Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận quan niệm người trưởng thành yếu tố ảnh hưởng tới lứa tuổi trưởng thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.66 KB, 16 trang )

1. Dn Nhp
Không như lứa tuổi vị thành niên còn non trẻ chưa đủ trình độ nhận thức
chính chắng, cũng như khả năng tự lập và chọn lựa cuộc sống riêng cho mình.
Họ luôn luôn ước mơ, vun bồi, phấn đấu và chờ đợi. Còn Tâm lý tuổi trưởng
thành thì lại khác, họ đã trang bị cho mình đầy đủ hành trang hoàng thiện từ
thể chất lẫn tinh thần hay còn gọi là Tâm Sinh Lý và thể chất của họ đã hoàng
thiện. Ở lứa tuổi này họ đã có khả năng quyết định và chọn lựa những con
đường riêng của họ, không phụ thuộc và chịu sự áp đặt của cha mẹ hay người
thân. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học và xã hội học thì người ở tuổi
trưởng thành họ được xác định dựa theo một tổ hợp các tiêu chí sau đây:
– Sự chính mùi về mặc sinh lý, thể chất: nghĩa là sự hội tụ đầy đủ những điều
kiện sinh học để làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ cũng như làm một người
lao động thực sự trong gia đình và xã hội.
– Có đầy đủ những quyền hạng và nghĩa vụ của một người công dân, đi bầu
cử, ứng cử, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi, hoạt động của
mình.
– Đã kết thúc những việc học tập ở những mức độ khác nhau.
– Có nghề nghiệp ổn định.
– Có lao động để nuôi sống bản than và gia đình.
– Đã xây dựng gia đình riêng (lấy vợ, lấy chồng).
– Có cuộc sống kinh tế độc lập không phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người đở
đầu.
Đó là những tiêu chí để đánh giá một người trưởng thành bình thường trong
xã hội. Thực tế cho thấy đây là giai đoạn những con người trưởng thành biểu
lộ những bản sắc riêng của mình trong tình yêu nam nữ, trong cuộc sống
cũng như giao tiếp những hoạt động bên ngoài…Ở lứa tuổi này họ ít chơi bời
với những chuyện không đâu, họ dần dần khoanh tròng và thắt chặc mối
quang hệ của họ hợn. Họ luôn phấn đấu và tập trung vào công việc nhắm đến
mục tiêu mà họ đã đặc ra. Nhìn chung mọi sự thành công, nhiệt huyết và
tương lai đều quyết định ở lứa tuổi này.




B. Ni Dung
1. Những khái niệm về người trưởng thành
Tuổi trưởng thành là một giai đoạn có thể nói là ảnh hưởng lớn nhất đến đời
sống của con người, là giai đoạn vô cùng quan trọng, có sự thay đổi nhiều
nhất của cuộc đời.
Trong sự phát triển tiếp diễn suốt cuộc đời. Con người phải trải qua các giai
đoạn, thời kì với những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Khác với quá trình
phát triển ở thời thanh, thiếu niên, thời kì đầu trưởng thành có những thay
đổi rất phức tạp trong nhận thức, tư duy, thái độ… Sự thay đổi đó phụ thuộc
rất cụ thể vào hoàn cảnh xã hội, văn hoá và nền giáo dục của từng cộng đồng,
từng dân tộc, trong các thời đại khác nhau mà cá nhân đó sống và hoạt động.
Dấu hiệu đặc trưng của người trưởng thành là :
+ Khả năng phản ứng với những thay đổi
+ Khả năng thích nghi với các điều kiện mới.
Trong cuộc sống hàng ngày, người trưởng thành cần phải đưa ra những
quyết định và vượt qua những khó khăn một cách độc lập nhất định. Và việc
giải quyết các khó khăn mâu thuẫn, các vấn đề nảy sinh trong hoạt động sống
một cách tích cực là nền tảng ở hoạt động của người trưởng thành. Vậy
người trưởng thành là gì? Tuổi trưởng thành được xác định như thế nào?
Trong lịch sử tâm lý học đã từng có nhiều nghiên cứu khác nhau về vấn đề
này. Khái niệm “người trưởng thành” là một khái niệm tổng hợp được xem
xét trên cả ba bình diện, đó là: sinh học, tâm lý và xã hội. Việc nhiều nhà
nghiên cứu đưa ra các quan niệm khác nhau về vấn đề này chúng ta phải xem
xét xem họ đứng trên phương diện nào, lấy tiêu chí nào trong ba yếu tố sinh
học, tâm lý, xã hội làm tiêu chuẩn.
Năm 1985, Birren và Cunningham đã xác định các thời kì phát triển của
người trưởng thành theo “Ba yếu tố cấu thành độ tuổi” đó là: Sinh học, xã hội
và tâm lý. Trong mỗi một nền văn hoá, xã hội khác nhau thì các đặc điểm tâm

sinh lý, độ tuổi của người trưởng thành không giống nhau. Các yếu tố này có
quan hệ mật thiết với nhau. Thế nhưng không phải cả ba yếu tố này xuất hiện
cùng một thời điểm trong mỗi con người, mà ở người này yếu tố tâm lý, xã
hội hình thành trước yếu tố sinh học, ở người khác yếu tố sinh học lại hình
thành trước yếu tố tâm lý xã hội… Những công trình nghiên cứu về xã hội
học, tâm lý học trên thế giới cho thấy sự chín muồi sinh học thường diễn ra
sớm hơn yếu tố tâm lý xã hội. Việc ba yếu tố này có quan hệ mật thiết với
nhau nhưng không chín muồi cùng một thời điểm cũng gây ra không ít khó
khăn cho mỗi chúng ta.
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì người trưởng thành được hiểu là “người đã
lớn khôn và tự lập được”. Đây là một khái niệm rất trừu tượng. Và theo cách
hiểu của tôi theo định nghĩa này thì người trưởng thành là người đã “lớn”
tức đã hoàn thiện về mặt thể chất, còn “khôn” đã chín muồi về mặt tâm lý. Và
là người “tự lập được” nghĩa là có sự trưởng thành về mặt xã hội. Có khả
năng sống, hoạt động độc lập trong xã hội được.
Trong từ điển Anh – Việt thì từ Adult được dịch là người lớn với nghĩa là:
người trưởng thành về mặt tâm tư tình cảm, đủ tuổi để đi bj phiếu, lấy vợ lấy
chồng……; thành niên. Tuy nhiên, theo cách hiểu của tôi thì “người trưởng
thành là người đã có sự hoàn thiện về mặt thể chất và có sự chín muồi về mặt
tâm lý, xã hội”. Xã hội luôn vận động, con người ngày càng phát triển, kéo theo
những sự thay đổi về mặt hình thái cũng như các đặc điểm về tâm, sinh lý
chính vì thế để tìm được một định nghĩa phù hợp nhất cho mọi thời đại, mọi
khu vực địa lý và các nền văn hoá, xã hội… khác nhau là một việc làm không
hề đơn giản.
Mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi dân tộc khác nhau có độ tuổi trưởng thành không
giống nhau. Vì vậy, việc xác định chính xác độ tuổi trưởng thành không phải
là công việc dễ dàng. Ở Việt Nam, trước kia do đời sống còn nghèo nàn, lạc
hậu, sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động cơ bắp. Con người bước vào đời
sống lao động sớm, lập gia đình sớm nên cũng sớm trưởng thành về mặt xã
hội, tâm lý. Do đó, độ tuổi trưởng thành sớm và tuổi thọ trung bình thấp.

Ngày nay, do trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, đời sống con
người được nâng cao, tuổi thọ con người kéo dài hơn. Yêu cầu lao động đòi
hji kỹ thuật công nghệ cao, thời gian học tập kéo dài, độ tuổi trưởng thành
của con người chậm hơn. Ở các nước kinh tế phát triển khác như Anh, Mỹ,
Nhật… chất lượng đời sống của người dân ở mức cao, có tuổi thọ trung bình
cao, độ tuổi trưởng thành khác với người Việt Nam cũng như các dân tộc
khác trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nhà Tâm Lý Học thường xem thời kì đầu
tuổi trưởng thành bắt đầu khoảng tuổi 20 và kéo dài đến khoảng 40 tuổi.
Trong thời kì phát triển này sự thay đổi cơ thể diễn ra chậm chạp và ít rõ
ràng hơn so với các giai đoạn trước. Điểm đặc biệt ở giai đoạn này là sự biến
đổi rất phức tạp của yếu tố xã hội, đòi hji con người phải có sự thích ứng về
tâm lý với sự biến đổi đó.
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới lứa tuổi trưởng thành
Con người và thế giới xung quanh có một mối quan hệ chặt chẽ. Con người sẽ
không thể tồn tại độc lập, càng lớn lên sự tương quan càng rõ dàng hơn. Đối
với lứa tuổi trưởng thành cũng vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lứa
tuổi này như sự phát triển về thể chất, về xã hội xung quanh, về công việc hay
về gia đình, bạn bè v.v…, trong đó chúng chỉ là những tác nhân phụ, yếu tố
ảnh hưởng lớn hơn hết chính là tập khí ( hành động) được tích tụ qua nhiều
ngày tháng.
Theo các nhà tâm lý, đối với người trưởng thành nói riêng, với con người nói
chung, hầu hết những cách thức diễn dịch tinh thần là hậu quả trực tiếp từ
những kinh nghiệm sống, và thường là phản ứng học được từ những kích
thích của văn hóa, xã hội, và môi sinh. Cũng như, từ những tình cảm bẩm sinh
sẵn có, do tính chất huyết thống di truyền, khi con người mới được sinh ra.
Nói chung, sức khje tinh thần thường là kết quả của sự ảnh hưởng bởi
những yếu tố bên trong và bên ngoài.
2.1. Về sự phát triển thể chất
Sự phát triển về thể chất có ảnh hưởng lớn tới người trưởng thành, lúc này
về thể chất đã đã đạt đến mức hoàn thiện, đây cũng là giai đoạn phát triển ổn

định, đồng đều về hệ xương, cơ bắp, tạo ra nét đẹp hoàn mĩ ở người thanh
niên. Các tố chất về thể lực như: sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt v.v…
đều phát triển mạnh, nhờ phát triển ổn định các tuyến nội tiết cũng tăng
trưởng hóc môn nam và nữ. Tất cả những yếu tố này đều tạo thành công rực
rỡ của thể thao và nghệ thuật[1]. Tuy nhiên sự phát triển về thể chất khiến
cho nhiều người thay đổi về về tính cách. Có người trưởng thành chín chắn
hơn, thể hiện từ cử chỉ, lời nói chuẩn mực, nhưng cũng có nhiều người lại
thấy khó chịu bởi họ cảm nhận thấy dần mất đi sự bảo bọc của người lớn.
Đồng thời đây là giai đoạn trưởng thành về mặt giới tính, nhu cầu tìm hiểu,
khám phá người khác giới cao hơn, ở giai đoạn này họ có thể đảm nhiệm
thiên chức làm cha, làm mẹ.
2.2. Về Xã hi
Không chỉ có gia đình, môi trường ảnh hưởng tới người trưởng thành mà
nhưng những mối quan hệ thân thiết ngoài xã hội cũng có ảnh hưởng lớn tới
tâm lý của người trưởng thành. Nếu một người có quan hệ rộng chứng tj khả
năng giao tiếp của người đó tốt. Tuy nhiên, tâm lý người trưởng thành
thường năng động, thích khám phá, mạo hiểm, nếu có mối quan hệ lành
mạnh sẽ giúp cho người đó phát huy hết năng lực, sở trường của mình và
những người bạn trong mối quan hệ ấy có thể cùng sẻ chia kinh ngiệm,
những quan điểm, giúp cho họ trong lúc khó khăn. Ngược lại, nếu người đó
không đủ bản lĩnh, ý chí, giao du với những người xấu dễ bị lôi kéo vào vòng
tội lỗi.
2.3. Về Hoạt đng – Lao đng
Trưởng thành là tuổi được công nhận chính thức là thành viên của xã hội . Họ
có các đặt quyền và nhiệm vụ tương ứng với lứa tuổi của mình. Như được
quyền bầu cử , ứng cử hay góp ý kiến của mình vào việc xây dựng xã hội. Đối
với gia đình hay đất nước họ có nhiệm vụ bảo vệ và làm cho phát triển (đi
nghĩa vụ quân sự, lập gia đình, hiếu dưỡng phụng thờ ông bà, cha mẹ). Ngoài
hai vấn đề trên người trưởng thành còn là nguồn nhân lực chính quyết định
sự hưng thịnh và phát triển đất nước. Khả năng tự lập ở người trưởng thành

rất cao. Họ sẽ phát triển nghề nghiệp thật vĩ đại nếu họ đạt trình độ học vấn
cao. Họ sẽ trở thành những nhà khoa học , nhà triết học hay nhà tâm lý học…
Ngược lại nếu sự học hành bị gián đoạn thì sau khi rời khji ghế nhà trường
họ sẽ hòa nhập vào xã hội tìm một nghề thích hợp phù hợp với năng khiều
của mình. Chính họ là người làm phát triển thế giới này.
3. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi trưởng thành
Như chúng ta đã biết, tâm lý là một trong những môn học rất khó hiểu nhất
trong các bộ môn. Vì đó chính là môn học đi sâu vào phần tâm thức hay còn
gọi là các vấn đề tâm thức của con người. Đã khẳng định con người là một
tiến trình luôn luôn biến chuyển nằm trong tiến trình tâm. Kiểm soát tâm là
trung tâm, là nồng cốt của các vấn đề thiện hay bất thiện phụ thuộc vào yếu
tố tinh thần bên trong tâm thức của con người.
Thật vậy, tâm lý con người là yếu tố rất đa dạng, phức tạp và khó hiểu. Con
người là chủ nhân của mọi hành vi tạo tác, những phán định, những mệnh
lệnh từ ý thức con người để định hướng cho việc làm hay đến những hậu quả
về việc làm ấy gây ra. Cho nên con người có thể suy nghĩ cho những hành
động trong hiện tại và những hành động về quá khứ của chính mình và cũng
từ đó mà hình thành đến những ý niệm về sự phân biệt khác nhau. Song song
đó trong cuộc hình thành và phát triển cấu trúc xã hội thì tâm lý đứng một vị
trí hết sức quan trọng trong vai trò hướng dẫn những hành động, điều chỉnh
thái độ của con người, sự biểu hiện nhân cách sống, hành vi, lề lối và tập tục
tạo nên những mối quan hệ trong sự giao tiếp giữa người với người. Đây là
vấn đề vi tế nhưng cần thiết. Trong đó, sự trưởng thành của con người phụ
thuộc cụ thể vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, xã hội, giáo dục của từng cộng
đồng, từng dân tộc, từng thời đại khác nhau.
Ở giai đoạn tuổi trưởng thành con người có nhiều sự thay đổi về tâm lý. Bởi ở
độ tuổi này họ muốn được thể hiện khả năng của mình, họ thích sống độc lập
không dựa vào gia đình giống như lúc còn trẻ cần sự quan tâm, lo lắng của
cha mẹ hoặc của người thân mà họ thích sống tự do muốn làm việc theo ý của
mình, không phụ thuộc vào người khác.

Ví dụ: một đứa bé năm sáu tuổi việc đưa đón, việc sắp xếp quần áo, sách vỡ
dụng cụ học tập đều theo sự chỉ dẫn của cha mẹ, nhưng khi đến giai đoạn
trưởng thành thì việc đi học hay không gian học tập đó lại được trang trí theo
ý thích người đó.
Ở lứa tuổi này con người đã có sự nhận thức tốt hơn trong công việc, biết sắp
xếp tính toán cũng như biết phân biệt chọn lựa việc làm nào đem lại kết quả
cao hơn, giảm thiểu được công sức và thời gian hơn. Họ có thể tự mình làm
ra thu nhập để trang trãi cho cuộc sống, biết nghĩ đến tương lai cho bản thân,
ý thức chọn lựa công việc phù hợp với khả năng mình đang có. Ở độ tuổi này
tính năng động của họ rất nhiều, họ thích tham gia tìm hiểu đến những cái
mới lạ và rất muốn biết được điều đó. Nếu đam mê thể thao họ sẽ tích cực
tham gia vào các trương trình thể thao, nếu thích lãnh vực âm nhạc thì họ sẽ
tham gia vào âm nhạc hoặc lĩnh vực nào nó mà họ yêu thích thì họ sẽ tích cực
hoạt động đối với lĩnh vực đó.
Không những thế, ở độ tuổi này con người có nhiều ý thức hơn về những
hành vi tạo tác, họ có thể phân biệt, nhìn nhận vấn đề ở góc độ chính xác hơn,
tư duy nhận thức cao hơn, có trách nhiệm, bổn phận, thái độ ứng xử trong
công việc, trong giao tiếp, trong các mối quan hệ xã hội vì đây là giai đoạn
phần lớn con người bước vào cuộc sống, tiếp xúc nhiều với cộng đồng ở nhiều
góc độ khác nhau.
Trong giai đoạn này con người đã hội đủ các tiêu chuẩn cần và đủ để xây
dựng gia đình. Phần lớn những người trong độ tuổi 20-40 đã lấy vợ, lấy
chồng, có gia đình riêng. Theo những điều tra xã hội học, tuổi kết hôn có
những ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. “Thí dụ: chỉ có 18,7% số phụ nữ
kết hôn ở lứa tuổi 17-18 cho rằng hôn nhân của họ hạnh phúc. Trong khi đó
có 58,1% số phụ nữ kết hôn ở tuổi 28-30 cho là mình thành công trong hôn
nhân. Có 28,8% số đàn ông kết hôn ở tuổi 18-21 họ cho rằng có thành công
trong hôn nhân, trong khi đó có 60,9% số đàn ông kết hôn ở tuổi 28 trở lên
cho rằng họ có hạnh phúc trong hôn nhân”[2].
Đặc biệt, đây là giai đoạn những người trưởng thành biểu lộ ngững bản sắc

riêng của mình trong tình yêu nam nữ. Họ bộc lộ nhận thức, thái độ quan
điểm riêng củ cá nhân mình trong việc chọn bạn đời. Sự phát triển về tâm lý
của tuổi này cũng không ngoài mục đích thu hút và hấp dẫn lẫn nhau trong
cuộc sống, và để hoàn tất việc duy trì nòi giống. Sức cuốn hút của tình yêu
vừa do những thao thức và thèm khát của dục tính, vừa là những khao khát
của tình cảm. Từ ngữ yêu và hành động yêu, do đó, thường khó tránh khji bị
lạm dụng và bị thôi thúc bởi những khao khát và thèm muốn sinh lý. Do sức
quyến rũ và thu hút của nhu cầu sinh lý, tình yêu trở thành một hấp lực lạ
lùng đến độ nó có khả năng thắng vượt tất cả.
Phát triển về tâm sinh lý tuy có thể nhìn dưới hai khía cạnh, nhưng nó lại gắn
liền và xen lẫn với nhau đến độ thật khó lòng tách rời khji tình yêu yếu tố
tính dục, và dục tính lại không bị chi phối và gắn liền với tình yêu. Cũng một
hành động tính dục nếu xảy ra giữa hai người yêu nhau người ta gọi đó
những hành động và việc làm ân ái. Một việc làm thiêng liêng, đẹp đẽ, đáng ca
tụng. Ngược lại, nó bị coi là thái độ hay hành động hiếp dâm, một hành động
bẩn thỉu, dơ dáy, đáng nguyền rủa.
Nhưng để trưởng thành về tâm lý, con người phải chờ đến khoảng 30
tuổi.Tuổi mà người Việt Nam gọi là “Tam thập nhi lập”.Cha ông ta qua kinh
nghiệm đã để lại một nhận xét tâm lý phát triển rất hay, điều mà các nhà tâm
lý Tây Phương bây giờ cũng phải công nhận. Một cô hay một cậu dầu gì đi
nữa, thì cũng phải chờ đến khoảng 30 mới chững chạc và được coi là trưởng
thành về mặt tình cảm. Do đó, nói tới trưởng thành tâm lý, cũng chính là đề
cập tới cung cách xử thế, thái độ của một người trong việc kiềm chế hay hoán
chuyển những cảm xúc và tình cảm.
Một cách đơn giản, sự trưởng thành về tâm lý cũng được hiểu như sự trưjng
thành về mặt tình cảm. Vì thiếu trưởng thành về tâm lý, nên nhiều người tuy
tăng triển, lớn mạnh về thể lý, nhưng vẫn chưa trưởng thành về tình cảm.
Những thái độ vô trách nhiệm, sự hờn giận, nóng nẩy, và câu nệ, chấp nhất.
Một số hành động của sự thiếu trưởng thành này như thiếu tế nhị, và thiếu
cẩn trọng đến độ để tình cảm và những rung động tình cảm bột phát một

cách hết sức bừa bãi, lấn át cả lý trí và trí tuệ. Đối với những người ấu trĩ về
tâm lý này thì ai làm sao mặc kệ, họ muốn ăn, muốn nói, muốn làm gì thì ăn,
nói, và làm; không cần biết điều ấy là xấu hay tốt, nên làm lúc này hay nên
làm lúc khác, nên thế này hay nên thế khác.
Cho đến khi họ bước vào cương vị làm cha, làm mẹ thì nghĩa vụ đối với gia
đình càng nặng nề hơn, tâm lý tình yêu vợ chồng trước đó bị lắng xuống,
trách nhiệm lại nâng lên, việc tập trung nhiều nhất là khả năng về kinh tế,
khả năng nuôi dạy con cái sao cho nó được thành người. Thẩm chí nhiều cập
vợ chồng tình yêu thương không còn như xưa nữa nhưng họ tiếp tục sống với
nhau chỉ vì con vì trách nhiệm của một người cha, người mẹ. Khi đến độ tuổi
30-40 thì họ thật sự có tay nghề, có kinh nghiệm trong công việc của mình, có
ý thức trách nhiệm và sự cống hiến cho xã hội.
Bên cạnh đó, khi nói về sự hoàn chỉnh của một người, thì ngoài những yếu tố
tâm sinh lý ra, chúng ta còn cần tới một sự phát triển khác nữa, đó là sự phát
triển về mặt tâm linh. Sự trưởng thành tâm linh, do đó, là một trong những
nét nổi bật của đời sống một người. Bởi niềm tin và tâm linh có một sức
mạnh phi thường, chi phối mọi hoạt động của con người. Nó chính là kết tinh
của một nền giáo dục, những ảnh hưởng của di truyền, của môi trường, và sự
chi phối của niềm xác tín tôn giáo.
Ví dụ: bạn A muốn trở thành Phật tử thì bạn ấy phải quy y giữ gìn 5 giới
nương tựa vào Phật Pháp Tăng hành trì theo sự hướng dẫn của các bậc chơn
tu. Tin tưởng vào giáo pháp của Đức Phật và áp dụng giáo pháp ấy vào trong
đời sồng.
Đức Phật dạy lòng tin là mẹ sinh ra tất cả các công đức lành. Có lòng tin con
người mới định hướng cho đời sống có mục đích của mình, và phấn đấu
hướng tới mục đích đó. Cho nên, con người có chánh tín, có lòng tin với nhau
thì sẽ xích lại gần nhau, yêu thương nhau hơn, con người sẽ lắng nghe và
cùng chia sẽ những khó khăn, những buồn vui trong cuộc sống. Hơn thế nữa,
họ sẽ hợp tác với nhau, cùng nhau xây dựng để cùng tiến bộ.
Bởi lẽ, sức mạnh và ảnh hưởng của tâm linh không những đủ khả năng kìm

hãm những đòi hji tự nhiên của bản năng, mà còn hướng tới những mục đích
cao cả khác qua lăng kính tôn giáo. Nhờ sự trưởng thành tâm linh, con người
mới biết làm chủ được bản năng, và làm chủ được những ước muốn, tình cảm
về mặt tự nhiên. Về mặt tâm lý, niềm tin tôn giáo cũng có một sức mạnh lạ
lùng có khả năng làm cho con người vui vẻ để mà chết, để mà hy sinh, và chấp
nhận những thử thách lớn lao.
Hình ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 20/ 04/ 1963 tại đường
Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (sài gòn) là một sự kiện cho sự hy sinh vì
tôn giáo, vì chính sách thực thi bình đẳng tôn giáo, vì lá cờ Phật giáo là một
tấm gương sáng ngời đại diện cho niềm tin tôn giáo.
Chính vì vậy, một khi tâm linh hay tôn giáo bị lợi dụng hoặc cắt nghĩa sai lạc,
nó sẽ trở thành một động lực làm phát sinh những hành động cuồng tín. Điều
này giải thích tại sao có những cuộc hy sinh, những cái chết mà ta gọi là
cuồng tín.
Điển hình như thứ ba vào ngày 11/9/2001 nhóm không tặc lái hai phi cơ lao
thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế
giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong
hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng
hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. Một nhóm không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba
đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Lầu Năm Góc ở Quận
Arlington, Virginia. Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng
gần Shanksville. Nếu không tính 19 không tặc, có cả thảy 2.974 người thiệt
mạng trong vụ tấn công, và 24 người liệt kê mất tích xem như đã chết. Đây là
một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh
tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những
nơi khác trên thế giới.
Từ đó, ta thấy nhờ sự trưởng thành về tâm linh, ta có những đời sống đạo
đức, và luân lý. Như vậy, khi đề cập đến sự trưởng thành của một người,
ngoài việc phát triển về mặt thể lý, phát triển tâm sinh lý, ta còn cần đề cập
đến sự hoàn chỉnh và trưởng thành tâm linh nữa. Nhưng riêng về sự trưởng

thành tâm linh là điều không thể loại bj ảnh hưởng của tôn giáo. Tất cả làm
nên một con người và cuộc sống hoàn chỉnh, tạo sự hài hòa cho con người.
4. Cách ứng xử phù hợp
Cách ứng dụng cho hoà hợp với cộng đồng xã hội với người thân, sẽ giúp
công việc chúng ta suôn sẻ và thuận lợi hơn, bên cạnh đó chúng ta cũng xây
dựng được một mạng lưới hòa hợp tin cậy, vì vậy chúng ta hãy cố gắng ứng
xử với mọi người trong công việc một cách khéo léo bằng cách áp dụng 10 lời
khuyên sau.
– Kiểm soát giọng nói
Chẳn hạn như có đôi lúc bạn gập những thất bại, bạn cảm thấy oan ức, chúng
ta hãy bước đi trong sự im lặng, nếu phát ngôn phát ngon những điều không
tốt với mọi người có thể nhận thấy sự bực tức và chia rẽ chúng ta, bực bội
trong giọng nói của bạn và như vậy, tình huống có thể phức tạp hơn. Mọi
người sẽ cho rằng bạn không chuyên nghiệp và nghiêm trọng hơn nữa là
chống đối trong các tình huấng, do đó cho nên đôi khi phải đối mặt với những
tình huống nhạy cảm, chúng ta giữ im lặng trong những gì bạn nghĩ. Kiểm
soát giọng nói sẽ giúp tình hình bớt căng thằng hơn, và hình ảnh của bạn
cũng bớt xấu hơn, trong công việc cộng đồng, hãy sử dụng từ ngữ khéo léo
sao cho hòa hợp, trong tập thể cũng như gia đình xã hội.
– Giữ lòng tin với mọi người.
Nếu bạn muốn đưa ra cam kết nào đó, trước hết hãy đảm bảo rằng bạn có thể
thực hiện ở chúng ta, nhớ rằng cách dễ mất đoàn kết nhất là đừng để mất
niềm tin ở mọi người, và cũng đừng để những lời hứa suông, làm cho mọi
người mất niềm tin, trong đồng nghiệp cũng như bạn bè tình thân cũng vậy,
như một người vô trách nhiệm và cảnh giác với bạn khi thực hiện các dự án
trong tương lai, vì vậy hãy cẩn trọng với những lời hứa của mình và luôn giữ
chữ tín.
– Đối xử tốt và luôn đng viên, khuyến khích mọi người
Đừng bao giờ bj lỡ cơ hội thể hiện những điều tốt của bạn, sẵn sàng giúp đỡ
và khuyến khích đồng nghiệp, khuyến khích lời ca ngợi những người hoàn

thành công việc xuất sắc, kể cả đó là thành công của người cạnh tranh với
bạn. Với tư cách ứng xử như vậy, chúng ta có thể khiến đồng nghiệp cũng như
bạn đồng nghiệp sống có đoàn kết hòa hợp, ngay cả khi đưa ra những nhận
xét tiêu cực, thực hiện một cách lịch sự, mang tính chất xây dựng và không
bao giờ tj vẻ nganh tỵ, chắc chắn bạn sẽ đạt được tình cảm trong tất cả mọi
người được ham mộ.
– Quan tâm tới mọi người
Chúng ta hãy tìm hiểu về sở thích gia đình, kể cả những khó khăn của đồng
nghiệp, khi người khác vui vẻ, hãy vui cùng với mọi người, và khi có người
bạn gập rắc rối đau buồn, chúng ta hãy chia sẻ đồng cảm với bạn, cách ứng
xử nhã nhặn với tất cả mọi người, từ người nhj đến người lớn, và chia sẽ
những tin tưởng nhiều hơn với bạn khi bạn nhận thấy mình có quan tâm với
bạn.
– Luôn vui vẻ lạc quan
Biểu hiện lạc quan, vui vẻ không chỉ giúp bạn mà còn hướng dẫn cho bạn
những việc làm, người bạn sẽ thấy thoải mái, thậm chí yêu thích khi ở bên
cạnh bạn, do đó đừng để lại những rắc rối đau khổ cho bạn mà phải sống hòa
hợp.
– Cư xử khéo léo
Đừng để bản thân vướng vào những cuộc tranh luận căng thẳng với đồng
nghiệp hay trong cộng đồng người cấp trên, hãy thảo luận chứ không phải
tranh cãi, đừng để sự bất đồng căng thẳng kéo dài có thể biến mọi người
thành kẻ thù cho nhau. Vì thế bạn nên bình tĩnh và thoải mái trong mọi tình
huống, và khi phải đối mặt với ý kiến bạn không tán thành hoặc không thích,
hãy cư xử thật khéo léo sao cho thể hiện sự hòa hợp.
– Cẩn thn khi nhn xét về người khác
Tốt nhất là chúng ta nên từ chối thảo luận về tính xấu hoặc điểm yếu của
người khác khi được gợi ý, không nên hạ thấp người khác, để tự nâng bốc
mình lên là việc làm không có lợi ích, nó còn thể hiện sự tiêu cực hơn. Đặc biệt
trong công sở, tinh thần cộng đồng có sự hòa khí làm việc chung với mọi

người sẽ giảm sút nghiêm trọng, đồng nghiệp cũng có thể hành động tương
tự với bạn nếu bạn phát ngon chống đối lại họ sẽ mất đoàn kết, do đó đừng để
những việc không tốt đến với bạn đồng nghiệp.
– Chú ý tới cảm giác của mọi người
Tính cách hài hước của bạn có thể giúp cho không khí làm việc trong văn
phòng thoải mái hơn, tuy nhiên đừng nói những lời nói đùa công kích khiến
ai đó cảm thấy tổn thương, tuyệt đối không giễu cợt về vẻ ngoài, bệnh tật gia
đinh, chuyện riêng tư của mọi người, từ ngữ trong những câu chế nhạo là lời
lẽ cay độc nhất, hãy chú ý tới cảm giác, suy nghĩ của người khác khi bình luận
về họ.
– Không quan tâm tới những bình lun ác ý của người khác về bạn
Hãy nhớ người nói xấu, bình luận ác ý về người khác sẽ không được kính
trọng đừng để những nhận xét bất lịch sự đó ảnh hưởng tiêu cực tới bạn, hãy
dùng cách ứng xử hòa hợp thành công của bạn làm sáng tj mọi điều và khiến
mọi người có cái nhìn đúng đắn về bạn.
– Không áp lực về thành tích của bản thân
Hãy thư giãn và làm tốt nhất trong khả năng của bạn, thành công của mình,
và đừng làm những hành động mù quáng, như cướp lấy danh tiếng của đồng
nghiệp tình bạn, làm cho họ lo lắng thêm căng thẳng áp lực hơn, hãy để mọi
người thấy tinh thần làm việc thoải mái của bạn và bạn sẽ đạt được niềm tin
tưởng ở nơi bạn, và vui sướng khi công việc hoàn thành xuất sắc.
Về bản thân của bạn cần phải biết lo cho mình, nên cùng đi với bạn bè người
lớn, tránh chỗ vắng đề phòng gặp kẻ gian, nếu như bổng nhiên trên đường
gặp 1 nhóm người lạ dù không quen biết thì nên cẩn thận, tất nhiên cũng cần
báo với giáo viên người lớn nhờ giám sát để can thiệp kịp thời, không nên
khuyến khích trường hợp giáo viên ra tay trước để ngăn chặn vì có thể chặn
được 1 lần mà từ đó lại xảy ra hàng chục lần khác.
5. Ứng dụng giáo dục Pht giáo vào trong lứa tuổi trưởng thành
Khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành đồng nghĩa là chúng ta đã khôn lớn
về nhiều mặc, biết tư duy và chịu trách nhiệm với hành động của mình. Để đi

vào dòng đời bằng tâm lành, yêu thương, vững chãi chúng ta cần ứng dụng
giáo dục Phật giáo vào lứa tuổi trưởng thành.
Đức Phật có dạy: “không làm các việc ác, nên làm các việc lành, giữ tâm ý
trong sạch, là lời chư Phật dạy”[3]
Đức Phật không dạy chúng ta những điều cao siêu khó hiểu mà Ngài dạy
chúng ta những điều thiết thực và bình dị trong cuộc sống. Nếu chúng ta biết
nói lời yêu thương ái ngữ, việc làm đem lại niềm an vui hạnh phúc cho người,
ý nghĩ thiện lành thuần chất từ bi hỹ xã thì đó chình là lời chư Phật dạy.
Từ đó chúng ta tích lũy những việc thiện thông qua hành động, lời nói và suy
nghĩ. Vậy phương pháp tích lũy ra sao? Đó chính là chúng ta biết thực hành
Giới- Định-Tuệ. Đầu tiên thực tập trì giới, tức là chúng ta thực tập giữ gìn
năm giới mà đức Phật đã chế ra như không sát sanh, không trộm cắp, không
tà dâm…. Việc thực hành năm giới nầy, những bạn ở lứa tuổi trưởng thành sẽ
nhận được giá trị chân thiện cao đẹp nhất trong cuộc đời.
– Giới thứ nhất: không sát sanh là chúng ta thực tập bảo vệ sự sống
không chỉ của loài người mà cả động thực vật. giới nầy hướng chúng ta biết
bảo hộ mạng sống cho nhau, tôn trọng nhau một cách trọn vẹn.
– Giới thứ hai: không trộm cắp là chúng ta không lấy của không cho, đồng
thời cũng là cách chúng ta chia sẽ tài vật của mình đối với những người thiếu
thốn, đừng lạm dụng và bóc lột người khác. Đây là sự thực tập của tình
thương và hiến dâng cho đời.
– Giới thứ ba: không tà dâm tức là chúng ta không lạm dụng tình dục, bảo
hộ cho những cặp vợ chồng, nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình của mình và
người.
– Giới thứ tư: không nói dối tức là ta không nói lời không thật là việc sử
dụng ái ngữ và lắng nghe một cách chân thất để kết nối chất liệu yêu thương,
tạo được lòng tin giữa người với người.
– Giới thứ năm: không uống rựu tức là chúng ta thực tập tiêu thụ trong
chánh niệm, chỉ tiêu thụ những sản phẩm đem lại an lạc cho thân tâm mình,
còn những độc tố như rựu, bia, phim ảnh thô tục… làm hủy hoại thân tâm của

mình thì phải biết từ bj.
Tất cả những điều ấy là lợi ích của năm giới khi chúng ta thực tập làm hành
trang đi vào dòng đời, nó chất liệu của hùng lực bền vững, giúp cho chúng ta
vững vàng trong mỗi bước đi vào đời ở lứa tuổi trưởng thành.
Và dừng ở đó, người ở tuổi nầy cũng cần phải thực tập thiền định để tạo chất
liệu hùng tâm cho mình, từ đó giúp chúng ta khi đối diện với cuộc đời luôn
bình an tự tại. nghĩa là chúng ta thực tập chánh niệm trở về an trú với tâm
lành của mình và nhận rõ được hạnh phúc thật sự đang có mặt, để chúng ta
có thể bình an trong tự thân và nhẹ nhàng thanh thoát trong tâm hồn. nếu
thực tập được như thế thì khổ đâu không tồn tại.
Điều cuối cùng là người trưởng thành cần trang bị tuệ quán cho mình, tức là
chúng ta không khập khiển với mớ tri thức vụn vặt, mà trầm sâu đời mình
trong tuệ giác để quán chiếu bản chất sự thật cuộc đời và đây là cánh cửa an
vui giải thoát.
Thế nên, giơi- Định-Tuệ là hành trang vô giá để trang bị cho những bước
chân vào đời ở tuổi trưởng thành nói riêng và mọi người nói chung. Đây là
một hành trang vững vàng bình an, thiện phúc.
Tóm lại, tuổi trưởng thành là lứa tuổi đã và đang chinh phúc hạnh phúc cho
mình. Để có được niềm chân phúc ấy, người trưởng thành hãy trang bị cho
mình lòng tin của giới, lắng sâu của định, phát triển tuệ tâm để vững vàng
trên lộ trình chinh phục hạnh phúc, bình an như thật và trong suốt quá trình
ấy chúng ta cần phải trãi rộng tấm lòng, nuôi dưỡng tâm lành, kết nối thiện
duyên.





C. Kết Lun
Qua những phần trình bày ở trên chúng ta được biết tuổi trưởng thành là

giai đoạn con người đang phát triển về nhiều mặt, cũng như phát triển về
mặt thể lý và tâm sinh lý, ta còn phải đề cập đến sự hoàn chỉnh và trưởng
thành về mặt tâm linh. Ngay từ thời kỳ đầu mà có những thay đổi phức tạp
trong nhận thức, tư duy, thái độ…sự thay đổi đó nó còn phụ thuộc vào hoàn
cảnh xã hội, văn hóa là nền giáo dục của từng cộng đồng, từng dân tộc ở
trong các thời đại khác mà cá nhân đó sống và hoạt động. Mặc dù bây giờ trẻ
dậy thì sớm nhưng đó là về cơ thể. Trẻ mới chỉ đạt về sinh lý còn về mặt tâm
lý xã hội thì vẫn còn non nớt. Hiện nay trẻ 16 – 18 tuổi đang có độ bệnh sinh
lý và độ trưởng thành về tâm lý xã hội. Không bỗng dưng mà ta vẫn thường
nói trẻ ở lứa tuổi này “có lớn mà chưa có đủ trí khôn”. Do vậy, tôi khẳng định
về mặt tâm lý xã hội, trẻ 16 tuổi chưa đạt tiêu chuẩn của tuổi trưởng thành.
Cả thế giới quy định về độ tuổi vị thành niên từ 11 – 18 tuổi là có cơ sở chứ họ
không làm bừa. Theo tôi, để ngăn chặn tình trạng tội phạm vị thành niên, đó
là vấn đề giáo dục. Bất lực về giáo dục mà thay đổi độ tuổi là không ổn. Muốn
giải quyết vấn đề này, phía hình sự nên có quy định riêng. Ví dụ như khi vị
thành niên vi phạm trọng tội thì có quy định riêng nào đó để có thể áp dụng
hình thức xử phạt nghiêm minh hơn chứ không thể vì nhìn một góc độ rất nhj
mà lại bắt tất cả các hệ thống phải thay đổi theo. Luật pháp không thể chạy
theo một hiện tượng xã hội mà nó phải xuất phát từ con người, từ yếu tố con
người. Thay đổi độ tuổi thành niên sẽ kéo theo một loạt những hệ lụy về chính
sách xã hội khác. ( ví dụ): nhj là tuổi kết hôn cũng sẽ hạ xuống 16 tuổi.
Như vậy trẻ đang đi học, đang phụ thuộc vào bố mẹ, chưa thể kiếm sống lại
lập gia đình thì sẽ thế nào?”.“Đứng về góc độ xã hội học, tôi đánh giá đề xuất
giảm độ tuổi thành niên xuống 16 tuổi bản chất là “đánh bùn sang ao”, là tô
vẽ hiện thực khách quan chứ không xuất phát từ cơ sở khoa học. Để hạn chế
tình trạng vị thành niên phạm tội, theo tôi, việc hạ độ tuổi không giải quyết
được vấn đề gì. Độ tuổi vị thành niên nằm trong sự tương quan một loạt các
vấn đề khác, những vấn đề quyền con người, trách nhiệm công dân… Thực
chất trẻ ở độ tuổi đó vẫn còn là trẻ con. Nhiều vị thành niên tuổi đó khi phạm
tội vẫn chưa đủ nhận thức về pháp luật, các mặt trí, đức, thể, mỹ, tâm hồn đều

còn non nớt. Thì những dấu hiệu đặt trưng của người trưởng thành là khả
năng thích ứng với điều kiện mới mà họ đã có những tư duy nhận thức vững
vàng, có bổn phận và trách nhiệm trong mọi hành động, giao tiếp, ứng xử,
nghề nghiệp, có thể tự mình sống độc lập cũng như sự lựa chọn chọn mình
người bạn đời trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy đây là những giai đoạn họ biểu lộ những bản sắc riêng của
mình trong tình yêu Nam Nữ, họ bọc lộ những bản sắc cá nhân mà trên lĩnh
vực này có nhiều sắc thái con người được thể hiện. Đồng họ ý thức được bổn
phận trách nhiệm của một người cha, một người mẹ. Hay nói một cách khác
đầy là giai đoạn con người bước vào cuộc đời với nhiều lo toan suy nghĩ mà
được nhận thức ở nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạng về sự trưởng thành
tâm linh là điều không thể loại bj ảnh hưởng của Tôn giáo, tất cả tạo sự hài
hòa cho con người tạo nên cho mình một cuộc sống hoàn thiện hơn.

[1] TS. Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển (in lần thứ 3), Nxb. Đại học quốc gia
Hà Nội, 2008, tr. 139.
[2]Vũ Thị Nho, Tâm Lý Hoc Phát Triển, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2008, p166.
[3] HT Thích Minh Châu, Kinh Pháp Cú, Trường Cao cấp Phật Học Việt Nam
ấn hành, 1990, Tr 106.

×