Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Trái Thanh Long của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 33 trang )

Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
MỤC LỤC
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 :Kim ngạch xuất khẩu thanh long 4 tháng 2009Error: Reference source
not found
so với 4 tháng 2008 Error: Reference source not found
Biểu 2.1 Diện tích trồng Thanh Long ở Bình Thuận).Error: Reference source not
found
Biểu 2.2 Diện tích trồng thanh long ở Tiền Giang qua các năm Error: Reference
source not found
Biểu 2.3. Sản lượng Thanh Long cả nước qua các năm Error: Reference source
not found
Biểu 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu Thanh Long 7 tháng đầu năm 2010 Error:
Reference source not found
Biểu 2.5 : Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu Thanh Long 7 Tháng đầu năm
2010 so với các năm Error: Reference source not found
Biểu 2.6 :Diễn biến đơn giá trung bình xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc
từ năm 2008 đến nay Error: Reference source not found
Biểu 2.7 : Cơ cấu thị trường nhập khẩu Thanh long 4 tháng/2009 Error:
Reference source not found
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày này xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng
đối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với
một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý
nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững
chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh
tế của mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định "coi xuất khẩu là
hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là một trong ba
chương trình kinh tế lớn phải thực hiện.


Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, 80% dân số hoạt động trong lĩnh
vực này, Việt Nam đã xác định Nông Sản là mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách và
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Thanh Long là một
trong những mặt hàng nông sản được nhiều người tiêu dùng biết đến về tính hấp
dẫn khi sử dụng và tác dụng vốn có không chỉ ở Việt Nam, đóng góp một tỷ
trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Tuy là một loại
mặt hàng mới xuất khẩu nhưng xuất khẩu Thanh Long đã đạt được những thành
tích đáng khích lệ, khối lượng và kim ngạch tăng nhanh, đem về một khoản
ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước.Tuy nhiên xuất khẩu Thanh Long hiện nay
cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến uy tín và tổng kim ngạch xuất khẩu
nói chung. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể đưa ra các giải pháp phù hợp
để khắc phục các hạn chế và thúc đẩy các lợi thế cho các hoạt động xuất khẩu
Thanh Long hiện nay. Chính vì thế, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã
chọn đề tài:
“Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Trái Thanh Long của Việt Nam”
Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu tình hình xuất khẩu cao su của nước
ta trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nhắm đẩy mạnh hơn nữa
hoạt động xuất khẩu Thanh Long trong thời gian tới. Với mục đích như vậy, đề
tài được chia làm 3 chương như sau:
1
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
Phần 1: Một số vấn đề lí luận chung vế xuất khẩu Thanh Long của Việt Nam.
Phần 2: Thực trạng xuất khẩu Thanh Long của Việt Nam.
Phần 3: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Thanh Long
trong những năm tới.
Do còn nhiều hạn chế trong việc cập nhật thông tin cùng với những hạn
chế về kiến thức của bản thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề án được
hoàn chỉnh.

Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô Ngô Thị Mỹ
Hạnh đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
2
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
PHẦN 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
THANH LONG CỦA VIỆT NAM
1.1 Khái niệm Xuất khẩu,nội dung,vai trò của xuất khẩu.
1.1.1 Xuất khẩu
Theo cách hiểu chung nhất thì xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa dich
vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác.Dưới góc độ marketing,xuất khẩu được
coi là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng
quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Nghị định 57/1998/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/1998 có hiệu lực ngày
10/8/1988 quy định chi tiết về thi hành luật thương mại về hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu gia công và đại lý mua bán với nước ngoài thì “Hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam
với thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt
động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.
Theo chương II mục 1 Điều 28 của Luật Thương Mại năm 2005 thì xuất
khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa
và khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật.
Trên thực tế hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, dưới nhiều
hình thức khác nhau, từ hàng hóa tiêu dung cho đến máy mọc thiết bị, công nghệ
hay nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất… nhưng mục đích chính cuối cùng
của xuất khẩu cho dù hình thức nào thì cũng phải đem lại lợi ích cho quốc gia.
Xuất khẩu là hoạt động không bị giới hạn về không gian hay thời gian. Nó có
thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn hay có thể trong hàng thập kỉ, có thể chỉ

trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc có thể diễn ra ở nhiều quốc gia.
3
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
1.1.2 Nội dung hoạt động xuất khẩu.
1.1.2.1 Thực hiện nghiên cứu tiếp cận thị trường.
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập xử lý thông tin nhằm giúp người
xuất khẩu ra quyết định đúng đắn và lợi nhất , đồng thời hoạch định chính sách
marketing phù hợp.
Trong bước này nhà xuất khẩu cần phải đạt được những mục đích sau:
- Phải nắm vững thị trường nước ngoài như dung lượng thị trường, tập
quán ,thị hiếu tiêu dung, các kênh tiêu thụ, sự biến động về giá cả, hệ thống pháp
luật điều chỉnh thương mại.
- Nhận biết được vị trí hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài
cũng như nhu cầu khách hàng và loại hàng xuất khẩu đó.
- Lựa chọn khách hàng :
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường qua báo đài,
Internet, các cơ quan xúc tiến thương mại, tư vấn, hội chợ, triển lãm.
Kết quả nghiên cứu và tiếp cận thị trường là nhà xuất khẩu sẽ lựa chọn
mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu.
1.1.2.2 Lập phương án kinh doanh.
Sau khi lựa chọn mặt hàng ,thị trường thì nhà xuất khẩu cần lập ra kế
hoạch kinh doanh, thời gian xuất khẩu, đối tác xuất khẩu, đánh giá sơ lược về
hiệu quả kinh doanh, những khó khăn và thách thức khi xuất khẩu mặt hàng đó
sang thị trường đó và đưa ra các phương án giải quyết.
1.1.2.3 Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Sau khi lựa chọn đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dịch đàm phán với
đối tác về thời gian xuất khẩu, mặt hàng, phương thức vận chuyển, hình thức
thanh toán để đi đến ký kết hợp đồng.
Có thể giao dịch đàm phán theo các cách sau đây:
- Đàm phán qua thư tín

- Đàm phán qua điện thoại
- Đàm phán trực tiếp
4
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
Tùy vào trường hợp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cách đàm phán nào
để phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất đối với doanh nghiệp của mình. Nhưng
thông thường đầu tiên, người ta thường các đàm phán qua thư để thiết lập và duy
trì mối quan hệ và đàm phán qua điện thoại để kiểm tra những thông tin cần
thiết. Còn những hợp đồng có giá trị lớn người ta thường dung cách đàm phán
trực tiếp.
1.1.2.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Hai bên làm các thủ tục để tiến hành xuất khẩu: xin giấy phép xuất khẩu,
chuẩn bị nguồn hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa, thuê tàu lưu cước, mua bảo
hiểm, làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng với tàu, làm thủ tục thanh toán.
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.
1.1.3.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất
yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn , lạc hậu, chậm phát triển ở nước ta. Để
CNH đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để
nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuât, vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn
nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như : liên doanh với nước ngoài,
vay nợ, viện trợ, tài trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ, xuất khẩu sức lao động.
Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vay nợ và viện trợ … tuy quan trọng
nhưng cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kì sau. Nguồn vốn quan
trọng nhất để nhập khẩu tiến hành CNH là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định
đến quy mô và tốc độ của nhập khẩu.
Nước ta thời kỳ 1986-1990, nguồn thu từ xuất khẩu đảm bảo trên 55%
nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, tương tự như vậy thời kỳ 1991-1995,1996-2000
và 2001-2005 lần lượt là 73,5%, 84,5%,91%.
Một điều đáng chú ý nữa là cơ hội đầu tư, vay nợ từ nước ngoài và các tổ

chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các nhà đầu tư và người cho vay thấy được khả
năng xuất khẩu – nguồn vốn duy trì để trả nợ - hiện thực. Vì thế, xuất khẩu quả
thực có vai trò rất quan trọng trong tiến trình CNH-HĐH đất nước.
5
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
1.1.3.2 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển.
Thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã dẫn đến
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như là một tất yếu khách quan trong quá trình
CNH phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới.
Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất
vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nếu nền kinh tế còn lạc hậu và kém
phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản vẫn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ
động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng
chậm. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế là hướng quan trọng để
tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu thị trường thế
giới để tổ chức sản xuất. Điều đó tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động đến sản xuất thể hiện ở :
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho ngành khác phát triển thuận lợi
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho
sản xuất phát triển ổn định
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng
cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là
phương tiện tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài
vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra năng

lực sản xuất mới.
- Thông qua xuất khẩu hàng hóa của nước ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh
tranh trên thị trường thế giới về giá cả chất lượng. Cuộc cạnh tranh này
đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất
luôn thích nghi được với thì trường.
6
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
1.1.3.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm,
nâng cao đời sống của nhân dân.
Tác động của sản xuất hàng hóa xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất
nhiều mặt.Trước hết sản xuất hàng hóa xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao
động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo ra
nguồn vốn để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu để tái sản xuất sức
lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của nhân
dân.Tham gia vào hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần đem hàng hóa đến
với bạn bè thế giới, góp phần mở rộng khả năng tiêu dùng của nhân loại mà còn
mang bản sắc dân tộc mình giới thiệu cho thế giới.
1.1.3.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
ở nước ta.
Xuất khẩu thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại và làm cho nền kinh tế
quốc dân gắn chặt với sự phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu ra
đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ
này phát triển chẳng hạn như xuất khẩu và sản lượng hàng hóa xuất khẩu thúc
đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế …. Đến lượt mình các quan hệ kinh
tế đối ngoại lại tạo tiền đề để mở rộng xuất khẩu.
1.1.4 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp ngoại thương.
Dưới góc độ vĩ mô của một nền kinh tế hoạt động xuất khẩu đem lại
những lợi ích vô cùng to lớn đối với mỗi doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu tạo tiền đề vốn cho doanh nghiệp ngoại thương bởi
vì hoạt động này ảnh hưởng tích cực tới xu thế phát triển theo hướng CNH tổng

thể nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào sống trong tổng thế đấy nên
cũng chịu tác động trước dương hiệu quả kinh doanh đột biến mà nguyên nhân
là những khoản lợi nhuận khổng lồ được đem đến bởi những hợp đồng xuất
khẩu qui mô lớn mà từ đó tạo tiền đề vốn cho doanh nghiệp.
7
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
Khi đã có tiền đề về vốn, doanh nghiệp có thể nhập khẩu những máy móc,
thiết bị kỹ thuật…đem đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất dẫn đến một loạt
các tác động tích cực sẽ xảy ra. Doanh nghiệp sẽ có lợi thế về quy mô – chi phí
bình quân cho sản xuất sẽ giảm dần khi quy mô sản xuất tăng lên cũng mang
nghĩa là giá thành sản phẩm sẽ giảm, chất lượng mẫu mã sản phẩm được cải
thiện và nâng cao, kế tiếp là hiệu quả tích cực-doanh ngiệp nâng cao được khả
năng cạnh tranh, và mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp đã đạt được-lợi nhuận
của doanh nghiệp tăng lên chưa từng thấy.
Bên cạnh đó khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu doanh
nghiệp sẽ học hỏi được rất nhiều từ đối tác nước ngoài cũng như các cơ hội nâng
cao nghiệp vụ kinh doanh, các phương thức tổ chức quản lý. Đồng thời trong môi
trường kinh doanh quốc tế mọi chuyện không đơn giản như kinh doanh nội địa,
tính rủi ro của môi trường kinh doanh rất cao nếu các doanh nghiệp không tìm
cách tự hoàn thiện trí thức cũng như sự hiểu biết của mình thì doanh nghiệp sẽ bị
động và gặp rủi ro. Nắm bắt khoa học công nghệ cũng là một nhân tố khiến cho
doanh nghiệp tìm cách thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình.
1.2 Vai trò của xuất khẩu Thanh Long trong nền kinh tế nước ta.
 Xuất khẩu Thanh Long góp phần thúc đẩy quá trình CNH – HĐH nông
nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống cho người lao động.
Có thể khẳng định rằng,cho đến nay, cây Thanh long là một cây trồng có
giá trị cao ở vùng đất các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng Bằng Sông cửu
long.Theo tính toán năm 2006, bình quân mỗi ha Thanh long đã đạt mức tổng
thu nhập từ 50>100 triệu đồng/năm.Riêng tại Bình Thuận mức thu nhập là cao

nhất có thể trên 100 triệu đồng/năm.
Cây Thanh Long gắn liền với việc làm và đời sống của hàng ngàn hộ dân
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,Đông Nam Bộ và Đồng bằng song Cửu
Long.Ngoài hiệu quả kinh tế như đã được ghi nhận, cây Thanh long còn góp
phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.Nhưng năm gần đây, do thị
8
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
trường và giá cả thuận lợi, năng suất lại gia tăng…nên thu nhập của người trồng
Thanh long có nhiều cải thiện đáng kể, nhiều địa phương đã sử dụng cây Thanh
Long như một giải pháp xóa đói giảm nghèo.
Thực tế tại các vùng trồng cây thanh long, hệ thống giao thong vận
chuyển được đầu tư mới và nâng cấp nhiều góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn,
nhất là các vùng sâu vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây thanh long trong
nhưng năm gần đây.
 Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp cân bằng môi trường
sinh thái.
Việc phát triển trồng cây thanh long đã khai thác hiệu quả tiềm năng đất
đai, bảo vệ môi trường sinh thái.Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam có nhiều vùng
đất, khí hậu thích hợp cho cây thanh long. Tính đến nay, đã hơn 100 năm cây
thanh long du nhập vào Việt Nam với nguồn gốc từ Pháp, diện tích trồng thanh
long tăng dần qua mỗi năm. Theo thống kê năm 2000, diện tích thanh long cả
nước ước khoảng 6000ha ( riêng Bình Thuận là 4000ha), đến năm 2010 diện
tích trồng thanh long cả nước đạt 20000ha ( Bình Thuận 10655ha) với sản lượng
524 nghìn tấn.
9
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
PHẦN 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THANH LONG CỦA VIỆT NAM
2.1 Nguồn gốc, khái quát về cây Thanh Long.
2.1.1 Nguồn gốc

Cây thanh long (tên tiếng anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit)
thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng xa mạc thuộc Mehico và
Colombia. Những loại trái cây này thường được gọi là thanh long. Trung Quốc
gọi là thanh long lửa và ngọc long, người Việt Nam gọi là thanh long, Indonesia
và Malaysia gọi là trái cây rồng, lào thì gọi là thanh long giống Việt Nam. Tên
tiếng địa phương là dâu lê hoặc nanettikafruit. Thanh long đươc người Pháp đem
vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới đưa lên thành hàng hóa từ
thập niên 1980.
2.2.2 Khái quát về cây Thanh Long.
• Phân bố
Hylocereus có nguồn gốc từ Mexico, Trung Mỹ và Nam Phi, sự hiện diện
của nó đã được chứng thực là có từ năm 1895 hiện nay được trồng ở các nước
châu Á như Indonesia (Tây Java), Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Philipin, Sri
Lanka, Malaixia và Bangladesh. Chúng cũng được trồng ở Okinawa, Hawaii,
Israel, phía bắc Australia và Miền nam Trung Quốc.
Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm ( khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam)
hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là
“hoa trăng” hay “ nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có
hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng
làm cây cảnh.
10
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
Cách thức nhân giống.
Sau khi sàng lọc và tách hột ra khỏi trái 1 cách kỹ lưỡng, hạt trái thanh long
được sấy khô và được cất giữ. Hạt lý tưởng là những hạt được lấy từ những trái
chín đẹp, không bệnh tật, có màu đẹp, tai cứng….Hạt giống được trồng trong
hỗn hợp phân đất tro. Hạt thường nảy mầm trong khoảng 11-14 ngày sau đó tiếp
tục chăm sóc tưới nước, cây con sẽ phát triển thành dây và cần một cột trụ để leo
lên, khi leo đến đỉnh dây sẽ xỏa xuống xung quanh, sau đó cây sẽ ra hoa và quả
khoảng gần 1 năm tiếp theo.

11
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
Hoa thanh long nở vào ban đêm và héo vào buổi sáng chúng dựa vào các
sinh vật như dơi hay sâu, ong, bướm hay nhờ gió để thụ phấn. Mỗi năm 1 trụ
thanh long có thể ra hoa kết trái khoảng từ 3-6 lần tùy thuộc vào điều kiện chăm
sóc, hiện nay ngoài vụ mùa bình thường người ta chong đèn cho thanh long để
tạo ra thanh long trái mùa. Tương tự như các loài cây xương rồng khác, một
nhánh của dây có thể tách ra và tự phát triển để sinh sôi thành một cây thanh
long khác, đây là phương pháp nhân giống nhanh hơn, dễ dàng hơn phương
pháp nhân giống bằng hạt thanh long.
• Sâu bệnh trên cây Thanh Long
Bất kì loại thực vật nào cũng tồn tại kẻ thù hoặc mặt trái của nó. Tưới nước
quá nhiều hoặc mưa nhiều gây ra hiện tượng thối dây, hoa và trái. Chim, chuột,
sên, sâu chiếu, dơi, bọ, kiến, các loại nấm…gây ra bệnh tật và làm thối dây non,
dây chậm phát triển, trái bị bệnh tật, xấu xí….
• Quả
Thanh long có 3 loại:
- Thanh long bình thường: có vỏ da màu đỏ ruột trắng là loại thanh long phổ
biến nhất hiện nay
- Thanh long ruột đỏ: có vỏ da màu đỏ và ruột cũng đỏ
- Thanh long vàng: có vỏ da vàng và ruột trắng
1 trái thanh long trung bình nặng khoảng 300-600gram, có trái có thể đạt được
trọng lượng 1kg.
Trái thanh long khi cắt ra bên trong có hạt và thịt lẫn vào nhau, khi ăn có
vị ngọt, nếu trái vừa chín sẽ có vị chua, nếu trái chín đi chín lại ( treo trên cây
lâu ngày) sẽ rất ngọt. khi ăn thường ăn luôn cả hạt vì hạt rất khó tiêu hóa, trự khi
nhai luôn cả hạt ( impossible >”<) quả thanh long cũng có thể dùng làm rượu,
hoa thanh long dùng làm trà. Vỏ thanh long thường cho gà hoặc trâu bò ăn.
• Thông tin dinh dưỡng
12

Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
Giá trị dinh dưỡng có trong 100g thanh long ( trong đó có 55g thịt không hạt)
như sau:
• 80-90 g nước
• Carbohydrates 9-14 g
• Protein 0,15-0,5 g
• Fat 0,1-0,6 g
• 0,3-0,9 g chất xơ
• Ash 0,4-0,7 g
• Năng lượng: 35-50
• Canxi 6-10 mg
• Sắt 0,3-0,7 mg
• Phốt pho 16-36 mg
• Carotene (vitamin A) dấu vết
• Thiamin (Vitamin B 1 ) dấu vết
• Riboflavin (Vitamin B 2 ) dấu vết
• Niacin (vitamin B 3 ) 0,2-0,45 mg
• Acid ascorbic (vitamin C) 4-25 mg
Số liệu trên có thể thay đổi nhiều hơn hay ít hơn tùy thuộc vào cách chăm sóc và
điều kiện phát triển.
Thành phần acid béo trong hạt thanh long được xác định như sau:
Thanh long ruột đỏ) Thanh long ruột trắng
Myristic acid 0,2% 0,3%
Acid palmitic 17,9% 17,1%
Stearic acid 5,49% 4,37%
Palmitoleic acid 0,91% 0,61%
Oleic acid 21,6% 23,8%
Cis- vaccenic acid 3,14% 2,81%
Linoleic acid 49,6% 50,1%
Linolenic acid 1,21% 0,98%

Trong 1 trái thanh long chứa nhiều vitaminC, giàu chất xơ và chất
khoáng, đặc biệt là phốt pho và canxi
13
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
Hạt thanh long giàu chất béo không bão hòa đa axit
Ngoài ra thanh long còn chứa một lượng đáng kể phytoalbumin chất
chống oxy hóa, có tác dụng ngăn chặn sự hình thành bệnh ung thư. Làm tăng bài
tiết các kim loại năng, độc tố, và làm giản cholesterol, giúp giảm huyết áp, ăn
thường xuyên giúp giảm bệnh hô hấp mãn tính.
2.2 Thực trạng sản xuất Thanh Long xuất khẩu.
2.2.1 Về diện tích
Thanh long được đưa vào Việt Nam gần 100 năm.Đến giờ diện tích trồng
Thanh Long cả nước vào khoảng 20.000ha và được trồng nhiều nhất ở 3 tỉnh
Bình Thuận,Long An,Tiền Giang.
Bình Thuận là tỉnh có diện tích trồng Thanh Long lớn nhất cả nước.Diện
tích trồng Thanh Long toàn tỉnh lên tới 10.665ha năm 2010.Trong đó diện tích
thanh long cho thu hoạch khoảng 9000ha.Thanh long được trồng nhiều nhất ở
Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam ( hơn 6000ha).
Biểu 2.1 Diện tích trồng Thanh Long ở Bình Thuận)
Đơn vị : ha
(Nguồn : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình thuận)
Tiền Giang là tỉnh có diện tích trồng Thanh Long lớn thứ 2 cả nước với
diện tích trồng Thanh Long toàn tỉnh khoảng 2000ha (năm 2010). Theo Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, hiện tỉnh đang triển khai đề án
mở rộng diện tích chuyên canh cây thanh long đến năm 2015 là 5.000 ha, tăng
2.500 ha so với hiện tại. Theo đó, diện tích trồng thanh long sẽ được mở rộng
trên địa bàn huyện Chợ Gạo và xã Long An (thuộc huyện Châu Thành). Trong
14
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
đó, chợ Gạo là huyện hiện có diện tích trồng thanh long lớn nhất của tỉnh Tiền

Giang với khoảng hơn 2.300 ha. Thanh long được trồng tập trung nhiều ở các xã
như: Quơn Long, Mỹ Tịnh An, Đăng Hưng Phước và Long Bình Điền.
Biểu 2.2 Diện tích trồng thanh long ở Tiền Giang qua các năm.
Đơn vị : ha
(Nguồn : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang)
Long An với diện tích trồng hơn 1500ha,được trồng tập trung tại Huyện Châu
Thành.Ngoài ra Thanh Long còn được trồng rải rác ở các tỉnh trong cả nước
nhưng với quy mô nhỏ không tập trung,một số tỉnh cũng bắt đầu trồng thí điểm
như Cần Thơ,Tây Ninh…
2.2.2 Năng suất,Sản lượng
Năng suất trung bình đạt khoảng 15-20 tấn/1ha ,đạt 30-50 tấn/1ha nếu
thâm canh tốt.Tùy thuộc vào cách chăm sóc và thổ nhưỡng ở từng nơi trồng mà
năng suất cao hay thấp.Ngoài ra, nhờ sử dụng phương pháp chong đèn mà 1 năm
ngoài 1 vụ chính ta có thể có ít nhất 2 vụ trái mùa làm cho năng suất và sản
lượng được nâng cao.
Tỉnh đạt năng suất cao nhất là Bình Thuận với năng suất trung bình là 25
tấn/1ha.Do có thổ nhưỡng phù hợp nhất với cây Thanh Long.
15
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
Biểu 2.3. Sản lượng Thanh Long cả nước qua các năm
Đơn vị : Nghìn tấn
(Nguồn : Hiệp hội doanh nghiệp rau hoa quả Việt Nam)
2.2.3 Về giống(chủng loại)
Quả của nó có ba dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá.
Chúng có tên gọi khoa học như sau:
• Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.
• Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ.
• Hylocereus megalanthus, trước đây được coi là thuộc chi Selenicereus,
ruột trắng với vỏ vàng.
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột

thường được ăn ở dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung
cấp calo. Hương vị của nó đôi khi giống như hương vị của quả kiwi (Actinidia
deliciosa). Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang; hoa có thể ăn
được hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng
được ăn cùng với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hóa.
Loại được trồng chủ yếu ở nước ta là loại ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ
được trồng chủ yếu ở Bình Thuận,Tiền Giang,Long An và loại ruột đỏ với vỏ
hồng hay đỏ lấy giống từ Đài Loan.
2.3 Thực trạng xuất khẩu Thanh Long ở Việt Nam.
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu Thanh Long.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu
thanh long trong tháng 4/09 đạt 2,3 triệu USD, giảm 0,23% so với tháng trước
16
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
và giảm 18% so với cùng kỳ 2008. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2009, kim
ngạch xuất khẩu thanh long lại tăng nhẹ đạt gần 11,2 triệu USD tăng2,7% so
với cùng kỳ 2008.
Cũng theo số liệu thống kê thì lượng và kim ngạch xuất khẩu thanh long
có sự tăng – giảm theo chu kỳ. Trong nửa cuối năm 2008 và tháng 1/09 kim
ngạch xuất khẩu thanh long liên tục tăng do nhu cầu tăng cao, nhất là những
tháng lễ, tết. Từ tháng 2 đến tháng 6/09 kim ngạch xuất khẩu thanh long có
chiều hướng giảm. Ước tính trong tháng 5/09 kim ngạch xuất khẩu thanh long
1,5 triệu USD, giảm 33% so với tháng 4/09.
Bảng 2.1 :Kim ngạch xuất khẩu thanh long 4 tháng 2009
so với 4 tháng 2008
TT
4T/2008 4T/2009 4T/09 so với
4T/08(%)
Trị giá (USD) Trị giá (USD)
Trung Quốc 1.643.357,2 3.191.527,5 94,2

TháI Lan 2.978.296,4 2.935.290,3 -1,4
Đài Loan 1.514.625,5 1.113.096,9 -26,5
Hà Lan 958.001,0 858.403,9 -10,4
Singapore 684.103,3 838.588,0 22,6
Hồng Kông 1.974.842,4 776.582,7 -60,7
In đô nê xia 443.303,7 420.928,6 -5,0
Đức 62.343,8 243.341,0 290,3
Malaysia 124.841,6 187.020,8 49,8
Pháp 44.255,0 117.337,4 165,1
Canada 50.165,8 114.763,0 128,8
UAE 0 104.953,0 0,0
Anh 158.719,6 87.186,6 -45,1
Hungary 0 45.666,3 0,0
New Zealand 0 34.423,0 0,0
A rập xê út 0 25.070,5 0,0
Thụy sĩ 38.318,5 19.761,3 -48,4
Phần Lan 11.475,0 13.588,0 18,4
Nhật Bản 117.952,0 13.130,0 -88,9
……………… ……………… ……………… ………………
Tổng 10.872.404,1 11.167.587,7 2,7
(Nguồn : Tổng cục hải quan)
Xuất khẩu thanh long liên tục tăng kể từ đầu năm 2010 đến nay. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thanh long của cả nước trong
17
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
tháng 7 đạt 10,6 nghìn tấn với kim ngạch đạt 4,4 triệu USD, tăng 33,1% về lượng
và 34,9% về kim ngạch so với cùng kỳ 2009. Tính chung 7 tháng năm 2010, xuất
khẩu thanh long đạt 55,8 nghìn tấn với kim ngạch đạt 26,9 triệu USD, tăng 35,3%
về lượng và 37% về kim ngạch so với cùng thời điểm 2009.
Biểu 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu Thanh Long 7 tháng đầu năm 2010

(Nguồn : Tổng cục hải quan)
Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu Thanh long tăng đều từ tháng
3 đến tháng 7 với mức tăng trung bình lượng xấp xỉ 30%/1 tháng về ngạch
27,5%/1 tháng.Đặc biệt ở 2 tháng đầu năm rơi vào dịp lễ tết lên kim ngạch xuất
khẩu tăng đột biến so với các tháng cuối năm 2009 với mức tăng trên 50%.
Hiện nay đang là thời điểm thu hoạch Thanh long nên nguồn cung rất dồi
dào. Dự báo xuất khẩu thanh long từ nay cho đến cuối năm sẽ tăng mạnh. Ước
tính trong tháng 8/2010, lượng thanh long xuất khẩu đạt 12 nghìn tấn với kim
ngạch đạt 4,6 triệu USD.
Biểu 2.5 : Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu Thanh Long 7 Tháng đầu
năm 2010 so với các năm.
(Nguồn : Tổng cục hải quan)
18
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
2.3.2 Giá Thanh Long xuất khẩu .
Đơn giá xuất khẩu thanh long trong 4 tháng đầu năm 2009 không có mấy
biến động. Đơn giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 4 tháng đầu năm dao
động quanh mức 0,2 đến 0,4 USD/kg tùy thuộc vào chất lượng từng loại Thanh
long. Trong tháng 4/09, đơn giá trung bình xuất khẩu Thanh long tăng nhẹ lên
mức 0,35USD/kg,so với cùng kỳ 2008 tăng 16,6%.Tuy nhiên, Đơn giá xuất
khẩu tráI thanh long sang thị trường Trung Quốc thấp hơn so với một số thị
trường khác. Điều này được thể hiện rõ qua đơn giá xuất khẩu sang thái lan với
mức trung bình 0,6 USD/kg (FOB, Cát Lái). In đô nê xia là 0,8 USD/kg (FOB,
Cảng Vict). Hà Lan từ 1,5 đến 2 USD/kg (CIF, Cát lái)…
Biểu 2.6 :Diễn biến đơn giá trung bình xuất khẩu thanh long sang Trung
Quốc từ năm 2008 đến nay
(ĐVT: USD/kg)
(Nguồn : Hiệp hội doanh nghiệp rau hoa quả Việt Nam)
2.3.3 Thị trường xuất khẩu.
Trong số những thị trường nhập khẩu thanh long từ Việt Nam thì Trung

Quốc, TháI Lan, Đài Loan, Hà Lan và Singapore là 5 thị trường nhập khẩu
chính. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu trái thanh long lớn
nhất của nước ta. Trong 4 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thanh long
sang thị trường này tăng rất mạnh, đạt gần 3,2 triệu USD, tăng 94,2% so với 4
tháng cùng kỳ 2008. Tỷ trọng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2009 sang thị trường
này chiếm tới 29,9%.Tiếp đến là Singapore với kim ngạch nhập khẩu tráI thanh
19
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
long đạt 838,6 nghìn USD, tăng 22,6% so với 4 tháng cùng kỳ 2008. Ngoài ra,
kim ngạch xuất khẩu thanh long sang một số thị trường khác tăng rất mạnh,
thậm chí tăng tới 3 con số như Canada tăng 128,8%;Pháp tăng165%,đặc biệt
Đức tăng 290,3%.Ngoài những thị trường tăng mạnh kể trên thì cũng có những
thị trường giảm đáng kể về kim ngạch xuất khẩu như Đài Loan giảm 26,5; Hồng
Kông giảm 60,7%; Nhật Bản giảm 88,9%
Biểu 2.7 : Cơ cấu thị trường nhập khẩu Thanh long 4 tháng/2009
(Tỷ trọng tính theo kim ngạch)

(Nguồn : Hiệp hội doanh nghiệp rau hoa quả Việt Nam)
2.4 Thực trạng thu mua,chế biến sau thu hoạch Thanh Long.
2.4.1 Quá trình thu mua
Có thể tóm tắt quá trình của Trái Thanh Long trên thị trường theo sơ đồ sau:
(4)(3)
(1)
(2)
Nông
dân
Thương
lái nhỏ
hơn
Thương

lái
Bán sỉ Bán lẻ
Người tiêu
dùng
Xuất khẩu
Bán sỉ
nhỏ hơn
(5)
HTX
(6
)
(7)
20
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
Ở Việt Nam đa số con đường xuất khẩu của Thanh Long đi theo hướng
Nông Dân-Thương Lái-Xuất khẩu.Vì thế có thể thấy vai trò của thương lái là
quan trọng trong việc xuất khẩu Thanh Long.
Khi vào vụ Thanh Long các thương lái sẽ đến các vườn để thu mua hàng
để cho những hợp đồng xuất khẩu đã ký.Những thương lái nhỏ sẽ thu mua hàng
ở những hộ,vườn nhỏ sau đó đem bán cho những thương lái lớn.Hiện nay những
thương lái nước ngoài cũng đã tham gia vào quá trình thu mua này,họ đến tận
những vườn để đặt hàng thu mua và bao tiêu toàn bộ.
2.4.2 Chế biến sau thu hoạch.
Để đảm bảo chất lượng, hẩu hết các thương lái đảm trách các khâu sau thu
hoạch
Lạnh
Bình thường
Do hạn chế về cơ sở vật chất và trình độ kĩ thuật nên chỉ một vài thương lái có
thể thực hiện đúng qui trình theo dây chuyền khép kín từ kho chứa đến máng
rửa, sau đó vào phòng mát, khu vô trùng bằng nước ozone, kho lạnh, xưởng vô

bọc, đóng gói v.v (như Long Hòa) Hầu hết các thương lái chỉ dừng lại ở khâu
đầu tiên (phân lọai) sau đó là chất lên xe vận chuyển.
2.5 Đánh giá thực trạng xuất khẩu Thanh Long ở Việt Nam.
2.5.1 Thuận lợi
Về vị trí địa lý và thổ nhưỡng :
21
Phân loại
Tồn trữ
Đóng gói
dán nhãn
Lau
Làm khô
ráo
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
Nước ta có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của cây Thanh
Long.Cây Thanh Long là một loại cây có sức sinh trưởng tốt, cho thu hoạch và
giá trị cao thích hợp với khá nhiều loại đất và địa hình.
2.5.2 Khó khăn
Chất lượng Thanh Long còn thấp
Mặc dù chất lượng Thanh Long xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được
cải thiện, nhưng so với tiêu chuẩn thế giới thì vẫn chưa được cao. Chất lượng
xuất khẩu không ổn định( vì phụ thuộc khá nhiều vào mùa thu hoạch và kỹ thuật
chăm sóc cũng như thời tiêt), chưa xuất được theo tiêu chuẩn quốc tế (mới bắt
đầu triển khai dự án trồng và chế biển theo tiêuchuẩn quốc tế) lên bị ép giá làm
giảm giá trị xuất khẩu. Khâu tổ chức thu mua chưa tốt, khiến người nông dân
phải bán Thanh Long với giá thấp.
Có nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng Thanh Long cần được giải quyết
như : Tuyển chọn và áp dụng trồng đại trà giống Thanh Long có chất lượng cao,
khu sản xuất Thanh Long tập trung với quy mô lớn, kỹ thuật trồng và chăm sóc,
kỹ thuật và công nghệ chế biến từ sau thu hoạch đến bảo quản, dự trữ và chế

biến xuất khẩu cũng như quá trình vận chuyên bến cảnh xếp dỡ ….
Hệ thống thu mua còn hoạt động kém chuyên nghiệp :Hệ thống thu mua
hình thành tự phát, chủ yếu là các đại lí tư nhân( các thương lái lớn,nhỏ đa số là
nông dân trồng Thanh Long mà trách một phần ra làm nhiệm vụ thu mua).
Nhiều công ty xuất khẩu Thanh Long thiên về ký hợp đồng theo phương thúc
giao hang trước chốt giá sau (thực chất là đầu cơ lên giá, nhiều trường hợp dẫn
đến thua lỗ nặng trong kinh doanh) Các doanh nghiệp xuất khẩu của ta (cũng
như các thương lái) cũng gặp phải sự cạnh tranh từ các thương lái,doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, am hiểu thị trường đang
tham gia thu mua xuất khẩu Thanh Long.
Khả năng điều tiết thị trường kém:Việc nông dân, thương lái biết dự trữ
hàng lại,không ồ ạt bán ra là điều rất đáng mừng,tuy nhiên tất cả đó chỉ là tự phát.
22
Đề án môn Kinh Tế Thương Mại Trần Văn Thảo
Mỗi người nông dân không có số liệu cụ thể về cung cầu,dễ dẫn đến việc dự trữ
lượng hàng quá nhiều đến khi giá cao không bán, đến khi giá xuống thì sẽ hối tiếc.
Thương hiệu Thanh Long Việt Nam trên thị trường quốc tế còn chưa
mạnh,chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng.
PHẦN 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
THANH LONG TRONG NHỮNG NĂM TỚI
3.1 Xây dựng thương hiệu và chất lượng Thanh Long Việt Nam.
Về thương hiệu: Khi mà diện tích trồng Thanh Long trên cả nước ngày
càng được mở rộng về quy mô nhưng thương hiệu Thanh long xuất khẩu trên cả
nước vẫn còn rất ít. Hiện nay,chỉ có chất lượng trái thanh long Bình Thuận
tương đối tốt. Theo chính quyền địa phương, chất lượng thanh long có thể đạt
tới 40 % chất lượng dành cho xuất khẩu (phỏng vấn sâu thương lái).Tuy nhiên,
do chất lượng thanh long Bình Thuận không đồng đều, vì còn nhiều nông dân
thiếu kinh nghiệm trồng trọt dẫn đến chất lượng và sản lượng thấp. Mặt khác
tốc độ phát triển trồng trọt quá nhanh khiến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm

chưa được quan tâm đúng mức, cũng ảnh hưởng không nhỏ lên chất lượng
chung của thanh long (phỏng vấn sâu thương lái).
Thanh long ở Bình Thuận hiện chưa được chứng nhận tiêu chuẩn chất
lượng chính thức của một tổ chức quốc tế nào. Sở dĩ họ có thể xuất khẩu được là
do nước nhập khẩu chưa có các yêu cầu khắt khe về các tiêu chuẩn chất lượng
hoặc xuất qua con đường tiểu ngạch. Ngay cả thanh long Hoàng hậu, hay thanh
long Long Hòa cũng đều được xuất thông qua những còn đường ấy.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 hợp tác xã trồng thanh long: Hợp tác xã
Thanh Long hữu cơ xã Hàm Mĩ, huyện Hàm Thuận Nam, Hợp tác xã thanh long
hữu cơ – xã hàm Hiệp huyện Hàm Thuận Bắc và duy nhất có một hợp tác xã
trồng trọt tiến đến tiêu chuẩn Europgap, đó là hợp tác xã sản xuất thanh long
theo tiêu chuẩn Europgap tại xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam.
23

×