Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.3 KB, 8 trang )


Quản lý hoạt động dạy học ở các trường
THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Nguyễn Văn Nguyên

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Năm bảo vệ: 2013


Abstract. Xây dựng cơ sở lý luận về dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường
Trung học cơ sở (THCS). Khảo sát và đánh giá thực trạng việc dạy học và quản lý của
Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh
Phúc, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, làm rõ nguyên nhân của thực trạng này.
Đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học ở các
trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Keywords. Hoạt động dạy học; Quản lý giáo dục; Đổi mới giáo dục; Trường trung học
cơ sở.

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình đổi mới, với mục tiêu của chúng ta là đi tắt đón đầu để thực hiện được
mục tiêu chiến lược của quốc gia là đến năm 2020 về cơ bản nước ta là một nước công
nghiệp. Giáo dục - Đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng: Giáo dục đóng vai trò chủ yếu
trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao ý thức dân tộc,
tinh thần trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, đặt nền tảng cho sự đổi mới và phát triển
khoa học công nghệ của đất nước đồng thời có tác dụng mạnh mẽ đến tiến trình phát triển


quốc gia. Giáo dục phải đi trước một bước, giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển, tạo nên sự phát triển nhanh và phát triển bền vững cho mỗi quốc
gia. Do vậy bất cứ nước nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay đang phát
triển, bao giờ cũng phải quan tâm đến giáo dục, mà trong đó trước hết là phải quản lý giáo
dục. Quản lý giáo dục là khâu then chốt đảm bảo sự thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục và đào
tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần
quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo
dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho
giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân
được học tập suốt đời”.
Như vậy, phát triển GD&ĐT đã trở thành mục tiêu chiến lược của công cuộc đổi mới
đất nước, được xem là cuộc cách mạng mang tính thời đại sâu sắc. Đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục là lực lượng cách mạng quan trọng, quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi
mới giáo dục, góp phần phát triển đất nước.
Để đạt được mục tiêu này, vấn đề cấp thiết đặt ra cho giáo dục là phải triển khai các
giải pháp mang tính đột phá, trong đó nhấn mạnh đến việc chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục và đào tạo, phân cấp
và quản lý theo chất lượng tiêu chuẩn. Như vậy, công tác quản lý đóng một vai trò không nhỏ
trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta.
Trong giai đoạn hiện nay của Đất nước, ngành giáo dục đang thực hiện việc đổi mới
nội dung, chương trình, phương pháp dạy – học theo hướng tích cực “lấy người học làm trung
tâm” và đổi mới sách giáo khoa – giáo trình. Đồng thời các nhà quản lý giáo dục đang tập
trung đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhà trường trong
môi trường có nhiều thay đổi, đổi mới cách suy nghĩ và hành động để trở thành người hiệu
trưởng biết phát huy và sử dụng những giá trị của mình và nhà trường cho sự phát triển. Tăng
cường quản lý hoạt động dạy học nhằm đào tạo học sinh trở thành những chủ nhân mới của

đất nước biết thực hiện khát vọng đổi mới, vươn lên. Đồng thời qua đó các nhà quản lý cũng
đánh giá được năng lực sư phạm của giáo viên để có biện pháp nâng cao tay nghề, chuẩn hoá
cho đội ngũ và từng bước đưa đơn vị mình đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, việc nghiên cứu
hoàn thiện quản lý hoạt động dạy học là yêu cầu có tính cấp thiết và liên tục.
Hiện nay công tác quản lý hoạt động dạy học ở các cấp học của tỉnh Vĩnh Phúc nói
chung và của huyện Yên Lạc nói riêng, đang được các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện theo
tinh thần đổi mới. Việc đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáo dục theo hướng tự chủ
và tự chịu trách nhiệm, nhằm phát huy được tiềm năng, sức sáng tạo của nhà trường. Thông
qua quản lý hoạt động dạy học bằng các biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ nâng cao được chất
lượng giáo dục, đạt được các mục tiêu mà ngành đề ra. Trong báo cáo tổng kết hàng năm về
công tác quản lý hoạt động dạy học Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Phòng GD&ĐT Yên Lạc đã chỉ
ra những hạn chế nhưng vẫn có trường vẫn chưa thực sự thấy rõ được tầm quan trọng của
công tác quản lý hoạt động dạy học, có những nơi còn chạy theo thành tích đã làm thay đổi
kết quả, che đậy những yếu kém, tô hồng thành tích. Điều đó cho thấy chất lượng thực chất
của một số trường chưa được khả quan. Bên cạnh đó hoạt động này vẫn chưa được thống nhất
đồng đều theo một tiêu chí chung cho tất cả các trường nên chưa có sự đều tay khi đánh giá
chất lượng giáo dục ở mỗi trường. Chính vì vậy cần có nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm
quan trọng của việc quản lý hoạt động dạy học, có những giải pháp tích cực để khắc phục
những nhược điểm nhằm làm cho công tác này được thuận lợi, có tác dụng thiết thực và hiệu
quả hơn.
Việc quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS là vấn đề được nhiều người quan
tâm vì đây là một trong những hoạt động chính trong hoạt động của nhà trường. Vì vậy, việc
nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Yên Lạc tỉnh
Vĩnh Phúc, để đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động dạy học đạt hiệu quả là vấn đề cấp
thiết, cần phải được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
hiện nay. Đặc biệt là chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát
triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của hội nghị lần
thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và chỉ thị số 02/CT-TTG ngày 22/01/2013
của Thủ tướng chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo (Ban hành kèm
theo Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT Ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy học ở
các trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS,
đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh
Vĩnh Phúc, nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học trong nhà trường có chất lượng, đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xây dựng cơ sở lý luận về dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS.
3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng việc dạy học và quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt
động dạy học ở các trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, tìm ra những điểm mạnh
và điểm yếu, làm rõ nguyên nhân của thực trạng này.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học ở các trường
THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Yên
Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố không nhỏ phụ thuộc
vào quá trình điều hành và quản lý hoạt động dạy học. Nếu các biện pháp được đề xuất là
thiết thực, có tính khả thi và được áp dụng thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các
trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Yên
Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành ở một số trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh

Vĩnh Phúc.
- Khảo sát và sử dụng các số liệu từ các năm 2010 trở lại đây.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu các văn bản về quản lý, văn bản của Nhà nước,
của ngành; các quy chế, điều lệ nhà trường , … tổng hợp các quan điểm, lý luận liên quan đến
vấn đề nghiên cứu làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Căn cứ vào các tài liệu, các báo cáo tổng kết năm học của các trường THCS huyện
Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, các số liệu để nhận định, đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động
dạy học tại các trường THCS tìm ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên
gia bằng các phương pháp:
+ Quan sát sư phạm: dự giờ, họp tổ chuyên môn, đánh giá thi đua, kiểm tra, …
+ Điều tra: trưng cầu ý kiến, điều tra bằng phiếu
+ Phỏng vấn, trò chuyện để khảo sát nguyên nhân, tham khảo giải pháp.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
- Nhóm phương pháp thống kê toán học.
- Nhóm phương pháp xử lí và phân tích số liệu bằng các phần mềm chuyên dụng.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
Tập hợp một số quan điểm về dạy học và quản lí hoạt động dạy học ở trường phổ
thông vào việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh
Phúc.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho hiệu trưởng các trường THCS của các huyện
khác có điều kiện tự nhiên và xã hội tương tự.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục, cho học viên cao
học và sinh viên ngành quản lý giáo dục.

9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS.
Chương 2: Thực trạng về dạy học và quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở các
trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Yên
Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý
Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lí luận và thực tiễn,
NXB Thống kê - Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp
(2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2011), Điều lệ trường THCS.
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư
Trung ương Đảng về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI
8. Nguyễn Minh Đạo (1997) , Cơ sở khoa học quản lí, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Trần Thị Thu Hà (1997), Vấn đề quản lí ngân sách giáo dục quốc dân, NXBGD, Hà
Nội.
11. Phạm Minh Hạc (1981), Phương pháp luận khoa học giáo dục, NXB GD Hà Nội
12. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển

kinh tế xã hội, NXB Khoa học Xã hội.
13. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB GD, Hà
Nội
14. Nguyễn Thị Hiền (2000), Quản lý hoạt động dạy học, Bài giảng lớp cao học K14,Trường
cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Phương Hoa (2007), Lí luận dạy học hiện đại. Tập bài giảng lớp Cao học
quản lý giáo dục, Hà Nội.
16. Bùi Văn Huệ, Tạp chí giáo dục số 12/2001-Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng đổi
mới giáo dục phổ thông.
17. Lê Viết Hùng ( 2007), Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trong điều
kiện thực hiện chương trình phân ban ở các trường THPT huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội,
Luận văn thạc sỹ.
18. Nguyễn Thị Phương Hoa (2007), Lí luận dạy học hiện đại. Tập bài giảng lớp Cao học
quản lý giáo dục, Hà Nội.
19. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
20.Trần Kiểm ( 2003), Quản lý nhà trường phổ thông, NXBĐHSP Hà Nội.
21. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lí luận và thực tiễn,
NXBGD Hà Nội.
22. Trần Kiểm- Bùi Minh Hiền (2006), Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường, Trường
Đại học sư phạm Hà Nội.
23. Trần Kiểm ( 2010), Khoa học tổ chức và quản lí trong giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội.
24. M.I. Kônđacốp (1984), Cơ sở lí luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản
lí giáo dục trung ương- Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Lê, Đỗ Hữu Tài ( 1997), Chuyên đề quản lý trường học ( tập 1, 2),
NXBGD Hà Nội.
26. Luật Giáo dục ( 2005), NXB Lao động Xã hội.Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai khóa
VIII,(1996)NXB Chính trị Quốc gia.
27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Đỗ Bích Ngọc ( 1992), Quản lý quá trình giáo dục trong trường phổ thông dân tộc nội
trú, Bài giảng tại trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
29. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt ( 1998), Giáo dục học (tập 1), NXBGD Hà Nội.
30. Hà Thế Ngữ- ĐặngVũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1,2. NXB GD Hà Nội.
31. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, trường cán bộ
quản lý Giáo dục.
32.Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường cán
bộ quản lý giáo dục TW I, Hà Nội.
33. Trần Hồng Quân ( 1995), Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo,
Trường Cán bộ quản lí Giáo dục và Đào tạo TW 1, Hà Nội.

×