưa có kỹ năng sử dụng máy tính một cách thành thạo, do đó
ngại, không dám sử dụng các thiết bị hiện đại của nhà trường, một số GV thành thạo thì
thiếu tài liệu hỗ trợ như: Hình ảnh, các đoạn phim phù hợp với nội dung bài dạy do họ
chưa biết khai thác chúng trên internet, hoặc do tiếng Anh còn hạn chế nên gặp nhiều khó
khăn trong việc tìm tài liệu, do vậy hạn chế tính ứng dụng CNTT trong DH dẫn đến phần
nào hạn chế chất lượng DH cũng như chất lượng lĩnh hội của HS.
Nhu cầu của GV về việc hỗ trợ các tài liệu, PTDH theo hướng ứng dụng CNTT:
Hầu như các GV đều mong muốn tham gia các lớp học tập huấn về kỹ năng về sử dụng
máy tính và tập huấn về PPDH có sử dụng CNTT ở mức cơ bản và nâng cao về việc hỗ
trợ TLHD, hệ thống tranh ảnh, phim phù hợp với nội dung từng bài học trong SGK. Do
họ không thể bỏ nhiều thời gian sưu tầm và gia công sư phạm tài liệu, đó cũng có phần
8
vượt qua khả năng của họ.
1.2.3. Điều tra phương pháp và mức độ sử dụng các PTDH kĩ thuật số trong dạy học
Sinh học:
Điều tra về phương pháp và mức độ sử dụng các PTDH kĩ thuật số của GV (xem
phụ lục 1.3),tôi nhận thấy trong các bài giảng còn đơn thuần chỉ là các bản trình chiếu
(Presentation), nhưng nhiều GV nhầm lẫn gọi đây là “giáo án điện tử”. Đa số GV sử
dụng bản trình chiếu như là một bảng phụ, nên mặc dù trên màn chiếu đã có các nội
dung bài giảng, nhưng họ vẫn ghi lại trên bảng đen để HS ghi vào vở. GV không có các
qui định hướng dẫn hoạt động cụ thể cho HS quan sát, theo dõi bài và ghi chép khi sử
dụng các bản trình chiếu.
Nhìn chung, rất ít GV sử dụng các PTDH kĩ thuật số là nguồn dẫn tới kiến thức
mới, để hoàn thiện – củng cố kiến thức và để kiểm tra – đánh giá kết quả đạt mục tiêu bài
học. Hầu hết GV chỉ sử dụng các PTDH kĩ thuật số để minh họa cho lời giảng của mình.
Tình trạng này dễ dẫn đến nhận định việc ứng dụng CNTT là việc chuyển từ “đọc chép”
sang “nhìn chép”.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do GV thiếu các nguồn tư liệu kĩ thuật số
phù hợp với nội dung dạy học. Có một số ít GV sưu tầm được, nhưng không biết cách gia
công sư phạm và gia công kỹ thuật các tư liệu đó, việc sử dụng thường chỉ là những ảnh
(tĩnh hoặc động) có sẵn được sưu tầm từ các đĩa CD và các nguồn khác, có thể xem đó là
nguồn tư liệu “thô”, nên mức độ sử dụng còn rất ít.
Qua quá trình điều tra, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Phương pháp giảng dạy của GV vẫn chưa được đổi mới, không kích thích được
tính tích cực của HS; chưa thực sự đầu tư tìm tòi, phối hợp sử dụng PPDH hợp lý.
9
2. GV đã nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của PTDH, nhưng mức độ sử dụng
PTDH trong dạy – học bộ môn còn nhiều hạn chế
3. Các trường đều được trang bị máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi, máy chiếu, mạng
internet, nhưng đa số các GV chưa khai thác có hiệu quả các phương tiện đó.
4. GV sưu tầm được các tư liệu dạy học từ các nguồn khác nhau, nhưng không biết
cách gia công sư phạm và gia công kỹ thuật các tư liệu đó. Mọi GV đều có nhu cầu cao
về các PTDH kĩ thuật số để xây dựng BGĐT trong dạy học Sinh học.
Chương 2
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ SINH HỌC 12
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRUY$N THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
2.1. Nguyên tắc thiết kế BGĐT sinh học 12 theo hướng TH TTĐPT
2.1.1. Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy-học.
Theo quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm phát huy vai trò cụ thể tích cực chủ
động của người học thì mục tiêu đề ra cho HS, do HS thực hiện, GV phải hình dung được
sau một bài, một cụm bài hay một chương, một phần của chương HS cần phải lĩnh hội
được những kiến thức, kĩ năng gì, hình thành những thái độ gì, ở mức độ như thế nào.
Căn cứ vào mục tiêu, khi thiết kế bài giảng theo hướng tích hợp truyền thông đa
phương tiện, mỗi mục tiêu phải được cụ thể hoá bằng hệ thống câu hỏi, các PHT dưới các
dạng khác nhau kết hợp với việc quan sát các hình ảnh, các đoạn video, các file ảnh động
để định hướng các hoạt động học và tự học cho HS. Tiến trình tổ chức cho HS từng bước
giải quyết được các câu hỏi, PHT, đó cũng đồng thời là quá trình thực hiện các mục tiêu dạy
học đã đề ra.
10
Ví dụ: Xác định mục tiêu “Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của
ADN Sinh học 12 nâng cao”
* Sau khi học xong bài này HS cần phải đạt được:
- Hiểu và trình bày được khái niệm, cấu trúc của gen, phân biệt được các loại gen.
- Nêu được khái niệm mã di truyền và bằng chứng về mã bộ ba.
- Trình bày được các đặc điểm của mã di truyền
- Hiểu và nêu được các nguyên tắc cơ chế nhân đôi của ADN
- Mô tả được cơ chế nhân đôi của ADN theo nguyên tắc nữa gián đoạn và so sánh
điểm khác nhau giữa nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn.
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
Để thực hiện mục tiêu kiến thức “ Mô tả cơ chế nhân đôi của ADN theo nguyên tắc
nữa gián đoạn” yêu cầu trong đĩa CD- ROM tư liệu Multimedia phải có những file ảnh
động hay file phim và ảnh tĩnh về quá trình nhân đôi của ADN để học sinh quan sát hoạt
động theo PHT.
11
Qua việc theo dõi quan sát các file ảnh động, ảnh tĩnh để hoàn thành PHT
- PHT số 1: Nêu lên các thành phần tham gia vào quá trình nhân đôi ADN.
- PHT số 2: Mô tả quá trình nhân đôi ADN.
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác của nội dung dạy học
- Xác định nội dung trọng tâm, tìm những kiến thức có liên quan và ví dụ minh họa
cho nội dung đó.
- Phải biết kết hợp nội dung mà HS đã học sẽ học với nội dung đang học theo một
trình tự hợi lí.
Ví dụ: Đây đều là 2 file ảnh động mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST
12
Ta thấy rằng trong file ảnh động thứ hai mô tả không cụ thể chính xác từng mức cấu
trúc siêu hiển vi của NST làm cho HS khó hình dung được cấu trúc NST, đâu là sợi cơ
bản, đâu là sợi nhiễm sắc, đâu là crômatit, Trong khi đó file ảnh động thứ nhất mô tả cụ
thể hơn về cấu trúc NST bao gồm từng mức cấu trúc, mỗi mức như vậy có chiều ngang là
bao nhiêu làm cho HS xác định được cấu trúc siêu hiển vi của NST chính xác hóa hơn từ
đó phát sinh trong người học nhu cầu tìm tòi vì sao NST lại có cấu trúc như vậy và nó có
liên quan với chức năng như thế nào.
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm
Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm thể hiện ở việc gia công sư phạm và gia công kĩ
thuật tư liệu thu được như các hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim,…phù hợp với nội
dung kiến thức, tạo nên những biểu tượng trực quan sinh động và trung thực, HS kết hợp
kênh chữ với kênh hình với các đoạn phim, dễ dàng tự lĩnh hội kiến thức mới thông qua
hoạt động trả lời các câu hỏi, bảng biểu, phiếu học tập vv ,.
Ví dụ: Khi giảng dạy phần: “Khái niệm và các dạng đột biến gen”. Bài 4 chương I
Sinh học 12 nâng cao GV cho HS theo dõi file ảnh về các dạng đột biến gen sau khi quan
sát kết hợp nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra, sau khi HS trả lời cho cả
lớp nhận xét GV bổ sung chốt lại kiến thức.
13
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan, thẩm mỹ
- Cụ thể hoá những kiến thức lý thuyết cơ bản, đơn giản hoá các kiến thức phức tạp để
HS tiếp thu một cách đầy đủ và sâu sắc.
- Gây cho HS sự chú ý, hứng thú, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo, phát hiện ra tri
thức mới.
- Phát huy tính thích cực của HS, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, phát triển năng lực
tư duy và năng lực hành động.
- Giáo dục và làm tăng lòng ham mê nghiên cứu khoa học, hình thành thói quen liên
hệ giữa lý thuyết và thực tế.
Ví dụ: Bài 26-Công nghệ tế bào
14
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, hữu dụng
Các nguồn tư liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy Sinh học có trên mạng rất nhiều, chúng ta
khi download về để việt hóa và sử dụng cần lựa chọn những tư liệu bám sát với nội dung
chương trình bài học.
Ví dụ: Khi giảng dạy phần: “Cơ chế phiên mã”-bài 2; chương 1.Sinh học 12 nâng cao.
Trong 2 file ảnh động sau đều mô tả cơ chế phiên mã, Tôi đã lựa chọn file ảnh động thứ
hai vì file ảnh động này mô tả một cách đầy đủ hơn, rõ ràng và lượng thời gian đảm bảo,
HS quan sát kỹ hơn về diễn biến cơ chế phiên mã.
15
2.2. Quy trình xây dựng BGĐT theo hướng TH TTĐPT.
Bước 1 Xác định mục tiêu bài học.
Bước 2 Phân tích lôgic cấu trúc nội dung bài học.
Bước 3
Sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kỹ thuật các tư liệu
mutimedia phù hợp với nội dung bài học.
Bước 4
Thiết kế kịch bản các giáo án để chỉ định việc nhập liệu
thông tin vào phần mềm PowerPoint.
Bước 5
Nhập liệu thông tin vào phần mềm PowerPoint hình thành
bài giảng điện tử.
2.2.1 Sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kỹ thuật các tư liệu mutimedia phù
hợp với nội dung bài học.
2.2.1.1 Sưu tầm các tư liệu mutimedia:
Ta có thể sưu tầm các tư liệu mutimedia phục vụ dạy học SH từ các nguồn: các đĩa
CD-Rom; các địa chỉ website; trên Internet.
a. Đối với các hình ảnh tĩnh:
16
Sử dụng các công cụ tìm kiếm như: Google, Altavista, Alltheweb để tìm kiếm các
cơ sở dữ liệu có chứa hình ảnh. Các công cụ tìm tin có thể cung cấp hàng triệu các hình
ảnh được sắp xếp theo mục lục hoặc những chủ đề khác nhau.
Một số công cụ thông dụng để tìm hình ảnh:
-
-
-
Cách sử dụng công cụ tìm kiếm: Vào Internet Explorer, nhập địa chỉ công cụ tìm kiếm
vào, ví dụ: , bấm phím Enter, kết quả như sau:
Khi ta nhập từ khoá vào ô tìm kiếm ví dụ từ Polyploid (đột biến đa bội) giao diện mới
sẽ mở ra tiếp:
17
Khi ta muốn lấy hình ảnh nào ta kích đúp chuột trái vào hình đó giao diện tiếp theo sẽ
mở ra, sau đó ta kích chuột phải chọn save Picture As và chọn đường dẫn để lưu ảnh. Ví
dụ như ảnh thứ nhất:
Khai thác hình ảnh tĩnh, đẹp, có hiệu quả. Hình dưới đây cơ chế nhân đôi của ADN
và quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật.
18
Hình 2.1. Khai thác các hình ảnh tĩnh trên mạng Internet
b. Đối với ảnh động, phim
Các phim, ảnh động các phim mô phỏng có ý nghĩa rất lớn trong giảng dạy Sinh học
đặc biệt là các kiến thức về cơ chế, quá trình. Những phim ảnh động này có thể khai thác
từ các nguồn sau:
Đối với phim, ảnh động chúng ta nên sử dụng công cụ tìm kiếm http://www youtube
download.com/, công cụ này cho phép chúng ta tìm kiếm rất nhiều phim - ảnh động
phong phú.
Cách tìm: Mở trang Website giao
diện mới mở ra như sau:
19
Tiếp theo nhập từ khoá vào mục tìm kiếm / giao diện mới sẽ là:
Sau đó, kích chuột trái vào tư liệu ta đã nhập trước đó giao diện tiếp theo sẽ là:
20
Lưu tư liệu: Kích chuột vào biểu tượng trên góc trái của bộ phim đang chạy sau đó
chọn thư mục để lưu:
2.2.1.2. Gia công sư phạm và gia công kỹ thuật các tư liệu Multimedia phù hợp với
nội dung từng bài học
a. Hình ảnh tĩnh:
Nếu sử dụng phần mềm MS. Paint để chỉnh sửa ta tiến hành như sau: Chỉnh sửa,
chữ cho bài 2. hình 2.1. Quá trình phiên mã.Sinh h ọc 12 nâng cao
21
Mở giao diện của ảnh như
sau:
Đưa con chuột vào trong màn
hình → nhấn chuột
phải→chọn Open With→
Paint.
Giao diện của Paint lúc này:
Để việt hoá tiếng Anh sang
tiếng Việt ta kích chuột vào
chữ bên trải rồi di chuyển
con trỏ tới chữ tiếng Anh và
nhập từ tiếng Việt vào, cũng
có thể dùng bút xoá có màu
vàng xóa rồi nhập từ tiếng
22
Việt vào.
Đối với các từ khác chúng ta
cũng làm tương tự, cuối cùng
ta thu được ảnh hoàn chỉnh
như sau:
Để lưu ảnh này ta kích chuột
vào file→ Save as, chỉ đường
dẫn để lưu ảnh.
- Ngoài ra chúng ta cũng có thể copy ảnh qua Word sau đó dựng thanh cụng cụ Draw
kết hợp phần mềm chụp ảnh để chỉnh sửa.
b. Đối với các ảnh động và phim
Sử dụng phần mềm Sothink SWF quicker để chỉnh sửa các đoạn phim hoạt hình là các
file Flash có dạng *.swf, với phần mềm này chúng ta phải cài vào máy tính.
23
Khởi động: Mở Chương trình
Sothink SWF Quicker, giao
diện sẽ mở ra như sau.
Nhập ảnh động hoặc phim cần việt
hoá: Vào file → Import→ Chỉ
đường dẫn để nhập tư liệu.(Ví dụ
file quá trình phiên mã và dịch
mã( bài 2)
Giao diện mới của Sothink SWF
quicker mở ra → OK → Yes.
Giao diện mới Sothink SWF
quicker với tư liệu mới nhập vào
mở ra:
24
Trên panel Library là danh sách
thống kê tất cả các từ tiếng Anh,
khi ta muốn thay bằng tiếng Việt
ta nhấp chuột vào từ đó, ví dụ từ
Translation chẳng hạn từ này sẽ
xuất hiện chính giữa màn
hình→nhấp chuột vào từ
này→nhấn phím Ctrl+A→nhấn
Delete.
Chữ tiếng Anh đó bị xoá→ Click
chuột vào chữ T ở Panel phía bên
phải hoặc nhấn chữ T trên bàn
phím → Chuột có hình dấu cộng
→Vẽ Text box → nhập từ tiếng
Việt tương ứng vào.
Lưu lại: Click chuột vào File →
Export → Export movie
(SWF)→ Chọn đường dẫn và
lưu lại.
25