Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phân tích kim ngạch kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam giai đoạn năm 1999-2010 và dự báo năm 2011-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.12 KB, 25 trang )

Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

MỤC LỤC
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Từ những năm đầu thập kỷ 90 đến nay, ngành da giày Việt Nam bắt đầu
phát triển với tốc độ nhanh cùng với việc hình thành, mở rộng thị trường
trong nước và xuất khẩu. Gia công giày Việt Nam có một vị trí quan trọng
trong nền kinh tế đất nước: chiếm 8,2% lực lượng lao động trong khu vực
công nghiệp chế biến, chiếm 10,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước.Việt nam có lợi thế để phát triển ngành giày đó là lực lượng lao động
trẻ, giá nhân công thấp. Thực chất giày Việt Nam chủ yếu là gia công cho
nước ngoài.Thực hiện việc gia công xuất khẩu mặt hàng giày có lợi:
Trước tiên là giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho đất nước.
Nó đảm bảo đời sống cho người lao động, góp phần làm ổn định trật tự an
ninh xã hội.
Việc gia công giày cho người nước ngoài giúp chúng ta có thể tiếp thu
được khoa học kỹ thuật tiên tiến, kể cả mặt quản lý công nghiệp và đào tạo
được đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kỹ thuật tiên tiến và tính tổ chức
kỷ luật tốt. Và nhờ đó mà các doanh nghiệp luôn tự trang bị máy móc thiết bị
mới và mẫu mã hợp thời trang theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài.
Gia công tuy không tạo được lợi nhuận lớn nhưng luôn tái tạo được ngoại
tệ và không bao giờ bị nợ nước ngoài, không sợ bị lỗ, bị ế vì khách hàng bao
tiêu toàn bộ sản phẩm.
Gia công xuất khẩu giày là cơ sở để mở rộng thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại.Thực hiện xuất khẩu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như hoạt động
ngân hàng quốc tế, vận tải quốc tế… vì vậy khi xuất khẩu phát triển, các quan
hệ này cũng phát triển theo.
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang


1
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì bước đi cần thiết do thiếu
vốn, công nghệ, phương thức quản lý và chưa có thị trường.
Thị trường xuất khẩu của giày da ngày càng mở rộng ở các thị trường như:
Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. Với những thuận lợi sẵn có ngành giày dép
xuất khẩu ngày càng phát triển, kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao chiếm
một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trước những đóng góp của ngành giày dép đối với nền kinh tế quốc dân
nên em chọn để tài: Phân tích kim ngạch kim ngạch xuất khẩu giày dép
Việt Nam giai đoạn năm 1999-2010 và dự báo năm 2011-2012. Mục đích
nghiên cứu đề tài này hiểu rõ hơn những biến động kim ngạch xuất khẩu giày
dép trong giai đoạn 1999-2010 từ đó rút ra cần phát huy những mặt tốt và
khắc phục những mặt còn thiếu sót của ngành trong những năm sau đó.
Đề án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Trần
Hoài Nam. Em xin chân thành cảm ơn thầy. Tuy vậy do trình độ của em
còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô và
các bạn thông cảm.
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Thu Trang.
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
2
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM
1. Thuận lợi gia công xuất khẩu giày dép Việt Nam trong những năm
gần đây (2001-2010).

Hiện tại, ngành da giày Việt Nam có khả năng sản xuất trên 360 triệu đôi
giày dép các loại. Từ chỗ chỉ gia công mũi giày đơn thuần cho các nước Đông
Âu và Liên Xô(cũ) với sự hợp tác đầu tư của nước ngoài, đến nay các doanh
nghiệp ngành giày đã sản xuất được những đôi giày hoàn chỉnh với chủng loại
phong phú. Những nhãn hiệu giày nổi tiếng thế giới hiện đã được sản xuất tại
Việt Nam như Nike, Reebok, Adidas, Diadora… Ngành da giày Việt Nam
thực sự đã bước sang một thời kỳ phát triển mới, thay đổi lớn về qui mô, trở
thành một ngành kinh tế kỹ thuật có ý nghĩa, giải quyết việc làm cho hàng
chục vạn lao động.
Cả nước ta hiện có 233 doanh nghiệp sản xuất da giày,trong đó có 76
doanh nghiệp nhà nước, 80 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và 77 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng năng lực sản xuất da giày hiên đạt
khoảng 420 triệu đôi các loại. Sản lượng giày dép đã tăng nhanh từ 206 triệu
đôi năm 1997 lên khoảng 320 triệu đôi năm 2001. Sản lượng giày dép Việt
Nam hiện đứng thứ 8 trên thế giới.
Da giày là mặt hàng có tỉ lệ xuất khẩu khá cao, đạt tới 90%. Kim ngạch
xuất khẩu tăng với tốc độ khá cao và liên tục. Nếu như từ năm 1991 trở về
trước, nước ta hầu như không xuất khẩu giày dép, năm 1992 mới đạt 5 triệu
USD, thì năm 2000 đã đạt 530 triệu USD và năm 2001 đạt 978 triệu USD
(năm 2001 gấp 195,6 lần năm 1992).
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
3
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

Cho đến nay, da giày của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 40 nước
và cùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó chủ yếu là sang Liên minh Châu Âu
(EU), Mỹ và Nhật Bản.
Bên cạnh đó, sản phẩm da giày còn mở rộng hơn sang nhiều thị trường
mới, ngành da giày nước ta có cơ hội tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang
Anh, một thị trường có sức tiêu thụ lớn các sản phẩm giày dép. Nếu các

doanh nghiệp Việt Nam biết khai thác, xúc tiến thương mại có hiệu quả thì
Anh sẽ trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành giày dép Việt Nam
trong tương lai gần.
2. Những khó khăn và thách thức của gia công giày Việt Nam.
Tuy đạt được những thành tựu về xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2010,
nhưng hoạt động gia công xuất khẩu giày của chúng ta vẫn còn có một số khó
khăn và thách thức sau:
* Chỉ chú trọng đến việc mở rộng thị trường gia công mà chưa chú trọng
đến những nhân tố quan trọng nội tại:
Trong công tác mở rộng thị trường gia công xuất khẩu nước ta đã đạt được
nhiều kết quả (thâm nhập thị trường mới) tuy nhiên còn một số tồn tại sau:
Song song với việc mở rộng tìm kiếm thị trường gia công mới thì các
công ty gia công trong nước đã không củng cố thị trường gia công truyền
thống, đã làm cho thị trường này mai một đi, thậm chí có những thị trường
không còn kim ngạch xuất khẩu và hợp đồng gia công xuất khẩu ở một số thị
trường Châu á như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore.
Gia công xuất khẩu giày ở nước ta chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Hoạt động
này đã có các thành công đáng kể như thu ngoại tệ về cho đất nước song lại
để lại khoảng trống phía sau lưng mình đó là thị trường nội địa. Hiện nay, dân
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
4
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

số Việt nam khoảng 80 triệu người, số người tiêu dùng đông đảo này đã tạo ra
thị trường sức mua khoảng 750 triệu USD/năm. Do vậy, một mặt các doanh
nghiệp Việt Nam cần tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu, một mặt tăng
cường sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, tránh bỏ phí thị trường này.
* Thiếu vốn và công nghệ làm cho hoạt động sản xuất bị ngừng trệ.
* Bị lệ thuộc quá nhiều vào việc cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu, hoá
chất, phụ tùng, máy móc từ nước ngoài.

* Phần lớn các hợp đồng gia công vẫn ở dạng thuần tuý, những hợp đồng
mua bán đứt đoạn chưa nhiều nên thực tế hiệu quả chưa cao, giá trị nhận được
chỉ là thù lao gia công thuần tuý. Chính vì thế, khả năng tích luỹ của doanh
nghiệp chưa cao, khả năng huy động vốn còn nhiều hạn chế.
* Thiếu đội ngũ nhân viên có kỹ thuật, tay nghề cao.
3. Vân dụng dãy số thời gian để phân tích biến động kim ngạch xuất
khẩu giày dép Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
Khái niệm: Các hiện tượng kinh tế - xã hội luôn luôn biến động qua thời
gian. Để nghiên cứu sự biến động này người ta dung phương pháp dãy số thời
gian. Dãy số thời gian là dãy các giá trị của chỉ tiêu kinh tế - xã hội biến động
theo thời gian.
Ý nghĩa của việc nghiên cứư dãy số thời gian: Phương pháp phân tích một
dãy số thời gian dựa trên một giả định căn bản là: sự biến động trong tương
lai của hiện tượng nói chung sẽ giống với sự biến động của hiện tượng trong
quá khứ và hiện tại xét về mặt đặc điểm và cường độ biến động. Nói một cách
khác các yếu tố đã ảnh hưởng đến biến động của hiện tượng trong quá khứ và
hiện tại được giả định trong tương lai sẽ tiếp tục tác động đến hiện tượng theo
xu hướng và cường độ giống hoặc gần giống như trước.
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
5
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

Do vậy, mục tiêu chính của phân tích dãy số thời gian là chỉ ra và tách biệt
các yếu tố đã ảnh hưởng đến dãy số thời gian. Điều đó có ý nghĩa trong việc
dự đoán cũng như nghiên cứu quy luật biến động của hiện tượng. Tất nhiên,
giả định nói trên có nhược điểm, nó thường bị phê bình là không sát thực và
máy móc vì đã không xem xét đến sự thay đổi về kỹ thuật, thói quen, nhu cầu
hoặc sự tích lũy kinh nghiệm trong kinh doanh Vì vậy phương pháp phân
tích dãy số thời gian cung cấp những thông tin hữu ích các nhà quản lý trong
việc dự đoán và xem xét chu kỳ biến động của hiện tượng. Đây là công cụ đắc

lực cho họ trong việc ra quyết định.
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
6
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DA GIÀY
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 VÀ DỰ BÁO 2011-2012
Tổng hợp từ số liệu theo nguồn Tổng cục thống kê ta có số liệu về giá trị
kim ngạch xuất khẩu da giày giai đoạn 2001-2010 sau:
Bảng 1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu giày dép giai đoạn 2001-2010.
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Giá trị kim ngạch xuất khẩu
2001 978
2002 1031
2003 1387
2004 1471
2005 1584
2006 1875
2007 2260
2008 2691
2009 3039
2010 3596
(Nguồn từ Tổng cục Thống Kê)
1. Phân tích đặc điểm biến động kim ngạch xuất khẩu da giày Việt
Nam giai đoạn 2001-2010.
Để phân tích đặc điểm biến động KNXK da giày Việt Nam thì phân tích
thông qua các chỉ tiêu của đặc điểm biến động theo của giá trị kim ngạch xuất
khẩu da giày của năm giai đoạn 2001-2010.
1.1. Đặc điểm biến động của giá trị kim ngạch xuất khẩu da giày giai

đoạn 2001-2010.
Các chỉ tiêu đặc điểm biến động được tính qua bảng 2 sau đây:
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
7
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

Bảng 2: Đặc điểm biến động của KNXK giày dép giai đoạn 2001-2010.
Năm
KN
XK
Giày
dép
(tr
USD)
δi
(tr
USD)

I
(tr
USD)
t
i
(%)
Т
i
(%)
a
i
(%)

A
i
(%)
g
i
(tr
USD)
2001 978 - - - - - - -
2002 1031 53 53 105,42 105,42 5,42 5,42 9,78
2003 1387 347 409 133,66 141,82 33,66 41,82 10,31
2004 1471 84 493 106,06 150,41 6,06 50,41 13,87
2005 1584 113 606 107,68 161,96 7,68 61,96 14,71
2006 1875 291 897 118,37 191,72 18,37 91,72 15,84
2007 2260 385 1282 120,53 231,08 20,53 131,08 18,75
2008 2691 431 1713 119,07 275,15 19,07 175,15 22,6
2009 3039 348 2061 112,93 310,74 12,93 210,74 26,91
2010 3596 557 2618 118,33 367,69 18,33 267,69 30,39
Tổng 19912 2609 X
1042,0
5
X 142,05 X
BQ 1991,2 289,89 115,83 15,78
*) Các chỉ tiêu bình quân giai đoạn 2001 – 2010:
+ Tổng sản lượng xuất khẩu bình quân.
2,1991
10
19912
==

=

n
y
y
i
(Triệu USD/năm)
+ Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân:
89,289
9
2609
1
1
==


=
n
yy
n
δ
(Triệu USD / năm)
+ Tốc độ phát triển bình quân
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
8
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

1583,1
1
1
1
1

===


=

n
n
n
n
i
i
y
y
tt
(Lần/năm)
Qua bảng số liệu và kết quả tính toán trên ta thấy:
- Biến động của kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam (theo năm)
giai đoạn 2001– 2010 nhìn chung tăng lên qua các năm. Nhìn vào số liệu ở
bảng 2 ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu bình quân cả giai đoạn là 1991,2 triệu
USD, lượng tăng bình quân giai đoạn là 289,89 triệu USD hàng năm, tốc độ
phát triển bình quân mỗi năm là 115,83 %. Từ năm 2001- 2010 kim ngạch
xuất khẩu liên tục tăng nhưng tăng không đều, thể hiện ở lượng tăng giảm
tuyệt đối liên hoàn của các thời gian là tương đối khác nhau, và thể hiện rõ
qua tốc độ tăng từng năm (tốc độ tăng của năm 2003 tăng cao nhất là 33,66 %
và năm 2002 tăng thấp nhất là 5,42%).
Nhìn chung biến động KNXK da giày giai đoạn 2001-2010 tăng lên hàng
năm, nhưng mức tăng không đồng đều do những ảnh hưởng khác nhau về giá
cả, sản lượng xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng do sự đổ bộ cạnh tranh xuất khẩu
của các nước đặc biệt là Trung Quốc.
1.2. Phân tích xu hướng biến động của kim ngạch xuất khẩu da giày

Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
Sự biến động của kim ngạch xuất da giày Việt Nam theo thời gian chịu sự
tác động của nhiều yếu tố có tác động vào hiện tượng và xác lập xu thế hướng
phát triển cơ bản. Có nhiều cách để xác định xu hướng phát triển của kim
ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam như: mở rộng khoảng cách thời gian, dãy
số trung bình trượt, ngoại suy hàm xu thế. Nhưng với số liệu của giai đoạn
2001 – 2010 dưới đây em sử dụng phương pháp ngoại suy hàm xu thế; từ đó
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
9
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

đưa ra một số mô hình xác định xu hướng phát triển cơ bản của kim ngạch
xuất khẩu da giày qua các năm.
2. Ngoại suy hàm xu thế của kim ngạch xuất da giày giai đoạn 2001-
2010.
Để xác định đúng dạng của hàm xu thế, cần phải phân tích đặc điểm biến
động của hiện tượng qua thời gian, dựa vào các tiêu chuẩn như, SE nhưng
trước hết nên đánh giá sự biến động qua đồ thị 1 để thấy được xu hướng phát
triển cơ bản của hiện tượng. Nó là cơ sở cho lựa chọn dạng hàm tối ưu.
Đồ thị 1: KNXK giày dép giai đoạn 2001-2010.
Dựa trên cơ sở nguồn số liệu về giá trị kim ngạch xuất khẩu da giày giai
đoạn 2001-2010 ta thấy được một số dạng hàm sau (phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6):
Bảng 4: Một số dạng mô hình cơ bản
Mô hình Hệ số SE R^2
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
10
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

Tuyến tính a = 431,333 212.962 0.948
b = 283,612

Parabol a = 971,083 80,186 0.994
b = 13,737
c = 24,534
Hàm bậc 3 a = 833,533
b = 135,737
c = -1,1918
d = 1,603
Hyperbol a = 2635,843
b = -2200,923
Nhìn vào kết quả hồi qui được ta thấy, mô hình hồi qui theo hàm bậc 3 có SE
= 78,602 nhỏ nhất, R^2 = 0,995 lớn nhất tuy nhiên các hệ số không có ý nghĩa
thống kê (theo dõi trong phụ lục). Tiếp đó hàm parabol cũng có SE và R^2 nhỏ
(SE = 80,186; R^2 = 0,994) nhưng các hệ số cũng không có ý nghĩa thống kê
(theo dõi phụ lục). Do đó, mô hình hồi qui theo hàm tuyến tính là tốt nhất.
Hàm hồi qui
ty
t
612,283333,431
ˆ
+=
3. Dự báo kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam giai đoạn 2011-2012.
3.1. Dự đoán dựa vào lương tăng (giảm) tuyệt đối trung bình.
Mô hình dự đoán: (1)
(L = 1,2, chính là tầm xa của dự đoán)
Ta có: n = 10, δ = 289,89 triệu USD, 3596 triệu USD.
Do đó ta dự đoán giá trị kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2010 và 2011 là:
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
11
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam


Ŷ
2011
= 3596 + 289,89.1 = 3885,89 triệu USD
Ŷ
2012
= 3596 + 289,89.2 = 4175,78 triệu USD
3.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân.
Mô hình dự đoán: ŷ
n+1

n
(t)
l
với l= 1, 2, 3……. (2)
Ta có : n= 10; t= 1,1583 lần; y
n
= 3596 triệu USD
ŷ
2011
= 3596 . 1,1583 = 4165,25 triệu USD
ŷ
2012
= 3596 . (1,1583)
2
= 4824,6 triệu USD
Bảng 5: Bảng tính toán SSE của 2 mô hình dự đoán bằng lượng tăng
(giảm) tuyệt đối bình quân và tốc độ phát triển bình quân.
Năm KNXK
(triệu
Tầm xa

Dự đoán
Mô hình (1) Mô hình (2)
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
12
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

USD)
Y L Ŷ (Υ – ŷ)
2
ŷ (Υ – ŷ)
2
2001 978 -9 978 0 958,14 394,42
2002 1031 -8 1267,89 56116,87 1109,82 6212,6
2003 1387 -7 1557,78 29165,81 1285,50 10302,25
2004 1471 -6 1847,67 141880,29 1488,99 323,64
2005 1584 -5 2137,56 306428,67 1724,70 19796,49
2006 1875 -4 2427,45 305201,00 1997,72 15060,2
2007 2260 -3 2717,34 209159,87 2313,96 2911,68
2008 2691 -2 3007,23 100001,41 2680,26 115,35
2009 3039 -1 3297,12 66625,93 3104,55 4296,80
2010 3596 0 3587,01 80,82 3596 0
SSE X X X 1214660.67 X 59413.43
(Nguồn số liệu : niên giám thống kê và tính toán của tác giả)
Ta thấy : SSE
1
= 1214660,67 > SSE
2
= 59413,43 .Vậy mô hình dự đoán
theo tốc độ phát triển bình quân có thể cho kết quả tốt hơn.
3.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế

Dự đoán kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2011, 2012 dựa vào hàm xu thế
tuyến tính ( đã xây dựng ở phần hàm xu thế )
Mô hình dự đoán : Ŷt = 431,333 + 283,612t
Kết quả dự báo là:
Ŷ
2011
= 431,333 + 283,612 x 13= 4118,289 triệu USD.
Ŷ
2012
= 431,333 + 283,612 x 14= 4401,901 triệu USD.
Và để so sánh với ba mô hình trên thì phải dựa vào SE, SE đạt giá trị nhỏ
nhất thì chọn mô hình đó (do cùng mẫu nên ta có thể so sánh SSE của các
hàm).
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
13
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân có SSE =
1214660,67.
Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân có SSE = 59413,43 .
Dự đoán dựa vào hàm xu thế tuyến tính có SSE = 212,962.
Vậy dự đoán kim ngạch xuất da giày theo năm cho 2 năm 2011-2012 dựa
vào hàm xu thế tuyến tính cho kết quả tốt hơn.
4. Một số đề xuất để ngành xuất khẩu giày dép của Việt Nam phát
triển hơn tới năm 2020.
Năm 2010 ngành da giày Việt Nam tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập.
Việc sản xuất và kinh doanh giày dép tại Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng
phần lớn là sản xuất bằng phương pháp thủ công với những cơ xưởng vài
mươi nhân công
Việc thành lập ngành da giày Việt Nam cách đây 20 năm là mốc đánh dấu

sự ra đời của ngành công nghiệp da giày sản xuất theo phương thức hiện đại
trên dây chuyền công nghiệp, từ đó hình thành những nhà máy có quy mô từ
vài trăm đến hàng chục ngàn lao động và tham gia vào việc xuất khẩu giày
dép ra thế giới.
Vào những năm đầu thập niên 1990, ngành giày Việt Nam chủ yếu gia
công sản xuất mũ giày cho các nước Đông Âu theo Hiệp định 19/5, tuy nhiên
việc gia công này đã sớm sút giảm do thị trường Đông Âu bị biến động mạnh.
Vì vậy, vào giữa những năm 1990, các doanh nghiệp ngành da giày
Việt Nam phải tự tìm kiếm thị trường và chuyển dần xuất khẩu sang các
nước Tây Âu.
Từ đầu những năm 2000 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều
chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước giúp cho các doanh
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
14
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

nghiệp da giày trong nước cơ hội phát triển, cộng với đầu tư của nhiều doanh
nghiệp sản xuất da giày từ Hàn Quốc, Đài Loan góp phần thay đổi nhanh
chóng bộ mặt của ngành da giày Việt Nam.
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu cùng tăng nhưng tăng không đáng kể
(tăng 53 triệu USD). Tuy nhiên năm tiếp theo đó là năm 2003 thì kim ngạch
xuất khẩu lại tăng mạnh đạt 1387 triệu USD (tăng 356 triệu USD so với năm
2002); năm 2004 kim ngạch xuất khẩu cũng vẫn tiếp tục tăng nhưng chỉ đạt ở
mức 1471 triệu USD (tăng 84 triệu USD sơ với năm 2003).
Đã có nhiều lý do được đưa ra như: (1) Sự sút giảm chung của thị trường
nhập khẩu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu; (2) Do tác động của
việc đánh thuế chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam nhập khẩu vào
EU cũng như việc bãi bỏ chế độ ưu đãi thuế quan (GSP) đối với tất cả sản
phẩm giày Việt Nam nhập vào thị trường này; (3) Sự vươn lên mạnh mẽ của
một số nước sản xuất giày trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia hoặc

Bangladesh đã chia sẻ bớt thị trường xuất khẩu da giày của thế giới.
Các lo ngại này là có cơ sở và dù có lý giải như thế nào, thực tế luôn đặt ra
cho ngành da giày Việt Nam một câu hỏi lớn: Làm sao duy trì được sự phát
triển cũng như vị thế của ngành da giày Việt Nam với nền kinh tế đất nước
cũng như với thế giới? Đây là bài toán khó cho ngành da giày Việt Nam trong
bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước, cần đến một chiến lược
phát triển và những giải pháp hiệu quả, đồng bộ.
Trong nước, ngành da giày được xếp hàng thứ ba trong các ngành xuất khẩu
lớn, chỉ đứng sau dệt may và dầu khí. Bên ngoài, Việt Nam được xếp hàng thứ
tư trong số các nước xuất khẩu da giày lớn trên thế giới.Điều này cho thấy
những chính sách đúng đắn đã có tác động tích cực vào ngành da giày.
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
15
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

Để ngành da giày nói chung, từng doanh nghiệp sản xuất da giày, phụ liệu
trong nước nói riêng, có dịp rà soát, nhìn nhận những điểm mạnh, yếu, để từ
đó xây dựng nên một con đường phát triển bền vững với những giải pháp cụ
thể là:
Đa dạng hóa thị trường và sản phẩm: từ chỗ lệ thuộc quá nhiều vào một
thị trường là EU, ngay từ giữa những năm 2000, Mỹ là thị trường được các
doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam nhắm đến như một thị trường chiến
lược với tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, từ
mức 20% của năm 2005 đã tăng lên 25,6% vào năm 2009.
Bên cạnh đó, rất nhiều thị trường nhỏ như Đài Loan, Úc, Nam Mỹ, châu
Phi, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ đã được mở ra trong chiến lược đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu nhằm hóa giải tình trạng lệ thuộc vào một thị trường. Nhóm
thị trường nhỏ này đã chiếm đến gần một phần tư thị trường xuất khẩu của
ngành da giày Việt Nam.Bảng số liệu của Hiệp hội Da giày Việt Nam bên
cạnh cho ta thấy được hình ảnh đó.

Nâng dần tỷ lệ nguyên liệu nội địa: cuối những năm 1990, tỷ lệ này chỉ là
con số rất khiêm tốn, chưa đến 20%, nhưng đến năm 2009 đã được các
chuyên gia trong nước đánh giá là đã đạt những thành quả khá cao.
Cụ thể, các loại nguyên liệu và mức độ mà ngành da giày Việt Nam đã chủ
động được là: trên 30% các loại nguyên liệu da, giả da, nguyên liệu tổng hợp
cho sản phẩm cấp trung; trên 50% các loại phụ liệu như nhãn mác, chỉ, ruy
băng, giấy carton tăng cường, các loại keo, dung môi ; trên 70% các loại vải
dùng cho các loại giày cấp trung và thấp như canvas, các loại đế giày, gót
giày, form giày và bao bì các loại như thùng, hộp, bao PE, giấy lót, giấy gói
Hiện nay, Việt Nam chỉ nhập khẩu các loại da, vải cao cấp, nguyên liệu
tổng hợp cao cấp, các loại keo dán, hóa chất đặc biệt.
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
16
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

Thâm nhập và đứng vững trên thị trường nội địa: đây là một điểm nhấn đáng
khen ngợi, từ chỗ bỏ quên thị trường nội địa cuối những năm 1990, đến nay,
người tiêu dùng Việt Nam đã biết đến nhiều thương hiệu như Biti’s, Bitas, Vina
Giày, T&T, Hồng Thạnh, Long Thành Tuy thương hiệu giày dép chưa nhiều
như ngành dệt may nhưng giày dép Việt Nam đang dần khẳng định chỗ đứng tại
thị trường nội địa với tỷ trọng được đánh giá là chiếm lĩnh gần 40%.
Ngoài ra, nhiều giải pháp khác mà Lefaso đã đề ra để nâng cao khả năng
phát triển của ngành có thể nhắc đến là:
Tập trung chăm lo hơn nữa đời sống của người lao động để ngành thực sự
là nơi nương tựa của một lực lượng lao động luôn gắn bó với nghề.
Bám sát công nghệ của thế giới, đặc biệt quan tâm đến công nghệ tự động
hóa trong các công đoạn may, bôi keo, tạo form, gò dán
Tham gia thường xuyên cuộc thi đua sáng tác mẫu mã mà IFC tổ chức
hàng năm nhằm nâng cao khả năng thiết kế mẫu, giúp ngành thoát dần cơ chế
gia công.

Mục tiêu chiến lược ngành được phác thảo đến năm 2020 là xuất khẩu 13-
14 tỉ đô la Mỹ sản phẩm giày dép các loại, chủ động đến 80% nguyên phụ
liệu, chiếm lĩnh trên 60% thị trường nội địa quả là khá cao. Tuy nhiên, nếu
không cùng nhau nỗ lực để đạt mục tiêu này thì ngành da giày Việt Nam sẽ
khó có được vị trí bền vững trong làng giày thế giới cũng như vị trí là một
trong ba ngành kinh tế xuất khẩu lớn nhất nước.
KẾT LUẬN
Ngành giày dép nói chung và hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam nói
riêng đã đạt được những thành tựu đáng mừng trong thời gian qua, đóng góp
một phần rất quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
17
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

nước Đề án này e đã nêu ra những thành tựu của ngành xuất khẩu giày dép
Việt Nam cùng với đó là những khó khăn còn tồn tại trong ngành này ở giai
đoạn 2001-2010. Tiếp đó là phân tích những biến động về kim ngạch xuất
khẩu giày dép Việt Nam giai đoạn 2001-2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu
này liên tục tăng lên, điều đó cho thấy ngành giày dép của chúng ta đang từng
bước phát triển và đổi thay cả về chất, về vị thế trên thương trường quốc tế.
Tuy nhiên để ngành xuất khẩu giày dép Việt Nam phát triển hơn nữa, các
tổ chức đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh khắc phục
điểm yếu của ngành như: khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước; đa dạng
hóa thị trường và sản phẩm; nâng dần tỷ lệ nguyên liệu nội địa; tập trung
chăm lo cho đời sống người lao động; bám sát công nghệ thế giới…
Đề án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Trần Hoài
Nam, em xin chân thành cảm ơn thầy!
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
18
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả hồi quy theo thời gian dạng hàm tuyến tính (SPSS)
Linear
Model Summary R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
.974 .948 .942 212.962
ANOVA
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Regression 6635956.412 1 6635956.412 146.318 .000
Residual 362823.188 8 45352.898
Total 6998779.600 9
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta B Std. Error
Case
Sequence
283.612 23.446 .974 12.096 .000
(Constant) 431.333 145.481 2.965 .018
Phụ lục 2: Kết quả hồi quy theo thời gian dạng hàm hyperbol (SPSS)
Inverse
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
19
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

Model Summary
R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
.692 .479 .414 675.209
ANOVA

Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Regression 3351520.162 1 3351520.162 7.351 .027
Residual 3647259.438 8 455907.430
Total 6998779.600 9
Coefficients
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta B Std. Error
1 / Case
Sequence
-2200.923 811.750 692 -2.711 .027
(Constant) 2635.843 319.562 8.248 .000
Coefficients
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
20
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

B Std. Error Beta B Std. Error
1 / Case
Sequence
-2200.923 811.750 692 -2.711 .027
(Constant) 2635.843 319.562 8.248 .000
Phụ lục 3: Kết quả hồi quy theo thời gian dạng hàm parabol (SPSS)
Quadratic

Model Summary
R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
.997 .994 .992 80.186
ANOVA
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Regression 6953771.026 2 3476885.513 540.746 .000
Residual 45008.574 7 6429.796
Total 6998779.600 9
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta B Std. Error
Case Sequence 13.737 39.388 .047 .349 .738
Case Sequence ** 2 24.534 3.490 .951 7.031 .000
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
21
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

(Constant) 971.083 94.311 10.297 .000
Phụ lục 4: Kết quả hồi quy theo thời gian dạng hàm bậc 3 (SPSS)
Cubic
Model Summary
R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
.997 .995 .992 78.602
ANOVA
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Regression 6961709.488 3 2320569.829 375.597 .000
Residual 37070.112 6 6178.352
Total 6998779.600 9

Coefficients
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta B Std. Error
Case Sequence 135.737 114.344 .466 1.187 .280
Case Sequence ** 2 -1.918 23.585 074 081 .938
Case Sequence ** 3 1.603 1.414 .625 1.134 .300
(Constant) 833.533 152.551 5.464 .002
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
22
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

Phụ lục 5: Đồ thị hàm xu thế
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
23
Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam

Sequence
1086420
4000.00
3000.00
2000.00
1000.00
giatri
Power
Compound
Cubic
Quadratic

Inverse
Logarithmic
Linear
Observed
Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang
24

×