Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận Năng lực và phẩm chất của nhà báo làm phát thanh trực tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.11 KB, 13 trang )

Bài tập môn: Phát thanh trực tiếp
Đề bài:
1. Suy nghĩ của em về năng lực và phẩm chất của nhà báo làm phát
thanh trực tiếp và hướng rèn luyện của bản thân.
2. Điều tâm đắc nhất mà em thu được là gì?
Bài làm:
Phát thanh trực tiếp là loại hình phát thanh hiện đại, xuất hiện
trong thời kì cạnh tranh mạnh mẽ của các thể loại báo chí. Trước xu thế
tất yếu đó, phát thanh đứng trước 2 lựa chọn: hoặc bằng long với loại
hình quá độ trung gian chuyển tiếp từ báo in sang báo hình, báo mạng
điện tử, hoặc là vươn lên để tồn tại và phát triển cùng các thể loại báo
chí khác. Những người làm phát thanh hiện đại chọn cách thứ 2, và Phát
thanh trực tiếp là một trong những giải pháp quan trọng làm nên sức
sống mới cho phát thanh.
Phân môn Phát thanh trực tiếp là môn chuyên ngành quan trọng
của sinh viên Phát thanh. Trong môn học, sinh viên được cung cấp rất
nhiều kiến thức để sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp, được tự
mình làm những chương trình trực tiếp. Qua đó, có những hiểu biết và kĩ
năng nhất định để xây dựng chương trình phát thanh trực tiếp thành công
nhất.
Đối với một nhà báo làm phát thanh, việc chuẩn bị chủ để kịch bản
chương trình, quá trình sáng tạo, thu phát sóng được chuẩn bị kĩ lưỡng,
và có sự kết hợp ăn ý giữa ê kíp làm việc, vì việc sáng tạo một chương
trình phát thanh phải là kết quả của một nhóm thực hiện. Chương trình
phát thanh trực tiếp cũng vậy. Tuy nhiên, chương trinh trực tiếp đòi hỏi
sự chuẩn bị công phu và sự phối hợp, đoàn kết tốt. Ngoài những năng
lực, phẩm chất cần thiết của một nhà báo phát thanh như khả năng đọc,
nói; khả năng biên tập; am hiểu các thiết bị kĩ thuật…, nhà báo làm phát
thanh trực tiếp còn cần có những phẩm chất kĩ năng thực tiễn như sự
nhanh nhạy, hoạt báo; khả năng vận động thuyết phục, lôi cuốn công
chúng tham gia chương trình; kĩ năng thực hiện phỏng vấn tại hiện


trường; kĩ năng ứng đối trôi chảy và kĩ năng hoạt động nhóm hiệu quả.
Năng lực và phẩm chất của nhà báo làm phát thanh trực tiếp thể
hiện ở nhiều phương diện, và ở những vị trí khác nhau thì cũng có
những yêu cầu khác nhau.
Đối với người đạo diễn chương trình: Người làm đạo diễn
chương trình là người “đứng mũi chịu sào”, là người chịu trách nhiệm
cho quá trình thực hiện và phát sóng chương trình. Đạo diễn là người lên
ý tưởng cho chương trình, phân công công việc cụ thể cho từng người và
chỉ đạo và luôn theo sát những diễn biến của quá trình thực hiện chương
trình. Chương trình phát thanh trực tiếp vừa qua cho thấy, đối với đạo
diễn chương trình phát thanh trực tiếp, năng lực cần có là khả năng lãnh
đạo nhóm. Đó là công việc của một người lãnh đạo và chỉ đạo chương
trình. Đó cũng phải là người có năng lực và phẩm chất chính trị nhạy
bén, có kinh nghiệm trong quá trình làm chương trình và là người rất am
hiểu phương thức thực hiện chương trình trực tiếp.
Người đạo diễn cũng là người luôn nhạy bén và nhanh nhạy trong
các tình huống. Các chương trình phát thanh trực tiếp thường có những
diễn biến không theo kịch bản, đôi khi là trái hướng của chương trình
đang phát. Trong những tình huống như vậy, người đạo diễn phải có
hướng chỉ đạo thích hợp để không gây ức chế cho người nghe. Có thể
nói, trong vai trò của đạo diễn chương trình, nhà báo thường rất căng
thẳng và luôn trong tâm thế sẵn sàng đón nhận những rủi ro và tình
huống ngoài kịch bản.
Đối với vai trò dẫn chương trình: Để tránh những tình huống và
xử lí tình huống thì vai trò của người dẫn là đặc biệt quan trọng. Người
dẫn chương trình là linh hồn của chương trình phát thanh nói chung và
phát thanh trực tiếp nói riêng. Người dẫn là người kết nối nhân vật
khách mời trong phòng thu, phóng viên ở hiện trường và thính giả. Để
đảm nhận tốt vai trò của một người dẫn chương trình của phát thanh trực
tiếp, nhà báo phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, tâm lí bình

tĩnh tự tin xử lý tình huống. Ngoài những phẩm chất cơ bản như giọng
nói, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như kiến thức của xã hội.
Người dẫn chương trình phát thanh trực tiếp cần có thêm khả năng liên
hệ giữa sự kiện đang diễn ra với những vấn đề thực tiễn, có khả năng kết
nối những ý kiến một cách sinh động cụ thể, cuốn hút công chúng.
Người dẫn chương trình phải là người làm chủ các chương trình
tọa đàm, chương trình khách mời phòng thu, đảm bảo làm sao chương
trình tuân thủ đúng theo đồng hồ đã định sẵn. Người dẫn chương trình
phát thanh trực tiếp cũng phải là người rất hoạt ngôn, tức là rất linh hoạt
trong sử dụng ngôn từ, đối đáp với khách mời, hướng khách mời đi theo
đúng hướng của chương trình đang thảo luận. Đặc biệt, người dẫn
chương trình cũng phải là người có “thần kinh thép” khi thường xuyên
phải đối mặt với những tình huống ngoài dự kiến của kịch bản, cũng như
tình huống phát sinh từ khách mời.
Trong chương trình phát thanh trực tiếp phát vào ngày 16 tháng 8
tại studio, trong vai trò là một người dẫn chương trình, em cũng được
biết thêm những kĩ năng cần thiết của người dẫn chương trình. Trong
phát thanh trực tiếp, là một người dẫn chương trình thực sự rất áp lực và
thường xuyên đối mặt với những yếu tố chưa lường được trong kịch bản.
Đặc biệt phần cuối tọa đàm còn tỏ ra rất lúng túng và bối rối. Đó cũng là
một trong những khó khăn của người dẫn chương trình trong phát thanh
trực tiếp. Người dẫn chương trình là linh hồn của chương trình, thành
bại của chương trình trực tiếp đều do yêu tố dẫn quyết định. Không phủ
nhận vai trò của các yếu tố khác như kịch bản, đạo diễn, kĩ thuật, nhưng
người dẫn không thành công sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của
chương trình.
Đối với biên tập viên: Biên tập là công việc xuyên suốt các
chương trình phát thanh nói chung và phát thanh trực tiếp nói riêng.
Người biên tập cũng có nhiệm vụ tham gia trong quá trình sản xuất
chương trình phát thanh trực tiếp, cùng với đạo diễn chuẩn bị công việc

cần thiết , theo dõi công việc của từng mục, giúp đỡ phóng viên trong
quá trình sản xuất ti bài. Ngoài ra, biên tập viên cũng là người liên kết
nhóm sản xuất và hiện trường, xử lí những tình huống phát sinh.
Ngoài những yêu cầu năng lực đối với nhà báo phát thanh nói
chung như khả năng đọc nói, ứng đối với các tình huống…, biên tập
viên trong phát thanh trực tiếp còn cần nắm vững được những công việc
của mình, có khả năng nhạy bén trong xử lí tình huống, cùng với người
dẫn phối hợp nhịp nhàng tạo nên thành công cho chương trình. Đôi khi,
kết hợp ăn ý trong quá trình sản xuất chương trình lại làm cho chương
trình thành công, mặc dù nội dung không có gì đặc sắc. Ngược lại, đối
với những chương trình kịch bản có tốt, nội dung mới lạ nhưng không có
sự kết hợp giữa các thành viên trong nhóm cũng rất khó để chương trình
được hoàn hảo.
Đối với phóng viên ở hiện trường: Phóng viên cũng là một nhánh
của chương trình phát thanh. Phóng viên ở hiện trường có nhiệm vụ tái
hiện những gì đang xảy ra ở ngoài thực tiễn, phát hiện, lựa chọn và mô
tả diễn biến của sự kiện bằng lời nói, tiếng động, thực hiện cuộc phỏng
vấn tại hiện trường đối với nhân chứng. Năng lực cần có của một nhà
báo làm phóng viên hiện trường là khả năng xâu chuỗi những sự kiện,
diễn biến của vấn đề, khả năng tóm tắt và thể hiện sinh động sự kiện
đang diễn ra. Phóng viên hiện trường là người phát triển cao hơn mối
tương tác giữa phóng viên phòng thu với thính giả. Qua đó, thính giả có
thể cảm nhận được mình đang trực tiếp tham gia vào sự kiện. Với đặc
trưng sử dụng lời nói, tiếng động, âm nhạc, phát thanh tại hiện trường
góp phần tăng tính sinh động và lôi cuốn cho phát thanh trực tiếp.
Đối với nhà báo làm phóng viên tại hiện trường, ngoài khả năng
nói lưu loát, khả năng tổng hợp và tóm lược sự kiện… thì còn có một
phản ứng nhanh nhạy với sự kiện, khả năng viết tin bài nhanh, có khả
năng giao tiếp linh hoạt với các nhân chứng tham gia và có thể sử dụng
nhanh nhạy và hiểu biết cần thiết về các phương tiện kĩ thuật để âm

thanh thu được đạt được chất lượng tốt nhất.
Trong thực hiện tin ở hiện trường, phóng viên cần có sự chuẩn bị
cụ thể từ các phương tiện kĩ thuật như máy ghi âm xách tay, micro;
trong quá trình phỏng vấn ở hiện trường, cần chuẩn bị những kĩ năng
giao tiếp cơ bản phù hợp với từng độ tuổi và mục đích của chương trình.
Tác nghiệp ngoài hiện trường cũng cần có một khả năng xử lí tình huống
linh hoạt. Theo cuốn sách Phát thanh trực tiếp, đối với phóng viên ở hiện
trường, “ một trong những chẩm chất cần có là phương pháp tiếp cận
thực tế một cách thông minh, năng lực hoạt động thực tiễn linh hoạt,
nhạy bén”. Trong quá trình rèn luyện, “nhà báo cần không ngừng thời sự
hóa kiến thức của mình để có khả năng đánh giá thích đáng những thông
tin mà anh nhận được”.
Đối với nhà báo trong vai trò kĩ thuật viên: Kỹ thuật viên là người
có vai trò quan trọng trong tất cả các chương trình. Thành bại của
chương trình, hay chương trình có đến được với thính giả hay không là
phụ thuộc rất nhiều vào kĩ thuật viên.
Ngoài yêu cầu sử dụng thành thạo chuyên nghiệp các loại máy
móc phương tiện, kĩ thuật viên cần có khả năng làm việc nhóm có hiệu
quả, giữ vững sóng trong phòng thu; có khả năng nắm vững được những
ý đồ của đạo diễn, chủ đề của chương trình. Kĩ thuật viên cũng là người
chủ động linh hoạt trong quá trình thực hiện chương trình. Trong phát
thanh trực tiếp, nhà báo và kĩ thuật viên luôn phải đối mặt với những
tình huống bất ngờ, ngoài kịch bản chương trình, do đó đòi hỏi sự nhanh
nhạy và khả năng xử lí nhanh, hợp lí các tình huống phát sinh. Ví dụ như
trong một chương trình tọa đàm trực tiếp mà khách mời chưa đến hoặc
không thể đến, kĩ thuật cùng với phóng viên phòng thu có sự kết hợp
nhịp nhàng để phát các chương trình khác thay thế.
Đối với phát thanh trực tiếp, những nhiệm vụ có thể thay đổi linh
hoạt và có những người có thể đảm nhận những vai trò khác nhau. Trong
mỗi vai trò cũng cần có những yêu cầu về năng lực và phẩm chất phù

hợp. Nhà báo phát thanh hiện đại cũ những phẩm chất cần rèn luyện để
có thể đáp ứng tất cả những yêu cầu của chương trình đòi hỏi.
Quá trình học tập môn phát thanh trực tiếp cho thấy, để trở thành
nhà báo làm phát thanh nói chung và làm phát thanh trực tiếp nói riêng,
sinh viên cần rèn luyện nhiều về năng lực, phẩm chất cũng như đạo đức
nghề nghiệp.
Về năng lực, thường xuyên trau dồi bản thân, rèn luyện viết nhiều,
viết nhanh, viết ngắn gọn và viết hay. Trong phát thanh yêu cầu làm sao
để thính giả có thể lĩnh hội được hết thông tin, nhà báo cần chắt lọc ngôn
từ sao cho đáp ứng đủ, nhanh và súc tính sinh động. Ngoài khả năng
viết, cũng cần rèn luyện khả năng nói, đọc, biểu cảm trên sóng phát
thanh; thường xuyên rèn luyện vồn từ ngữ phong phú, khả năng xử lí
tình huống linh hoạt, khả năng làm chủ chương trình, vốn hiểu biết về xã
hội thấu đáo vào sâu sắc…
Về phẩm chất nghề nghiệp, nhà báo phát thanh hay bất cứ loại hình
báo chí nào cũng cần sự phối hợp nhịp nhàng tinh thần đoàn kết giúp đỡ
lần nhau giữa các thành viên trong nhóm. Tinh thần làm việc tập trung,
kiên trì hiệu quả, thường xuyên cập nhật thông tin và có được đánh giá
sâu sắc về vấn đề trong cuộc sống, vốn kiến thức xã hội phong phú.
Ngoài ra, cũng cần thường xuyên học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm. Trong
quá trình thực hiện có được tinh thần bình tĩnh, chủ động, biết tận dụng
những ưu thế của từng cá nhân trong nhóm.
Nói về đạo đức nghề nghiệp, đối với báo phát thanh hay các loại
hình báo chí nào, vấn đề đạo đức cũng được quan tâm hàng đầu. Trong
quá trình làm, luôn thực hiện đúng người, đúng việc, phản ánh chân
thực, khách quan. Nhà báo cũng có cái nhìn đa chiều về sự vật hiện
tượng, có cách đánh giá đúng với bản chất của sự việc.
Môn học Phát thanh trực tiếp đối với sinh viên năm thứ 3 trang bị
những kiến thức trực quan, sinh động về ngành nghề sau này, về bộ
môn. Quá trình học diễn ra sôi nổi, sinh viên được thực hành nhiều và

thu về được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích. Mỗi chương trình: tọa đàm
trực tiếp, điểm báo trực tiếp, thời sự và âm nhạc trực tiếp… đểu để lại
nhiều điều cho sinh viên chúng em.
Trong quá trình học, đặc biệt là quá trình làm chương trình, có lẽ
em tâm đắc nhất với chương trình thi cuối môn. Đó là chương trình trực
tiếp hoàn toàn, do nhóm sinh viên thực hiện. Đây cũng là chương trình
đầu tiên mà sinh viên tự làm hoàn chỉnh, sử dụng sự giúp đỡ từ phòng
thu, với các phương tiện kĩ thuật hiện đại tự trang bị. Mặc dù chương
trình vẫn còn nhiều hạn chế, những lỗi có thể nhìn thấy được như cách
dẫn, khả năng làm tin hiện trường, khả năng liên kết với từng bộ phận
nhất là kĩ thuật còn nhiều hạn chế… Nhưng qua đó em rút ra được nhiều
kinh nghiệm cho bản thân như khả năng dẫn và lôi cuốn khách mời
trong tọa đàm, khả năng dẫn dắt khách mời theo đúng kịch bản chương
trình, cách ngắt lời khách mời, cách tóm tắt câu trả lời của khách mời để
chuyển sang các mục… Và từ đó cho thấy khả năng dẫn không dễ như
suy nghĩ của bản thân.
Chương trình trực tiếp vừa qua cho thấy tinh thần nhóm và khả
năng liên kết giữa các thành viên trong nhóm. Qua chương trình đó, tinh
thần đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong lớp
được nâng cao. Có những thành viên chưa hiểu nhau thì qua chương
trình, qua thực hành nhóm đã có cơ hội được tiếp xúc với nhau nhiều
hơn, được hiểu về nhau hơn.
Chương trình phát thanh trực tiếp làm theo nhóm vừa qua thực sự
đã mang lại cho em những trải nghiệm mới mẻ.

×