Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

sáng kiến kinh nghiệm NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DINH DƯỠNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.15 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHềNG GIÁO DỤC HUYỆN ỨNG HềA
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DINH DƯỠNG
CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Tỏc giả:Đặng Thị Kim Đĩnh
Đơn vị : Trường mầm non Lưu Hoàng
HÀ NỘI 2010
1

- SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên: Đặng Thị Kim Đĩnh
Ngày, tháng, năm, sinh: 12/12/1964
Năm vào nghành: 1986
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Hiệu Trưởng trường
mầm non Lưu Hoàng.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân
Trình độ chính trị: Đảng viên.
2
II - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ
cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn Đảng,
toàn dân cần phải quan tâm đến, nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ
ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, tỉ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí
tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng và phòng chống
dinh dưỡng cho trẻ là hết cần thiết chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng
vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Việc tổ chức cho trẻ ăn ở các lớp như thế nào là vấn đề mà BGH và
nhà trường cần phải bàn.Thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Năm học này tôi được
BGH phân công phụ trách dinh dưỡng trong toàn trường là năm đầu tiên


nhà trường tổ chức bàn trú cho trẻ tại trường. Vậy tôi phải làm thế nào để
nâng cao dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ
trong nhà trường. Vì vậy nâng cao chất lượng dinh dưỡng ở trường mầm
non là quan trọng mà nhà trường cần bàn.
III - QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thời gian thực hiện từ 8/2009 dến 2010
3
Địa điểm: trường mầm non Lưu Hoàng.
Trong qúa trình nuôi dưỡng tôi gặp những khó khăn và thuận lợi sau:
 Khó khăn
- Không có phòng ăn, phòng ngủ riêng.
- Lớp học còn là phòng ăn phòng ngủ.
- Cô nấu ăn chưa qua đào tạo nên việc chế biến món ăn còn nhiều
khó khăn.
- Bếp ăn còn phải nhờ nhà dân.
- Dụng cụ nhà bếp còn thiếu thốn.
- 1 số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ.
- Kho dự trữ thực phẩm chưa có.
 Thuận lợi
- Được sự quan tâm đồng bộ của các cấp lãnh đạo đối với việc chăm
sóc sức khoẻ cho trẻ.
- Các cô giáo, 1 số phụ huynh đồng tình với việc tổ chức cho trẻ ăn.
- BGH đã có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng bữa ăn, xây
dựng thực đơn theo tuần, tháng, mùa.
- Qua khảo sát đầu năm tôi thấy tỉ lệ kênh A toàn trường thấp, số
lượng biếng ăn cao.
* Tổng số trẻ trong trường 183 cháu
4
Nội dung Số lượng tỉ lệ
trẻ ăn bán trú tại lớp 92 50%

trẻ ăn phụ 91 50%
tỉ lệ suy dinh dưỡng 45 24%
BIỆN PHÁP 1: Xây dựng cơ sở vật chất
Năm học 2009-2010 là năm đầu tiên trường tổ chức cho ăn bán trú.
Nên ngay từ đầu năm BGH đã phân công tôi phụ trách chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ. Tôi đã tập hợp kế hoạch mua sắm 1 số đồ dùng phục vụ cụ thể:
- 1 mô tơ xay thịt.
- Mua toàn bộ bát, đũa, thìa bằng in lốc.
- Xoong to 4 chiếc, xoong nhỡ 14 chiếc, xoong bé 14 chiếc.
- Mua chiếu + xốp đủ trải cho trẻ nằm ngủ.
- Chăn + gối các bậc phụ huynh đem đến.
BIỆN PHÁP 2: Tổ chức ăn tạm trú:
Để đảm bảo kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm
non chúng tôi đã tổ chức ăn cho toàn trường với tổng số cháu ăn bán trú 92
cháu đạt 50%, ăn phụ 91 cháu đạt 50%, có 3 GV phục vụ.
5
Mức đóng góp là 5000đ/ngày đối với trẻ ăn chính, 2000đ/ngày đối
với trẻ ăn phụ.
Xây dựng thực đơn theo mùa.
Phân công kế toán tính khẩu phần ăn cho trẻ.
Làm hợp đồng mua bán thực phẩm có kí kết tay 3 giữa người bán,
người mua và xác nhận của uỷ ban xã.
Bồi dưỡng GV nhà bếp và cách chế biến thực phẩm.
Nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm các trường qua các đợt kiến tập
cụm.
Chon các món ăn theo mùa theo từng địa phương để đưa vào chế
biến.
BIỆN PHÁP 3: Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tôi coi trọng việc vệ sinh an toàn thực phẩm là hàng đầu. Tôi đã thực
hiện 1 số yêu cầu sau:

Để làm tốt việc này tôi yêu cầu nhà bếp lên lịch vệ sinh hàng tuần,
hàng tháng thực hiện đúng lịch.
Nhà bếp hàng ngày phải vệ sinh dụng cụ nấu ăn, chia ăn bát thìa hàng
ngày phải được rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng. Hàng tuần tổng vệ sinh
nhà bếp, khơi thông cống rãnh .
6
Để vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi còn coi trọng đến khâu chế
biến các món ăn cho trẻ, thực phẩm được chế biến theo 1 chiều thức ăn
sống không để gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Riêng
thực phẩm phải đảm bảo số lượng, chất lượng có giá cả hợp lí.
VD: thịt: phải dõ nguồn gốc, mùi vị bình thường, có màu hồng, thớ
thịt nhỏ phải có độ rắn.
Dù có hợp đồng cung cấp thực phẩm nhưng đồng chí tổ trưởng nhà
bếp vẫn giao từng GV trực nhận thực phẩm trong ngày, có nhận xét về thực
phẩm và kí nhận tên rõ dàng.

BIỆN PHÁP 4: Lựa chọn và thay thế thực phẩm:
Để phòng chống ngộ độc, ngoài việc kí kết hợp đồng mua thực phẩm
tay 3 nhà trường còn đặt mua thực phẩm của các bậc phụ huynh có con,
cháu gửi ở trường.
VD: nhà cháu Mạnh: bố mẹ cháu bán cá có cá ngon thì bố mẹ cháu
lại thông báo đến nhà trường để mua về chế biến cho các cháu, mà nhất
trong giai đoạn chuyển mùa lại có dịch lợn tai xanh thì nhà trường chúng tôi
phải thường xuyên thay đổi thực phẩm như: thay thế thịt lợn bằng thịt bò
hoặc cá, trứng để nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ và giữ được sự
tin cậy, yên tâm của các bậc phụ huynh.
7
Luôn thay đổi thức ăn theo mùa, tuần để chế biến các món ăn được
ngon kích thích trẻ ăn ngon miệng.
BIỆN PHÁP 5: Nâng cao chất lượng GD dinh dưỡng chăm sóc trẻ ăn,

các cô giáo chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phẩi đảm bảo yêu cầu sau:
Đối với cô:
Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn
phải có bát đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay.
Thìa bát phải có đủ so với số trẻ.
Khi ăn các cô giáo phải đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn cô cần
chú ý đến những trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết xuất.
Thông qua giờ ăn chúng tôi GD cho trẻ phát triển về nhận thức, ngôn
ngữ.
VD: về nhận thức giúp trẻ nhận thức được những thức ăn như thịt, cá,
trứng. trẻ ăn sạch uống sạch để phòng chống 1 số bệnh có liên quan đến
thực phẩm
Về ngôn ngữ: trẻ biết kể tên các thực phẩm mà trẻ được ăn như: thịt,
cá, trứng.
8
Thông qua các môn học, chúng tôi lồng ghép và GD dinh dưỡng ví
dụ như cho trẻ đi thăm vườn trường. Chúng tôi giới thiệu cho trẻ biết lợi ích
của từng loại cây ăn quả.
Thông qua giờ ăn, các cô giáo giời thiệu cho trẻ biết hôm nay có
những món gì.
VD: ăn thịt thì trẻ biết được trong thịt có chứa chất gì?
Tổ chức hội thi có lồng ghép với trò chơi dân gian, bé tập làm nội trợ.
Trẻ được tham gia vào các lĩnh vực chơi như: tập làm bánh, bán
hàng.
Kiểm tra sức khoẻ cho trẻ, để bổ sung chế độ ăn cho trẻ suy dinh
dưỡng. Nhà trường đã rèn cho trẻ thói quen tự chăm sóc bản thân bằng cách
tự tuyên truyền trong bữa ăn.
VD: hôm nay nhóm mình ăn như thế nào? Ngon không? ai ăn tốt?
Hoặc sau những lần cân đó cô hỏi trẻ biết con nào lên cân rồi đấy hoặc tụt
cân. Cô hỏi trẻ biết tại sao không? từ những biện pháp nhỏ này đã giúp trẻ

cố gắng ăn hết xuất và biết phòng ngừa 1 số bệnh.
BIỆN PHÁP 6:Lồng GD dinh dưỡng thông qua các hoạt động,
Chúng tôi lên kế hoạch cho các GV đưa GD dinh dưỡng vào các hoạt
động.
9
Thông qua các hoạt động đây là vấn đề quan trọng bởi trẻ thường
xuyên được chơi và học.
VD: hoạt động làm quen với chữ cái gây hứng thú cho GV chủ nhiệm
có thể đọc đồng dao, hò, vè về các loại rau, quả.
GV có thề lồng ghép GD dinh dưỡng
VD:- cô giới thiệu đu đủ: trong đu đủ có chứa nhiều vitamin gì? hoặc
trong giờ đón trẻ là thời gian thuận lợi trong việc tuyên truyền , GD dinh
dưỡng cho trẻ cho phụ huynh đặc biệt là trẻ. Bằng hình thức các GV hỏi
han các phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, hỏi trẻ ở nhà
trẻ được ăn cơm với gì?
Cô hỏi Mạnh ơi ở nhà mẹ cho ăn cơm với gì? Mạnh nói ăn cơm với
cá. trong cá có chứa nhiều chất gì? khi ăn Mạnh phải làm gì?
Thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp, cô đặt ra các câu hỏi.
VD: trước khi ăn chúng mình phải làm gì? trong khi ăn có đựơc bốc
thức ăn bằng tay không? vì sao?
Sau khi nhà trường phát động GD dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực
phẩm. Chúng tôi áp dụng các biện pháp trên đạt kết quả:\
10
STT Nội dung 8/2009 5/2010
1 trẻ nhận biết 4 nhóm thực
phẩm
50% 90%
2 trẻ có thói quen vệ sinh trong
ăn uống
55% 95%

3 tỉ lệ ăn bán trú ở trường 50% 72%
4 ăn phụ 50% 28%
5 tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng 24% 10%
Được sự giúp đỡ của BGH, tôi đã lên kế hoạch mua săm đầy đủ
dụng cụ để chế biến các món ăn, đặc biệt tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm hản so
với đầu năm. Phụ huynh đã thấy được việc đưa con đến trường ăn bán trú.
BIỆN PHÁP 7: Công tác thanh tra kiểm tra:
Nhà trường tổ chức ăn bán trú cho trẻ đã được tin tưởng của các bậc
phụ huynh cho trẻ ăn tại nhóm và đóng góp đầy đủ. Vơí việc quản lí, kiểm
tra là vô cùng quan trọng, nhà trường thành lập ban kiểm tra gồm: 1 ban
giám hiệu, 1 y tế, 1 đại diện chủ tịch hội phụ huynh. Kiểm tra bằng nhiều
hình thức:
- Kiểm tra đột xuất.
- Kiểm tra không báo trước.
- Kiểm tra định kì.
- Kiểm tra thực phẩm.
11
- Kiểm tra chế biến.
- Kiểm tra xuất nhập kho.
Chính vì vậy phụ huynh rất yên tâm cho con ăn ở trường.
BIỆN PHÁP 8: Làm tốt công tác tuyên truyền giữa nhà trường với
các ban nghành đoàn thể, với các bậc phụ huynh.

Vấn đề nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh
dưỡng là vấn đề nhà trường thường xuyên coi trọng và tuyên truyền tới các
ban nghành đoàn thể và các bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức.
Tổ chức toạ đàm giữa GV và phụ huynh và tình hình sức khoẻ, chế
độ ăn uống, thực đơn chế biến theo tháp dinh dưỡng, đề phòng 1 số bệnh
thường gặp, trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc sức khoẻ và chọn thực phẩm,
cách chế biến thực phẩm, theo dõi sự phát triển của trẻ.

Tuyên truyền trên loa, đài truyền thanh của xã, liên hệ với trạm y tế
để khám sức khoẻ định kì, tuyên truyền các lớp thực hiện tốt 10 điều
khuyên vàng, thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, mời phụ
huynh tham dự buổi thực hành bé tập làm nôi trợ để phụ huynh biết được
việc làm của cô. Lấy ý kiến của phụ huynh về việc GD nề nếp, vệ sinh của
trẻ ở nhà cũng như ở lớp. Biện pháp này còn là hình thức kiểm tra kiến thức
chăm sóc sức khoẻ của phụ huynh đối với trẻ.
12
Hàng tháng BGH có kế hoạch cho chị, em đến thăm hỏi 1 vài trẻ
trong lớp. Ngoài việc thăm hỏi, các cô giáo trong lớp còn hỏi thêm cách
chăm sóc, nuôi dạy trẻ ở nhà. Các cô giáo giới thiệu cách chăm sóc qua các
giờ đón trẻ và các buổi toạ đàm vơí phụ huynh.
IV-BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ hững kết quả trên là được sự giúp đỡ của các ban nghành đoàn
thể, các bậc phụ huynh, BGH. Tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm về chăm
sóc, vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non:
Tuyên truyền các biện pháp nuôi con theo khoa học tới các bậc phụ
huynh, trao đổi với các bậc phụ huynh về kiến thức chế biến các món ăn
phù hợp cho trẻ tại nhà.
Tích cực nghiên cứu tài liệu, tự học hỏi bồi dưỡng cho chính bản
thân, có tinh thần trách nhiệm trong việc chăm sóc trẻ.
Làm tốt công tác tham mưu với các ban nghành đoàn thể trong toàn
xã, từ đó có được phong trào toàn Đảng, toàn dân chăm lo phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ.
IV- NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ
13
- Đầu tư kiến thức chăm sóc dinh dưỡng
- Đầu tư chương trình phòng chống dinh dưỡng cho các cháu trong
trường mầm non để nâng cao bữa ăn tăng cường sức khoẻ cho trẻ hơn
nữa.

Trên đây là 1 số việc làm của chúng tôi đã đạt được trong việc chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ. Mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các bạn
đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung cho tôi áp dụng những năm sau.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Lưu Hoàng, ngày 05 tháng 5 năm
2010
14
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NHÀ TRƯỜNG
TÁC GIẢ
ĐẶNG THỊ KIM ĐĨNH
Chủ tịch hội đồng
( kí tên, đóng dấu)
15

×