Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.69 KB, 124 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-tự do-hạnh phúc
***
BẢN CAM KẾT
Kính gửi: -Phòng Quản lý đào tạo - Trường Đại học kinh tế quốc dân
-Khoa Đầu tư
Sinh viên: Trần Văn Thành
Lớp: Kinh tế đầu tư 50A
Mã sinh viên: CQ503524
Xin cam đoan với nội dung sau:
- Tự thực hiện nghiêm túc bản chuyên đề tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác
thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam – VDB”.
- Các số liệu trong chuyên đề được lấy trong quá trình thực tập tại Ban Thẩm
định - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Không có bất kỳ hình thức sao chép các bài luận văn, chuyên đề khóa trước.
- Nộp đầy đủ, đúng hạn đề cương, bản thảo chuyên đề cho giáo viên hướng
dẫn thực tập.
Tôi xin cam đoan những nội dung của bản cam kết là hoàn toàn đúng.
Hà nội, ngày 20/05/2011
Sinh viên thực hiện
Trần Văn Thành

SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam 1


CHƯƠNG 1 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2
1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam: 2
1.2.1 Đặc điểm các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam: 11
Bảng 1.5: Những điểm khác trong cho vay dự án của NHPT và TCTD khác 13
1.2.2 Căn cứ thẩm định: 14
1.2.5 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
21
1.3. Ví dụ minh hoạ công tác Thẩm định dự án “ Đầu tư xây dựng Trường Trung cấp nghề CIENCO 8” 48
1.4. Đánh giá thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam 71
Việc áp dụng các phương pháp này cũng đang được các cán bộ thực hiện một
cách đúng quy trình, đảm bảo hiệu quả. Bên cạnh đó ngân hàng còn kết hợp
các phương pháp với nhau để có thể cho kết quả thẩm định tốt nhất 73
Quy định về thẩm định các nội dung, đặc biệt là thẩm định phương án tài
chính, phương án trả nợ vốn vay trong hệ thống NHPTVN đã dần được hoàn
thiện. Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ban hành Quy trình thẩm định số
36/2004/QĐ-HTPT hướng dẫn khá chi tiết các nội dung và phân công, phân
nhiệm vụ công tác thẩm định trong toàn hệ thống, bước đầu hoàn thiện và quy
chuẩn hóa các bước trong công tác thẩm định của hệ thống. Việc sử dụng đầy
đủ các nội dung thẩm định đã giúp cho CBTĐ có thể đưa ra những tham mưu
đúng đắn cho Ban Tín dụng đầu tư đầu tư ra quyết định chính xác trong việc
cho vay vốn 73
2.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam: 87
2.3.2. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 102
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
2.3.3. Đối với Bộ Tài chính 102

2.3.4. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng 103
KẾT LUẬN 105
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHPTVN : Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
VDB : Vietnam Development Bank (Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
HTSĐT : Hỗ trợ sau đầu tư.
UBND : Ủy ban nhân dân.
TP Hà Nội : Thành phố Hà Nội.
BĐTV : Bảo đảm tiền vay.
ĐTPT : Đầu tư phát triển.
NHTM : Ngân hàng thương mại.
TDĐT : Tín dụng đầu tư.
TDXK : Tín dụng xuất khẩu.
NHNN : Ngân hàng Nhà nước.
NSNN : Ngân sách Nhà nước.
CĐT : Chủ đầu tư
TSCĐ : Tài sản cố định
TCTD : Tổ chức tín dụng
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Số vốn huy động qua các năm Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Doanh số và dư nợ cho vay tín dụng đầu tư Error: Reference source not
found
Bảng 1.3: Doanh số và dư nợ cho vay tín dụng xuất khẩu Error: Reference source
not found
Bảng 1.4: Doanh số và dư nợ cho vay lại vốn ODA Error: Reference source not

found
Bảng 1.5: Những điểm khác trong cho vay dự án của NHPT và TCTD khác Error:
Reference source not found
Bảng 1.6: Thời gian thẩm định dự án vay mới và thẩm định lại: Error: Reference
source not found
Bảng 1.7: Thời gian thẩm định dự án không thuộc diện phân cấp Error: Reference
source not found
Bảng 1.8: Phân tích độ nhạy của Dự án xây dựng nhà máy xi măng Thăng Long
Error: Reference source not found
Bảng 1.9: Dự báo nhu cầu xi măng giai đoạn 2005 -2020 Error: Reference source
not found
Bảng 1.10: Quan hệ tín dụng của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 8.Error:
Reference source not found
Bảng 1.11: Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng Công ty xây dựng Error: Reference
source not found
công trình giao thông 8 Error: Reference source not found
Bảng 1.12: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án Error: Reference
source not found
Bảng 1.13: Kết quả thẩm định dự án và tình hình nợ vay tại VDB Error: Reference
source not found
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của VDB Error:
Reference source not found
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức củ1a Ngân hàng Phát triển Việt Nam Error:
Reference source not found
Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án tại NHPTVN Error: Reference source not
found
Sơ đồ 1.3 : Các nội dung thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại NHPTVN
Error: Reference source not found

Sơ đồ 1.4: Quy trình thẩm định dự án xây dựng Trường trung cấp nghề CIENCO8
tại Hội sở chính VDB Error: Reference source not found

SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
LỜI MỞ ĐẦU
Dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng
đối với toàn ngành kinh tế nói chung. Không những mang lại lợi ích cho Chủ đầu
tư, những dự án này còn phục vụ mục tiêu phát triển, nâng cao chất lượng cơ sở hạ
tầng cho toàn bộ nền kinh tế.
Công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước góp phần
quan trọng cho sự thành công của việc quyết định cho vay tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam. Công tác này hiện đã và đang đạt được nhiều tiến bộ đáng ghi nhận - hứa
hẹn sẽ ngày càng hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Là sinh viên khoa Đầu tư trường Đại học kinh tế quốc dân, sau một thời gian
học tập tại trường, cùng với sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô em đã được tiếp thu
những kiến thức cơ bản về đầu tư trên phương diện lý thuyết. Nhằm trau dồi thêm
hiểu biết thực tế và vận dụng những lý thuyết đã học vào công việc thực tiễn, trong
thời gian từ 11/01/2011- 21/05/2011, em đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam –
VDB cho phép thực tập tại Ban Thẩm định.
Trong quá trình thực tập, nhận thấy vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng
đầu tư phát triển đối với sự phát triển của đất nước, kết hợp với sự tìm hiểu về công
tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển, em đã thực hiện chuyên đề
thực tập của mình với đề tài: “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB”
Kết cấu nội dung chuyên đề gồm 2 phần:
CHƯƠNG 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
CHƯƠNG 2: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Ái Liên và các cán bộ tại Ban thẩm
định – Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề thực tập này. Em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá của
thầy cô Khoa Đầu tư để em có điều kiện hoàn thành chuyên đề thực tập tốt hơn.
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TÍN
DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 108/2006/QĐ-
TTg thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ
hỗ trợ phát triển (được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng
7 năm 1999) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank (VDB)
Tên viết tắt: VDB
Trụ sở hoạt động: 25A Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 84-04.7.365.659 7.365.671
Fax: 84-04.7.365.672
Website:
Các đơn vị trực thuộc gồm:
- 22 Ban, Trung tâm tại Hội sở chính
- Văn phòng đại diện (tại thành phố Hồ Chí Minh)
- 02 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại TP. Hà Nội và Sở giao dịch II tại
TP. Hồ Chí Minh)
- 56 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con
dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các NHTM
trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và
cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển
Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Hoạt động
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
của NHPTVN không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không
phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh
toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức tài chính thuộc 100% của Chính
phủ và kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ hỗ trợ phát triển:
- Vốn điều lệ của NHPTVN hiện là 10.000 tỷ đồng (mười nghìn tỷ đồng) từ
nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ hỗ trợ phát triển ( Theo quyết định Số
44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 ).
- Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ
thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của NHPTVN và do thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày
quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập NHPTVN có hiệu lực.
1.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một tổ chức tài chính của Chính phủ, hoạt
động của NHPTVN trong lĩnh vực ngân hàng nên cơ cấu tổ chức có những nét
tương đồng các ngân hàng khác.
Cơ quan quyền lực cao nhất của NHPTVN là Hội đồng quan lý do thủ tướng
Chính phủ thành lập và bổ nhiệm các thành viên bao gồm: Phó thống đốc Ngân
hàng Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư và 4

chuyên trách khác của NHPTVN.
Hoạt động dưới Hội đồng quản lý là Ban điều hành và Ban kiểm soát. Giúp
việc cho Ban điều hành là các Ban chức năng như: Ban Kế hoạch tổng hợp, Ban Tín
dụng đầu tư đầu tư, Ban Tín dụng đầu tư xuất khẩu, Ban Thẩm định, Ban Hỗ trợ lãi
suất sau đầu tư và Quản lý vốn ủy thác, Ban Quản lý vốn nước ngoài và Quan hệ
quốc tế, Ban Tài chính kế toán, kho quỹ, Ban Pháp chế, Ban Tổ chức cán bộ, Văn
phòng đại diện, Sở giao dịch I, Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn có các Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm đào tạo và nghiên
cứu, Trung tâm xử lý nợ và Tạp chí hỗ trợ phát triển.
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Bộ máy điều hành gồm Hội sở chính đặt tại thủ đô, sở giao dịch, các chi
nhánh, văn phòng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước nhiệm vụ , quyền hạn cơ cấu
tổ chức của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Bộ máy điều hành NHPTVN được
thực hiện theo quy định tại điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHPTVN do Thủ
Tướng Chính phủ phê duyệt.
Tuy mới được hình thành nhưng được tổ chức lại trên cơ sở hệ thống Quỹ
hỗ trợ phát triển - hoạt động rất hiệu quả trước đây nên cơ cấu tổ chức của
NHPTVN được sắp xếp một cách hợp lý, được tổ chức theo hệ thống ngành dọc
(hiện có gần 4000 cán bộ, nhân viên) và thực hiện nhiệm vụ thống nhất từ Trung
ương đến địa phương. Mô hình tổ chức bộ máy của NHPTVN hiện tại được khái
quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức có thể thấy NHPTVN có một tổ chức rộng lớn
được xây dựng theo một mô hình Ngân hàng - nhiều chi nhánh, điều này chỉ rõ lợi
thế của Ngân hàng này trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao từ
Chính phủ và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ mang tính truyền thống và cạnh
tranh với các tổ chức tính dụng khác.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức bộ máy quản lý, điều hành tại địa

bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với yêu cầu và phạm vi
hoạt động của NHPTVN, bảo đảm tinh gọn và hiệu quả.
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VĂN PHÒNG ĐẠI
DIỆN TẠI
TP.HCM
HỘI SỞ CHÍNH
(22 BAN, TRUNG TÂM)
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
02 SỞ
GIAO
DỊCH
BAN KIỂM SOÁT
CƠ QUAN ĐIỀU HÀNH
56 CHI NHÁNH TẠI
CÁC TỈNH, THÀNH
PHỐ
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
1.1.3.1. Huy động và tiếp nhận nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước
để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy
định của Chính phủ.
1.1.3.2. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:
a) Cho vay đầu tư phát triển
b) Bảo lãnh tín dụng đầu tư
c) Hỗ trợ sau đầu tư
1.1.3.3. Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
a) Cho vay xuất khẩu

b) Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
1.1.3.4. Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại,
nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức
trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPTVN với các tổ
chức uỷ thác.
1.1.3.5. Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín
dụng của NHPTVN.
1.1.3.6. Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống
thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ cho các hoạt động của NHPTVN theo qui
định của pháp luật.
1.1.3.7. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư
phát triển và tín dụng xuất khẩu.
1.1.3.8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
1.1.4 Trách nhiệm và quyền hạn Ngân hàng Phát triển Việt Nam
1.1.4.1. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho NHPTVN
theo quy định của pháp luật.
1.1.4.2. Huy động vốn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng
chỉ tiền gửi; vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh tế xã hội theo quy định
của pháp luật.
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
1.1.4.3. Được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho
bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác trong nước và nước ngoài theo
quy định của pháp luật; mở tài khoản cho khách hàng trong nước và nước ngoài
theo quy định của pháp luật.
1.1.4.4. Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách
nhiệm về thất thoát vốn của NHPTVN theo quy định của pháp luật.
1.1.4.5. Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu
theo quy định tại Điều lệ này và các quy định pháp luật có liên quan.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền:
a) Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án
kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho
vay, bảo lãnh.
b) Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính,
phương án kinh doanh, phương án trả nợ vốn vay của khách hàng.
c) Từ chối cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng
xuất khẩu của các dự án, các khoản vay không đảm bảo các điều kiện theo quy định.
d) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng và trả nợ vốn vay của khách hàng.
e) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng
cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật.
f) Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
g) Được xử lý rủi ro theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật.
h) Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác mà khách hàng
không trả được nợ thì NHPTVN được quyền phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để
thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
1.1.4.6. Kiểm toán báo cáo tình hình tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán
độc lập; thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của NHPTVN và
chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
1.1.4.7. Ủy thác, nhận uỷ thác trong hoạt động ngân hàng và các lĩnh vực liên
quan đến hoạt động ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
khách hàng theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ.
1.1.5 Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Với nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu là góp phần thực hiện tốt chính sách đầu tư
phát triển kinh tế xã hội cho nên hoạt động cơ bản của NHPTVN là huy động vốn
và sử dụng vốn:

1.1.5.1 Huy động vốn
Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng nói chung và của
NHPTVN nói riêng. Riêng đối với NHPTVN, vấn đề đặt ra là làm thế nào để huy
động và gia tăng được nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất bình quân thấp, thời
gian sử dụng vốn dài và chấp nhận rủi ro. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, cạnh
tranh của các tổ chức tín dụng thương mại tăng lên, khả năng tích lũy của nền kinh
tế chưa đạt đến mức khả quan Do đó để thực hiện yêu cầu trên đòi hỏi phải kết
hợp nỗ lực của NHPTVN và các điều kiện hành lang pháp luật, kinh tế phù hợp.
Để thực hiện gia tăng nguồn vốn, NHPTVN có thể sử dụng những hình thức
huy động vốn như: huy động vốn từ Chính phủ, huy động từ các Quỹ của Nhà nước,
huy động vốn từ phát hành trái phiếu thông qua thị trường vốn, huy động từ các
khoản tài trợ từ tổ chức trong nước khác; huy động tiền gửi của các tổ chức; vay
nước ngoài (vay song phương, đa phương hoặc từ các tổ chức tài chính quốc tế).
Bảng 1.1: Số vốn huy động qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Doanh số huy động
mới
36.369 40.382 29.000 48.370 46.000
Nguồn huy động trái
phiếu Chính phủ
24.095 26.647 5.866 35.457 35.000
Nguồn huy động
khác
12.274 13.735 23.134 12.913 11.000
Tỷ lệ huy động trái
phiếu/vốn huy động
66,3% 66% 21% 73% 76%
Nguồn: Chinhphu.vn
Trong 5 năm, NHPTVN đã huy động thêm tổng số vốn hơn 200 nghìn tỷ đồng,

bằng 9,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cùng kỳ. Trong đó, vốn phát hành trái phiếu
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Chính phủ với thời hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm và 15 năm là nguồn
vốn lớn để NHPTVN đầu tư cho các dự án dài hạn và có vai trò quan trọng, chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng giá trị niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Trong năm 2011, trong điều kiện huy động vốn từ thị trường gặp nhiều khó
khăn, lãi suất duy trì ở mức cao trong hơn nửa đầu năm 2011, NHPTVN đã tổ chức
huy động vốn trên 46.000 tỷ đồng chưa kể ngoại tệ, hoàn thành 100% kế hoạch phát
hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tương đương 35.000 tỷ đồng. Tỷ lệ huy
động trái phiếu ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động,
năm 2011 là 76%.
Nguồn vốn chủ sở hữu của NHPTVN đến 31/12/2011 tăng 90%, tức là bằng
190% so với thời điểm nhận bàn giao từ Quỹ hỗ trợ phát triển.
Nhìn chung, công tác huy động vốn đã đạt được kết quả tốt, cải thiện đáng kể
cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn theo hướng tăng nguồn dài hạn, từng bước phù hợp với
cơ cấu cho vay của NHPTVN; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn để giải ngân cho
các dự án đầu tư, các hợp đồng xuất khẩu, đảm bảo không để xảy ra trường hợp chậm
tiến độ thi công và tiến độ xuất khẩu hàng hoá do thiếu vốn.
1.1.5.2 Sử dụng vốn
Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu
của mình thông qua sử dụng vốn, một số hoạt động sử dụng vốn là:
 Hoạt động Tín dụng đầu tư
Tín dụng đầu tư: Ngân hàng Phát triển Việt Nam trực tiếp cung cấp những
khoản tín dụng ưu đãi mang tính chất thúc đẩy, làm chất xúc tác góp phần tích cực
thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sức
khỏe, ổn định xã hội thông qua đầu tư dự án xây dựng các công trình giao thông,
thủy lợi, hạ tầng xã hội…bằng các khoản cho vay ưu đãi về mức vốn cho vay, thời
hạn cho vay, lãi suất và tài sản đảm bảo.

Tín dụng đầu tư của NHPTVN đã tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, xây
dựng. Trong đó có các dự án, công trình nhà máy Thủy điện Sơn La, nhà máy Lọc
dầu Dung Quất, nhà máy Đạm Cà Mau, các dự án sản xuất phân bón DAP ở Hải
Phòng, ở Lào Cai, các dự án sản xuất thép, cơ khí trọng điểm, tàu biển, đường ô-tô
cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 1.2: Doanh số và dư nợ cho vay tín dụng đầu tư
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Cho vay tín dụng
đầu tư
21.877 18.600 21.686 24.295 23.723
Dư nợ VNĐ* 60.166 63.171 72.686 87.308 92.024
Nguồn: Chinhphu.vn
* Chưa bao gồm dư nợ các chương trình của Chính phủ như cho vay dự án Lọc dầu
Dung Quất, cho vay dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng…
- Trong năm 2011, NHPTVN đã phối hợp với các Bộ, ngành và doanh nghiệp
thực hiện rà soát các dự án nhằm đảm bảo tập trung vốn cho các dự án có hiệu quả
cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đầu tư, đưa vào sử dụng trong năm, đảm bảo
hỗ trợ vốn cho các dự án có ý nghĩa lớn về an sinh xã hội (cấp nước sinh hoạt, y tế,
giáo dục ), các dự án điện và dự án trọng điểm của Chính phủ. Trong tình hình tính
thanh khoản của thị trường giảm sút, nhiều NHTM không giải ngân được theo hợp
đồng tín dụng, NHPTVN vẫn đảm bảo vốn theo cam kết nhằm thực hiện tốt các
nhiệm vụ kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, đặc biệt tập trung vào các đối
tượng ưu tiên đã được xác định. Các dự án vay vốn TDĐT được đảm bảo đủ vốn thi
công theo tiến độ, đặc biệt là các dự án điện có đủ vốn để thi công vượt lũ, sớm phát
điện theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
- Dư nợ đến hết năm 2011 đạt khoảng 92.024 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn

chiếm chiếm khoảng 4,8% dư nợ. Nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào: Các dự án
hạ tầng giao thông có nguồn trả nợ từ NSNN, chương trình đánh cá xa bờ
 Hoạt động Tín dụng xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu: Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về tín dụng
xuất khẩu, trong thời gian qua, NHPTVN đã cho vay đối với các dự án xuất khẩu
hàng hóa ra nước ngoài. Thông thường, khi các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất
khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì sẽ gặp rất nhiều rào cản. Cho vay tín dụng xuất
khẩu là một chính sách hợp lý của Nhà nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp
kinh doanh ở nước ngoài, tăng nguồn thu cho NSNN. Đây là một trong những hoạt
động rất được chú trọng tại NHPTVN.
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Doanh số cho vay hoạt động tín dụng xuất khẩu của NHPTVN đã đạt hơn 5 tỷ
USD trong các năm qua.
Bảng 1.3: Doanh số và dư nợ cho vay tín dụng xuất khẩu
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Doanh số cho vay 9.500 27.275 32.446 20.211 23.804
Dư nợ đến
31/12/2011
5.600 13.336 17.355 16.105 18.261
Nguồn: Chinhphu.vn
Doanh số cho vay xuất khẩu năm 2011 đã đạt được 23.804 tỷ đồng, gấp hơn 2
lần so với cùng kỳ năm 2007. Nhưng lại thấp hơn so với năm 2009 hơn 8.642 tỷ.
Dư nợ bình quân cả năm 2011 đạt khoảng 18.261 tỷ đồng; đạt an toàn tín dụng, nợ
quá hạn chỉ chiếm 1,8% dư nợ.
 Hoạt động quản lý vốn ODA
Đối với hoạt động quản lý nguồn vốn ODA, NHPTVN đang quản lý cho vay
lại đối với 412 dự án với tổng số vốn tương đương 9,5 tỷ USD. Việc thực hiện quản

lý cho vay đối với các dự án vay vốn ODA được thực hiện theo đúng quy định, số
vốn giải ngân trong năm 2011 được trên 9.300 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch năm
2010. Thu nợ gốc được gần 4.200 tỷ đồng, đạt 140% kế hoạch năm; thu lãi, phí:
2.220 tỷ đồng, đạt 128% kế hoạch năm. Tổng dư nợ vay: 65.928 tỷ đồng; nợ quá
hạn không đáng kể, chỉ chiếm 0,52% dư nợ.
Bảng 1.4: Doanh số và dư nợ cho vay lại vốn ODA
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Cho vay 8.729 7.802 8.069 10.021 11.874
Dư nợ 50.607 54.622 55.114 61.392 65.928
Nguồn: Chinhphu.vn
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã được các tổ chức tài chính quốc tế (WB,
AFD ) tiếp tục giao quản lý các chương trình cấp nước từ khâu thẩm định, quyết
định cho vay, kiểm soát chi, thu nợ Chính phủ Nhật Bản, thông qua tổ chức JICA
đã thống nhất với Chính phủ Việt Nam giao cho NHPTVN trực tiếp triển khai
Chương trình cho vay bảo toàn và tiết kiệm năng lượng, Ngân hàng Tái thiết Đức -
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
KFW đang tích cực làm việc với NHPTVN để triển khai chương trình xử lý nước
thải khu công nghiệp cũng như hương trình bảo vệ môi trường và vùng khí hậu
1.2 Công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam:
 Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Tín dụng ĐTPT là việc Nhà nước thực hiện cho vay ưu đãi đối với các dự án
ĐTPT của Nhà nước như các chương trình phục vụ lợi ích quốc gia, các dự án đầu
tư trọng điểm trong từng thời kỳ, các dự án ĐTPT của các thành phần kinh tế thuộc
ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
 Đặc điểm:
Dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước có kết cấu về hình thức và nội
dung giống như một dự án đầu tư thông thường. Tuy nhiên dự án vay vốn tín dụng
ĐTPT của Nhà nước là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có hiệu quả về
kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch và các mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ. Danh mục các dự án, chương
trình chi tiết theo từng đối tượng, thời hạn áp dụng ưu đãi và do Bộ tài chính chủ trì,
phối hợp với các Bộ liên quan Trình Chính phủ quyết định.
Dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là các dự án thuộc các
thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà
nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích do đó có thời gian thu hồi vốn dài
hơn và thời gian trả nợ cũng dài hơn.
Vốn vay Tín dụng đầu tư của dự án do NHPTVN quyết định, tối đa bằng 70%
tổng mức đầu tư của dự án. Số vốn còn lại, Chủ đầu tư phải xác định được nguồn và
các điều kiện tài chính cụ thể bảo đảm tính khả thi của dự án.
Lãi suất cho vay do Nhà nước quy định phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát
triển kinh tế từng thời kỳ, từng đối tượng đầu tư mà Nhà nước cần khuyến khích.
Do có đặc điểm hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do vậy, lãi suất cho vay các
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
dự án của NHPTVN được ưu đãi, tuy nhiên lãi suất cho vay đầu tư không thấp hơn
lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của NHPTVN.
Giá trị tài sản thế chấp của các đơn vị vay vốn NHPTVN là tài sản hình
thành bằng vốn vay và các tài sản có giá trị khác.
NHPTVN thường cho vay các dự án có quy mô vốn lớn, thời hạn cho vay dài,
thậm chí có thể dài tới vài chục năm hoặc lớn hơn.
Hoạt động Tín dụng ĐTPT của Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc
không cạnh tranh với hoạt động của các NHTM, đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa

các thành phần kinh tế, phù hợp với nguyên tắc thị trường và các thông lệ quốc tế.
Việc thực hiện những chương trình, dự án đầu tư đòi hỏi chi phí đầu tư ban
đầu rất lớn nhưng lại có khả năng sinh lời thấp và thời hạn thu hồi vốn lâu như đầu
tư vào cơ sở hạ tầng như năng lượng, đường xá, thuỷ lợi, các ngành công nghiệp cơ
bản, những ngành thâm dụng vốn mà trong giai đoạn đầu phát triển, các thành
phần kinh tế khác, nhất là thành phần kinh tế tư nhân, vừa không muốn tham gia
đầu tư, vừa không đủ tiềm lực vốn để đầu tư. Vì vậy, chỉ có những dự án đầu tư sử
dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước mới có khả năng thực hiện nhằm tạo ra các đầu
vào thiết yếu phục vụ các ngành khác của nền kinh tế phát triển.
Các dự án vay vốn tại NHPTVN không chỉ là các dự án cho vay thuần túy để
phục vụ mục đích của Chủ đầu tư mà còn là các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của toàn xã hội (xem
phụ lục 1.1 cuối bài). Chính vì vậy, các dự án vay vốn tại NHPTVN có một số đặc
thù riêng khác biệt với các dự án vay vốn tại các TCTD được cụ thể hóa ở bảng sau:
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 1.5: Những điểm khác trong cho vay dự án của NHPT và TCTD khác
Tiêu chí Dự án vay vốn NHPTVN Dự án vay vốn NHTM
Luật điều chỉnh
Theo quy định riêng của Nhà
nước.
Luật các tổ chức tín dụng.
Mục đích cho vay
Không vì mục đích lợi nhuận
mà chủ yếu vì mục đích xã hội
(hỗ trợ phát triển).
Tìm kiếm lợi nhuận.
Đối tượng cho vay
Bị giới hạn theo quy định của

Nhà nước trong từng thời kỳ.
Không giới hạn đối với các loại
hình dự án mà pháp luật không
cấm.
Thời hạn cho vay Chủ yếu là dài hạn. Chủ yếu là trung hạn.
Lãi suất cho vay
Có ưu đãi hơn lãi suất thị
trường.
Theo lãi suất thị trường.
Bảo đảm tiền vay
Không cần tài sản bảo đảm
hoặc bảo đảm bằng tài sản hình
thành sau đầu tư hoặc giá trị tài
sản bảo dảm thấp hơn nhiều so
với giá trị khoản vay.
Phần lớn bắt buộc phải có tài sản
bảo đảm hoặc bảo lãnh.
Tính chủ động
Hoạt động gắn bó mật thiết với
hoạt động của Chính phủ, các
cơ quan quản lý Nhà nước khác
theo định hướng phát triển của
Nhà nước.
Hoạt động theo tiêu chí, chiến
lược, chính sách của từng ngân
hàng trong khuôn khổ pháp luật.
 Mục đích:
Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước có vai trò quan trọng trong phục vụ
cho công tác quản lý Nhà nước và điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua nguồn vốn
này, Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế của các ngành, vùng, lĩnh vực theo

định hướng chiến lược của mình. Nguồn vốn còn được phần bổ để thực hiện các
mục tiêu phát triển xã hội.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong
việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu
tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn.
 Vai trò:
- Điều tiết vĩ mô các quan hệ cân đối lớn của nền kinh tế và hướng dẫn hành vi của
các chủ thể trong nền kinh tế.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là một quá trình tất yếu mà các nước chậm phát triển phải trải qua để trở
thành một nước công nghiệp phát triển.
- Góp phần giải quyết khó khăn của NSNN trong thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư
phát triển, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Góp phần nâng cao vị thế của quốc gia, tạo điều kiện mở rộng và phát triển hoạt
động kinh tế đối ngoại.
1.2.2 Căn cứ thẩm định:
1.2.2.1. Nguyên tắc:
- Thẩm định phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, rõ ràng trong quá trình
thẩm định và quyết định cho vay.
- Tình hình triển khai cũng như số liệu, thông tin về dự án phải được cập nhật
đến thời điểm gần nhất so với thời điểm tiến hành thẩm định.
- Đơn vị chủ trì thẩm định phải khảo sát, đánh giá về tình hình, địa điểm thực
hiện dự án và các vấn đề khác có liên quan tới dự án và Chủ đầu tư. Việc khảo sát
thực tế do cấp có thẩm quyền cho vay quyết định.
- Đơn vị tham gia thẩm định là các Ban tại NHPTVN phải thẩm định và đề xuất

ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập về tất cả các nội dung cần thẩm định của dự án theo
quy định, trong đó phải có kiến nghị cụ thể về điều kiện tín dụng đối với dự án.
- NHPTVN có quyền từ chối thẩm định dự án nếu trong quá trình thẩm định,
Chủ đầu tư không hợp tác, gây trở ngại cho việc khảo sát, xác minh tình hình, số
liệu liên quan đến Chủ đầu tư và dự án hoặc Chủ đầu tư cung cấp các thông tin, tài
liệu không trung thực.
1.2.2.2. Trách nhiệm của các Đơn vị tham gia thẩm định tại NHPTVN:
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
+ Ban Thẩm định
- Chủ trì tổ chức thẩm định dự án nhóm A, tổng hợp báo cáo kết quả thẩm
định dự án, dự thảo văn bản trình Tổng giám đốc NHPTVN chấp thuận cho vay
hoặc từ chối cho vay đối với dự án.
- Tham gia thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay các dự
án nhóm B, C không thuộc diện phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh NHPTVN theo
đề nghị của Ban chủ trì thẩm định dự án.
- Chủ trì thẩm tra lại hồ sơ bảo đảm, tài sản BĐTV các dự án nhóm B, C
không thuộc diện phân cấp trên cơ sở hồ sơ BĐTV được Chi nhánh NHPTVN thẩm
định, báo cáo.
+ Các Ban Tín dụng đầu tư
- Chủ trì tổ chức thẩm định dự án nhóm B, C không thuộc diện phân cấp cho
Giám đốc Chi nhánh NHPTVN theo lĩnh vực được phân công; trực tiếp thẩm định
phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, thẩm định tài sản BĐTV đối với dự
án nhóm B, C.
- Tham gia thẩm định dự án nhóm A về các nội dung: hồ sơ dự án, năng lực tài
chính và sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư; nguồn vốn tham gia đầu tư dự án,
mức vốn cho vay, phương án trả nợ vốn vay, tài sản BĐTV và các nội dung khác
nếu có.
- Tổng hợp ý kiến tham gia của các đơn vị, dự thảo văn bản trình Tổng giám

đốc NHPTVN chấp thuận cho vay hoặc từ chối cho vay đối với dự án Ban Tín dụng
đầu tư chủ trì thẩm định.
+ Các Ban nghiệp vụ khác: Ban Pháp chế, Ban Nguồn vốn, Ban Kế hoạch
tổng hợp tham gia thẩm định dự án theo chỉ đạo của Lãnh đạo NHPTVN.
1.2.2.3. Thời hạn thẩm định cho vay dự án
Thời gian thẩm định cho vay dự án được tính từ ngày NHPTVN nhận đủ
Hồ sơ đề nghị vay vốn hợp lệ đến thời điểm có văn bản thông báo kết quả thẩm
định, được quy định như sau:
- Đối với dự án trọng điểm quốc gia: Thời gian thẩm định, tham gia ý kiến
thực hiện theo thời gian yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm định nhưng không quá 60
ngày làm việc.
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
- Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày làm việc;
- Đối với dự án nhóm B: Không quá 30 ngày làm việc;
- Đối với dự án nhóm C: Không quá 20 ngày làm việc.
Thời gian quy định trên áp dụng cho các trường hợp thẩm định dự án cho
vay mới và thẩm định lại dự án.
Đối với dự án do Hội sở chính NHPTVN trực tiếp nhận hồ sơ và tổ chức
thẩm định, thời gian thẩm định thực hiện như sau:
Bảng 1.6: Thời gian thẩm định dự án vay mới và thẩm định lại:
Đơn vị
Dự án trọng điểm
Quốc gia
Dự án nhóm A
Ban Thẩm định Tối đa 40 ngày làm
việc
Tối đa 27 ngày làm
việc

Ban Tín dụng đầu tư Tối đa 20 ngày làm
việc
Tối đa 13 ngày làm
việc
Tổng cộng Tối đa 60 ngày làm
việc
Tối đa 40 ngày làm
việc
Ban Pháp chế, , Ban Nguồn vốn, Ban Kế hoạch Tổng hợp tham gia thẩm
định các nội dung cần phải bảo đảm thời gian theo đề nghị của Ban chủ trì thẩm
định và chỉ đạo của Lãnh đạo NHPTVN.
- Đối với dự án không thuộc diện phân cấp, đã được Chi nhánh NHPTVN
thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và đề xuất với Tổng
Giám đốc NHPTVN về việc chấp thuận hoặc từ chối cho vay, thời gian thẩm định
tại các Ban như sau:
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 1.7: Thời gian thẩm định dự án không thuộc diện phân cấp
Đơn vị
Dự án
nhóm A
Dự án nhóm
B
Dự án nhóm C
Ban Thẩm định
Tối đa 14 ngày
làm việc
Tối đa 6 ngày làm
việc

Tối đa 4 ngày làm
việc
Ban Tín dụng
đầu tư
Tối đa 6 ngày làm
việc
Tối đa 9 ngày làm
việc
Tối đa 6 ngày làm
việc
Tổng cộng
Tối đa 20 ngày
làm việc
Tối đa 15 ngày
làm việc
Tối đa 10 ngày làm
việc
Ban Pháp chế, Ban Nguồn vốn, Ban Kế hoạch Tổng hợp tham gia thẩm định
các nội dung cũng cần phải đảm bảo thời gian theo đề nghị của Ban chủ trì thẩm
định và dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo NHPTVN.
1.2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước về cơ bản cũng có quy trình
thẩm định giống với các dự án thông thường. Tuy nhiên do thuộc diện vay ưu đãi
vốn tín dụng đầu tư phát triển nên trước khi đi sâu vào thẩm định nội dung dự án,
thì những dự án này phải được kiểm tra về đối tượng sử dụng vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước và thẩm định về tính hợp lệ của hồ sơ. Công tác thẩm định
dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTVN là một quy trình bao gồm
các bước được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
17

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án tại NHPTVN
Cụ thể, các bước thẩm định tiến hành tại NHPTVN như sau:
(1) Tại Chi nhánh và Sở giao dịch, hồ sơ xin vay vốn của Chủ đầu tư sẽ được
gửi đến các phòng liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc Sở giao dịch, Chi nhánh
tỉnh thành phố trực thuộc TW.
SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
phụ trách thẩm định
Các Ban liên quan đến hoạt động
tín dụng
Trình hồ sơ xin vay vốn
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả (DA không phân cấp)
Báo cáo kết quả thẩm định
Trình xem xét
18
Sở giao dịch, Chi nhánh tỉnh thành
phố trực thuộc TW
Các Phòng liên quan đến hoạt động
tín dụng thuộc Sở giao dịch, Chi
nhánh tỉnh thành phố trực thuộc
Doanh nghiệp Chủ đầu tư
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên

Phòng Thẩm định tiếp nhận hồ sơ từ Chủ đầu tư đối với dự án đầu tư trên địa
bàn (trừ dự án quan trọng quốc gia do Hội sở chính trực tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan
thẩm định Nhà nước).
(2) Phòng Thẩm định phối hợp Phòng Tín dụng và các phòng có liên quan
(theo chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh) thực hiện thẩm định dự án vay vốn theo các
nội dung thẩm định do NHPTVN quy định. Các nội dung bao gồm: thẩm định tính
đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ vay vốn; Thẩm định Chủ đầu tư; Thẩm định dự án; Thẩm
định tài sản bảo đảm tiền vay. Sau đó, kết quả thẩm định được gửi lên Giám đốc
Chi nhánh hoặc Sở giao dịch.
(3) Tiếp nhận kết quả thẩm định tại các phòng tham gia thẩm định, trên cơ sở
đó: Giám đốc Chi nhánh có văn bản gửi Chủ đầu tư thông báo kết quả thẩm định
(đối với dự án phân cấp) hoặc có văn bản báo cáo Hội sở chính NHPTVN (đối với
dự án không phân cấp). Dự án phân cấp là dự án được giao cho Chi nhánh thẩm
định, còn dự án không phân cấp là dự án phải do Hội sở chính thẩm định.
Tại Hội sở chính, trên cơ sở hồ sơ dự án do chi nhánh hoặc cơ quan thẩm
định Nhà nước gửi; tiến hành công tác thẩm định cũng theo các nội dung nêu trên.
Ban thẩm định, Ban Tín dụng đầu tư và các Ban liên quan theo phân công cùng
phối hợp thực hiện thẩm định dự án. Trong đó, Ban Thẩm định chủ trì thẩm định
đối với các dự án trọng điểm quốc gia và dự án nhóm A; Ban Tín dụng đầu tư chủ
trì thẩm định đối với dự án nhóm B, C. Dự án chỉ được xem xét cho vay khi:
+ Dự án được tổ chức thẩm định và báo cáo đầy đủ các nội dung, yêu cầu.
+ Hồ sơ Chủ đầu tư, hồ sơ tài chính và hồ sơ dự án phù hợp với các quy định
về pháp luật.
+ Chủ đầu tư có đủ năng lực pháp lý, năng lực tài chính, có khả năng thực
hiện dự án.
+ Dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định pháp luật.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, Phương án
trả nợ của Chủ đầu tư có tính khả thi.
+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay.
+ Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro được đánh giá là khả thi.

SV: Trần Văn Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
19

×