Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích vai trò của lời nói, tiếng động, âm nhạc trong báo chí phát thanh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.9 KB, 17 trang )

MÔN PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
Phân tích vai trò của lời nói, tiếng động, âm nhạc trong báo chí
phát thanh.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Không phải là loại hình báo chí ra đời đầu tiên nhưng phát thanh là loại
hình báo chí thu hút được lượng công chúng tương đối lớn bởi các lợi thế
như ngắn gọn, nóng hổi, thân mật, tiện lợi.Với đặc trưng truyền tải thông tin
qua phương tiện duy nhất là âm thanh, công chúng không mất nhiều thời
gian khi tiêp cận với loại hình báo chí này. Họ có thể vừa nghe chương trình
phát thanh vừa làm việc thậm chí như nấu cơm, giặt quần áo, chơi thể thao,
ngồi trên xe khách hay đi bộ…Vì vậy, báo phát thanh đã trở thành món ăn
tinh thần không thể thiếu của thính giả Việt Nam.
Trên con đường hội nhập, báo phát thanh, cũng như nhiều loại hình báo
chí khác, ngày càng đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức để làm nên những
chương trình phát thanh sống động, phù hợp với xu thế của thời đại, góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền báo chí Việt Nam.
Âm thanh tổng hợp bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc là phương tiện
truyền tải duy nhất của phát thanh. Trong đó, tiếng động là những âm thanh
của cuộc sống được thu giữ và được phát trong các chương trình phát thanh.


NỘI DUNG
1
1. Phát thanh là loại hình báo nói
Báo phát thanh là một loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện
từ và hệ thống truyền thanh truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính
giác của đối tượng tiếp nhận. Sự sinh động, kỳ diệu của âm nhạc, tiếng
động, lời nói được chuyền qua làn sóng radio đã từng được thính giả đón
nhận một cách nồng nhiệt. Radio đóng vai trò là người đồng hành hữu ích
trong cuộc sống, nó giúp cho con người giữ được mối quan hệ quan trọng


đối với thế giới bên ngoài. Từ ngữ với sự hỗ trợ của âm thanh có thể gợi lên
giúp người nghe tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng dù họ đang ở đâu,
đang làm gì. Đối tượng của phát thanh là quảng đại quần chúng nhân dân lao
động. Phát thanh còn là bạn tri âm của những người khiếm thị. Thông tin
phát thanh không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Chiếc radio nhỏ
có thể theo ngư dân ra khơi, theo người nông dân ra đồng, lên nương rẫy,
theo các cụ già đi bách bộ hay theo những chuyến xe trong những cuộc hành
trình. Có thể nói phát thanh là một loại hình báo chí chiếm ưu thế tuyệt đối
so với bất cứ loại hình báo chí nào khác.
Mặc dù là loại hình báo chí chỉ có phương tiện âm thanh để liên lạc
nhưng phát thanh có rất nhều ưu thế như thông tin nhanh, phủ sóng rộng,
tiếp nhận tiện lợi và có khả năng kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của
người nghe.
So với báo in, phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt
vào phương thức thông tin sinh động bằng lời nói. Còn so với truyền hình,
phát thanh vẫn là loại hình báo chí có khả năng thông tin nhanh nhất, kịp
thời nhất giúp thính giả tiếp cận sớm nhất với những sự việc, sự kiện xảy ra
hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống xung quanh.
2. Đặc trưng của phát thanh
2
Với khả năng tiềm tàng ngay tức khắc những sự kiện đang xảy ra,
phát thanh cho đến nay vẫn luôn giữ được vai trò là loại hình báo chí có khả
năng thông tin thời sự nhanh nhất, nhạy bén nhất. Người ta đã đưa ra một so
sánh đầy hình ảnh: Khi một sự kiện xảy ra, phát thanh đưa tin, truyền hình
diễn tả và báo in phân tích, giảng giải. Điều đó cho thấy, nhanh chóng tức
thời là một yếu tố quan trọng có thể giúp cho phát thanh cạnh tranh với các
loại hình báo chí khác trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại.
Trên thế giới cho đến nay, nhìn chung phát thanh vẫn là phương tiện
thông tin đại chúng có khả năng xã hội hoá cao nhất, hiệu quả nhất. Ở
Ôxtrâylia, radio là phương tiện thông tin đại chúng hàng đầu với số lượng

thính giả ngày càng tăng nhanh. Mỗi người trưởng thành ở nước này hàng
tuần phải dành ra hơn 23 giờ đồng hồ nghe radio. Đối với các nước phát
triển, radio là người bạn thân thuộc gần gũi với mỗi con người.
Trả lời câu hỏi “radio là gì?” tác giả Lois Baird trong cuốn sách
“Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh” (trường phát thanh
truyền hình và điện ảnh Ôxtrâylia) đã nêu và phân tích 11 đặc điểm của loại
hình báo chí này: Đó là:
1. Radio là hình ảnh
2. Radio là thân mật riêng tư
3. Radio dễ tiếp cận và dễ mang
4. Radio là trực tiếp
5. Radio có ngôn ngữ của riêng mình
6. Radio có tính thức thời
7. Radio không đắt tiền
8. Radio có tính lựa chọn
9. Radio gợi lên cảm xúc
3
10.Radio làm công việc thông tin và giáo dục
11.Radio là âm nhạc
Có thể thấy ý kiến này đã đề cập đến những đặc điểm của radio ở mọi
phương diện phát thanh. Trong những tương quan so sánh với những loại
hình báo khác, phát thanh có những đặc điểm cơ bản được thể hiện qua các
yếu tố sau:
2.1. Toả sóng rộng khắp.
Là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ
tương đương tốc độ của ánh sáng (xấp xỉ 300.000km/s)
Có thể nói phát thanh không có giới hạn về khoảng cách, vì thế nó mang tính
xã hội hoá rất cao. Thông tin được xã hội hoá cũng có khả năng tạo ra hành
động có tính xã hội hoá lớn.
2.2. Thông tin nhanh, tiếp cận đồng thời.

Thông tin được truyền qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh có
thể rất ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu. Trong một số trường hợp
như tường thuật trực tiếp, cầu truyền thanh…phát thanh có thể ngay lập tức
thông báo cho công chúng biết được về sự kiện ở chính thời điểm mà nó
đang diễn ra.
Không giống với phương thức tiếp nhận qua báo in, hàng triệu thính
giả phát thanh đồng thời được nghe một thông tin ở cùng một thời điểm.Có
lẽ đây cũng chính là điều khiến Lênin, cách đây gần một thế kỷ đã nhận
xét:”Phát thanh là cuộc mít tinh của hàng triệu quần chúng”.
2.3. Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian.
Khi đọc báo, người đọc có thể chủ động xem những tác phẩm mà
mình quan tâm ở bất cứ trạng thái nào. Không giống như vậy, thính giả phát
4
thanh bị phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình thông tin của radio. Họ phải nghe
chương trình một cách tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động.
2.4. Sống động, riêng tư, thân mật.
Đặc điểm này thể hiện rõ nhất khi so sánh phát thanh và báo in. Đối
với phát thanh, thính giả được nghe thông tin qua giọng đọc. Nghĩa là thông
tin đuợc truyền đến với họ, thông qua giọng nói của những con người cụ thể
nên gắn liền với những kỹ năng như cao độ, cường độ và đặc biệt là tiết tấu,
ngữ điệu giọng nói tự nó có sức thuyết phục bởi tính chất sôi động và tạo ra
sự hấp dẫn, lôi kéo thính giả đến với chương trình. Điều đó đòi hỏi những
người thực hiện chương trình phát thanh phải lựa chọn cách nói sao cho thật
riêng tư, thân mật như đang nói với từng người.
2.5 Sử dụng âm thanh tổng hợp (gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc).
Công chúng của báo phát thanh là rộng lớn và đa dạng. Đó là quần
thể dân cư không phân biệt trình độ học vấn. Mọi đối tượng( chỉ trừ người
điếc) đều có thể tiếp nhận thông tin qua radio. Âm thanh không bị phụ
thuộcvào hình ảnh và chữ in nên có nhiều thuận lợi trong khai thác, sử dụng.
Âm thanh có thể kích thích trí tưởng tượng, gây không khí và gợi lên những

tâm trạng. Bởi lẽ đó, nếu xét riêng trong sự so sánh với truyền hình, báo phát
thanh nổi lên ở việc quan trọng nhất là sử dụng âm thanh tổng hợp bao gồm
lời nói, tiếng động âm nhạc tác động vào thính giác. Như vậy, đây không
phải là phương thức tác động duy nhất mà còn là đặc trưng cơ bản của báo
phát thanh tương quan so sánh với những loại hình báo chí khác.
3. VAI TRÒ CỦA TIẾNG ĐỘNG TRONG PHÁT THANH
Khái niệm “Tiếng động”
Tiếng động là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ và được
phát trong các chương trình phát thanh.
Phân loại.
5
Tiếng động tự nhiên: (gồm tiếng sóng, tiếng xe cộ, tiếng máy
chạy, tiếng đe, tiếng gió mưa, tiếng động vật, tiếng chợ búa ồn ào, tiếng vỗ
tay, tiếng reo hò, tiếng bước chân…). Tiếng động tự nhiên thường được thu
kèm theo ý kiến phát biểu của các nhân chứng hoặc lời dẫn của phóng viên,
biên tập viên thực hiện tại hiện trường.
b. Tiếng động nhân tạo: là tiếng động do con người tạo ra bằng cách
mô phỏng tiếng động tự nhiên
Vai trò của tiếng động trong các chương trình phát thanh.
Như chúng ta đã biết, đặc trưng cơ bản, đồng thời cũng là phương
thức tác động duy nhất của phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp (bao
gồm lời nói. tiếng động, âm nhạc) tác dụng vào thính giác của đối tượng tiếp
nhận. Nói cách khác lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc, tiếng động phong
phú là những phương tiện phát thanh tạo ra hơi thở và nhịp điệu của cuộc
sống. Tiếng động trong các chương trình phát thanh tạo ra hơi thở và nhịp
điệu của cuộc sống. Tiếng động còn có giá trị thông tin làm tăng tính chân
thật, xác thực để thông qua đó, người nghe có thể xác định được không gian,
thời gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự kiện.
Chẳng hạn khi phát thanh thông tin về một buổi lễ khai giảng, trong
buổi lễ khai giảng này diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Mặc dù khán giả

không trực tiếp được chứng kiến, tham dự buổi lễ trong khi nghe tiếng trống
trường kèm theo lời phát biểu của hiệu trưởng nhà trường đã có thể thông
báo cho thính giả biết về không khí, bối cảnh của sự kiện này. Đồng thời,
tiếng động là tiếng trống trường đã làm tăng tính khách quan, chân thật, xác
thực đối với bạn nghe đài về sự kiện buổi lễ khai giảng năm học mới.
Trong các chương trình phát thanh, tiếng động tự nhiên thường được
sử dụng nhiều hơn tiếng động nhân tạo. Vì khi thực hiện một bản tin, một
bài viết hay một phỏng vấn thu thanh, những biểu hiện của tiếng động tự
6
nhiên thường được thu kèm theo ý kiến phát biểu của lãnh đạo hoặc đại diện
một nghành, đoàn thể hay một người dân bình thường nào đó. Ưu điểm của
kiểu tiếng động này là mang giá trị thông tin trực tiếp, tăng tính chân thật,
xác thực để thông qua đó người nghe có thể xác định được không gian, thời
gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự việc. Đồng thời, tiếng động
cũng giúp thính giả nhận biết, mở rộng phạm vi quan sát, tăng cường hiểu
biết.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, tiếng động tự nhiên cũng có
những hạn chế nhất định nếu phóng viên không biết sử dụng một cách chính
xác sẽ khiến cho chương trình bị hẫng. Tiếng gió, mưa, tiếng chợ búa ồn ào
hay tiếng máy chạy, tiếng bước chân đi kèm với lời phát biểu của nhân
chứng hay lời dẫn của phóng viên nếu để quá to hoặc thời lượng ghi kèm dài
sẽ làm cho chương trình bị rối, giảm hiệu quả, người nghe khó tiếp nhận
thông tin. Thính giả sẽ khó xác định được người đang nói là ai và họ đang
nói về vấn đề gì.
Trong các chương trình phát thanh, tiếng động có khả năng truyền
thông tin trực tiếp. Phóng viên có thể sử dụng âm thanh thật trên hiện trường
làm cho giá trị thông tin mang tính chân thực, và hiệu quả của thông tin.
Những tiếng đọng thực hiện từ hiện trường luôn mang luôn mang đến cho
các tác phẩm phát thanh đặc biết đối với thính giả.
Phát thanh luôn cung cấp cho bạn nghe đài những thông tin mới mẻ

nhất, nóng hổi nhất, những thông tin vừa mới xảy ra, đang xảy ra hoặc sẽ
xảy ra. Đài phát thanh đã đưa tin ngay trong ngày hoặc chậm lắm là “ ngày
hôm qua” diễn ra sự kiện. Trong đó tiếng động được sử dụng hợp lý trong
các bản tin hoặc bài viết sẽ làm tăng hiệu quả chất lượng thông tin mà phát
thanh truyền tải tới công chúng ở thời điểm phát ngay sau đó. Với những
chương trình phát thanh trực tiếp, ngoài lời nói của phát thanh viên hoặc
7
biên tập viên, tiếng dộng được ghi kèm với những phát biểu của các nhân
chứng, các vị lãnh đạo đã tạo cho thính giả tâm lí nghe mà thấy, tưởng tượng
ra sự kiện một cách chân thực và sinh động nhất, họ có cảm giác như đang
được chứng kiến sự kiện. Với các sự kiện, hiện tượng xảy ra hàng ngày
trong đời sống xã hội, tâm lí của khán giả không chỉ muốn biết sự kiện đó
diễn ra ở đâu, khi nào mà cái họ cần là sự khách quan, chân thật của sự kiện
do phát thanh truyền tải, nhờ có sử dụng tiếng động hiện trường.
Việc sử dụng tiếng động trong các chương trình phát thanh được phát
hàng ngày, hàng giờ trên sóng phát thanh đã thực sự hấp dẫn, thu hút ngày
càng nhiều thính giả. Cùng với việc kết hợp sử dụng tiếng động từ hiện
trường như tiếng tàu xe, tiếng xào xạc của lá cây…người nghe được tham
gia phát biểu, nêu lên những quan điểm chính kiến của mình về cuộc sống
thực. Điều đó đã thổi vào đời sống phát thanh một luồng sinh khí mới đầy
sức sống, khách quan, chân thực và quan trọng nhất là đã tạo ra quan niệm
mới về phát thanh hiện đại.
Như vậy, tiếng động được sử dụng trong các chương trình phát thanh
là tương đối phù hợp với tâm lý tiếp nhận của người nghe. Khác với báo in
và truyền hình , báo phát thanh, thính giả không có khả năng nhìn được bằng
mắt và tiếp nhận thông tin qua thính giác. Do đó phát thanh ngoài sự thể
hiện một loại hình báo chí có khả năng thông tin thời sự nhanh nhất, nhạy
bén nhất, còn nhờ có tiếng động đã giúp cho thính giả có cảm giác “nghe”
mà “thấy” Sự sinh động, kì diệu của âm nhạc, tiếng động, lời nói được
truyền qua làn sóng phát thanh đã từng được thính giả toàn thế giới đón nhận

một cách nồng nhiệt.
Tóm lại việc sử dụng tiếng động trong các chương trình phát thanh có
thể đem lại cảm giác gần gũi, thân mật, đáp ứng nhu cầu mong tìm được sự
mới mẻ, chính xác, đa dạng của thông tin đối với thính giả.
8
Đối với người nghe, cụ thể là thính giả nhờ có sử dụng tiếng động
trong các chương trình phát thanh mà giá trị thông tin đối với họ được tăng
lên rất nhiều. Cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động có thể gợi lên ở thính
giả những tình cảm vui, buồn, xúc động, thương cảm hay phẫn nộ trước
những sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong cuộc sống.
4. VAI TRÒ CỦA ÂM NHẠC TRONG PHÁT THANH:
Đặc trưng của báo phát thanh chính là việc công chúng tiếp nhận
sản phẩm báo chí bằng thính giác. Đây là phương thức tiếp cận công chúng
duy nhất của phát thành vì vậy bên cạnh những lợi thế nó cũng trở thành hạn
chế của loại hình báo chí này. Nếu người nghe phải nghe những thông tin
liên tiếp, được bố trí dày đặc sẽ dễ tạo ra sự mệt mỏi, ức chế. Như thế, có
nghĩa là hiệu quả tiếp nhận thông tin sẽ bị giảm. Trong quá trình tiếp nhận,
thính giả cần phải được giải trí một cách hợp lý, đúng lúc để tạo cảm giác
thư thái, thoải mái. Khai thác được lợi thế của âm nhạc trong các chương
trình của phát thanh sẽ giúp phát thanh thu hút được công chúng đến với
mình nhiều hơn. Điều này cũng chứng to vì sao trong các chương trình phát
thành, âm nhạc lại có một vai trò đặc biệt quan trọng. Âm nhạc làm dịu bớt
đi những căng thẳng hàng ngày, âm nhạc mang lại cho con người sự hưng
phấn, tác động mạnh mẽ vào tậm lý tạo sự thư giãn để tiếp nhận thông tin
nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Âm nhạc không chỉ có chức năng giải trí đơn thuần, không chỉ là
cách mà các nhà làm phát thanh giúp độc giả thư giãn mà nó còn có thể tạo
ra không khí thông tin và được coi là yếu tố quan trọng để tăng hiệu quả
thông tin. Không phải ngẫu nhiên mà người ta coi âm nhạc là thế mạnh thứ
hai trong phát thanh sau tin tức ( Phát thanh = tin tức + âm nhạc). Hiện nay,

khi áp lực công việc ngày càng nặng nề, nhiều nước trên thế giới trong
9
chương trình phát thanh đã dành nhiều dung lượng âm nhạc hơn sau đó mới
đến lời nói.
Âm nhạc trên sóng phát thanh không chỉ là những chương trình ca
nhạc, nhạc không lời còn được sử dụng dưới các dạng sau:
- Nhạc hiệu: xuất hiện ở đầu chương trình tạo ấn tượng quen thuộc cho
người nghe.
- Nhạc xen, nhạc cắt: thực hiện chức năng phân cách chương trình
thành các phần độc lập với chức năng giống như những đường kẻ trên
mặt báo in. Mặt khác, nhạc xen, nhạc cắt còn có ý nghĩa tạo ra một sự
nghỉ ngơi tích cực đối với người nghe đài.
- Nhạc nền: là những bản nhạc không lời có chủ đề liên quan tới nội
dung tác phẩm. Nhạc nền có tác dụng hỗ trợ nhằm nâng cao chất
lượng của bài viết.
Âm nhạc là một phần không thể thiếu đối với báo chí phát thanh,
âm nhạc là một trong ba bộ phận cấu thành nên phương thức tác động duy
nhất của báo chí phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói-
âm nhạc và tiếng động) tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận.
5. VAI TRÒ CỦA LỜI NÓI TRONG PHÁT THANH
Trong cuộc sống, chúng ta trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ. Người
nghe hiểu được ý nghĩ của người nói nhờ nội dung của từ ngữ được sắp xếp
theo một quy tắc (ngữ pháp, cú pháp). Nhưng ngoài nội dung của từ ngữ-
ngữ nghĩa, chúng ta còn nhận được nội dung khác nữa qua giọng điệu của
lời nói - ngữ điệu và cả sắc thái tình cảm nữa. Qua mỗi câu nói, người nghe
sẽ nhận được cùng một lúc hai dòng thông tin: một nội dung qua ngữ nghĩa
và một nội dung khác, qua ngữ điệu và sắc thái tình cảm với muôn vàn cung
bậc của nó và thường được tiếp nhận bằng trái tim. Nói rõ hơn là sự rung
cảm của người nghe.
10

Lời nói là ký hiệu ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp sinh
động nhất. Trong phát thanh lời nói chiểm tỷ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp.
Hơn nữa, lời nói còn là ký hiệu đặc trưng nhất để phân biệt báo phát thanh
với các loại hình báo chí khác.
Nếu phân chia dựa trên tiêu chí là đối tượng thực hiện thì phát
thanh được chia thành 3 loại sau:
- Lời nói của phát thanh viên: giọng đọc chuẩn, chất giọng tốt.
- Lời nói của phóng viên : là người chứng kiến sự kiện, lựa chọn và
thẩm định sự kiện, đồng thời là người gián tái hiện lại sự kiện.
- Lời nói của các nhân chứng: ý kiến phát biểu của những người có
liên quan trực tiếp và gián tiếp tới những vấn đề, sự kiện mà tác phẩm đề
cập.
Lời nói trước hết tạo sự xác thực của thông tin và hấp dẫn cho tác
phẩm. Việc huy động các nhân chứng trực tiếp tham gia cung cấp thông tin
cùng với tác giả là một thế mạnh của phát thanh so với báo in.
Tuy nhiên, nếu dựa trên tiêu chí là phương thức biểu hiện của lời
nói trong phát thanh thì lời nói trong phát thanh chia ra thành 2 dạng:
- Độc thoại: được hiểu là cách nói một chiều do một hay nhiều
người cùng thực hiện.
- Đối thoại: được hiểu với ý nghĩa là có sự đối lập, tương tác giữa
hai người trở lên.
Trong phát thanh nếu không thông qua lời nói thì 90% thông tin
không có phương tiện để truyền tải. Chính vì thế, lời nói là yếu tố quan trọng
nhất trong 3 yếu tố là âm nhạc, tiếng động, lời nói để tạo nên đặc trưng của
báo chí phát thanh.
11
“ Có thể khẳng định: Lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và
tiếng động phong phú là những phương tiện cơ bản để báo phát thanh dựng
lên một thế giới sinh động, chân thực và gần gũi với cuộc sống đời thường
qua hàng ngàn tin bài với những thông tin đa dạng, đem đến cho thính giả

những bức tranh sống động về đời sống hiện thực, vừa đáp ứng nhu cầu
được thông tin ngay lập tức về cái mới. Đồng thời làm phong phú đời sống
tình cảm, tinh thần của hàng triệu thính giả”
Câu 2: Vận dụng lý luận của báo chí phát thanh hiện đại để nhận xét
một chương trình phát thanh mà anh chị đã nghe.
Thưa thầy, do kiến thức về Báo phát thanh nói chung và chương trình
Xone FM nói riêng còn hạn chế, mặt khác vì lý do thời gian nên em chỉ có
một chút nhận xét chủ quan, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và
bổ sung từ thầy để cho tiểu luận được hoàn chỉnh.
Xone FM VOV3 là chương trình âm nhạc hướng tới đối tượng chính
là giới trẻ (16 đến 30 tuổi) trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam,
được mua bản quyền của nước ngoài. Chương trình được phát trên hệ Âm
nhạc - Thông tin - Giải trí VOV3 vào tất cả các ngày trong tuần, với thời
lượng phát sóng là 10 tiếng đồng hồ. Đây là chương trình âm nhạc mang
tính thương mại cao, có phong cách khá mới lạ trong ngành phát thanh của
Việt Nam. Nội dung chính của Xone FM là phát các ca khúc trong và ngoài
nước mới, hấp dẫn, đã và đang được nhiều người yêu thích. Chương trình
dành phần lớn thời lượng để phát sóng các bài hát theo kiểu "mix up" (trộn
lẫn, không theo chủ đề), bên cạnh đó là các chuyên mục mang chủ đề riêng
(bảng xếp hạng âm nhạc, talk show ). Ngoài ra xen lẫn giữa các bài hát còn
có các quảng cáo của nhà tài trợ chương trình và các quảng cáo giới thiệu
cho chính chương trình
12
Xone FM bắt đầu phát sóng chính thức từ ngày 20 tháng 9 năm 2006.
Thời lượng của chương trình cố định là 10 giờ đồng hồ, vào tất cả các ngày
trong tuần. Thời gian phát sóng:
Các ngày từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6 giờ đến 9 giờ và từ 16 giờ đến
23 giờ. Các ngày thứ bảy và chủ nhật: Từ 13 giờ đến 23 giờ.
Để nghe chương trình, cần dò đài đúng tần số của kênh VOV3, cụ thể
như sau: Hà Nội-102,7 MHz; Thành phố Hồ Chí Minh-104,5 MHz; Bình

Thuận-102,0 MHz; Đà Nẵng-106,0 MHz; Đắc Nông-96,6 Mhz; Huế- 106,1
Mhz; Nam Bộ-101,0 MHz; Phú Yên-96,0 MHz; Quảng Bình 100,0 MHz;
Quy Nhơn/Khánh Hoà-103,1 MHz. Các khu vực không có tần số có thể tiếp
âm những khu vực lân cận trong danh sách trên.
Xone FM phát sóng các ca khúc Việt Nam và quốc tế theo tỉ lệ: 30%
nhạc quốc tế, 60% là nhạc Việt Nam, 10% còn lại là thông tin quảng cáo.
Chương trình có các chuyên mục mang chủ đề riêng, đó là:
Xone FM Mobifone Breakfast Show: Chuyên mục âm nhạc buổi sáng
dưới hình thức thể hiện chủ yếu là trò chuyện giữa những người dẫn chương
trình (tạm gọi là MC) với nhau và với thính giả. Hiện nay có ba MC là Ngọc
Bảo, Mr.K và Ariel (MC này là một nhân vật hư cấu dưới tên gọi "thằn lằn
xanh", có giọng nói bị bóp méo rất hài hước). Xen kẽ giữa những câu trò
chuyện sẽ là các bài hát. Trong Breakfast Show có một số mục nhỏ như:
Request line - Bài hát yêu cầu của thính giả, International Music Chart - Các
bảng xếp hạng quốc tế được cập nhật hàng ngày, Ca khúc hay nhất một thời
đại - Một ca khúc hay nhưng đã phát hành từ lâu được chọn giới thiệu,
Magic Sound - "Âm thanh kì diệu", một trò chơi nhỏ được tổ chức theo tuần;
MC sẽ tạo ra một âm thanh bất kì và thính giả sẽ đoán đó là âm thanh phát ra
từ vật nào, sau đó gửi câu trả lời về chuyên mục bằng thư điện tử, Vina 10
Review và Hot 10@10 Review - Tóm tắt lại hai bảng xếp hạng Vina 10 và
Hot 10@10 của tối hôm trước. Ngoài ra thính giả còn có thể lắng nghe
13
những tin tức âm nhạc mới nhất của Việt Nam cũng như quốc tế trong
Breakfast Show. Chuyên mục này do Mobifone tài trợ, phát sóng từ 6 giờ
đến 9 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
Tâm sự với FV: Chuyên mục bàn về sức khỏe và y tế, hợp tác với các
bác sĩ đến từ bệnh viện FV. Mỗi ngày chuyên mục sẽ bàn về một vấn đề y tế
riêng và có một bác sĩ chuyên môn được mời đến giao lưu cùng thính giả,
đồng thời chia sẻ bí quyết phòng bệnh. Thính giả có thắc mắc về sức khỏe
có thể gửi câu hỏi trên trang web của bệnh viện FV. Chuyên mục phát sóng

vào 19 giờ thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. MC hiện nay là Hải Yến và Ivy.
Vina 10: Bảng xếp hạng các ca khúc Việt Nam được yêu thích nhất
đang phát sóng trên Xone FM, do chính các thính giả bình chọn trên trang
web của Xone FM. MC của chuyên mục là Ivy và Neo sẽ công bố các ca
khúc trong bảng xếp hạng được cập nhật mỗi ngày theo thứ tự đếm ngược từ
vị trí thứ mười đến vị trí thứ nhất. Chuyên mục phát sóng vào 21 giờ từ thứ
hai đến thứ sáu hàng tuần.
Hot 10@10: Bảng xếp hạng các ca khúc quốc tế được yêu thích nhất
và cũng do thính giả bình chọn. Cấu trúc của chương trình cũng tương tự
như Vina 10, nhưng chỉ có MC Neo dẫn. Phát sóng vào 22 giờ từ thứ hai đến
thứ sáu hàng tuần.
Xone FM Official Vietnam Top 40: Bảng xếp hạng tổng hợp 40 ca
khúc Việt Nam và quốc tế được bình chọn nhiều nhất trong tuần, thống kê từ
Vina 10 và Hot 10@10. MC là Miko và Nguyên Khang, phát sóng từ 13 giờ
đến 17 giờ thứ bảy hàng tuần, phát lại vào ngày chủ nhật kế tiếp cũng cùng
giờ.
Movie Xone: Bản tin điện ảnh. Các bộ phim mới đang trình chiếu tại
các rạp trên toàn quốc sẽ được giới thiệu tại chuyên mục này. Chuyên mục
được thực hiện với sự hợp tác của rạp Megastar Cineplex, phát sóng vào 8
14
giờ 20 (trong chuyên mục Breakfast Show), 16 giờ các ngày từ thứ tư đến
thứ sáu, 20 giờ các ngày thứ bảy và chủ nhật.
Drive Xone: Phát sóng từ 17h đến 19h từ thứ hai đến thứ sáu hàng
tuần. Đây cũng là một chương trình talkshow với hai nội dung lớn là các câu
chuyện, bản tin âm nhạc và các ca khúc trên Xone FM được phát xen kẽ
nhau. Được giới thiệu là chương trình dành cho những người đang trên
đường về nhà từ cơ quan hay trường học, vì thế nên Drive Xone còn cung
cấp những thông tin về việc lái xe hay chăm sóc xe cộ. Dẫn chương trình là
Mr.Bin.
Có thể nói các chương trình phát thanh Xone Fm hiện nay rất đa dạng

và phong phú. Xone FM về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhóm công
chúng trẻ tuổi. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm là sự trẻ trung, sôi nổi,
phù hợp với tâm lý của một bộ phận công chúng thì Xone Fm cũng có
những hạn chế. Đó là việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp với thính giả được “tự
do hoá” không theo một chuẩn mực nào cả. Đặc trưng của phát thanh là sử
dụng “âm thanh tổng hợp” bao gồm lời nói, tiếng động và âm nhạc, nên lời
nói ở đây là rất quan trọng. Ngôn ngữ nói được sử dụng trên Xone Fm có
phần biến dạng. Tần suất xuất hiện tiếng Anh bồi và tiếng lóng cao, thậm chí
gây phản cảm. Ví dụ:
Mỗi buổi phát sóng, ngay trong đoạn giới thiệu đầu tiên về chuyên
mục 10 bài hát hay (HOT 10@10) là một giọng nam dẫn chương trình người
Việt nhưng lại có tên Tây là "Nê ô" vang lên: "Oắt ắp? Oắt ắp?…." (What's
up?). Do người dẫn nuốt trọn mất cả chữ "S" nên ngữ âm câu nói này thành
ra như vậy. Đây là thứ tiếng lóng mà những người thành thạo tiếng Anh
chuẩn mực gọi là "ngôn ngữ vỉa hè".
Xen kẽ giữa các bài hát khác nhau là những mẩu đối thoại ngắn, đùa
cợt, giới thiệu chung của những người dẫn chương trình về bài hát kế tiếp.
15
Họ nói tiếng Việt pha tạp lẫn lộn với tiếng Anh khiến chương trình không
khác một "nồi lẩu ngôn ngữ".
Người Việt Nam kém ngoại ngữ nghe không hiểu đã đành, mà ngay
cả người nước ngoài nghe cũng không hiểu nổi. Bên này hỏi một đằng bằng
cả tràng tiếng Anh dài dằng dặc, bên kia lại trả lời toàn tiếng Việt hoặc
ngược lại. Chưa kể các tiếng nhả nhớt, bông đùa pha tạp của họ kiểu khen
nhau như: "DJ rất là crazy…" (chơi nhạc rất là điên rồ) cũng được dành
"tặng" cho thính giả nghe đài.
Sự nhất quán về cách phát âm đánh vần tên, địa chỉ mạng Internet liên
quan cũng lại là vấn đề không nhỏ. Có lúc các bạn trẻ trên Xone FM đọc
hàng chữ địa chỉ mạng WWW là "đáp liu", lúc sau lại "vê kép", hoặc địa chỉ
".com" được đọc bằng tiếng Việt là "chấm com", lúc sau bồi luôn tiếng Anh

thành "đót côm", chưa kể những liên từ, cụm từ địa chỉ mạng Internet bằng
tiếng nước ngoài cũng được nhanh chóng đọc nối âm luôn thành một từ thay
vì đánh vần từng chữ cái một cách chính xác như điều tối thiểu của báo nói.
Do đặc thù truyền tải thông tin chỉ có âm thanh nên điều đó hết sức
quan trọng để giúp người nghe có thể tiếp nhận được thông tin chuẩn xác
nhất.
Tại những thời điểm nghỉ, thay vì chỉ cần nói rất đơn giản, đại khái
như "Hẹn gặp lại" hay "Chúng tôi sẽ trở lại sau vài phút" thì họ đồng loạt
gào lên "We will be righ back!". Những ví dụ nêu trên chỉ là một vài hạt sạn
nhỏ trên Xone FM, cho dù như tiêu chí của Xone FM nói rằng để phục vụ
cho giới trẻ, thế nhưng cách truyền đạt thông tin lai căng như vậy quả là một
điều cần phải thay đổi.
Có người cho rằng, chính cách sử dụng ngôn ngữ thoải mái như hiện
nay trên Xone Fm là yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của chương trình với thính
giả trẻ tuổi. Không phủ nhận điều đó, song việc lạm dụng nó như hiện nay
trên Xone Fm sẽ khiến cho một bộ phận công chúng bị lệch lạc trong lời ăn
16
tiếng nói, sự trong sáng của tiếng Việt bấy lâu nay được kêu gọi giữ gìn sẽ
càng khó gìn giữ hơn. Bởi, phát thanh là một trong những phương tiện thông
tin đại chúng, sức ảnh hưởng của nó đối với đối tượng tiếp nhận là không
nhỏ. Hơn thế, từ trước đến nay, theo quan niệm của người Việt ta thì những
gì được các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng thường là chuẩn mực.
Vì vậy, theo em nếu Xone Fm thay đổi một chút về cách thức sử dụng ngôn
ngữ thì sẽ tốt hơn, phù hợp với nhiều công chúng hơn và sẽ chẳng còn ai có
nhận xét Xone Fm là một “nồi lẩu ngôn ngữ” nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Đài tiếng nói Việt Nam (2002),
Báo phát thanh, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội .
2. Lý luận báo phát thanh- Đức Dũng, Nxb Văn hoá thông tin, HN 2003.
3. www.songtre.com.vn

4. www.diendanbaochi.com.vn
17

×