MỤC LỤC
2. Căn cứ pháp lí thiết lập quy hoạch sử dụng đất xã Quyết Thắng 3
Phần I 9
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 9
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ CẢNH
QUAN MÔI TRƯỜNG 9
1.1. Điều kiện tự nhiên 9
1.1.1. Vị trí địa lý 9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng các loại đất năm 2013 25
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của xã Quyết Thắng Error:
Reference source not found
Bảng 3: Biến động diện tích đất giai đoạn 2005 – 2013 Error: Reference
source not found
Bảng 4: Diện tích, cơ cấu đất đai đến năm 2020 của xã Quyết Thắng Error:
Reference source not found
Bảng 5: Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất Error: Reference source not found
Bảng 6: Phân kỳ kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất . . Error: Reference
source not found
Bảng 7: Kế hoạch sử dụng đất từng năm kỳ đầu (2013 - 2015) Error:
Reference source not found
Bảng 8: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất từng năm kỳ đầu (2013
-2015) Error: Reference source not found
Bảng 9: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng theo từng năm2014-
2015 Error: Reference source not found
Bảng 10: Danh mục các công trình, dự án trong kỳ quy hoạch Error:
Reference source not found
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất xã Quyết Thắng
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế xã hội, an ninh quốc
phòng. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
quy định “nhà nước thốn nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và phát
luật, đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều 18). Luật đất đi năm
2003 quy định nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất. Điều 31 quy định việc giao đất, chi thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào quy hoạch, ké hoạch sử dụng đất cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Điều đó chứng tỏ vị trí, vai trò quan
trọng của côn tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn đổi mới và
phát triển của nước ta hiện nay.
Đến nay kì quy hoạch sử dụng đất đai thời kì 2006 – 2010 của xã Quyết
Thắng đã kết thúc, vì vậy phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất xã Quyết
Thắng thời kì 2011 – 2020. UBND xã Quyết Thắng đã phối hợp với đơn vị tư
vấn là Khoa Quản Lí Tài Nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
tiến hành lập: Quy hoạch sử dụng đát đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 2 kì đầu (2014 -2015) xã Quyết Thắng theo luật định, phục vụ cho mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng giai đoạn 2011 – 2020.
2. Căn cứ pháp lí thiết lập quy hoạch sử dụng đất xã Quyết Thắng
2.1. Căn cứ pháp lí
- Luật Đất đai năm 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai năm 2003.
- Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 thỏng 8 năm 2009 của
Chính Phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư.
- Công văn 5763/2006/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên Môi trường về định mức sử dụng đất áp dụng trong công
tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc triển khai lập QHSD đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn (2011-2015);
- Quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi Trường về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Thái
Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
- Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành
phố Thái Nguyên lần thứ XV về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2005 - 2010
và định hướng mục tiêu 2010 - 2015.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch Kinh tế - xã hội 2005 - 2009. Dự
báo năm 2010 và định hướng phát triển KT - XH 5 năm 2011 - 2015 thành
phố Thái Nguyên.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên và Đảng bộ xã
Quyết Thắng, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
2.2. Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ
- Quy hoạch phát triển KT - XH của thành phố Thái Nguyên, quy
hoạch phát triển các ngành trong Thành phố đến năm 2020 trên địa bàn xã
Quyết Thắng.
- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020.
- Quyết định số 2418/QĐ-UBND ngày 05/9/2006 của UBND thành phố
về việc thành lập ban chỉ đạo lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy
định của Luật đất đai năm 2003.
- Tài liệu bản đồ xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên từ năm
1993 - cập nhật năm 2005.
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai ngày 01/01/2010 của ngành Tài
nguyên và Môi trường;
- Tài liệu điều tra của các cấp các ngành trên đại bàn thành phố Thái
Nguyên và xã Quyết Thắng.
- Nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành, các đề án, các dự án đã
và đang triển khai trên đại bàn xã.
- Niên giám thống kê của tỉnh và của thành phố Thái Nguyên năm 2010
3. Mục đích và yêu cầu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.1 Mục đích
Đánh giá dung thực trạng và tiềm năng đất đai của xã, tạo ra tầm nhìn
tổn quát về phân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020.
Khẳng định, phân bổ đất đai phục vụ yêu cầu của các hoạt động kinh tế
trong thời gian tới, là cơ sở để giao đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hằng
năm, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu, phù hợp với các chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của vùng, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lí và có
hieuj quả.
Làm định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
các ngành, tạo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
Tạo điều kiện cho việc thu hút các dự án đầu tư, hình thành các vùng
sản xuất nông nghiệp, các trung tâm văn hóa – xã hội và dịch vụ, góp phần
thực hiện quá trình công nghiệp hóa và nông thôn theo chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020.
Bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên
nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất.
3.2. Yêu cầu
Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất
của huyện đã được phê duyệt, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lí, tiết kiệm,
hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã, tạo điều
kiện thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực trong xã.
4. Quy trình và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất.
4.1. Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất,
Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất
kỳ đầu (2013-2020) được xây dựng theo hướng dẫn tại thông tư số
19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của bộ tài nguyên và môi trường Quy
định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch , kế hoạch sử dụng
đất; các bước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo thông
tư số 06/2013/TT-BTNMT ngày 15/03/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch ,
kế hoạch sử dụng đất.
4.2. Phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất.
- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống và vi mô từ dưới lên.
+ Tiếp cận vi mô từ trên xuống là: Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố; quy hoạch của các ngành ở Trung ương,
tỉnh và thành phố có tác động đến việc sử dụng đất trên địa bàn.
+ Tiếp cận vĩ mô từ dưới lên là: Căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch sử dụng
đất đai của các cấp, các ngành trong tỉnh để tổng hợp, chỉnh lý, soát xét với
khả năng quỹ đất hiện có để lập quy hoạch sử dụng đất của phường.
- Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài lệu sẵn có trên địa bàn tỉnh,
quy hoạch của các ngành đã và đang được xây dựng có liên quan đến việc sử
dụng đất đai để rút ra quy luật phát triển , biến động đất đai.
- Phương pháp điều tra: Khảo sát thực tế để bổ sung tài liệu số liệu đã
thu thập được cũng như việc khoanh định sử dụng các loại đất.
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo, xin ý kiến các nhà lãnh đạo,
các nhà khoa học, cán bộ chuyên môn của trung ương, tỉnh, thành phố và
phường.
- Phương pháp chồng ghép bản đồ và xử lý chồng lấn: Tất cả nhu cầu
sử dụng đất của các ngành được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất,
bản đồ này được chồng ghép từ các loại bản đồ chuyên đề khác để trên cơ sở
đó phát hiện chồng lấn và những bất hợp lý nhằm xử lý loại bỏ các chồng lấn
và bất hợp lý đó.
- Phương pháp dự báo, tính toán: Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh
tế, tăng dân số để tính toán nhu cầu sử dụng đất và bố trí quy hoạch sử dụng
đất theo quy chuẩn, định mức sử dụng đất của các cấp, các ngành.
5. Bố cục báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
chi tiết từ 2014 - 2015,2016- 2020
Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 2 năm (2014 – 2015)
- Đặt ván đề
Phần I: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Phần II : - Tình hình quản lý, sử dụng đất đai.
Phần III: - Đánh giá tiềm năng đất đai.
Phần IV: - Phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Kết luận và kiền nghị
Phần I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ CẢNH
QUAN MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Quyết Thắng thuộc Thành Phố Thái Nguyên là xã mới tách,thành
lập lại từ tháng 01/2004, sau khi tách một phần diện tích chuyển sang phường
Thịnh Đán mới. Xã Quyết Thắng nằm về phía Tây Bắc của Thành phố Thái
Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 1155.52 ha, ranh giới hành chính xã được
xác định như sau:
• Phía Bắc giáp xã Phúc Hà, phường Quán Triều;
• Phía Đông Bắc giáp phường Quang Vinh;
• Phía Nam giáp xã Thịnh Đức;
• Phía Nam,Tây Nam giáp xã Phúc Trìu;
• Phía Đông giáp phường Thịnh Đán;
• Phía Tây giáp xã Phúc Xuân
1.1.2. Địa hình, địa mạo
So với mặt bàng chung của các xã thuộc Thành Phố Thái Nguyên xã
Quyết Thắng có địa hình tương đôi bằng phẳng, dạng đồi bát úp, xen kẽ là các
điiẻm dân cư và đồng ruộng, địa hình có xu hướng nghiêng dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam. Độ cao trung bình từ 5-6m. Nhình chung địa hình của xã
khá thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp.
1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, xã
Quyết Thắng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4
mua: Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính là mùa mưa và
khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10,mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau, cụ thể:
• Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-23
0
C. Chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 2-5
0
C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37
0
C, nhiệt độ
thấp tuyệt đối là 3
0
C.
• Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1588 giờ. Tháng 5-6 có số giờ nắng
nhiều nhất (khoảng 170-180giờ).
• Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007mm/năm,tập trung chủ yếu
vào mùa mưa (tháng 6,7,8,9) chiếm 85% lượng mưa cả năm trong đó tháng 7
có số ngày mưa nhiều nhất.
• Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí
nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7
(mùa mưa) lên đến 86,8%,thấp nhất vào tháng3 (mùa khô) khoảng 70%. Sự
chênh lệch độ ẩm không khí giãu 2 mùa khoảng 10-17%
• Gió, bão: hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa
Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên Xã Quyết
Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực
tiếp của bão.
1.1.4 Thủy văn
Quyết Thắng không có sông lớn chảy qua địa bàn do vậy chịu ảnh
hưởng chế độ thủy văn hệ thống kênh đào Núi Cốc, suối và hồ, ao trên địa
bàn, phục vụ cơ bản cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân
1.2 Các tài nguyên
1.2.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên trong toàn xã : 1155.52ha
• Đất nông nghiệp : 598.60 ha chiếm 51.80%
• Đất phi nông nghiệp : 552.92 ha chiếm 47.85%
• Đất chưa sử dụng : 4 ha chiếm 0.35 %
Đất đai của xã Quyết Thắng được hình thành do hai nguồn gốc: đất
hình thành tại chỗ do phong hóa đá mẹ và đất hình thành do phù xa bồi tụ. Do
đó có thể chia thành các nhóm đất chính sau:
1.2.1. Nhóm đất phù xa
Chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng phẳng được bồi đắp bởi phù
xa dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian. Đất phù sa được chia thành:
• Đất phù xa không được bồi dắp hàng năm trung tính ít chua, thành
phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, lọaị này thích hợp cho việc trồng lúa,
rau màu.
• Đất phù xa ít được bồi đắp hàng năm trung tính ít chua thành phần cơ
giới là cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali
tổng số nghèo. Phân bố ở địa hình vàn cao nên khá tươi xốp, thoát nước tốt,
thích hợp với cây khoai tây, rau, ngô, đậu
1.2.2. Nhóm đất xám bạc màu
• Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên
nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn
rưa trôi.
• Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên
thành phần cơ giới trung bình, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các
chất dinh dưỡng nghèo.
1.2.3 Nhóm đất Feralitic
Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, đá
dăm,đá cuội kết và cát kết, các đơn vị đất chính gồm :
• Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa
• Đất Feralitic nâu tím phát triển trên phiến thạch sét
• Đất Feralitic vàng đỏ phát triển trên sa thạch, dăm kết
• Đất Feralitic nâu vàng trên phù sa cổ, loại đất này diện tich khá lớn
thích hợp với cây công nghiệp lâu năm là cây Chè
1.3. Các nguồn tài nguyên khác
1.3.1. Tài nguyên nước
• Nguồn nước mặt: Nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông
nghiệp là kênh đào Núi Cốc và một số con suối, hệ thống mương tưới tiêu và
ao, hồ với trữ lượng khá trải đều trên địa bàn toàn xã.
• Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt
của nhân dân trong xã. Mực nước ngầm xuất hiện sâu từ 23-25m, được nhân
dân trong xã khai thác và sử dụng.
1.3.2. Tài nguyên nhân văn
Là một xã có 7 dân tộc sinh sống gồm : Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hmông,
Sán Dìu, Hoa.Trong đó 83 hộ theo thiên chúa giáo, tuy nhiên tập trung chủ
yếu là người Kinh với 12.833 khẩu, từ nhiều miền quê hội tụ do vậy phong
tục tập quán rất đa dạng.Trình độ dân trí so với các xã của thành phố ở mức
cao,giàu truyền thống cách mạng,người dân cần cù chịu khó, có đội ngũ cán
bộ trẻ có trình độ, năng động nhiệt tình, lãnh đạo các mặt Chính trị, kinh tế-xã
hội,xây dựng xã Quyết Thắng trở thành một xã giàu mạnh
1.4. Thực trạng môi trường
Xã Quyết Thắng có diện tích đất chưa sử dụng chiếm diện tích nhỏ.
Trong đó khu dân cư có rất nhiều cây xanh cùng với người dân có dân trí cao
nên môi trường ôn hòa, trong sạch đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.
Nhìn chung môi trường sinh thái ở xã Quyết Thắng khá trong lành, tài
nguyên đất đai và nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm, tuy nhiên cần có biện
pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường cảnh quan, bảo vệ hệ sinh thái.
1.5. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1.5.1. Những thuận lợi
• Là một xã vệ tinh năm gần thành phố, có đường Hồ Núi Cốc (tỉnh lộ
260) chạy qua đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế,
văn hóa xã hội với các xã khác trong thành phố, tạo điều kiện phát triển nông
nghiệp theo hướng hàng hóa.
• Đia hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, điều kiên khí hậu
phù hợp với nhiều loại cây trồng thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ và bố trí
cơ cấu cây trồng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa theo hướng tập trung thành các vùng chuyên canh lớn, sản xuất lương
thực thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu, hoa cây cảnh có giá trị
kinh tế cao.
• Hệ thống giao thông nông thôn tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân.
Được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, nhân dân xã
Quyết Thắng cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo và đoàn kết có đội ngũ
cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, vận dụng sáng tạo
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.
1.5.2. Những khó khăn hạn chế
• Ảnh hưởng của những yếu tố khí hậu phân hóa theo mùa có những
năm gây nên hiện tượng lũ vào mùa mua và ở một số khu vực thấp, dốc và
thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vê mùa khô.
• Nguồn tài nguyên đất đai chưa được đánh giá phục vụ phát triển
nông nghiệp chuyên canh, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
• Diện tich đất canh tác thấp, diện tich khong tập trung do ảnh hưởng
của địa hình hạn chế đến khả năng phát triển đa dạng hóa vùng chuyên canh.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm gần đây kinh tế của xã Quyết Thắng phát triển mạnh,
đời sống nhân dân ngày một nâng cao, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển
dịch đúng hướng, chính sách kinh tế cụ thể của xã đã thúc đẩy các thành phần
kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình.
Quyết Thắng là một xã có nền sản xuất chính là nông nghiệp bao gồm
cả trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm gần đây nghành nghề kinh
doanh dịch vụ trên địa bàn khá phát triển đã giải quyết việc làm cho một
lượng lớn lao động mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Hiện tại cơ cấu kinh tế của xã vẫn nặng về nông nghiệp,chuyển dịch cơ
cấu kinh tế diễn ra chậm,công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển,
thương mại và dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương mua bán của
nhân dân trong xã. Trong những năm tới xã cần phấn đấu dẩy nhanh tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp,
thương mại dịch vụ.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần quan trọng trong việc đưa nền
kinh tế của xã phát triển, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị
quốc phòng an ninh.
2.2. Thực trạng phát triển các nghành kinh tế
2.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
2.2.1.1 Sản xuất nông nghiêp
a) Trồng trọt
Ngành trồng trọt chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế kể từ khi
có Luật Đất đai năm 1993 ra đời. Việc giao đất cho người dân sử dụng
ổn định lâu dài được thực hiện đã tạo cơ sở lòng tin cho người dân yên
tâm sản xuất. Người dân đầu tư khai thác tiềm năng đất đai một cach
đúng mức, hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần
đây dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của Đảng ủy ,UBND xã, sản xuất nông
nghiệp của xã Quyết Thắng đã phát triển một cách nhanh chóng.
• Về cây lúa: Diện tích lúa chiêm xuân có 168,40ha, năng suất đạt
42,42tạ/ha, lúa mùa 279,3 ha năng suất đạt 42,38tạ/ha.Tổng diện tich lúa cả
năm 447,70ha, năng suát trung bình đạt 42,40tạ/ha, tổng sản lượng lương thực
cả năm là 1.906,42 tấn.
• Về diện tích ngô là 3500ha năng suất đạt 40tạ/ha, diện tích trồng tre
bát độ là 1,25ha, diện tích chè là 110,90ha, diện tích trồng cỏ là 3,5 ha.
b) Chăn nuôi
Là nguồn thu nhập chính của địa phương đặc biệt là nuôi lợn, gà, vịt
lấy thịt đã có những hộ nuôi tới vài trăm con lợn. Riêng đàn trâu bò giảm do
sức kéo được thay bằng máy móc và điều kiện chăn thả khó khăn. Công tác
phòng chông dịch bệnh được quan tâm thường xuyên không có dịch bệnh gia
súc gia cầm.Trên toàn xã tổng đàn trâu có 579 con, đàn bò sinh sản và bò thịt có
172 con, đàn lợn thịt có 9.500 con, lợn nái 500 con. Trong những năm gần đây
số lượng và chất lượng đàn gia súc tăng mạnh theo từng năm, điều đó cho thấy
được sự phát triển của ngành chăn nuôi trên địa bàn xã, đối với đàn gia cầm
cũng như tình trang chung của cả nước do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên
phát triên chậm.
c) Các nghành dịch vụ khác
Tiểu thủ công nghiệp đã và đang co sự phát triển đa nghành nghề ở
từng quy mô khác nhau một số nghành nghề có tốc độ tăng trưởng khá như :
chế biến chè khô, cơ khí, gò hàn, mộc, xây dựng, sửa chữa xe máy, xay xát
giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ của xã.
Dịch vụ thương mại cũng đang từng bước phất triển tốt, nhân dân tập
trung và chủ động mở nhiều cửa hàng vừa và nhỏ,tổng mức luân chuyển hàng
hóa trên địa bàn và tổng mức bán lẻ hàng năm đều tăng, hàng hóa phong phú, đa
chủng loại, giá cả ổn định, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của
nhân dân. Các dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ bao tiêu sản phẩm nông
nghiệp, dịch vụ ăn uống đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
giải quyết việc làm.
2.3. Dân số - lao động và việc làm
2.3.1. Dân số
Dân số năm 2013 của xã là 12.833 người,bao gồm nhiều dân tộc anh
em chung sống : Kinh,Tày,Nùng,Dao,Hmông,Sán Dìu,Hoa Trong đó chủ
yếu là dân tộc kinh
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được xem là một trong những
chương trình kinh tế-xã hội quan trọng của xã nói riêng và của toàn thành phố
nói chung được triển khai tích cực.
2.3.2. Lao động, việc làm và thu nhập
Quyết Thắng có một lực lượng lao động khá dồi dào, nền kinh tế của xã
phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, vì nghành nông nghiệp mang tính chất
chung là tính thời vụ nên xảy ra tình trạng lao động thiếu việc làm khi mùa vụ
xong, một bộ phận đi làm ăn nơi khác, một số lượng lớn còn lại thì ko co việc
làm. Phần lớn lao động của xã chưa qua đào tạo do đó dù số lượng lao động
dồi dào nhưng chất lượng lại không cao, một lượng nhỏ lao động qua đào tạo
thì trang thiết bị lại chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc. Việc giải quyết
vấn đề việc làm cho người lao động trong những năm tới phải có kế hoạch
đào tạo tại chỗ để đáp ứng nhu cầu phát triển của các nghành. Mặt khác,trong
những năm gần đây chủ trương cả xã luôn khuyến khích phát triển nghành
nghề, tạo công ăn việc làm cho lao động tại xã, góp phần tăng thu nhập nâng
cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân trong xã.
2.4. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Do tính chất của địa hình dân cư phân bố không tập trung nằm trải khắp
trên toàn diện tích đất đai của xã xen kẽ với đồng ruộng và những quả đồi.Mật
độ dân số phân bố không đồng đều giữa các xóm.Dân cư được hình thành và
phát triển những năm trước đây theo tính chất tự phát,điều đó tạo nên nhiều điểm
dân cư phân tán nhỏ lẻ,chia cắt diện tích đất canh tác gây khó khăn cũng như hạn
chế đến hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất và sinh hoạt của người dân.
2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.5.1. Giao thông
Trên địa bàn xã có khoảng 4km trục đường Hồ Núi Cốc (Tỉnh lộ 260)
được rải nhựa, đây là một lợi thế lớn về giao thông, giao lưu hàng hóa của
nhân dân với các vùng lân cận. Bên cạnh đó, xã còn có hệ thống đường liên
thôn, liên xã cơ bản được rải, cấp phối bê tông hóa trong khu dân cư, thuận
lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
2.5.2. Thủy lợi
Đất thủy lợi của xã với hệ thống dày đặc kênh mương phục vụ tưới tiêu
cho sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua nhiều tuyến mương đã được
cứng hóa, đặc biệt là tuyến N7 tuy nhiên để đáp ứng tốt hơn cho sản xuất
trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục nang cấp mở rộng, mở mơi, nạo vét kết hợp
với cứng hóa những tuyến mương chính để phục vụ cho sản xuất được thuận
lợi hơn.
2.5.3. Y tế
Xã có trạm y tế nằm trong khuôn viên của UBND xã, với đội ngũ cán
bộ nhiệt tình. Trong những năm qua công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân luôn được duy trì thường xuyên, liên tục và chất lượng ngày càng được
nâng cao, đã được đầu tư trang thiết bị phục vụ nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe của nhân dân. Trạm luôn làm tốt chế độ thường trực, khám và diều trị
bệnh nhân tại trạm và tại gia đình bệnh nhân. Thực hiện tốt tiêm chủng mở
rộng, quản lý các bệnh xã hội, phòng ngừa không để dịch bệnh phát sinh và
lây lan.
Trạm còn phối hợp với nhà trường làm tốt công tác y tế học đường.
Cán bộ y tế của trạm được tham gia học tập các lớp đào tạo tập huấn nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ.
2.5.4. Giáo dục - Đào tạo
Trên địa bàn xã có trường Đại Học Thái Nguyên. Trong những năm
qua, do nhận thức được tầm quan trọng của nghành giáo dục, chính quyền xã
đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục, xây dựng trường lớp khang trang,
trang thiết bị đồ dùng giảng dạy từng bước đáp ứng được nhu cầu dạy học.
2.5.5. Giáo dục - thể dục thể thao.
Phong trào hoạt động văn hóa – văn nghệ, TDTT luôn được giữ vững
và phát triển, các câu lạc bộ văn thể hoạt động đều, hình thức hoạt động đa
dạng, phong phú. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư”
được toàn dân hưởng ứng. Thực hiện các đề án phát triển văn hóa, trọng tâm là
xây dụng gia đinh văn hóa, làng văn hóa kiên quyết bại trừ mê tín dị đoan.
Công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin truyền thông
ngày càng đổi mới, phát triển mở rộng phong trào quần chúng, đầu tư xây
dụng cơ sở vật chất. Các hoạt động văn nghệ quần chúng câu lạc bộ thơ được
duy trì tổ chức, thường xuyên tham gia tốt trong các đợt hội diễn, giao lưu
mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm những ngày lễ lớn, những ngày tổng kết hội
họp của đoàn, ban nghành, các hoạt động lễ hội truyền thống của xã được
khôi phục, quản lý, duy trì thường xuyên. Công tác thông tin truyên thông đã
đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tốt các chủ trương, chính sách của
Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
2.5.6. Năng lượng – Bưu chính viễ thông
Bưu chính viễn thông: Xã đã xây dựng điểm bưu điện văn hóa, đảm bảo
nhu cầu thông tin liên lạc, số hộ, số cá nhân có điện thoại tăng lên 1 cách nhanh
chóng, cung cấp sách báo phục vụ thông tin cho nhân dân ngày một tốt hơn.
Năng lượng điện: Xã đã có nhiều cố gắng phối hợp với ngành điện
trong công tác quản lý điện, điều tiết nguồn điện từ các trạm biến áp đáp ứng
nhu cầu sử dụng của nhân dân.
2.5.7. An ninh quốc phòng
Thực hiện pháp lệnh về dân quan tự vệ - dự bị động viên và công an
nhân dân, lực lượng quốc phòng an ninh của xã thường xuyên được củng cố
đủ về số lượng, chất lượng. Hàng năm tổ chức huấn luyện, tập huấn chuyên
môn, nâng cao nghiệp vụ dự bị động viên, dân quan tự vệ. Đây là lực lượng
nòng cốt giữ gìn trật tụ an toàn xã hội. Thực hiện về phòng chống tội phạm,
phòng chống ma túy, tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức liên kết: Công an
+ Thanh niên + Nhà trường để phòng chống tội phạm ma túy. Xã đã tiến hành
quản lý tốt công tác hành chính,nhân khẩu giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn
phát động quần chúng tham gia các phong trào chống tệ nạn xã hội, phong
trào an toàn giao thông, kế hoạch phòng cháy chữa cháy, chống lụt bão.
Công tác tuyển quân của xã luôn đạt và vượt chỉ tiêu. Để chuẩn bị cho
các đợt tuyển quân xã đã tiến hành ra soát, lập danh sách thanh niên trong độ
tuổi nhập ngũ, phân loại các đối tượng được miễn, hoãn,tạm hoãn công bố,
công khai đảm bảo dân chủ đúng pháp luật.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm gần đây, xã Quyết Thắng có những bước tiến quan
trọng, phát triển mạnh về kinh tế, tổng thu nhập bình quân đầu người tăng, an
sinh xã hội được đảm bảo. Thực hiện chủ trương giao đất cho hộ gia đình, cá
nhân của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi phải tăng cường việc quản lý sử dụng
đất chặt chẽ và có hiệu quả hơn khi đất đai được coi là hàng hóa đặc biệt có
giá trị.
Cùng với sự gia tăng dân số việc đẩy mạnh phát triển các nghành kinh tế,
xây dựng hạ tầng kĩ thuật, giao thông, thủy lợi, đất ở, các khu trung tâm văn hóa
- thể thao và thương mại – kinh doanh dịch vụ tất yếu phải lấy vào đất sản xuất
nông nghiệp.
Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất trong nông nghiệp giảm
lao động trực tiếp của con người. Làm cho nguồn lao động nông nghiệp ngày
càng giảm, đòi hỏi sự bố trí việc làm cho lao động dư thừa.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển của xã hội sẽ gây áp
lực trực tiếp đối với quản lý và sử dụng đất đai.Trong khi đất đai có hạn,sự gia tăng
dân số, phát triển các nghành, nghề đều đòi hỏi phải có quy đất để xây dựng.
Đứng trước những yêu cầu phát triển chung của xã hội,đòi hỏi Đảng bộ
và chính quyền xã phải thực hiện chiến lược phát triển các ngành kinh tế - xã
hội một cách họp lý nhất.
Khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai nhằm xây dựng đời sống
nhân dân cả về vật chất và tinh thần, xây dựng xã Quyết Thắng thành một xã
giàu đẹp - văn minh.
Phần II
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1. Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
Trước Luật Đất đai năm 2003, việc tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đã được UBND xã Quyết Thắng thực
hiện theo quyết định, văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm
1993, Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998, 2001 cũng như
các văn bản dưới Luật. Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, UBND
thành phố, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các văn bản, quyết định liên quan
đến công tác quản lý đất đai, góp phần quan trọng đưa công tác quản lý đất
đai trên địa bàn đi vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ, đất đai được giao cho các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đem lại hiệu quả trong
sử dụng.
Trên cơ sở đó, UBND xã tổ chức thực hiện kịp thời tạo hành lang pháp
lý góp phần đưa công tác quản lý đất đai của xã đi vào nề nếp.
2.Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
Xã Quyết Thắng là xã mới tách, thành lập lại từ tháng 01/2004, sau khi
tách một phần diện tích chuyển xang phường Thịnh Đán. Dưới sự chỉ đạo của
UBND tỉnh, UBND thành phố, UBND xã đã tiến hành hoạch định lại ranh
giới trên cơ sở hồ sơ tài liệu 364/CT cũng như tài liệu đo đạc 229/TTg và đo
đạc chỉnh lý bổ sung. Đến nay địa giới hành chính của xã với các xã, phường
trong thành phố, đã được xác định bởi các yếu tố địa vật cố định có mốc giới
trên thực địa và được chuyển vẽ lên bản đồ.
Bên cạnh đó, việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính của xã được
UBND thành phố thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đáp ứng trong
việc quản lý địa giới hành chính cũng như phục vụ các yêu cầu chung trong
quá trình quản lý đất đai.
3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Trên địa bàn xã việc đánh giá đất và phân hạng đất đai chưa được thực
hiện, việc sử dụng đất được dựa trên kinh nghiệm canh tác, khai thác sử dụng
của nhân dân, nên đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất.
Trong những năm qua, việc khảo sát, đo đạc đã được UBND thành phố
phối hợp cùng UBND xã thực hiện tốt các công tác như: Việc đo đạc và lập
bản đồ địa chính với tỷ lệ 1/1000, 1/2000. Việc thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất của xã được UBND thành phố, phòng Tài nguyên - Môi trường chỉ
đạo về chuyên môn, thực hiện tốt theo quy định, định kỳ 5 năm cùng với công
tác kiểm kê quản lý đất đai; đồng thời đang tến hành lập bản đồ quy hoạch sử
dụng đất.
4.Việc quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
Những năm trước đây, do chưa lập quy hoạch sử dụng đất, song UBND
xã cũng đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Xã đã thực hiện quy
hoạch chi tiết tại những khu vực, theo chủ trương của thành phố và tỉnh Thái
Nguyên, đáp ứng nhu cầu của công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, hiện nay công tác này đang được triển khai với kỳ quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, trong đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất (2014–
2020) cụ thể đến từng năm.
5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Việc giao đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước
tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm
khắc phục tình trạng vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện
cho các chủ sử dụng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, bước đầu
thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo bước phát triển
mới của xã.
Công tác thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức sử dụng đất không đúng
mục đích, thu hồi đất phục vụ cho các dự án được UBND xã tiến hành theo sự
chỉ đạo của UBND cấp trên đúng theo Luật đất đai năm 2003 quy định, song
việc thực thi thu hồi đất còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên
nhân chủ yếu là do công tác định giá đất, việc đền bù còn chưa hợp lý, thời
gian đền bù kéo dài trong khi nhiều dự án triển khai cùng một lúc trên địa
bàn xã.
6.Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được các cấp ngành và người dân quan
tâm. Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện tốt và thực hiện chỉnh
lý biến động đất đai thường xuyên.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở được cán bộ chuyên
môn của xã kiểm tra, rà soát, thẩm định trước khi gửi hồ sơ lên thành phố nên
đã hạn chế việc sửa chữa và làm lại nhiều lần. Tạo điều kiện yêm tâm cho
người dân khi làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
7.Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của phòng Tài nguyên và
Môi trường, công tác thống kê, kiểm kê đất đai của xã được triển khai khá tốt.
Đất đai của xã được thống kê hàng năm theo quy định của bộ Tài nguyên và
Môi trường. Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo Chỉ thị
số 28/2004/CT-TTg ngày 15/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số
28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường…
với chất lượng được nâng cao, hạn chế được tình trạng sai lệch về số liệu, bản
đồ giữa các đợt thống kê, kiểm kê, phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất
đai của xã.
8. Công tác quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật. Thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND xã
đã thực hiện đúng thẩm quyền chức năng. Đồng thời xã cũng đã gửi hồ sơ của
các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức lên các ban ngành của thành phố để tổ chức
thực hiện việc thu thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử
dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành.
9. Việc quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản
Trong những năm trước đây công tác quản lý Nhà nước về giá đất nhìn
chung còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đạt hiệu quả cao do phụ thuộc chủ yếu
vào khả năng cung - cầu trên thị trường. Theo khung giá của UBND tỉnh ban
hành, xã tổ chức hướng dẫn, tư vấn về giá đất, giá trị bất động sản của nhân
dân trong xã, tạo điều kiện cho nhân dân trao đổi và tham khảo. Cơ chế vận
hành, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản, vai trò quản lý Nhà nước về giá đất còn gặp nhiều khó khăn. Mặc
dù vậy nhưng công tác này đã được UBND xã thực hiện theo chỉ đạo của
UBND thành phố và tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc
chuyển nhượng, cho thuê quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất đã được UBND xã, thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố và
tỉnh, thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê
đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất…, thực hiện nghĩa vụ của người chủ sử dụng
đất, đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên do còn những hạn chế
nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như công tác lập
quy hoạch sử dụng đất nên phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này.
11. Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và sử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Việc công khai thủ tục cấp giấy phép xây dựng, tổ chức lực lượng kiểm
tra, xử lý các vi phạm về xây dựng, được UBNd xã kịp thời chấn chỉnh xây
dựng trái phép, kiên quyết sử lý những hành vi lấn chiếm đất công không để
xảy ra các vấn đề phức tạp. Quá trình phối kết hợp của UBND xã với cơ quan
có thẩm quyền của tỉnh và của thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra góp
phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, đưa
đất đai và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
12. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo
các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn xã được
thực hiện, xử lý tốt kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất
đai. Việc cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý đơn, được lãnh đạo xã chỉ đạo
cán bộ chuyên môn cùng các ban ngành của xã giải quyết khiếu nại của tổ
chức và công dân. Trên địa bàn xã không có nhiều vi phạm và tranh chấp
lớn, những trường hợp thắc mắc khiếu nại đã được xã hướng dẫn và giải
quyết dứt điểm tại UBND xã.
13. Việc quản lý các dịch vụ công về đất đai
Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003, việc quản lý các hoạt động về
dịch vụ công về đất đai gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay xã đã có cán bộ
chuyên môn trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai, những năm
gần đây công tác này có chuyển biến tích cực, khi triển khai thực hiện cơ chế
“một cửa” và điều chỉnh thực hiện công khai các thủ tục về nhà đất.