Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phát thanhmăng non trường Tiểu học Phước Ninh A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.86 KB, 14 trang )

Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phát
thanhmăng non trường Tiểu học Phước Ninh A.
Tác giả: NguyễnHữu Minh Quan
Đơn vị: Trường TH Phước Ninh A.
1. Thực trạng, vấn đề đặt ra:
Chương trình phát thanh măng non, theo tôi, là một hoạt động không thể
thiếu của nhà trường hiện nay. Nó khơi gợi tính sáng tạo, kích thích sự
ham muốn tìm hiểu nhận biết các hoạt động xung quanh các em trong nhà
trường cũng như toàn xã hội; chuyển tải đến các em những thông tin, kiến
thức bổ ích; nêu cao trách nhiệm của tuổi nhỏ, rèn luyện kỹ năng sống
biết y êu thương chia sẻ, ghi nhớ công lao dưỡng dục của ông bà cha mẹ,
thầy cô trong lòng các em học sinh.
Thực tế cho thấy hoạt động phát thanh măng non trong hệ thống nhà
trường (từ bậc Tiểu học) giai đoạn trước đây chưa được quan tâm chú
trọng thật sự. Những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu giáo dục trong tình
hình hình mới, hoạt động phát thanh măng non trong nhà trường đã dần
được quan tâm hơn và hỗ trợ từ nhiều phía nhằm nâng cao hiệu
quả trong việc giáo dục thiếu niên, nhi đồng phát triển một cách toàn
diện.Trên thực tế hiện nay một số Liên đội tổ chức thực hiện chương
trình phát thanh măng non bằng cách cho học sinh đọc trực tiếp trên loa
phát thanh các bản tin hoặc bài viết vào giờ ra chơi, làm như thế dễ dẫn
đến tình trạng chương trình bị gián đoạn do học sinh diễn đạt không lưu
loát,
không có điều kiện và thời gian để sửa sai, hoàn ch ỉnh nội dung chương
trình, hơn nữa mất nhiều thời gian cho mỗi lần phát tin trong tuần.
Hoạt động này còn bộc lộ nhiều hạn chế như:
+ Chất lượng phát thanh không hấp dẫn
+ Thời lượng chương trình không đảm bảo, thường xuy ên có thời gian
“chết” do các thao tác kĩ thuật nhiều, phụ thuộc vào chất lượng của thiết
bị.
+ Nguồn thông tin hạn chế chủ yếu được lấy từ trên báo Nhi Đồng, Thiếu


niên tiền phong và các tư liệu từ thư viện trường.
Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuy ên truyền
nói chung và trong phát thanh măng non nói riêng là một việc làm cần
thiết và đúng với xu thế phát triển hiện nay.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình phát thanh
măng non trong liên đội, phát huy hết tác dụng của chương trìnhmang
tính giáo dục và thu hút các bạn đội viên tham gia.
Với nhiệm vụ giáo viên Tổng Phụ trách Đội, đây chính là vấn đề trong
quá trình công tác tôi luôn trăn trở. Chính vì vậy việc nghiên cứu, thử
nghiệm thực tế việc ứng dụng phần mềm tin học trong công tác phát
thanh măng non tại trường Tiểu học Phước Ninh A chính là những giải
pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động phát thanh
măng non trong nhà trường. Vì th ế tôi lựa chọn đề tài : Kinh nghiệm
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phát thanh măng non trường
Tiểu học Phước Ninh A.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi
trường Tiểu học Phước Ninh A, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh
Châu, tỉnh Tây Ninh. Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạtđộng phát thanh măng nontrong nhà trường.
3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phát thanh
măng non trong nhà trường:
Kế hoạch phát thanh được thống nhất xây dựng với mục đích sau:
-Thực hiện công tác tuy ên truy ền trong nhà trường nhằm giáo dục học
sinh:
-Có sự hiểu biết về truyền thống dân tộc thông qua tuyên truy ền các ngày
k ỷ niệm lớn trong tháng, hiểu biết thêm về gương anh hùng liệt sỹ, hiểu
thêm truy ền thống của Đảng, Đoàn, Đội, truyền thống địa phương,
gương người tốt, việc tốt
-Biết thêm về các hoạt động của Đội, của trường,
-Biết thêm một số kiến thức cơ bản về học tập các môn học, một số kỹ

năng sống, hiểu biết thêm một số bệnh thường gặp để giữ gìn sức khỏe
bản thân,
a. Cơ sở vật chất:
Vì không như các Studio chuyên nghiệp, nên tôi tận dụng triêt để một số
phương tiện sẵn có của nhà trường như micro, dây điện, loa phóng thanh,
máy casette CD, ampli… tôi đã tranh thủ xin ý kiến và được Hiệu trưởng
đồng ý trang bị một máy vi tính có ổ ghi CD và một số thiết bị kết nối để
thu âm.
Về phòng ốc, chúng tôi dùng phòng Truyền thống của Đội để làm phòng
thu thanh.
b. Lực lượng cộng tác viên:
Trước đây, đội tuy ên truyền phát thanh măng non trong nhà trường được
tuyển chọn
từ các em học sinh có giọng đọc hay (vì chủ yếu là phát “sống”, trực tiếp
qua micro) đồng
thời cũng là người làm nhiệm vụ phát các bài hát thiếu nhi trên các đĩa
nhạc đã được quy
định trước. Cách làm này đã bộc lộ nhiều nhược điểm như đã nêu trên.
Để khắc phục các
nhược điểm đó, trong năm học này tôi thành lập Đội tuy ên truy ền phát
thanh măng non có
chức năng khác nhau sau đây:
-Phát thanh viên đọc tin: Là học sinh (các Đội viên) có khả năng đọc tin
bài một cách
diễn cảm, rõ ràng. Riêng với đối tượng phát thanh viên này, tôi phải tranh
thủ nhận được
sự đồng ý của cha mẹ học sinh vì các em phải thu âm nên về muộn hơn
so với các bạn
khác (do không có phòng cách âm).
-Kĩ thuật viên phát thanh: Là học sinh (các Đội viên) có khả năng sử

dụng thành thạo
các thiết bị kĩ thuật phát thanh (được tập huấn).
3.1 Những giải pháp cụ thể xây dựng một chương trình PTMN:
Bước 1: Kết nối thiết bị
Bước 2: Kiểm tra tín hiệu và chọn nguồn thu
Bước 3: Tiến hành thu âm và thực hiện một chương trình PTMN
a. Tạo dữ liệu cho từng chuyên mục:
Phát trực tiếp qua micro kết nối với ampli hay thu âm bằng phần mềm tin
học hoặc
bằng điện thoại di động (tuỳ điều kiện trong phòng thu hay tại lớp, sân
trường): thực hiện
các chuyên mục bản tin hoạt động đội, các thông báo, tuyên truy ền một
số nội dung cần
thiết, ý kiến các bạn đội viên, học sinh,…
Thu âm bằng phần mềm tin học đối với các chuy ên mục: Nhạc hiệu mở
đầu chương
trình và lời chào, Nhạc hiệu kết thúc chương trình và lời chào, Ngày này
năm xưa, Kể
chuy ện Bác Hồ, Bạn có biết, những mẩu chuyện ngắn, … Những chuyên
mục này là
những bài viết có tính chất sử dụng lâu dài, có thể sử dụng nhiều lần.
Chúng ta thực hiện
như sau:
+ Các bước tiến hành thu âm:
Chuẩn bị nội dung: tài liệu in sẵn (phông chữ lớn), thực hiện phân chia
đoạn hoặc
bài, đưa trước một ngày cho phát thanh viên và gợi ý cáchđọc, khi thu
cho các em đọc lại
trước 5 -10 phút. Chúng ta có thể thực hiện thu nhiểu nội dung trong một
buổi. Vì cần thu

yên tĩnh nên tôi chọn thời gian thu khi học sinh nghỉ học để tránh tạp âm.
Mở Cool Edit, ta có giao diện sau: gồm có nhiều track (từ 1, 2, 3 … đến
128)
(hình 7 -phụ lục 3)
Tại track 1, ta kích hoạt chức năng thu âm bằng cách nhấn nút R màu đỏ.
Sau khi
các em phát thanh đã sẵn sàng, tôi nhấn nút Record bên dưới, là bắt đầu
thu. Cái gạch màu
vàng là chỉ vị trí bắt đầu thu âm. Nội dung thu: “Đây là chương trình phát
thanh măng non
của Liên đội trường Tiểu học Phước Ninh A. Đội phát thanh thân mến
chào các bạn”. (hình
8 -phụ lục 3)
Sau khi đọc xong, ta nhấp vào nút Record để dừng. Ta được đoạn sóng
âm như
sau: (hình 9 -phụ lục 4)
Sau khi thu xong, ta nghe thử nếu đã vừa ý thì tốt (thường thì không vừa
ý), còn
nếu muốn sửa đổi và tạo hiệu ứng những đoạn chưa vừa ý, ta chuyển qua
chế độ chỉnh sửa
bằng cách đơn giản là double click lên đoạn âm thanh ta cần chỉnh sửa
hoặc click vào đoạn
cần sửa rồi ấn F12.
Chúng ta sẽ thấy có những khúc sóng âm rất nhỏ và hẹp đó là tạp âm của
các em,
đặc biệt là khi đọc sai hoặc lấy hơi sẽ để lại rất nhiều. Do đó các chúng ta
cần xóa những
tạp âm đó đi bằng cách dùng chuột khối đoạn sóng âm cần xóa, sau đó
nhấp chuột phải
chọn silence (nếu muốn đoạn đó im lặng) hoặc đơn giản hơn là ấn phím

delete (nếu muốn
xóa hẳn đoạn sóng âm đó).
Nhấp double click vào đoạn sóng âm để khối toàn bộ phần âm thanh (ta
thấy tất cả
phần sóng âm sáng lên)
Bước 1:Chọn Effect > Delay Effects > chọn tiếp Echo: Khi màn hình
Echo
Effects hiện ra, tôi chọn kiểu echo là Stereo Vocals 2 sau đó nhấp OK (có
rất nhiều kiểu
nhưng theo cảm nhận cá nhân tôi nghe thử thì th ấy không hay bằng kiểu
này).
Bước 2:Chọn Effect > Filters > Quick Filters. Tôi chọn kiểu hiệu ứng
này là
Loudess effect sau đó nhấp OK (có rất nhiều kiểu nhưng không hay bằng
kiểu này). (hình
15, 16 –phụ lục 7)
Chỉ cần qua hai bước tùy chỉnh chất lượng giọng đọc sẽ trở nên “mượt
mà”, “êm
ái”, truy ền cảm và “chuyên nghiệp” hơn.
Sau khi vừa ý, ta ấn phím F12 và lưu lại đoạn phát thanh bằng cách vào
File chọn
Save Mixdown as và chọn đường dẫn đến vị trí cần lưu và đặt tên là “LOI
MO DAU
PHÁT THANH”
Ta mở trang mới cho Cool edit bằng cách nhấp vào File > New session.
Tạitrack 1 ta nhấp chuột phải để chèn 1 đoạn nhạc nền , chọn Insert
> Wave
from File
Ở đây tôi chọn nhạc hiệu chương trình là đoạn dạo đầu trong bài hát “Đi
ta đi lên”

của nhạc sĩ Phong Nhã vì có hai hồi kèn nghi thức Đội rất hay và phần
nhạc tiếptheo rất
sôi nổi, hào hứng.
Ta nghe thử và xác định vị trí cần đọc lời ch ào là sau khi vừa kết thúc hai
hồi kèn
nghi thức đội, ta nhấp chuột vào track 2 tại vị trí đó để xác định vị trí bắt
đầu đọc lời chào
và tiến hành chèn File ghi âm vừa lưu “LOI MO DAU PHÁT THANH”
vào.
Tiếp theo ta chọn vị trí kết thúc phần nhạc nền phát thanh trên track 1 và
ấn F12
để chuyển trang xử lý xóa bỏ phần sau của bài hát “Đi ta đi lên”. Ta khối
hết phần sau của
bài hát và chọn Ctrl+X để cắt bỏ hoặc nhấp chuột phải chọn “Cut” hay
ấn phím Delete
cũng được.
Tương tự, ta chọn vị trí dứt lời chào và khối lại cho đến hết để tạo hiệu
ứng nhỏ
dần, ta chọn Effects > Amplitude > Fade Out > OK ta được đoạn sóng âm
nhỏ dần.
Ta ấn F12 trở về cửa sổ chính của phần mềm và nghe thử, thường thì
phần thu âm
sẽ có âm lượng không to nên ta sẽ điều chỉnh bằng cách nhấp chuột phải
vào biểu tượng có
chữ V ở đầu mỗi track và kéo thanh trượt lên, xuống để tăng giảm âm
thanh.
Lưu ý: Sau khi tăng giảm phải nghe thử đồng thời quan sát dải hiển thị
cường độ
âm thanh bên dưới, tránh tăng âm lượng đến vị trí đỏ thường xuyên vì khi
đó âm thanh

trong quá trình phát ra loa có thể sẽ bị rè, “vỡ” tiếng.
Sau khi đã vừa ý với phần nhạc hiệu mở đầu chương trình phát thanh
măng non,
để tiến hành sao lưu và trộnlẫn âm thanh cả hai track lại, ta vào File chọn
Save Mixdown
as và chọn đường dẫn đến vị trí cần lưu và đặt tên là “PTMN mo dau”
(phát thanh măng
non mở đầu). Như vậy là ta đã thực hiện xong phần nhạc hiệu chương
trình phát thanh
măng non gồm có nhạc nền và lời chào.
Tương tự như các bước trên, ta thực hiện phần nhạc hiệu phát thanh măng
non kết
thúc “PTMN ket thuc” và các chuyên m ục của chương trình phát thanh
măng non như:
Ngày này năm xưa, Kể chuyện Bác Hồ, Điểm tin hoạt động Đội, Bạn có
biết…
3.2 Thực hiện một chương trình phát thanh măng non:
Tuỳ vào kế hoạch cụ thể từng tuần, từng tháng mà nội dung chương trình
sẽ được
biên soạn số chuy ên mục sao cho phù hợp và đảm bảo không quá thời
lượng trong 15 phút.
Các chuyên mục tôi đã thu và lưu theo từng bài và tạo thành những thư
mục với nội
dung riêng biệt theo từng nội dung chuy ên mục để tạo thuận lợi trong
công tác quản lý và
cho việc biên soạn các chương trình phát thanh tiếp theo.
* Minh họa cụ thể chương trình phát thanh trong đầu tháng 1 năm 2012
như sau:
PTMN mở đầu > Các hoạt động mừng Đảng mừng xuân > 3/2/1930 ngày
lịch sử >

Giới thiệu 12 cây rau ăn làm thuốc thông dụng > Nhạc thiếu nhi: Em là
mầm non của
Đảng, Quê hương mình đẹp sao > PTMN kết thúc.
Sau khi hoàn thành xong thì chúng ta có thể sử dụng chương trình ghi đĩa
Nero để tạo
thành những đĩa CD và dùng máy Cassette có đĩa để phát khi đến nội
dung chương trình
phát thanh.
Chúng ta chọn các định dạng đĩa cần ghi (có rất nhiều định dạng khác
nhau), tôi chọn
Audio CD vì có chất lượng âm thanh tốt, dung lượng ghi ra vừa phải và
hơn nữa là phù
hợp với máy cassette đĩa ở trường. Không nên chọn định dạng MP3 vì có
dung lượng ghi
ra nhỏ, trong quá trình sử dụng nếu chẳng may đĩa bị trầy xước thì máy sẽ
rất khó đọc.
4. Hiệu quả đem lại:
Qua việc thực hiện xây dựng chương trình Phát thanh măng non có áp
dụng công cụ
tin học, liên đội Tiểu học Phước Ninh A đã đạt được một số kết quả sau:
-Việc xây dựng nội dung chương trình phát thanh hàng tu ần được thực
hiện nhanh
chóng, ít mất thời gian hơn…
-Một sốnội dung trọng tâm trong công tác tuyên truy ền như: những ngày
k ỷ niệm
lớn của đất nước, kể chuyện Bác Hồ, Kể chuyện tấm gương anh hùng liệt
sỹ, đã được
thực hiện trước và lưu trữ, sắp xếp khoa học theo từng thư mục riêng biệt,
dễ dàng khi sử
dụng.

-Đôi khi do điều kiện khách quan (do tập huấn, học, …) chúng ta không
thể biên
soạn nội dung phát thanh trong tuần thì chúng ta có thể sử dụng những
tập tin thu sẵn và
chọn nội dung phù hợp để phát.
-Học sinh hứng thú theo dõi các chương trình nhiều hơn.
Thông qua chương trình phát thanh măng non giúp học sinh toàn trường
nhận định
được những việc làm tốt, học và làm theo những điều hay, biết giúp đỡ
bạn bè khi gặp khó
khăn, nhặt được của rơi trả người đánh mất, nắm được những bài hát mới
của Đội Nhất
làduy trì và đẩy mạnh các hoạt động tốt như: Không nghịch ngợm, phá
phách, trêu chọc
bạn khác. Gương “Người tốt -Việc Tốt”…. Gương “Vượt khó”. Có ý
thức bảo vệ môi
trường chung (Sân trường, phòng lớp, cây cảnh,…). Thực hiện tốt các
phong trào của Đội.
Gương “ Đội viên gương mẫu”.
Như trên đã đề cập, thực hiện chương trình PTMN không ngoài mục
đích góp phần
đẩy mạnh hoạt động dạy và học trong nhà trường, bên cạnh những thành
quả phấn khởi
bước đầu dù thế nào đi nữa thì chương trình v ẫn bộc lộ những yếu điểm
vì bản thân những
người thực hiện chương trình này và h ệ thống âm thanh mang tính
“Nghiệp dư, cây nhà lá
vườn”. Với lượng tin phát theo các chủ đề phong phú như vậy, tất nhiên,
thời gian phát
thanh của chương trình khó bảo đảm đúng thời lượng (đội khi còn kéo

dài hơn ít phút để
đảm bảo trọn vẹn nội dung chương trình đang phát).
5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại:
5.1 Tính mới và tính sáng tạo:
Hiện nay, công tác tuyên truy ền trong hoạt động Đội ở nhà trường được
tổ chức với
rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: sinh hoạt chủ điểm tháng,
tuần; các hội thi;
phát thanh măng non; đội tuyên truyền măng non; về nguồn; Trong đó,
phát thanh măng
non hàng tuần chính là kênh thông tin hiệu quả và thiết thực nhất. Thông
qua phát thanh
măng non, học sinh biết được tin tức về hoạt động Đội trong và ngoài nhà
trường; hiểu
thêm về truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội, các gương anh hùng liệt
sỹ, ; một số kiến
thức, kỹ năng trong đời sống ; Chính vì vậy, để làm tốt công tác tuy ên
truyền thì việc
xây dựng chương trình phát thanh phải được thực hiện thường xuyên và
phải phong phú về
mặt nội dung, hấp dẫn về chất lượng.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong các
hoạt động của
nhà trường được thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả khá tốt.
Hầu hết các trường
đều đã được trang bị hệ thống máy vi tính, các thiết bị máy móc,… Đặc
biệt, nó hỗ trợ tốt
cho hoạt động Đội, trong đó có công tác tuy ên truy ền thông qua hoạt
động phát thanh
măng non. Các thiết bị thực hiện cho phát thanh ở nhà trường ngày càng

hiện đại. Trong
những năm học trước, hoạt động phát thanh chỉ với cách thức đọc hàng
ngày. Nhưng hiện
nay, chúng ta có thể sử dụng một số phần mềm thu âm để chúng ta thu
âm, xử lý và phát
rất nhiều lần sau đó mà chất lượng âm thanh vẫn đảm bảo.
Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền
nói chung và
trong phát thanh măng non nói riêng là một việc làm cần thiết và đúng
với xu thế phát triển
hiện nay. Việc ứng dụng, sử dụng các thiết bị hiện đại, các phần mềm tin
học, sử dụng
internet tìm kiếm thông tin, sẽ giúp cho việc thực hiện tuy ên truy ền
thông qua phát thanh
măng non đạt được hiệu quả tốt về mặt hình thức lẫn nội dung.
5.2 Hiệu quả xã hội:
Không những góp phần cho phong trào thi đua Dạy tốt -Học tốt, chương
trình phát
thanh măng non của nhà trường cũng từng bước trở thành công cụ tuy ên
truy ền, tiếng nói
của tập thể hội đồng sư phạm, giáo dục phẩm chất của học sinh, giúp các
em học sinh nhận
thức tốt vai trò của mình như: Giữ gìn môi trường vệ sinh chung, đi tiêu
tiểu đúng nơi qui
định, có ý thức bảo vệ của chung, nhất là các em nắm bắt kịp thời những
thông báo qui
định mới của Ban giám hiệu, của Đội v.v các phong trào thi đua do Liên
đội phát động
giữa các khối lớp sôi động hơn, tự tin hơn và các em đoàn kết gắn bó
nhau hơn.

Đối với các em trực tiếp tham gia vào việc thu thanh các em được nghe
lại giọng đọc,
giọng kể của chính mình tạo cho các em sự phấn khởi, vui mừng. Đồng
thời giúp các em
tự trau dồi ngôn ngữ nói, hình thành cách diễn đạt ngôn ngữ sau cho phù
hợp, giúp các em
tự tin, mạnh dạn trước đông người.
5.3 Triển vọng áp dụng và triển khai:
-Với các trường Tiểu học, Trung học cơ sở trong địa bàn huy ện Dương
Minh Châu,
chương trình phát thanh măng non không có gì xa lạ, nhưng khả năng
hình thành một
chương trình phát thanh măng non có chất lượng ổn định lâu dài còn gặp
không ít khó
khăn.
-Những giải pháp nêu trong trong đề tài mới chỉ được áp dụng trong
phạm vi liên đội
trường Tiểu học Phước Ninh A. Căn cứ vào kết quả vận dụng sẽgiới thiệu
phổ biến ở các
liên đội trường Tiểu học, Trung học cơ sở trong toàn huy ện.

×