Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 97 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

LỜI MỞ ĐẦU
Rừng là “Vàng” là nguồn tài nguyên thiên nhiên vơ cùng q giá của thế giới
nói chung và của Việt Nam nói riêng. Nước ta với diện tích đất là đồi núi gắn liền
trên đó là thảm thực vật rừng và tập đoàn các loài động vật rừng khá đa dạng. Nơi
đây đồng thời là địa bàn cư trú lâu đời của hàng triệu người thuộc rất nhiều các dân
tộc trong cộng đồng người Việt Nam.
Tài nguyên rừng là một tài sản lớn và vơ cùng q hiếm, có ý nghĩa trong nền
kinh tế quốc dân cũng như trong đời sống xã hội. Vì vậy việc đầu tư vào lĩnh vực
lâm nghiệp là một tất yếu cần thiết để khơng chỉ tạo ra bầu khí quyển trong lành cho
sự sống của dân cư mà còn là để đem lại một giá trị kinh tế lớn góp phần vào việc
tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.
Là sinh viên năm thứ tư, khoa Đầu Tư- trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sau
quá trình được học tập và đào tạo tại trường, em đã được cung cấp những kiến thức
cơ bản về hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Q trình thực
tập ở Tổng cơng ty Lâm nghiệp Việt Nam- VINAFOR là cơ hội quý báu giúp em
liên hệ những kiến thức đã học ở trường với thực tế, từ đó có cái nhìn thực tế hơn về
hoạt động đầu tư phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Qua đó em lựa chọn
nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam”
Bài báo cáo của em gồm 3 phần:
Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006- 2010
Chương II: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011- 2020.
Do thời gian tìm hiểu về cơng ty hạn hẹp ,trong báo cáo của em vẫn cịn
nhiều thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và phê bình của các
thầy cơ để bài viết của em được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn toàn


thể cán bộ Phịng Đầu tư xây dựng cơ bản Tổng cơng ty Lâm nghiệp Việt Nam đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hình đầu tư
phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
PGS.TS Từ Quang Phương trong q trình hồn thành bản báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Lê Thị Thu

1

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006- 2010
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
1. Khái niệm về lâm nghiệp và đầu tư trong lâm nghiệp
1.1. Khái niệm lâm nghiệp
Theo định nghĩa và phân loại của Liên Hợp Quốc đã được nhiều nước thừa
nhận thì Lâm nghiệp: là một ngành kinh tế bao gồm tất cả các hoạt động chủ yếu
gắn với sản xuất hàng hóa có liên quan đến gỗ( gỗ trịn cho cơng nghiệp, củi, than
củi, gỗ xé, ván nhân tạo, bột giấy, giấy và đồ mộc), sản xuất, chế biến lâm sản ngoài
gỗ và các dịch vụ từ rừng.
Tuy nhiên, với thực tiễn Việt Nam hiện nay thì cần phải có một quan niệm đầy
đủ hơn về ngành, đó là: Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm

tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như các hoạt
động gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến nguyên liệu lâm sản và
cung cấp các dịch vụ mơi trường có liên quan đến rừng; đồng trời ngành lâm nghiệp
cũng gắn bó mật thiết đến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần
xóa đói giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi góp phần ổn định xã hội và an
ninh quốc phịng.
Như vậy, có thể thấy lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trong đối với nền kinh
tế với các sản phẩm được sản xuất và chế biến từ rừng và dịch vụ môi trường.
Lâm nghiệp là ngành có tính đặc thù nhất định. Trong q trình hoạch định dự
án, triển khai đầu tư cần phải hiểu rõ đặc thù để đưa ra nội dung đầu tư phù hợp.
Tính đặc thù nổi bật của Lâm nghiệp là:
- Chu kì sản xuất lâm nghiệp rất dài, phụ thuộc vào tự nhiên, tính rủi ro cao.
- Phạm vi địa bản sản xuất lâm nghiệp rất dài, phụ thuộc vào tự nhiên, tính rủi
ro cao.
- Phạm vi địa bàn sản xuất rộng, tái sản xuất tự nhiên là chủ đạo, giữa khai
thác và tái tự nhiên có mối quan hệ hữu cơ và mang tính thời vụ.

SV: Lê Thị Thu

2

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

- Lâm nghiệp có tính xã hội sâu sắc, có mối quan hệ mật thiết đến vấn đề đất
đai, tài nguyên, kinh tế- xã hội tại các vùng khó khăn, xa xơi nơi có các đồng bào

dân tộc sinh sống. Như vậy, khi đánh giá hiệu quả đầu tư lâm nghiệp, không chỉ lấy
kinh tế đơn thuần làm thước đo mà còn một loạt các chỉ tiêu gián tiếp khác như góp
phần phịng hộ, bảo vệ mơi trường, xóa đói giảm nghèo
1.2. Đầu tư trong lâm nghiệp
Đầu tư trong lâm nghiệp là hoạt động tổng hợp có nhiệm vụ sử dụng tiền vốn
và các nguồn tài ngun khác, khơng ngồi khái niệm đầu tư nói chung nhưng khi
triển khai sử dụng tiền vốn và các nguồn tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng trong
một thời gian tương đối dài nhằm bảo tồn gen và đa dạng sinh học, đem lại những
lợi ích kinh tế, nguồn nước, mơi trường, góp phần phát triển kinh tế -xã hội và an
ninh quốc phòng.
2. Đặc điểm đầu tư trong lâm nghiệp
2.1. Thời gian đầu tư kéo dài
Trồng rừng là q trình địi hỏi nhiều thời gian theo chu kỳ dài có thể mất 6080 năm mới được khai thác; thời gian trung bình là 30- 40 năm đối với các loại cây
như Lim, Táu, Dẻ…và ít nhất mất từ 7-8 năm như trồng bạch đài, lá tràm, tai tượng.
Do đó, rừng chịu tác động của rất nhiều yếu tố biến động của thiên nhiên và con
người, dẫn đến nhiều rủi ro khi đầu tư vào lâm nghiệp.
Mặt khác chi phí đầu tư cho lâm nghiệp cao, địi hỏi nhiều loại chi phí như:
chi phí trồng và chăm sóc cây con cho đến khi rừng đạt được chu kì kinh doanh; chi
phí xây dựng co sở vật chất( xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp, đầu tư phịng
chống cháy…); chi phí những rủi ro ngồi ý muốn như sâu bệnh, mưa bão, thiên
tai…Chi phí đầu tư lớn, mặt khác phải mất thời gian rất dài chăm sóc do đó sẽ
khơng thu hút được đầu tư, đặc biệt là đầu tư tư nhân. Chính vì vậy, từ lâu nay
nguồn vốn đầu tư trồng rừng chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn nước
ngoài.
2.2. Khả năng sinh lợi thấp, thời gian thu hồi vốn lâu
Do đặc thù của lâm nghiệp, thời gian chăm sóc và bảo vệ rừng kéo dài; vốn
đầu tư khê đọng lớn, chịu nhiều sự biến động kinh tế- tự nhiên- xã hội. Mặt khác,
người dân trong khu vực có rừng lại chủ yếu là hộ gia đình khó khăn, sản xuất theo

SV: Lê Thị Thu


3

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

kiểu tự cung tự cấp, sống chủ yếu dựa vào rừng, thiếu và yếu về trình độ kĩ thuật;
đời sống khó khăn, khơng có vốn để đầu tư cho lâm nghiệp.
Mặt khác, thời gian trồng rừng lâu nên thiếu vốn; vốn ngân hàng cho vay cũng
chỉ được trong thời gian trung hạn với lãi suất hiện nay là 0,65% nên ngành lâm
nghiệp ít thu hút được vốn đầu tư để phát triển. Hơn nữa, các nhà đầu tư thường
nhìn nhận và đánh giá vai trị, vị trí của ngành theo tiền thuế doanh thu hay tổng giá
trị sản xuất.Vì vậy, ngành lâm nghiệp bị coi nhẹ, xếp vào hàng kém, rất khó được
tham gia góp vốn đầu tư.
2.3. Hiệu quả kinh tế xã hội lớn
Đầu tư vào lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rất cao. Tuy nhiên thực
tế lại rất khó tổng hợp, đánh giá được những con số về giá trị xã hội mà rừng đem
lại như bảo vệ môi trường, thủy lợi, phát điện…Đầu tư vào trồng rừng mang lại giá
trị văn hóa, có giá trị cao về bảo tồn gen, bảo tồn những loài động vật quý hiếm ở
Việt Nam và trên thế giới.
Mặt khác, ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công
nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của q trình sản xuất khơng được xử lý nghiêm túc
mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái.
Nồng độ bụi ở các đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Như chúng ta đã
biết, khí bụi, hạt NIX, hàm lượng CO2 xuất hiện ngày càng dày đặc trong các thành
phố, tạo thành một làn sương đen dày đặc ,những khí ấy rất độc và mang lại cho con

người nhiều bệnh tật và nó đã trở thành vấn đề thời sự ngày nay.Đồng thời con
người cũng nhận thức rõ hiệu quả xã hội lớn lao của rừng. Cây rừng ngăn lũ lụt,
thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút
phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng cịn
nhiều.Cây rừng cịn chắn gió, giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những
vùng bão đi qua… Vì thế, chúng ta fải tự ý thức về lợi ích mơi trường, và việc cấp
bách của chúng ta lúc này là vận động tuyên truyền mọi người cùng nhau trồng
rừng, bảo vệ, khôi fục và fát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các khu bảo tồn
thiên nhiên.v.v…

SV: Lê Thị Thu

4

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

3. Phân loại đầu tư trong lâm nghiệp
3.1. Phân loại đầu tư theo thời gian
- Đầu tư ngắn hạn thường áp dụng cho dự án có thời gian thực hiện 1 - 2 năm
(nhóm C).
- Đầu tư dài hạn thường áp dụng cho dự án có thời gian thực hiện từ 2 năm trở lên
(nhóm B, thời gian thực hiện là 4 năm và nhóm A thời gian thực hiện là trên 4
năm).
3.2. Phân loại đầu tư theo mục đích đầu tư
- Đầu tư lâm sinh, hiện tại áp dụng cho các dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, sử

dụng
nguồn ODA. Tuy nhiên, trong loại dự án này cũng có tỷ lệ đầu tư hạ tầng, như
dự án 661 quy
định 5% tổng mức vốn, đang đề nghị Thủ tướng cho tăng lên 10-15%; dự án
ODA lâm nghiệp
đang thực hiện 10-20% .
- Đầu tư bảo vệ rừng (bao gồm cả phòng chống cháy rừng) và bảo tồn đa dạng
sinh học,
hiện tại áp dụng cho các dự án thuộc rừng đặc dụng sử dụng nguồn ODA.
- Đầu tư nghiên cứu khoa học (bao gồm cả giống cây lâm nghiệp).
- Đầu tư khuyến lâm.
3.3. Phân loại đầu tư lâm nghiệp theo nhóm
(Theo Luật Xây dựng và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm
2005
của Chính phủ về Quy chế quản lý đầu tư và Xây dựng).
- Dự án đầu tư nhóm C, có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ VND (Đồng Việt Nam).
- Dự án đầu tư nhóm B, có tổng mức đầu tư từ 15-300 tỷ VND.
- Dự án đầu tư nhóm A, có tổng mức đầu tư từ 300 tỷ VND.

SV: Lê Thị Thu

5

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương


3.4. Phân loại đầu tư lâm nghiệp theo nguồn vốn
- Dự án đầu tư từ nguồn ngân sách.
- Dự án đầu tư từ nguồn vốn vay.
- Dự án đầu tư từ nguồn ODA.
- Dự án đầu tư từ nguồn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài).
- Dự án đầu tư từ nguồn khác: vốn do doanh nghiệp tự tạo, vốn huy động cổ
phần, vốn do tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân nước ngoài ...
4. Nguồn vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp
Dựa vào đặc thù của ngành Lâm nghiệp, đầu tư phát triển lâm nghiệp đòi hỏi vốn
lớn, do đó cần huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn. Mỗi nguồn vốn huy động được có
những tính chất khác nhau về số lượng vốn, lãi suất, thời hạn vay vốn, hình thức đầu tư
và danh mục đầu tư. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển lâm nghiệp bao gồm:
4.1. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
Đây là nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Vốn
ngân sách Nhà nước bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa
phương. Vốn Ngân sách Nhà nước cung cấp cho đầu tư phát triển lâm nghiệp được
sử dụng cho các nội dung công việc như sau
- Bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng; trồng rừng.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc phục vụ cho việc trồng và quản lý , bảo
vệ rừng.
- Vốn sự nghiệp quản lý dự án.
4.2. Nguồn vốn tín dụng
Ngồi nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, đầu tư vào lâm nghiệp có nguồn vốn
vay cũng đóng vai trị quan trọng, đó là nguồn vốn tín dụng. Nguồn vốn này đặc
biệt quan trọng với chủ đầu tư khi đầu tư vào rừng sản xuất, với sự ưu dãi về lãi
suất và thời gian sẽ giúp nhà đầu tư có đủ nguồn lực để thực hiện đầu tư trong một
chu kỳ. Trong đầu tư phát triển lâm nghiệp, nguồn vốn tín dụng hay được sử dụng
đó là nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Nguồn vốn này được hình thành dưới hình thức tín
dụng với lãi suất hoặc thời gian ưu đãi, mang tính chất khuyến khích các lâm trường


SV: Lê Thị Thu

6

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

và hộ gia đình tham gia đầu tư. Do vậy, vốn tín dụng ưu đãi thường được phân bổ
cho các cơng việc sau:
- Bảo vệ, trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng, làm giàu rừng tự nhiên ở đầu
nguồn, phát triển rừng sản xuất.
- Xây dựng trang trại và trồng cây ăn quả.
- Trồng rừng đặc dụng, rừng xung hộ rất yếu đề nghị Nhà nước cho vay không
lấy lãi.
4.3. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, tư nhân
a. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, hợp tác xã: Là nguồn vốn được hình thành
từ lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc được trích từ quỹ khấu hao tài sản cố định của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, nguồn vốn này chiếm tỉ lệ rất thấp, được sử dụng
chủ yếu cho xây dựng vườn cây ăn quả, trồng cây công nghiệp; trồng cây phân tán kết hợp
cung cấp gỗ, củi cho nhà máy ván ép nhân tạo hay nhà máy nguyên liệu giấy.
b. Nguồn vốn tự có của dân cư: : Đây là nguồn vốn được hình thành từ tích lũy
của dân cư để đầu tư cho phát triển lâm nghiệp. Với đặc thù ngành lâm nghiệp,
nguồn vốn này thường rất nhỏ và phân tán, chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào mơ
hình kinh tế vườn rừng, trang trại.
4.4. Nguồn vốn nước ngồi
Đây là nguồn vốn được hình thành từ tiền tài trợ, tiền vay hay tiền đầu tư trực

tiếp của các tổ chức nước ngoài cho phát triển lâm nghiệp Việt Nam. Nguồn vốn
này thường là vốn ODA, FDI..của các Chính phủ nước ngồi hoặc là nguồn vốn của
các tổ chức lớn hỗ trợ cho Việt Nam trong phát triển lâm nghiệp: WB, ADB…
5. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp
trước hết phải nói đến vai trị của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống
xã hội. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng có ghi "Rừng là tài nguyên quý báu của
đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của mơi trường sinh thái, có giá
trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự
sống còn của dân tộc". Có thể tóm tắt một số vai trị của rừng như sau

SV: Lê Thị Thu

7

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

Vai trò cung cấp
Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là
gỗ và lâm sản ngoài gỗ.


Cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các
tầng lớp dân cư.





Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản.

Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe
cho con người.


Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm... phục vụ nhu cầu đời
sống xã hội.


Vai trò phòng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái
Phịng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hịa dịng chảy, chống xói mịn
rửa trơi thối hóa đất, chống bồi đắp sơng ngịi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế
hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện.


Phịng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập
của nước mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển...


Phịng hộ khu cơng nghiệp và khu đơ thị, làm sạch khơng khí, tăng dưỡng
khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hịa khí hậu tạo điều kiện cho cơng nghiệp phát triển.


Phịng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ
lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất...





Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch...

Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là
nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen q hiếm.


Vai trị xã hội
Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan
trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo
cho xã hội.
Như vậy trong giai đoạn kinh tế- xã hội ngày càng phát triển như hiện nàyđầu tư vào
phát triển Lâm nghiệp Việt Nam là vô cùng cần thiết .

SV: Lê Thị Thu

8

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2006- 2010
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên- xã hội trong mối liên hệ với phát triển lâm

nghiệp
1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình
Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung
Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông.
Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23 o23’ Bắc
đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền dài
chừng 500 km; nơi hẹp nhất dài gần 50 km.
Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản
ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong mơi trường gió mùa, nóng ẩm,
phong hóa mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam, được thể
hiện rõ qua hướng chảy của các dịng sơng lớn.
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ
chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông,
chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều
nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đơng Dương
(3.143m). Càng ra phía đơng, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải
đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây khơng
có những dãy núi đá vơi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng
nhơ lên thành đỉnh cao; cịn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây
Nguyên, rìa phía đơng được nâng lên thành dãy Trường Sơn.
Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành
nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng
bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực
sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng

SV: Lê Thị Thu


9

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực
sơng Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.
b. Khí hậu
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ
ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí
hậu lục địa. Biển Đơng ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của
đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm khơng thuần nhất trên tồn lãnh thổ Việt
Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam
thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây.
Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đơng bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt
Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á.
c. Sơng ngịi
Việt Nam có một mạng lưới sơng ngịi dày đặc (2.360 con sơng dài trên 10
km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đơng nam và vịng cung. Hai sơng lớn
nhất là sơng Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì
nhiêu. Hệ thống các sơng suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m 3 nước. Chế độ
nước của sơng ngịi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng
nước cả năm và thường gây ra lũ lụt.
d. Đất đai, thực vật, động vật
Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nơng, lâm
nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14 600 loài thực vật).

Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt
độ lớn và độ ẩm cao.
Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều
lồi thú q hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê được 275
lồi thú có vú, 800 lồi chim, 180 lồi bị sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000
loài sâu bọ. (Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cư trú của
nhiều loài khỉ, vẹc, vượn, mèo rừng. Các loài vẹc đặc hữu của Việt Nam là vẹc đầu
trắng, vẹc quần đùi trắng, vẹc đen. Chim cũng có nhiều lồi chim q như trĩ cổ
khoang, trĩ sao. Núi cao miền Bắc có nhiều thú lơng dày như gấu ngựa, gấu chó,
cáo, cầy...)

SV: Lê Thị Thu

10

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

Việt Nam đã giữ gìn và bảo tồn một số vườn quốc gia đa dạng sinh học quý
hiếm như Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (khu vực núi Phan-xi-păng, Lào Cai),
Vườn quốc gia Cát Bà (Quảng Ninh), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình),
vườn quốc gia Pù-mát (Quảng Bình), vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng
Bình), vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia Côn Đảo (đảo
Côn Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)… Các vườn quốc
gia này là nơi cho các nhà sinh học Việt Nam và thế giới nhiên cứu khoa học, đồng
thời là những nơi du lịch sinh thái hấp dẫn.

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Theo Báo cáo nghiên cứu, đánh giá cuối kỳ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
“Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2006 –
2010” đã nêu: Những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế đã đưa nước ta tiến
mạnh thêm một bước trên chặng đường đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Chính trị xã hội ổn định; kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá; thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN gắn với hội nhập kinh tế quốc tế bước đầu hình thành và
được vận hành thơng suốt... Trong hai năm đầu (2006 – 2007) Việt Nam đã tiến thêm
được một bước trên chặng đường phát triển mới, đạt được nhiều thành tựu đáng khích
lệ. Sang những năm cuối của thời kỳ kế hoạch, nhất là từ Quý II năm 2007 mặc dù lạm
phát trong nước bắt đầu tăng cao, tiếp đến là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối
kinh tế tồn cầu đã tác động khơng thuận đến nền kinh tế nước ta, nhưng Việt Nam đã
sớm vượt qua và vẫn giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tốc độ tăng trưởng
khá với mức tăng trưởng bình quân trong cả thời kì 2006 – 2010 khoảng 7%; mặt bằng
kinh tế - xã hội được nâng lên đáng kể. Điều này được chứng minh qua những chỉ tiêu
trong một số lĩnh vực lớn.
Quy mô và năng lực sản xuất của các ngành đều tăng. GDP (tính theo giá trị so sánh)
năm 2010 gấp 2 lần so với năm 2000; (tính theo giá trị thực tế tính bằng đồng đơ la Mỹ)
ước đạt trên 101 tỉ USD, gấp hơn 3,2 lần năm 2000 (31,2 tỉ USD); (theo giá thực tế bình
quân đầu người) ước khoảng 1.160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 1.050 – 1.100
USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp và trở thành nước có mức
thu nhập trung bình. Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển
khá.Cấu trúc kinh tế đã có những thay đổi tích cực, hứa hẹn sáng sủa hơn trong tầm nhìn

SV: Lê Thị Thu

11

Lớp: Đầu tư 49D



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

dài hạn. Giao lưu kinh tế quốc tế phát triển. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 20062010 đạt 56 tỉ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001-2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch
xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD năm
2006 đã tăng lên 8 mặt hàng năm 2010.Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn
ODA ngày càng tăng và có nhiều thuận lợi. Vốn FDI thực hiện năm 2006 đạt 4,1 tỉ USD,
năm 2007 đạt 8,0 tỉ, năm 2008 đạt 11,5 tỉ USD, chiếm tới 30,9% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội, cao hơn rất nhiều so với năm trước. Năm 2009 và 2010, mặc dù vốn đăng ký giảm
nhưng vốn FDI thực hiện vẫn đạt 10 tỉ USD vào năm 2009 và khoảng 11 tỉ vào năm 2010
(tăng 157,5% so với năm 2006). Thời kỳ 2006-2010, FDI thực hiện tăng bình quân
25,7%/năm.Các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế trong
những năm cuối kỳ kế hoạch. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân 5 năm ở
mức khoảng 28% GDP, bội chi ngân sách bình qn chỉ 5,7%. An ninh tài chính quốc gia
được bảo đảm, ước tính đến cuối năm 2010 dư nợ chính phủ chiếm khoảng 44,5% GDP.
Dư nợ ngồi nước của quốc gia so GDP ở mức an toàn cho phép. Chính sách tiền tệ điều
hành linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát,
thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Tổng vốn đầu tư được huy động đưa vào phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm qua theo giá hiện hành đạt khoảng 3.062 nghìn tỉ đồng (tăng
14,4% so với kế hoạch) bằng 42,7% GDP, gấp hơn 2,5 lần so với 5 năm trước đó (2001 –
2005). Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể tạo tiền đề thúc đẩy
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Nhiều nhà máy công
nghiệp lớn, kỹ thuật cao, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công
nghiệp được ra đời và đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện
và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở tất cả các vùng, miền trong cả
nước.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, sự tăng trưởng đó vẫn chưa đạt được mục

tiêu kế hoạch đề ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu,... cần có giải pháp mới để tiếp
tục tăng trưởng ổn định và cao hơn trong thời gian tới.
2.
Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006- 2010
2.1. Tổng vốn đầu tư
Vốn đầu tư đóng vai trị rất quan trọng trong mỗi công cuộc đầu tư. Vốn đầu
tư là nguồn lực đầu tiên giúp những nguồn lực khác như lao động, đất đai, công

SV: Lê Thị Thu

12

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

nghệ…phát huy tác dụng. Do vậy, để phát triển cần phải đầu tư, đồng thời, sự quan
tâm đầu tư thể hiện ở lượng vốn được bỏ ra và hiệu quả của việc sử dụng vốn.
Trong giai đoạn 2006- 2010, đánh giá cuối kì của Bộ Kế hoạch& Đầu tư đã
nêu: “Những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế đã đưa nước ta tiến mạnh thêm
một bước trên chặng đường đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá; thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN gắn với hội nhập kinh tế quốc tế bước đầu hình thành và được vận hành
thông suốt. Quy mô và năng lực sản xuất của các ngành đều tăng. GDP (tính theo
giá trị so sánh) năm 2010 gấp 2 lần so với năm 2000; (tính theo giá trị thực tế tính
bằng đồng đơ la Mỹ) ước đạt trên 101 tỉ USD, gấp hơn 3,2 lần năm 2000 (31,2 tỉ

USD); (theo giá thực tế bình quân đầu người) ước khoảng 1.160 USD, vượt mục
tiêu kế hoạch đề ra là 1.050 – 1.100 USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có
thu nhập thấp và trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Hầu hết các ngành,
lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá.
Có thể nói, nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua có những chuyển
biến tốt đẹp, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng tiến dần về đích.
Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, mức sống và nhận thức
của người dân ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa với những vấn đề môi trường
ngày càng trở thành vấn đề bức xúc, vấn đề rác thải, hiện tượng nhiễm phóng xạ,
hiệu ứng nhà kính, hàm lượng ơ xi trong khí quyển có đủ độ sạch hay khơng?
Đứng trước tầm quan trọng của vấn đề mơi trường , địi hỏi Nhà nước cần có sự
quan tâm đầu tư , bảo vệ và khơi phục rừng nói riêng và phát triển ngành Lâm
nghiệp nói chung

SV: Lê Thị Thu

13

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

Bảng 1: Tổng vốn đầu tư chung và đầu tư phát triển Lâm nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
STT
1
2


3

4

Hạng mục
Tổng
vốn
đầu tư
Xã hội
Nông- lâmthủy sản
Tỷ trọng so
với (1) %
Nông, lâm
nghiệp
Tỷ trọng so
với (1) %
Lâm nghiệp

2006
404.71
2

2007
532.093

2008
616.735

2009

708.826

2010
830.300

30.087

33.960

39.759

44.380

52.325

7,43

6,38

6,45

6,26

6,30

22.323

25.393

29.894


33.515

38.775

5,15

4,77

4,85

4,73

4,67

6.075,0 6.688,42 6.895,48 7.010,02 7.216,41
1
Tỷ trọng so 27,21
26,34
23,07
20,92
18,61
với (2) %
Nguồn: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam- Vinafor.

Qua bảng số liệu về tổng vốn đầu tư chung và đầu tư phát triển Lâm nghiệp,
có thể nhận xét như sau:
Thứ nhất, Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ngày càng tăng. Nếu như giai đoạn
2006, tổng vốn đầu tư xã hội là 404.712 tỷ đồng thì trong giai đoạn 2007- 2010 tiếp
tục tăng mạnh, đến năm 2009 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 708.826 tỷ đồng và

đến năm 2010, con số này đã đạt mức 830.300 tỷ đồng gấp hơn 2 lần so với năm
2006. Như vậy, có thể thấy kinh tế Việt Nam ngày càng có những bước tăng trưởng
mạnh, đầu tư phát triển khá; đời sống của người dân đang dần được cải thiện.
Thứ hai, trong tổng vốn đầu tư cho tồn xã hội thì tổng vốn đầu tư cho nhóm
ngành nơng- lâm- thủy sản là khơng đáng kể. Tỷ trọng đầu tư cho nhóm ngành này
đạt mức cao nhất vào năm 2006 với con số 7,43%. Trong giai đoạn 2007- 2010 tỷ
trọng vốn đầu tư cho nhóm ngành này giảm chỉ đạt trong khoảng 6,26%- 6,45%
một con số khá khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư chung. Có thể nói nhóm ngành
nơng- lâm- thủy sản chưa nhận được sự quan tâm cần thiết mặc dù nhóm ngành này
chiếm lượng lao động lớn nhất trong các ngành kinh tế.Trong tổng số vốn dành cho

SV: Lê Thị Thu

14

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

đầu tư phát triển nơng, lâm nghiệp thì tỷ trọng riêng cho lâm nghiệp ngày càng giảm
từ con số 27,21% năm 2006 xuống còn 18,61% năm 2010. Mặc dù, vốn đầu tư cho
Lâm nghiệp tăng hàng năm, năm 2006 vốn đầu tư cho lâm nghiệp là 6.075,01 tỷ
đồng đến năm 2010, con số này đạt mức 7.216.41 tỷ đồng; tuy vậy có thể thấy rằng
vốn đầu tư cho lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn so với vốn đầu tư tồn xã
hội. Rừng có vai trị quan trọng đối với môi trường sinh thái, nhất là trong xu thế
phát triển vũ bão của khoa học thì vấn đề mơi trường ngày càng trở thành giải pháp
không thể thiếu. Đứng trước vai trị của nơng, lâm nghiệp như vậy Nhà nước cần

phải đầu tư thêm nguồn vốn đáng kể cho phát triển nhóm ngành nơng- lâm, thủy
sản nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng nhằm nâng cao giá trị về kinh tế đồng
thời phát huy tối đa hiệu quả xã hội của rừng.
2.2. Đầu tư phát triển lâm nghiệp theo nguồn vốn
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thì lâm nghiệp cũng được quan tâm
đầu tư hơn, thể hiện qua bảng số liệu sau:

SV: Lê Thị Thu

15

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

Bảng 2: Cơ cấu đầu tư phát triển Lâm nghiệp theo nguồn vốn
giai đoạn 2006- 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam- Vinafor
Hạng
mục
Ngân
I
sách Nhà
nước
Vốn vay
II

tín dụng
ưu đãi
Vốn
III
nước
ngồi
Đầu tư
của
IV
DNNN,
HTX
Đầu tư
của gia
V
đình, tư
nhân
Tổng vốn đầu tư
STT

2006

2007

2008

2009

2010

Bình quân


823,15

1.092,36

1.352,32 1.904,07 2477.46

1.529,872

923,15

997,26

1.015,15 1.023,05 1.027,69

997,26

3.256,53

3.202,64

3.028,83 2.485,69 2.072,38

2.809,214

549,17

699,03

750,77


801,19

823,09

724,65

523,01

697,13

748,41

796,02

815,79

716,072

6.075,01

6.688,42

6.895,48 7.010,02 7.216,41

6.777,068

Ta cũng có thể quan sát rõ hơn tỷ trọng từng nguồn trong tổng vốn đầu tư cho
lâm nghiệp qua các năm được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây:


Bảng 3: Tỷ trọng cơ cấu đầu tư phát triển Lâm nghiệp theo nguồn vốn giai
đoạn 2006- 2010
Đơn vị: %
STT

Hạng mục

SV: Lê Thị Thu

2006

2007

16

2008

2009

2010

Bình
quân

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

I

II
III
IV

Ngân sách Nhà nước
Vốn vay tín dụng ưu đãi
Vốn nước ngồi
Đầu tư của DNNN,
HTX
V
Đầu tư của gia đình, tư
nhân
Tổng vốn đầu tư

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

13,55
15,20
53,61
9,04

16,33
14,91
47,88
10,45

19,61
14,73
43,92
10,89


27,16
14,60
35,46
11,43

34,33
14,24
28,72
11,41

22,57
14,7 1
41,16
10,69

8,6

10,43

10,85

11,35

11,30

10,57

100
100

100
100
100
100
Nguồn: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam- Vinafor

Nhận xét:
Qua bảng số liệu cho thấy lượng vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp của
nước ta ngày càng tăng và tăng tương đối đều qua các năm. Nếu như năm 2006,
tổng vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp đạt con số 6.075,1 tỷ đồng, năm 2007
tăng vượt 10,10% so với vốn đầu tư năm 2006 đạt mức 6688,42 tỷ đồng. Trong
giai đoạn 2007- 2010, lượng vốn đầu tư cho lâm nghiệp tăng nhẹ và đều qua các
năm. Đến năm 2010, con số này ở mức 7.216,41 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy
lượng vốn đầu tư cho lâm nghiệp tăng khơng đáng kể trong giai đoạn 2006- 2010.
Có thể thấy vốn đầu tư cho lâm nghiệp được hình thành từ các nguồn vốn sau:
Thứ nhất, Vốn nước ngoài
Trong tổng vốn đầu tư cho ngành lâm nghiệp, nguồn vốn nước ngoài chiếm tỷ
trọng khá cao, thời điểm cao nhất là năm 2006 với tỷ trọng 53,61% đạt mức 3256,53
tỷ đồng. Nguồn vốn này trong giai đoạn 2006- 2010 có xu hướng tăng với hệ số âm.
Nguyên nhân là do, bắt đầu từ năm 2006 ngành lâm nghiệp bắt đầu thực hiện chiến
lược phát triển lâm nghiệp quốc gia 2006- 2020. Trong khoảng thời gian này, lâm
nghiệp Việt Nam nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức quốc tế và chính
phủ nước ngồi, do đó, lâm nghiệp huy động được lượng vốn lớn. Trong giai đoạn
2007- 2010, các dự án về lâm nghiệp được tài trợ đã dần đi vào hoạt động ổn định
bằng việc giải ngân hàng năm. Có thể thấy, nguồn vốn này đóng vai trị đặc biệt quan
trọng, tỷ trọng ln đạt mức cao, trong khoảng từ 28,72%- 53,61%, do đó Nhà nước
cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
Thứ hai, vốn Ngân sách Nhà nước
Nguồn vốn này, đóng vai trị quan trọng thứ hai cùng với vốn nước ngoài,
chiếm tỷ trọng đáng kể, và đạt mức cao nhất 34,33% vào năm 2010. Có thể nhận


SV: Lê Thị Thu

17

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

thấy, cùng với sự phát triển lạc quan của nền kinh tế Việt Nam, việc đầu tư cho lâm
nghiệp bằng ngân sách Nhà nước cũng được cải thiện một cách đáng kể trong giai
đoạn 2006- 2010. Nguồn vốn này từ mức thấp, năm 2006 đạt 823,15 tỷ đồng chiếm
tỷ trọng 13,55%; tăng nhẹ qua các giai đoạn 2007, 2008 với tỷ trọng lần lượt là
16,33%, 19,61% thì trong hai năm tiếp 2009, 2010 có sự nhảy vọt đạt các mức
27,16%, 34,33% về tỷ trọng. Trong tổng vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp thì
nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước bao giờ cũng là nguồn vốn không thể thiếu và
đặc biệt an tồn trong q trình đầu tư.
Thứ ba, vốn vay tín dụng ưu đãi
Cùng với vốn nước ngồi và vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn vay tín
dụng ưu đãi là nguồn dài hạn tài trợ vốn khá hiệu quả cho q trình đầu tư. Vốn tín
dụng tăng qua các năm, từ 2006 đạt mức 923,15 tỷ đồng chiếm 15,2% tỷ trọng tổng
vốn đầu tư; giai đoạn 2007- 2010, nguồn vốn này đạt tỷ trọng giao động từ 14%15% Nguồn vốn này có đặc điểm rõ nét nhất là người đi vay sẽ phải trả cả gốc và
lãi cho các trung gian tài chính theo một tiến độ được quy ước khi thỏa thuận ghi
trong các hợp đồng tín dụng. Điều này địi hỏi việc sử dụng vốn đầu tư phải đạt hiệu
quả cao để đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận cho người đầu tư. Tuy nhiên,
người dân, hộ gia đình sống bằng nghề rừng chủ yếu là hộ nghèo, khó có khả năng
trả nợ ngân hàng; do vậy trong Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng

phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban
hành quy định cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể được xem
xét cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng. Như vậy Nhà
nước ngày càng có chính sách thơng thống, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
được tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay tín dụng.
Thứ tư, nguồn vốn đầu tư của DNNN, HTX, gia đình và tư nhân
Hai nguồn vốn này tuy chiếm vai trị khơng đáng kể trong tổng nguồn vốn,
nhưng có thể nhận thấy nguồn vốn này có xu hướng ngày càng tăng qua các năm.
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy sự chênh lêch giữa các loại nguồn vốn, trong đó,
nguồn vốn đáng kể nhất là vốn của ngân sách Nhà nước và nguồn vốn nước ngồi, đi sau
đó là nguồn vốn tín dụng , đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã, xếp cuối cùng
là nguồn vốn hộ gia đình tư nhân. Từ đó thấy được đặc trưng riêng của nguồn vốn phát
triển lâm nghiệp và có những biện pháp thu hút, thúc đẩy hiệu quả từng nguồn vốn.

SV: Lê Thị Thu

18

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

2.3. Đầu tư phát triển lâm nghiệp theo các chương trình mục tiêu
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế, hiểu rõ tầm quan trọng của việc trồng
và bảo vệ rừng do đó đầu tư cho phát triển lâm nghiệp đã được quan tâm nhiều hơn
trong giai đoạn 2006- 2010. Giai đoạn 2006 - 2020 hiện được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đẩy mạnh thực hiện nhằm mục tiêu quản lý, phát

triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản cho
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã
hội với Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam. Chiến lược tập trung vào 5
chương trình chính, đó là: Quản lý và phát triển rừng bền vững; Bảo vệ rừng, bảo
tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường; Chế biến và thương mại gỗ, lâm
sản; Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm; Đổi mới chính sách, thể chế, lập
kế hoạch và giám sát ngành. Cơ cấu vốn đầu tư đã sử dụng giai đoạn 2006- 2010
được thể hiện qua qua bảng số liệu sau:

SV: Lê Thị Thu

19

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

Bảng 4: đầu tư phát triển ngành lâm nghiệptheo chương trình mục tiêu
giai đoạn 2006- 2010
Đơn vị: tỷ đồng
STT
1

2

3
4


5
6

Hạng mục
2006
2007
2008
2009
2010
Chương trình QLPT rừng
2.580,00 3.140,55 3.383,20 3.485,40
830.300
bền vững
Chương trình bảo vệ
rừng, bảo tồn đồng bằng
788,00
816,00
761,00
753,00
753,00
sơng Hồng và dịch vụ
mơi trường
Chương trình chế biến gỗ
2.085,61 2.085,61 2.085,61 2.085,61 2.085,63
và thương mại lâm sản
Chương trình nghiên cứu,
giáo dục, đào tạo, khuyến
90,50
99,05

108,46
118,80
130,17
lâm
Chương trình đổi mới thể
chế, chính sách, lập kế
176,73
177,21
177,21
177,21
177,21
hoạch và giám sát ngành
lâm nghiệp
Tổng vốn
5.720,84 6.317,42 6.515,48 6.620,02 7.216,41
Nguồn: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam- Vinafor
Nhìn từ bảng trên ta rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, tổng vốn đầu tư cho phát triển Lâm nghiệp tăng theo từng năm.
Năm 2006, vốn đầu tư cho Lâm nghiệp là 5.720, 84 tỷ thì đến năm 2010, con số này
được cải thiện đáng kể và đạt mức 7.216,41 tỷ đồng. Có thể nói Nhà nước đã dành
sự quan tâm đáng kể cho công tác thu xếp vốn cho hoạt động đầu tư phát triển nên
tổng vốn đầu tư đã tăng mạnh qua các năm: Năm 2007 tốc độ tăng vốn đầu tư là
10,42% so với năm 2006, năm 2008 tăng 3,13% so với năm 2007, năm 2009 tăng
1,6% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 9% so với năm 2009. Mức tăng khá nhỏ
1,6% năm 2009 có nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008- 2009 gây ảnh
hưởng đáng kể đến tình hình phát triển kinh tế của đất nước nới chung và tác động
đến tình hình đầu tư lâm nghiệp Việt Nam nói riêng.

SV: Lê Thị Thu


20

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

Thứ hai, sự quan tâm lớn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn dành
cho hai trong năm chương trình lớn đó là chương trình Quản lý và phát triển rừng
bền vững và chương trình chế biến gỗ và thương mại lâm sản với số vốn ưu tiên sử
dụng lớn, chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu từng
nguồn vốn cho từng chương trình, ta có thể theo dõi bảng số liệu sau:
Bảng 5: Cơ cấu vốn 2006- 2010 theo nguồn vốn và các chương trình
Đơn vị: tỷ đồng
ST
T

1

Chương trình

QLPT rừng bền
vững
% so với tổng
vốn của CT
% so với tổng
từng loại vốn
Bảo vệ rừng,

bảo tồn DDSH
và dịch vụ môi
trường
% so với tổng
vốn của CT
% so với tổng
từng loại vốn
Chế biến và

ĐT
NSNN

FDI

8,47

2.030,0
1
12,52

2.940,8
2
18,14

114,7 16.214,
8
55
0,71 100,00

37,89


60,39

37,59

100,0 50,76
0
3.871,0
0

ODA

2.494,
52
15,38

1.372,9

26,31

2.995,
52
18,47

55,77

60,07

59,88


4.266

ĐT của
DN,HTX

Nguồ
n vốn
khác

Tổng

2.945,
66

690,00 117,67

117,67

76.10

17,82

3,04

3,04

100

38,51


16,56

3,25

3,01

12,12

11,27

2.122,0

1.422

4.822

0,11

20,35

13,64

46,82

10.428,
07
100

0,27


58,57

36,33

62,41

32,64

206,64 10,68

10,68

546,98

37,78

1,95

1,95

100

4,96

0,29

0,27

1,71


1.990,
8
19,09

%so với tổng
vốn của CT
% so với tổng
39,93
từng loại vốn
Nghiên
cứu, 318,98
giáo dục, đào
tạo, khuyến lâm
% so với tổng 58,32
vốn của CT
% so với tổng 4,17

SV: Lê Thị Thu

Đt của
hộ GĐ,
TN

Tín
dụng

21

Lớp: Đầu tư 49D



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

từng loại vốn
Đổi mới thể chế 118,72
chính sách, lập
KH và giám sát
ngành LN
% so với tổng 13,4
vốn của CT
% so với tổng 1,55
từng loại vốn
Tổng
7.649, 4.986,
36
32
%
23,9
15,6

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

766,85

885,57

86,13

100


18,32

2,77

4.169,
28
13,1

3.623,2
5
11,3

3.580,3
6
11,2

7.822,8
2
24,5

114,7 31.946,
8
17
0,4
100,00

Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam
Nhận xét:
Thứ nhất, ba chương trình lớn đó là : chương trình quản lý phát triển rừng
bền vững (16.214,55 tỷ đồng); chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn DDSH và dịch vụ

mơi trường( 3.871 tỷ đồng) và chương trình nghiên cứu, giáo dục và đào tạo,
khuyên lâm( 10.428,07 tỷ đồng). Đây là ba chương trình giữ vai trị quan trọng
trong chiến lược phát triển lâm nghiệp nước ta giai đoạn 2006- 2020. Trong giai
đoạn đầu của cả quá trình từ 2006- 2010, việc thực hiện nghiêm túc năm chương
trình trên đã tạo nên những chuyển biến thực sự tích cực đối với ngành Lâm nghiệp.
Thứ hai, có thể thấy rằng hai nguồn vốn có vai trị quan trọng trong cơ cấu
nguồn vốn đầu tư theo chương trình mục tiêu đó là vốn FDI chiếm 24,5% trong
tổng nguồn vốn và nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước chiếm 23,9% trong
tổng vốn đầu tư. Năm 2006 là một cột mốc quan trọng đối với Việt Nam, việc gia
nhập vào Tổ chức thương mại thế giới đã khẳng định mức tiến bộ mà Việt Nam đạt
được trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường kể từ khi bắt đầu công
cuộc đổi mới. Nhờ bước tiến này, Việt Nam có thể tiếp cận với nhiều nguồn vốn
đầu tư như FDI, ODA…bên cạnh đó, cần đẩy mạnh sự phát triển của các nguồn vốn
như vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn vạy tín dụng; đặc biệt là các nguồn vốn
DNNN, HTX, hộ gia đình hay tư nhân…

SV: Lê Thị Thu

22

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

Như vậy, trong giai đoạn 2006- 2010, Nhà nước đã có sự quan tâm lớn đến
đầu tư phát triển ngành Lâm nghiệp bằng việc thực hiện chiến lược phát triển lâm
nghiệp, đồng thời tăng cường không nhỏ nguồn vốn đầu tư cho ngành.

2.4. Đầu tư phát triển lâm nghiệp theo từng loại rừng
a. Rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ là rừng được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo vệ và
điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn đất, hạn chế thiên tai, điều hịa khí
hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. Rừng phòng hộ đầu nguồn
(PHĐN) tập trung chủ yếu ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên
hải Trung bộ sau mới đến Tây nguyên, Đông Nam Bộ. Rừng phịng hộ chắn sóng,
chống xói lở đê biển tập trung ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng
sông Cửu long. Rừng phòng hộ chống cát di động tập trung ở vùng ven biển Bắc
Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ. Lâm phận phòng hộ của chiếm 18,2% diện tích
cả nước, trong đó hai vùng có diện tích phịng hộ lớn nhất là Đông Bắc 1,39 triệu ha
và Tây Bắc 1,26 triệu ha.
Với vai trị vơ cùng quan trọng, rừng phòng hộ đã được nhà nước quan tâm
đầu tư trong việc bảo vệ và tái sinh rừng. Nhiều khu rừng phòng hộ đã được tái sinh
và phát huy tác dụng to lớn như bảo vệ các cơng trình thủy điện, hạn chế lũ lụt, sói
mịn, bảo vệ đất, ngăn sự bồ lấp sơng, lịng hồ…tuy nhiên cũng có thể nói rằng, do
ý thức của người dân chưa cao, việc bảo vệ rừng phòng hộ còn kém, nhiều khu rừng
đã bị chặt phá làm nương, rẫy canh tác; đồng thời hiện tại rừng phòng hộ đang bị
chia năm xẻ bảy bởi các dự án về du lịch và chăn nuôi thủy sản. Mặt khác, suất đầu
tư dành cho rừng phòng hộ của Nhà nước vẫn còn ở mức thấp. Thủ tướng Chính
phủ vừa ký văn bản số 2108/TTg-KTN đồng ý tiếp tục bố trí vốn để thực hiện kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011, gồm khoán bảo vệ rừng; khoanh nuôi,
xúc tiến tái sinh và trồng mới. Trong đó, điều chỉnh bổ sung về suất đầu tư cho
trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 15 triệu đồng/ha/5 năm (1 năm trồng và 4 năm
chăm sóc); khốn bảo vệ khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên là 0,2 triệu
đồng/ha/năm; mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất áp dụng trên cơ sở phù hợp với mức
giá cả thực tế tại các địa phương có rừng phịng hộ cần chăm sóc, bảo vệ. tuy nhiên,
trong thực tế việc trồng 1ha rừng phải tốn hơn rất nhiều, thường từ 8,5- 9 triệu
đồng/ha trong thời điểm đồng VNĐ mất giá như hiện nay.


SV: Lê Thị Thu

23

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

Việc đầu tư rừng phòng hộ chủ yếu là từ nguồn vốn của Nhà nước cung cấp
vốn thông qua các lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã; tư nhân tham gia chủ ú
theo dạng ngày cơng lao động qua hình thức giao khoán, bảo vệ rừng. Trong gia
đoạn 2006- 2010 quá trình đầu tư chủ yếu tập trung vào khoanh ni tái sinh và bảo
vệ, diện tích rừng được trồng mới không đáng kể.
b. Rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn
thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng,
nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi
du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Hệ thống rừng đặc dụng
của Việt Nam được thành lập và hoạt động trong gần 50 năm qua theo quy định của
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đất đai; với chức năng và nhiệm vụ chính là
bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và
các giá trị văn hóa, lịch sử môi trường.
Trong nhiều thập kỷ qua, với nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam và
sự hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng quốc tế, đến nay Việt Nam đã thiết lập được một
hệ thống rừng đặc dụng với diện tích khoảng 2,2 triệu ha gồm 164 khu rừng đặc
dụng, trong đó có 30 Vườn quốc gia, 64 khu Bảo tồn thiên nhiên, 45 khu bảo vệ
cảnh quan và 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học đại diện cho hầu hết

các hệ sinh thái quan trọng bao gồm cả trên cạn, đất ngập nước và trên biển.
Trong giai đoạn 2006- 2010, hệ thống rừng đặc dụng đã nhận được sự quan
tâm đầu tư từ Nhà nước. Động thái này được thể hiện ở nghị định 117CP về tổ chức
quản lý hệ thống rừng đặc dụng, nghị định có hiệu lực bắt đầu từ 01/03/2011.Đồng
thời suất đầu tư với rừng đặc dụng cũng tăng lên mức 15 triệu đồng/ha/5 năm.
Mới đây, ngày 28/02/2011 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Quốc gia Triển khai
Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản
lý hệ thống rừng đặc dụng do Bộ NN&PTNT tổ chức và chủ trì cho thấy sự quan
tâm đặc biệt của Nhà nước dành cho loại rừng này.
Tuy nhiên, do nhận thức còn yếu kém về sự quan trọng của rừng, nạn lâm tặc
vẫn hoành hành, nhiều loài thú quý hiếm bị săn bắt trái phép. Điều này làm cho
rừng đặc dụng của nước ta đang dần bị suy giảm đa dạng sinh học, nguồn lâm sản
suy kiệt, nhiều nơi thành vùng đất trống.

SV: Lê Thị Thu

24

Lớp: Đầu tư 49D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Từ Quang Phương

c. Rừng sản xuất
Mục tiêu kinh doanh rừng sản xuất là lợi nhuận cao nhất và ổn định lâu dài.
Do đó chủ rừng cần quan tấm đến việc lựa chọn loại cây, loại đất đồng thời phải
biết tính tốn năng suất, sản lượng, thị trường để điều chình sản lượng, điều chỉnh
tuổi chặt và biện pháp lâm sinh nhằm bảo vệ độ phì nhiêu của đất đai ở các chu kì

kinh doanh sau
Trong giai đoạn 2006- 2010, Quyết định 147/2007/QĐ-TTg do Thủ tướng
Chính phủ ban hành trong đó đồng ý chi khoảng 40.000 tỷ đồng để các địa phương
nâng tổng diện tích rừng sản xuất lên 2 triệu hecta từ nay đến năm 2015. Các doanh
nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng tham gia hoạt động này sẽ được
hỗ trợ đáng kể thực sự là động lực để thúc đẩy các chủ rừng tham gia trồng rừng sản
xuất, đảm bảo bình qn mỗi năm có thêm 250.000ha (bao gồm cả diện tích trồng
lại rừng sau khai thác). Cụ thể, ở các xã đặc biệt khó khăn (theo QĐ 164/2006/QĐTTg), bà con được hỗ trợ 3 triệu đồng/ha khi trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn
(khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa trên đất trống, đồi núi trọc, hay 2 triệu
đồng/ha với các loài cây sản xuất gỗ nhỏ. Riêng chủ rừng trồng rừng tại các xã biên
giới được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha, ngồi phần hỗ trợ trên.Hộ gia đình, cá nhân
và cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không thuộc xã đặc biệt khó khăn
sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha nếu trồng rừng sản xuất. Nếu trồng rừng khảo
nghiệm (giống mới, trên vùng đất mới) còn được trợ vốn bằng 60% giá thành trồng
rừng được duyệt. Khi trồng rừng, chủ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng
trồng. Hơn nữa, khi khai thác, sản phẩm được tự do lưu thơng và được hưởng các
chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành.
Chủ rừng chỉ phải nộp cho ngân sách xã 80kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng khi khai
thác để xây dựng quỹ phát triển rừng của xã và quỹ phát triển rừng thơn, bản, trong
đó số tiền được trích nộp cho mỗi quỹ là 50%.Trường hợp mất rừng do nguyên
nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, sâu bệnh…. được xác định theo đúng
quy định của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, người trồng rừng không phải
hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ.Quyết định 147 cũng nêu rõ, các rừng giống, vườn
giống cũng được hỗ trợ tối đa là 30% tổng diện tích được quy hoạch. Mức hỗ trợ tối
đa từ ngân sách nhà nước là 1,5 tỷ đồng cho một trung tâm giống. Nhờ chính sách
này chủ đầu tư yên tâm hơn trong việc đầu tư vào trồng và sản xuất rừng.

SV: Lê Thị Thu

25


Lớp: Đầu tư 49D


×