Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tổ chức dạy học dự án bài “Lời tiễn dặn” chương trình Ngữ văn 10 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.04 KB, 11 trang )

Tổ chức dạy học dự án bài “Lời tiễn dặn”
chương trình Ngữ văn 10 nâng cao


Cù Thị Ánh Ngọc


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Người hướng dẫn : PGS.TS. Trần Khánh Thành; TS. Tôn Quang Cường
Năm bảo vệ: 2013
120 tr .

Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến tổ chức dạy học dự án.
Tiến hành khảo sát thực trạng dạy sử dụng phương pháp dạy học Ngữ Văn nói chung
và dạy bài “Lời tiễn dặn” nói riêng tại một số trường Trung học phổ thông (THPT) của
tỉnh Yên Bái: Trường Chuyên Nguyễn Tất Thành, Lý Thường Kiệt (thành phố Yên
Bái), Trần Nhật Duật (huyện Yên Bình). Đề xuất một quy trình tổ chức dạy học dự án
cụ thể khi triển khai dạy bài“Lời tiễn dặn”. Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh
giá hiệu quả của việc vận dụng quy trình tổ chức dạy dự án bài “Lời tiễn dặn” tại
trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái.
Keywords.Dạy học dự án; Ngữ văn; Phương pháp giảng dạy
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ngày càng phát triển theo xu thế hội nhập, Đảng và Nhà nước luôn coi
trọng công tác giáo dục và xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Do đó, trong
chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020 đã nêu rõ: “Giáo dục và
đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây
dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập
nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [3, tr.14]. Để đạt được
mục đích nâng cao chất lượng dạy học đó yêu cầu đặt ra đối với ngành giáo dục phải


đổi mới một cách toàn diện, có hệ thống từ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học,
phương pháp kiểm tra đánh giá cho đến việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,
giúp người học có thể chủ động, tích cực, phát triển các kỹ năng và vận dụng kiến thức
đã học vào cuộc sống.
Dạy học theo dự án chính là một trong những phương pháp dạy học tích cực
hướng đến “tính chủ thể” và “tính hiệu quả” của người học. Phương pháp này đúng là
học sinh được học trong hành động. Nó tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm trong
những dự án giống như cuộc sống thực, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng như
khai thác, tìm kiếm, chọn lựa thông tin, thuyết trình, trao đổi Ở Việt Nam phương
pháp dạy học theo dự án là một hướng đi mới đang được nghiên cứu hiện nay.
Trong phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo, chương trình Ngữ
văn 10 nâng cao, phần văn học dân gian học kỳ I, thời gian học 19 tuần với số lượng
27/72 tiết. Tuy chỉ chiếm một thời lượng nửa đầu học kỳ I, nhưng phần văn học dân
gian được đánh giá như “sách giáo khoa về cuộc sống” đã khẳng định được vị thế to
lớn của nó trong sự hình thành và phát triển nền văn học dân tộc. Việc xây dựng quy
trình tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học phần văn học dân gian còn giúp học
sinh có điều kiện khai thác tìm hiểu sâu nội dung văn bản và không gian văn hóa đặc
trưng của văn nghệ dân gian. Có thể khẳng định rằng sử dụng phương pháp dạy học
theo dự án đã đề ra được một quy trình dạy học hiệu quả, phù hợp xu thế dạy học hiện
nay ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn
Ngữ văn ở trường phổ thông nói riêng.
“Tiễn dặn người yêu” (nguyên văn tiếng Thái Xống chụ xon xao) là một trong
những truyện thơ hay nhất của dân tộc Thái và của kho tàng truyện thơ dân gian các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Truyện được người Thái hết sức yêu quý, say mê, coi là
niềm tự hào của dân tộc, có người bản địa ở đó kể lại rằng có gia đình người Thái yêu
thích truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” đến mức thuê người tới chép, tiền công được
trả ngay bằng một con trâu. Trong cuộc sống sinh hoạt họ vẫn thường nói với nhau hát
“Tiễn dặn người yêu” lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày.
Những điều trên cho thấy sức hấp dẫn của tác phẩm và người Thái yêu, thích truyện
thơ này như thế nào. Hơn nữa, dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu thì truyện thơ

này không những có giá trị văn hóa mà nó còn có giá trị về văn học được ví như viên
ngọc quý mà dân tộc Thái nâng niu và các dân tộc Tây Bắc khác đều trân trọng. Bằng
nghệ thuật đặc sắc của thi pháp truyện thơ, bài “Lời tiễn dặn” đã phản ánh được tình
yêu tha thiết, chung thủy và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.
Tuy nhiên, thực tế việc dạy học bài “Lời tiễn dặn” ở các trường phổ thông hiện
nay cho thấy, hầu hết các giáo viên chưa quan tâm đúng mức tới việc triển khai bài dạy
theo một quy trình phát huy tối đa được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập
của học sinh. Hầu như giáo viên chỉ quan tâm đến khâu triển khai kế hoạch bài dạy
trên lớp mà chưa quan tâm đến khâu phân tích nhu cầu tâm lý học sinh trước khi vào
bài học; chuẩn bị các sản phẩm thực và đánh giá cải tiến thông qua việc thu thập thông
tin phản hồi của học sinh. Khi dạy giáo viên thường xuyên sử dụng những phương
pháp truyền thống như thuyết trình, vấn đáp áp đặt kiến thức, không khơi vấn đề
“mở” để học sinh phát huy vai trò “chủ thể” trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Điều
đó làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học môn Ngữ văn nói chung và mục tiêu dạy
bài “Lời tiễn dặn” nói riêng.
Để nâng cao hiệu quả dạy học và khai thác các giá trị văn hóa dân tộc Thái và
góp phần lưu truyền, quảng bá văn hóa vùng miền, chúng tôi đề xuất cách Tổ chức dạy
học dự án bài “Lời tiễn dặn” chương trình Ngữ văn 10 nâng cao. Đây là hướng
nghiên cứu mới hiện nay, nên đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn, cân
nhắc phối hợp nhiều hình thức và các phương pháp dạy học cụ thể vào thực tiễn dạy
học ở các trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Tư tưởng dạy học theo dự án được sử dụng bước đầu trong các trường dạy nghề
ở Italia cuối thế kỷ XVI, sau đó được sử dụng ở Pháp, các nước Châu Âu khác và Mỹ.
Ban đầu dạy học theo dự án được sử dụng chủ yếu trong các ngành kỹ thuật và kiến
trúc, nhưng hiện nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác nhau trong nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngay từ khi mới ra đời dạy học theo dự án đã phát
huy được những thế mạnh riêng của nó. Trong đề tài này chúng tôi làm rõ lịch sử phát
triển và những công trình nghiên cứu về dạy học theo dự án.
Ở Mỹ, dạy học theo dự án được các nhà nghiên cứu tìm hiểu từ những năm 30

của thế kỷ XIX cho tới nay vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, với những quan điểm
tiếp cận khác nhau. Cụ thể:
John Dewey (1859 – 1952) là nhà giáo dục vĩ đại, một trong những người đầu
tiên khởi xướng phương pháp dạy học theo dự án và ông cũng là một triết gia xuất sắc.
Tư tưởng triết học và giáo dục của ông đã bao trùm đời sống trí tuệ của nước Mỹ suốt
thế kỉ XX và có ảnh hưởng rất lớn đến giới trí thức Hoa Kỳ. Ông đã trình bày quan
điểm về một nền giáo dục gắn lý thuyết với thực hành trong nhiều tác phẩm như
“Trường học và xã hội” (1899), “Cách chúng ta nghĩ” (1910), “Dân chủ và giáo
dục” (1916), “Kinh nghiệm và giáo dục” (1938). Trong đó dạy học dự án là một
phương pháp mà người học tự rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai giải quyết vấn
đề có liên quan đến thực tế. Theo đó, nhà trường không thể tách rời khỏi hoạt động
thực tiễn và kiến thức không thể áp đặt từ bên ngoài; không có sự giáo dục chung cho
tất cả mọi người mà người thầy luôn phải quan tâm đến sự khác biệt của học sinh; giáo
dục là quá trình mà “học sinh là mặt trời quy tụ xung quanh nó mọi phương tiện giáo
dục”.
Sau tiền đề nghiên cứu của John Dewey, các nhà giáo dục ở Mỹ đã có rất nhiều
báo cáo chỉ ra những lợi ích của việc học dựa trên kinh nghiệm, thực hành và hướng
vào người học. “Làm dự án” (Doing projects) trở thành một truyền thống lâu đời trong
giáo dục Mỹ.
Tiếp cận từ góc độ của một nhà nghiên cứu tâm lý học William H.Kilpatric (1871
– 1965) viết một bài báo có nhan đề “Phương pháp dự án” (Project method). Trong
bài viết này, ông đã cung cấp một phương pháp thực hành để bổ sung vào hệ thống
quan điểm triết học về giáo dục của John Dewey. Dựa trên những công trình nghiên
cứu của John Dewey, ông đã chứng minh rằng học sinh có thể dễ dàng bị thu hút bởi
những hoạt động có mục đích đòi hỏi khả năng tư duy và kỹ năng thực tế. Quan điểm
đó được đưa ra đúng thời điểm mà phương pháp dạy học “lấy người học làm trung
tâm”, ông cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng dự án là một hoạt động có mục đích cụ thể và
diễn ra trong môi trường học tập dân chủ, khuyến khích sáng tạo của người học. Nên
nhanh chóng khẳng định vị trí của Kilpatric trong lĩnh vực giáo dục học.
Ở Pháp, nhà giáo dục Celestin Freinet (1896 – 1966) có thể được coi người có

ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc nghiên cứu và áp dụng dạy học dự án ở châu Âu. Ông
đem đến những đổi mới quan trọng trong việc đọc, viết, đánh vần và ông coi đó là
những “kỹ năng sống” (Life skill). Freinet cho rằng học sinh nên học từ các buổi thảo
luận và dã ngoại như một quá trình học tập từ việc “thử - sai”. Freinet đã nhấn mạnh
việc tập trung giáo dục học sinh trở thành những thành viên tương lai của cộng đồng.
Theo ông, học tập là một quá trình lao động nghiêm túc mà qua đó, học sinh nhận thấy
vai trò và trách nhiệm của mình. Những nghiên cứu này là tiền đề đưa đến yêu cầu học
sinh phải đóng các vai xã hội khác nhau để giải quyết các vấn đề có tính thực tế trong
tổ chức dạy học theo dự án.
Gần đây nhất có thể kể đến cuốn sách hướng dẫn xây dựng và tiến hành phương
pháp dạy học theo dự án dành cho cấp THCS và THPT của Viện Giáo dục Buch (Buch
Institute for Education). Viện Giáo dục Buch (Buch Institute for Education) là một tổ
chức nghiên cứu và phát triển về giáo dục được thành lập năm 1987 với mục đích nâng
cao chất lượng dạy học thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án
(Project based learning) và phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (Problem based
learning). Cuốn sách được in lần đầu năm 1999, được tái bản lần thứ hai năm 2003 đã
cung cấp những kiến thức cơ bản về quy trình thiết kế, tổ chức và đánh giá phương pháp
dạy học theo dự án. Đây là một nguồn tư liệu quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên
cứu hướng áp dụng quy trình thiết kế các dự án học tập cho phù hợp với nội dung
chương trình và các đặc điểm riêng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam xu hướng đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy
học nói riêng trở thành một vấn đề được đặc biệt quan tâm. Hàng loạt các công trình
nghiên cứu về xu hướng và khả năng, những công trình giới thiệu, phân tích các
phương pháp dạy học hiện đại đã xuất hiện. Cụ thể:
Năm 1997, tác giả Nguyễn Văn Cường đã công bố bài viết mang tính chuyên
khảo bước đầu về dạy học theo dự án với tên “Dạy học Project hay dạy học theo dự
án” do Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản. Đến năm 2002 nhà nghiên cứu Phạm Viết
Vượng đã bước đầu giới thiệu một cách tổng quan phương pháp dạy học theo dự án
trong cuốn “Giáo dục học”. Năm 2007 nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Châu đã có phần
giới thiệu và phân tích kỹ lưỡng hơn về dạy học theo dự án trong cuốn “Những vấn đề

chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Ngữ văn”. Với bài nghiên cứu
khá chuyên sâu này có thể coi là một dấu hiệu khẳng định quá trình hoàn thiện hoá hệ
thống lý luận về phương pháp dạy học tích cực này. Tiếp đó, dựa trên một trong những
đặc điểm của dạy học theo dự án là khả năng tích hợp kiến thức đời sống (những vấn
đề có thực) với kiến thức lý thuyết, nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Châu và Phạm Anh
Tuấn còn cho công bố riêng về bộ môn văn học thông qua cuốn sách “Giáo dục bảo vệ
môi trường trong môn Ngữ văn trung học phổ thông”. Cuốn sách chứng minh sự tích
hợp nội dung ngày càng cao trong xu hướng dạy học hiện đại và đặc biệt trong môn
Ngữ văn.
Với nỗ lực đem đến sự thay đổi về phương pháp dạy học ở Việt Nam theo xu
hướng tăng cường, đẩy mạnh việc dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo
dục, tổ chức Intel đã có nhiều đóng góp trong việc đưa máy tính, các sản phẩm công
nghệ khác vào trường học. Từ năm 2003, tổ chức Intel tại Việt Nam đã tổ chức nhiều
lớp học về sử dụng máy tính và các chương trình phầm mềm khác như những công cụ
hỗ trợ cho việc dạy học. Các lớp đào tạo của Intel đã hướng dẫn rất nhiều giáo viên ở
khắp mọi miền ứng dụng các phần mềm hỗ trợ học tập vào việc dạy học. Các giáo
trình của Intel về các phương pháp dạy học đã nhanh chóng tạo ra niềm say mê, mong
muốn đổi mới theo hướng hiện đại của giáo viên và học sinh. Tài liệu Intel cũng sơ bộ
chỉ ra cách thiết kế một dự án từ việc lên ý tưởng, chọn hình thức trình bày cho phù
hợp với trình độ của học sinh. Tuy nhiên, các tài liệu Intel mới chỉ chú trọng đến việc
lập hồ sơ bài dạy còn chưa hệ thống quá được các bước mà giáo viên cần tiến hành khi
thực hiện dạy học theo dự án.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có các bài viết mang tính chuyên khảo
đăng trên các báo, tạp chí khoa học và các luận văn, luận án xoay quanh vấn đề dạy
học theo dự án. Tiêu biểu là các bài viết và nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn
Cường và Nguyễn Thị Diệu Thảo (Tạp chí giáo dục, số 80, 4/2004) với tên bài là:
“Dạy học theo dự án – một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”.
Cùng hướng tới việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào chương trình dạy
Ngữ văn phổ thông có đề tài mới nhất đáng chú ý của Phạm Thị Thúy Chinh (luận văn
Thạc sĩ, 2012): “Tổ chức dạy học theo dự án phần văn học nước ngoài chương trình

Ngữ văn 11 trung học phổ thông”.
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước chính là nguồn tài liệu quý
báu, là những căn cứ, gợi ý có giá trị cho chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Trong đề tài này việc chọn bài “Lời tiễn dặn” để tiến hành xây dựng một quy trình dạy
học theo dự án chúng tôi khảo sát và nghiên cứu tài liệu thấy có bốn văn bản. Sự xuất
hiện và tồn tại của bốn văn bản cho thấy các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian rất chú
trọng sưu tầm, dịch và phát hành tác phẩm này. Có những công trình tập trung nghiên
cứu, nhà khảo cứu về “Tiễn dặn người yêu”:
Nhà nghiên cứu Lê Trường Phát (1997) có chuyên luận “Thi pháp truyện thơ các
dân tộc thiểu số”; Ngô Thị Thanh Quý có hai bài báo (Tạp chí Văn học dân gian, 2004)
Thời gian nghệ thuật của truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và Không gian nghệ thuật
của truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”; Lê Thị Hiền (2006) có chuyên khảo “Khảo sát và
nghiên cứu truyện thơ Thái ở Việt Nam”.
Trong các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đến các công trình nghiên cứu của
các nhà giáo dục vĩ đại thế giới như John Dewey, Celestin Freinet, mặc dù đã đưa ra
những cơ sở cho dạy học theo dự án và khẳng định rằng tất cả mọi người dù già hay trẻ
đều học bằng hoạt động thông qua những mối quan hệ với môi trường nhưng tại thời
điểm đó việc học còn thiếu tính tự chủ, thiếu nguồn tư liệu và công cụ thông tin hỗ trợ.
Chính điều này đã làm hạn chế những hiệu quả trong dạy học mà xã hội đòi hỏi ở nhà
trường. Hơn nữa, trong các công trình đó còn chưa chỉ ra được rõ ràng cách thức thực
hiện phương pháp này. Chưa có công trình nào chỉ ra quãng đường mà người giáo viên
phải trải qua từ việc suy nghĩ lập kế hoạch đến tổ chức quản lí, thực hiện dựa án đến
khi tổng kết hoàn thành và rút kinh nhiệm cho dự án.
Điểm dừng của các công trình nghiên cứu trước đây cũng chính là điểm xuất phát để
chúng tôi lựa chọn vấn đề Tổ chức dạy học dự án bài “Lời tiễn dặn” chương trình Ngữ
văn 10 nâng cao. Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát
triển văn hóa dân gian đặc biệt văn hóa dân gian dân tộc Thái. Đồng thời xây dựng một
quy trình cụ thể và rõ ràng, định hướng giáo viên và học sinh cách thức sử dụng phương
pháp dạy học theo dự án vào khai thác văn hóa, văn học trong mỗi địa phương để học sinh
tự hình thành ý thức sưu tầm, bảo tồn và quảng báo những di sản văn hóa phi vật thể ở

mỗi vùng miền và ngay cả chính địa phương mà học sinh đang sinh sống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Xây dựng quy trình dạy học theo dự án để nâng cao chất lượng dạy và học bài
“Lời tiễn dặn” nói riêng và môn Ngữ Văn ở trường THPT nói chung.
3.2. Nhiệm vụ
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
Tiến hành khảo sát thực trạng dạy sử dụng phương pháp dạy học Ngữ Văn nói
chung và dạy bài “Lời tiễn dặn” nói riêng tại một số trường THPT của tỉnh Yên Bái:
Trường Chuyên Nguyễn Tất Thành, Lý Thường Kiệt (thành phố Yên Bái), Trần Nhật
Duật (huyện Yên Bình).
Đề xuất một quy trình tổ chức dạy học dự án cụ thể khi triển khai dạy bài“Lời
tiễn dặn”.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng quy
trình tổ chức dạy dự án bài “Lời tiễn dặn” tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất
Thành tỉnh Yên Bái.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Quy trình tổ chức và tính hiệu quả trong triển khai dạy học theo dự án bài“Lời
tiễn dặn” chương trình Ngữ Văn 10 nâng cao.
4.2. Phạm vi khảo sát
Tiến hành nghiên cứu nội dung cốt truyện “Tiễn dặn người yêu” trong văn học.
Tiếp đó nghiên cứu các hình thức tồn tại của tác phẩm trong đời sống. Cụ thể đặt tác
phẩm trong tính diễn xướng dân gian – một loại hình sinh hoạt văn hóa mang tính
nguyên hợp của dân tộc Thái. Từ đó, đề xuất xây dựng quy trình tổ chức dạy học theo
phương pháp dự án bài “Lời tiễn dặn” cho học sinh lớp 10 nâng cao.
Phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng: tiến hành tại trường ba THPT của tỉnh Yên Bái
là Trường Chuyên Nguyễn Tất Thành, Lý Thường Kiệt (thành phố Yên Bái), Trần Nhật
Duật (huyện Yên Bình).
Phạm vi thực nghiệm: tiến hành tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh

Yên Bái.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo cứu: Các tài liệu về văn học dân gian;
các tài liệu liên quan đến truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”; các tài liệu Giáo dục học,
Tâm lý học và Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn; chương trình SGK
Ngữ Văn 10 nâng cao và các tài liệu về phương pháp dạy học theo dự án.
Phương pháp điều tra: Phỏng vấn giáo viên và học sinh để đánh giá thực trạng
dạy học ngữ văn, trong đó khảo sát việc dạy học đoạn trích “Lời tiễn dặn” ở trường
phổ thông hiện nay.
Phương pháp thực nghiệm: Triển khai quy trình tổ chức dạy dự án bài “Lời tiễn
dặn” tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái. Việc tiến hành thực
nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên cứu của luận văn.
6. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn
được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thiết kế quy trình dạy học dự án bài “Lời tiễn dặn”
Chương 3: Thực nghiệm dạy học dự án bài “Lời tiễn dặn”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allan C. Orntein, Thomas J. Lasley II (1990). Các chiến lược để dạy học có
hiệu quả, New York (Bản dịch tiếng Việt).
2. BIE (Buck Institude For Education) (2003). A guide to standard-Focused
Project Based Learning for Middel and High School Teachers.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông. Ngữ văn (nâng cao). Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Nxb Giáo dục.
4. Tôn Quang Cường, Nguyễn Ngọc Bích, Phạm Kim Chung (2006). Tập bài
giảng phương pháp và công nghệ dạy học. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà
Nội.

5. Tôn Quang Cường (2009). Tài liệu tập huấn dành cho các trường THPT
Chuyên. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Cường (1997). Dạy học Project hay dạy học theo dự án. Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Châu (2010). Phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm và
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. T/c Dạy và học ngày nay, số
4, tr10 -13.
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004). Từ điển
thuật ngữ Văn học. Nxb Giáo dục.
9. John Dewy (2010). Dân chủ và giáo dục. Nxb Tri thức.
10. Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên – Võ Quang Nhơn (2002). Giáo trình văn
học dân gian Việt Nam (tái bản lần thứ 6). Nxb Giáo dục.
11. Hoàng Lương (2003). Hoa văn Thái. Nxb Lao động.
12. Võ Quang Nhơn (1983). Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam. Nxb
Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
13. Lê Trường Phát (1997). Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số.
Luận án Tiến sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội.
14. Mạc Phi (sưu tầm, dịch, khảo dị, chú thích) (1977). Tiễn dặn người yêu. Nxb
Văn hóa dân tộc.
15. Phạm Đức Quang – Phạm Trinh Mai (2008). Về phương pháp dạy học tích cực
và dạy học theo dự án. T/ c Dạy và Học ngày nay, số 3, tr 34.
16. Nguyễn Ngọc Quang (1978). Phương pháp dạy học ở đại học. Nxb Đại Học
Trung học và Chuyên nghiệp.
17. Robert M. Diamond. Thiết kế và đánh giá chương trình và khoá học. Cẩm nang
hữu dụng (Tài liệu tham khảo nội bộ). Nxb Jossey-Bass-San Francisco.
18. Ronald Gross (2008). Học tập đỉnh cao. Nxb Lao động.
19. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2011). Ngữ văn 10, tập một (nâng cao). Nxb
Giáo dục Việt Nam.
20. Vũ Anh Tuấn – Nguyễn Xuân Lạc (1993). Giảng văn văn học dân gian Việt
Nam. Nxb Giáo dục.

21. Trần Khánh Thành (chủ biên) (2012). 125 bài văn hay lớp 10. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
22. Trần Khánh Thành (2001). Thi pháp thơ Huy Cận. Nxb Văn Học.
23. GS. Ngô Đức Thịnh, TS Freak Proschan (Chủ biên) (2005). Folklore thế giới
một số công trình nghiên cứu cơ bản. Nxb Khoa học Xã hội.
24. Lê Ngọc Thắng (1991). Trang phục cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc Việt
Nam. Luận án phó Tiến sĩ Sử học.
25. Đỗ Hương Trà (2007). Dạy học theo dự án và tiến trình thực hiện. T/ c Giáo
dục, số 157, tr 42 – 46.
26. Cầm Trọng (2005). Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam. Nxb Chính Trị
Quốc gia.
27. Tập huấn giáo viên cốt cán (2009). Công ty Intel. Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí
Minh.
28. Tập bài giảng Lý luận dạy học (2006). Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. .
30.

×