Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.17 KB, 10 trang )

Sử dụng thí nghiệm và các
phương tiện hiện đại trong
dạy học vật lí
Vật lí (VL) là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc sử dụng thí
nghiệm (TN) trong dạy học VL ở trường phổ thông không chỉ là công việc bắt
buộc, mà nó còn là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao
chất lượng dạy học, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh
(HS).
Một trong những tác dụng của TNVL là tạo ra sự trực quan sinh động trước
mắtHS và cũng chínhvì thế mà sự cần thiết củaTN trong dạy học VL còn được quy
định bởi tính chấtcủa quá trìnhnhậnthức củaHS dưới sự hướng dẫn của GV.
Thôngqua TN VL,có thể tạo ra những tác độngcó chủ định, có hệ thống củacon
người vào các đốitượng của hiện thực khách quan, vớisự phân tích cácđiều kiện
mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, tacó thể thu
nhậnđược tri thức mới.
TN VLhiểu theonghĩa rộngcòn là một trong nhữngphương pháp dạy học
VL ở trường phổ thông. Đó là cách thức hoạt động của thầy và trò, giúp cho trò tự
chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt là kĩ năng, kĩ xảothực hành.Thêm vào
đó, TN còn có tácdụng giúp cho việc dạy học VL tránh được tính chất giáođiều
hình thức đang phổ biến trong dạyhọc hiện nay.Ngoài ra, TN VL còngóp phần
giúpcho HS củng cố niềm tinkhoa học nhằm hình thànhthế giới quan duyvật biện
chứng choHS.
Cùng với TN VL, việc sử dụng các phương tiện dạy học, nhấtlà các phương
tiện dạy học hiện đại trong dạy học là hết sứccần thiết, đó cũng chính là điềukiện
cần thiết nhằm đạtđược mục đích dạyhọc.
Sử dụng một cách hợp lí các phương tiện dạy học nói chung là việc làm
khôngthể thiếu được trong mục tiêu nâng caohiệu quả dạy học. Đó chính là một
trong những cáchthức để cung cấpkiến thứccho HSmột cách chắc chắn và chính
xác,làm cho nguồn thôngtin họ thu nhận đượctrở nênđáng tin cậy hơn, cụ thể
hơn, từ đó HStăngthêm khả năng tiếpthu về nhữngthuộc tính bảnchất của các sự
vật, hiện tượng vàcác quá trình phức tạp mà bình thường họ khó nắmvữngđược.


Đó cũngchính làcách để rút ngắn thờigian lĩnhhội kiếnthức củaHS, dễ dàng gây
được cảm hứngvà sự chúý của HS, giải phóng GV khỏi một khốilượng lớn các
công việc chân tay.Bằng việc sử dụng phương tiện dạy học, GVcó thể kiểmtra một
cách khách quan hơn khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình thành kĩ năng,
kĩ xảo của HS.
Có thể nói rằng, trong dạy học cũng như trong nghiêncứu khoahọc, TNVL
và các phương tiện dạy học hiện đại có mộtvai tròhết sức quantrọng vàcó tác
dụngrất lớn. Tuyvậy, trongcác trườngphổ thông hiện nay, TN VL vẫn chưa có
một vị trí xứng đáng, cácthiết bị dạy học hiện đại được sử dụng chưa nhiều và có
phần kém hiệu quả. Nguyên nhân một phần là do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và
thiết bị TN ở các trường phổ thông. Mặt khác, do TN chưa được đưa vào trong
kiểmtra, đánh giákết quả học tập của HS, điều đó đã ảnh hưởng đếnthái độ của cả
người dạy và người học đối với việc sử dụng TNtrong dạy và học VL. Bởi như
chúng ta biết thi cử có tác dụngđiều chỉnh việc dạy vàhọc: thithế nào thì dạy và
học thế đó. Một phần khác khôngkém phần quantrọngchính là ở đội ngũ giáo
viên (GV),chúng ta chưa mạnh dạn tìmtòi, nghiên cứu sử dụng, để các TN VL, các
phươngtiện dạy học hiện đại thực sự manglại hiệu quả. Ngoàira, cũng cần phải
thừanhận rằng, khả năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại cũngnhư thao tác
TN của một bộ phậnGV hiệnnay nóichungcòn hạn chế.
Nội dung của chuyên đề này đề cập đến việc sử dụng TN và các phương tiện
dạy họctrong dạy học vật lí,đồng thời đề xuất việc kết hợp sử dụng TN và các
phươngtiện hiện đại nhằmnâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở trường phổ
thông.
NỘI DUNG
I. THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VL
1.1. Chức năng củathí nghiệm trong dạy học vật lí
1.1.1.Chức năng của thí nghiệmtheo quanđiểm lí luận nhận thức
Thí nghiệm là phương tiện thu nhận tri thức
TN là một phươngtiện quan trọng củahoạt động nhận thức của con người,
thông qua TN con người đã thu nhận đượcnhững tri thức khoahọc cầnthiết nhằm

nâng caonănglực của bản thân để có thể tác độngvà cải tạo thực tiễn.Trong dạy
học, TNlà phươngtiện của hoạt độngnhận thức củaHS, nógiúp ngườihọc trong
việc tìm kiếm và thunhận kiến thức khoahọc cầnthiết.
Vai tròcủaTN trong mỗigiai đoạn của quá trình nhận thức phụ thuộc vào
vốn hiểu biết của con người về đối tượng cần nghiên cứu. Trong dạy học VL,TN
được sử dụng như một côngcụ phân tích hiệnthực khách quan, từ đó HS thu nhận
tri thứcvề đối tượng, nếu ban đầu HSchưa biết hoặc biết mộtít về đối tượng cần
nghiêncứu, thìTN được sử dụng để thu nhận những kiến thức đầu tiênvề nó,
thông qua TN, HS cóthể trả lời được các câu hỏi về hiện tượng xảy ra của đối
tượng …Chẳnghạn, khi nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng,thôngqua TN,
HS khôngnhững quansát được hiện tượng khúc xạ ánhsáng (sự gãy khúc của tia
sáng tại mặt phân cách giữa haimôi trường)màcòn thu thập được các số liệu về
góc tới và góc khúcxạ tương ứng,tạo cơ sở để rút ra được nội dungđịnh luật khúc
xạ ánh sáng.
Trongcuộc sốngthực tế, các sự vật hiện tượngxung quanh chúngta vô cùng
phức tạp, đa dạngvà đan xenvào nhau.Ta khôngthể nghiên cứu riênglẻ một hiện
tượng mà không có sự ảnh hưởngcủa các hiện tượngkhác tácđộng lên chúng,
nghĩa là không thể tách riêng từng hiện tượng để quansát, nghiên cứu. Trongtự
nhiêncũng thế, các hiện tượng xảy ra chằng chịt và đanxen lẫnnhau, để nghiên
cứu cáchiện tượng,sự vật riêng biệt, ta chỉ có thể sử dụng TNđể nghiên cứu riêng
cho trườnghợp cụ thể đó, và chỉ có thông quaTN thì sự vật, hiện tượngcần nghiên
cứu mớiđược phơi bày rõ ràng bản chất của nó, và đó cũng là điềumà chúng ta
cần quan tâm.
Thựctế, trong dạyhọc nói chung và dạy học VL nói riêng, đối vớinhững bài
học có liên quan đến những hiệntượng, nếu GVgiảngdạy theo lối thông báo TNthì
HS sẽ thụ độngtiếp nhận kiếnthức, nhưng nếu dùngTN thì thông qua TN,HS
khôngnhững tiếp thu kiến thức một cách một cách tự lực, mà qua đó làm cho HS
tích cực, sáng tạo hơn trong hoạt động nhận thức, từ đó họ hăng háithamgia vào
công cuộc khám phá kiến thức mới thông qua TN.
Có thể nói rằng, TN là nguồn cungcấp thông tin chính xácvề các sự vật, hiện

tượng và chỉ cóTNthì kiến thức mà HS thu nhận mới đạt chất lượng,hiệu quả và
chínhviệc sử dụng TNtrongdạy học VLmới đem lại choHS sự tự tin vào kiến thức
được lĩnhhội.
Thí nghiệm là phương tiện kiểm tra tính đúng đắn của những tri thức
đã thu nhận
Trongkhoa học,phương pháp thực nghiệm được coi là “hòn đá thử vàng”
của mọi tri thứcchân chính. Bởi vậy, cóthể nói TN có chức năng trong việc kiểm
tra tínhđúngđắn của tri thức đã thu nhận.
Trongdạy học VL,TN là một trong những phươngtiện tốt để kiểm tra kiến
thức VL đã được khái quáthoá từ lí thuyết. Thực tế cho thấy, từ sự khái quát hoá lí
thuyết rồi đưa ra TN để kiểmtra lí thuyết không những làm cho hoạt độngnhận
thức của HS tíchcực hơn màcòn tạođược niềmtin về sự đúngđắn của kiến thức
mà HSđã lĩnhhội. Thông thường,suy nghĩ của HS luôn cósự khái quát lí thuyết,
tuy nhiên, đó chỉ là sự khái quát hoá, sự tư duy theo líthuyết suông, mà cần phải
được GVkiểmtra bằng TN. Ngoài ra, những kết luận từ sự tư duy trừu tượng của
HS cũng cần phải đượckiểmtra tính đúngđắn thông qua TN. Trong trường hợp
này, rõ ràng TN đã góp phần tích cực vàohoạt động nhậnthức của HS, kiểm chứng
sự đúngđắn trong suyluậnvà những kiến thức mà HS thu nhận được.
Thí nghiệm là phương tiện để vận dụng tri thức vào thực tiễn
Trongquá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vào việc thiết kế và chế
tạo cácthiết bị kĩ thuật, người ta gặp phải nhữngkhó khănnhất địnhdo tính khái
quát vàtrừu tượngcủacác tri thức cần vận dụng, cũng như bởi tính phức tạp của
các thiết bị kĩ thuật cần chế tạo. Trong trường hợp đó TN đượcsử dụngvới tư cách
là phương tiện thử nghiệm cho việc vậndụng tri thứcvàothực tiễn.
Chẳnghạn: việcvận dụngkiến thức về lựcnâng trong chế tạo máy bay, để có
được phương án tối ưu trongviệc thiết kế kiểudáng cánh máy bay người ta đã làm
TN vớivới các mô hình máy bay thunhỏ. Sauđó dựa vào phương pháp tươngtự và
lí thuyết đồng dạngđể chuyển kết quả thu đượcquaviệc nghiên cứu trên mô hình
vào cácđối tượng thựctế cần chế tạo.
Trongdạy học VL,TN khôngnhững cóvai trò rất lớn trongviệc tích cực hóa

hoạt động nhận thức của HS,thể hiện ở khía cạnhcung cấp kiến thức,rèn luyện
thao tácchân tay, tác động đếngiác quan của HS , mà TN còncó một vaitrò rất
lớn kháctrong việc giúp HS củng cố vàvậndụng kiến thức một cách vững chắc.
Các kiến thức VLđược giảngdạy trên lớp cần phải được khắc sâu trong tiềm
thức của HS, theo đó,HS phải thường xuyên củng cố và vận dụng kiến thức đã học
vào thực tế cuộc sống, vấn đề này sẽ được thựchiện tốt nếu chúngta biết vận dụng
TN để giải quyết,TN VL giúp cho HS cóđiều kiệnvận dụngnhững kiếnthức đã học
vào thực tế cuộc sống, từ đó xoá bỏ dần lối học vẹt, lí thuyết suông đã tồn tại nhiều
năm trước đây.
Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức
TN luônđóng một vaitrò rấtquan trọng trong cácphương pháp nhận thức
khoa học, chẳng hạn:
– Đối với phương pháp thực nghiệm, TN luôncó mặtở nhiều khâu khác
nhau:làm xuấthiện vấn đề nghiêncứu, kiểm tra tính đúng đắn của các giả
thuyết, …
– Trongphương pháp mô hình,TN giúp ta thu thập các thông tin về đối
tượng gốc làm cơ sở choviệc xây dựng mô hình.
Ngoài ra, đối với mô hình vật chất điều bắt buộc là người ta phảitiến hành
các TNthực sự với nó. Cuối cùng, nhờ những kết quả của cácTN được tiến hành
trên vậtgốc tạocơ sở để đối chiếu với kết quả thu được từ mô hình, quađó để có
thể kiểmtra tínhđúng đắncủa mô hình được xây dựng và chỉ ra giới hạn áp dụng
của nó
1.1.2. Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lí luận dạy học
Trongdạy học VL,TN đóng một vai tròcực kì quan trọng,dưới quan điểm lí
luận dạy học vaitrò đó được thể hiện những mặt sau:
Thí nghiệm có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau
của tiến trình dạy học
TN VLcó thể được sử dụng trongtất cả các giaiđoạn khácnhau của tiến
trìnhdạy học như đề xuấtvấn đề nghiên cứu, giải quyết vấnđề (hình thànhkiến
thức,kĩ năngmới ), củng cố kiến thức và kiểm tra đánhgiá kiến thức kĩ năng, kĩ

xảo củaHS.
Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh
Việc sử dụng TNtrong dạyhọc gópphần quan trong vào việc hoàn thiện
những phẩm chấtvà năng lực của HS,đưa đến sự phát triểntoàn diệncho người
học. Trước hết, TN làphương tiện nhằm góp phần nâng cao chấtlượng kiến thức
và rènluyện kĩ năng,kĩ xảo VL cho HS. Nhờ TN HS có thể hiểu sâu hơn bản chất VL
của cáchiện tượng,địnhluật, quá trình đượcnghiêncứu và dođó có khả năng
vận dụng kiến thứcvào thực tiễn của HS sẽ linhhoạt và hiệu quả hơn.
Truyền thụ cho HS những kiến thức phổ thông cơ bản là mộttrong những
nhiệmvụ quan trọng của hoạt độngdạy học. Để làmđược điều đó, GV cần nhận
thức rõviệc xây dựng cho HSmột tiềmlực, mộtbản lĩnh,thể hiện trong cách suy
nghĩ, thaotáctư duy và làm việc để họ tiếp cận với các vấnđề của thực tiễn. Thông
qua TN, bản thân HScần phải tư duycao mới cóthể khám phá ra được những điều
cần nghiên cứu. Thựctế cho thấy, trong dạy học VL,đối với các bài giảng có sử
dụngTN, thì HSlĩnh hộikiến thức rộnghơn vànhanh hơn,HS quansát vàđưa ra
những dự đoán, những ýtưởng mới,nhờ đó hoạt động nhận thức của HSsẽ được
tích cực và tư duycủa các emsẽ được phát triển tốt hơn.
Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ
thuật tổng hợp cho học sinh.
Thôngqua việc tiến hành TN, HS có cơ hội trong việcrèn luyện kĩ năng, kĩ
xảo thực hành, gópphần thiết thực vàoviệc giáodục kĩ thuật tổng hợp cho HS.TN
còn là điều kiện để HS rèn luyện những phẩm chất củangườilao động mới, như:
đức tínhcẩn thận, kiên trì,trung thực Xét trênphương diện thao tác kĩ thuật,
chúng ta không thể phủ nhậnvai trò củaTN đối với việc rèn luyện sự khéo léo tay
chân của HS.
Hoạt độngdạyhọc không chỉ dừng lại ở chỗ truyền thụ choHS những kiến
thức phổ thôngcơ bản đơn thuần mà điều không kémphần quan trọng ở đây là
làm thế nào phải tạo điều kiện choHS tiếp cận với hoạt động thực tiễn bằng những
thao táccủa chínhbản thân họ. Trongdạy học VL,đối với những bài giảng có TN
thì GVcần phải biết hướng HSvào việc cho họ tự tiếnhành TN, có như vậykiến

thức các em thu nhận được sẽ vững vàng hơn, rèn luyện đượccho các em sự khéo
léo chântay, khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ hơn và chínhxác hơn. Cónhư thế, khả
năng hoạt động thựctiễn của HS sẽ được nâng cao.
Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập của học sinh
TN là phương tiện gây hứng thú, là yếu tố kích thíchtínhtò mò, hamhiểu
biết của HShọc tập, nhờ đó làm chocác em tíchcực và sáng tạo hơn trong quá
trìnhnhận thức.
Chínhnhờ TNvà thông qua TN màở đó HStự tay tiến hànhcác TN,các em
sẽ thực hiện các thao tác TN một cách thuần thục, khơi dậy ở cácem sự say sưa, tò
mò để khám phára những điều mới, những điều bí ẩn từ TN và cao hơnlà hình
thành nên nhữngý tưởng chonhững TN mới. Đó cũng chính là những tácđộng cơ
bản, giúp cho quá trình hoạt động nhậnthức của HSđượctích cực hơn.
Thôngqua TN,nhờ vào sự tập trung chúý, quan sátsự vật, hiện tượng có thể
tạo choHS sự ham thích tìm hiểu những đặc tính, quyluậtdiễn biến của hiện
tượng đang quan sát. Khi giác quancủaHS bị tác động mạnh, HSphải tư duy cao
độ từ sự quan sát TN,chú ýkĩ TN để có những kết luận,những nhận xét phù hợp.
Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức hoạt động của học sinh
TN là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập hoặc tập thể qua đó
góp phần bồi dưỡng các phẩmchất đạođứccủa HS. Qua TNđòi hỏiHS phải làm
việc tự lực hoặcphối hợp tập thể, nhờ đó có thể phát huyvai tròcá nhân hoặc tính
cộng đồngtrách nhiệm trong công việc của các em.
Thí nghiệm vật lí góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá
trình vật lí
TN VLgóp phần đơngiảnhoá hiện tượng,tạotrực quan sinhđộngnhằmhỗ
trợ cho tư duytrừu tượng của HS, giúp choHS tư duy trên nhữngđối tượng cụ thể,
những hiện tượngvà quá trìnhđang diễn ra trước mắt họ. Các hiện tượng trongtự
nhiênxẩy ra vôcùng phức tạp, cómối quanhệ chằngchịt lấy nhau, do đó không
thể cùng một lúcphânbiệt nhữngtính chấtđặc trưng củatừng hiện tượngriêng lẻ,
cũng như không thể cùng một lúc phân biệt đượcảnh hưởng của tínhchất này lên
tính chất khác. Chính nhờ TN VLđã góp phần làm đơngiảnhoá các hiện tượng,

làm nổi bật nhữngkhía cạnhcần nghiên cứu của từnghiện tượng và quá trìnhVL
giúpcho HS dễ quan sát, dễ theo dõi và dễ tiếp thubài.
1.2. Thí nghiệm biểu diễn vànhững yêucầu cơ bản khisử dụng
Dựa vào hoạt độngcủa GVvà HS, có thể phân TNVLthànhhai loại: TNbiểu
diễn và TN HS. Đối với thí nghiệm biểu diễn, dựa vào mụcđích sử dụng thí nghiệm,
có thể phân các loại như sau:
+ TN mở đầu:là những TNđượcdùngđể đặtvấn đề địnhhướng bài học. TN
mở đầu đòi hỏi phải hết sức ngắn gọn và chokết quả ngay.
+ TN nghiên cứu hiện tượngmới: đượctiến hànhtrong khinghiên cứu bài
mới. TNnghiên cứuhiệntượng mới cóthể là TN khảo sát hayTN kiểm chứng.
+ TN củngcố: lànhững TNđược dùng để cũng cố bài học. Cũng như TN mở
đầu, TNcũng cố cũng phảihết sức ngắn gọn và chokết quả ngay.
Để có thể phát huytốt vai tròcủa TN biểu diễn trongdạyhọc VL GV cần phải
quán triệt các yêucầu sauđây trong khitiến hànhTN.
Thứ nhất,TN biểu diễn phải gắn liền hữu cơ với bài giảng. TNlà mộtkhâu
trong tiến trìnhdạy học, do đó nó phải luôn gắn liền hữu cơ với bài giảng, phải là
một yếu tố tất yếu trong tiến trìnhdạy học.Nếu TN biểudiễn không gắn liềnhữu
cơ với bài giảng thì không thể pháthuy tốt vaitrò củanó trong giờ học. MuốnTN
gắn liền hữu cơ với bài giảng, trước hết TN phải xuất hiện đúng lúctrong tiến trình
dạy học, đồng thời kết quả TN phải được khai thác chomục đíchdạyhọc một cách
hợp lí, lôgic và khônggượngép.
Thứ hai,TN biểu diễn phảingắn ngọnhợp lí. Do thời gian của một tiết học chỉ
45 phút, trong khiđó TN là một khâu trong tiến trình dạy học, vì vậy nếu kéo dài sẽ
ảnh hưởngđến các khâu khác, tức là ảnhhưởngđến tiến trình dạy học chung. Bởi
vậy, phải căn cứ vào từng TNcụ thể để GV quyết địnhthời lượng cho thích hợp.
Thứ ba,TN biểu diễn phải đủ sức thuyết phục. Trước hết TN biểu diễn phải
thành công ngay, có như vậy HS mới tin tưởng, TNmới cósức thuyết phục thuyết
phục đối với HS. Ngoài ra, cần phải chú ý rằng,từ kết quả của TN lập luận đi đến
kết luận phải lôgic và tự nhiên,khôngmiễn cưỡng và gượng ép, không bắtHS phải
công nhận. Cần phải giải thíchcho HS nguyên nhân khách quan vàchủ quan của

những saisố trong kết quả TN.
Thứ tư,TN biểudiễn phải đảm bảo cả lớp quansát được. Phải được bố trí TN
để cho cả lớp có thể quan sát được và phảitập trung được chú ý của HS vào những
chi tiếtchính, quan trọng. Muốnvậy, GV cần chú ý từ khâu lựa chọn dụng cụ TN
đến việc bố trí sắp xếp dụng cụ sao cho hợp lí. Nếu cần thiết có thể sử dụngcác
phươngtiện kĩ thuật,như: Camera,đèn chiếu, máy chiếu qua đầu, máy vitính để
hỗ trợ.
Thứ năm,TN biểu diễn phải đảmbảo an toàn. Trong khitiến hành TN biễu
diễn không đượcđể TN gây ảnh hưởngđến sức khỏe của HS. TN phải antoàn,
tránh gây cho HS cảm giác lo sự mỗi khi tiến hành TN.
– Để thực hiện nhữngTN mộtcách có hiệu quả, cần chú ý đến những kĩ thuật
biểudiễn TN cơ bản sau:
+ Sắp xếp dụng cụ: Các dụng cụ TN phải được bố trí và sắp xếpsao cho lôi
cuốn được sự chú ý của HS và đảm bảocho cả lớp quan sát được. Muốn vậy phải
lựa chọncác dụng cụ TNcó kích thước đủ lớn vàphải sắp xếp những dụng cụ này
trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng để chúng khôngche lấplẫn nhau.Những
dụngcụ quantrọngphải đặt ở vị trí cao nhất, dụng cụ thứ yếuđặt thấp hơn và
dụngcụ không cần thiết để HS quansát thìcó thể che lấp.
+ Dùng vật chỉ thị: Để tăngcường tính trực quancủa các TN ta có thể dùng
các vật chỉ thị, chẳng hạn:Dùng màu pha vàonước; dùngkhói trongTNtruyền
thảngánh sáng,hoặc trong TN đối lưu của khôngkhí
+ Dùng các phươngtiện hỗ trợ như: Đèn chiếu; Gươngphẳng; Video Camera
1.3. Các biện pháp sử dụng thí nghiệm nhằm tích cực hoá hoạt động
nhận thức của học sinh
1.3.1. Tăng cường sử dụng thí nghiệm để tạo ra tình huống có vấnđề
Tình huống có vấnđề làquy luậtcủa hoạt động nhậnthức, sángtạo có hiệu
quả. Nóquy định sự khởi đầucủatư duy, hànhđộng tư duy tích cực sẽ diễn ra
trong quá trình nêu và giải quyết vấn đề.
Thựctế dạy họccho thấy, việc tạo ra tình huống cóvấn đề có thể xây dựng
theo nhiều cách,nhiều biện pháp khác nhautuỳ vào từng nội dung kiếnthức. Một

trong những biện pháp đó chính là việc sử dụngTN mở đầu,biện pháp mà lâu nay
đa số GV gần như lãng quên hoặc thực hiệnchưa có hiệu quả.

×