Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh quan sát tranh Sinh Học 8 bằngphương pháp trực quan ở Trường THCS Suối Đá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.83 KB, 11 trang )

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh quan sát tranh Sinh
Học 8 bằngphương pháp trực quan ở Trường THCS
Suối Đá
Tác giả: Lưu Thị Lệ Quy ên
Đơn vị:Trường THCS Suối Đá.
1. Vấn đề đặt ra:
Trường THCS Suối Đá tọa lạc tại ấp Phước hòa, Xã Suối
đá, Huyện Dương Minh Châu, Tỉnh Tây Ninh. Năm học
2011 -2012 trường có 13 lớp, với 432 họcsinh, trong đó
có 3 lớp 8 với 89 học sinh. Có 31 giáo viên trực tiếp
giảng dạy trong đó có 3 giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ
môn sinh học.Qua dự giờ các đồng nghiệp trong nhà
trường, dự các tiết chuyên đề cụm của các trường bạn tôi
nhận thấy thái độ học tập của học sinh đối với môn
Sinhhọc còn mang cảm giác hết sức nặng nề. giờ học
môn Sinhhọc chưa hấp dẫn được học sinh, đa số học
sinh cho rằng đây là môn học khó, trừu tượng đối với
học sinh. Học sinh nỗlựchọc tập không vì yêu thích môn
sinhhọc mà vì để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Thực
trạng của việc dạy học sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ
đồ, đoạn phimở các Trường THCS nói chung và trường
THCS Suối Đánói riêng qua trực tiếp giảng dạy và
dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy những vấn đề sau:
Các em chưa hiểu hết những nội dung hàm chứa trong
tranh, ảnh, hình vẽ, sơ đồ,…
Chưa xem kiến thức bài học và tranh ảnhcó mối quan hệ
mật thiết nhau.Một số em không chú ý quan sát tranh
ảnh, hình vẽ, đoạn phim về các quá trình sinh học để rút
ra nội dung bài học mà chỉ nhận xét về hình thức là
xấu hoặc đẹp của mẫu vật đó. Kết quả là học sinh
thuộc bài nhưng chưa hiểu sâu sắc về sự vật, hiện tượng.


Một số em ngán học môn Sinhdo không biết cách quan
sát tranh ảnh sinh học. Giáo viên có sử dụng tranh ảnh,
hình vẽ, sơ đồ, đoạn phim nhưng do điều kiện cơ sở
vật chất còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của bộ
môn nên việc sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, đoạn
phim chưa đạt hiệu quả: Chưa có phòng trưng bày tranh
ảnh, hình vẽ, sơ đồ; giáo viên ngại khi phải tìm tranh ảnh
vì sau mỗi tiết dạy thì tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ phải cuộn
lại và cất đi nên khiđến tiết dạy thì việc tìm kiếm tranh
ảnh hơi mất thời gian. Bên cạnh đó thì các đoạn phim,
hay tranh ảnh không có trong sách giáo khoa thì giáo
viên càng ngại hơn khi phải tìm kiếm trên mạng Internet.
Khi dạy trên lớp thì ph ải qua máy tính kết hợp với máy
đèn chiếu nên rất phức tạp và rờm rà vì thế nên giáo viên
rất ít sử dụng.Qua quá trình trực tiếp giảng dạy và trao
đổi với dự giờ đồng nghiệp kết hợp với các
thông tin thu được qua kiểm tra từ học sinh cho thấy
những vấn đề sau:
* Về phía học sinh:
Nhiềuhọc sinh còn thụ động trong tiết học, các em chỉ
quan tâm phần thông tin trong sách giáo khoa cung cấp
mà không quan tâm nhiều đến thiết bị dạy học (tranh
ảnh, hình vẽ, sơ đồ, đoạn phim).
Một số ít học sinh còn quan niệm rằng môn Sinh học là
môn phụ nên không hứng thú
trong việc tham gia xây dựng bài. Các em soạn bài để đối
phó với cô bộ môn, không tích
cực quan sát tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, đoạn phim, không
xem đó là nguồn cung cấp kiến
thức, có chăng các em quan sát xem có đúng với điều cô

nói không.
Đasố học sinh ngại việc phải so sánh đặc điểm cấu tạo có
phù hợp với chức năng hay
không? Nhất là tranh ảnh ở chương sinh sản liên quan
đến cơ quan sinh dục nam, nữ ngay
chính cơ thể con người cho nên các em ngại ngùng khi
quan sát. Hầu hết các em chỉ quan
sát giáo viên biểu diễn minh họa cụ thể hóa những điều
giáo viên trình bày nên kết quả học
tập hạn chế rất nhiều.
Một số quá trình sinh lí, các hiện tượng Sinh học cần
quan sát tranh ảnh, hoặc đoạn
phim video clip. Để thấy các đặc điểm cấu tạo của một
số hệ cơ quan, cơ quan của người
so với động vật thuộc lớp thú. Tìm hiểu sự sắp xếp thứ tự
của các cơ quan, hệ cơ quan giúp
học sinh hiểu bài một cách trọn vẹn thì nhất thiết phải
vận dụng phương pháp quan sát
tranh ảnh. Mà phương pháp này thật sự có hiệu quả khi
học sinh biết cách quan sát tranh
ảnh hoặc nghiên cứu trên chính cơ thể mình. Nhưng thực
tế vẩn còn học sinh chưa ý thức
được.
* Về phía giáo viên:
Giáo viên còn làm việc nhiều; còn trả lời thay học
sinh do sợ mất thời gian thay vì
học sinh phải nhìn vào tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, đoạn
phim để tìm tòi phát hiện kiến thức
điều này dẫn đến học sinh không còn yêu thích môn học
cũng như việc sử dụng tranh ảnh,

hình vẽ, sơ đồ, đoạn phimkhông mang lại hiệu quả.
Đa số các bài sinh học8 có nội dung bài khá dài nên việc
sử dụng triệt để hết tác
dụng của thiết bị dạy học còn hạn chế.
Do đặc trưng của môn học thuận lợi cho việc áp dụng
phương pháp trực quan nên
giáo viên cần lưu ý tận dụng ưu thế này để tăng cường
sử dụng tranh ảnh, hìnhvẽ, sơ đồ,
bản đồ tư duy trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
Đổi mới cách quan sát tranh ảnh để tiếp thu kiến thức,
thu thập thông tin, nâng cao
kết quả học tập của học sinh là một trong những khâu
then chốt của quá trình đổi mới giáo
dục phổ thông. Tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương
pháp dạy học, góp phần nâng cao
chất lượng, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
Mặt khác, thiết bị đồ dùng dạy học còn hạn chế việc
chuẩn bị đồ dùng của giáo viên
chưa đảm bảo phục vụ tốt cho tiết dạy. Giáo viên chưa có
giải pháp tích cực để thu hút tất
cả học sinh tham gia xây dựng bài. Chưa phát huy hết ưu
thế của tranh ảnh, sơ đồ, hình vẽ,
bản đồ tư duy trong dạy học.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, khâu chuẩn bị bài mới
còn sơ sài do giáo viên dành
thời gian cho khâu này quá ngắn nên dặn dò có tính chất
qua loa.
* Từ thực tiễn của việc dạy và học của giáo viên và của
học sinh cho thấy việc hướng

dẫn học sinh quan sát tranh ảnh bằng phương pháp trực
quan còn hạn chế. Nhìn chung giáo
viên chưa khai tháctriệt để tính tư duy tích cực của học
sinh, đặc biệt là học sinh trung
bình, y ếu thông qua việc khai thác thông tin, kiến thức
từ tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ trong
dạy bài mới, học sinh chưa biết cách quan sát tranh ảnh
như thế nào cho hiệu quả trong học
tập. Chính vì thế mà chất lượng bô môn chưa được nâng
cao.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
-Đề tài nghiên cứu về cách thức tổ chức cho học sinh
quan sát tranh ảnh, hình vẽ, mô
hình, sơ đồ, phim đèn chiếu Sinh học 8 của Trường
THCS Suối Đá. Phạm vi nghiên cứu
của đề tài chỉ giới hạn trong quá trình d ạy học môn Sinh
học ở 3 lớp 8(8A1, 8A2, 8A3)
trường THCS Suối Đá, xã Suối Đá, Huyện Dương Minh
Châu, Tỉnh Tây Ninh.
-Tên đề tài: “ Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh quan sát
tranh Sinh Học 8 bằng
phương pháp trực quan ở trường THCS Suối Đá”.
-Giáo viên dạy bộ môn Sinh học, học sinh khối 8 Trường
THCS Suối Đá.
+ Lớp thực nghiệm: Lớp 8A3
+ Lớp đối chứng: Lớp 8A1
3. Giải pháp hoặc tính mới, tính sáng tạo của đề tài
-Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồkếthợp với bảng phụ.
-Phương pháp biểu diễn tranh vẽ -tìm tòi b ộ phận
- Hướng dẫn học sinh quan sát ảnh động, chiếu các đoạn

phim về quá trình sinh học
bằng cách kết hợp với phần mềm Violet 1.7
-Sử dụng phần mềm iminmap.4 hướng dẫn học sinhhọc
quan sát bản đồ tư duy và
máy tính, máy chiếu đa năngtrình chiếu bản đồ tư duy.
4. Hiệu quả đem lại:
Sau khi áp dụng giải pháp đưa ra vào thực tế giảng dạy
đã đạt được một số hiệu quả
như sau:
-Chất lượng bộ môn: Chất lượng bộ môn Sinh học ở lớp
thực nghiệm 8A3 có khả
năng tiếp thu kiến thức có nhiều tiến bộ rõ rệt. Khả năng
vận dụng kiến thức như chăm sóc
sức khỏe và vệ sinh cơ thể cũng đượng nâng cao. Lồng
ghép giáo dục hướng nghiệp vào
từng chương, từng bài giúp các em có cái nhìn mới về
tương lai, giúp các em học tập tốt
ngay từ hôm nay. Từ đó các em đạt điểm trung bình trở
lên cũng tăng dần sau mỗi giai
đoạn kiểm tra.
Đối với giáo viên
Sử dụng phối hợp kinh nghiệm hướng dẫn học sinh quan
sát tranh ảnh bằng phương
pháp trực quan với các phương pháp tích cực khác trong
giảng dạy một cách linh hoạt giúp
học sinh tiếp cận kiến thức dễ dàng.
Sử dụng các tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ tư duy, sơ đồ một
cách triệt triệt để, có hiệu
quả, xóa dần hình thức dạy chay mà phải tăng cường
tham gia hội thi làm đồ dùng dạy học

tự làm cấp huyện hàng năm để không ngừng phục vụ cho
việc giảng dạy có hiệu quả hơn.
Đồng thời tạo cho học sinh không khí học tập thật sự
hứng thú, nhẹ nhàng và thoải mái.
Đối với học sinh
+ Rèn được kỹ năng bộ môn, kỹ năng quan sát tranh ảnh,
hình vẽ, bản đồ tư duy,
sơ đồ , kỹ năng so sánh phân tích tranh ảnh.
+ Tạo sự đam mê môn học, xóa dần cách học vẹt, học
kiểu chiếu lệ, đối phó và
gượng ép.
+ Củng cố được kiến thức đã học và có thể mở rộng kiến
thức có liên quan như:
đời sống, sức khỏe, dân số, kế hoạch hóa gia đình kể cả
những bí ẩn của giới tính hay
những biểu hiện, những dấu hiệu của lứa tuổi dậy thì của
các em.
Một lần nữa tôi lại khẳng định rằng chính tranh ảnh, hình
vẽ, bản đồ tư duy, sơ đồ,
phần mềm, … đã kích thích tư duy tích cực của họcsinh,
hướng học sinh tự lĩnh hội tri
thức một cách vững vàng nhằm đạt hiệu quả cao trong
học tập.
5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại:
5.1Về tính mới và tính sáng tạo: Từ kết quả trên cho
thấy trong dạy học hiện nay
việc kết hợp tư duy và tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ tư duy,
sơ đồ là y ếu tố không thể thiếu
được trong dạy học Sinh học nói chung và Sinh học lớp 8
nói riêng. Phương tiện trực quan

như tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ tư duy, sơ đồ,…nó được
xem như là “nguồn” để cung cấp
kiến thức mới cho học sinh. Chính vì thế mà giáo viên và
học sinh cần chuẩn bị trước vừa
giúp các em có sự say mê môn học vừa hình thành thói
quen vệ sinh cơ thể có trách nhiệm
chăm sóc sức khỏe cho bản thân, cho người thân, cho
cộng đồng xã hội.
5.2 Hiệu quả xã hội: Hiệnnay việc áp dụng kinh nghiệm
hướng dẫn học sinh quan
sát tranh ảnh bằng phương pháp trực quan vào thiết kế
bài giảng giáo viên dễ dàng hơn
nhiều khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
5.3 Về triển vọng áp dụng và triển khai: Đề tài này
được ứng dụng rộng rãi trong
môn học Sinh học ở trường THCS Suối Đá cũng như các
trường THCS trong toàn huy ện.

×