Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Phát triển mạng lưới nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty xuất nhập khẩu rượu Trường Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.75 KB, 64 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
LỜI CAM ĐOAN
Tên em là: Đỗ Đình Bình, lớp KTPT 51A.
Em xin cam đoan bản báo cáo thực tập chuyên ngành này là sản phẩm
của bản thân từ quá trình nghiên cứu học tập trong suốt những năm học tại
trường KTQD và thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương Mại và XNK
Trường Anh. Nếu có phát hiện sao chép, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước thầy cô và nhà trường.
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
MỤC LỤC
Chương 1: 4
Công ty xuất nhập khẩu rượu Trường Anh và sự cần thiết mở rộng mạng
lưới nhập khẩu và phân phối 4
1.1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty 11
1.1.3.1 Hoạt động nhập khẩu 11
1.1.3.2 Hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm 12
1.1.3.3 Kết quả hoạt động nhập khẩu- phân phối của công ty 13
1.2 Sự cần thiết phải mở rộng mạng lưới xuất nhập khẩu và phân phối 14
rượu của công ty XNK Trường Anh 14
2.1 Tổng quan về tình hình mạng lưới nhập khẩu và phân phối của công ty18
2.1.1 Khái quát sơ đồ mạng lưới nhập khẩu 18
Sơ đồ 2.1: Mạng lưới nhập khẩu của công ty Trường Anh: 18
2.1.2 Khái quát sơ đồ mạng lưới phân phối 25
Sơ đồ 2.2: Mạng lưới phân phối rượu của công ty Trường Anh 25
2.2 Thực trạng mạng lưới nhập khẩu 27
2.3 Thực trạng mạng lưới phân phối 29
2.3.1 Kết quả phân phối và tiêu thụ sản phẩm theo đối tượng 29
Bảng 2.4: Giá trị và tỷ trọng phân phối sản phẩm trong mạng lưới phân
phối rượu của công ty Trường Anh 29
2.3.2 Kết quả phân phối và tiêu thụ sản phẩm theo khu vực 31


2.4 Đánh giá 33
2.4.1 Mạng lưới nhập khẩu 33
2.4.1.1 Ưu điểm 33
Tóm lại hiệu quả nhập khẩu của Công ty TNHH thương mại và XNK Trường Anh đã và đang
được phát triển mạnh mẽ. Mặc dù kinh nghiệm thương trường của công ty được tích lũy qua
từng năm chưa cao nhưng cùng với sự lãnh đạo, quản lý giám sát của ban giám đốc công ty
cùng với đội ngũ cán bộ kinh doanh trẻ nắm vững kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương hoạt
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
động nhập khẩu hàng hoá tại công ty chắc chắn sẽ ngày càng phát triển, các mối quan hệ với
khách hàng trong và ngoài nước sẽ ngày càng được tạo lập và củng cố 34
2.4.1.2 Hạn chế -hậu quả 34
2.4.1.3 Nguyên nhân 37
2.4.2 Mạng lưới phân phối 39
2.4.2.1 Ưu điểm 39
2.4.2.2 Hạn chế - hậu quả 39
2.4.2.2 Nguyên nhân 40
2.4.3 Kết luận 42
Chương 3 44
Định hướng giải pháp phát triển mạng lưới nhập khẩu và phân phối rượu
của công ty Trường Anh 44
3.1 Cơ hội và thách thức phát triển mạng lưới 44
3.1.1 Cơ hội 44
3.1.2 Thách thức 45
3.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển mạng lưới 46
3.2.1 Phương hướng 46
3.2.2 Mục tiêu phát triển mạng lưới 47
3.2.2.1 Các mục tiêu chung 47
3.2.2.2 Các mục tiêu cụ thể 47
3.3 Giải pháp 48

3.3.1 Đẩy mạnh khai thác nghiên cứu thị trường 48
3.3.2 Đa dạng các nguồn vốn cho doanh nghiệp 50
3.3.3 Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm rượu trong mạng lưới phân phối 52
3.3.4 Lập kế hoạch nhập khẩu 54
KẾT LUẬN 57
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công ty Trường Anh: Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và Thương Mại
Trường Anh
STT: Số thứ tự
THHH: Trách nhiệm hữu hạn.
Người tiêu dùng TT: Người tiêu dùng trực tiếp
Giá trị PP: Giá trị phân phối
KN : Kim ngạch
NK : Nhập khẩu
XK: Xuất khẩu
XNK: Xuất nhập khẩu
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Chương 1: 4
Công ty xuất nhập khẩu rượu Trường Anh và sự cần thiết mở rộng mạng
lưới nhập khẩu và phân phối 4
1.2 Sự cần thiết phải mở rộng mạng lưới xuất nhập khẩu và phân phối 14
rượu của công ty XNK Trường Anh 14
2.1 Tổng quan về tình hình mạng lưới nhập khẩu và phân phối của công ty18
Sơ đồ 2.1: Mạng lưới nhập khẩu của công ty Trường Anh: 18
Sơ đồ 2.2: Mạng lưới phân phối rượu của công ty Trường Anh 25
2.2 Thực trạng mạng lưới nhập khẩu 27

2.3 Thực trạng mạng lưới phân phối 29
Bảng 2.4: Giá trị và tỷ trọng phân phối sản phẩm trong mạng lưới phân
phối rượu của công ty Trường Anh 29
2.4 Đánh giá 33
Chương 3 44
Định hướng giải pháp phát triển mạng lưới nhập khẩu và phân phối rượu
của công ty Trường Anh 44
3.1 Cơ hội và thách thức phát triển mạng lưới 44
3.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển mạng lưới 46
3.3 Giải pháp 48
KẾT LUẬN 57
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước, rất
nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Nhập khẩu và phân phối rượu không phải là một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ
ở thị trường Việt Nam, nhưng nó chỉ thực sự phát triển trong vài năm trở lại
đây, đặc biệt từ khi có sự thay đổi theo hướng tích cực về mặt cơ chế và chính
sách của Nhà nước đối với việc nhập khẩu mặt hàng này.
Với xu hướng của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp
đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và những quy luật khắt khe của
nền kinh tế. Những biến động thường xuyên của môi trường kinh doanh, của
nhu cầu tiêu dùng là cơ hội tốt cho doanh nghiệp và cũng là thách thức to lớn.
Do vậy các doanh nghiệp cần phải khai thác tối đa những lợi thế của mình về
tài chính, nhân sự ,công nghệ thì mới phát triển được. Đặc biệt là phát triển
mạng lưới tiêu thụ trên thị trường.
Nhận thấy tầm quan trọng của mạng lưới trong việc phát triển bền
vững, doanh nghiệp xuất nhập khẩu rượu Trường Anh đang tiến hành xây

dựng một hệ thống mạng lưới phân phối rộng khắp miền Bắc nhằm chiếm
lĩnh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sau một thời gian thực tập tại công ty và trực tiếp tham gia vào hoạt
động của mạng lưới, thấy được năng lực kinh doanh và thực trạng mạng lưới
phân phối hiện tại của doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “ Phát triển mạng
lưới nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty xuất nhập khẩu rượu
Trường Anh” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho mình.
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích: Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống mạng lưới nhập
khẩu, phân phối sản phẩm của doanh nghiệp xuất nhập khẩu rượu Trường
Anh từ đó nêu những ưu điểm và nhược điểm của nó. Dựa trên cơ sở lý luận
về hệ thống mạng lưới phân phối, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống nhập khẩu và phân phối rượu của doanh nghiệp tại khu vực thị trường
miền Bắc.
Đối tượng: Hệ thống mạng lưới nhập khẩu và phân phối rượu của công
ty xuất nhập khẩu rượu Trường Anh.
Phạm vi: Thời gian từ năm 2010 đến 2012.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài em có sử dụng một số
phương pháp như: tham khảo tài liệu có liên quan đến quá trình kinh doanh
xuất nhập khẩu, phân phối sản phẩm rượu vang. Thu thập thông tin trên báo
chí, số liệu của công ty những năm gần đây. Trên cơ sở đó tiến hành phân
tích, đánh giá sơ bộ điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động nhập khẩu rượu vang
của công ty xuất nhập khẩu rượu Trường Anh. Từ đó tìm ra phương hướng
giải pháp phát triển mạng lưới nhập khẩu và phân phối rượu của công ty.
4. Nhiệm vụ của chuyên đề.
- Khái quát hệ thống lý luận chung về mạng lưới nhập khẩu và phân phối

rượu vang của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng mạng lưới nhập khẩu và phân phối rượu vang của
công ty Trường Anh.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm mạng lưới nhập khẩu và phân phối
rượu vang của công ty xuất nhập khẩu rượu Trường Anh.
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
5. Kết cấu của chuyên đề
- Chương 1: Công ty xuất nhập khẩu rượu Trường Anh và sự cần thiết
mở rộng mạng lưới nhập khẩu và phân phối
- Chương 2: Thực trạng mạng lưới nhập khẩu và phân phối rượu của
công ty XNK Trường Anh
- Chương 3: Định hướng giải pháp phát triển mạng lưới nhập khẩu và
phân phối rượu của công ty
Do sự hạn chế về thời gian, kiến thức nên bài viết không thể trách
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy
cô giáo.
Hà Nội, tháng 5/2013
Sinh viên
Đỗ Đình Bình
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
Chương 1:
Công ty xuất nhập khẩu rượu Trường Anh và sự cần thiết mở
rộng mạng lưới nhập khẩu và phân phối
1.1Giới thiệu công ty xuất nhập khẩu rượu Trường Anh
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1.1 Quá trình hình thành

Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu & Thương Mại Trường Anh được cấp
giấy phép và con dấu hoạt động vào ngày 14/9/2009. Công ty Trường Anh
được ủy nhiệm độc quyền và có trách nhiệm phát triển hệ thống mạng lưới
phân phối của công ty Bia Red Rock tại miền Bắc. Trụ sở chính của công ty
đặt tại P606- OTC2- DN2 Bắc Linh Đàm, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu
Trường Anh
Tên giao dịch: Truong Anh Export-Import And Trading Company Limited
Tên viết tắt: Truong Anh Co.,Ltd
Điện thoại: 04.39943982
0436 414 892
Fax: 04.39943982
Email:
Hoạt động trên website: ruouvangngoai.com
1.1.1.2 Quá trình phát triển
Công ty TNHH Thương Mại và XNK Trường Anh chính thức đi vào
hoạt động vào ngày 25/10/2009 với số vốn tự có ban đầu 3 tỷ VNĐ. Đến nay
nguồn vốn này đã là 5 tỷ đồng. Mục tiêu chính của công ty đó là phân phối
độc quyền và phát triển mạng lưới Bia Red Rock tại miền Bắc. Ngoài ra công
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
ty cũng nhập khẩu và phân phối các loại rượu Vang tùy theo nhu cầu của thị
trường.
Công ty Trường Anh đã hoạt động trên thị trường được hơn 3 năm.
Trong những ngày đầu mới thành lập công ty đã gặp phải rất nhiều vấn đề
khó khăn, còn bỡ ngỡ khi mới gia nhập vào thị trường nơi mà đã có rất nhiều
doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực được hình thành trước đó với
kinh nghiệm dày dạn. Hơn nữa xét về qui mô thì đây là một công ty nhỏ, số
vốn huy động được còn hạn chế, kinh nghiệm còn non nớt, chưa có thương

hiệu trên thị trường và mới bước đầu tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế
nên thông tin có được về thị trường các nước bạn hàng là rất ít.
Tuy nhiên chỉ sau 2 năm hoạt động kể từ khi được thành lập vào năm
2011 công ty đã có những bước khởi sắc đáng kể. Hoạt động kinh doanh đã
dần đi vào ổn định, công ty đã có một lượng khách hàng thân thiết, có những
đối tác làm ăn tin cậy, uy tín của công ty ngày càng được nâng cao. Kể từ
năm 2012 công ty Trường Anh đã xây dựng cho mình một mạng lưới phân
phối rượu phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía Bắc. Đến nay mạng lưới này đã
phát triển sang nhiều tỉnh thuộc khu vưc miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ
An, Huế và một vài tỉnh thành phía Nam.
Hiện nay Công ty đang trên đà phát triển và ngày càng lớn mạnh với
nhiều loại mặt hàng rượu có mẫu mã phong phú, đa dạng.
Nếu theo đà phát triển này thì trong tương lai công ty TNHH và XNK
và Thương Mại Trường Anh sẽ thật sự phát triển mạnh mẽ và có trở thành
một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
khẩu và phân phối rượu Vang.
1.1.2 Cơ cấu bộ máy của công ty
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản trị của công ty Trường Anh

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Chức năng của từng bộ phận:
- Giám đốc
Giám đốc hiện tại của công ty Trường Anh là ông Đỗ Văn Trường.
Giám đốc phải đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau của một công ty bao
gồm:
Là người đại diện của tổ chức: Đây là vai trò đơn giản nhất cơ bản nhất
mà Giám đốc đảm nhiệm. Họ phải thực hiện nhiều chức trách, có một số

mang tính hành chính, một số mang tính cổ vũ lòng người. nhưng đều là
những việc có liên quan đến quan hệ giữa người với người, không liên quan
đến việc xử lý thông tin quan trọng và ra quyết định quản lý.
Là người lao động: Giám đốc là thủ trưởng chính thức của một tổ chức,
chịu trách nhiệm động viên và dẫn dắt cấp dưới, bao gồm việc thuê dùng,
huấn luyện, đánh giá, đãi ngộ, đề bạt, biểu dương, can thiệp và cho thôi việc.
Sự thành công hay thất bại của tổ chức là do tâm sức và khả năng nhìn xa
trông rộng của Giám đốc quyết định.
Là người liên lạc: Giám đốc thông qua các kênh chính thức, thiết lập và
duy trì mối liên hệ của tổ chức với những cá nhân và đoàn thể ở ngoài tổ
chức, sau đó lại thông qua vai trò người phát ngôn, người truyền bá thông tin
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
6
Giám đốc
Phó Giám
đốc
Phòng kế
toán
Phòng hành
chính nhân sự
Bộ phận
kho
Phòng kinh
doanh
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
và người đàm phán để phát triển hơn nữa mối quan hệ ấy và nhận thức được
những điều bổ ích những thông tin mà mối liên hệ ấy tạo ra.
Là người tiếp nhận thông tin: Những thông tin mà Giám đốc nhận được
bao gồm: những thông tin mang tính nghiệp vụ trong nội bộ, thông qua các
báo cáo của cấp dưới, sự quan sát đối với hoạt động của tổ chức, những thông

tin về các sự kiện ở bên ngoài như thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh
tranh, người cung cấp, biến động của thị trường những ý kiến và phương
hướng, các loại sức ép, ví dụ đề nghị của cấp dưới và yêu cầu của những
người ngoài tổ chức, ý kiến của thành viên hội đồng quản trị và những lời
chất vấn của các tổ chức xã hội
Là người truyền bá thông tin: Giám đốc phải truyền bá những thông tin
từ bên ngoài cho tổ chức của mình và truyền bá những thông tin nội bộ từ
nhân viên cấp dưới này đến nhân viên cấp dưới khác.
Là người phát ngôn: Vai trò truyền bá thông tin của Giám đốc là vai trò
trong nội bộ tổ chức. Còn vai trò người phát ngôn là vai trò đối ngoại. Đó là
việc truyền bá những thông tin của tổ chức cho những cơ quan và những cá
nhân ngoài tổ chức.
Là nhà doanh nghiệp: Họ là người khởi xướng và thiết kế nhiều cải
cách của tổ chức trong phạm vi quyền hạn của mình. Khái niệm "nhà doanh
nghiệp" ở đây bao gồm toàn bộ công tác quản lý có liên quan đến những biến
đổi tròng một tổ chức sẵn có hoặc một tổ chức mới thành lập.
+ Người khắc phục khó khăn: Trong vai trò nhà doanh nghiệp. Giám
đốc cần chủ động tập trung sự chú ý vào việc đổi mới tổ chức. Trong vai trò
khắc phục khó khăn, Giám đốc phải xử lý những tình huống ngoài ý muốn và
những biến đổi hàm chứa các nhân tố không điều khiển được. Hai vai trò này
là hai bộ phận trong một thể thống nhất liên tục của việc ra quyết định quản
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
lý. Giữa hai vai trò ấy có một khoảng cách không rõ ràng lắm, đồng thời có
liên quan đến sự phán đoán và quan điểm của cá nhân.
+ Người phân phối nguồn lực,vai trò này gồm 3 phần:
• Sắp xếp thời gian của bản thân: Sắp xếp công việc: thiết lập một chế độ
làm việc của tổ chức: làm việc gì, ai làm, thông qua tổ chức nào để làm Đó
là một vấn đề quan trọng trong việc phân phối nguồn lực.

• Giám đốc phải là người giữ quyền phê chuẩn mọi quyết định quan
trọng để đảm bảo cho việc phối hợp các quyết định đó khiến cho các quyết
định đó bổ sung cho nhau, không trái ngược với nhau và lựa chọn được
phương án tốt nhất trong tình hình nguồn lực có hạn.
• Người đàm phán: Đàm phán là trao đổi nguồn lực. Nó đòi hỏi người
tham gia đàm phán phải có đủ quyền lực chi phối nguồn lực và nhanh chóng
quyết định vân đề.
- Phó giám đốc
Phó Giám đốc công ty hiện tại là ông Nguyễn Quang Hợp. Phó Giám
đốc có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định, kí kết
các hợp đồng kinh doanh, các chương trình quảng cáo phát triển hình ảnh
công ty. Ngoài ra hiện tại ông Hợp còn đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng
kinh doanh, chịu trách nhiệm về doanh thu bán hàng và phát triển mạng lưới
phân phối rượu cho công ty.
- Phòng hành chính nhân sự
Hiện tại phòng hành chính nhân sự của công ty Trường Anh có 2
người. Trưởng phòng nhân sự là anh Lê Đức Chỉnh. Phòng hành chính nhân
sự có chức năng tổ chức lao động trong công ty theo yêu cầu của Tổng giám
đốc nhằm phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập kế hoạch
đào tạo, tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý
trong công ty, đề xuất việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
trong công ty theo quy chế tuyển dụng đề xuất của các phòng ban và yêu cầu
của Tổng giám đốc. Ngoài ra, Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ tiếp
nhận để giải quyết hoặc đề xuất giải quyết lên Tổng giám đốc các khiếu nại,
tố tụng của người lao động, cán bộ quản lý về quyền lợi của họ trong công ty.
Giải quyết các vấn đề về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao
động trên cơ sở tuân thủ Bộ luật Lao động, thoả ước lao động tập thể và hợp

đồng lao động.
- Phòng Kế toán
Phòng Kế Toán của công ty Trường Anh có 2 người, 1 kế toán trưởng,
1 nhân viên làm thu ngân. Phòng Kế toán có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ phận
kinh doanh lập sổ sách theo dõi hoạt động mua bán, thanh toán, hạch toán nội
bộ theo đúng quy định của công ty, chế độ chính sách của Nhà nước. Kiểm tra
các hoá đơn đầu vào để đảm bảo các chứng từ đầu vào hợp pháp, hợp lý, đúng
nội dung công việc, đúng mục đích. Thẩm định các phương án kinh doanh và
dự thảo hợp đồng do phòng Tổng hợp chuyển tới. Phòng tài chính kế toán
kiểm tra điều khoản thanh toán của hợp đồng có phù hợp không. Lập sổ theo
dõi, kiểm tra, kiểm soát, các phương án kinh doanh đã được phê duyệt, đối
chiếu số liệu, chứng từ với các bộ phận kinh doanh để đảm bảo các bộ phận
kinh doanh thu chi, hạch toán đúng, đủ theo phương án đã được phê duyệt.
Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ đối chiếu chứng từ để giúp cho đơn vị hạch
toán chính xác, góp ý và chịu trách nhiệm với từng phương án kinh doanh cụ
thể, xác định hiệu quả từng phương án của từng bộ phận kinh doanh và của cả
bộ phận kinh doanh làm cơ sở cho việc trả lương theo quy chế khoán. Giám
sát việc vay, sử dụng vốn vay và hoàn trả vốn vay của các bộ phận kinh
doanh. Làm thủ tục bảo lãnh, vay vốn Ngân hàng hoặc các hình thức huy
động vốn khác khi Công ty cần vay vốn kinh doanh. Thường xuyên cập nhật
và báo cáo Tổng giám đốc tình hình cân đối tài chính của Công ty. Lập báo
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
cáo tài chính hàng năm và hàng quý theo quy định của Nhà nước và các báo
cáo nhanh khi cần thiết.
- Phòng Kinh doanh
Phòng Kinh doanh của công ty Trường Anh có 7 người, trưởng phòng
kiêm phó Giám đốc là ông Nguyễn Quang Hợp. Ông Hợp có quyền hạn và
trách nhiệm được chủ động giao dịch với các khách hàng trong và ngoài nước

trong giới hạn ngành nghề kinh doanh công ty được cấp phép với mục đích
tiến tới các hợp đồng kinh doanh có hiệu quả cho công ty. Ông còn được
Giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu, hợp đồng
ủy thác, giao nhận vận chuyển, đại lý, dịch vụ… trên cơ sở phương án kinh
doanh và nội dung hợp đồng đã được phê duyệt. Được sử dụng vốn kinh
doanh của công ty theo phương án kinh doanh đã được phê duyệt và theo khế
ước vay vốn ký với công ty. Chịu trách nhiệm trước công ty về việc bảo toàn
vốn vay để sử dụng kinh doanh. Được quản lý, sử dụng lao động hiện có để
thực hiện hoạt động kinh doanh của phòng mình. Phân công công việc cho
cán bộ trong phòng một cách hợp lý, khoa học, để phát huy hết tiềm năng
nhân lực phục vụ kinh doanh.
- Bộ Phận kho
Bộ phận kho của công ty Trường Anh có 5 người gồm 1 thủ kho và 4
nhân viên làm nhiệm vụ bốc dỡ hàng hóa. Kho dự trữ có chức năng nhằm
đảm bảo cho việc bán hàng được diễn ra liên tục không bị ngắt quãng, đáp
ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, giúp cho việc lưu thông hàng hóa được
thông suốt.
Kho thực hiện việc tiếp nhận, giao nhận kiểm kê và bảo quản các loại hàng
hóa mà công ty kinh doanh. Đây là nơi trung gian nối giữa công ty với nhà
cung cấp và khách hàng.
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
Các nhân viên tại kho có trách nhiệm cung cấp thường xuyên về tình
hình xuất, nhập, tồn kho các thời kỳ cho giám đốc, đảm bảo giấy tờ sổ sách
chính xác, đúng số lượng, chất lượng theo yêu cầu. Báo cáo mọi sai lệch để
xử lý đảm bảo tốt công tác nghiệp vụ.
Ngoài ra công ty còn có hai nhân viên phụ trách lái xe vận chuyển và
hai nhân viên marketing
Các lái xe có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách

hàng, tự chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng trong quá trình vận
chuyển hàng, có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển,
không sử dụng phương tiện của công ty vào việc khác khi chưa có sự đồng ý
của giám đốc.
Các nhân viên marketing có nhiệm vụ tìm hiểu, điều tra thu thập các
thông tin hàng ngày trên thị trường, xử lý và sắp xếp những thông tin đó
nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu giúp công ty và ban lãnh đạo đưa ra
quyết định phù hợp. Các nhân viên này còn có nhiệm vụ chào hàng, chiêu
hàng, giúp công ty mở rộng thị trường, tổ chức thực hiện các chương trình
quảng bá thương hiệu hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh, thực hiện các
chương trình khuyến mại, hội nghị khách hàng…nhằm tạo mối quan hệ qua
lại tốt đẹp với khách hàng và đảm bảo chữ tín.

1.1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty
1.1.3.1 Hoạt động nhập khẩu
Trong vài năm trở lại đây do ảnh hưởng của cuộc suy thoái nền kinh tế
thế giới làm cho không ít các công ty lâm vào cảnh khó khăn do không đủ sức
cạnh tranh và thích ứng chậm. Công ty Trường Anh cũng ít nhiều bị ảnh
hưởng. Tuy nhiên công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đứng vững trên
thị trường cạnh tranh khốc liệt.
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
Kim ngạch nhập khẩu của công ty trong 3 năm từ 2010-2012 liên tục
tăng với tốc độ cao. Năm 2010 giá trị nhập khẩu của công ty là 6,125 triệu
đồng. Năm 2011 giá trị nhập khẩu là 7660 triệu đồng (tăng 25,6% so với năm
2010). Năm 2012 giá trị nhập khẩu là 9140 triệu đồng tăng 19,32% so với
năm 2011. Điều này cho thấy công ty đang không ngừng mở rộng quy mô lớn
mạnh ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu của công ty trong 3 năm 2010-2012

Đơn vị: triệu đồng
Năm
Kim ngạch NK
Mức tăng giảm so với năm trước
Giá trị ( triệu đồng) Tỷ lệ %
2010 6,125 - -
2011 7660 1,535 25.06%
2012 9140 1,480 19.32%
Nguồn : Số liệu của công ty Trường Anh
Việc gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu tại công ty Trường Anh thời
gian qua là một động lực rất lớn để công ty tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hoạt
động kinh doanh của mình, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người
đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển chung của đất nước.
1.1.3.2 Hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm
Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
thương mại và XNK Trường Anh luôn có những chuyển biến tích cực, doanh
thu từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm liên tiếp tăng qua các năm. Có được những
thành tựu này là nhờ vào sự nỗ lực và cố gắng của các thành viên trong công
ty đưa công ty ngày càng phát triển và tạo được một chỗ đứng vững chắc trên
thị trường.
Bảng 1.3 Giá trị phân phối của công ty trong 3 năm 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
KN phân phối
Mức tăng giảm so với năm trước
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ %
2010

6532 - -
2011
8050 1518 23.24%
2012
9760 1710 21.24%
Nguồn: Số liệu công ty Trường Anh
Từ số liệu trên ta có thể thấy rằng kim ngạch phân phối của công ty
cũng không ngừng tăng lên cụ thể năm 2010 là 6532 triệu đồng. Năm 2011 có
kim ngạch phân phối của công ty là 8050 triệu đồng tăng 23,24% so với năm
2010. Năm 2012 có kim ngạch là 9760 triệu đồng, tăng 21,24% so với năm
2011.
1.1.3.3 Kết quả hoạt động nhập khẩu- phân phối của công ty
Bảng 1.4: Kết quả kinh doanh nhờ hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2010 2011 2012
Doanh thu thuần 6,125 7660 9140
Tổng chi phí 6010 7505 8960
Lợi nhuận trước thuế 115 155 180
Nộp NSNN 28.75 38.75 45
Lợi nhuận sau thuế 86 116 135
Nguồn: Số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Trường Anh
Bảng trên cho thấy doanh thu của công ty Trường Anh liên tục tăng
trong giai đoạn từ năm 2010-2012 với tốc độ tăng trung bình 20,76%/năm.
Điều này là dễ hiểu bởi kim ngạch nhập khẩu hàng năm của công ty đều gia
tăng. Sự tăng trưởng trong doanh thu của công ty phán ánh kết quả kinh
doanh của công ty thời gian qua là tương đối tốt, đây là động lực để công ty
tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Cùng với sự gia tăng của doanh thu thì lợi nhuận của công ty cũng tăng
qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận của công ty tăng 40 triệu đồng so với năm
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A

13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
2010 tương đương với 24.1%. Năm 2012 lợi nhuận tăng 35 triệu đồng so với
năm 2011 tương ứng 19.2%. Sự gia tăng trong lợi nhuận là động lực lớn nhất
để công ty tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh sự gia tăng về doanh thu và lợi nhuận thì mức thuế nộp ngân
sách nhà nước từ hoạt động nhập khẩu của công ty cũng tăng qua các năm.
Trong những năm qua công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với nhà
nước với mức thuế ngày càng cao năm 2010 nộp ngân sách nhà nước của
công ty là 28,75 triệu đồng, năm 2011 mức thuế thu nhập doanh nghiệp mà
công ty phải đóng góp là 37,75 triệu đồng, tăng khoảng 9 triệu đồng so với
năm 2010. Năm 2012 mức thuế là 45 triệu đồng, tăng 6,25 triệu đồng so với
năm 2011.
1.2 Sự cần thiết phải mở rộng mạng lưới xuất nhập khẩu và phân phối
rượu của công ty XNK Trường Anh
1.2.1 Lý thuyết về sự mở rộng mạng lưới nhập khẩu và phân phối rượu
1.2.1.1 Định nghĩa về mạng lưới phân phối và nhập khẩu rượu
- Định nghĩa mạng lưới
Theo từ điển Bách khoa toàn thư thì: Mạng lưới là một tập hợp nhiều
cá nhân hoặc đơn vị hợp thành một tổ chức có chung một chức năng nào đó.
Từ đó ta có thể định nghĩa:
- Mạng lưới nhập khẩu rượu: là tập hợp tất cả các doanh nghiệp, các
cá nhân có chức năng cung cấp rượu cho một công ty.
- Mạng lưới phân phối rượu: là một tập hợp các tổ chức, các cá nhân
tham gia vào quá trình bán sản phẩm rượu từ nhà phân phối đến tay người
tiêu dùng cuối cùng.
1.2.2.2 Các tiêu chí đánh giá mạng lưới nhập khẩu và mạng lưới phân
phối rượu
• Các tiêu chí đánh giá mạng lưới nhập khẩu rượu
Một mạng lưới nhập khẩu rượu đạt tiêu chuẩn cần có những yếu tố sau:

- Chất lượng sản phẩm tốt, đạt tiêu chuẩn quốc gia về các sản phẩm
đồ uống có cồn.
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
- Phong phú về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về sản
phẩm của khách hàng.
- Thị phần nhập khẩu hợp lý đối với từng chủng loại: Phù hợp với
khả năng tiêu thụ của mạng lưới phân phối.
• Các tiêu chí đánh giá mạng lưới phân phối rượu tối ưu:
- Tận dụng hết các đối tượng có khả năng phân phối và tiêu thụ sản
phẩm rượu cho công ty.
- Mạng lưới phân phối phải có độ bao phủ hầu hết thị trường tiêu
thụ về mặt địa lý.
- Có khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt, không để hàng tồn kho quá lâu.
- Khai thác tối đa thị trường tiềm năng.
1.2.2.3 Các hình thức phát triển mạng lưới nhập khẩu và phân phối rượu
- Hình thức phát triển mạng lưới nhập khẩu:
Dựa trên chủng loại mà thị trường có nhu cầu: Công ty phát triển mạng
lưới nhập khẩu dựa trên những sản phẩm mà thị trường có nhu cầu tiêu thụ .
- Các hình thức phát triển mạng lưới phân phối rượu:
+ Theo đối tượng: Công ty tập trung khai thác một hoặc một số đối
tượng có tiềm năng tiêu thụ hoặc phân phối sản phẩm của mình. Các đối
tương ở đây có thể là : người tiêu dùng trực tiếp, hệ thống các siêu thị, các
cộng tác viên, các đại lý bán buôn trên toàn quốc…
+ Theo phạm vi: Công ty có thể chọn các khu vực địa lý mà họ cho
tiềm năng để phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm rượu của mình.
1.2.2 Sự cần thiết phải mở rộng mạng lưới nhập khẩu và phân phối
1.2.2.1 Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
Trên thị trường không chỉ có sự cạnh tranh giữa các mặt hàng rượu nội

địa với nhau mà còn có thêm sự cạnh tranh, đe dọa đến từ các mặt hàng ngoại
nhập. Sự cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt và khốc liệt hơn, các doanh nghiệp
kinh doanh không thực sự hiệu quả sẽ không thể tồn tại và đứng vững trên thị
trường. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng
hoàn thiện quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm…nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, qua đó
có thể đứng vững và tiếp tục phát triển.
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu rượu, việc giảm chi phí
kinh doanh nhập khẩu là yêu cầu tất yếu, xuất phát từ thực tế khách quan là sự
có hạn của nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp sở hữu. Nguồn lực sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn
nhân lực, trình độ quản lý… tất cả đều là hữu hạn. Để kinh doanh thành công
đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực hữu hạn đó một cách
hợp lý. Khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu, ngoài vốn (cụ thể là ngoại tệ)
bỏ ra để mua hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn thời gian; lao
động; chi phí thuê kho, vận chuyển; chi phí quản lý bán hàng; chi phí cho các
hoạt động khuyến mãi, thúc đẩy bán hàng … sự lãng phí, không hiệu quả
trong bất kỳ hoạt động nào cũng sẽ làm tăng thêm chi phí nhập khẩu và sẽ
làm tăng giá thành nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp luôn phải tìm cách
phát triển mạng lưới nhập khẩu rượu để tìm cơ hội chí phí bỏ ra tối thiểu
nhưng hiệu quả đạt được là tối đa.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh
nhập khẩu phải không ngừng mở rộng mạng lưới nhập khẩu và phân phối của
mình. Sự cạnh tranh đến từ các nhà nhập khẩu khác có cùng chủng loại hàng
hóa, sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, từ các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Ngoài ra, họ còn gặp phải những khó

khăn bắt nguồn từ những quan điểm, chính sách bảo hộ nền sản xuất, kinh tế
nội địa của Nhà nước. Do đó, mở rộng mạng lưới nhập khẩu và phân phối
rượu là yêu cầu tất yếu đặt ra đối với công ty Trường Anh để có thể chiến
thắng trong cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển.
1.2.2.2 Lợi ích của việc mở rộng mạng lưới nhập khẩu và phân phối
- Đối với việc mở rộng mạng lưới nhập khẩu rượu
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
Việc mở rộng mạng lưới nhập khẩu làm đa dạng hoá hàng hoá như
chủng loại, chất lượng rượu, giá cả , tăng khả năng lựa chọn rượu của
khách hàng. Sự đa dạng hóa sản phẩm một mặt cho phép người tiêu dùng
được tiêu dùng những loại rượu sản xuất ở nước ngoài phù hợp với nhu cầu
ở trong nước. Đây là cơ sở để bổ sung các loại rượu trong nước không sản
xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu
tiêu dùng trong nước. Mặt khác sự cạnh tranh giữa nhiều nhà sản xuất như
vậy dẫn đến những nỗ lực giảm giá thành sản xuất xuống mức thấp nhất có
thể của nhà sản xuất. Vì vậy người tiêu dùng được hưởng lợi từ mức giá
cạnh tranh quốc tế đó.
- Đối với việc mở rộng mạng lưới phân phối rượu
Việc mở rộng mạng lưới phân phối rượu làm tăng khả năng tiêu thụ sản
phẩm rượu của công ty. Từ đó là tăng kim ngạch phân phối. Để phát triển, mở
rộng quy mô thì điều tất yếu công ty Trường Anh phải không ngừng mở rộng
hệ thống mạng lưới phân phối. Việc chiếm lĩnh thị trường như vậy còn hạn
chế bớt đi các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ở hiện tại và trong tương lai.
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
Chương 2:
Thực trạng mạng lưới nhập khẩu và phân phối rượu của công

ty xuất nhập khẩu Trường Anh
2.1 Tổng quan về tình hình mạng lưới nhập khẩu và phân phối của công ty
2.1.1 Khái quát sơ đồ mạng lưới nhập khẩu
Sơ đồ 2.1: Mạng lưới nhập khẩu của công ty Trường Anh:
Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp
- Hiện nay công ty Trường Anh đã nhập khẩu ở nhiều Quốc gia nổi
tiếng với các loại rượu Vang ngon. Có thể chia làm 3 châu lục chính:
2.1.1.1 Thị trường châu Mỹ
Ở thị trường châu Mỹ các quốc gia nổi tiếng về rượu Vang mà công ty
Trường Anh đã đặt làm đối tác đó là Chi Lê, Mỹ và Canada. Trong đó rượu
Vang Chi Lê và Vang Mỹ là chiếm thị phần cao hơn cả.
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
18
Châu Mĩ Châu Úc Châu Âu
Chi

Mỹ
Ca
na
da
Pháp Ý Nga
Mạng lưới
nhập
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
- Vang Chi Lê: Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty Trường
Anh đã chọn đối tác nhập khẩu chính của mình là Chi Lê. Chi Lê là một nước
có lịch sử và văn hóa sản xuất rượu vang lâu đời, từ thời người Tây Ban Nha
xâm chiếm Châu Mỹ và những người truyền giáo gốc Tây Ban Nha mang tới
những giống nho Pháp quý giá như Cabernet, Chardonnay, Merlot, Pinot
Noir, Sauvignon Blanc, Malbec và Carmeniere thường được xem như giống

nho điển hình của Chi Lê. Chi Lê cũng là một trong số ít quốc gia không bị
ảnh hưởng của bệnh rệp rễ nho, vì thế giống nho ở đây lành hơn và không cần
phải ghép để gia tăng đặc trưng cho rượu vang. Tuy nhiên, trong lịch sử dài
lâu đó, hầu hết các loại rượu vang sản xuất với chất lượng kém, vì theo truyền
thống, các nhà sản xuất chỉ quan tâm đến số lượng, chứ không quan tâm đến
chất lương rượu vang. Chỉ vào những năm đầu 1980, thời kỳ phục hưng mới
bắt đầu đặc biệt với 2 nhà sản xuất rượu vang Aurilio Montes và Douglas
Murray, những người tin tưởng rằng họ đã và đang phát triển thị trường xuất
khẩu rộng lớn hơn bằng cách tập trung vào sản xuất những loại rượu vang
chất lượng hàng đầu, giá cả giá trị tuyệt vời. Với sự giới thiệu các thùng lên
men bằng thép không gỉ, và sử dụng các thùng gỗ sồi chất lượng tốt để nuôi
rượu vang, việc quản lý vườn nho tốt hơn, phân loại nho thủ công, nên họ có
thể sản xuất những loại rượu vang gây tiếng vang lớn trên thị trường thế giới.
Sau đó, ngành xuất khẩu rượu vang đã lớn mạnh rất nhanh và những số lượng
lớn rượu vang chất lượng cao đã được sản xuất. Số lượng hãng sản xuất rượu
vang cũng tăng lên từ con số 12 năm 1995 tới hơn 70 vào năm 2005. Đến Việt
Nam chưa lâu nhưng vang Chi Lê đã chiếm một thị phần không nhỏ trong thị
trường tiêu dùng rượu vang của người Việt Nam.
- Vang Mỹ: Trước thập niên 1970, những người sành điệu, biết thưởng
thức hương vị thơm ngon của rượu, biết phân tích những yếu tố phức tạp mà
hài hòa trong chất rượu, và lại có phương tiện để mua những chai rượu loại
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
đắt tiền thì đương nhiên là họ tìm mua rượu vang Pháp chứ ít ai để ý đến rượu
Mỹ. Rượu Pháp lúc ấy hầu như giữ ngôi vị độc tôn. Nó được coi là Thái Sơn
Bắc Đẩu, là khuôn vàng thước ngọc để đo lường phẩm chất ngon hay dở của
tất cả mọi thứ rượu vang sản xuất ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Thế nhưng
Bây giờ thì rượu vang Mỹ đã nghiễm nhiên có một tư thế rất đáng nể ở khắp
mọi nơi trên thế giới, kể cả trên bảng danh sách rượu của những tiệm ăn cỡ 3

sao Michelin như Le Doyen ở Paris hay Paul Bocuse ở Lyon bên Pháp.
Nhưng trước khi đạt được tư thế đó, ngành sản xuất rượu vang ở Mỹ đã phải
trải qua nhiều giai đoạn vô cùng khó khăn vất vả, có lúc tưởng như nó chết
luôn không sao ngóc đầu lên được nữa.
Thí dụ hồi cuối thế kỷ thứ 19, khi các loại nho làm rượu đưa từ châu
Âu sang trồng ở Mỹ đang nảy nở tốt đẹp thì một nạn dịch gọi là phylloxera,
do những con bọ nhỏ li ti chuyên ăn hại rễ nho gây ra, làm chết rụi hầu hết
mọi ruộng nho ở California. Cho đến khi người ta tìm được cách ghép các
loại nho Âu châu vào gốc những cây nho bản xứ, đã từng chịu đựng sự tấn
công của phylloxera và đã phát triển được tính miễn nhiễm (immunity), thì
nho mới sống sót và ngành làm rượu của Mỹ mới phục hồi trở lại.
Lãnh một đòn chí tử này, rượu vang Mỹ tưởng chừng như đã bị xóa bỏ
hẳn trên mặt địa cầu. Vậy mà ngày nay nó chẳng những đã hồi phục hẳn, lại
còn sống hùng sống mạnh, nhờ đó chúng ta vẫn được thưởng thức những chai
rượu Mỹ rất phổ thông như Hogue, Petite Syrah, giá chỉ khoảng $7, hoặc Clos
du Bois Barrel Chardonnay khoảng $9, mà có thể gọi là khá ngon, cho đến
những chai thượng thặng, phẩm chất tuyệt vời như Beaulieu Vineyard (BV)
George de La Tour Private Reserve hoặc Shafer, Cabernet Sauvignon,
Hillside Select, Napa Valley, giá từ $150 cho đến $200.
2.1.1.2 Thị trường rượu Vang châu Âu
SV: Đỗ Đình Bình Lớp: Kinh tế Phát triển 51A
20

×