Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan và các phương pháp tích cực trong việc giảng dạy môn GDCD ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.45 KB, 37 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
"SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
TÍCH CỰC TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN GDCD Ở
TRƯỜNG THCS"
A – MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Khách quan :
- GDCD là một môn học có tầm quan trọng trong nhà trường THCS.
- Dạy học GDCD là tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, lời nói và hành
vi.
- Môn GDCD góp phần đào tạo ra những công dân có tri thức khoa học có năng lực
hoạt động.
2. Chủ quan:
- Sự xuống cấp và suy đồi đạo đức của một bộ phận công dân trong đó có tầng lớp học
sinh.
- Giáo viên bộ môn và học sinh ít quan tâm hoặc xem là môn phụ.
- Từ mục tiêu đổi mới phương pháp và sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, đồ dùng
dạy học.
- Từ thực tế của địa phương và đơn vị…
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tập trung nghiên cứu và tìm hiểu:
- Việc phối hợp sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực và khai thác đồ dùng dạy học
trong môn GDCD.
- Các phương pháp tổ chức thực hiện trong tiết học , giúp các em học sinh phát triển
kỹ năng, nâng cao ý thức học tập cho học sinh.
- Sự chuyển biến của học sinh trong quá trình thực hiện các phương pháp.
III. PHẠM VI NGHIÊM CỨU :
Chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I : Từ tháng 9/2011 đến tháng 11/2011( Đầu học kỳ I đến giữa học kỳ I):
Điều tra tìm hiểu thực tế nắm bắt tình hình và ý thức học tập của học sinh ( 192/86


nữ).
- Giai đoạn II: Từ tháng 11/2011 đến tháng 01/2012 ( Từ giữa học kỳ I đến cuối học
kỳ I): Áp dụng các phương pháp và giải pháp tổng hợp để thực hiện vào tiết dạy, đánh
giá sự chuyển biến trong nhận thức của học sinh. Đồng thời tiếp tục có những giải
pháp thật hiệu quả đưa ra kết quả so sánh, đối chiếu, khắc phục những tồn tại theo
từng thời điểm cụ thể.
- Giai đoạn III: Từ tháng 01/2012 đến cuối tháng 03/2012 (Từ đầu học kỳ II đến giữa
học kỳ II): Kết hợp so sánh đối chiếu, kiểm tra kết quả thực tế đề ra từng giải pháp
khắc phục tồn tại và hạn chế của học sinh đồng thời phát huy tối đa hiệu quả đạt được.
Vẽ biểu đồ để so sánh đối chiếu kết quả. Nắm các số liệu thực tế và khả năng nhận
thức của học sinh để đưa ra các biện pháp và giải pháp cụ thể cho tiết thực hành cuối
học kỳ II.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Ở đề tài sáng kiến kinh nghiệm sử dụng một số phương pháp và hình thức tổ chức thực
hiện như: Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan với kỹ thuật khăn trải bàn và sơ đồ tư
duy; Tranh luận ủng hộ - phản đối; Kỹ năng đặt câu hỏi, động não cần phải khai thác
tình hình thực tế đó để giáo dục cho học sinh xử lý tình huống thể hiện qua cách (quan
sát tranh ảnh, xem băng hình , sưu tầm và quay chụp hình ảnh ,quay phim… )
B – NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Nghiên cứu các công văn chỉ đạo chuyên môn của ngành, sở, phòng ban.
Nắm chắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Công văn chỉ đạo chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng các kỹ
thuật dạy học tích cực.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.
- Sự quan tâm của phụ huynh, người dân và chính quyền địa phương.
- Bản thân giáo viên với giáo dục môi trường cho học sinh.
- Tình hình cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường với đặc thù bộ môn.
3. Nội dung vấn đề:

3.1. Kỹ thuật động não với tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ.
3.2. Kỹ thuật đặt câu hỏi với bảng thống kê, số liệu.
3.3. Tranh luận ủng hộ - phản đối với phim tư liêu, Video clip tình huống.
3.4. Kỹ thuật nêu gương người tốt với những câu chuyện có thật trong cuộc sống, qua
báo chí.
3.5. Lựa chọn kỹ thuật dạy học và đồ dùng theo yêu cầu sách giáo viên có sưu tầm bổ
sung phù hợp.
- Hoạt động giới thiệu bài .
- Tìm hiểu khái niệm, nội dung kiến thức cơ bản .
- Hoạt động củng cố, giáo dục cuối bài.
- Chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi phù hợp với đồ dùng dạy học.

C - KẾT LUẬN CHUNG
1. Bài học kinh nghiệm:
- Sử dụng kịp thời, tránh tùy tiện.
- Phải suy nghĩ tìm tòi phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Lựa chọn các cách thức tổ chức phù hợp với thực tế trường học và địa phương.
- Hiểu và biết tường tận về kỹ thuật dạy học và đồ dùng dạy học.
- Phải xem kỹ thuật và đồ dùng dạy học là một loại hình kiến thức riêng biệt.
- Không được lạm dụng quá mức.
- Phải thường xuyên tự học tự tìm hiểu, tự nghiên cứu…
2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài:
Qua việc nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy có thể áp dụng cho bộ môn GDCD ở các khối
lớp trong trường THCS. Bên cạnh đó có thể áp dụng cho các môn thuộc lĩnh vực
KHXH: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý …Trong những tiết thực hành ngoại khóa, dã
ngoại….
Bản thân cũng mong đề tài này được đồng nghiệp trong và ngoài trường tiếp tục
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và phát huy hơn nữa cho các năm học sau.

A. MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài.
1. Khách quan:
Môn GDCD (Giáo dục công dân) có vị trí quan trọng trong nhà trường THCS. Môn
học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực lối sống phù hợp với yêu cầu của
xã hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập với cuộc sống
hiện tại với tư cách là một công dân tích cực và năng động; góp phần quan trọng để
hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và tăng cường khả năng hội nhập
trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại.
Mặt khác dạy học môn GDCD phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và hành
động, giữa lới nói và hành vi. Như vậy, môn GDCD cần phải đảm bảo cung cấp cho
học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, pháp luật, văn hoá trong cuộc sống,
hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hướng học sinh
vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày các chuẩn mực và mẫu hành vi tích cực
mà bài học đặt ra; khơi dậy trong học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất đó.
Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người công dân
mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách
nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình:
Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật, biết tự rèn luyện bản
thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước.
Vì vậy, để phát huy tính tích cực của học sinh thì việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng
dạy học là điều kiện hết sức quan trọng giúp học sinh chiếm lĩnh các giá trị, các chuẩn
mực đạo đức, pháp luật thông qua việc nắm tri thức, thực hành và rèn luyện trong và
ngoài giờ học.
2. Chủ quan:
Những năm gần đây, đạo đức của một bộ phận xã hội đang chiều hướng xuống cấp, tội
phạm của những người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng, một trong những
nguyên nhân dẫn đến các em có lối sống buông thả, thiếu văn hoá, phạm tội là do hiểu
biết về các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và pháp luật của các em
còn hạn chế. Vì vậy giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng góp phần quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện con người ý thức
tuân theo những chuẩn mực của đạo đức xã hội và tuân theo pháp luật.
Bên cạnh đó trước đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này là giáo viên chủ nhiệm
hoặc những giáo viên những bộ môn khác được phân công giảng dạy nên họ không có
điều kiện và ít quan tâm đến việc đầu tư cho bài giảng, chưa có kiến thức sâu rộng và
kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình trong các tiết dạy. Do đó hiệu quả giờ dạy
đạo đức, pháp luật chưa cao, các em hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật
còn mơ hồ.
Những năm gần đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này đã được đào tạo chính qui,
được phân công chuyên giảng dạy bộ môn này, nên họ rất quân tâm đến việc đầu tư
cho từng tiết dạy, đặc biệt là họ rất quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng trực quan và áp
dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy môn GDCD. Chính vì lẽ đó mà chất
lượng và hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật được nâng cao hơn trước.
Môn GDCD ở trường THCS trước đây thường bị coi làm môn học phụ nên các giờ
học thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp chủ yếu là phương
pháp thuyết trình. Trong giờ học, học sinh được hoạt động ít, thụ động, giờ học không
gây hứng thú, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng một cách hình thức. Nên
đó chưa phải là là phương pháp tích cực vì học sinh chưa thực sự có cơ hội để thể hiện
thái độ, lập trường của cá nhân mình. Những giờ học như vậy, học sinh ít có khả năng
sáng tạo.
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học. Với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần đa dạng hoá các
phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực, chủ động trong học
tập.Vì vậy việc dạy đạo đức, pháp luật giáo viên không chỉ sử dụng phương pháp
thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng các kỹ tthuật dạy học và đồ dùng trực
quan. Tức là sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học nhằm minh hoạ cho nội dung
bài giảng (Như: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, băng hình, băng tiếng, bảng số liệu, thống
kê…). Thông qua các đồ dùng trực quan học sinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập mối
quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống. Các em biết vận dụng kiến
thức đã học vào cuộc sống, vào trong vấn đề cụ thể hàng ngày. Cho nên giờ học đạo

đức, pháp luật rất sôi nổi, chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh nắm bắt các
chuẩn mực của đạo đức, pháp luật chắc và nhanh.
Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của Phòng
giáo dục và Đào tạo ngày càng chặt chẽ hơn, các cụm chuyên môn được quan tâm,
sinh hoạt tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó, tại đơn vị, công tác chỉ đạo đổi mới
phương pháp được thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm và từng cá nhân, đặc
biệt là sử dụng đồ dùng dạy học có kết hợp các phương tiện hiện đại sẽ góp phần nâng
cao chất lượng giờ dạy nhiều hơn, mỗi giáo viên dạy Giáo dục công dân đều xác định
rằng:“ Muốn cho giờ dạy đạo đức, pháp luật không bị khô cứng và tẻ nhạt phải sử
dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại kết hợp với đồ dùng trực quan” giúp học sinh nắm
vững kiến thức theo nguyên lí:“ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của nhân thức chân lý, của
sự nhận thức hiện thực khách quan” (Lê nin).
Mặt khác, trong những năm gần đây nhà trường đã từng bước trang bị các phương
tiện phục vụ cho giảng dạy như máy tính, mạng Internet, máy chiếu nên việc sưu tầm
tư liệu như tranh ảnh rất thuận tiện. Vì vậy, mỗi giáo viên đều suy nghĩ, tìm tòi để làm
sao nâng cao chất lượng sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy bộ môn GDCD
nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học bộ môn này.
Từ những cơ sở thực tiễn trên đây đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp dạy
học. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải là những người tổ chức, điều khiển các
hoạt động học tập, hạn chế tối đa sự độc thoại của thầy bằng cách sử dụng đồ dùng dạy
học một cách trực quan, phong phú, tạo ra sự hấp dẫn trong tiết học, học sinh chủ
động tiếp cận đồ dùng dạy học, phân tích, đánh giá từ đó rút ra nội dung bài học. Như
vậy học sinh có cơ hội tối đa phát triển tính độc lập, sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến
thức, nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, còn người giáo viên chỉ là người tổ chức
tiết học thành môi trường để học sinh học mà thôi.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tập trung nghiên cứu và tìm hiểu:
- Việc phối hợp sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực và khai thác đồ dùng dạy học
trong môn GDCD.

- Các phương pháp tổ chức thực hiện trong tiết học, giúp các em học sinh phát triển
kỹ năng, nâng cao ý thức học tập cho học sinh.
- Sự chuyển biến của học sinh trong quá trình thực hiện các phương pháp.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Từ quá trình tìm hiểu nghiên cứu được tham gia các lớp tập huấn. Nắm được các tài
liệu của các ngành chức năng và thực tế giảng dạy trên lớp cũng như ở địa phương,
việc kiểm tra đánh giá trước, trong và sau tiết học môn GDCD tại trường THCS
Nguyễn Bá Phát. Thông qua việc thực hiện các kỹ thuật dạy học và đồ dùng dạy học
bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau qua tiết học. Như vậy đó là một quá
trình có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện có hiệu quả. Quá trình đó được chia làm các
giai đoạn sau:
- Giai đoạn I : Từ tháng 9/2011 đến tháng 11/2011( Đầu học kỳ I đến giữa học kỳ I):
Điều tra tìm hiểu thực tế nắm bắt tình hình và ý thức học tập của học sinh ( 192/86
nữ).
- Giai đoạn II: Từ tháng 11/2011 đến tháng 01/2012 ( Từ giữa học kỳ I đến cuối học
kỳ I): Áp dụng các phương pháp và giải pháp tổng hợp để thực hiện vào tiết dạy, đánh
giá sự chuyển biến trong nhận thức của học sinh. Đồng thời tiếp tục có những giải
pháp thật hiệu quả đưa ra kết quả so sánh, đối chiếu, khắc phục những tồn tại theo
từng thời điểm cụ thể.
- Giai đoạn III: Từ tháng 01/2012 đến cuối tháng 03/2012 (Từ đầu học kỳ II đến giữa
học kỳ II): Kết hợp so sánh đối chiếu, kiểm tra kết quả thực tế đề ra từng giải pháp
khắc phục tồn tại và hạn chế của học sinh đồng thời phát huy tối đa hiệu quả đạt được.
Vẽ biểu đồ để so sánh đối chiếu kết quả. Nắm các số liệu thực tế và khả năng nhận
thức của học sinh để đưa ra các biện pháp và giải pháp cụ thể cho tiết thực hành cuối
học kỳ II.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
GDCD là một môn học không chỉ là việc tiếp thu kiến thức mà còn phải biết vận dụng
liên hệ mở rộng ở thực tế, xử lý được các tình huống diễn ra trong đời sống hằng ngày.
Đòi hỏi ở học sinh một quá trình rèn luyện vận dụng thuần thục và trở thành kỹ năng,
hình thành năng lực phẩm chất nhân cách và ý thức cho học sinh.

Ở đề tài sáng kiến kinh nghiệm sử dụng một số phương pháp và hình thức tổ chức thực
hiện như: Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan với kỹ thuật khăn trải bàn và sơ đồ tư
duy; Tranh luận ủng hộ - phản đối; Kỹ năng đặt câu hỏi, động não cần phải khai thác
tình hình thực tế đó để giáo dục cho học sinh xử lý tình huống thể hiện qua cách (quan
sát tranh ảnh, xem băng hình , sưu tầm và quay chụp hình ảnh ,quay phim… )
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Kỹ thuật dạy học tích cực là thông qua các hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm
rèn luyện phương pháp tự học, kích thích sự đam mê tăng cường sự hợp tác, giao tiếp
chia sẻ kinh nghiệm đồng thời tạo ra môi trường học tập thoải mái cho học sinh… Kết
hợp sự đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.
Đồ dùng dạy học ở đây được hiểu là những phương tiện, thiết bị vật chất được sử dụng
trong quá trình dạy học như Tư liệu, tranh, ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng thống kê,
số liệu, phim tình huống, phim tư liệu, trò chơi… Ngoài ra, ta có thể sử dụng một số
đồ dùng thông thường trong gia đình, trong sinh hoạt: Dùng để sắm vai, chơi trò chơi;
Thông báo hay trình bày thông tin, giới thiệu vào bài, minh họa, giải thích, mô tả trực
quan. Tổ chức và tiến hành các hoạt động, kết thúc bài học và giáo dục học sinh.
Tác dụng của phối hợp các kỹ thuật dạy học và đồ dùng trực quan:
Tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, loại trừ khuynh hướng dạy
chay làm cho các giờ học khô khan, mang tính chất lý thuyết, áp đặt đối với học sinh.
Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở học sinh.
Làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, đây là nguồn cung cấp các chất
liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự giác. Trong dạy học
đổi mới, học sinh hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nếu không có các kỹ
thuật và đồ dùng, thiết bị dạy học thì việc tổ chức các hoạt động của học sinh sẽ gặp
rất nhiều khó khăn, do đó kết quả học tập không đạt yêu cầu mong muốn.
Mỗi hoạt động dạy học được xây dựng trên cơ sở vận dụng một phương pháp dạy học
cụ thể, có phương tiện dạy học phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động đó. Vì vậy sử dụng
phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời, tránh đưa ra một cách tuỳ tiện.
Một yêu cầu rất quan trọng là sử dụng kỹ thuật và đồ dùng dạy học phải có tác dụng

kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, không phải chỉ như một phương tiện minh
hoạ nội dung bài học. Khi sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học là giáo viên cung cấp
cho học sinh những chất liệu cần thiết để học sinh tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kỹ năng
trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học mà giáo viên trình
bày, giới thiệu, học sinh phải có ý kiến nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự
việc, rút ra kết luận bài học cần thiết.
Mặt khác, đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là đổi mới phương tiện và không
có nghĩa là dùng nhiều phương tiện dạy học, mà điều quan trọng là sử dụng phương
tiện dạy học một cách hợp lý, có hiệu quả, tránh lạm dụng hoặc sử dụng một cách hình
thức, tránh xu hướng sử dụng tràn lan, không có chủ đích rõ rệt, cần được khai thác
một cách triệt để.
2. Cơ sở thực tiễn:
Dạy đạo đức, pháp luật cũng như tất cả các môn học khác là phải sử dụng các kỹ thuật
dạy học và đồ dùng trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng. Trong các tiết dạy
đạo đức, pháp luật hiện nay rất đa dạng và phong phú trong giai đoạn hiện nay khi
khoa học công nghệ đang phát triển, mạng Intenet dang được sử dụng ngày càng rộng
rãi. Vì vậy, trong một tiết dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều kỹ thuật và đồ dùng trực
quan khác nhau vào những mục đích khác nhau nhằm làm cho bài giảng thêm hấp dẫn,
đạt hiệu quả cao. Từ thực tiễn giảng dạy tôi thấy cần phải chuẩn bị như sau:
Muốn sử dụng các kỹ thuật dạy học và đồ dùng trực quan đạt hiệu quả cao
trong mỗi bài dạy đạo đức, pháp luật, người giáo viên dạy GDCD phải chuẩn bị rất
kỹ. Do những đồ dùng trực quan sử dụng trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật ít có sẵn
nên việc chuẩn bị đồ dùng cho một tiết dạy khá công phu đòi hỏi giáo viên phải có sự
đầu tư về mặt thời gian, công sức, trí tuệ và lòng nhiệt tình.
Trước hết người giáo viên phải xác định xem trong tiết dạy này cần sử dụng các kỷ
thuật nào? loại đồ dùng gì? Bảng, phấn, giấy, bút, thước; tư liệu, tranh ảnh, bản đồ,
biểu đồ, sơ đồ; phiếu học tập, bảng phụ…hay các loại phương tiện kỹ thuật nghe nhìn
như máy băng đĩa ghi âm, máy chiếu các bản in, máy băng đĩa hình, các phương tiện
đa chức năng như máy tính, máy chiếu, các phần mềm dạy học trên máy vi tính…
Khi đã xác định được bài dạy này cần sử dụng những loại nào thì người giáo viên sẽ

bắt tay vào công việc chuẩn bị và tiến hành thực hiện.
3. Nội dung vấn đề:
Mục tiêu của đề tài này là tìm ra những cách thức tổ chức hiệu quả nhất trong việc
thực hiện đề tài:“ Sử dụng đồ dùng trực quan và phương pháp dạy học tích cực trong
việc giảng dạy môn GDCD trường THCS” nhằm hình thành ý thức cho học sinh hoàn
thiện kỹ năng thành thạo giúp học sinh năng động sáng tạo hơn trong học tập. Mỗi
cách thức tổ chức đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng đối tượng
học sinh và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng. Vì vậy cần lựa chọn và sử dụng
kết hợp các cách thức tổ chức phù hợp với nội dung của tiết học, trình độ nhận thức
của học sinh, năng lực, sở trường của giáo viên, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của lớp,
của trường. Từ mục tiêu nghiên cứu đó bản thân tôi đã áp dụng và thử nghiệm các
cách thức tổ chức lớp học và tiến hành tiết dạy như sau:

Ví dụ 1: Khi dạy tiết ngoại khóa : “An toàn giao thông” tôi thấy ở bài này cần phối
hợp sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy, khăn trải bàn với các đồ dùng sau:
• Máy vi tính.
• Máy chiếu Projector.
• Hình vẽ các biển báo, đèn tín hiệu….
• Phiếu học tập, bảng phụ, bút dạ.
• Băng hình, tranh ảnh về các tình huống đi đường
• Thông tin, số liệu, hình ảnh về tình hình trật tự ATGT.
Từng bài dạy giáo viên cần biết trong phòng đồ dùng của nhà trường đã có những đồ
dùng nào, nếu thiếu thì tiến hành làm và sưu tầm, cố gắng vận động học sinh cùng
tham gia: vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh, tìm số liệu, khi cần có thể tự quay hoặc nhờ
đồng nghiệp quay những đoạn phim tư liệu ngắn hoặc các tình huống.
Khi đã có những đồ dùng cần sử dụng, tôi tiến hành nghiên cứu thật kỹ phân loại
từng ký hiệu trên bản đồ, hình vẽ, tìm hiểu chi tiết nội dung, ý nghĩa của từng bức
tranh, hình vẽ, ý nghĩa của những số liệu bằng sơ đồ để khi lên lớp giảng dạy được tốt.
Trong quá trình sưu tầm tư liệu tôi cố gắng tích lũy và sắp xếp chúng theo từng chủ đề
khác nhau như: chủ đề về An toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng ngừa

lây nhiễm HIV/AIDS, Thanh niên, Hôn nhân gia đình, Hội nhập quốc tế, Bộ máy Nhà
nước, Các chuẩn mực đức. Trong từng chủ đề có các thể loại tư liệu khác nhau: Phim
tư liệu, tình huống, tranh ảnh, mẫu chuyện… những tư liệu này không chỉ dạy học ở
lớp 9 mà còn những lớp khác tùy theo chủ đề để lựa chọn. Việc sắp xếp này cũng giúp
cho giáo viên dễ dàng trong việc lấy dùng khi cần thiết, giáo viên có thể trình chiếu
trực tiếp, thiết kế giáo án điện tử hoặc photo ra giấy để dạy.
Để làm được những điều đã trình bày thi người giáo viên phải có những am hiểu
tình hình chính trị xã hội chủa địa phương, đất nước, phải cập nhật thông tin trên đài
truyền hình, đài phát thanh, báo chí, trên mạng Internet để kịp thời bổ sung những
tranh ảnh, bài viết, số liệu mới để đảm bảo tính chính xác, cập nhập của bài giảng.
Muốn sử dụng tốt các kỹ thuật và đồ dùng trực quan có hiệu quả, trước hết người giáo
viên cần xác định loại kỹ thuật và phương tiện cần sử dụng, tác dụng của nó đối với
bài giảng.
3.1.Kỹ thuật động não với tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ:
Những đồ dùng trực qua này sẽ có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong ký ức mỗi học
sinh. Nếu người giáo viên sử dụng tốt các phương tiện đó sẽ giúp cho học sinh phát
triển được óc quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy liên hệ thực tế. Nó còn giúp
học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những điều thu nhận được.
Ví du 1: khi dạy bài 4: Bảo vệ hòa bình (GDCD 9) chúng ta có thể giới thiệu
đến học sinh những bức tranh.
Khi xem những bức ảnh này học sinh sẽ hình dung được:
Hậu quả to lớn của chiến tranh.
Ngày nay chiến tranh vẫn xảy ra nhiều nơi trên thế giới
Trách nhiệm của cộng đồng thế giới, mỗi quốc gia, mỗi con người phải làm gì để
ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

Ví du 2: Khi dạy bài 17: Nhà nước CH XHCN Việt Nam (Lớp 7); bài 18: Bộ máy Nhà
nước cấp cơ sở (Lớp 7); Bài 20: Hiến pháp nước CH XHCN Việt Nam (Lớp 8), giáo
viên có thể giới thiệu các sơ đồ sau, nhằm giúp học sinh hiểu được một cách dễ dàng
cơ cấu tổ chức Nhà nước ta từ trung ương đến địa phương:

- Cơ quan quyền lực Nhà nước CH XHCN Việt Nam.
- Tổ chức bộ máy nhà nước CH XHCN Việt Nam.
- Cơ cấu tổ chức cơ quan hành chính nhà nước CH XHCN Việt Nam.
- Cơ cấu tổ chức cơ quan xét xử nước CH XHCN Việt Nam
- Cơ cấu tổ chức cơ quan kiểm sát nước CH XHCN Việt Nam.

Ví dụ 3: Khi dạy bài: Ngoại khóa: “An toàn giao thông” giáo viên có thể đưa ra
“Biểu đồ so sánh tai nạn giao thông theo từng tháng năm 2009 và 2010”
Mục đích: Nhằm giúp học sinh so sánh tình hình tai nạn giao thông 2 năm gần
nhất về số người chết theo từng tháng (có so sánh cùng thời điểm của 2 năm 2009,
2010) từ đó có cái nhìn khái quát về tình hình tai nạn giao thông cả nước.

Biểu đồ so sánh tai nạn giao thông theo từng tháng năm 2008 và 2009:
Ví dụ 4: Khi dạy bài: Ngoại khóa: “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” (lớp 9) giáo viên
có thể giới thiệu “Bản đồ hành chính Việt Nam”:
Qua bản đồ giúp học sinh hiểu được:
- Đất nước ta, vị trí tiếp giáp với nước ngoài, một phần đất nước ngoài biển khởi
(Hoàng Sa, Trường Sa)
- Xác định được vùng trời, vùng biển, những tất đất thiêng liêng của Tổ Quốc
Hình thành ý thức công dân, nghĩa vụ đối với đất nước
Ví dụ 5: Khi dạy bài: Ngoại khóa “An toàn giao thông” giáo viên có thể giới
thiệu “Lược đồ mạng lưới giao thông đường sắt Việt Nam” để :
- Giới thiệu mạng lưới giao thông đường sắt ở Việt Nam và đặc điểm của đường sắt
nước ta: Hầu hết các đường bộ đều giao cắt với đường sắt trên cùng một mặt phẳng
(đoạn đường đó gọi là đường ngang). Ở nước ta có khoảng hơn 1000 đoạn đường như
vậy, trên các đoạn đường đó thường xảy ra tai nạn vô cùng nguy hiểm.
- Tìm những biện pháp đảm bảo an toàn khi đi qua đoạn đường bộ giao cắt với đường
sắt.
- Biết bảo vệ tài sản trên đường sắt, tránh việc ném đá lên tàu, đảm bảo an toàn tại địa
phương nơi tàu đi qua


3.2. Kỹ thuật đặt câu hỏi với bảng thống kê, số liệu:
Bảng thống kê, số liệu ấy sẽ là những minh chứng có sức thuyết phục nhất, sinh
động nhất về thực tiễn cuộc sống. Giúp học sinh có cái nhìn thực tế, thiết thực so với
lý thuyết chung chung, Từ đó các em nắm bài vững, hiểu bài sâu.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Ngoại khóa: “An toàn giao thông” giáo viên có thể đưa ra
“Bảng thống kê tình hình tai nạn giao thông” và đặt câu hỏi cho học sinh:
Tai nan giao thông để lại những tổn thất to lớn như thế nào?
Tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp như thế nào?.
Em hãy đề ra những giải pháp góp phần hạn chế tai nạn giao thông?
Tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông
( Toàn quốc) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tỉ lệ tăng, giảm so với
năm trước
Số vụ 11.522 12.492 11.449 Giảm 4,4%
Số người chết 10.397 11.516 10.633 Giảm 4,0%
Số người bị thương 7413 7914 6723 Giảm 8,1%
Tai nạn giaothông
( TP Đà Nẵng)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tỉ lệ tăng, giảm so với
năm trước
Số vụ 158 114 213 Tăng 30,3%
Số người chết 115 105 149 Tăng 17,3%
Số người bị thương 24 68 163 Tăng 41,12%
Bảng thống kê tình hình tai nạn giao thông của cả nước và TP Đà Nẵng.
Ví dụ 2 : Khi dạy bài 14: “ Phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS” (GDCD 8) giáo viên có
thể giới thiệu “Bảng thống kê tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam” nhằm giúp

học sinh:
Thấy được nguy cơ, mức độ lây lan nhanh chóng của đại dịch HIV/AIDS ở nước ta
đối với tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi, giới tính, tầng lớp
Thấy được sự nguy hiểm của căn bệnh thế kỉ. Có ý thức phòng ngừa và tuyên
truyền mọi người phòng chống sự lây lan của HIV/AIDS.
Tránh phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Cả nước Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số người nhiễm HIV 104. 111 128.367 138.191 156.307 180.312
Số bệnh nhân AIDS 17. 289 25.219 29.575 34.110 42.399
Số người tử vong vì
AIDS
10. 071 14.042 41.544 21.633 36.101
Bảng thống kê tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam.
3.3. Tranh luận ủng hộ - phản đối với phim tư liêu, Video clip tình huống:
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm những thước
phim tư liệu, phóng sự điều tra, Video clip tình huống không còn qua khó khăn đối với
người giáo viên, những tư liệu này có rất nhiều trên Iternet. Điều quan trọng là người
giáo viên phải biết lựa chọn cho phù hợp với từng bài học, vừa mang tính giáo dục
cao.
Trong quá trình giảng dạy của mình, tôi đã cố gắng sưu tầm, sắp xếp các loại tư liệu
này thành những chuyên mục, các đoạn phim có thể sử dụng dạy nhiều lớp khác nhau
với cùng một chủ đề sau đó trình chiếu cho học sinh xem , học sinh tranh luận nêu
quan điểm ủng hộ hay phản đối
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Lý tưởng sống của thanh niên” (GDCD 9) tôi sẽ cho học sinh
xem đoạn Video clip hình ảnh về Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Video clip về
“Thanh niên tình nguyện” đi đến vùng sâu, vùng xa, Video clip về thanh thiếu niên ăn
chơi hư hỏng, đánh bạc đua xe…nhằm giúp học sinh:
- So sánh hai lối sống đối lập nhau và hậu quả của việc ăn chơi hư hỏng.
- Thấy được trách nhiệm to lớn của thanh niên trong sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước.

- Có ý thức phấn đấu rèn luyện của bản thân, có nhu cầu cống hiến vì sự nghiệp chung.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân”
(GDCD 9)tôi sẽ cho học sinh xem những đoạn Video clip “Buôn bán ma túy”, “Học
sinh đi hàng ba, hàng tư”, “lấn chiếm lòng, lề đường”, “Đi xe trong sân trường” nhằm
giúp học sinh xác định các khái niệm:
• Vi phạm pháp luật hình sự.
• Vi phạm pháp luật hành chính.
• Vi phạm pháp luật dân sự.
• Vi phạm kỉ luật.
* Có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật và nôi quy của nhà trường.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 12: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” (GDCD
9) tôi sẽ cho học sinh xem đoạn Video clip về “Bạo lực gia đình”, nhằm giúp học sinh
thấy được đó là hành vi vi phạm pháp luật cần lên án, qua đó giúp các em liên hệ đến
gia đình mình, nơi em ở từ đó giáo dục ý thức trách nhiệm của mình đối với gia đình.
3.4. Kỹ thuật nêu gương người tốt với những câu chuyện có thật trong cuộc sống, qua
báo chí.
Những câu chuyện ấy sẽ là phương tiện minh hoạ chân thực nhất, sống động nhất góp
phần làm cho bài giảng thêm hấp dẫn, tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của học
sinh. Thông qua những câu chuyện thực tế giáo viên bồi dưỡng cho học sinh những
quan điểm đúng đắn, các em biết yêu ghét rõ ràng; biết bênh vực những việc làm, hành
động đúng; biết đấu tranh với những hành động, việc làm sai trái, vi phạm nội qui
trường lớp, vi phạm pháp luật.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 “Năng động sáng tạo” (GDCD 9) tôi đã kể cho học sinh nghe
câu chuyện về “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký” dù phải viết bằng chân nhưng đã vượt
qua khó khăn, vượt qua số phận để trở thành “Nhà giáo ưu tú”, câu chuyện về “Thần
đèn Nguyễn Cẩm Lũy” chỉ học hết tiểu học nhưng có “biệt tài” di dời các công trình.
Từ đó giúp học sinh có ý thức vươn lên trong cuộc sống, biết vượt qua khó khăn, năng
động, sáng tạo trong công việc vươn tới thành công, có đóng góp cho xã hội.

Ví dụ 2: Khi dạy Bài 6: “Hợp tác cùng phát triển” (GDCD 9) tôi sẽ kể về tiến trình

gia nhập WTO của Việt Nam và vai trò của Bác Vũ Khoan và Bác Trương Đình
Tuyển trong công tác đàm phám. Việc gia nhập WTO có ý nghĩa vô cùng to lớn đối
với Việt Nam. Khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trên con đường
hội nhập.

3.5. Lựa chọn kỹ thuật dạy học và đồ dùng theo yêu cầu sách giáo viên có sưu tầm bổ
sung phù hợp:
Đây là khâu quan trọng quyết định hiệu quả giờ dạy, nếu dựa vào ý thích chủ
quan của bản thân thì rất dễ bị sai lầm. Nếu sử dụng tuỳ tiện sẽ lạc chủ đề và phản tác
dụng giáo dục, hiệu quả giờ dạy sẽ thấp. Khi chuẩn bị bài lên lớp, giáo viên cần hiểu
được: giảng bài này cần sử dụng kỹ thuật, phương tiện, đồ dùng trực quan gì? Và sử
dụng khi nào? Vào mục đích gì? Để phù hợp với nội dung bài giảng, vừa sát hợp với
thực tiễn cuộc sống vừa có tính giáo dục cao.
Theo tôi, muốn sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp yêu cầu từng bài giảng và
mang lại hiệu quả cao, người giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
3.5.1. Phải xác định nội dung cơ bản của bài trên cơ sở chuẩn kiến thức sách giáo khoa
về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ từ đó lựa chọn phương tiện, đồ dùng phù hợp.
Ví dụ: Khi dạy bài 7: “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”
(GDCD 9)tôi đã xác định định yêu cầu cơ bản của bài này:
- Kiến thức : Hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ý nghĩa của truyền
thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa. Trách nhiệm của công dân
- Kĩ năng :Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp với phong tục, tập quán lạc hậu cần xóa
bỏ.
- Thái độ : Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán
những hành vi thiểu tôn trọng xa rời truyền thống dân tộc. Từ đó quyết định chọn lựa
đồ dùng sau:
- Tranh ảnh các làng nghề truyền thống, lễ hội Cầu ngư (Miền Trung), các
Video Clip: Lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, ca trù, Cồng chiêng Tây Nguyên,
múa rối nước. Nhằm giúp học sinh hiểu rõ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam.

- Tranh ảnh về mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu nhằm giúp học sinh hình thành kĩ
năng phân biệt được truyền thống tốt đẹp với mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu.

3.5.2. Tìm hiểu kĩ yêu cầu từng bài về kỹ thuật, phương tiện, đồ dùng dạy học:

×