Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

71 câu hỏi ôn thi Công pháp có đáp an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 131 trang )

Câu hỏi ôn tập
MỤC LỤC
I. Các đặc trưng cơ bản của LQT 4
1. Luật quốc tế có thực sự là luật không? vai trò của LQT như thế nào? 4
2. Hãy phân tích những đặc trưng của LQT về phương pháp xây dựng luật và so sánh với luật quốc
gia 4
3. Hãy phân tích những đặc trưng của LQT về các biện pháp đảm bảo thi hành luật và so sánh với
luật quốc gia 6
4. Hãy phân tích những đặc trưng của LQT về các chế tài và so sánh với luật quốc gia 6
5. Có những loại chủ thể nào của LQT? Hãy giải thích các thực thể sau có phải là chủ thể của LQT
không: cá nhân, tổ chức quốc tế phi chính phủ và công ty đa quốc gia? 7
6. Phân tích quy định của Công ước Montevideo về điều kiện để trở thành một quốc gia 13
7. Nêu các đặc tính pháp lý của quốc gia. So sánh quyền năng chủ thể của các tổ chức quốc tế với
các quốc gia 14
II. Nguồn của LQT 18
65. Hãy giải thích khái niệm nguồn của LQT (phân biệt với nghĩa của từ “nguồn” trong ngôn ngữ
thông thường). Cho ví dụ minh họa về nguồn của một số ngành luật quốc tế cụ thể 18
65. Phân tích ý nghĩa của Điều 38 Quy chế TAQT. Khi nào Điều 38 được áp dụng? 18
66. Phân tích nội dung Điều 38 Quy chế TAQT về nguồn chính thức(cơ bản) và nguồn bổ trợ của
LQT 19
67. So sánh TQQT với ĐUQT, phân tích mối quan hệ giữa hai loại nguồn này 27
68. Khái niệm nguồn bổ trợ của LQT được hiểu như thế nào? Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ có
được quy định là nguồn bổ trợ của LQT không? 31
69. Tập quán quốc tế là gì? Việc xác định TQQT được dựa trên những yếu tố cơ bản nào? 32
70. Phân tích các yếu tố vật chất góp phần hình thành một TQQT 33
71. Opinio juris là gì và liên quan như thế nào đến việc xác định TQQT? 34
III. Các nguyên tắc cơ bản (NTCB) của LQT 36
65. Khái niệm các NTCB của LQT. Trình bày khái quát về các NTCB của LQT (nguồn, liệt kê
danh sách các nguyên tắc theo quy định của các văn kiện quốc tế) 36
65. Phân tích nguyên tắc bình đẳng chủ quyền (nguồn, nội dung của nguyên tắc, mối quan hệ với
các nguyên tắc khác, ví dụ minh họa) 37


66. Phân tích nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
(nguồn, nội dung của nguyên tắc, mối quan hệ với các nguyên tắc khác, ví dụ minh họa) 38
67. Phân tích nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia (nguồn, nội dung
của nguyên tắc, mối quan hệ với các nguyên tắc khác, ví dụ minh họa) 42
68. Phân tích nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp (nguồn, nội dung của nguyên tắc, mối quan
hệ với các nguyên tắc khác, ví dụ minh họa) 44
IV. Luật ĐUQT 47
65. Khái niệm và nguồn của Luật ĐUQT; Khái niệm ĐUQT theo Công ước Viên 1969 về Luật
ĐUQT (dưới đây viết tắt là “CU Viên 1969”) 47
66. Phân tích nguyên tắc tự nguyện bình đẳng trong quá trình ký kết ĐUQT. Nguyên tắc này có
ảnh hưởng quan trọng như thế nào đối với ngành luật ĐUQT? 48
67. Bạn hiểu gì về nguyên tắc ĐUQT phải có nội dung phù hợp với NTCB của LQT? Cho ví dụ
minh họa. CU Viên 1969 quy định gì liên quan đến vấn đề này? 49
Page 1
Câu hỏi ôn tập
68. Giải thích và phân tích nguyên tắc pacta sunt servanda 49
69. Trình bày các bước thông thường trong trình tự đàm phán ký kết ĐUQT và ý nghĩa của các
bước này 53
70. Ký kết khác với phê chuẩn ĐUQT như thế nào? Tại sao sau khi ký kết các quốc gia có thể còn
phải phê chuẩn ĐUQT? 58
71. Khi nào quốc gia gia nhập một ĐUQT? Ý nghĩa của gia nhập trong trình tự đàm phán ký kết
ĐUQT? 59
72. Hai giai đoạn xây dựng quy phạm LQT được thể hiện như thế nào trong trình tự đàm phán ký
kết ĐUQT? 59
73. Thời điểm có hiệu lực của ĐUQT được xác định như thế nào? Phân biệt với thời điểm có hiệu
lực của ĐUQT với từng quốc gia 59
74. Khái niệm bảo lưu ĐUQT và các trường hợp không được phép bảo lưu 62
75. Phân tích hậu quả pháp lý của bảo lưu, chấp thuận bảo lưu và phản đối bảo lưu theo quy định
của CU Viên 1969 63
76. Phân tích các quy định của CU Viên 1969 về hiệu lực của ĐUQT 64

77. Trình bày các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của ĐUQT theo quy định của CU Viên
1969 67
78. Phân tích các quy định của CU Viên 1969 về giải thích ĐUQT 68
V. Luật TCQT 70
65. Phân tích mục đích tôn chỉ của LHQ (Điều 1 và Lời nói đầu Hiến chương LHQ). Hãy bình
luận, LHQ có đạt được mục đích đó trên thực tế không? 70
65. Trình bày các nguyên tắc hoạt động của LHQ (Điều 2 Hiến chương LHQ). So sánh với các
nguyên tắc cơ bản của LQT 71
66. Cơ cấu tổ chức, chức năng và quyền hạn của Đại Hội Đồng LHQ (Chương IV Hiến chương
LHQ, Điều 9, 10, 11, 12). Phân biệt chức năng ĐHĐ với chức năng của HĐBA trong lĩnh vực gìn
giữ hoà bình và an ninh quốc tế? 78
67. Phân tích quy định về thủ tục thông qua quyết định của Đại Hội Đồng LHQ (Điều 18). Những
quyết định nào của ĐHĐ có tính ràng buộc pháp lý? 78
68. Cơ cấu tổ chức, chức năng và quyền hạn của Hội Đồng Bảo An LHQ (Chương V Hiến chương
LHQ, Điều 23, 24, 25, 26; tham khảo khái quát các chương VI, VII, VIII) 80
69. Phân tích quy định về thủ tục thông qua quyết định của Hội Đồng Bảo An LHQ (Điều 27). Cơ
chế quyền phủ quyết ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của HĐBA? 82
70. Quyền hạn của HĐBA trong trường hợp hoà bình và an ninh quốc tế bị phá hoại (Chương VII).
Phân tích ý nghĩa của Điều 39 HC LHQ 85
71. Khái niệm “hoà bình và an ninh quốc tế” được hiểu như thế nào? Sự phát triển trong cách tiếp
cận khái niệm này và những tác động đến thực tiễn hoạt động của HĐBA 87
72. Phân tích các biện pháp cưỡng chế theo quy định của điều 41, Chương VII, Hiến chương LHQ.
Bình luận về vị trí và tính hiệu quả so với các biện pháp khác theo quy định của chương VII 88
73. Phân tích các biện pháp cưỡng chế theo quy định của điều 42, Chương VII, Hiến chương LHQ.
Bình luận về vị trí và tính hiệu quả so với các biện pháp khác theo quy định của chương VII 89
VI. Dân cư, nhân quyền 90
1. Trình bày khái niệm, các đặc trưng quyền con người và sự phát triển của luật quốc tế bảo vệ
quyền con người 90
2. Phân biệt quyền con người và quyền công dân, ý nghĩa của sự phân biệt này 91
3. Phân tích ý nghĩa tầm quan trọng của bộ luật quốc tế về quyền con người 91

Page 2
Câu hỏi ôn tập
4. Hệ thống văn kiện của luật quốc tế bảo vệ quyền con người đề cập đến những vấn đề gì? Nêu
một số những văn kiện quan trọng 92
5. Cơ chế dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và cơ chế dựa trên công ước là gì? sự khác nhau
của hai cơ chế này? 92
6. Cách thức giám sát việc thực thi các công ước quyền con người của Liên hợp quốc 93
7. Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc là gì? tại sao cơ quan này được thành lập 94
8. Phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của cơ chế báo cáo quốc gia trong các công ước quyền con
người của Liên hợp quốc. Báo cáo quốc gia về quyền con người cần nêu được những nội dung
chính gì? 95
9. Đảng, Nhà nước Việt Nam có quan điểm như thế nào về quyền con người? Việt Nam đã thực
hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền con người như thế nào? 95
10. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thành lập Cơ quan liên chính phủ về quyền con người của
các nước ASEAN. Trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tại khu vực ASEAN, Việt Nam đã
đóng góp như thế nào? 97
VII. Luật biển quốc tế 98
1. Trình bày quá trình pháp điển hoá của luật quốc tế về biển 98
2. Trình bày quy chế pháp lý của nội thuỷ theo luật biển quốc tế và những quy định của pháp luật
Việt Nam. So sánh với quy chế pháp lý của lãnh hải? 100
3. Trình bày quy chế của lãnh hải theo quy định của luật biển quốc tế 100
4. Trình bày quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế. So sánh với quy chế pháp lý của thềm lục
địa? 102
5. Trình bày quy chế pháp lý của thềm lục địa 103
6. Trình bày quy chế pháp lý của biển cả 104
7. Trình bày quy chế pháp lý của Vùng 105
8. Trình bày quy chế pháp lý của quốc gia quần đảo 106
9. Trình bày quy chế pháp lý của đảo 106
10. Trình bày quy chế pháp lý của Vịnh 107
11. Trình bày các phương pháp vạch đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và thực tiễn của Việt

Nam 108
VIII. Ngoại giao- lãnh sự 111
1. Hãy trình bày về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quan hệ đối ngoại và liên hệ với các cơ
quan quan hệ đối ngoại của Việt Nam 111
2. Cơ quan đại diện ngoại giao được thiết lập theo những trình tự và thủ tục như thế nào? So sánh
với cơ quan đại diện lãnh sự 112
3. Hãy trình bày về hàm, cấp ngoại giao theo quy định của Công ước Viên năm 1961? 113
4. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao được quy định dựa trên cơ sở những học thuyết nào? Phân
tích ý nghĩa lịch sử, lý luận và thực tiễn của các học thuyết đó 114
5. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa quyền ưu đãi miễn trừ giành cho trụ sở cơ quan
đại diện ngoại giao và trụ sở cơ quan lãnh sự 115
6. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa quyền ưu đãi miễn trừ giành cho viên chức ngoại
giao và lãnh sự 116
Bài 1. Luật quốc tế là gì? 120
Page 3
Câu hỏi ôn tập
I. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LQT
1. Luật quốc tế có thực sự là luật không? vai trò của LQT như thế nào?
LQT ko phải là luật theo nghĩa quốc gia. Vì: Nó là hệ thống qppl, do các quốc gia xây
dựng trên cơ sở đàm phán thỏa thuận. Khi có chủ thể vi phạm, không có cơ quan giám sát,
cơ quan thi hành luật, không có cq xét xử có thẩm quyền bắt buộc.
*Vai trò của lqt:
• Công cụ nhân tố quan trọng bảo vệ hòa bình an ninh quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích
của mỗi chủ thể lqt trong qhqt.
• Nền tảng điều chỉnh các mối quan hệ quốc gia.Có thể dự đoán các xu hướng.
• Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn minh nhân loại, thúc đẩy
cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh.
• Thúc đẩy việc phát triển quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh tế
quốc tế trong bối cảnh hiện nay.
*Đánh giá vai trò :

 Giữa các nước có nhiều sự điều chỉnh quan hệ thông qua lqt. ( thương mại, viễn
thông)
 Nhiều khi người ta không đánh giá cao vai trò của lqt là do họ tập trung những
vấn đề lqt không làm được, lĩnh vực lqt chưa phát huy được hiệu quả( an ninh, sử dụng vũ
lực)
2. Hãy phân tích những đặc trưng của LQT về phương pháp xây dựng
luật và so sánh với luật quốc gia.
Sự hình thành LQT khác với trình tự xây dựng LQG, bởi vì việc hình thành luật quốc tế là
quá trình mang tính chất tự nguyện của các quốc gia, thể hiện ở sự tự điều chỉnh quan hệ
lập pháp mà các quốc gia tiến hành theo phương thức thỏa thuận công khai bằng quan hệ
điều ước hoặc mặc nhiên thừa nhận quy tắc xử sự trong tập quán.
Tính tự điều chỉnh trong hoạt động xây dựng luật quốc tế thông qua 2 giai đoạn:
• Giai đoạn thỏa thuận của quốc gia về nội dung quy tắc .
Page 4
Câu hỏi ôn tập
• Giai đoạn thỏa thuận công nhận tính ràng buộc của các quy tắc đã được hình
thành.
Việc tạo ra hai giai đoạn này không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện
thảo thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền.
So sánh với LQG:
Khi tiến hành LQT thiếu vắng cơ quan lập pháp (LQG có cquan xây dựng luật là Quốc
hội), hệ thống lập pháp mà các cơ quan tiến hành theo phương thức thỏa thuận công khai.
Việc hình thành LQT là quá trình tự nguyện của các quốc gia, thể hiện ở sự tự điều chỉnh
bằng quan hệ điều ước hoặc mặc nhiên thừa nhận quy tắc xử sự trong tập quán Qt.
Page 5
Câu hỏi ôn tập
3. Hãy phân tích những đặc trưng của LQT về các biện pháp đảm bảo thi
hành luật và so sánh với luật quốc gia.
Khái niệm:
Thực thi luật quốc tế là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp và phù hợp để

đảm bảo các quy định của luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời
sống quốc tế.
Đây là quá trình chủ thể luật quốc tế, thông qua các cơ chế quốc tế và quốc gia (do luật
quốc tế quy định) để thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp luật quốc tế. Quá trình này được
tiến hành bằng nhiều hoạt động pháp lý có liên quan với nhau trong yêu cầu chung là đảm bảo
lợi ích riêng của từng chủ thể phù hợp với lợi ích chung của cả cộng dồng, hướng đến phát
triển và ngày càng hoàn thiện luật quốc tế.
+) Chủ thể của LQT áp dụng nhiều cách thức, biện pháp để bảo đảm thi hành luật như: sử
dụng điều ước QT và các cách thức pháp lý khác, tận dụng các yếu tổ chính trị, xã hội để
tạo động lực cho sự thực thi LQT.
+) Khác so với LQG, LQT không có cơ quan hành pháp trong việc cưỡng chế thi hành
luật, không có cơ quan giám sát việc thi hành luật (như Viện kiểm sát)
4. Hãy phân tích những đặc trưng của LQT về các chế tài và so sánh với
luật quốc gia.
+) Luật QT có những chế tài nhưng việc áp dụng chế tài của LQT do chính QG tự thực
hiện bằng những cách thức riêng lẻ hoặc tập thể. Các biện pháp chế tài do QG áp dụng
trong trường hợp có sự vi phạm quy định QT của một chủ thể khác (VD: cấm vận, cắt đứt
quan hệ ngoại giao, sử dụng các biện pháp hạn chế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa
học…sử dụng các sức mạnh quân sự để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp hoặc để chống lại các
hành động tấn công vũ trang…). Hiện nay LQT mở rộng các biện pháp chế tài do các tổ chức
QT đảm nhiệm với vai trò chủ yếu của LHQ
Page 6
Câu hỏi ôn tập
+) So sánh với luật Quốc gia: LQG có cơ quan hành pháp thực hiện các chế tài thường
trực như cảnh sát, công an, quân đội, tòa án…còn LQT thì các chế tài do chính các quốc gia
tự thực hiện.
5. Có những loại chủ thể nào của LQT? Hãy giải thích các thực thể sau có
phải là chủ thể của LQT không: cá nhân, tổ chức quốc tế phi chính phủ và công ty
đa quốc gia?
a. Các loại chủ thể của luật quốc tế

Để xác định chủ thể của luật quốc tế thường phải dựa và các dấu hiệu cơ bản sau:
• Có sự tham gia vào những quan hệ quốc tế do luật quốc tế điều chỉnh (tham gia
vào quan hệ pháp luật quốc tế)
• Có ý chí độc lập trong sinh hoạt quốc tế (ko phụ thuộc vào chủ thể khác)
• Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với cá chủ thế khác thuộc phạm vi
điều chỉnh của luật quốc tế
• Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những
hành vi mà chủ thể đã thực hiện gây ra.
 Chủ thể của luật quốc tế là thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ do luật
quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ quyền. nghĩa vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm
pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chủ thể thực hiện.
 Quốc gia
quốc gia là chủ thể truyền thống và phổ biến của LQT. Điều 1 Công ước Montevideo
năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp
luật quốc tế phải có 4 yếu tố cơ bản sau:
- Dân cư thường xuyên
- Lãnh thổ được xác định
- Chính phủ, chính quyền thống nhất từ trung ương tới địa phương
- Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể khác
Trong các văn kiện quốc tế hiện đại, cá quyền cơ bản của mỗi quốc gia:
• Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi
Page 7
Câu hỏi ôn tập
• Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể
• Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập
• Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ
• Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế
• Quyền được trở thành thành viên của tổ chức quốc tế phổ biến
Tương ứng với quyền cơ bản các quốc gia có nghĩa vụ cơ bản sau:
• Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia

• Tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác
• Không áp dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực
• Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
• Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc
tế
• Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế
• Tôn trọng những quy phạm Jus cogens và những cam kết quốc tế
• Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa bình
 Tổ chức quốc tế liên quốc gia
Điều kiện để một tổ chức quốc tế trở thành tổ chức liên chính phủ đó là phải có cơ cấu tổ
chức bộ máy riêng; hoạt động một cách thường xuyên, liên tục và có tư cách độc lập khi
tham gia vào các mối quan hệ quốc tế.
Hiện nay, khi nói đến các TCQT người ta thường nhắc đến 2 loại hình tổ chức quốc tế:
o TCQT liên chính phủ:
TCQT mà thành viên của nó là các quốc gia độc lập, có chủ quyền TCQT liên chính
phủ (LHQ, EU, ASEAN )
o TCQT phi chính phủ:
TCQT mà thành viên của nó là các chủ thể khác (không phải quốc gia) TCQT phi
chính phủ (WHO, ILO, FAO, FIFA ).
Page 8
Câu hỏi ôn tập
Dấu hiệu để nhận biết thành viên của TCQT đó là quốc gia hay không thể hiện ở chỗ, các
phái đoàn tham gia các TCQT đó không phải nhân danh bất kỳ một cá nhân hay pháp nhân
nào mà nhân danh chính quốc gia mình. TCQT là sản phẩm của các quốc gia sáng lập ra nó.
Các quyền cơ bản của tổ chức liên chính phủ:
• Được kí kết các điều ước quốc tế
• Tiếp nhận cơ quan đại diện và quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa
là thành viên tại tổ chức trên
• Được hưởng những ưu đãi miễn trừ ngoại giao
• Được trao đổi đại diện tại các tổ chức của nhau

• Được yêu cầu tư vấn của tòa án quốc tế của Liên hợp quốc
• Được giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên và tổ chức quốc tế
 Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết
Xuất phát từ chủ quyền dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết, các dân tộc đang đấu
tranh nhằm thành lập một quốc gia dộc lập có những quyền quốc tế cơ bản sau:
• Được thể hiện ý chí nguyện vọng của mình trong bất cứ hình thức nào, dưới bất
cứ dạng nào, kể cả việc áp dụng những biện pháp để chống lại những nước đang cai trị
mình
• Được pháp luật quốc tế bảo vệ và các quốc gia, các dân tộc và các nhân dân
trên thế giới, các tổ chức quốc tế giúp đỡ
• Quyền được thiết lập những quan hệ chính thức với các chủ thế của luật quốc tế
hiện đại
• Được tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế liên
chính phủ
• Được tham gia vào việc xây dựng những quy phạm của luật quốc tế và độc lập
của việc thực thi luật này
Page 9
Câu hỏi ôn tập
b. Cá nhân và công ty đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ không là chủ thể của
Luật quốc tế.
Vì:
• Về đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc
tế:
 LQT điều chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể
khác của Luật Quốc tế trên nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu và quan trọng nhất v•n là chính
trị.
Thật vậy, xu hướng tất yếu hiện nay đó là tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia
với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xây
dựng cơ sở hạ tầng Nhưng ẩn sau hầu hết các quan hệ này đều ít nhiều có liên quan đến
chính trị. Trong khi đó, các quan hệ mà cá nhân, công ty đa quốc gia, các tổ chức phi

chính phủ tham gia lại chủ yếu là các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) - phi chính trị.
Vì thế có thể suy ra rằng các quan hệ xã hội mà cá nhân, công ty đa quốc gia, các tổ chức
phi chính phủ tham gia với các quan hệ mà Luật Quốc tế điều chỉnh là không thống nhất với
nhau.
• Về các đặc điểm cơ bản để xác định
một thực thể là chủ thể của Luật Quốc
tế:
Chủ thể của LQT là những thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào các
quan hệ quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ quốc tế cũng như thực
hiện một cách độc lập các quyền và nghĩa vụ quốc tế đó trên cơ sở các quy phạm Luật Quốc
tế
Theo như khái niệm trên, ta có thể rút ra được các dấu hiệu cơ bản của chủ thể Luật
Quốc :
Page 10
Câu hỏi ôn tập
o Thứ nhất, thực thể đang và có
khả năng tham gia vào các quan
hệ quốc tế.
Thực tế cho thấy rằng cá nhân, công ty đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ chỉ có khả
năng tham gia “rất hạn hữu” vào một số các quan hệ quốc tế xác định hoặc tham gia các quan
hệ này một cách gián tiếp thông qua Nhà nước. Điều này xuất phát từ những quyền tự nhiên
của con người, vị thế của công dân, pháp nhân của quốc gia.
o Thứ hai, chủ thể Luật Quốc tế có ý
chí độc lập, không phụ thuộc vào
các chủ thể khác.
Hiện nay, khi tham gia vào tất cả các quan hệ của đời sống xã hội thì cá nhân, công ty đa
quốc gia, các tổ chức phi chính phủ v•n chịu một sự chi phối rất lớn từ ý chí, từ quyền lực
chính trị của chủ thể đặc biệt đó là Nhà nước. Một mặt, cá nhân và công ty đa quốc gia, các tổ
chức phi chính phủ không được làm trái, đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc gia.
Đồng thời hai loại chủ thể này không thể tự mình tham gia vào một số các quan hệ quốc tế mà

phải thông qua nhà nước.
o Thứ ba, được hưởng quyền và các
nghĩa vụ pháp lý quốc tế và gánh
vác trách nhiệm pháp lý quốc tế
do hành vi của mình gây ra.
Theo quan điểm của B.M Shurshaloff “Các Điều ước Quốc tế được ký kết giữa các quốc
gia với nhau, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các Điều ước này là dành cho nhà nước và nhà
nước phải đảm bảo cho cá nhân có những quyền trên, vì bản thân những Điều ước đó không
thể nào được thực thi nếu không được nhà nước cụ thể hóa trong Luật quốc gia”.
o Thứ tư, không một chủ thể nào có
quyền tài phán chủ thể của Luật
Page 11
Câu hỏi ôn tập
Quốc tế, trên nó không tồn tại
quyền lực chính trị nào chi phối
hoạt động của nó và khi tham gia
vào các quan hệ quốc tế thì các chủ
thể có vị trí độc lập, bình đẳng với
nhau.
Thực tiễn ta thấy rằng, trong mối tương quan về địa vị pháp lý trong Luật quốc gia thì
nhà nước luôn có quyền tài phán đối với công dân, công ty đa quốc gia, các tổ chức phi chính
phủ nước mình, phần lớn các quan hệ phát sinh giữa cá nhân, công ty đa quốc gia, các tổ chức
phi chính phủ với nhà nước đều được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy, mệnh lệnh phục
tùng. Mặt khác, chúng v•n có thể bị tài phán bởi các cơ quan quốc tế khác (ví dụ như Tòa án
binh Quốc tế) theo Luật Quốc tế. Vì vậy, khi tham gia vào các hoạt động, cá nhân công ty đa
quốc gia, các tổ chức phi chính phủ luôn bị chi phối ảnh hưởng bởi quyền lực chính trị và khi
tham gia vào quan hệ với các chủ thể khác của Luật Quốc tế thì chúng khó có thể có được vị
trí độc lập và bình đẳng.
• Về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế :

Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện nay chủ yếu là tư tưởng chính trị,
pháp lý mang tính chất điều chỉnh các quan hệ của các quốc gia xuất phát từ nguyên tắc
cùng tồn tại hòa bình.
Các nguyên tắc được coi như một cam kết, đã có sự tán thành của các nước hội viên và
bắt buộc các nước phải tuân thủ theo.
 Tóm lại :
Luật Quốc tế cũng như Luật quốc gia đều có sự phát triển, thay đổi theo quá trình phát
triển khách quan của xã hội. Vì vậy với sự phát triển và hội nhập toàn cầu như hiện nay thì
mở rộng khái niệm “Luật Quốc tế” là điều cần thiết nhưng cần có sự nhìn nhận phù hợp với
khoa học pháp lý của từng chế độ, từng hình thức chính trị của mỗi quốc gia
Page 12
Câu hỏi ôn tập
6. Phân tích quy định của Công ước Montevideo về điều kiện để trở thành
một quốc gia.
Quốc gia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và
pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của
các dân tộc có trên lãnh thổ đó, họ gắn kết với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa,
ngôn ngữ, tôn giáo… họ cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ
quyền.
Những yếu tố chính dẫn đến sự hình thành quốc gia:
o Có lãnh thổ xác định: đây là yếu tố
cơ bản để hình thành nên quốc gia.
Nếu không có lãnh thổ thì sẽ đồng
nghĩa với việc không có quốc gia.
Lãnh thổ được coi là cơ sở vật chất
cho sự tồn tại và phát triển của quốc
gia, nó cũng là ranh giới để xác
định chủ quyền đối với dân cư của
mình.
o Có cộng đồng dân cư ổn định: có

nghĩa là những người sinh sống ổn
định (không phải là những người
du canh) trên lãnh thổ một quốc gia
và chịu sự quản lý theo hệ thống
pháp luật của quốc gia đó.
o Có hệ thống chính quyền: với tư
cách là đại diện cho quốc gia.
Chủ quyền của quốc gia phát sinh cùng với sự hình thành của quốc gia là thuộc tính
không thể tách rời đối với quốc gia. Vì thế khi một quốc gia mới được thành lập thì quốc gia
đó là chủ thể của quan hệ pháp lý quốc tế mà không phụ thuộc vào ý chí hoặc hành vi của
Page 13
Câu hỏi ôn tập
bất kỳ chủ thể nào khác. Quyền năng chủ thể của nó tồn tại trên tất cả các lĩnh vực hoạt
động và quá trình tồn tại của quốc gia, nó chỉ chấm dứt cùng với sự chấm dứt tồn tại trên
thực tế của quốc gia đó mà thôi (VD: một quốc gia đang tồn tại gia nhập vào một quốc gia
khác theo hình thức liên minh hoặc liên bang, hoặc một quốc gia đang tồn tại chia thành hai
hay nhiều quốc gia độc lập).
o Có khả năng độc lập tham gia vào
quan hệ pháp luật quốc tế: được
xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi
thực hiện chức năng đối ngoại của
mình.
7. Nêu các đặc tính pháp lý của quốc gia. So sánh quyền năng chủ thể của
các tổ chức quốc tế với các quốc gia
 Khái niệm:
Trong thời đại ngày nay, tổ chức quốc tế giữ vai trò quan trọng trong việc hợp tác quốc
tế, giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng, duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Tổ chức
quốc tế là chủ thể của Luật Quốc tế được hiểu là tổ chức quốc tế liên chính phủ, là tổ chức
do các quốc gia thành lập trên cơ sở một điều ước quốc tế nhằm thực hiện các quyền năng
nhất định theo mụch đích thành lập của tổ chức đó, phù hợp với pháp luật quốc tế hiện đại.

 Quyền năng chủ thể Luật Quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ:
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ có được quyền năng chủ thể Luật Quốc tế không phải
căn cứ vào “những thuộc tính tự nhiên” vốn có như quốc gia mà do thỏa thuận của những
quốc gia thành viên trao cho. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ xuất hiện vào khoảng giữa
thế kỉ XIX nhưng vấn đề quyền năng chủ thể luật quốc tế của thực thể này chỉ được đặt ra
trong lý luận và thực tiễn sinh hoạt quốc tế từ nửa đầu thế kỷ XX. Quyền năng chủ thể Luật
Quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ dựa trên điều kiện (hiến chương, quy chế…) của
mỗi tổ chức, trong đó quy định rõ phạm vi quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức này. Như
Page 14
Câu hỏi ôn tập
vậy, các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác nhau thì sẽ có những phạm vi quyền năng chủ
thể Luật Quốc tế không giống nhau
Quyền năng chủ thể Luật Quốc tế của quốc gia bao gồm quyền và nghĩa vụ mà quốc gia
có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế. Nội dung các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ
bản của quốc gia được hình thành và phát triển tương ứng với sự phát triển ngày càng tiến bộ
của Luật Quốc tế.
• Các quyền quốc tế cơ bản của quốc gia
bao gồm:
o Quyền bình đẳng về chủ quyền và
quyền lợi.
o Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự
vệ tập thể.
o Quyền được tồn tại trong hòa bình
và độc lập.
o Quyền bất khả xâm phạm về lãnh
thổ.
o Quyền được tham gia vào các quy
phạm của Luật Quốc tế.
o Quyền được tự do quan hệ với các
chủ thể khác của Luật Quốc tế.

o Quyền được trở thành hội viên của
tổ chức quốc tế phổ biến.
• Các nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc
gia bao gồm:
o Nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền của
các quốc gia khác.
Page 15
Câu hỏi ôn tập
o Nghĩa vụ tôn trọng sự bất khả xâm
phạm lãnh thổ của các quốc gia
khác.
o Nghĩa vụ không dùng sức mạnh và
đe dọa dùng sức mạnh trong quan
hệ quốc tế.
o Nghĩa vụ không can thiệp vào công
việc nội bộ của nước khác.
o Nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng trong quan hệ quốc tế.
o Nghĩa vụ tôn trọng những quy
phạm mang tính chất mệnh lệnh và
những cam kết quốc tế.
 Các quốc gia có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản trong sinh hoạt quốc tế một
cách độc lập theo ý chí của mình hoặc bằng cách hợp tác với các quốc gia khác.
 Ưu nhược điểm QĐTT:
• Ưu điểm:
Đây được coi là quan điểm chính thống của các nước XHCN, chủ thể của Luật Quốc tế
chỉ là Quốc gia, các Tổ chức Quốc tế Liên Chính Phủ, các Dân tộc đang đấu tranh giành độc
lập và các chủ thể đặc biệt khác.
Đưa ra được các tiêu chí để đánh giá đâu là chủ thể của Luật Quốc tế, phân định rõ
ràng giữa các chủ thể, không mơ hồ hay gây nhầm l•n.

Quốc gia là chủ thể cơ bản của Luật Quốc tế có một số lượng xác định, sự thay đổi về số
lượng các quốc gia không lớn, mặt khác Quốc gia “không di động” giúp dễ dàng kiểm soát
trong việc Quốc gia tuân thủ các Điều ước quốc tế đa phương như Hiến chương Liên Hợp
Quốc, Luật biển Quốc tế…
Page 16
Câu hỏi ôn tập
Các chủ thể của Luật Quốc tế có một địa vị pháp lí ngang bằng nhau trong các Điều ước
Quốc tế song phương hay đa phương mà họ kí kết hay tham gia do đó khi thực hiện các Điều
ước này họ ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của mình.
Về mặt hình thức theo quan điểm này thì chủ thể Luật Quốc Tế được định nghĩa rõ
ràng, có những đặc điểm nhận biết riêng biệt tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc các
chủ thể này kí kết ĐƯQT hoặc tham gia ĐƯQT; ta có thể nhận biết đâu là chủ thể Luật
Quốc tế khi dựa vào các định nghĩa và đặc điểm này.
• Nhược điểm:
Không đa dạng loại chủ thể, không công nhận cá nhân và pháp nhân là chủ thể của
Luật Quốc tế nên d•n đến một số vụ việc không giải quyết được làm ảnh hưởng đến quyền
lợi của những chủ thể này như vụ các nạn nhân Việt Nam bị nhiễm chất độc màu da cam kiện
các công ty hóa chất Mỹ.
Xã hội luôn vận động phát triển, đang thay đổi từng ngày mà quan điểm này là một
quan điểm “cứng nhắc” nên có thể nó không còn phù hợp cho xã hội ngày nay nữa.
Page 17
Câu hỏi ôn tập
II. NGUỒN CỦA LQT
65. Hãy giải thích khái niệm nguồn của LQT (phân biệt với nghĩa của từ
“nguồn” trong ngôn ngữ thông thường). Cho ví dụ minh họa về nguồn của một số
ngành luật quốc tế cụ thể.
+) Nguồn trong ngôn ngữ thông thường là nguồn gốc, nguyên nhân d•n đến một sự vật,
hiện tượng. VD: Nguồn gốc của loài người là quá trình tiến hóa từ.vượn.thành.người.
Nguồn của luật quốc tế liên quan tới quan hệ pháp luật quốc tế và quá trình thực thi LQT
Về pháp lý, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện quy phạm pháp

lý quốc tế
Có 2 loại nguồn là nguồn: thành văn(điều ước quốc tế) và bất thành văn (tập quán quốc tế)
• Theo nghĩa hẹp:
Nguồn là hình thức chứa đựng, ghi nhận các nguyên tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế
nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp
lý quốc tế. Theo đó, LQT gồm 2 loại nguồn cơ bản là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
• Theo nghĩa rộng:
Nguồn của LQT là tất cả những cái mà cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào đó để đưa ra
các quyết định pháp luật.
65. Phân tích ý nghĩa của Điều 38 Quy chế TAQT. Khi nào Điều 38 được áp
dụng?
Điều 38 Quy chế TAQT:
1Tòa án với chức năng giải quyết phù hợp với luật quốc tế,các vụ tranh chấp được chuyển
đến Tòa án, sẽ áp dụng:
Các ĐƯQT chung hoặc riêng, đã quy định các nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa
nhận.
Page 18
Câu hỏi ôn tập
Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như những quy
phạm pháp luật.
Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận.
Với các điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ, các học thuyết của các chuyên gia có chuyên
môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định
quy phạm pháp luật.
Điều 59: Phán quyết của tòa án chỉ có hiệu lực với các quốc gia tham gia vào vụ tranh
chấp và coi trọng vụ tranh chấp đó.
2 Quy định này không nằm ngoài quyền giải quyết vụ việc của tòa án nếu các bên thỏa
thuận điều này.
Phân tích ý nghĩa của điều 38 Quy chế TAQT:
Điều 38(1) Quy chế tòa án công lý quốc tế đã đưa ra danh sách các nguồn truyền thống của

LQT như: các công ước quốc tế chung hoặc cụ thể, tập quán quốc tế, các nguyên tắc cơ bản
của LQT, các quyết định của tòa án và các bài giảng của các học giả có chuyên môn cao.
Tuy vậy, Điều 38(1) chưa đề cập một cách đầy đủ các loại nguồn bổ trợ của luật quốc tế.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, ngoài các loại nguồn đã nêu trong điều 38(1) các chủ thể
LQT còn thừa nhận một số các nguồn khác, có tính chất là nguồn bổ trợ cho nguồn cơ bản của
LQT như: Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lý đơn phương của
các quốc gia Do đó, ngoài điều 38(1), thực tiễn áp dụng nguồn của các chủ thể LQT cũng là
cơ sở để hình thành các loại nguồn của LQT.
66. Phân tích nội dung Điều 38 Quy chế TAQT về nguồn chính thức(cơ
bản) và nguồn bổ trợ của LQT.
2 loại nguồn
- Nguồn cơ bản: chủ yếu bao gồm điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và tập quán quốc tế
(nguồn bất thành văn).
- Nguồn bổ trợ: đây là các phương tiện bổ trợ nguồn của LQT, chúng bao gồm các phán
quyết của tòa án công lý quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, nghị quyết của tổ chức quốc
Page 19
Câu hỏi ôn tập
tế liên chính phủ, hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia, các học thuyết của các học
giả danh tiếng về LQT.
a. Nguồn cơ bản
 Điều ước quốc tế
• Khái niệm:
Theo Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia thì điều
ước quốc tế được xác định là "một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc
gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc
trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì".
Như vậy, với tư cách là nguồn cơ bản của LQT, điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các
chủ thể của LQT với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp
lý bắt buộc gọi là những quy phạm LQT, để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và
nghĩa vụ đối với nhau. Trong quan hệ quốc tế hiện nay, điều ước quốc tế chủ yếu được trình

bày dưới dạng thành văn, nhưng cũng một số điều ước quốc tế chỉ là thỏa thuận miệng - đó là
các điều ước quân tử. Tuy nhiên, hiện nay các điều ước quân tử hầu như rất ít xuất hiện trong
quan hệ giữa các chủ thể LQT.
• Điều kiện để một điều ước quốc tế trở
thành nguồn của LQT:
Không phải tất cả các điều ước quốc tế được ký kết đều là nguồn của LQT. Một điều ước
muốn trở thành nguồn của LQT phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Điều ước đó phải được ký kết dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng;
- Nội dung của điều ước phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản và các quy phạm Jus
Cogens(Quy phạm mệnh lệnh chung) của LQT;
- Điều ước đó phải được ký kết phù hợp và tuân theo các quy định có liên quan của pháp
luật của các bên ký kết về thẩm quyền và thủ tục ký kết.
(Câu hỏi: Mọi văn bản pháp lý quốc tế đều là điều ước quốc tế? Sai. Nếu văn bản pháp lý
quốc tế đó không thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện nêu trên không phải là điều ước quốc tế).
Page 20
Câu hỏi ôn tập
• Ý nghĩa, vai trò của điều ước quốc tế:
Xuất phát từ bản chất của điều ước là sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ pháp lý
quốc tế, điều ước quốc tế có ý nghĩa:
- Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT để xây dựng và ổn định các cơ
sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển.
- Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế
giữa các chủ thể.
- Là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ thể LQT.
- Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại, cũng như để tiến hành hiệu quả
việc pháp điển hóa LQT.
 Tập quán quốc tế
• Định nghĩa:
So với điều ước quốc tế, tập quán quốc tế ra đời sớm hơn. Đó là những quy tắc xử sự chung
ban đầu do một hay một số quốc gia đưa ra và áp dụng trong quan hệ với nhau. Sau một quá

trình áp dụng lâu dài, rộng rãi và được nhiều quốc gia thừa nhận như những qui phạm pháp lý
nên những qui tắc xử sự đó đã trở thành tập quán quốc tế. Vậy, tập quán quốc tế là những qui
tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc
tế thừa nhận rộng rãi là những qui tắc có tính chất pháp lý bắt buộc.
VD: Hành vi phóng tàu vũ trụ qua không phận của các nước láng giềng được được áp dụng
lặp đi lặp lại nhiều lần cộng đồng quốc tế thừa nhận là hành vi không cần xin phép và trở
thành tập quán quốc tế.
• Đặc điểm:
Từ định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể thấy tập quán quốc tế có những đặc điểm sau:
- Về hình thức: Quy phạm tập quán quốc tế tồn tại dưới dạng các hành vi xử sự của các
chủ thể LQT. Do đó, tập quán quốc tế luôn ở dạng bất thành văn.
- Về nội dung: tập quán quốc tế có nội dung là các nguyên tắc và quy phạm tập quán quốc
tế, chứa đựng các quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể LQT. Quy phạm tập quán quốc
Page 21
Câu hỏi ôn tập
tế được cấu tạo bởi 3 bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Giả định là những yếu tố tạo
nên hoàn cảnh thực tiễn. Quy định là tổng thể hành vi mà chủ thể LQT thực hiện. Khả năng
phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế khi các chủ thể này xử sự không đúng, hoặc
không đầy đủ yêu cầu của quy phạm tập quán quốc tế là chế tài của quy phạm tập quán quốc
tế.
- Về chủ thể: Chủ thể của quy phạm tập quán quốc tế là chủ thể của LQT.
- Quá trình hình thành: Không thông qua hành vi ký kết mà nó được hình thành trong
thực tiễn quan hệ quốc tế và được sự thừa nhận của các chủ thể LQT.
Các con đường hình thành tập quán quốc tế: Quá trình hình thành tập quán quốc tế rất lâu dài
và đòi hỏi phải có sự liên tục. Không có một thước đo chung cho thời gian hình thành các tập
quán, có thể là 50-100 năm, hoặc nhiều hơn nữa, thậm chí hàng trăm năm. Tuy nhiên, tập
quán quốc tế chủ yếu hình thành theo các con đường sau:
- Con đường truyền thống: hình thành từ thực tiễn quan hệ quốc tế
VD: Các qui định liên quan đến quan hệ ngoại giao, lãnh sự cũng hình thành từ nhu cầu
bang giao giữa các quốc gia trên thế giới.

- Từ thực tiễn thực hiện các nghị quyết có tính chất khuyến nghị của các tổ chức quốc
tế.
VD: Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ số 3314 ngày 14/12/1974 đã chỉ rõ hành vi xâm
lược là hành vi của quốc gia này sử dụng bất hợp pháp lực lượng vũ trang để tấn công vào
lãnh thổ quốc gia khác việc các quốc gia đồng tình với nghị quyết trên về định nghĩa xâm
lược đã thể hiện sự thừa nhận hiệu lực thực tế của nghị quyết, để từ đó các quốc gia hành
động theo những chuẩn mực được quy định trong nghị quyết này. Điều này cũng có nghĩa là
các quốc gia đã thừa nhận áp dụng tập quán quốc tế mới với tư cách là quy phạm pháp lý ràng
buộc mình.
- Từ thực tiễn thực hiện các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế
VD: Vụ tranh chấp giữa Nauy và Anh về quyền đánh cá trong khu vực biển ngoài khơi
Nauy đã hình thành nên tập quán quốc tế về cách thức xác định đường cơ sở thẳng.
- Hình thành từ một tiền lệ duy nhất
Page 22
Câu hỏi ôn tập
VD: Năm 1975, Liên Xô là nước đầu tiên phóng tàu vào vũ trụ. Sự im lặng đồng tình của
các quốc gia cũng đồng nghĩa với sự công nhận một quy phạm tập quán mới của LQT, đó là
quy phạm tập quán về quyền bay qua không gây hại trong vũ trụ bên trên khoảng không lãnh
thổ của các quốc gia khác.
- Hình thành từ điều ước quốc tế: Từ điều ước quốc tế, tập quán quốc tế có 2 cách hình
thành khác nhau:
Thứ nhất, tập quán quốc tế được hình thành từ điều ước quốc tế được pháp điển hóa. VD:
Trước khi Công ước luật Biển có hiệu lực, các quốc gia đã áp dụng như các tập quán.
Thứ hai, tập quán quốc tế được hình thành từ thực tiễn thực hiện điều ước quốc tế của bên
thứ 3.
VD: 2 quốc gia A và B thỏa thuận 1 điều ước liên quan đến việc tránh đánh thuế 2 lần,
nước C thấy hợp lý nên áp dụng các quy định trong điều ước này. Các quy định được C áp
dụng với tư cách là quy phạm tập quán.
• Ý nghĩa, vai trò của tập quán quốc tế:
- Góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các quy phạm LQT.

- Điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh giữa các chủ thể LQT.
Điều kiện để một tập quán trở thành nguồn của LQT: Không phải qui tắc xử sự nào hình
thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế cũng trở thành nguồn của LQT. Những tập quán là
nguồn của LQT phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+Quy tắc xử sự được coi là tập quán quốc tế phải lặp đi lặp lại nhiều lần, trong một thời
gian dài liên tục và được các quốc gia thỏa thuận thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với
mình.
+Phải là quy tắc xử sự chung, hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia, được các quốc
gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện
+Quy tắc xử sự đó phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của LQT.
b. Các nguồn bổ trợ của LQT
 Nguyên tắc pháp luật chung
Page 23
Câu hỏi ôn tập
Đây là các nguyên tắc pháp lý được cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế thừa nhận
và được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia (theo điều 38(1) Quy chế tòa án
công lý quốc tế). VD: nguyên tắc gây thiệt hạit hì phải bồi thường, nguyên tắc không ai là
quan tòa chính trong vụ việc của mình trong thực tiễn, nguyên tắc pháp luật chung chỉ áp
dụng sau điều ước quốc tế và tập quán quốc tế với ý nghĩa để giải thích hay làm sáng tỏ nội
dung của quy phạm LQT
 Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế
- Trong đời sống quốc tế, tồn tại nhiều loại tòa án khác nhau như: Tòa án công lý quốc tế
của Liên hợp quốc, Tòa án nhân quyền Châu Âu, Tòa án luật biển, Tòa án Châu Âu Tuy
nhiên, khi nói đến phán quyết của tòa án với vai trò là nguồn bổ trợ của LQT, chúng ta chủ
yếu đề cập đến các phán quyết của tòa án công lý quốc tế.
- Bản thân các phán quyết là kết quả của quá trình áp dụng pháp luật của tòa án trong quá
trình giải quyết tranh chấp quốc tế, và các quyết định tài phán này chỉ có giá trị ràng buộc đối
với các bên tranh chấp. Điều 59 Quy chế Tòa án quy định "Quyết định của tòa án có giá trị bắt
buộc chỉ đối với các bên tham gia vụ án và chỉ đối với các vụ án cụ thể đó". Sở dĩ các phán
quyết này không thể trở thành nguồn cơ bản của LQT vì các nguồn cơ bản phải được hình

thành trên cơ sở của sự thỏa thuận giữa các chủ thể LQT.
- Vai trò của các phán quyết: Từ một quy tắc, quy phạm chưa được giải thích, còn chung
chung, mơ hồ, khó hiểu, sau khi được các thẩm phán có trình độ và uy tín cao giải thích, các
quy tắc, quy phạm LQT sẽ trở lên rõ ràng, sáng tỏ hơn. Đây là đóng góp quan trọng của các
phán quyết của tòa án quốc tế đối với quá trình giải thích LQT và tạo tiền đề cho sự hình
thành các quy phạm mới (VD: Trong vụ tranh chấp giữa Nauy và Anh. Phán quyết của tòa
trong trường hợp này đã tạo tiền đề cho sự hình thành quy phạm về việc xác định đường cơ sở
thẳng đối với các quốc gia có đường bờ biển khúc khuỷu trong quan hệ quốc tế liên quan đến
biển).
 Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
- Nghị quyết: Là văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của tổ chức quốc tế thông qua. ở
đây, do LQT chỉ đề cập đến tổ chức quốc tế liên chính phủ nên các nghị quyết là nguồn bổ trợ
Page 24
Câu hỏi ôn tập
của LQT cũng chỉ dừng lại ở các nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, mà tiêu
biểu là nghị quyết của Liên hợp quốc - tổ chức quốc tế đa phương toàn cầu lớn nhất hiện nay.
- Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ được chia làm 2 loại:
+ Nghị quyết có giá trị bắt buộc: các nghị quyết này chủ yếu quy định các vấn đề liên quan
đến các đóng góp cho hoạt động cua tổ chức những nghị quyết này sẽ là nguồn luật được
viện d•n đến để giải quyết các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia thành viên của tổ chức đó.
+ Nghị quyết có tính chất khuyến nghị: nhằm hướng d•n, giải thích các quy phạm LQT và
thể hiện cách nhìn của tổ chức quốc tế về một vấn đề nào đó.
(Câu hỏi đặt ra: Nghị quyết của tổ chức liên chính phủ có tính chất là điều ước quốc tế và
được gọi là điều ước quốc tế hay không? Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ không
được gọi là điều ước quốc tế vì nghị quyết được đưa ra nhân danh một chủ thể nhất định, chứ
không phải là sự thỏa thuận của các chủ thể. Do đó, mặc dù nó có giá trị bắt buộc với các
quốc gia thành viên, nhưng nó không phải điều ước quốc tế.
- Trong quan hệ quốc tế, các chủ thể LQT thường quan tâm đến các nghị quyết của Liên
hợp quốc vì tính chất toàn cầu của tổ chức này. Lưu ý rằng, không phải mọi nghị quyết của tổ
chức liên chính phủ đều được xếp vào nhóm này, chỉ những nghị quyết chứa đựng nội dung

liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội còn những nghị quyết có tính chất gây hại đến quan
hệ giũa các quốc gia sẽ không được xếp vào nhóm này. (Mọi nghị quyết của Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc đều có giá trị ràng buộc với các quốc gia thành viên, ngoại trừ các nghị quyết
liên quan đến hành chính và thủ tục).
 Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
- Đây là những hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ thể LQT. Hành vi đơn phương của
các quốc gia có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức: tuyên bố, công hàm, phát biểu của các
vị lãnh đạo Nhà nước, tuyên bố chung bất cứ hành vi nào cũng làm phát sinh nghĩa vụ đối
với quốc gia đưa ra hành vi đó. Những nghĩa vụ đó có thể là những nghĩa vụ mang tính chính
trị, đạo đức. Việc từ chối không thực hiện những cam kết đơn phương này sẽ làm giảm sút uy
tín của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Hiện nay, các hành vi đơn phương ngày càng đóng vai
trò quan trọng.
Page 25

×