Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết việt nam thời kì đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.44 KB, 25 trang )

Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt
Nam thời kì đổi mới

Lê Quang Huy

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Lí luận văn học; Mã số: 60 22 32
Người hướng dẫn: PGS.TS Lí Hoài Thu
Năm bảo vệ: 2013


Abstract: Nghiên cứu về bức tranh đời sống xã hội và văn hóa làng quê
thôn trong bốn tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm
người nhiều ma, Dòng sông Mía, phác hoạ những tồn tại và nảy sinh trong
bức tranh văn hoá làng quê Việt Nam thời kì đổi mới. Nghiên cứu đến vấn
đề con người cũng như quan tâm đến việc phát hiện những chuyển biến
trong lối sống, tâm lí, tình cảm của người nông dân trước sự thay đổi của xã
hội. Bên cạnh những tìm tòi về nội dung thể hiện của tác phẩm, làm rõ
phong cách chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực của các tác giả trong thời kỳ
này.
Keywords: Tiểu thuyết; Văn học Việt Nam; Văn học đương đại; Lý luận
văn học

Content
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỞ ĐẦU 4
Chƣơng 1: BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ LÀNG
QUÊ TRONG BỐN TIỂU THUYẾT: THỜI XA VẮNG, BẾN KHÔNG
CHỒNG, MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA , DÒNG SÔNG MÍA 12
1.1 . Bức tranh nông thôn đa dạng với nhiều phong tục tập quán 12


1.2. Một xã hội nhức nhối những vấn đề nóng bỏng khó giải quyết 22
1.2.1. Nông thôn với những lý tƣởng và niềm đau trong chiến tranh 22
1.2.2. Quan hệ lao động sản xuất đầy khắc nghiệt 36
1.2.3 . Sự đối đầu khốc liệt giữa các dòng họ 44
1.3. Đời sống nông thôn trƣớc những biến đổi của xã hội 50
1.3.1. Lối sống theo kiểu “một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ”, dựa vào
uy danh dòng họ 50
1.3.2 . Sức mạnh nằm trong tay kẻ lắm tiền 56
Chƣơng 2 BI KỊCH CỦA CON NGƢỜI NÔNG THÔN 61
2.1. Con ngƣời bị trói buộc bởi uy danh dòng họ. 61
2.2. Con ngƣời nô lệ của khát vọng quyền lực 70
2.3. Con ngƣời cam chịu khuất phục trƣớc định kiến của gia đình và xã hội
79
2.4. Ngƣời phụ nữ - những thân phận đa đoan……………………………………
Chƣơng 3: ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN 90
3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật: 90
3.1.1. X ây dựng những chi tiết ngoại hình: 90
3.2.2. Biểu hiện nội tâm nhân vật: 91
3.1.3. Miêu tả hành động nhân vật: 91
3.2. Ngôn ngữ: 92
3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ người kể chuyện): 92
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật. 93
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật: 93
3.3.1. Không gian nghệ thuật: 93
3.3.2. Thời gian nghệ thuật: 94
. KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103




1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Trong văn học Viê
̣
t Nam đương đại, tiê
̉
u thuyết chiếm mô
̣
t vị trí
quan trọng, chính vì thế từ giữa thâ
̣
p kỷ 90, với cảnh hô
̣
i nhâ
̣
p , tiê
̉
u thuyết
đã có sự tìm tòi theo mô
̣
t hướng mới, ở đó “hình thức của tiê
̉
u thuyết đã trở
thành chủ đề quan trọng . Một nền văn học không có cỗ trọng pháo tiểu
thuyết thì đó là một khoảng trống rất đáng sợ”. Muốn biết một nền âm nhạc
thì nhìn vào nhạc giao hưởng, muốn biết một nền văn học như thế nào thì
nhìn vào tiểu thuyết. Nói như vậy để thấy vai trò của tiểu thuyết trong văn
học nghệ thuật và cũng lý giải vì sao cái đích của nhiều người cầm bút là

hướng tới tiểu thuyết, nói như nhà thơ Hữu Thỉnh thì: “Tiểu thuyết là hàn
thử biểu của nền văn học”.
Với số lượng tác phẩm, tác giả như thế, có thể nói, để tìm hiểu,
nghiên cứu tất cả các đề tài, nội dung của tiểu thuyết thời kì này là một điều
khó, thậm chí không thể. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu
nghiên cứu một khía cạnh nội dung của tiểu thuyết thời kì này, đề tài mang
tên: “Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại”.
Lí do để chúng tôi chọn đề tài này là:
Thứ nhất, đề tài này có liên quan đến những tiểu thuyết đoạt giải của Hội
Nhà Văn, đã được công bố rộng rãi và được công chúng đón nhận.
Thứ hai, các tiểu thuyết đều nằm trong giai đoạn 1986-nay, là giai đoạn có
ý nghĩa quan trọng, mở đầu thời kì đổi mới và kết thúc một thế kỉ. Thứ ba,
khi tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết thời kì đổi mới, người ta chủ yếu xoáy
sâu vào các nội dung như: vấn đề chiến tranh, vấn đề xây dựng chủ nghĩa
xã hội, vấn đề số phận con người trong thời kì mới, sự thay đổi trong
những quan niệm về giá trị con người Ít người chú ý tới khía cạnh nội
dung phản ánh hiện thực nông thôn trong các tác phẩm.
Chính vì những lí do kể trên mà chúng tôi quyết định chọn đề tài này.
Chúng tôi mong muốn việc nghiên cứu đề tài sẽ phần nào đó đóng góp một

2
cách nhìn khách quan và tương đối toàn diện cho bức tranh xã hội Việt
Nam trong thời kì vốn được xem là cực kì nhạy cảm này.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài chủ yếu tập trung khảo sát bốn tiểu thuyết Thời xa vắng (Lê
Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng) và Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trường), Dòng sông Mía ( Đào Thắng) những tiểu
thuyết đã đoạt giải chính thức của Hội nhà văn nên thu hút được sự quan
tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu và độc giả. Trong quá trình tìm hiểu và
thu thập tài liệu, chúng tôi sưu tập được một số bài viết về các tiểu thuyết

này.
3.Đối tượng nghiên cứu
Viết về nội dung nông thôn Việt Nam giai đoạn 1986-nay, có thể kể
tên nhiều tác phẩm như: Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tường), Người
giữ đình làng (Dương Duy Ngữ), Chuyện làng Cuội (Lê Lựu)
Nhưng, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung khảo sát
bức tranh nông thôn miền Bắc Việt Nam qua bốn tác phẩm: Thời xa vắng
(Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trường), Dòng sông Mía (Đào Thắng).
4. Phạm vi nghiên cứu.

Nhìn chung, các tiểu thuyết thời kì đổi mới phản ánh nhiều vấn đề xã hội
như: vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề chiến tranh, vấn đề con
người và quan niệm về giá trị con người trong thời kì mới Ở đề tài này,
chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề của nông thôn miền Bắc
qua một số tiểu thuyết như đã xác định ở trên.
5.Mục tiêu của việc nghiên cứu - Những đóng góp.

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng tới những mục tiêu
sau:
Thứ nhất, trong khi nghiên cứu các vấn đề thuộc về nông thôn được trình

3
bày trong bốn tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm
người nhiều ma, Dòng sông Mía chúng tôi sẽ cố gắng phác hoạ những tồn
tại và nảy sinh trong bức tranh văn hoá làng quê Việt Nam thời kì đổi mới.
Thứ hai, chúng tôi quan tâm đến vấn đề con người cũng như quan tâm đến
việc phát hiện những chuyển biến trong lối sống, tâm lí, tình cảm của người
nông dân trước sự thay đổi của xã hội.
Thứ ba, bên cạnh những tìm tòi về nội dung thể hiện của tác phẩm, chúng

tôi cũng thực sự chú ý đến phong cách chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực
của các tác giả.
Đạt được những mục tiêu kể trên, đề tài cũng có những đóng góp nhất định,
đó là đưa ra một cái nhìn tương đối khách quan, toàn cảnh về nông thôn
miền Bắc Việt Nam trong thời kì mới, đồng thời tạo hứng thú cho những ai
cùng có mối quan tâm đến vấn đề này trong việc nghiên cứu văn học.
6.Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp phân tích - loại hình
Phương pháp lịch sử
Phương pháp so sánh
7. Kết cấu luận văn.

Luận văn gồm trang. Ngoài hai phần dẫn luận và kết luận, luận văn có ba
chương:
Chương I: Bức tranh văn hoá làng quê trong bốn tiểu thuyết: Thời xa vắng,
Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía
Chương II: Bi kịch của con người nông thôn.
Chương III: Một số vấn đề thuộc nghệ thuật biểu hiện

4
Chương 1
BỨC TRANH VĂN HOÁ LÀNG QUÊ TRONG BỐN TIỂU
THUYẾT: THỜI XA VẮNG, BẾN KHÔNG CHỒNG, MẢNH ĐẤT
LẮM NGƯỜI NHIỀU MA , DÒNG SÔNG MÍA
1.1 . Bức tranh nông thôn đa dạng với nhiều phong tục tập quán

Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở
của nền văn hoá nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn
bó mật thiết với xóm làng, quê hương. Chính bởi vậy, nói đến văn hoá làng

quê là đề cập đến một bức tranh nhiều màu sắc của sự đa dạng phong phú
những phong tục tập quán. Phong tục tập quán là những nền nếp đã lan
truyền rộng rãi, thói quen phổ biến, có từ lâu đời, được truyền từ đời này
sang đời khác. Nội dung phong tục tập quán bao hàm tất cả mọi mặt trong
đời sống xã hội. Trong văn hoá Việt Nam, phong tục có thứ trở thành luật
tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những
đạo luật. Tuy nhiên, khi nghiên cứu phong tục tập quán, một thực tế cần
phải nhìn nhận là có những phong tục tập quán tốt, tích cực, có những
phong tục tập quán không tốt, tiêu cực. Dẫu vậy, dù tốt hay không tốt, dù
tích cực hay tiêu cực thì những phong tục tập quán ấy cũng góp phần hình
thành nên sự đặc sắc của văn hoá nông thôn, sự đặc sắc của văn hoá dân
tộc.
1.2. Một xã hội nhức nhối những vấn đề nóng bỏng khó giải
quyết
1.2.1. Nông thôn với những lý tưởng và niềm đau trong chiến tranh
Trong Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma,
Dòng sông Mía không tác phẩm nào miêu tả trực tiếp chiến tranh, nhưng
chúng đều cập đến chiến tranh. Và trong những bức tranh loang lổ những
dấu tích của chiến tranh ấy, người đọc vẫn cảm nhận trọn vẹn cái không khí
rực lửa, lý tưởng cao đẹp, niềm khát khao cống hiến, niềm kiêu hãnh về

5
thành tích chiến trận Đồng thời, cũng qua những bức tranh loang lổ ấy ,
độc giả cũng hình dung được phần nào những nỗi đau, những mất mát mà
con người phải chịu trong chiến tranh, kể cả người ở tiền tuyến lẫn người ở
địa phương. Hay nói cách khác, ở các tác phẩm này, chiến tranh được nhìn
nhận cả dưới góc độ lý tưởng lẫn thực tế nghiệt ngã của nó.

1.2.2. Quan hệ lao động sản xuất đầy khắc nghiệt
Những thay đổi trong tiến trình lịch sử của đất nước quy định rất lớn

đến quá trình phát triển và phân hoá xã hội. Ba cuốn tiểu thuyết đều phản
ánh hiện thực nông thôn Việt Nam trong suốt một quá trình dài đầy nhạy
cảm của lịch sử: từ khi đất nước mới dành được độc lập, đến giai đoạn xây
dựng và kháng chiến thống nhất nước nhà và cả công cuộc kiến thiết xã hội
sau khi đất nước hoàn toàn độc lập theo một mô hình mới, mô hình kinh tế
tập thể theo định hướng chủ nghĩa xã hội, biểu hiện cụ thể là các hợp tác xã
nông nghiệp mở rộng. Sự thay đổi của tình hình lịch sử xã hội, hình thái xã
hội, cơ cấu quản lý nhà nước đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội,
đặc biệt là quan hệ sản xuất trong xã hội.
1.2.3 . Sự đối đầu khốc liệt giữa các dòng họ
Mối quan hệ làng xã ở Việt Nam từ xưa tới nay được xây dựng chủ yếu
dựa trên mối quan hệ thân tộc. Quan hệ thân tộc của người Việt nam từ xưa
đến nay có truyền thống đoàn kết, gắn bó rất chặt chẽ. Điều đó là một nét
đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Nhưng cũng chính
điều đó đôi khi lại là nguyên nhân dẫn đến những xung đột phức tạp trong
xã hội.
1.3. Con người nông thôn trước những biến đổi của xã hội
1.3.1. Lối sống theo kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ”, dựa
vào uy danh dòng họ
Như đã nói, quan hệ xã hội ở nông thôn được hình thành trên cơ sở
quan hệ họ hàng, thân tộc. Quan hệ họ hàng, thân tộc ở nông thôn lại diễn

6
ra cực kỳ khắng khít, gắn bó. Chính vì thế, ở nông thôn, nếu như trong họ
tộc có người làm “quan” thì cả họ tộc sẽ được hưởng lây sự kính nể, kiêng
nhường của xóm làng.
1.3.2 . Sức mạnh nằm trong tay kẻ lắm tiền
Trong xã hội nông thôn, uy quyền thuộc về hai đối tượng: kẻ có chức và kẻ
có tiền. Kẻ có chức thường khiến cho người ta sợ. Những con người có
chức có quyền đi đến đâu cũng được người khác xun xoe, nịnh hót, được

người ta để ý từng chút đến thái độ, vẻ mặt để chiều theo, để cố gắng làm
hài lòng Còn người có tiền không làm người ta sợ nhưng lại khiến người
ta nể, khiến người ta phải trọng vọng, dù không phải ai cũng có ý nghĩ
muốn nhờ vả họ.
.

Chương 2
BI KỊCH CỦA CON NGƯỜI NÔNG THÔN
Con người cá nhân là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng để nhận diện con
người trong tiểu thuyết. Họ vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền văn
hoá mới.Hơn nữa, khi nghiên cứu về cái nhìn của nhà văn trong tiểu thuyết
hiện đại nói chung và những số phận cá nhân nói riêng thì người viết sẽ có
dịp đi sâu khai phá những mảnh tâm hồn vô cùng phong phú và đầy bí ẩn.Ở
đó, mỗi cá nhân là một thế giới muôn màu muôn vẻ mà cũng rất gần gũi
với đặc điểm bản chất người.
Trong ba tiểu thuyết: Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm
người nhiều ma, sự giải phóng cái “tôi” của chủ thể sáng tạo đã làm cho
những phong cách cá nhân xuất hiện với những độc đáo khác nhau. Lướt đi
trên từng trang tiểu thuyết, ta sẽ bắt gặp nhiều mảnh đời với những số phận
khác nhau. Người ta thường nói: hạnh phúc thì có thể giống nhau, còn đau
khổ thì không ai giống ai.Quả thật vậy, ba tác phẩm với số lượng nhân vật
không phải là ít, nhưng ở mỗi nhân vật, mỗi cá nhân, người đọc lại đối diện

7
với mỗi hoàn cảnh vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau, giàu sang, bần hàn
không hề giống nhau. Nhưng do đặc trưng của xã hội Việt Nam thời kỳ đầu
đổi mới: quan niệm, lối sống, sự thay đổi cơ cấu quản lý và cơ cấu sản
xuất, những chuyển động tích cực và tiêu cực trong xã hội , con người
thời kỳ này dường như đều vướng mắc một số bi kịch chung mang tính
chất thời đại. Đó là bi kịch khi con người bị trói buộc bởi uy danh dòng họ.

Đó là bi kịch của những con người đánh đổi tất cả cho khát vọng quyền
lực. Và một bộ phận lớn những con người cam chịu, phải đè nén những
khát vọng cá nhân, sống theo những giá trị được coi là chuẩn mực của gia
đình, xã hội lúc bấy giờ.
2.1. Con người bị trói buộc bởi uy danh dòng họ.
Một đặc điểm tâm lý được xem là phổ biến và là đặc trưng của người nông
thôn Việt Nam là tự ti nhưng rất tự tôn. Mỗi con người, từ trẻ con đến
người già, từ đàn bà đến đàn ông, từ người giàu sang đến nghèo hèn , nhìn
chung, họ ít tự bộc lộ mình, ít dám bày tỏ trực tiếp suy nghĩ, tình cảm của
bản thân; hay nói cách khác, họ đối đãi nhau trong một quan hệ vừa câu nệ
vừa du di, vừa cả nể vừa khe khắt. Thế nhưng, với gia đình, với dòng tộc,
họ lại có một thái độ khác hẳn, sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng hi sinh và sẵn
sàng làm mọi điều có thể, thậm chí cả những điều không thể để tôn vinh gia
đình, dòng họ mình. Việc gia đình, dòng họ được khen ngợi, nể nang cũng
chính là niềm kiêu hãnh, là điều kiện để họ mở mày mở mặt với xung
quanh, dù cho đời sống riêng có khó khăn đến thế nào. Thậm chí, khi người
nhà lâm nạn, người ta còn có thể sẵn sàng “dù mất chức, mất quyền, mất
Đảng, chứ tôi không cho ai động đến người nhà tôi” [52, tr.134]. Cái tâm
thức đó tác động đến con người ở cả góc độ tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt
nó thúc đẩy con người ta phấn đấu sống tốt hơn, lành mạnh hơn vì “tiếng
thơm” của gia đình. Nhưng mặt khác, nó cũng gây cho người ta biết bao bi
kịch, cả những bi kịch hữu ích và những bi kịch không đáng có.
2.2. Con người nô lệ của khát vọng quyền lực

8
Con người ở mọi thời đại đều luôn mang một khát khao có một vị trí nhất
định trong xã hội, một vị trí có thể đem lại những quyền hành, lợi ích cho
bản thân và khiến người khác phải nể trọng, ngưỡng mộ. Dân gian có câu:
“Một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp”, hay: “đầu gà còn hơn đít
voi” Trong cái gọi là tinh thần tiểu nông tồn tại ở nông thôn Việt Nam từ

xưa tới nay thì tâm lý trọng vọng kẻ có chức có quyền lại càng thúc đẩy
người ta cố gắng phải dành được một vị trí nào đấy trong chính quyền. Mỗi
dòng họ đều phấn đấu có càng nhiều người nằm trong cơ cấu cán bộ ở địa
phương càng tốt. Vì thế nảy sinh đua tranh. Vì thế nảy sinh thủ đoạn. Vì
thế họ chia bè phái. Vì thế họ tìm cách thanh toán, hạ bệ nhau
.
2.3. Con người cam chịu khuất phục trước định kiến của gia đình và
xã hội
“Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”, đã là người Việt Nam, dù nông
thôn hay thành thị, ai cũng có tâm lý sống vì gia đình, ngại gây ra những
điều tiếng ở đời. Trong bối cảnh hết sức nhạy cảm của xã hội Việt Nam
những năm đầu thời kỳ đổi mới, những vấn đề thống trị xã hội lúc bấy giờ
là đạo đức, tư tưởng, lý tưởng, quan điểm, lập trường , thì con người ta
càng phải chú ý hơn đến lời ăn tiếng nói, chú ý hơn đến hành động, chú ý
hơn đến lối sống. Sơ xảy một tí, nhẹ thì mang tiếng làm mất danh giá gia
đình; nặng thì sai quan điểm, rũ tù như chơi. Chính điều ấy đã tạo nên
những ức chế, bi kịch cho con người trong cuộc sống. Họ vùng vẫy, quẫy
đạp một cách tuyệt vọng trong những định chế thành văn hay không thành
văn. Nhưng tuyệt nhiên không dám chống đối. Nhưng tuyệt nhiên không
dám hất bỏ.

9
Chương 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THUỘC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
3.1.1. X ây dựng những chi tiết ngoại hình:
Trong nghệ thuật khắc hoạ nhân vật, các yếu tố về ngoại hình đó
vai trò khá quan trọng. Theo quan niệm dân gian truyền thống: “xem mặt mà
bắt hình dong”, thì việc nhìn ngoại hình có thể thấy được phần nào tính cách
và tâm địa con người. Mỗi loại nhân vật có một ngoại hình riêng biệt. Khi

nhân vật xuất hiện với một ngoại hình được cá thể hóa thì tính cách cũng bộc
lộ dễ dàng hơn. Các nhà văn đặc biệt chú ý đến yếu tố này trong việc xây
dựng những nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Các nhà văn thời kì đổi mới vẫn tiếp nối truyền thống từ việc lựa chọn
những chi tiết ngoại hình riêng biệt, đặc sắc cho mỗi loại nhân vật. Trong đó
có những con người của đời thường tiềm ẩn vẻ đẹp bình dị sau lũy tre làng.
Họ mang dáng vẻ bên ngoài chân chất mộc mạc như đồng đất, như khoai
lúa. Có thể thấy khi viết về nông thôn, các nhà văn đều nhìn thấy ở những
người con sinh ra nơi làng quê, dù lớn lên trong hoàn cảnh nào vẫn ẩn chứa
sức khoẻ, vẻ đẹp thuần phác nhưng mạnh mẽ, đằm thắm; giản dị nhưng đầy
sức sống. Đó là kết quả của cuộc sống trong sự chan hoà với thiên nhiên
trong sự lao động cần mẫn.
Nếu như nhân vật những người phụ nữ thuộc tuyến nhân vật chính
trong các tiểu thuyết phần lớn đều được xây dựng với ngoại hình giàu sức
sống và tiềm ẩn sự nhân hậu, thì những người đà ông như Hàm, Phúc,
Cản lại đượckhắc hoạ với ngoại hình đầy phản cảm. ư ế á à
ă ờ đổi mớ đã rất thành công khi lựa chọ được những chi tiết ngoại
hình độ đá ó ần cá thể á được tính cách nhân vậ Đó à ết
quả của sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật truyền thống và óc quan sát cùng
cách thể hiện tinh tế của các những cây bút trong thờ đại mới.
Bên cạnh những nhân vật được xây dựng từ nhiều chi tiết ngoại hình chân
thực như thế, có những nhân vật rất ám ảnh đối với người đọc. Họ là những
hình tượng nghệ thuật thể hiện rõ sự sáng tạo của nhà văn. Khi được khắc

10
họa thành công, họ có khả năng biểu hiện động cách cảm, cách nghĩ
của nhà văn về một đối tượng, một lớp người nào đó trong xã hội. Đó à
những nhân vật dị ườ ư ềnh, Lẹp…
Có thể khẳng định việc xây dựng nhân vật từ những chi tiết ngoại hình
là một thế mạnh của tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới. Sức sống

của hình tượng các nhân vật chính là ấn tượng mạnh mẽ về những đặc điểm
bề ngoài của mỗi con người. Ngoại hình của họ vừa cá thể hóa sâu sắc nhân
vật, vừa có sức khái quát hiện thân cho một lớp người, một kiểu người nào đó
ở nông thôn xưa.
3.2.2. Khắc hoạ nội tâm nhân vật:
Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật là yếu tố quan trọng đá h dấu sự đổi
mới hiện đại của tiểu thuyết. Thế giới nội tâm bao gồm tâm trạng, suy nghĩ,
cảm xúc, cảm giác và những phản ứng tâm lí của nhân vật trước những cảnh
ngộ, tình huống mà nhân vật trải nghiệm hoặc chứng kiến.
Nội tâm nhân vật có khi được thể hiện trực tiếp qua ngôn ngữ của người
kể chuyện, hay khi nhân vật tự bộc bạch tâm trạng, tấm lòng mình; có khi
hiện lên qua cách cảm nhận của nhân vật khác, có khi bộc lộ trong những
cảm nhận về ê ê đời sống… Việc khắc họa nhân vật bằng những
chi tiết nội tâm khiến cho những nhân vật ấy trở nên gần gụi hơn với đời
thường. Với tất cả cảm xúc buồn vui, yêu ghét, căm giận hay tự hào, họ
bước vào trang sách từ chính cuộc đời. Thế giới tâm hồn của nhân vật làm
cho bức tranh hiện thực đời sống được phản ánh có chiều sâu hơn. Các hình
tượng nghệ thuật thể hiện chân thực hơn suy nghĩ, đá giá của người viết
về con người.
3.1.3. Miêu tả hành động nhân vật:
Miêu tả hành động nhân vật là một cách thức khá quan trọng và hiệu quả
để khắc hoạ tính cách nhân vật. Những kẻ bạc ác hành động trong sự lạnh
lùng, tàn nhẫn; những người có tâm, có đức trong hành động luôn ẩn chứa sự
suy nghĩ, dằn vặt…
So với các nhà văn khác cùng thời, bốn nhà văn trong những tiểu

11
thuyết viết về nông thôn của mình đã xây dựng được những hình tượng nhân
vật khá đầy đặn từ ngoại hình, nội tâm, hành động. Với hiện thực nông thôn
bề bộn, xây dựng nhân vật theo lối truyền thống là lựa chọn hợp lí để mang

lại cho người đọc cái nhìn tường tận về cuộc sống, số phận con người sống
nơi làng quê.
3.2. Ngôn ngữ:
Một đặc điểm khá quan trọng mang tính thể loại, đó là tiểu thuyết lấy
nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính cho tác phẩm. Chính ngôn ngữ
là hình thức cụ thể và vật chất hóa cho nghệ thuật kể chuyện ấy.
3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ người kể chuyện):
Người kể chuyện đó vai trò cầu nối tạo nên mối quan hệ giữa nhân
vậtngười kể chuyện và độc giả. Có thể thấy trong năm tiểu thuyết về nông
thôn viết trong thời kì đổi mới thường có hai nhân vật kể chuyện. Đó là
người kể chuyện ở ngôi thứ ba tiềm ẩn và người kể chuyện ở ngôi thứ
nhất. Nếu như trong tiểu thuyết thời kì trước thế kỉ XX người kể chuyện
thường đứng ở điểm nhìn biết tuốt, có thể nhìn thấy mọi việc của nhân vật,
thì văn học hiện đại không chấp nhận điều đó nữa. Nhà văn trong văn học
hiện đại thường chỉ sử dụng điểm nhìnbên ngoài, điểm nhìn bên trong, và sự
giao thoa giữa hai điểm nhìn ấy. bên ngoài, điểm nhìn bên trong, và sự giao
thoa giữa hai điểm nhìn ấy. Đặc biệt, các nhà tiểu thuyết thời đổi mới không
một mình kể chuyện từ đầu đến cuối, mà luôn đặt nhân vật vào các tình
huống đối thoại. Và nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm được đặt ra
xem xét dưới các điểm nhìn khác nhau. Chính sự di chuyển điểm nhìn liên
tục ấy tạo cho ngôn ngữ của người kể chuyện tính chất tự nhiên và góp phần
thể hiện tính cách nhân vật. Khi tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật trong tiểu
thuyết, chúng ta không chỉ tìm thấy điểm nhìn trần thuật mà còn thấy một yếu
tố đó vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện: giọng điệu
trần thuật. Năm tiểu thuyết đã tái hiện một hiện thực nông thôn bề bộn và thế
giới nhân vật phong phú, phức tạp trong cái nhìn đa diện. Để tái hiện được
bức tranh nông thôn Việt Nam từ nhiều chiều ấy, các nhà văn đã lựa chọn và
sử dụng giọng điệu trần thuật hết sức linh

12

hoạt và sinh động. Khi là giọng điệu trầm lắng đầy suy tư khi nhân vật tự vấn
bản thân, chiêm nghiệm về cuộc đời. Khi là giọng điệu mạnh mẽ, quyết liệt
trong hoàn cảnh có sự đối kháng. Khi là giọng điệu mỉa mai đầy cay nghiệt
trước nghịch lý đầy đau đớn của cuộc đời. Khi là giọng trữ tình, nhẹ nhàng
khimiêu tả về thiên nhiên quê hương làng xóm…
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật.
Đọc tiểu thuyết viết về nông thôn, người đọc cảm nhận về một trường
ngôn ngữ rất khác so với ngôn ngữ trong tiểu thuyết về người trí thức thành
thị. Để cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật, đồng thời tạo nên sự chân thật trong
việc khắc họa hình tượng con người sống nơi làng quê, nhà văn đã đưa vào lời
văn nhiều khẩu ngữ, từ địa phương, cùng lối “chửi đổng” rất đặc trưng của
những người ít học, nghèo khổ. Bằng cách đưa ngôn ngữ thông tục, dân dã
của đời sống vào lời đối thoại giữa các nhân vật mà hương vị, đặc trưng làng
quê được hiện lên rõ nét. Hơn thế, các nhà tiểu thuyết thời kì đổi mới còn rất
chú trọng đến cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Người đọc dễ dàng nhận ra
ngôn ngữ của những kẻ cố cùng, dị dạng như Quyềnh, Thó, Lẹp… sự bặm
trợn, tợn tục; khác hẳn với ngôn ngữ của những chàng trai, cô gái mới lớn với
tâm hồn khao khát tự do tình yêu đầy thánh thiện. Nếu như trong lời nói của
các bậc “đại trưởng cự” dòng tộc toát lên đầy triết lí, tư tưởng nho giáo phong
kiến cứng nhắc; thì ngôn ngữ của các bậc lãnh đạo hợp tác xã, xã, huyện lại
“thở ra” toàn là chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Đó là thứ ngôn ngữ trịch thượng, đầy tính thuyết giáo.
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật:
3.3.1. Không gian nghệ thuật:
Tiểu thuyết về đề tài nông thôn viết từ sau đổi mới 1986 đã khai thác triệt
để, sinh động một không gian chung, rộng lớn: không gian làng quê. Đó là
sân khấu chính để các nhân vật diễn vai, nhân vật hành động, suy ngẫm và
bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Với nhu cầu “nhận thức lại thực tại xã hội”,
năm tiểu thuyết đã tái hiện đầy đủ các dạng thức không gian khác nhau, thể


13
hiện một hiện thực chân thật nhất, gần gũi nhất với đời sống. Đó là không
gian ối cảnh xã hội, nơi sinh hoạt cộng đồng như bến sông (Bến Tình), đình
làng (Hạ Vị), cánh đồng (Thanh Khê), dòng sông (Châu Giang), trụ sở ủy
ban…; không gian sinh tồn của mỗi người như: ngôi nhà, Từ đường… nhà
văn thời kì đổi mới không đặt nhân vật của mình vào không gian rộng lớn, mà
dồn nén nhân vật vào những khoảng không gian chật hẹp. Bằng việc lựa chọn
và xây dựng những mảnh không gian ấy, các nhà văn muốn nhấn mạnh về
một thời kì hiện thực nông thôn đầy mâu thuẫn phức tạp- mâu thuẫn tất yếu
của xã hội khi đang bước vào thời kì quá độ. Bên cạnh những không gian bối
cảnh xã hội ấy, các nhà văn thời kì đổi mới cũng chú trọng tới không gian
thiên nhiên. Đó là không gian thực có, vốn có, mang hồn cốt của làng quê
Việt Nam. Nếu như không gian xã hội là bối cảnh chính để nhân vật sống,
hoạt động, bộc lộ tính cách và số phận của mình thì không gian thiên nhiên
đó vai trò là nền cảnh. Không gian thiên nhiên với đất trời cao rộng là nơi
bao bọc, che chở, bênh vực cho những mầm sống tình yêu.Với qui mô và khả
năng phản ánh hiện thực rộng lớn, không gian trong năm tiểu thuyết được tổ
chức theo sự luân chuyển hết sức linh hoạt, kết nối nhiều mảng không gian
khác nhau. Không gian ấy thay đổi theo sự dịch chuyển của nhân vật, sự biến
chuyển của những sự kiện trong cuộc đời và số phận nhân vật trong những
khoảng thời gian khác nhau. Dù không gian có biến đổi theo
bước chân của nhân vật, kết nối những không gian khác nhau; dù không gian
có được mở rộng theo sự kéo dài của thời gian, sân khấu chính để nhân vật
diễn vai vẫn là không gian làng quê. Thông qua những mảnh không gian cùng
cách tổ chức không gian, các nhà văn đã thể hiện ngòi bút phân tích và khám
phá hiện thực xã hội rất sâu sắc.
3.3.2. Thời gian nghệ thuật:
Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì
đổi mới, chúng tôi nhận thấy các nhà văn thường lựa chọn thời gian đêm tối
để triển khai những biến cố, sự kiện có tính chất bước ngoặt. Các nhà văn đã


14
lựa chọn thời gian đêm tối để nhấn mạnh về một thời kì lịch sử còn nhiều rối
ren,đen tối. Nếu như các nhà văn hiện thực trước 1945 chọn thời gian đêm tối
làm bối cảnh để phản ánh không khí ngột ngạt, tù đọng của xã hội nói chung
và nông thôn nói riêng đang bị đẩy đến bên bờ vực thẳm; thì bối cảnh đêm
tối trong tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới lại là thời điểm để
những hành vi phản đạo đức bị phát giác, tố cáo. Đêm tối trong tiểu thuyết
viết về nông thôn thời kì đổi mới vì thế không quá ngột ngạt, bế tắc mà có
khuynh hướng tố cáo và hướng ra ánh sáng của sự lương thiện. Tiểu thuyết
viết về nông thôn thời kì đổi mới qui mô không lớn, khoảng vài trăm trang
song nhiều tiểu thuyết đã tái hiện được một chặng đường dài trong cuộc đời
nhân vật. Đó là khả năng tiểu thuyết có thể mở rộng về thời gian Thời gian
tiểu thuyết đi qua nhiều không gian khác nhau của nông thôn Việt Nam, diễn
tả những sự kiện, biến động trong cuộc đời nhân vật và hiện thực đời sống.
Bằng cách vừa mở rộng thời gian cốt truyện, sử dụng yếu tố thời gian linh
hoạt gắn với các sự kiện, nhà văn có thể tái hiện sâu sắc tính cách, số phận
và diễn biến cuộc đời nhân vật.
3.4. Kết cấu:
Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của tác phẩm (bao gồm các
yếu tố thuộc nội dung và các yếu tố thuộc hình thức) theo một hệ thống, một
trật tự nhất định. Tiểu thuyết thời kì đổi mới nói chung và những tiểu thuyết
về đề tài nông thôn nói riêng đã thể hiện những đổi mới rõ rệt về kết cấu so
với văn xuôi thời kì cổ trung đại, gần hơn là so với tiểu thuyết Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám. Có thể thấy, kết cấu của các tiểu thuyết vừa tìm
hiểu vẫn tuân theo kết cấu truyền thống. Nhà văn vẫn tuần tự kể lại câu
chuyện theo hướng từ bắt đầu đến kết thúc theo cuộc đời của nhân vật. Kết
cấu này không nhàm chán mà trái lại tạo sự tò mò, hứng thú theo dõi của
người đọc.
. KẾT LUẬN

Xã hội nông thôn tưởng như chỉ có nét bình dị, yên ả với những

15
xóm làng, những nóc nhà lặng lẽ bên những rặng tre, những cánh đồng,
những dòng sông, những con suối ; với những con người chăm chỉ với
ruộng với vườn, thuỷ chung gắn bó với quê hương; với những câu chuyện
không bao giờ hết về cảnh vật, về đất, về người Thế nhưng, hoà mình vào
cuộc sống ấy, chúng ta mới thấy những điều không hề giản đơn, không hề
tĩnh lặng. Nó cũng mang trong mình lắm điều nhiêu khê, bức bối, ngột
ngạt.
Toàn bộ những gì thể hiện trong luận văn này là những tìm tòi, cảm
nhận của chúng tôi đối với ý tưởng, quan điểm, tình cảm của các tác giả Lê
Lựu, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Đào Thắng về những vấn đề
của nông thôn, cả những vấn đề đời thường cũng như những vấn đề mang
tính đặc trưng, bản chất.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có thể đi đến một vài tổng
kết:
Về mặt xã hội, trong bốn tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không
chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía hiện thực nông
thôn Việt Nam đã được tái hiện một cách tương đối đầy đủ, rõ nét và sinh
động với tất cả những cái hay, cái dở, cái tốt, cái chưa tốt, cái tích cực, cái
tiêu cực Và tất cả những điều ấy đều hấp dẫn, đều khiến chúng ta phải
tìm hiểu, phải suy ngẫm.
Chúng ta bị cuốn hút bởi đời sống văn hoá tinh thần vô cùng phong
phú của làng quê, trong đó chứa đựng biết bao điều kì thú với các câu
chuyện huyền thoại, những phong tục, luật tục thể hiện ý thức, quan niệm,
thế giới tinh thần của người nhà quê. Có biết bao những điều mang giá trị
truyền thống, nhân văn, nhân đạo sâu sắc được duy trì như tục giỗ tổ, thờ
cúng tổ tiên, quan hệ gia đình trên dưới rõ ràng, tình làng nghĩa xóm chân
tình, khắng khít Và, cũng có bao nhiêu hủ tục nhiêu khê còn tồn tại, còn

kìm hãm những bước phát triển của làng quê như tục mê tín dị đoan, thói
gia trưởng, quan hệ thân tộc phức tạp, tính tủn mủn, vụn vặt trong đời sống

16
thường nhật, Có thể nói, cái cổng làng chính là biểu tượng gianh giới hành
chính cũng như gianh giới tinh thần giữa các làng xã. Cái cổng cứng cáp và
giản đơn ấy cũng là biểu tượng của sự gói ghém, ràng buộc, đoàn kết nhau
của những công dân trong làng. Cũng chính cái cổng ấy lại thể hiện sự bảo
thủ, tính tự tôn, không muốn giao lưu, không thừa nhận những gì nằm bên
kia cổng làng. Tất cả những điều ấy tạo nên một sự đa tầng, đa sắc màu cho
thế giới văn hoá tinh thần của nông thôn khiến ta càng khám phá càng thêm
ngỡ ngàng, thú vị.
Cũng như thế, khi chứng kiến cuộc sống thực ở các làng quê, chúng
ta cũng phải trăn trở cùng với những biến động trong cuộc sống của họ.
Thời chiến tranh, các làng quê cùng đắm chìm trong không khí đau thương,
mất mát, chia li. Không một làng quê nào không mang trên mình những
dấu tích, tàn tích của chiến tranh. Làng quê nào cũng trở nên vắng vẻ,
quạnh quẽ, vắng bóng đàn ông, đàn bà con gái thì ê hề, cô đơn, trống trải.
Làng quê nào cũng có những cảnh cha mẹ chết không được thấy mặt con,
cảnh những người phụ nữ vật vã giữ gìn danh tiết để chờ chồng nuôi con
Và làng quê nào cũng có những người anh hùng sẵn sàng quên mình, xả
thân vì sự nghiêp giữ gìn và giải phóng đất nước. Một điều đáng quí là
trong cuộc sống thường ngày, họ có thể vụn vặt trong những lợi ích cá
nhân, tủn mủn trong những lo toan vun vén cho gia đình và có thể nhận
thức của họ mới chỉ dừng bên trong cổng làng, nhưng khi đứng trước vận
mệnh của đất nước, những con người “nông tri điền” cũng biết đến trách
nhiệm, cũng biết đến hiến dâng, cũng biết đến hi sinh Những ông bố bà
mẹ hiến dâng cho tổ quốc những đứa con thân yêu, thậm chí là những đứa
con cuối cùng như bà Nhân, ông bà Khiên, ông bà đồ Khang. Những chàng
trai hiến dâng cho tổ quốc tuổi thanh xuân, sự hăng hái nhiệt tình, sức khỏe,

thậm chí cả tương lai của bản thân và gia đình như lão Vạn Điện Biên,
Thành, Nghĩa, Sài, Thông., Khuê, Lẹp Đứng trước thực tế đó thì không
thể phủ nhận một điều: dù họ là ai, dù họ sống ở đâu, dù nhận thức của họ

17
ở mức độ nào, nhưng đã là người Việt Nam thì bất cứ ai cũng có lòng yêu
nước, dám hi sinh vì đất nước, vì dân tộc.
Kết thúc chiến tranh, các làng quê lại bình thản đón nhận cuộc sống mới
trong ngày hoà bình. Những chính sách mới, những chủ trương mới dày vò
cuộc sống, sự bình yên của người nông dân. Nào là đấu tố địa chủ, cường
hào ác bá, tay sai chỉ điểm bán nước hại dân. Nào là cải cách ruộng đất, đổi
mới sản xuất theo mô hình hợp tác xã với cơ chế quan liêu bao cấp Tất cả
đều xa lạ với họ. Điều quan trọng là tất cả những điều ấy không đem lại
cho họ cuộc sống thực sự no đủ, yên vui. Nhưng với bản chất hiền lành,
chất phác, họ vẫn thích nghi, vẫn chấp nhận tất cả như một điều mặc nhiên
phải thế.
Chỉ đến khi ở nông thôn xây dựng những mô hình hợp tác xã mở rộng với
cơ chế khoán trong sản xuất thì người nông dân mới thực sự sống, thực sự
làm chủ cuộc sống của mình. Trong cơ cấu xã hội giảm được phần lớn
những chức danh hữu danh vô thực, sống gửi ăn theo. Người nông dân làm
nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít. Điều ấy tạo động lực, hứng khởi cho
người dân hăng say sản xuất. Điều ấy làm cho người nông dân có cuộc
sống ổn định hơn, nhẹ nhàng hơn, no đủ hơn. Cuộc sống người dân ngày
càng khởi sắc, ngày càng khấm khá. Một bộ mặt mới của nông thôn dần
hiện ra
Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Bên cạnh những chuyển biến khá
tích cực ấy thì xã hội nông thôn cũng phân hoá mạnh mẽ, bộc lộ nhiều mặt
hạn chế, nhiều tiêu cực, nhiều trì trệ.
Con người nông thôn trước những đổi thay của xã hội, trước những đòi hỏi
của cuộc sống cũng biến đổi theo. Trong họ đã xuất hiện những toan tính,

mánh khoé để làm đầy nồi cơm, đầy bồ thóc của mình mà không cần để ý
đến xung quanh. Tình làng nghĩa xóm dần được thay thế bằng những quan
hệ mua bán, đổi trác. Thỉnh thoảng còn bắt gặp những người lợi dụng, giẫm
lên đầu lên cổ người khác để kiếm lời.

18
Trong nội bộ quần chúng nhân dân đã vậy, đối với những người nằm trong
bộ phận lãnh đạo chính quyền, những người mà công việc của họ liên quan
trực tiếp đến kinh tế, những người có quyền sinh quyền sát trong tay, có thể
dựa vào địa vị để kiếm lợi thì những toan tính, mánh khoé, sự gian ngoan
càng bộc lộ nhiều. Bởi thế ở nông thôn, hiện tượng che mắt nhân dân để
“chấm mút”, mưu lợi cá nhân diễn ra nhan nhản. Tình trạng chia bè kết
phái trong hàng ngũ lãnh đạo ngày càng trở nên sâu sắc. Bởi thế mà một cái
xã bé xíu mà chính quyền bị chia thành những mấy phe, chỉ toàn đối đầu,
triệt tiêu đối thoại. Bởi thế nên những làng quê tưởng như mãi thanh bình,
im ắng lúc nào cũng um sùm những chuyện cãi vã, kiện cáo, vu khống cho
nhau. Bởi thế người ta sống với nhau lá mặt lá trái, miễn sao yên ổn và có
lợi cho mình Cuối cùng chỉ có nhân dân là phải gánh hậu quả, chịu khốn
khổ.
Trong tiến trình vận động, phát triển của đất nước, mỗi giai đoạn lịch sử
đều mang những đặc điểm riêng. Giai đoạn này bộc lộ một tính chất, giai
đoạn khác lại mang tính chất khác. Mỗi giai đoạn đều chứa đựng trong nó
những vấn đề, những thành tựu và tồn tại. Tuy nhiên, khi nhìn nhận một
cách khách quan thì dù là thành tựu hay tồn tại thì tất cả đều là những nấc
thang trong một cái thang, đều là những tiền tố, là bàn đạp thúc đẩy xã hội
phát triển theo chiều hướng tốt hơn.
Tất nhiên, dù bức tranh cuộc sống có mang màu sắc nào thì trung tâm của
bức tranh ấy vẫn là con người. Cuộc sống đưa đến cho con người bao điều
kì diệu. Và cũng ẩn chứa trong nó biết bao ngang trái, đắng cay. Có một
điểm chung nhất giữa tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh

đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía là cả bốn tác giả dường như
cùng có chủ tâm khắc hoạ bi kịch của người nông thôn thể hiện trong tất cả
các mặt của đời sống xã hội.
Tìm trong tác phẩm ta thấy những con người lặn hụp trong một cuộc sống
mà con người cá nhân, ý thức cá nhân bị lãng quên, bị vùi dập, đấy là

19
những con người như lão Vạn, như anh cu Sài. Họ mải miết sống theo lí
tưởng, sống theo ý kiến, sự ngưỡng mộ của người khác, trong khi không
dám làm điều gì, dành riêng điều gì cho bản thân. Tuy nhiên, đấy có thể là
tư tưởng không đúng nhưng đấy là một tư tưởng phù hợp, cần thiết, ít nhất
là cũng phù hợp, cần thiết với một thời, một giai đoạn nào đấy của xã hội.
Ta cũng tìm thấy trong đó những con người gánh trên vai tấn bi kịch của
lòng thù hận. Ở nhà quê, khi mà cái ăn cái mặc vẫn luôn là gánh nặng,
người ta chỉ vương thù oán với nhau trong những chuyện hôn nhân, điền
thổ. Và những mối thù ấy đều có một sức sống dai dẳng đến khủng khiếp,
truyền từ đời này sang đời khác, mãi không thôi. Từ người già đến người
trẻ, từ đàn ông đến đàn bà, từ con trai đến con gái tất cả đều phải ghi nhớ,
tất cả đều phải thực hiện lời nguyền của dòng họ. Trẻ con ghi nhớ bằng
việc luôn luôn phải lắng nghe về những câu chuyện ân oán của đời trước.
Người lớn ghi nhớ bằng cách giữ mình trong tình cảm, trong cư xử
Những mối thù ấy tồn tại qua bao đời, người ta lại không thể sống bằng
tình cảm của người khác, nhất là khi đó là sự căm hờn, nên biết bao bi kịch,
bao ngang trái đã xảy ra.
Còn một thứ bi kịch nữa mà các tác giả đề cập đến, đó là bi kịch nảy sinh
từ sự hãnh tiến, khát vọng quyền lực của con người. Vì cái quan niệm “một
miếng giữa làng hơn sàng xó bếp” mà biết bao còn người vì ham quyền lực
mà bị chính quyền lực sai khiến. Vì cái bả lợi danh ấy mà họ sẵn sàng trở
nên man trá. Vì chút địa vị trong xã hội mà họ sẵn sàng quên đi luân lí, đạo
đức, thậm chí giết cả người thân mà không hối cải. Nhưng quyền lực không

chính đáng sẽ bị loại bỏ, bị đào thải, đấy vẫn là thông điệp ngầm mà các tác
giả muốn gửi đến người đọc.
Giai đoạn 1986 – nay là một giai đoạn cực kì nhạy cảm của lịch sử xã hội
Việt Nam, đánh dấu chặng đường mười lăm năm đất nước chúng ta bước
những bước chập chững, dò dẫm trong sự đổi mới. Như người bị nhốt trong
bóng tối lâu ngày bước ra ánh sáng, chúng ta choáng ngợp, lúng túng trong

20
thời mở cửa. Xã hội mới. Nhịp sống mới. Nền sản xuất mới Nhưng con
người, nhất là người quản lí chưa đổi mới. Thế nên, những sai lệch, những
yếu kém là tất yếu.
Bằng cái nhìn khách quan và nhạy cảm, cả bốn tác giả Lê Lựu, Dương
Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Đào Thắng đã nhìn ra, phân tích và phản
ánh tất cả những vấn đề của nông thôn một cách cụ thể, rõ ràng và sinh
động. Ngòi bút hiện thực của các tác giả đã giúp chúng ta được nắm bắt
cuộc sống nông thôn từ góc độ tinh thần, vật chất lẫn tâm lí. Đấy là thể hiện
cá tính “cái tôi” trong sáng tác. Đấy cũng là sự thành công của các tác giả.
Tuy nhiên, dẫu rằng phản ánh hiện thực một cách mạnh mẽ, tự tin, không
né tránh, nhưng hầu như cả ba tác giả mới chỉ nêu ra, chạm tới các vấn đề,
chứ chưa thực sự đối đầu với những vấn đề họ nêu ra. Nhưng đấy cũng là
một điều tất yếu. Nếu đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể có thể thấy, cái
giai đoạn nhạy cảm kia có giá trị như một bước đà. Trong quá trình phát
triển xã hội, những tồn tại của nó như những vết xước, đau nhưng gây hại
không đáng kể. Và việc các tác giả mới chỉ dừng lại để nhìn, để chạm vào
nó thôi cũng là phù hợp.
Trên đây là tất cả những gì chúng tôi tìm kiếm, khám phá được từ các tiểu
thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma,
Dòng sông Mía. Với luận văn này, có thể sự đóng góp chưa thật sự nhiều,
nhưng đó là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc. Những gì đã
được và chưa được, những điều thừa và thiếu, những cái hay cái dở của

luận văn này hi vọng sẽ gợi cảm hứng cho những người khác tiếp tục
nghiên cứu làm cho vấn đề được hoàn thiện hơn.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
A DANH MỤC THAM KHẢO

21
1. Lê Lựu, Thời xa vắng
2. Dương Hướng, Bến không chồng, Nxb Hội Nhà văn, 1990
3. Nguyễn Khắc Trường, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Hội Nhà
văn, 1990
4. Đào Thắng, Dòng sông Mía, NXB Hội nhà văn, 2004
B. DANH MỤC TÀI LIỆU
5. .Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Bình, Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái
quát, tạp chí nghiên cứu văn học, số 2 - 2007.
7. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
8. Phạm Vĩnh Cư (dịch) (1992), M.Bakhtin, Lí luận thi pháp tiểu thuyết,
trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
9. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn.
10. Lê Bá Hán (cb) (2001), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà
Nội.
11. Hoàng Ngọc Hiến (1987), “Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu”, Tạp chí
văn nghệ quân đội,(4), tr.118-119
12. Đào Duy Hiệp, Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb Giáo Dục
13. Tôn Phương Lan (1998), “Một số vấn đề trong văn xuôi thời kì đổi
mới”, Chặng đường mới của văn học ( Hà Minh Đức chủ biên), NXB
Chính trị Quốc

14. Phương Lựu (1997), Tiếp nhận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội gia,
Hà Nội, tr. 732-738
15. Vương Trí Nhàn (1996), Khảo về tiểu thuyết, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội.
15. . Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Thiếu Mai (1987), “Nghĩ về một “Thời xa vắng” chưa xa”, Tạp chí Văn nghệ quân
đội,(4), tr.120-125.


22
17. Bùi Việt Thắng, (2005),Tiểu thuyết đương đại - tiểu luận, phê bình
văn học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
18. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 1,2), Nxb Đại học và
trung học chuyên nghiệp.
19. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo
dục.
20. Bùi Việt Thắng (2009),Tiểu thuyết đương đại, Nxb Văn hóa – thông
tin.
21. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa – thông tin.
22. Hoàng Phê (cb), (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và trung
tâm từ điển học, HN-ĐN.
23. Văn Giá, Thử nhận diện tiểu thuyết ngắn Việt Nam gần đây, báo văn
nghệ số 26/2006.
24.Lý Hoài Thu (2001), “Tiểu thuyết - Tầm vóc hiện thực và số phận con người”, Tạp
chí Văn nghệ Quân đội, (2),tr.105-108.
25.Lý Hoài Thu, Đồng cảm và sáng tạo, NXB Văn học, 2005
26. Sistes.google.com/site/thachpx
27. Những bài viết liên quan trên tạp chí Văn nghệ Quân đội Nhân dân.
. 28. Đinh Quang Tốn (1997), “Lê Lựu - Thời xa vắng”, Tản mạn và chính
kiến văn chương, tr.12-23.








×