Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Cơ hội và thách thức của mặt hàng cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ phần Hùng Vương trên thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.23 KB, 13 trang )

Môc lôc
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của bài tập
Không kể các doanh nghiệp Việt Nam thì mọi doanh nghiệp trên thế giới
đều đang xác lập và nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp mình
so với các đối thủ để đưa tới tay người tiêu dùng. Ngày nay, nền kinh tế thế giới
đang phát triển mạnh mẽ chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức thì sức cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt.
Công ty Cổ phần Hùng Vương là doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cá tra fillet
đông lạnh hàng đầu tại Việt Nam về số lượng và chất lượng, với trên 40 khách hàng các
nước thường xuyên quan hệ mua bán mà thị trường lớn nhất là EU, Ukraina, Ai Cập, một
số nước Trung Đông, Úc, Nga, Mexico và các nước khác thuộc khu vực châu Mỹ…
Mục đích nghiên cứu: Phát hiện cơ hội và thách thức khi phân tích sức cạnh tranh
của mặt hàng cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ phần Hùng Vương trên thị trường EU.
Hướng nghiên cứu: Sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael
Porter để phân tích sức cạnh tranh của Công ty.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sức cạnh tranh của mặt hàng cá tra đông
lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Hùng Vương trên thị trường EU.
Phạm vi nghiên cứu: Sức cạnh tranh mặt hàng cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ
phần Hùng Vương trên thị trường EU giai đoạn từ 2007 đến nay.
Kết cấu bài viết: Ngoài 2 phần mở đầu và kết luận thì bài viết gồm 3 nội dung:
Phần I: Khái quát mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter.
Phần II: Giới thiệu Công ty Cổ phần Hùng Vương và phân tích sức cạnh tranh
của mặt hàng cá tra xuất khẩu của Công ty trên thị trường EU từ 2007 đến nay.
Phần III: Cơ hội và thách thức của mặt hàng cá tra xuất khẩu của Công ty
Cổ phần Hùng Vương trên thị trường EU.
1
I. KHÁI QUÁT MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.PORTER
1.Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là những doanh nghiệp đang hoạt động sản
xuất kinh doanh trong một ngành nhất định và những doanh nghiệp này đã vượt


qua được những rào cản để xâm nhập vào ngành hoặc những hãng muốn rút
khỏi ngành muốn rút lui khỏi ngành những chưa có cơ hội. So sánh với các đối
thủ cạnh tranh hiện tại ở từng yếu tố giúp doanh nghiệp đánh giá sức cạnh tranh
của hàng hóa của mình trên thị trường.
2. Khách hàng
Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều nhằm mục đích là thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp càng đáp ứng tốt nhu cầu của người
tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đó càng nhận được sự
ủng hộ và sự trung thành từ phía khách hàng.
3. Các nhà cung ứng
Các nhà cung ứng là những nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động
của doanh nghiệp như các nhà cung cấp nguyên vật liệu, vốn, lao động…Nhà cung
ứng có thể gây một áp lực khá mạnh tới hoạt động của doanh nghiệp.
4. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh
trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn
và quyết định gia nhập ngành. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có khả năng ứng
dụng những thành tựu mới trong sản xuất nên vị thế của doanh nghiệp bị thay đổi.
5. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của
người tiêu dùng. Sức ép do xuất hiện sản phẩm thay thế làm hạn chế lợi nhuận
tiềm năng của ngành và vì thế doanh nghiệp có thể bị tụt lại ở thị trường nhỏ bé.
2
II. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH
SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG TRÊN THỊ TRƯỜNG EU TỪ 2007 ĐẾN NAY
1. Giới thiệu Công ty Cổ phần Hùng Vương
1.1. Những nét chính về Công ty Cổ phần Hùng Vương
Công ty Cổ Phần Hùng Vương là nhà xuất khẩu cá tra fillet lớn nhất Việt
Nam có tiền thân là Công ty TNHH Hùng Vương được thành lập và đi vào họat

động sản xuất tại khu Công Nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang với ngành nghề
chính là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu.Với số vốn điều lệ ban đầu
năm 2003 là 32 tỷ đồng VN,chỉ sau 5 năm hoạt động đã nhanh chóng tăng lên
495 tỷ đồng VN. Năm 2008 Công ty đã nắm giữ sở hữu 7 nhà máy sản xuất tại 3
tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp, công suất chế biến đạt trên 800 tấn
nguyên liệu/ngày và trên 5000 lao động có tay nghề đồng thời sở hữu trên 250
hecta đất nuôi trồng tại tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp; kho lạnh công
suất trên 40.000 tấn. Công ty Cổ Phần Hùng Vương tự tin là nhà cung cấp sản
phẩm cá tra hàng đầu tại Việt Nam về số lượng và chất lượng.
Hiện nay công ty đã mở rộng phạm vi và qui mô kinh doanh trên nhiều lĩnh
vực, bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, chế biến thức ăn thủy sản-gia súc-gia cầm,
kinh doanh kho lạnh và tham gia vào lĩnh vực kinh doanh địa ốc.
1.2. Thị trường xuất khẩu cá tra sang EU của Công ty Cổ phần Hùng Vương
EU là thị trường xuất khẩu truyền thống và chủ chốt cho mặt hàng cá tra
fillet đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Hùng Vương. Thị trường EU đã
được Công ty khai thác từ năm 2004 và vẫn được duy trì phát triển hàng năm
bằng các hợp đồng xuất khẩu cho các đối tác uy tín tại EU với giá trị lớn, nắm
giữ 7 nhà máy chế biến thủy sản đáp ứng đủ điều kiện vào 1 thị trường khó tính
như EU khi EU chiếm đến 45% kim ngạch xuất khẩu cá tra đóng góp phần lớn
vào 88% doanh thu từ xuất khẩu hàng năm của Công ty.
3
2. Phân tích sức cạnh tranh mặt hàng cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ
phần Hùng Vương trên thị trường EU
Sử dụng mô hình 5 lực lượng của M.Porter để phân tích sức cạnh tranh
mặt hàng cá tra của Công ty Cổ phần Hùng Vương trên thị trường EU sẽ giúp ta
nhận thấy rõ hơn những cơ hội và thách thức cho Công ty trong việc cạnh tranh
mặt hàng cá tra tại thị trường EU.
2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Xu hướng tiêu dùng của hơn 500 triệu người dân EU là tiêu thụ thủy sản
nhiều hơn thịt với khối lượng và giá trị ngày càng tăng lên nhanh chóng khi tổng

mức tiêu thụ thủy sản hơn 11 triệu tấn/năm do đó EU đã trở thành một thị
trường hấp dẫn với các doanh nghiệp thủy sản tạo ra cạnh tranh hết sức gay gắt.
2.1.1. Các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ khối EU
Các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ khối có nhiều lợi thế hơn so với các
nước ngoài khối do được hưởng nhiều ưu đãi chung. Các công ty được tự do di
chuyển vốn, lao động, công nghệ nên có thể di dời việc nuôi trồng, chế biến, sản
xuất đến những nơi có lợi thế so sánh cho sức cạnh tranh hàng hóa của mình như
chuyển hoạt động ra các nước thành viên trong khối có lực lượng nhân công rẻ
hơn ở Tây Ban Nha hay chuyển sang các nước có nhiều nguồn lực ở ngoài khối
như Trung Quốc, Bắc Phi. Mặt khác EU tăng cường cải cách và hỗ trợ tài chính
các chính sách, dự án thủy sản tin cậy chung đã khuyến khích phát triển nuôi
trồng bền vững, tạo cơ hội việc làm cho những khu vực phụ thuộc vào thủy sản.
Điều đó tạo ra nhiều tiền đề cho các công ty trong khối EU phát triển và trở
thành thách thức trong cạnh tranh đối với Công ty Cổ phần Hùng Vương.
Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của các nước thành viên EU từ
2007 đến nay đạt khoảng gần 7 triệu tấn, lượng đánh bắt bằng 80%, nuôi trồng
chiếm 20% nhưng mỗi năm đều giảm hơn 20% sản lượng thủy sản của cả khối
do nhiều nguồn lợi thủy sản của EU đã nằm dưới giới hạn an toàn sinh học nên
luôn phải áp dụng hạn mức sản lượng đánh bắt. Nauy với 9,4% tổng sản lượng
4
đánh bắt đã trở thành nước cung cấp thủy hải sản lớn nhất cho EU với các loài
được khai thác chính: cá trích Đại Tây Dương, cá tuyết, cá thu, cá trích cơm. Có
thể thấy sức ép cạnh tranh từ các sản phẩm của các đối thủ trong khối không là
điều đáng lo với Công ty. Điều đó tạo ra cơ hội lớn cho hoạt động của Công ty
trên thị trường EU khi xuất khẩu sản phẩm cá tra là thế mạnh của thủy sản Việt
Nam với số lượng lớn, giá rẻ, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe cũng như cung
cấp nhiều chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khó tính EU.
2.1.2. Các đối thủ cạnh tranh ngoài khối.
Công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ cạnh tranh
ngoài khối trong khu vực Châu Á, Châu Mỹ Latinh, Đông Nam Á- đây là thách

thức lớn nhất về đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty CP Hùng Vương - do có
nhiều ưu điểm giống với Công ty khi sản xuất các sản phẩm với giá thấp do ưu
thế nhân công; kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất; xuất khẩu hàng hóa trực tiếp
tới EU mà rõ nhất là Trung Quốc- nhà cung cấp lớn nhất thủy sản cho EU. Các
công ty Trung Quốc có điểm mạnh hơn hẳn Công ty khi hiểu rõ về thị trường do
gia nhập lâu hơn, luôn tìm kiếm tạo nhiều chủng loại sản phẩm từ cá tra và các
loại cá khác giàu dinh dưỡng, giá rẻ hơn. Mặt khác Công ty cạnh tranh với các
đối thủ có cùng xuất xứ Việt Nam như NARCO, Agifish… Cùng là doanh
nghiệp trong nước xuất khẩu ra EU, các công ty trên có nhiều điểm giống với
Công ty và là các nhãn hiệu thủy sản chất lượng và uy tín lâu năm của Việt Nam
xuất sang EU sẽ có nhiều kinh nghiệm am hiểu thị trường, tạo được chỗ đứng
riêng và nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng khó tính bậc nhất thế giới.
2.2. Khách hàng
Công ty Cổ phần Hùng Vương cung cấp sản phẩm cá tra của mình qua
EU khi ký các đơn hàng với các công ty thuộc các nước khối EU như Inter
Marine (Ba Lan), CONGELADOS Y DERIVADOS (Tây Ban Nha), ABRAMCZYK
(Phần Lan)… với giá trị hợp đồng đến hàng triệu USD. Các công ty này sẽ đưa
sản phẩm của Công ty tới người tiêu dùng ở mọi nơi trong khối EU. Đây là
5
những bạn hàng lâu năm, gắn bó thân thiết từ năm Công ty thâm nhập EU
-những khách hàng có tiềm lực và uy tín lớn trên thế giới, những đối tác này
luôn đặt hàng giá trị lớn, thường xuyên, luôn thanh toán đúng thời gian với
Công ty. Công ty được khách hàng đánh giá cao về tiến độ thực hiện hợp đồng
cũng như chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe nên
thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng đã trở thành cơ hội lớn cho hoạt động của
Công ty. Điều đó nâng cao sức cạnh tranh của cá tra của Công ty trên thị trường
EU.
2.3. Các nhà cung ứng
- Cung ứng nguyên vật liệu: Công ty CP Hùng Vương sản xuất mặt hàng
cá tra xuất khẩu là chính do đó nguồn cung nguyên liệu luôn được đặt lên hàng

đầu. Công ty sở hữu hơn 150ha diện tích nuôi cung cấp bình quân 80.000 tấn
nguyên liệu/năm đảm bảo hơn 50% nguồn nguyên liệu đầu vào; Công ty còn
hợp tác với nông dân nuôi trồng và khoán sản phẩm trên 150ha khác cũng nhằm
cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy trong hệ thống. Công ty thiết lập quy
trình sản xuất khép kín từ nuôi trồng đến chế biến thành phẩm do đó bình ổn
được giá nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chất lượng thành phẩm, thực hiện đúng
tiến độ cho các thị trường khó tính như EU, bảo đảm doanh số và giữ giá cả
cạnh tranh. Đây là cơ hội làm tăng sức cạnh tranh sản phẩm cá tra của Công ty
với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Cung ứng vốn: Qua 6 đợt tăng vốn đạt 600 tỷ đồng thì cổ phần trong Công
ty gồm Hội đồng quản trị: 38%, nhà đầu tư trong nước: 31%,nhân viên: 19% và nhà
đầu tư nước ngoài: 12%. Công ty có thể huy động vốn dễ dàng từ 2 nguồn: vốn tự
có do thặng dư vốn lớn, vốn đi vay từ đối tác ngân hàng uy tín HSBC, BIDV,
Vietcombank. Nhưng đây vẫn là thách thức với Công ty khi các đối thủ cạnh
tranh nhận được sự giúp đỡ lớn từ Nhà nước họ trong việc đầu tư, các biện pháp giúp
ngành thủy sản phát triển nên có thể huy động vốn từ nhiều nguồn lớn, đa dạng.
6
- Cung ứng lao động: Lao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ
thông chưa qua đào tạo nên trình độ tay nghề còn yếu kém ảnh hưởng tới hiệu
suất lao động, chất lượng sản phẩm nên tác động tới sức cạnh tranh của Công ty
với các đối thủ cạnh tranh tại EU.
2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Với yêu cầu trình độ công nghệ không cần hiện đại lắm, vốn không cần
quá lớn nên hầu hết doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia hoạt động trong
ngành thủy sản. Mặt khác EU là 1 thị trường đầy tiềm năng với lượng tiêu thụ
lớn cùng việc liên kết trong ngành giữa Công ty với các doanh nghiệp khác để
phát triển và ngăn chặn các đối thủ mới chưa cao nên sự xuất hiện của các đối
thủ cạnh tranh tiềm ẩn trở thành thách thức lớn với các doanh nghiệp trong
ngành không chỉ riêng Công ty nhằm chia sẻ thị phần thị trường EU trong tương
lai. Vì vậy trong thời gian tỡi Công ty cần đề ra các biện pháp, kế hoạch hoạt

động phù hợp tạo sự khác biệt với các sản phẩm tương tự trên thị trường EU.
2.5. Sản phẩm thay thế
Người tiêu dùng EU đang nâng cao nhu cầu của mình với các sản phẩm
thủy sản mới khác cá tra mà có lợi cho sức khỏe, sử dụng sản phẩm an toàn, ít
béo có giá trị dinh dưỡng cao, sản phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó việc ngành
thủy sản các nước mở rộng chủng loại sản phẩm mang lại thành công trong việc
giới thiệu các sản phẩm mới như cá hồi nuôi và cá vược sông Nile với lợi ích
kinh tế và sự hấp dẫn đối với người sử dụng đã tạo ra thách thức khi tăng sức ép
cạnh tranh của các sản phẩm thay thế trên thị trường EU với sản phẩm của Công
ty tính đến nay chỉ mới có 5 loại (cá tra cắt khoanh; cá tra cắt đầu, nội tạng và
đuôi; cá tra phi lê không định hình; cá tra phi lê định hình; phi lê cá tra cắt
miếng). Do đó Công ty cần phải nghiên cứu, tìm mới những sản phẩm đa dạng
7
hơn với chủng loại, mẫu mã phong phú phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng EU.
8
III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG TRÊN THỊ TRƯỜNG EU
1. Cơ hội của mặt hàng cá tra xuất khẩu của Công ty cổ phần Hùng Vương
trên thị trường EU
Với 6 năm kinh nghiệm tham gia xuất khẩu cá tra vào thị trường EU, Công
ty Cổ phần Hùng Vương đã đạt được nhiều thành tựu cũng như vấp phải nhiều
thất bại. Thị trường EU vẫn luôn được Công ty đánh giá là thị trường chính trong
việc xuất khẩu cá tra do nơi đây có nhiều cơ hội cho sự phát triển của Công ty.
- Việt Nam gia nhập WTO và đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu là một
trong những nước xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực thủy hải sản nên tạo ra ưu
thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trước các nước xuất khẩu khác.
Mặt khác, Nhà nước đã có nhiều chính sách đổi mới để tạo điều kiện cho thị
trường xuất khẩu thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ nhanh, mở
đường cho quá trình chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất công nghiệp và khai thác

đánh bắt, chăn nuôi, đồng thời trong quý I/2009, Thủ tướng Chính phủ đã tuyên
bố mặt hàng cá tra là sản phẩm chiến lược của quốc gia. Đây đều là những cơ
hội với mức độ lớn tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Công ty.
- Thị trường xuất khẩu cá tra cũng tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty khi EU là thị trường rộng lớn bao gồm 27 nước thành
viên với số lượng người tiêu dùng khổng lồ với những điểm tương đồng về kinh
tế, văn hóa đặc biệt là những sở thích và thói quen tiêu dùng trong đó nhu cầu
phi lê cá tra tiếp tục tăng do thói quen tiêu dùng của người dân các nước EU sử
dụng cá tra nhằm thay thế cá thịt trắng đánh bắt ngoài khơi.
- Với lợi thế từ mô hình liên kết dọc, quy trình khép kín từ khâu thức ăn, con
giống cho đến khâu thành phẩm cũng như giải quyết một phần nguyên liệu chế
biến với hơn 150ha diện tích nuôi trồng mặt nước thuộc quản lý của Công ty
(đảm bảo hơn 50% nguyên liệu đầu vào) kết hợp với hơn 150ha nuôi trồng của
9
các hộ nuôi cá mà Công ty có quan hệ lâu dài đã giúp Công ty kiểm soát được
chi phí và thực hiện đúng tiến độ kế hoạch, đảm bảo doanh số và giữ giá cả cạnh
tranh về sản phẩm cá tra xuất khẩu. Hệ thống máy móc hiện đại được đầu tư đã
góp phần đảm bảo kế hoạch nâng cao năng suất sản phẩm cá tra xuất khẩu của
Công ty. Điều đó đã tạo ra cơ hội cho Công ty có những bước phát triển tốt hơn
đối với các đối thủ cạnh tranh khác cũng như có được sự ổn định việc cung cấp
hàng hóa cho khách hàng của Công ty.
- Công ty Cổ phần Hùng Vương là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về xuất khẩu
cá tra nên có thể dễ dàng trong việc hợp nhất ngành thông qua việc mua lại các
công ty nhỏ hơn tạo đà cho phát triển; đồng thời sản phẩm của Công ty đã khẳng
định được chỗ đứng tại thị trường EU chủ chốt, chiếm được niềm tin của người
tiêu dùng cũng như các bạn hàng lâu năm, đem lại cho Công ty cơ hội về doanh
thu ổn định, lâu dài.
2. Thách thức của mặt hàng cá tra xuất khẩu của Công ty cổ phần Hùng
Vương trên thị trường EU
Bên cạnh những cơ hội để phát triển thì thị trường EU cũng chứa đựng

nhiều thách thức mà Công ty cần phải nhận biết để có những biện pháp vượt qua.
- Các quy định tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thủy sản nhập
khẩu của thị trường EU – thị trường nổi tiếng khó tính nhất trên thế giới – liên
tục được đưa ra với mức độ ngày càng nghiêm ngặt với các tiêu chí về tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm, quy định nguồn gốc
xuất xứ để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng EU cũng như bảo vệ ngành thủy sản
của khối. Đây là thách thức lớn nhất cho Công ty buộc Công ty không những
luôn phải đảm bảo chất lượng mặt hàng cá tra xuất khẩu mà còn phải cân đối các
khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hùng Vương là doanh nghiệp hoạt động chế biến thủy sản nên có đặc thù về
chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu, trong đó chi phí nguyên liệu
chính chiếm tỷ trọng chủ yếu. Vì vậy sự biến động của giá nguyên liệu chính sẽ
10
tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra
nhân tố môi trường nuôi trồng, điều kiện tự nhiên và công nghệ nuôi cá ảnh
hưởng đến sự ổn định về số lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu của
Công ty. Công ty luôn phải đề ra những kế hoạch nuôi trồng, chế biến, sản xuất
kinh doanh đúng đắn, bám sát từng chu kỳ kinh doanh và theo sát việc thực hiện
các kế hoạch đó cũng như có các biện pháp dự phòng khi có sự cố xảy ra.
- Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen tiêu dùng là sử dụng các sản
phẩm thủy sản có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới do tâm lý cho rằng thương
hiệu gắn liền với chất lượng sản phẩm và đảm bảo uy tín nên tiêu dùng sản
phẩm này sẽ yên tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Mặt khác,
người dân EU ngày nay hướng tới việc sử dụng các sản phẩm tiện dụng như làm
sẵn hay ăn liền. Đây là thách thức mang tính lâu dài đối với Công ty phải tạo ra
một thương hiệu, một chỗ đứng trong niềm tin sử dụng sản phẩm của người tiêu
dùng EU đòi hỏi Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mà
còn đa dạng các chủng loại sản phẩm về cá tra và phát triển các loại thủy sản
khác phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
- Công ty đang vấp phải thách thức mạnh mẽ từ phía các đối thủ cạnh tranh cả

trong lẫn ngoài khối EU. Khi các đối thủ cạnh tranh trong khối EU nhận được
nhiều ưu đãi với mục tiêu phát triển ngành thủy sản của khối thì các đối thủ cạnh
tranh ngoài khối (không tính đến các đối thủ đến từ Việt Nam) có nhiều ưu điểm
hơn Công ty khi hiểu rõ về thị trường do gia nhập lâu hơn, luôn tìm kiếm tạo
nhiều chủng loại sản phẩm từ cá tra và các loại cá khác giàu dinh dưỡng; Công
ty còn gặp thách thức với các đối thủ đến từ Việt Nam khi có những điển tương
đồng như Công ty bên cạnh đó số lượng các nhà máy chế biến thủy sản ngày
càng gia tăng. Điều đó đặt ra nhiệm vụ buộc Công ty vừa nâng cao chất lượng
sản phẩm vừa phải tạo ra những nét khác biệt của sản phẩm, hình ảnh Công ty
với các đối thủ khác.
11
KẾT LUẬN
Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới ngày hôm nay đã tạo ra sự
cạnh tranh gay gắt trên tất cả các lĩnh vực của mặt trận kinh tế và đó là điều mà
các doanh nghiệp không thể tránh. Việc cạnh tranh hàng hóa vừa là động cơ thúc
đẩy sự tồn tại và phát triển lại vừa là nhân tố thúc đẩy sự đào thải của các doanh
nghiệp. Xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân doanh nghiệp, phân tích
sức cạnh tranh về hàng hóa mà doanh nghiệp xuất khẩu tại một thị trường cụ thể
trên thế giới là những việc cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải làm
không riêng gì Công ty Cổ phần Hùng Vương.
Luôn sử dụng hiệu quả những cơ hội và đề ra những biệ pháp giả quyết
các thách thức trên con đường xuất khẩu mặt hàng cá tra tại thị trường EU giúp
cho Công ty trở thành doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất cả nước tại EU trong
giai đoạn 2007 đến nay.
Bài viết trên của em còn nhiều thiếu sót về mặt lý luận cũng như cách
phân tích vẫn còn nhiều hạn chế, em rất mong sự góp ý của cô giáo để bài viết
của em hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo.
12

13

×