Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tổng quan về Thị trường tài chính Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.99 KB, 18 trang )

Bài thảo luận môn Tiền tệ Ngân Hàng
Đề tài: Tổng quan về Thị trường tài chính
Việt Nam
I.Lý thuyết chung
1.Thị trường tài chính là gì?
2..Chức năng và vai trò của thị trường tài chính
II.Thực trang thị trường tài chính Việt Nam
1.Đánh giá tổng quan về thị trường tài chính Việt Nam
2.Thị trường tài chính Việt Nam trước khi gia nhập WTO
3.Thị trường tài chính Việt Nam sau khi gia nhập WTO
4.Đánh giá thực trạng và các giải pháp khắc phục những hạn
chế hiện nay
Nhóm thực hiện: KNORR
I.Lý thuyết chung:
1.Thị trường tài chính là gì?
Bắt nguồn từ mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và tiết kiệm: một nền kinh tế
muốn tăng trưởng thì phải có hoạt động đầu tư; trước khi muốn đầu tư, phải huy
động vốn từ nguồn tiết kiệm; đầu tư có hiệu quả sinh ra lợi nhuận lại làm tăng thêm
nguồn tiết kiệm. Vì vậy, mối quan hệ nhân quả này tuần hoàn và tạo nên sự phát
triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để cho đầu tư gặp được tiết kiệm; phải có nơi
để tạo ra sự gặp gỡ này. Đó chính là quá trình giao lưu vốn hay nói khác hơn đó là
thị trường tài chính, là nơi tạo ra cơ chế cho những nguồn vốn nhàn rỗi không có
chỗ đầu tư giao lưu với những nhà đầu tư đang cần vốn.
Như vậy, thị trường tài chính là thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi các
sản phẩm tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu khác nhau của
các chủ thể trong nền kinh tế. Trong đó, các chủ thể thừa vốn thì tìm kiếm lợi nhuận
thông qua hoạt động đầu tư, còn các chủ thể thiếu vốn bổ sung vốn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh và các nhu cầu đầu tư khác. Việc hình thành quá trình giao lưu
vốn giữa những chủ thể thừa vốn và thiếu vốn đã tạo nên một thị trường với đầy đủ
cơ chế như trong một nền kinh tế thị trường. Đồng thời, do sản phẩm trên thị trường


là sản phẩm tài chính, có tính nhậy cảm và ảnh hưởng đến mọi thành phần trong nền
kinh tế nên thị trường tài chính là thị trường bậc cao. Do đó, thị trường tài chính
phải là loại thị trường bậc cao, chỉ tồn tại và hoạt động trong điều kiện của nền kinh
tế thị trường.
2.Chức năng và vai trò của thị trường tài chính
2.1.Chức năng:
Chức năng đầu tiên, cũng là chức năng quan trọng nhất của thị trường
tài chính là khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu của
nền kinh tế xã hội. Để thực hiện được chức năng này, thị trường phải tạo ra các
kênh huy động vốn từ nơi thừa, như: cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị kinh tế, tổ
chức đoàn thể xã hội, Chính phủ, … ở trong và ngoài nước để chuyển sang các nhà
đầu tư thiếu vốn, như: các đơn vị kinh tế, Chính phủ, cá nhân, hộ gia đình, …
Chức năng thứ hai của thị trường tài chính là kích thích tiết kiệm và đầu
tư. Thị trường tạo ra sân chơi, để những người có tiền nhàn rỗi có cơ hội đầu tư như
nhau và được tự do tham gia vào thị trường để tìm kiếm những nơi đầu tư có suất
sinh lợi cao nhất, tạo thành thói quen tích lũy tiền tệ một cách thường xuyên hơn, là
một nguồn đầu vào không thể thiếu của thị trường. Nếu thị trường không kích thích
được người dân tích lũy và tham gia vào thị trường như là một kênh dẫn vốn cho
nền kinh tế thì thị trường đó sẽ không thể hoạt động tốt. Đồng thời, nhà đầu tư trên
thị trường khi tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động đầu tư phải nhận thức
được việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, có hiệu suất sử dụng đồng vốn cao
nhất để bảo toàn vốn, sinh lời và tích lũy. Chính vì vậy, thị trường tài chính có chức
năng nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, kích thích
đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để tăng hiệu quả đầu tư,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
Chức năng thứ ba của thị trường tài chính là làm gia tăng tính thanh
khoản cho các tài sản tài chính. Tính thanh khoản là tính chất dễ dàng chuyển hóa
các tài sản tài chính thành tiền mặt và được thực hiện ở thị trường thứ cấp, là thị
trường mua bán, giao dịch cổ phiếu và các giấy tờ có giá đã phát hành trên thị
trường sơ cấp. Tính thanh khoản ở thị trường tài chính càng cao thì càng thu hút

nhiều chủ thể tham gia vào thị trường và giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ
dàng chuyển đổi danh mục đầu tư theo yêu cầu. Do đó, mỗi thị trường khác nhau có
tính thanh khoản khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển các định chế tài chính
của thị trường ấy. Nếu các cơ chế của thị trường thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho các công cụ tài chính lưu thông thông suốt. Ngoài ra, thị trường tài chính
còn có chức năng định giá tài sản tài chính, phân phối vốn trên thị trường theo tín
hiệu của thị trường.
2.2.Vai trò:
a, TTTC góp phần năng cao năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế:
Bất kỳ nền kinh tế nào, trong quá trình fát triển cũng fải đối đầu với sự khan
hiếm về nguồn lực. TTTC là sản fẩm tất yếu của sự đòi hỏi tập trung tài nguyên cho
sản xuất lớn và chống lãng fí dưới mọi hình thức. Với chức năng dẫn vốn và chức
năng tiết kiệm, TTTC đã tạo điều kiện để huy động nguồn lực trong xã hội, lôi kéo
các cá nhân trở thành các nhà đtư, tận dụng mọi nguồn lực nhỏ nhất, thúc đẩy hoạt
động sang tạo ra sp và dvụ.
Đối với ngân sách Nhà nước, việc bù đắp các khoản bội chi bằng cách vay
nợ trên TTTC thay vì fát hành thêm giấy bạc NH và lưu thông là một biện fáp hết
sức quan trọng, bởi vì làm như vậy sẽ vừa có thể kiềm chế được lạm fát vừa có thể
tạo đk cho tăng trưởng nền ktế.
Tóm lại, một TTTC hđ có hiệu quả sẽ tận dụng được ở mức cao nhất mọi
nguồn vốn tiềm tàng trong nước và từ nước ngoài để phát triển kt và cải thiện đời
sống của nhân dân.
b, TTTC tạo môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích kt của các chủ thể kt
khác nhau trên thị trường:
Thông qua các cuộc đấu giá tập trung giữa các nguồn cung và nguồn cầu, cơ
chế thị trường sẽ hình thành nên mức giá cả tốt nhất, có lợi cho cả người mua và
người bán, đảm bảo sự công bằng trên thị trường. Các cá nhân hoặc cộng đồng chỉ
có thể tìm thấy sự fát triển tốt nhất cho chính mình trong sự hỗ trợ để các cá nhân
hoặc cộng đồng khác cùng fát triển. Nếu thiếu TTTC hoặc TTTC kém fát triển, điều
kiện để cung cầu gặp gỡ, cọ xát sẽ bị hạn chế, do đó ko thể có mức giá cả fản ánh

đầy đủ chính xác sức mua, sức bán.
c, TTTC tạo nên công cụ kích thích tính hiệu quả của các DN:
Tự bản thân cơ chế giao dịch của TTTC sẽ chọn ra các DN, các dự án đtư có
triển vọng để tài trợ. Các DN hay các dự án có triển vọng sẽ có thể có thêm vốn với
chi fí rẻ hơn. Ngược các các DN kém và các dự án tồi sẽ khó thu hút vốn hoặc fải
trả chi fí sử dụng vốn cao hơn. Do đó, các DN hay các dự án đtư muốn huy động
vốn và duy trì vốn hoạt động thông qua TTTC fải tính toán sao cho sản xuất kinh
doanh lành mạnh và có hiệu quả ngày càng cao hơn.
d, TTTC tạo đk thuận lợi cho các giao dịch tài chính.
TTTC là nơi dẫn vốn từ chủ thể thừa vốn đến chủ thể thiếu vốn. Nhờ vào sự
fát triển của công nghệ thông tin liên lạc mà chủ thể thừa vốn và chủ thể thiếu vốn
cách nhau hang ngàn dặm có thể giao dịch một cách có hiệu quả, từ đó tiết kiệm chi
fí liên quan đến các giao dịch tài sản tài chính như: chi fí thu thập thông tin, chi fí
nghiên cưú, chi fí tìm gặp….
II.Thực trang thị trường tài chính Việt Nam
1.Đánh giá tổng quan về thị trường tài chính Việt Nam
Trong những năm qua, cùng với quá trình cải cách kinh tế, TTTC Việt Nam đã có
những bước phát triển nhất định.
Trước hết, các thị trường cấu thành cơ bản của TTTC đã được hình thành và từng
bước hoàn thiện. Nhiều loại hình định chế trung gian tài chính được thành lập. Đặc
biệt, thị trường chứng khoán đã được thiết lập và có những đóng góp ban đầu trong
việc huy động các nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế.
Thứ hai, trong hơn 5 năm lại đây, hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại nhằm
giảm thiểu những yếu kém của hệ thống và những sai lệch trong chính sách tín
dụng. Chương trình cơ cấu lại tập trung vào việc lành mạnh hoá và tăng cường năng
lực tài chính của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại
(NHTM) Nhà nước. Hoạt động tín dụng đã được đổi mới theo hướng các tổ chức
tín dụng có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quyết định cho vay, lựa chọn
khách hàng và biện pháp đảm bảo tiền vay trên nguyên tắc thương mại, đảm bảo an
toàn và hiệu quả.

Thứ ba, các nguyên tắc quản lý tài chính tiên tiến và chuẩn mực quốc tế về tính
minh bạch, kế toán, kiểm toán, giám sát... đã và đang từng bước được thể chế hoá
và ứng dụng rộng rãi hơn trong thực tế. Các thể chế về quản trị doanh nghiệp (kể cả
ngân hàng) cũng được hoàn thiện một bước, nhất là đối với các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán.
Cuối cùng, song không kém phần quan trọng, khung pháp luật của TTTC đang
ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Chính sách tín dụng
ngày càng đối xử bình đẳng hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân và có vốnđầu tư
nước ngoài. Các định chế tài chính nước ngoài ngày càng được phép mở rộng phạm
vi, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình.
2.Thị trường tài chính Việt Nam trước khi gia nhập WTO
A, Thị trường tín dụng:
Mẫu hình TTTC Việt Nam cơ bản là dựa vào ngân hàng hay do ngân hàng chi phối
(bank-based or bank dominated financial market), trong khi thị trường tín dụng lại
chứa đựng không ít vấn đề như:
- Mức độ tích tụ và phân khúc thị trường còn cao. Các NHTM nhà nước hiện chiếm
gần 80% thị phần huy động tiền gửi và tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng.
Nhóm khách hàng truyền thống của các NHTM Nhà nước là các doanh nghiệp Nhà
nước (DNNN) Các ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu tập trung vào đối tượng
các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỷ trong tín dụng dành cho khu vực DNNN đã giảm
từ 70% vào đầu thập niên 1990 xuống 57% năm 1996, 45% năm 2000 và 34% năm
2004. Tín dụng theo ngành cũng phản ánh sự phân khúc thị trường tín dụng, nhất là
đối với các NHTM Nhà nước
.- Rủi ro tín dụng, nhất là vấn đề nợ xấu vẫn còn hiện hữu. Tỷ lệ nợ quá hạn so với
tổng dư nợ của hệ thống NHTM được công bố đã giảm từ 13% năm 2000 xuống
còn 3,4% năm 2005. Tuy nhiên, nếu dựa trên cách phân loại quốc tế về nợ, thì tỷ lệ
nợ xấu của hệ thống NHTM có thể lớn gấp nhiều lần con số công bố. Hơn nữa,
nguy cơ tiếp tục phát sinh nợ quá hạn là khá cao do nhiều dự án đầu tư chưa được
kiểm định chặt chẽ về tính hiệu quả và khả thi, trong khi quá trình cải cách các
DNNN lớn mới chỉ thực sự được triển khai từ năm 2005.

- Vấn đề “sai lệch kép” cũng đáng lo ngại. Với tỷ trọng nguồn vốn huy động
không kỳ hạn và ngắn hạn vẫn chiếm khoảng 75%, nguy cơ sai lệch về cơ cấu thời
hạn trong bảng cân đối tài sản của hệ thống NHTM là tương đối lớn. Nguy cơ này
có thể tăng trong bối cảnh các NHTM có thể sử dụng tới 25-30% tổng huy động
vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Sai lệch về cơ cấu đồng tiền tuy có giảm
trong hai ba năm lại đây, song mức độ vẫn còn khá lớn và lại rất nhạy cảm với biến
động tỷ giá, lãi suất, nhất là trong môi trường đô la hóa cao.
- Rủi ro tín dụng có thể tăng còn do thu nhập của các NHTM chủ yếu dựa trên
nguồn thu từ chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay, mặc dù nhiều loại
hình dịch vụ ngân hàng đã có bước phát triển trong 3-4 năm lại đây. Hơn nữa, áp
lực cho vay theo chỉ định của Chính phủ trên thực tế và vấn đề “rủi ro đạo đức” vẫn
tồn tại. Phần lớn các khoản vay lại được thế chấp bằng bất động sản, trong khi thị
trường bất động sản biến động mạnh. Các khoản vay được thế chấp chứng khoán
tuy có tỷ trọng chưa lớn song cũng đáng lo ngại khi năng lực của các nhà đầu tư cá
nhân còn thấp và thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây biến
động lớn về giá cả.
Trong khi đó, năng lực giám sát, quản trị ngân hàng còn nhiều hạn chế. Công tác
giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu. Quá trình giám sát từ xa còn bất cập trong
việc tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin, đặc biệt trong bối cảnh các chuẩn mực về
kế toán, kiểm toán chưa được áp dụng thật rộng rãi, nhất quán. Công tác giám sát
tín dụng cũng chưa bao quát hết toàn bộ các định chế tài chính có liên quan đến hoạt
động tín dụng do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và
do mô hình quản lý hệ thống tài chính hiện tại về thực chất là quản lý theo định chế
tài chính. Các quy định quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như quản lý rủi ro, quản trị
tài sản có, tài sản nợ, kiểm toán nội bộ,…mới được áp dụng, nên chưa thật sự có
hiệu lực và hiệu quả. Nhìn chung, trình độ quản trị nội tại ngân hàng chưa đáp ứng
tốt các chuẩn mực quốc tế như CAMEL và BASEL.
B, Thị trường tiền tệ- Thị trường ngoại hối
Năm 2005, Diễn biến lãi suất luôn gắn với diễn biến của thị trường tiền tệ,
thị trường hàng hóa. Với thị trường tiền tệ, ảnh hưởng mạnh nhất đến lãi suất VNĐ

là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục công bố tăng lãi suất cơ bản. Với thị
trường hàng hóa, do ảnh hưởng của việc tăng giá người dân phải chi tiêu tiền nhiều
hơn là gửi ngân hàng.
Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng từ 0,63%-0,65%/tháng, kỳ hạn 6 tháng từ
0,65%-0,67%/tháng, kỳ hạn 12 tháng từ 0,68%-0,72%/tháng, so với đầu năm lãi
suất huy động tăng từ 0,01%-0,02%/tháng (0,12%-0,24%/năm).
Lãi suất cho vay hiện nay các tổ chức tín dụng (TCTD) đang áp dụng từ
0,78%-1,2%/tháng tùy theo thời hạn vay, khách hàng và đối tượng vay, so với đầu
năm đã tăng từ 0,11%-0,28%/năm. Dù tăng nhưng đây là diễn biến phù hợp với tình
hình biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.
Với ngoại tệ, ngoài sự tác động bởi quan hệ cung cầu về vốn, lãi suất ngoại
tệ chịu sự chi phối và tác động mạnh từ lãi suất thị trường thế giới. Sự thay đổi lãi
suất của FED trong 5 tháng đầu năm 2005 đã làm thay đổi lãi suất huy động tiền gửi
ngoại tệ trong nước cũng như lãi suất cho vay bằng ngoại tệ. So với đầu năm, lãi
suất ngoại tệ tăng khoảng 0,04% -0,2%/tháng, trong đó tăng cao nhất là tiền gửi kỳ
hạn 3 tháng.
Đối với người dân, gửi tiết kiệm bằng VNĐ vẫn có lợi hơn. Mức lãi suất cho
vay của các ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng lên và lãi suất trái phiếu chính
phủ, tín phiếu kho bạc cũng tăng, cho thấy, mặt bằng lãi suất mới đã hình thành,
phù hợp với sự mất giá của đồng tiền cũng như chỉ số giá cả 5 tháng đầu năm đã
tăng 4,8%.
NHNN Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2005 đã cho tăng lãi suất cơ bản từ
0,625% lên mức 0,65%, là mức lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường hàng hóa,
thị trường tiền tệ
Thời gian này, Việt Nam đang tiếp tục mở cửa nền kinh tế theo xu hướng hội
nhập, thực hiện các cam kết của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, AFTA, cam kết
gia nhập WTO, nên thị trường trong nước diễn biến theo sát thị trường quốc tế. Thị
trường hàng hóa ở nước ta cũng như trên thế giới, tập trung là giá các loại vật tư
quan trọng, nguyên nhiên liệu chủ yếu... liên tục tăng giá cao. Ngược lại thị trường
ngoại hối, thể hiện ở giá vàng và tỷ giá USD tăng rất thấp, thậm chí còn giảm

xuống.
C, Thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập vào tháng 7/2000 và hiện nay đã
có 26 công ty niêm yết với tổng số vốn huy động được là 236 triệu USD và 207 loại
trái phiếu chính phủ với tổng giá trị là 1,5 tỷ USD. Theo thống kê, trong năm 2004,
tổng giá trị giao dịch tại thị trường chứng khoán là 1,3 tỷ USD, tăng 6,6 lần so với
năm 2003.
Trong năm 2006, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có bước phát triển
vượt bậc cả về khuôn khổ pháp luật, hàng hoá cũng như hệ thống các tổ chức tài
chính trung gian. Hoạt động giao dịch trên TTCK trở nên rất sôi động và đã thu hút
được một khối lượng vốn khá lớn thông qua hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính
phủ, đấu giá cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cổ phần hoá.
Nhìn tổng thể, TTCK Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò tích cực của mình đối
với nền kinh tế, thể hiện qua một số điểm sau:
1. Luật Chứng khoán được Quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 6/2006, có
hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 đã có nhiều qui định theo hướng phù hợp với thông
lệ quốc tế, theo đúng lộ trình cam kết, đàm phán gia nhập WTO: mở rộng phạm vi
điều chỉnh về chào bán chứng khoán ra công chúng; quản lý giám sát thông qua cơ
chế công bố thông tin của các công ty đại chúng, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư; cho
phép doanh nghiệp Việt Nam niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK)
nước ngoài; tăng cường tự quản cho các thị trường giao dịch chứng khoán
(TTGDCK), SGDCK theo hướng là những tổ chức hoạt động độc lập, tự chủ tài
chính và chịu sự quản lý giám sát bằng công cụ pháp luật từ Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (UBCKNN); cho phép mở chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài và
thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; thành lập công
ty đầu tư chứng khoán (quỹ đầu tư chứng khoán dạng pháp nhân đầy đủ) tại Việt
Nam....
2. Qui mô TTCK có tổ chức ngày càng mở rộng. Đến 15/12/2006, thị trường đã
có 65 công ty niêm yết và 28 công ty đăng ký giao dịch tại các TTGDCK với tổng
giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt 164.000 tỷ đồng, chiếm 19,6 % GDP (tăng

hơn 16 lần so với cuối năm 2005, vượt xa kế hoạch mục tiêu trong Chiến lược phát
triển TTCK đến 2010 là 10-15% GDP). Có gần 400 loại trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên 70.000 tỷ đồng,
bằng 8,5% GDP. Chỉ số VN Index đã tăng khoảng 165% so với thời điểm đầu năm
và đạt 809,86 điểm vào phiên giao dịch ngày 20/12/2006.

×